Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.8 KB, 64 trang )

SVTT:NGUYỄN NGỌC NHƯ GVHD: ThS NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI
LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài :
Ngày nay trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, mỗi quốc gia trên
hành tinh chúng ta không thể sống một cách riêng rẽ được mà phải tuân theo dòng
xoáy của nền kinh tế thế giới, tham gia vào các quan hệ đầu tư quốc tế, dịch vụ quốc tế
và thương mại quốc tế …Trong đó kinh doanh quốc tế có vai trò rất quan trọng đối với
quá trình hội nhập kinh tế thế giới của mỗi quốc gia.
Thị trường Hoa Kỳ là một thị trường sản xuất và tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất
thế giới hiện nay. Ngành dệt may của Hoa Kỳ đứng thứ 10 trong các ngành công
nghiệp và đứng thứ 2 trong các ngành sản xuất hàng hóa có thời hạn sử dụng không
dài. Công nghiệp dệt của Hoa Kỳ luôn gắn với thị trường sản phẩm dệt và quần áo may
sẳn của thế giới. Mặt khác, Hoa Kỳ cũng là nhà nhập khẩu lớn nhất về hàng dệt và
quần áo.
Từ thực tế Hoa Kỳ mới xóa bỏ cấm vận đối với Việt Nam từ năm 1995, nhưng
quan hệ giao thương giữa doanh nghiệp hai nước mới chỉ bắt đầu từ năm 2001 khi có
Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ (BTA). Trong khi các nước khác trên thế giới đã có
quan hệ buôn bán với Hoa Kỳ từ rất lâu, vô số các doanh nghiệp nước ngoài đã có chỗ
đứng vững chắc tại thị trường Hoa Kỳ, vì thế việc thay đổi và thuyết phục các nhà
nhập khẩu Hoa Kỳ lựa chọn hàng hóa do doanh nghiệp Việt Nam cung ứng rất khó
khăn và phải cạnh tranh rất quyết liệt.
Công ty TNHH MTV may mặc Bình Dương là một doanh nghiệp nhà nước
thực hiện hạch toán độc lập trong cơ chế thị trường cạnh tranh, chuyên sản xuất các sản
phẩm thời trang may mặc xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, nên vấn đề gia tăng
kim ngạch xuất khẩu là một vấn đề quan trọng hàng đầu trong định hướng phát triển
của công ty.
Vì những lý do trên mà người viết quyết định chọn đề tài: “ MỘT SỐ GIẢI
PHÁP NHẰM GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC
SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH
DƯƠNG “ làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu .


− Nghiên cứu cơ sở lý luận về kinh doanh xuất nhập khẩu và các yếu tố của thị
trường, có tác động làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
− Phân tích thực trạng sản xuất và tình hình xuất khẩu hàng may mặc tại công ty
TNHH MTV MAY BÌNH DƯƠNG, cụ thể trong giai đoạn từ năm 2008-2010.
− Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty một cách có hệ
thống: điểm mạnh, điểm yếu, nguy cơ và cơ hội.
− Nghiên cứu nhu cầu thị trường Hoa kỳ đối với sản phẩm may mặc của công ty.
− Phân tích các nhân tố làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu tại
Công ty.
− Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu sang
thị trường Hoa Kỳ qua đó cũng nhằm hoàn thiện hoạt động xuất nhập khẩu tại
công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
− Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sản phẩm may mặc thời trang, thị trường
kinh doanh mục tiêu của công ty,…và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động
kinh doanh xuất khẩu trong vài năm gần đây .
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRANG 1
SVTH: NGUYỄN NGỌC NHƯ GVHD: ThS NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI
− Phạm vi nghiên cứu của đề tài là phân tích tình hình kim ngạch xuất khẩu của
công ty, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và quy trình xuất nhập khẩu
sản phẩm tại công ty TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sữ dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thống kê, điều
tra khảo sát, phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp từ cơ sở lý luận và việc thu thập
thông tin từ cơ sở dữ liệu thứ cấp( sách, báo, tạp chí, Intetnet…), dữ liệu sơ cấp (khảo
sát tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu trong ngành).
5. Kết cấu của đề tài
Chương 1: Cơ Sở Lý Luận Về Xuất Khẩu Hàng May Mặc.
Chương 2: Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Xuất Khẩu Sản Phẩm Sang Thị
Trường Hoa Kỳ Tại Công Ty TNHH MTV May Mặc Bình Dương.

Chương 3: Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Sản Phẩm Sang Thị Trường Hoa Kỳ
Tại Công Ty TNHH MTV May Mặc Bình Dương.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRANG 2
SVTH: NGUYỄN NGỌC NHƯ GVHD: ThS NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC
1.1 Nội dung hoạt động xuất khẩu hàng may mặc
1.1.1 Nghiên cứu tiếp cận thị trường hàng may mặc:
Nghiên cứu thị trường may mặc cần nắm vững các yếu tố của thị trường, hiểu
biết các quy luật của thị trường để kịp thời đưa ra các quyết định. Vì thế nó có ý nghĩa
rất quan trọng trong phát triển và nâng cao hiệu suất các quan hệ kinh tế, đặc biệt là
trong hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Khi nghiên cứu về thị trường nước ngoài,
ngoài các yếu tố như: Chính trị, Luật pháp, Cơ sở hạ tầng, Phong tục, Tập quán,…
Doanh nghiệp còn phải biết cần xúc tiến xuất khẩu mặt hàng nào? Dung lượng thị
trường hàng hoá đó là bao nhiêu? Đối tác kinh doanh là ai? Phương thức giao dịch như
thế nào? Sự biến động hàng hoá trên thị trường ra sao? Đối thủ cạnh tranh là những
ai?... Để từ đó đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
1.1.1.1 Tổ chức thu thập thông tin.
− Công việc đầu tiên của người nghiên cứu thị trường là thu thập thông tin có liên
quan đến thị trường về sản phẩm cần quan tâm.
− Các kênh thông tin có ích cho việc tìm kiếm đối tác có khá nhiều và đa dạng
như: Các bộ ngành chức năng, Các sứ quán, Thương vụ của ta ở nước ngoài,
Phòng thương mại, Cơ quan xúc tiến thương mại, Các hiệp hội ngành hàng,
Ngân hàng, Công ty tư vấn, Báo chí chuyên ngành, Các tổ chức quốc tế, Thư
viện, Hội chợ triển lãm và Internet.
− Nhưng không thể thiếu là thông tin thu thập trực tiếp từ thị trường, thông tin này
gắn với phương pháp nghiên cứu tại thị trường .
1.1.1.2 Tổ chức phân tích thông tin và xử lý thông tin
− Phân tích thông tin về môi trường: môi trường có ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy khi phân tích và xử lý thông tin cần

phải thu thập nhanh chóng, chính xác và kịp thời.
− Phân tích thông tin về giá cả hàng hóa: giá cả hàng hoá may mặc trên thị trường
biến động rất phức tạp và chịu sự chi phối bởi các nhân tố: Chu kỳ sản phẩm,
Lũng đoạn, Cạnh tranh, Lạm phát…
− Phân tích thông tin về nhu cầu tiêu dùng: là phân tích nhu cầu của thị trường
tiêu thụ, là xác định khả năng tiêu thụ sản phẩm qua các thời kỳ là như thế nào?
khả năng chấp nhận thiết kế của sản phẩm mới là như thế nào?...Bởi vì công
việc kinh doanh bắt đầu từ nhu cầu thị trường.
1.1.1.3 Lựa chọn thị trường xuất khẩu.
− Các tiêu chuẩn chung như: Chính trị, Pháp luật, Địa lý, Kinh tế,…
− Các tiêu chuẩn về quy chế thương mại và tiền tệ: Bảo hộ mậu dịch,Tình hình
tiền tệ…
− Các tiêu chuẩn thương mại: Sản xuất nội địa, Sản xuất xuất khẩu.
Các tiêu chuẩn trên phải được đánh giá, căn nhắc điều chỉnh theo mức độ quan
trọng, vì sau khi đánh giá các doanh nghiệp sẽ lựa chọn thị trường mục tiêu được xem
là tốt nhất với họ.
1.1.2 Lập phương án kinh doanh
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRANG 3
SVTH: NGUYỄN NGỌC NHƯ GVHD: ThS NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI
Doanh nghiệp lập kế hoạch xuất khẩu sang thị trường bao gồm: hàng hoá, khối
lượng, giá cả, phương thức sản xuất… Sau khi đã xác định sơ bộ các yếu tố trên doanh
nghiệp tiến hành lập kế hoạch giao dịch-ký kết hợp đồng như: lập danh mục khách
hàng, danh mục hàng hoá, số lượng bán, thời gian giao dịch…
1.1.3 Quảng cáo hàng may mặc:
Doanh nghiệp cần giới thiệu mình với đối tác một cách cụ thể và nhanh chóng.
Thông tin về mình và sản phẩm cần đầy đủ như: ảnh chụp, giá cả, qui cách kỹ thuật,
chứng nhận về sản phẩm mới nhất… và quan trọng nhất là địa chỉ( E-mail liên hệ).
Cũng như các mặt hàng khác, hàng may mặc thường được nhập khẩu bởi các
nhà bán buôn, các siêu thị, nhà kinh doanh qua bưu điện, nhà bán lẻ hàng chuyên dụng.
Đại lý của các nhà sản xuất đóng một vai trò quan trọng trong việc nhập khẩu và phân

phối hàng. Họ thường tìm hàng qua các nguồn: Hội chợ, Văn phòng đại diện, Tạp chí
chuyên ngành, Từ những nhà bán lẻ khác hay truy cập vào các trang Web. Vì thế việc
làm thế nào cung cấp thông tin doanh nghiệp chính xác, nhanh nhất đến nhiều những
kênh xúc tiến thương mại như trên là công việc rất quan trọng.
1. 1.4 Tổ chức thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu hàng may mặc.
Đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm may mặc thì tạo nguồn hàng là việc tổ
chức sản xuất hàng hoá theo yêu cầu của khách hàng. Các doanh nghiệp sản xuất cần
phải trang bị máy móc, nhà xưởng, nhiên liệu, nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm
xuất khẩu. Kế hoạch tổ chức sản xuất phải được lập chi tiết, hoạch toán chi phí cụ thể
cho từng đối tượng, vấn đề nhân công cũng là một vấn đề nghiêm trọng: số lượng,
trình độ, tay nghề, chi phí....Bởi vì các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
sản phẩm
1.1.5 Đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc
* Chuẩn bị cho giao dịch.
Để công tác chuẩn bị giao dịch diễn ra tốt đẹp doanh nghiệp phải biết đầy đủ
các thông tin về hàng hoá, thị trường tiêu thụ, khách hàng…
Việc lựa chọn khách hàng để giao dịch căn cứ vào các điều kiện sau như: Tình
hình kinh doanh của khách hàng, Khả năng về vốn và cơ sở vật chất, Uy tín, Danh
tiếng trong quan hệ làm ăn của khách hàng…
* Giao dịch đàm phán ký kết.
Trước khi ký kết mua bán với nhau, người xuất khẩu và người nhập khẩu phải
trải qua quá trình giao dịch thương lượng các công việc bao gồm:
− Chào hàng: là đề nghị của người xuất khẩu hoặc người xuất khẩu gửi cho người
bên kia biểu thị muốn mua bán một số hàng nhất định kèm điều kiện: Giá cả,
Thời gian, Địa điểm nhất định…
− Hoàn giá: khi nhận được thư chào hàng nếu không chấp nhận điều kiện trong
thư mà đưa ra đề nghị mới thì đề nghị này được gọi là hoàn giá.
− Chấp nhận: là đồng ý hoàn toàn bộ tất cả các diều kiện trong thư chào hàng.
− Xác nhận: hai bên mua bán thống nhất với nhau về các điều kiện đã giao dịch.
Họ đồng ý với nhau và đồng ý thành lập văn bản xác nhận (thường lập thành hai

bản).
Đây là một khâu quan trọng trong kinh doanh xuất khẩu, vì nó quyết định đến
tính khả thi hoặc không khả thi của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả
của đàm phán sẽ là hợp đồng được ký kết
* Ngày nay tồn tại hai loại giao dịch:
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRANG 4
SVTH: NGUYỄN NGỌC NHƯ GVHD: ThS NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI
− Giao dịch trực tiếp: là giao dịch mà người mua và người bán thoả thuận trực
tiếp.
− Giao dịch gián tiếp: là giao dịch thông qua các trung gian có thể là cá nhân hay
tổ chức.
Tuỳ theo trường hợp cụ thể mà các doanh nghịêp chọn phương thức giao dịch
thích hợp. Trong thực tế hiện nay, giao dịch trực tiếp được áp dụng rộng rãi bởi giảm
được chi phí trung gian, dễ dàng thống nhất, có điều kiện tiếp xúc với thị trường, khách
hàng, chủ động trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.
* Ký kết hợp đồng.
Tiếp theo công việc đàm phán, các bên tiến hành ký kết hợp đồng xuất khẩu,
trong đó, quy định người bán có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho người
mua, còn người mua có nghĩa vụ trả cho người bán một khoản tiền ngang giá trị theo
các phương tiện thanh toán quốc tế.
Ký kết hợp đồng có thể ký kết trực tiếp hay thông qua tài liệu.
Khi ký kết cần chú ý đến vấn đề địa điểm thời gian và tuỳ từng trường hợp mà
chọn hình thức ký kết.
*Thông thường trong một hợp đồng xuất khẩu có những nội dung sau:
a./ Phần mở đầu của hợp đồng xuất khẩu.
− Số hợp đồng
− Ngày và nơi ký kết hợp đồng.
− Tên, và địa chỉ đầy đủ, điện thoại, fax, đại diện của các bên.
b./ Điều kiện tên hàng.
c./ Điều kiện số lượng

d./ Điều kiện về quy cách phẩm chất của hàng hoá.
e./ Điều kiện về giá cả.
f./ Điều kiện về bao bì, đóng gói, ký mã hiệu.
g./ Điều kiện về cơ sở giao hàng.
h./ Điều kiện về thời gian, địa điểm, phương tiện giao hàng.
i./ Điều kiện về thanh toán.
k./ Điều kiện bảo hành (nếu có).
l./ Điều kiện về khiếu nại và trọng tài.
m./ Điều kiện về các trường hợp bất khả kháng.
n./ Chữ ký của các bên.
Với những hợp đồng phức tạp, nhiều mặt hàng thì có thể thêm các phụ lục hợp
đồng là bộ phận không tách rời của hợp đồng.
1.1.6 Thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc
Sau khi đã ký kết hợp đồng hai bên thực hiện những gì mình đã cam kết trong hợp
đồng. Với tư cách là nhà xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ thực hiện những công việc sau:
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRANG 5
Xin giấy phép
xuất khẩu
Xin giấy phép
xuất khẩu
SVTH: NGUYỄN NGỌC NHƯ GVHD: ThS NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI
SƠ ĐỒ 1.1: Trình tự các bước thực hiện một hợp đồng ngoại thương
Đây là trình tự những công việc chung nhất cần thiết để thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
Tuy nhiên trên thực tế tuỳ theo thoả thuận của các bên trong hợp đồng mà người thực
hiện hợp đồng có thể bỏ qua một hoặc một vài công đoạn
*Mở L/C và kiểm tra L/C đó
Trong hoạt động buôn bán quốc tế hiện nay, việc sử dụng L/C đã trở thành phổ
biến hơn cả, do lợi ích của nó mang lại. Sau khi người nhập khẩu mở L/C, người xuất
khẩu phải kiểm tra cẩn thận chi tiết các điều kiện trong L/C xem có phù hợp với những
điều kiện của hợp đồng hay không. Nếu không phù hợp hoặc có sai sót thì cần phải

thông báo cho người nhập khẩu biết để sửa chữa kịp thời.
* Xin giấy phép xuất khẩu.
Trong một số trường hợp, mặt hàng xuất khẩu thuộc danh mục nhà nước quản lý,
doanh nghiệp cần phải tiến hành xin giấy phép xuất khẩu do phòng cấp giấy phép xuất
khẩu của Bộ thương mại quản lý.
* Chuẩn bị hàng xuất khẩu.
Đối với những doanh nghiệp, sau khi thu mua nguyên phụ liệu sản xuất ra sản
phẩm, cần phải lựa chọn, kiểm tra, đóng gói bao bì hàng hoá xuất khẩu, kẻ ký mã hiệu
sao cho phù hợp với hợp đồng đã ký và phù hợp với luật pháp của nước nhập khẩu.
* Kiểm định hàng hoá.
Trước khi xuất khẩu, các nhà xuất khẩu phải có nghĩa vụ kiểm tra số lượng, trọng
lượng của hàng hoá. Việc kiểm tra được tiến hành ở hai cấp: cơ sở và ở cửa khẩu nhằm
bảo đảm quyền lợi cho khách hàng và uy tín của nhà sản xuất.
* Thuê phương tiện vận chuyển.
Doanh nghiệp xuất khẩu có thể tự thuê phương tiện vận chuyển hoặc uỷ thác cho
một công ty uỷ thác thuê tàu. Điều này phụ thuộc vào điều kiện cơ sở giao hàng trong
hợp đồng.
Cơ sở pháp lý điều tiết mối quan hệ giữa các bên uỷ thác thuê tàu với bên nhận
uỷ thác là hợp đồng uỷ thác thuê tàu. Có hai loại hợp đồng uỷ thác thuê tàu: Hợp đồng
uỷ thác thuê tàu cả năm và Hợp đồng thuê tàu chuyến. Nhà xuất khẩu căn cứ vào đặc
điểm của hàng hoá để lựa chọn hợp đồng thuê tàu cho thích hợp.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRANG 6
Mở L/C và
kiểm tra L/C
Mở L/C và
kiểm tra L/C
Xin giấy phép
xuất khẩu
Xin giấy phép
xuất khẩu

Chuẩn bị hàng
hoá xuất khẩu
Chuẩn bị hàng
hoá xuất khẩu
Kiểm tra hàng
hoá
Kiểm tra hàng
hoá
Uỷ thác
thuê tàu
Uỷ thác
thuê tàu
Mua bảo hiểm
hàng hoá
Mua bảo hiểm
hàng hoá
Làm thủ tục
hải quan
Làm thủ tục
hải quan
Giao hàng lên
tàu
Giao hàng lên
tàu
Làm thủ tục
thanh toán
Làm thủ tục
thanh toán
Giải quyết
tranh chấp (nếu

có)
Giải quyết
tranh chấp (nếu
có)
SVTH: NGUYỄN NGỌC NHƯ GVHD: ThS NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI
* Mua bảo hiểm hàng hoá.
Hàng hoá trong buôn bán quốc tế thường xuyên được chuyên chở bằng đường
biển, điều này thường gặp rất nhiều rủi ro, do đó cần phải mua bảo hiểm cho hàng hoá.
Công việc này cần được thực hiện thông qua hợp đồng bảo hiểm. Có hai loại hợp đồng
bảo hiểm: Hợp đồng bảo hiểm bao và Hợp đồng bảo hiểm chuyến. Khi mua bảo hiểm
cần lưu ý những điều kiện bảo hiểm và lựa chọn công ty bảo hiểm.
* Làm thủ tục hải quan.
Hàng hoá khi vượt qua biên giới quốc gia để xuất khẩu đều phải làm thủ tục hải
quan. Việc làm thủ tục hải quan gồm ba bước chủ yếu sau:
− Khai báo hải quan: Doanh nghiệp khai báo tất cả các đặc điểm hàng hoá về số
lượng, chất lượng, giá trị, tên phương tiện vận chuyển, nước nhập khẩu. Các
chứng từ cần thiết, phải xuất trình kèm theo là: Giấy phép xuất khẩu, phiếu
đóng gói, bảng kê chi tiết...
− Xuất trình hàng hoá.
− Thực hiện các quyết định của hải quan.
* Giao hàng lên tàu.
Trong bước này doanh nghiệp cần tiến hành các công việc sau:
− Lập bản đăng ký hàng chuyên chở.
− Xuất trình bản đăng ký cho người vận tải để lấy hồ sơ xếp hàng .
− Trao đổi với cơ quan điều độ cảng để nắm vững ngày giờ làm hàng.
− Bố trí phương tiện vận tải đưa hàng vào cảng, xếp hàng lên tàu.
− Lấy biên lai thuyền phó, sau đó đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn đường biển
hoàn hảo và chuyển nhượng được, sau đó lập bộ chứng từ thanh toán.
* Thanh toán.
Thanh toán là bước cuối cùng của việc thực hiện hợp đồng nếu không có sự tranh

chấp, khiếu nại. Trong buôn bán quốc tế, có rất nhiều phương thức thanh toán khác
nhau.
− Phương thức chuyển tiền.
− Phương thức thanh toán mở tài khoản.
− Phương thức thanh toán nhờ thu.
− Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
Đối với nhà xuất khẩu, về phương tiện thanh toán cần phải xem xét những vấn đề
sau:
− Người bán muốn bảo đảm rằng, người mua có các phương tiện tài chính để trả
tiền mua hàng theo đúng hợp đồng đã ký.
− Người bán muốn việc thanh toán được thực hiện đúng hạn.
Trên bình diện quốc tế, hai phương tiện thanh toán là nhờ thu (D/P và D/A) và
thư tín dụng (chủ yếu là L/C không hủy ngang) được áp dụng phổ biến hơn cả. Đến
đây nếu không có sự tranh chấp và khiếu lại, một thương vụ xuất khẩu coi như đã kết
thúc và doanh nghiệp lại tiến hành một thương vụ mới.
1.1.7 Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng may mặc
1.1.7.1 Chỉ tiêu phản ánh kết quả định lượng.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRANG 7
SVTH: NGUYỄN NGỌC NHƯ GVHD: ThS NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI
A.Lợi nhuận:
Là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp kết quả từng hợp đồng xuất khẩu, là chỉ tiêu phản
ánh cuối cùng và quan trọng nhất. lợi nhuận là số tiền có được của hợp đồng sau khi
trừ đi toàn bộ chi phí liên quan đến việc thực hiện hợp đồng đó.
− Công thức tính lợi nhuận.
P=TR-TC
− Trong đó: P: là lợi nhuận
TR:là tổng doanh thu
TC:là tổng chi phí
B.Tỷ suất lợi nhuận:
Là chỉ tiêu tương đối phản ánh tỷ lệ phần trăm (%) của lợi nhuận trên tổng doanh

thu.
− Công thức tính:
P’=P/TR*100
C.Hệ số sinh lời của chi phí
− Công thức tính:
P’’=P/TC*100
Chỉ tiêu P’’ nói lên rằng tỷ lệ phần trăm lãi so với tồng chi phí của doanh nghiệp
sau khi thực hiện hợp đồng, hay khả năng sinh lời của một đồng chi phí, ngoài ra chỉ
tiêu này còn có thể so sánh với tỷ suất lãi của ngân hàng hay một tiêu chuẩn nào đó.
D.Chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu:
Là tỷ lệ giữa tổng chi phí bằng nội tệ trên doanh thu tính bằng ngoại tệ, chỉ tiêu
này đem so sánh với tỷ giá hối đối của ngân hàng , nếu chỉ tiêu trên bé hơn tỷ giá thì
đường lối thực hiên kinh doanh xuất khẩu có hiệu quả và ngược lại
− Công thức tính:
Tỷ suất ngoại xuất khẩu = Chi phí (VNĐ) /Doanh thu (USD)
1.1.7.2 Chỉ tiêu phản ánh kết quả định tính:
Hợp đồng xuất khẩu cũng giống như những hợp đồng kinh doanh khác, doanh
nghiệp không chỉ nhằm vào mục tiêu lợi nhuận mà còn nhiều mục tiêu khác: mở rộng
thị trường, định vị sản phẩm, cạnh tranh…
Có nhiều doanh nghiệp chịu lỗ để đạt được mục tiêu về cạnh tranh, khả năng
thâm nhập và mở rộng thị trường, kết quả của những nổ lực này thể hiện ở thị trường
xuất khẩu hiện có của doanh nghiệp, khả năng mang sản phẩm sang các thị trường
khác, mối quan hệ với khách hàng được mở rộng đến đâu, khả năng khai thác được
thực hiện ở các thị trường như thế nào…
Hiện nay vấn đề thị trường và khách hàng là hết sức khó khăn nó trở thành mục
tiêu không kém phần quan trọng. Uy tín của doanh nghiệp trên thương trường cũng cần
phải xác định : Sản phẩm của mình có được khách hàng lòng như mong đợi? Sản phẩm
có được nhiều người biết dến không ? ... Vì thế cần giữ uy tín trong quan hệ làm ăn
buôn bán không vi phạm hợp đồng.
1.2 Nghiên cứu thị trường may mặc tại Mỹ

Vị trí địa lý: Hoa Kỳ nằm ở Bắc Mỹ, phía đông là Bắc Đại tây dương, phía tây
là Bắc Thái bình dương, phía bắc tiếp giáp với Canada, và phía nam tiếp giáp với
Mêxicô.
Tổng diện tích: 9.629.091 km
2
chiếm 6,2% diện tích toàn cầu, trong đó diện
tích đất đai là 9.158.960 Km
2
và diện tích mặt nước là 470.131 km
2
. Diện tích Hoa Kỳ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRANG 8
SVTH: NGUYỄN NGỌC NHƯ GVHD: ThS NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI
bằng nửa Nga; bằng khoảng 3/10 Châu Phi; bằng khoảng nửa Nam Mỹ; rộng hơn
Trung Quốc không đáng kể; và lớn hơn Tây Âu khoảng 2,5 lần.
1.2.1 Nhu cầu sản xuất - nhập khẩu - tiêu thụ hàng may mặc tại Mỹ
Thị trường Hoa Kỳ là một thị trường sản xuất và tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất
thế giới hiện nay. Ngành dệt may của Hoa Kỳ đứng thứ 10 trong các ngành công
nghiệp và đứng thứ 2 trong các ngành sản xuất hàng hóa có thời hạn sử dụng không
dài. Công nghiệp dệt của Hoa Kỳ luôn gắn với thị trường sản phẩm dệt và quần áo may
sẳn của thế giới. Mặt khác, Hoa Kỳ cũng là nhà nhập khẩu lớn nhất về hàng dệt và
quần áo.
Hàng may mặc của Hoa Kỳ chủ yếu là các sản phẩm cao cấp, giá cao được nhập
khẩu từ các nước phát triển hoặc một phần là nguyên phụ liệu, bán thành phẩm xuất đi
các nước khác để gia công lắp ráp thành sản phẩm để tái xuất lại vào Hoa Kỳ hoặc xuất
khẩu đi các nước thứ ba.
Hiện Hoa Kỳ có khoảng 15.000 công ty sản xuất hàng may mặc, với tổng
doanh thu hàng năm 30 tỷ USD. Ngoài tập đoàn VF, Levi Strauss và Warnaco, đa số
các công ty lớn trong ngành đạt doanh thu hàng năm dưới 1 tỷ USD. Chỉ một số nhà
máy trong ngành có 500 lao động và doanh thu hàng năm đạt 50 triệu USD, còn lại

phần lớn là các nhà máy dưới 50 lao động và doanh thu hàng năm dưới 5 triệu USD.
Các công ty lớn của Hoa Kỳ chủ yếu chuyên sâu vào các dòng sản phẩm chất lượng
cao, trong khi đó các công ty vừa và nhỏ lại thành công với những sản phẩm dệt may
hàng loạt. Mặc dù ngày càng “tự động hoá” trong sản xuất nhưng số lượng lao động sử
dụng trong ngành dệt may của Hoa Kỳ vẫn rất lớn với thu nhập hàng năm khoảng gần
170.000 USD.
Mức cầu được quyết định chủ yếu bởi thị hiếu người tiêu dùng, chi phí sản xuất
cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và nước ngoài. Lợi nhuận của các công ty riêng lẻ dựa vào
hiệu quả hoạt động và khối lượng sản xuất. Các công ty nhỏ có thể cạnh tranh hiệu quả
với các công ty lớn bằng cách chuyên sản xuất một dạng sản phẩm may mặc riêng biệt.
Do các kỹ năng và thiết bị cần để sản xuất các loại quần áo khác nhau, các nhà
sản xuất luôn chuyên vào một loại sản phẩm. Theo thương vụ Hoa Kỳ, các phân khúc
sản phẩm may mặc lớn nhất là quần nam (20% doanh thu ngành), váy và quần nữ
(15%), áo trùm đầu của nữ (15%), áo trùm đầu của nam (12%) và áo đầm (10%). Các
nguyên liệu chính được sử dụng trong ngành sản xuất vải sợi của Hoa Kỳ là len, bông
(cotton) và sợi nhựa tổng hợp. Vải chiếm 40% doanh thu của ngành sản xuất dệt may
Hoa Kỳ, chỉ sợi chiếm 20%, các loại thảm chiếm 20%, và chăn màn, rèm cửa chiếm
20%.
Với những mặt hàng chính như quần áo may sẵn, hàng thêu ren, trang trí và vải
sợi theo báo cáo của Cơ quan Thống kê của Mỹ công bố trong tháng 7/2011, kim
ngạch xuất khẩu dệt may sang thị trường Mỹ đạt 652,42 triệu USD. Trong thời gian
qua, Mỹ tiếp tục duy trì là thị trường xuất khẩu lớn nhất của dệt may Việt Nam, chiếm
đến 51% thị phần xuất khẩu. Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 sau thị trường
Trung Quốc xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ
1.2.2 Hệ thống các nhà sản xuất và phân phối hàng may mặc tại Mỹ
Tại Hoa Kỳ có nhiều loại công ty lớn, vừa và nhỏ với các kênh thị trường khác
nhau. Các công ty lớn thường có hệ thống phân phối riêng và họ tự làm lấy tất cả các
khâu từ nghiên cứu, sản xuất, tiếp thị, phân phối và tự nhập khẩu. Các tập đoàn và
công ty lớn có tác động mạnh đến các chính sách của Chính phủ, còn các công ty vừa
và nhỏ vận động xung quanh hệ thống thị trường và được Chính phủ hỗ trợ.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRANG 9
SVTH: NGUYỄN NGỌC NHƯ GVHD: ThS NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI
Đối với loại công ty vừa và nhỏ họ có nhiều cách bán hàng nhập khẩu tại Mỹ.
Họ thường nhập khẩu hàng hoá về để bán tại Mỹ theo các cách phổ biến sau đây:
1) Bán sỉ cho các cửa hàng bán lẻ;
2) Bán cho nhà phân phối;
3) Bán trực tiếp cho các nhà công nghiệp;
4) Bán sỉ qua đường bưu điện;
5) Bán lẻ qua đường bưu điện;
6) Có một số nhà nhập khẩu bán hàng theo catalog qua các nhà buôn hay trực
tiếp lập ra công ty để bán hàng theo catalog;
7) Bán lẻ;
8) Bán hàng qua các cuộc trưng bày hàng hoá trên các kênh truyền hình;
9) Bán hàng trực tiếp cho các nhà máy công xưởng ;
10) Làm đại lý bán hàng;
11) Bán hàng qua “buổi tiệc giới thiệu bán hàng” (Bali Imports Party);
12) Bán ở chợ ngoài trời (Flea Market);
13) Bán hàng qua các hội chợ, triển lãm;
14) Bán hàng qua hệ thống Internet như dạng Amazon.com;
15) Bán hàng cho các nguồn trung gian đặt hàng (sourcing person).
Người Mỹ hay làm nghề trung gian đi đặt hàng cho các tập đoàn hay các công
ty lớn để nhập khẩu hàng hoá vào Hoa Kỳ. Họ đến tiếp xúc ta và đặt mua hàng hoá.
Cách tiếp cận thị trường qua trung gian loại này có một số điểm lợi cho ta, chính họ
mang hàng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ nhanh chóng, ta không cần xây dựng hệ
thống phân phối sản phẩm tốn kém và khó khăn mà sản phẩm của ta vẫn tham gia vào
thị trường Mỹ.
1.2.3 Xu hướng tiêu dùng hàng may mặc trên thị trường Mỹ.
Dân số Hoa Kỳ hiện có khoảng 65% trong tổng số 305 triệu người tiêu dùng
hàng may mặc quay trở lại với các sản phẩm dệt may bình dân, các chuỗi cửa hàng
chuyên doanh như “Gap” đã tăng doanh thu nhờ chiến lược tập trung vào các mặt hàng

thời trang thông dụng cho các đối tượng tiêu dùng từ 20 – 30 tuổi. Nhiều nhà bán lẻ
cũng áp dụng chiến lược tập trung cho một số nhóm đối tượng tiêu dùng riêng biệt như
hàng thời trang “cấp tiến” hay các đối tượng tiêu dùng trẻ. Hiện chi tiêu cho hàng may
mặc của nhóm trẻ vị thành niên chiếm tới 20% tổng mức chi tiêu cho hàng may mặc
của Hoa Kỳ.
Thị trường hàng Dệt may Hoa Kỳ được chia thành: ''bình dân''', ''trung'' và hàng
“cao cấp”.Trong nhóm hàng "bình dân" phải kể đến nhóm hàng giá rẻ được bán trong
các cửa hàng hạ giá (discounters), với nhãn mác riêng của cửa hàng bên cạnh một số
sản phẩm thương hiệu riêng (không nổi tiếng) với giá rất hạ. Hai nhóm hàng còn lại,
hàng trung và cao cấp chủ yếu được bán trong các cửa hiệu sang trọng (đôi khi cũng
được bán trong quầy hàng của các trung tâm thương mại) là các mặt hàng giá cao đi
đôi với chất lượng; Một số đại siêu thị có quầy hàng may mặc cũng kinh doanh hàng
hoá và vật liệu với trữ lượng tương đối lớn.
Thị trường bán lẻ hàng may mặc của Hoa Kỳ có xu hướng “phân mảng” khá rõ
nét. 5 nhà bán lẻ lớn nhất chiếm tới 28,1% tổng dung lượng thị trường, trong đó Gap
chiếm 12,1%; TJX (Marshall’s, TJ Max, A.J.Wright) chiếm 7,4%; Limited Brands
(Limited, Express, Victoria’s Secret) chiếm 4,2%; Burlington chiếm 2,7% và Charming
Shoppes (Lane Bryant, Fashion Bug, Catherine’s), chiếm 2%.Bên cạnh các kênh phân
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRANG 10
SVTH: NGUYỄN NGỌC NHƯ GVHD: ThS NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI
phối truyền thống, bán hàng qua mạng Internet đang có xu hướng tăng nhanh trong
những năm gần đây.
1.2.4 Chính sách nhập khẩu sản phẩm dệt may của Mỹ
Dệt may luôn là một mặt hàng có vị trí quan trọng trong chính sách thương mại
của Hoa Kỳ và thực tế này trong thời gian trước mắt vẫn sẽ không thay đổi. Dưới góc
độ quan hệ thương mại quốc tế, có thể thấy chính sách hàng dệt may của Hoa Kỳ mang
bóng dáng 2 chiến lược chủ đạo:
− Kềm chế các nước xuất khẩu thông qua các hiệp định dệt may song phương
hay các thỏa thuận khống chế số lượng. Trước 01/01/2005, Hoa Kỳ đã sử dụng
biện pháp này với nhiều nước tại các nhóm hàng khác nhau. sau thời điểm

01/01/2005 ưu thế trên thị trường hàng dệt may nhập khẩu Hoa Kỳ đã thuộc về
các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Hàn Quốc,
các nước ASEAN... và thị phần của ngành sản xuất dệt may nội địa Hoa Kỳ luôn
trên đà thu hẹp. Để bảo hộ sản xuất trong nước, Hoa Kỳ luôn mong muốn áp đặt
khống chế số lượng lên càng nhiều mã hàng (cat) với càng nhiều nước càng tốt.
Tuy vậy, chủ trương này chỉ mang tính ngắn hạn, sớm muộn thì việc hạn chế khối
lượng nhập khẩu theo lối “cơ học” như vậy cũng sẽ lỗi thời và không sử dụng
được nữa.
− Hoa Kỳ sử dụng những ưu đãi về hàng dệt may để mặc cả trong các thỏa thuận
ưu đãi thương mại, các Hiệp định thương mại tự do song phương hoặc khu vực.
Về bản chất, Hoa Kỳ chủ trương liên minh với các quốc gia trong khu vực châu
Mỹ thông qua các chương trình ưu đãi thương mại (NAFTA, DR-CAFTA,
FTAA...) và một số đối tác khác ngoài châu Mỹ qua các FTA (Australia, Baranh,
Chi-lê, Jordani, Israel, Marốc, Singapore...) trong đó có các ưu đãi đối với hàng
dệt may. Với chủ trương này, Hoa Kỳ mong muốn kềm chế xuất khẩu dệt may từ
các nước châu Á và các nước mà Hoa Kỳ không có nhiều lợi ích trong thương mại
song phương. Tính toán của họ là thay vì phải trực tiếp chống chọi với tất cả các
nước xuất khẩu dệt may trên thế giới (đặc biệt là Trung Quốc và các nước Châu
Á), thì Hoa Kỳ chỉ cần mặc cả với các nước “lệ thuộc” và các đồng minh chiến
lược của họ. Ưu đãi của Hoa Kỳ đối với sản phẩm dệt may từ các nước này sẽ
được đổi lại bằng ưu đãi của các nước đối với những sản phẩm xuất khẩu sở
trường của Hoa Kỳ. Tuy thất bại trong việc bảo hộ sản xuất trong nước, song
chính sách đối với hàng dệt may nhập khẩu vẫn là một trong những phương tiện
hữu hiệu của Hoa Kỳ trong đàm phán thương mại, đặc biệt là với những nước
đang phát triển. Dệt may kể từ khi không còn là một sản phẩm hàng hóa đem lại
công ăn việc làm và mang lại lợi nhuận trực tiếp cho nền kinh tế đã được sử dụng
như một món hời để Hoa Kỳ trao đổi trong thương mại quốc tế.
Điều tiết hàng dệt may nhập khẩu thông qua tác động tới lượng và giá
− Bảo hộ sản xuất nội địa để giữ được công ăn việc làm và ổn định một bộ phận xã
hội luôn nằm trong những mục tiêu hàng đầu của chính quyền Hoa Kỳ qua các

thời kỳ, theo đó kiểm soát nhập khẩu nhằm điều tiết nguồn cung trên thị trường là
biện pháp có ảnh hưởng lớn tới phát triển sản xuất trong nước, bất kể ngành nào.
− Tìm hiểu quá trình vận động các chính sách của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may
từ góc độ quản lý nhập khẩu, có thể thấy: Cho tới trước 01/01/2005, thời điểm
hạn ngạch được bãi bỏ đối với tất cả các nước thành viên của Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO), Hoa Kỳ có tới 46 Hiệp định khác nhau về hàng dệt may theo
tinh thần của Hiệp định về Hàng dệt và May mặc(Agreement on Textiles and
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRANG 11
SVTH: NGUYỄN NGỌC NHƯ GVHD: ThS NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI
Clothing - ATC) của WTO. Các Hiệp định này điều tiết nhập khẩu thông qua việc
trực tiếp khống chế lượng hàng dệt và may mặc mà các đối tác thương mại của
Hoa Kỳ có thể xuất vào thị trường này hàng năm. Sau thời điểm 01/01/2005, các
quy định của Hoa Kỳ ảnh hưởng tới xuất khẩu dệt may vào Hoa Kỳ chỉ còn là các
điều khoản liên quan tới hàng dệt may trong các Hiệp định Thương mại Tự do
(FTA) song phương và khu vực, hay một số “sáng kiến thương mại” (về bản chất
vẫn là một dạng hiệp định thương mại tự do) mà Hoa Kỳ ký với các đối tác như
các FTA với Chi-lê, Singapore, Israel, Jordani; Hiệp định Thương mại Tự do Bắc
Mỹ (NAFTA); Luật Phát triển và Cơ hội châu Phi (AGOA); Luật Ưu đãi Thương
mại Vùng vịnh Caribê (CBTPA). Các thỏa thuận và hiệp định này cho phép hàng
dệt và may mặc của các nước khác tiếp cận thị trường Hoa Kỳ với những ưu đãi
nếu thỏa mãn các điều kiện nhất định. Do vậy, mặc dù không còn bị khống chế
bởi hạn ngạch sau 01/01/2005, phần lớn các nước thành viên WTO vẫn phải trả
thuế nhập khẩu cho hàng dệt may vào Hoa Kỳ nếu không thuộc diện được ưu đãi
theo các hiệp định và luật kể trên. Biểu thuế của Hoa Kỳ có các cột khác nhau
biểu thị mức độ ưu đãi khác nhau tùy theo quan hệ thương mại với nước xuất
khẩu. Giá các sản phẩm dệt may nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ vì thế sẽ có sự
chênh lệch bởi sự khác biệt về nguồn gốc xuất xứ. Hoa Kỳ đã chuyển hướng chính
sách sang gián tiếp điều tiết nhập khẩu bằng cách gây ảnh hưởng tới giá hàng dệt
may của các nước xuất khẩu.
Điều tiết nhập khẩu qua tác động tới lượng và giá là hai đặc điểm chính dễ nhận thấy

nhất trong chính sách của Hoa Kỳ. Chúng được thay đổi để áp dụng phù hợp với từng
giai đoạn của quá trình phát triển thương mại hàng dệt và may mặc toàn cầu (lấy mốc
là thời điểm 01/01/2005) và xu thế phân công lao động quốc tế.
1.2.4.1 Quy định về thuế quan
Biểu thuế nhập khẩu (hay còn gọi là biểu thuế quan) HTS hiện hành của Hoa Kỳ
được ban hành trong Luật Thương mại và Cạnh tranh Omnibus năm 1988 và có hiệu
lực từ 01/01/1989. Hệ thống thuế quan (thuế nhập khẩu) của Hoa Kỳ được xây dựng
trên cơ sở hệ thống hài hòa thuế quan (gọi tắt là HS) của Hội đồng Hợp tác Hải quan,
một tổ chức liên chính phủ có trụ sở tại Bruxen. Mức thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ có
thể thay đổi và được công bố hàng năm.
Trong biểu thuế nhập khẩu của mỹ được tính theo 1 trong 3 phương pháp sau:
1) Thuế theo trị giá: Hầu hết các loại thuế quan của Hoa Kỳ được đánh theo tỷ
lệ trên giá trị, tức là bằng một tỷ lệ phần trăm trị giá giao dịch của hàng hoá nhập
khẩu.
2) Thuế theo đặc tính: Là một loại thuế cụ thể đánh vào một hàng hoá cụ thể
3) Thuế suất phối hợp: Là mức thuế áp dụng cho cả hai phương pháp tính thuế
trên
Các mức thuế :
− Mức thuế tối huệ quốc (MFN): hay còn gọi là mức thuế dành cho các nước có
quan hệ thương mại bình thường (NTR), được áp dụng với những nước thành
viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và những nước tuy chưa phải là thành
viên WTO nhưng đã ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ. Mức
thuế tối huệ quốc (MFN) nằm trong phạm vi từ dưới 1% đến gần 40%, trong đó
hầu hết các mặt hàng chịu mức thuế từ 2% đến 7%. Hàng dệt may và giày dép
thường chịu mức thuế cao hơn. Mức thuế MFN theo giá trị nói chung bình quân
khoảng 4%.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRANG 12
SVTH: NGUYỄN NGỌC NHƯ GVHD: ThS NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI
− Mức thuế phi tối huệ quốc (Non-MFN) : được áp dụng đối với những nước
chưa phải là thành viên WTO và chưa ký hiệp định thương mại song phương

với Hoa Kỳ như Lào, Cuba, Bắc Triều Tiên. Thuế suất Non-MFN nằm trong
khoảng từ 20% đến 110%, cao hơn nhiều lần so với thuế suất MFN.
1.2.4.2 Những quy định về hạn ngạch và visa
Nói chung, Hoa Kỳ không có giới hạn về hạn ngạch trừ phi trong một hiệp định
hàng dệt may có quy định. Tuy nhiên, luật thương mại Hoa Kỳ cho phép Chính phủ
Hoa Kỳ đơn phương áp đặt các hạn ngạch mang tính hành chính đối với các loại hàng
dệt may. Có 2 loại hạn ngạch là hạn ngạch tuyệt đối và hạn ngạch tính theo thuế suất:
− Hạn ngạch tuyệt đối: là hạn ngạch hạn chế về số lượng. Một số hạn ngạch
tuyệt đối được áp dụng trên toàn thế giới, còn một số chỉ áp dụng đối với một
vài quốc gia nào đó. Số hàng nhập khẩu nào dư ra so với hạn ngạch sẽ bị giữ lại
tại một "Khu ngoại thương" để bổ sung cho kỳ hạn ngạch sau đó hoặc được đưa
vào kho ngoại quan hoặc cũng có thể bị trả về hoặc tiêu hủy dưới sự giám sát
của nhân viên hải quan. Các hiệp định về hàng dệt có quy định gia tăng các hạn
ngạch theo từng thời điểm cụ thể.
− Hạn ngạch suất thuế: áp dụng cho một lượng hàng nhập khẩu được đã quy
định trước, lượng hàng này sẽ chịu một mức thuế thấp trong một thời hạn nào
đó. Trong suốt thời hạn này, nếu hàng nhập khẩu vượt quá số lượng được phép
hưởng mức thuế thấp thì số hàng dư sẽ phải chịu mức thuế cao hơn.
Visa dệt may là một ký hậu (endorsement) dưới dạng một tem/dấu (stamp) do một
chính phủ nước ngoài đóng trên hoá đơn hoặc trên giấy phép xuất khẩu. Visa được
dùng để kiểm soát nhập khẩu các sản phẩm dệt may vào Mỹ và ngăn cấm nhập khẩu
hàng hoá trái phép vào Mỹ. Visa có thể dùng cho mặt hàng cần quota hoặc không cần
quota. Ngược lại mặt hàng cần quota có thể cần hoặc không cần visa, tùy theo nước
xuất xứ.hiện nay đang áp dụng ELVIS (electronic transmission of visa information):
visa điện tử đối với hàng dệt may từ một nước nào đó nhập vào Hoa Kỳ.
Tuy nhiên có Visa không có nghĩa là hàng chắc chắn được làm thủ tục nhập vào
Hoa Kỳ. Nếu hạn ngạch bị hết hạn (close) trong thời gian vận chuyển (tức là giữa thời
gian sau khi hàng đã được đóng dấu Visa ở nước xuất khẩu và thời gian hàng đến Hoa
Kỳ), thì người nhập khẩu ở Hoa Kỳ cũng không được làm thủ tục nhận hàng cho đến
khi hạn ngạch được bổ sung hoặc gia hạn lại. Nhìn chung hàng may mặc xuất khẩu của

Việt Nam cần phù hợp quy chế hạn ngạch và visa nhập khẩu theo hiệp định Đa Sợi
(Multi-Fibber Arangements) do Bộ Thương mại (DOC) quản lý.
1.2.4.3 Quy định về xuất xứ hàng dệt may
Theo vụ Châu Mỹ (Bộ Thương mại) cho biết, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên
giới Mỹ mới ra một quy định tạm thời về việc khai báo xuất xứ hàng dệt may. Theo đó
sẽ huỷ bỏ quy định cũ về khai báo (19 CFR 102.130) đối với tất cả hàng dệt và may mà
thay vào đó, các nhà nhập khẩu phải khai báo mã số của nhà sản xuất (Manufacturer
Identification Code - MID). Với việc loại bỏ tờ khai hàng dệt, quy định mới này (tên
văn bản 19 CFR 102) đã được sửa đổi và nêu ra những yêu cầu về xuất xứ đồng thời
hướng dẫn cách thức xây dựng mã code của nhà sản xuất.
Hải quan Mỹ cho biết, nhà nhập khẩu (hoặc môi giới hải quan) là người sẽ xác
định MID dựa trên những thông tin về công ty, điền vào các form khai hải quan khi
làm thủ tục nhập khẩu. Trường hợp cơ quan Hải quan tại một cảng nào bất kỳ thấy
nghi ngờ về khai báo MID không đúng, cảng có thể yêu cầu sửa chữa thông tin sau khi
hàng đã qua cửa khẩu. Những lỗi lặp lại về việc xác định MID khi nhập khẩu hàng dệt
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRANG 13
SVTH: NGUYỄN NGỌC NHƯ GVHD: ThS NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI
may sẽ đưa đến việc đánh giá mức phạt đối với nhà nhập khẩu hay môi giới hải quan
do không lưu tâm đúng mức.
1.2.4.4 Quy định về nhãn hiệu thương mại ở Mỹ.
Quy định về nhãn hàng hoá chủ yếu theo luật Xác định Sản phẩm Sợi dệt
(Textile Fiber Products Identification Act – TFPI) và luật về Nhãn Sản phẩm len (Wool
Products Labeling Act – WPL). Trừ một số trường hợp ngoại lệ, tất cả các sản phẩm
sợi, dệt khi nhập vào Hoa Kỳ đều phải được đóng dấu, niêm phong kín và ghi nhãn,
hoặc được ghi những thông tin sau
− Tên riêng các loại sợi và tỉ lệ phần trăm trọng lượng của các chất sợi có trong
sản phẩm (không kể các chất trang trí) có trọng lượng từ 5% trở lên được ưu tiên ghi
trước, sau đó tỉ lệ phần trăm của các loại sợi được qui định là “các loại sợi khác” sẽ
được ghi cuối cùng. Các loại sợi có tỉ lệ trọng lượng 5% hoặc thấp hơn được xem là
"các loại sợi khác";

− Tên của nhà sản xuất hoặc tên hay số đăng ký “chứng minh” của một hay nhiều
người phụ trách tiếp thị hoặc điều hành sản phẩm sợi dệt. Số đăng ký “chứng minh”
này do Ủy Ban Thương Mại Liên Bang Hoa Kỳ (US Federal Trade Commission) cấp.
Một thương hiệu viết bằng chữ, đã đăng ký với cơ quan bản quyền Hoa Kỳ có thể
được ghi trên nhãn hàng hoá thay cho tên nếu chủ thương hiệu đó nộp một bản sao
đăng ký (thương hiệu) cho Ủy Ban Thương Mại Liên Bang Hoa Kỳ trước khi sử dụng;
− Tên của quốc gia, nơi sản phẩm đã được gia công hoặc sản xuất. Để thực hiện
Luật Xác định Sản phẩm Sợi dệt, ngoài các thông tin quy định, các thông tin sau phải
được ghi trên một hoá đơn thương mại của chuyến hàng sợi, dệt có giá trị trên 500
USD và hàng đó phải theo các quy định về nhãn hàng hoá của Luật Xác định Sản phẩm
Sợi dệt.
1.2.4.5 Quy định về chống bán phá giá, trợ giá của Mỹ.
Luật thuế chống phá giá được sử dụng rộng rãi hơn luật thuế chống trợ giá.
Thuế chống phá giá được áp dụng đối với hàng nhập khẩu khi nó được xác định là
hàng nước ngoài được bán “phá giá” vào Hoa Kỳ, hoặc sẽ bán phá giá ở Hoa Kỳ với
giá “thấp hơn giá trị thông thường”. Thấp hơn giá trị thông thường có nghĩa là giá xuất
khẩu vào Hoa Kỳ thấp hơn giá bán của hàng hóa đó ở nước xuất xứ hoặc ở nước thứ 3
thay thế thích hợp.
Mục đích của thuế chống trợ giá là triệt tiêu lợi thế cạnh tranh không bình đẳng
của những sản phẩm nước ngoài được chính phủ nước ngoài trợ giá xuất khẩu vào Hoa
Kỳ. Do vậy, mức thuế chống trợ giá được áp đặt bằng với mức trợ giá. Luật của Hoa
Kỳ cũng như qui định của WTO cho phép một số loại trợ cấp được miễn trừ áp dụng
luật chống trợ giá như một số trợ cấp nghiên cứu và phát triển, một số trợ cấp cho
những vùng khó khăn, một số trợ cấp bảo vệ môi trường... WTO gọi những loại trợ cấp
được phép này là “trợ cấp đèn xanh”.
Thuế chống phá giá, trợ giá được áp dụng khi có đủ hai điều kiện
(1) DOC phải xác định hàng nước ngoài đang được bán phá giá hoặc có thể sẽ
được bán phá giá ở thị trường Hoa Kỳ.
(2) USITC phải xác định hàng nhập khẩu được bán phá giá đang gây thiệt hại
vật chất hoặc đe dọa gây thiệt hại vật chất hoặc ngăn cản hình thành ngành công

nghiệp tương tự tại Hoa Kỳ.
Việc điều tra theo luật chống phá giá, trợ giá thường được tiến hành khi có đơn
khiếu kiện của ngành công nghiệp trong nước trình lên DOC và USITC. Tuy nhiên,
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRANG 14
SVTH: NGUYỄN NGỌC NHƯ GVHD: ThS NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI
DOC có thể tự khởi xướng và tiến hành điều tra theo luật chống trợ giá, không cần phải
có đơn kiện của ngành công nghiệp trong nước nếu DOC thấy có lý do chính đáng.
Thuế chống bán phá giá sẽ được ấn định bằng mức chênh lệch giữa “giá trị
thông thường” và mức giá xuất khẩu vào Hoa Kỳ. DOC sẽ xác định giá trị th ông
thường của hàng nhập khẩu bằng một trong ba cách. Theo thứ tự ưu tiên là:
(1) Giá bán của hàng hóa tại thị trường nội địa,
(2) Giá bán hàng hóa sang thị trường thứ ba,
(3) “Giá trị tính toán” của hàng hóa bằng tổng chi phí sản xuất cộng với các khoản lợi
nhuận, tiền hoa hồng bán hàng, và các chi phí hành chính khác như đóng gói.
Luật chống phá giá, trợ giá còn cho phép các ngành công nghiệp Hoa Kỳ được
khiếu nại về bán phá giá ở nước thứ ba. Ngành công nghiệp của Hoa Kỳ có thể đệ trình
đơn khiếu nại lên USTR (văn phòng đại diện thương mại Hoa Kỳ), trong đó phải giải
thích tại sao việc bán phá giá ở nước thứ 3 lại gây thiệt hại cho các công ty của Hoa Kỳ
và yêu cầu cơ quan này bảo vệ những quyền lợi của Hoa Kỳ theo quy định của WTO.
Nếu USTR thấy khiếu nại có lý, họ sẽ đệ trình yêu cầu lên các cơ quan có thẩm quyền
ở nước thứ ba đòi nước này phải thay mặt Hoa Kỳ tiến hành các biện pháp chống bán
phá giá, trợ giá. DOC và USITC có trách nhiệm hỗ trợ USTR chuẩn bị nội dung yêu
cầu.
1.2.4.6 Quy định về tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội.
Thị trường mỹ yêu cầu các doanh nghiệp khi xuất khẩu sản phẩm vào thị trường
Mỹ phải có trách nhiệm xã hội bằng cách thực hiện các nguyên tắc đạo đức hoặc các
tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội. Mỹ sữ dụng hai bộ tiêu chuẩn SA8000 và WRAP là
thước đo cho việc doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội.
*SA 8000
Được giới thiệu lần đầu năm 1997, phát triển dưới sự bảo trợ của CEPAA

(Council on Economic Priorities Accreditation Agency) và một nhóm các tổ chức bao
gồm: các tổ chức lao động, các tổ chức về quyền con người và quyền trẻ em, các học
viện, nhà phân phối, nhà sản xuất, nhà thầu khoán, cũng các nhà tư vấn, kế toán và
công ty kiểm định. />SA 8000 được thiết kế để trở thành tiêu chuẩn quốc tế có thể kiểm định. Trước
hết, SA 8000 là tiêu chuẩn so sánh và đánh giá trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Thứ đến, SA 8000 thúc đẩyviệc đảm bảo quyền cơ bản của người lao động trong doanh
nghiệp. SA 8000 đặc biệt yêu cầu sự công khai trong các hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Sự chú ý của công chúng vào vấn đề nhân quyền và điều kiện lao động trong
sản xuất ngày một gia tăng. Nhiều công ty nắm bắt được lợi ích của việc áp dụng các
chuẩn mực đạo đức vào vận hành sản xuất, và họ đã đưa ra các quy tắc ứng xử riêng.
Tuy nhiên, chưa có sự nhất trí về việc thiết lập một chính sách trách nhiệm xã hội cụ
thể. Vì vậy mà các quy tắc đơn lẻ đó đều không tồn tại được lâu dài và không được
giám sát chặt chẽ. Mục đích ra đời của SA 8000 là nhằm tạo ra một bộ quy tắc toàn cầu
đối với điều kiện làm việc trong các ngành sản xuất, giúp cho người tiêu dùng ở các
nước phát triển tin tưởng rằng hàng hoá mà họ mua và sử dụng, đặc biệt là quần áo, đồ
chơi, mỹ phẩm, và đồ điện tử đã được sản xuất phù hợp với bộ tiêu chuẩn được công
nhận.
SA 8000 gồm 9 nội dung cơ bản mà các công ty phải tuân theo với điều kiện
phù hợp với pháp luật địa phương và với các điều khoản của SA 8000, dựa trên 12 hiệp
ước của ILO (International Labor Organization), dựa trên Tuyên ngôn về Quyền con
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRANG 15
SVTH: NGUYỄN NGỌC NHƯ GVHD: ThS NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI
người, và hiệp ước về Quyền trẻ em của UN (United Nation). Các nội dung này bao
gồm:
− Lao động trẻ em,
− Lao động cưỡng bức,
− Vệ sinh và an toàn,
− Tự do liên kết và thoả thuận tập thể,
− Không phân biệt đối xử,

− Kỷ luật lao động,
− Giờ làm việc,
− Thù lao lao động,
− Hệ thống quản lý.
*WRAP
Chương trình được công nhận trên toàn thế giới về trách nhiệm sản xuất
(WRAP) là chương trình lớn nhất xác nhận cơ sở của thế giới, chủ yếu tập trung vào
may mặc, giày dép và các sản phẩm may ở lĩnh vực . Các cơ sở sẽ nhận được một xác
nhận từ sáu tháng đến một năm trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc WRAP.
Nguyên tắc WRAP được dựa trên các tiêu chuẩn về nơi làm việc chung được
chấp nhận quốc tế, pháp luật địa phương và quy định nơi làm việc bao gồm quản lý
nguồn nhân lực, sức khỏe và an toàn, hoạt động môi trường, và tuân thủ pháp luật bao
gồm cả nhập khẩu / xuất khẩu và tuân thủ hải quan và các tiêu chuẩn an ninh.
WRAP đã thông qua một hệ thống quản lý phương pháp tiếp cận đối với việc
tuân thủ yêu cầu rằng việc quản lý cấp cao, thông qua các nguyên tắc WRAP bằng văn
bản, phân công các nhân viên cần thiết để đảm bảo thực hiện những điều yêu cầu được
thực hiện trên toàn cơ sở, và rằng một hệ thống kiểm toán nội bộ được đặt ra để đảm
bảo sự tuân thủ liên tục. Các cơ sở phải trải qua một giai đoạn tự đánh giá nghiêm ngặt
và sau đó được kiểm toán bởi một công ty giám sát độc lập của bên thứ ba . WRAP
được sự ủng hộ rộng rãi từ ngành công nghiệp may mặc toàn cầu. Hỗ trợ hoạt động
được cung cấp bởi Trang phục Liên đoàn quốc tế và hơn 20 bộ thương mại bổ sung và
các hiệp hội ngành công nghiệp từ khắp nơi trên thế giới. WRAP chứng nhận cơ sở vật
chất, chứ không phải là thương hiệu. WRAP là một tổ chức phi lợi nhuận, phi chính
phủ và có một Hội đồng quản trị độc lập của bất kỳ nhóm ngành công nghiệp. Nó
không phải là một tổ chức thành viên .
Trong những năm qua, mô hình toàn diện nhà máy của WRAP đã giúp nó phát
triển thành chương trình chứng nhận cho ngành công nghiệp dệt may lớn nhất thế giới.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM SANG THỊ TRƯỜNG HOA
KỲ TẠI CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG.

2.1 Giới thiệu công ty TNHH MTV May Mặc Bình Dương
2.1.1 Lịch sử hình thành công ty
CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG (PROTRADE
GARMENT) Tiền thân là xí nghiệp may mặc hàng xuất khẩu, trực thuộc công ty sản
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRANG 16
SVTH: NGUYỄN NGỌC NHƯ GVHD: ThS NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI
xuất xuất nhập khẩu Bình Dương, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 103728 do
Trọng tài kinh tế tỉnh Sông Bé (cũ) cấp ngày 26/11/1992 với trụ sở đặt tại phố Đông
Tư, thị trấn Lái Thiêu, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.
− Thành phần kinh tế: DN Nhà nước
− Ngành nghề kinh doanh: May xuất khẩu
− Giám đốc: LÊ HỒNG PHOA
− Địa chỉ: Bình Hòa, Thuận An, Bình Dương
− Điện thoại: 0650.755143 / 755519 Fax: 0650.755415
− Email:
− Website:
− Lĩnh vực hoạt động : Sản xuất quần áo may sẵn
− Vị trí Tọa lạc trên khu đất có diện tích 65.803 m
2
, trong đó khối văn phòng
được thiết kế xây dựng trong khuôn viên rộng 1.082m
2
.
− Nguồn vốn hoạt động Với số vốn cố định 40.525,21 triệu VNĐ và vốn lưu
động là 177.531,5 triệu VNĐ.
− Tổng số Cán bộ, Công nhân viên, kỹ sư làm việc tại công ty lên đến 2800
lao động.
− Tình trạng công nghệ: Protrade Garco. Ltd được trang bị công nghệ tiên tiến
trong ngành may mặc
o Áp dụng hệ thống GSD để hiệu quả trong lập kế hoạch sản xuất, cân đối

chuyền, đảm bảo kế hoạch sản xuất;
o Hệ thống G-PRO hỗ trợ kiểm soát sản xuất là công nghệ mới nhất trong
quản lý và điều hành sản xuất;
o Hệ thống Lectra & Gerber đảm bảo được thiết kế, rập, đi sơ đồ và cắt tự
động
Hoạt động với 4 xưởng may, 1 xưởng cắt, 1 xưởng thêu, 1 xưởng wash và 1900
máy đủ chủng loại, cùng 5 đầu máy thêu tự động.
− Kim ngạch xuất khẩu tính từ đầu năm đến hết tháng 06/2011 doanh thu xuất
khẩu của công ty đạt 24,2 triệu USD.
− Thị trường xuất khẩu chủ yếu : ANH, ĐỨC, MỸ, BỈ, NGA, NHẬT,
TRUNG QUỐC…
− Năng lực sản xuất :
o JACKETS:1.200.000 sản phẩm/năm;
o SƠ MI: 1.100.000 sản phẩm/năm;
o CÁC LOẠI QUẦN: 2.000.000 sản phẩm/năm.
Công ty là một trong những đơn vị tiêu biểu về ứng dụng công nghệ hiện đại, đạt
danh hiệu “Doanh nghiệp áp dụng công nghệ thông tin tốt” do Hiệp hội Dệt May Việt
Nam phối hợp Thời báo Kinh tế Sài Gòn bình chọn, và Bộ Công nghiệp tặng bằng
khen “Doanh nghiệp tiêu biểu ngành dệt – may Việt Nam” 6 năm liền 2005 – 2010.
2.1.2. Quá trình phát triển
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRANG 17
SVTH: NGUYỄN NGỌC NHƯ GVHD: ThS NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI
− Ngày 25/10/1982 theo quyết định số 02 và 03 của Thường vụ tỉnh Sông Bé
nay là tỉnh Bình Dương thành lập XÍ NGHIỆP XUẤT KHẨU HÀNG CAO SU 3/2
SÔNG BÉ. Hoạt động kinh doanh được Công ty ban đầu áp dụng là đa sản phẩm
phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu chủ yếu sang các nước theo Xã
Hội Chủ Nghĩa lúc bấy giờ như: Liên Xô cũ, Tiệp Khắc cũ, Cộng Hoà Dân Chủ
Đức ... Nên lúc ban đầu đã đầu tư xây dựng các phân xưởng sản xuất với các sản
phẩm khác nhau như : Dép xốp, Nước đá, Gỗ, Hồ tiêu.
− Ngày 30/09/1984 Công ty vinh dự lần đầu tiên đón nhận Huân Chương Lao

Động Hạng 3 theo (QĐ số 539/KT-HĐNN), đây là phần thưởng cao quý của Hội
đồng nhà nước ban tặng cho doanh nghiệp nhà nước hưởng ứng tốt chủ trương cho
phép của Đảng là Doanh nghiệp nhà nước cùng làm kinh tế với mục đích lúc bấy
giờ là giúp các Công ty chủ động hơn về tài chính của mình.
− Ngày 16/11/1985 Công ty lại một lần nữa đón nhận Huân Chương Lao
Động Hạng I theo (QĐ 777/KT-HĐNN).
− Đến năm 1988 tình hình kinh tế ở các nước Đông Âu, do bị ảnh hưởng bởi
tình hình chính trị làm cho hoạt động kinh doanh xuất hàng sang các nước này
không thể thực hiện được. Đứng trước những khó khăn này Ban giám đốc đã
chuyển hướng kinh doanh, chính là những đơn vị kinh tế không hoạt đông tốt nữa
sẽ bị giải thể và thành lập các đơn vị kinh tế mới phù hợp với xu hướng phát triển
trong tương lai.
− Tháng 08/1989 xí nghiệp may được thành lập với quy mô nhỏ, chuyên may
áo đầm xuất khẩu sang Ba Lan. Mới thành lập khi ấy xí nghiệp có 3 phân xưởng
chuyên gia công áo jacket và hàng thun, khởi nghiệp với khoảng 300 công nhân
may.
− Năm 2003 Công ty KP APPAREL được thành lập và hoạt động tại
Campuchia với 100% vốn do Công ty đầu tư sang.
− Quyết định số 134/ 2006/ QĐ-UBND ngày 22/5/2006 của UBND tỉnh Bình
Dương quyết định chuyển mô hình hoạt động của Công ty theo mô hình công ty
mẹ-công ty con, và từ đó công ty TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG(hay
PROTRADE GARMENT) với tên giao dịch là PROTRADE GARMENT
COMPANY LTD được thành lập và hoạt động dưới sự điều hành của công ty SX
& XNK BÌNH DƯƠNG.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty
2.1.3.1 Tổ chức bộ máy của công ty
Cách thức trao đổi thông tin quản lý trong Protrade được quy định trong các tài liệu
của hệ thống. Theo đó trách nhiệm cung cấp, xử lý thông tin được quy định theo chức
năng nhiệm vụ từng cấp bậc trong bộ máy hoạt động của công ty.
Các hình thức truyền đạt thông tin khác có thể thông qua:

- Các cuộc hợp, các lớp huấn luyện, đào tạo.
- Các thông báo, báo cáo có thể bằng văn bản hay bằng lời trực tiếp.
Đại diện Lãnh đạo có trách nhiệm đảm bảo các thông tin trong nội bộ được thông
suốt, và các thông tin về hoạt động của hệ thống được truyền đến Lãnh đạo.
BẢNG 2.1 : Danh sách hội đồng thành viên và ban điều hành quản lý
HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ NGÀY BỔ NHIỆM
Ông Nguyễn Văn Minh Chủ tịch 08/12/2006
Ông Lê Hồng Phoa Thành viên 08/12/2006
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRANG 18
SVTH: NGUYỄN NGỌC NHƯ GVHD: ThS NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI
Bà Nguyễn Thị Trúc Thanh Thành viên 08/12/2006
Ông Nguyễn Hữu Tấn Thành viên 08/12/2006
Ông Hoàng Công Thành Thành viên 08/12/2006
(Nguồn: phòng nhân sự)
BẢNG 2.2 : Danh sách ban tổng giám đốc.
HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ NGÀY BỔ NHIỆM
Ông Lê Hồng Phoa Tổng giám đốc 22/12/2006
Bà Nguyễn Thị Trúc Thanh Phó tổng giám đốc 22/12/2006
Ông Lê Xuân Thái
Phó tổng giám đốc 08/06/2009
Ông Nguyễn Hữu Tấn
Phó tổng giám đốc 22/12/2006
Bà Nguyễn Thị Kim Nguyên
Phó tổng giám đốc 14/11/2007
Ông Phan Thành Đức Giám đốc 28/12/2006
Ông Nguyễn Hồng Anh Giám đốc 28/12/2006
(Nguồn: phòng nhân sự)
BẢNG 2.3 : Danh sách ban kiểm soát
HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ NGÀY BỔ NHIỆM
Ông Trần Nguyên Vũ Trưởng ban 28/12/2006

Ông Phan Thành Đức Thành viên 28/12/2006
Ông Nguyễn Hồng Anh Thành viên 28/12/2006
(Nguồn: phòng nhân sự)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRANG 19
SƠ ĐỒ 2.1: Sơ đồ tổ chức phòng ban
(nguồn phòng hảnh chính tổng hợp)
SVTH: NGUYỄN NGỌC NHƯ GVHD: ThS NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRANG 20
SƠ ĐỒ 2.1: Sơ đồ tổ chức phòng ban
nguồn phòng hảnh chính tổng hợp)
SVTH: NGUYỄN NGỌC NHƯ GVHD: ThS NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI
2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Các chức danh lãnh đạo trong công ty
Hội dồng thành viên:
Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, quyết định những vấn đề chung
cho toàn công ty, quyết định phương hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của năm tài
chính.
Ban kiểm soát:
Hoạt động độc lập có nhiệm vụ cung cấp trực tiếp tình hình công ty trước hội
đồng thành viên.
Tổng giám dốc:
Tổng giám đốc là người quản lý điều hành trực tiếp mọi hoạt động kinh doanh
của công ty, là người đại diện pháp nhân của công ty trong mọi giao dịch và chịu trách
nhiệm trước hội dồng thành viên.
Phó tổng giám dốc và các giám đốc:
Ngoài việc giúp đỡ cho tổng giám đốc theo chức năng và nhiệm vụ dược quy
định tại điều lệ hoạt động của công ty còn quản lý một số phòng ban-phân xưởng trực
thuộc.
Trách nhiệm và quyền hạn của Ban giám đốc PROTRADE:
- Lập và công bố chính sách chất lượng ;

- Đảm bảo việc thiết lập các mục tiêu chất lượng;
- Chịu trách nhiệm về mọi vấn đề liên quan đến chất lượng ;
- Chỉ đạo toàn bộ các hoạt động của Protrade;
- Chỉ đạo việc truyền đạt trong toàn Công ty về tầm quan trọng của việc đáp ứng
khách hàng cũng như các yêu cầu của pháp luật và các chế định ;
- Điều hành cuộc họp xem xét của Lãnh đạo;
- Đảm bảo có sẵn các nguồn lực ;
- Phân công trách nhiệm và quyền hạn cho các trưởng bộ phận;
Trách nhiệm và quyền hạn các vị trí còn lại được Công ty quy định trong tài liệu
QĐ-GĐ cùng với quan hệ của nhân viên trong tất cả mọi vấn đề liên quan đến chất
lượng. Mọi nhân viên làm việc tại Protrade đều được giới thiệu về trách nhiệm và
quyền hạn của mình cùng môí liên hệ với các vị trí liên quan.
Phòng nhân sự:
Tham mưu cho Giám đốc nhân sự về công tác quản lý nhân sự trong toàn Công
ty, quản lý đội xe đưa rước công nhân, đội bảo vệ, phòng y tế, nhiệm vụ chủ yếu là
tuyển dụng lao động, giải quyết học việc, thử việc, nghỉ việc, sa thải, lập kế hoạch đề
bạt, xử lý kỉ luật, giải quyết các chế độ (BHXH,BHYT, trợ cấp thất nghiệp..), đánh giá
thành tích công việc.
Phòng tài vụ:
Giữ nhiệm vụ về toàn bộ công tác hạch toán, báo cáo thống kê các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giám sát và kiểm tra
quá trình sử dụng tài sản, phân tích báo cáo tài chính, phân tích hiệu quả hoạt động
kinh doanh của Protrade để tham mưu cho cấp trên các quyết định về tài chính.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRANG 21
SVTH: NGUYỄN NGỌC NHƯ GVHD: ThS NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI
Phòng hành chánh tổng hợp:
Quản lý các hoạt động hành chánh văn phòng, cung cấp các thiết bị phục vụ nhu
cầu cần thiết cho công tác tại các phòng ban, tổ chức quản lý các hoạt động hổ trợ các
hoạt động trong cơ quan, lưu giữ và truyền đạt thông tin các cấp.
Phòng xuất nhập khẩu:

Thực hiện chức năng là tổ chức, thực hiện, điều hành, mọi hoạt động liên quan
đến nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hóa trong Protrade, thực hiện hoàn tất bộ chứng từ
nhập hàng cũng như xuất hàng, xây dựng chi phí liên quan đến hoạt động xuất nhập
hàng, trực tiếp trao đổi với các đơn vị, cơ quan ban ngành liên quan, thanh lý toàn bộ
hợp đồng, tờ khai, thanh khoảng thuế với cơ quan Hải quan, lập báo cáo tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ gửi đến các phòng ban liên quan.
Phòng mẫu
Thực hiện may mẫu đối với những thiết kế sản phẩm kinh doanh và những thiết
kế cho sản phẩm gia công, giúp khách hàng tiếp cận sản phẩm tương lai trước khi sản
phẩm được sản xuất hàng loạt, hướng dẫn kỹ thuật may cho các phân xưởng, tiếp nhận
kế hoạch sản xuất và tài liệu kỹ thuật, lập tiệu chuẩn kỹ thuật, định mức sản phẩm, quy
trình công nghệ, theo dõi hoạt động triển khai sản xuất và có biện pháp kịp thời xử lý
khi có sự cố xảy ra.
Bộ phận Marketing-kinh doanh:
Hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh thương hiệu và sản phẩm của
Protrade đến được các khách hàng tiềm năng, thực hiện các hoạt động giao tiếp - đàm
phán hợp đồng, thiết lập và thực hiện phương án kinh doanh đề ra, tiếp xúc khách hàng
và các đối tác của khách hàng, thu thập và xử lý thông tin có ảnh hưởng đến quá trình
tác nghiệp của Protrade.
2.2 Một số hoạt động Marketing của Công ty
2.2.1 Giới thiệu một số hàng hoá, dich vụ
Là một công ty may mặc với bề dày kinh nghiệm hoạt động trong ngành thì hiện
nay công ty đã có thể sản xuất các sản phẩm may mặc như:
− Sản xuất quần áo may sẵn,
− Sản xuất các đồ phụ trợ quần áo (cổ cồn đăng ten, thêu ren, thắt lưng).
Hình thức kinh doanh bao gồm nhận gia công các sản phẩm may mặc, hay xuất
nhập khẩu hàng may mặc khi khách hàng có nhu cầu. Bên cạnh đó công ty còn kinh
doanh các ngành nghề tổng hợp mà Nhà nước cho phép như:
− Mua bán hàng may- thêu;
− Mua bán nguyên phụ liệu ngành may mặc;

− Mua bán công nghệ thông tin trong ngành may mặc;
− Mua bán máy móc thiết bị ngành may mặc;

Kinh doanh dịch vụ WASH (không hoạt động tại trụ sở);

Kinh doanh bất động sản;
− Góp vốn mua cổ phần
2.2.2 Thị trường tiêu thụ:
Thị trường tiêu thụ sản
phẩm của công ty khá rộng lớn
vì tất cả sản phẩm của công ty
sản xuất được tập trung xuất
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRANG 22
SVTH: NGUYỄN NGỌC NHƯ GVHD: ThS NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI
khẩu sang các thị trường lớn như:ANH, ĐỨC, MỸ, BỈ, NGA, NHẬT, TRUNG
QUỐC…
Gần đây xu hướng toàn cầu hoá lan rộng, nhu cầu về sản phẩm may mặc thời
trang cũng tăng nên thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc được mở rộng, một số thị
trường tiêu thụ mới được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao trong hoạt động kinh
doanh quốc tế như:TRUNG ĐÔNG, PAKISTAN… Theo đó Công ty cũng đã có
những bước đầu tiếp xúc với một vài đối tác tại những thị trường mới này, kết quả là
đã xuất đi thành công nhiều chuyến hàng, hứa hẹn đây sẽ là một thị trường tiềm năng
cho ngành dệt may nói chung và sản phẩm may mặc của công ty nói riêng.
2.2.3 Kênh phân phối
Nhằm phát triển hoạt động xuất khẩu của công ty, công ty đã có những kế
hoạch về kênh phân phối đa dạng
− Kênh phân phối trực tiếp : khách hàng các nước khi có nhu cầu có thể trực
tiếp đặt các đơn hàng với những thoả thuận hay những quy định về điều kiện mua
hàng trực tiếp với công ty thông qua một số phương tiện hổ trợ hiện đại như điện
thoại, internet…

− Kênh phân phối gián tiếp:chính là việc thiết lập mối quan hệ giữa khách
hàng tiềm năng và công ty thông qua một người thứ ba đóng vai trò làm trung gian.
Trung gian nay trên thực tế có mối quan hệ tốt với khách hàng và giờ đây họ đại
diện khách hàng xúc tiến thương mại với công ty.
Ngoài việc bắt tay với các nhà xuất nhập khẩu thuần tuý, công ty còn tìm hiểu
cơ hội hợp tác kinh doanh trực tiếp với các hãng may mặc có tên tuổi, các tập đoàn
phân phối với chuỗi siêu thị rộng lớn, điều này đang được tiến hành và hứa hẹn sẽ
mang lại thắng lợi lớn cho công ty.
Hiện nay công ty đang xúc tiến phát triển nhiều kênh phân phối hiệu quả nhất
nhằm giới thiệu hình ảnh, nâng cao uy tín công ty với các khách hàng tiềm năng thông
qua những hoạt động thường xuyên và định kỳ như tham gia hội chợ xúc tiến thương
mại do các cơ quan có thẩm quyền hổ trợ, thông qua những khách hàng quen để tìm
hiểu thêm những khách hàng tiềm năng, xây dựng những văn phòng đại diện ở HONG
KONG, TRUNG QUỐC, MỸ, CAMPUCHIA, nhằm phát triển hệ thống phân phối và
xúc tiến thương mại của công ty.
2.2.4 Các hình thức xúc tiến bán hàng
Trong nỗ lực gia tăng các hoạt động xuất khẩu sản phẩm may mặc để không
ngừng phát triển, công ty đã chú trọng hơn vào hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản
phẩm may mặc, giới thiệu năng lực sản xuất của công ty để khách hàng tại thị trường
tiêu thụ tiềm năng hiểu rõ và xây dựng mối quan hệ kinh doanh với công ty.
− Tại các hội chợ quốc tế chuyên ngành may mặc ở Đức, Nhật Bản, Đài
Loan... cũng như khi công ty tham gia các hội chợ triển lãm hàng dệt may và thiết
bị may trong nước, công ty đã mang các sản phẩm may mặc có chất lượng cao của
công ty để giới thiệu với các khách hàng. Qua các hội chợ triển lãm này công ty
được rất nhiều khách hàng quan tâm, đến tìm hiểu và qua đó công ty có thể ký kết
ngay các hợp đồng với khách hàng hoặc sau đó khách hàng sẽ liên hệ với công ty
đặt các đơn hàng.
− Công ty cũng tham gia các hiệp hội trong ngành may mặc trong và ngoài
nước nhằm phát triển khách hàng và cũng nhằm tìm kiếm đối tác kinh doanh, bởi vì
trong kinh doanh thông tin công ty khi được các hiệp hội cung cấp đến đối tác cũng

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRANG 23
SVTH: NGUYỄN NGỌC NHƯ GVHD: ThS NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI
được xem như đã đặt được một nền tản phát triển mối quan hệ kinh doanh thuận
lợi.
− Bên cạnh việc tham gia trực tiếp vào các hội chợ triển lãm công ty còn
đẩy mạnh hoạt động quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo
chí, Truyền hình, Các trung tâm và Cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty, đồng
thời công ty còn hoà mạng lập trang Web riêng. Thông qua đó, các khách hàng
trong và ngoài nước đều có thể biết đến công ty.
− Ngoài việc tận dụng tối đa sức tăng trưởng hiện tại với các loại hàng đã
xuất được sang thị trường tiêu thụ ở các nước, với những sản phẩm có chất lượng
cao đã tạo được uy tín cho công ty thì hiện nay công ty bắt đầu chuyển dần một
phần đầu tư sang sản xuất hàng may mặc có thương hiệu riêng của mình. nhằm
mục đích cũng cố lòng tin với khách hàng hiện hữu, cũng là nhằm chứng minh
năng lực phát triển của công ty với khách hàng tiềm năng trên thị trường thế giới.
Hoạt động xúc tiến thương mại đem lại những kết quả hết sức khả quan, sản
phẩm của công ty đến nay đã có mặt ở trên nhiều nước trên thế giới.
2.2.5 Thị phần và đối thủ cạnh tranh
2.2.5.1 Thị phần
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, đến 31/12/2010, toàn ngành công
nghiệp Dệt may Việt nam có 3.710 doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có sự
phân bố không đồng đều giữa vùng miền. Tại miền Bắc, nơi tập trung tới 30% doanh
nghiệp, thì các doanh nghiệp lại chủ yếu đóng tại thủ đô Hà Nội. khu vực miền Trung
chỉ chiếm 8% lượng doanh nghiệp toàn Ngành. Khu vực miền Nam chiếm tới 62%
lượng doanh nghiệp toàn Ngành, cũng chủ yếu tập trung tại TP.Hồ Chí Minh, Bình
Dương, Đồng Nai. Sự tập trung quá cao này dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt giữa các
doanh nghiệp dệt may với các ngành công nghiệp khác; giữa các doanh nghiệp dệt may
với nhau về đơn hàng, lao động, tiền lương...
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), Kim ngạch xuất khẩu dệt may 2010 đạt
11,2 tỷ USD, tăng 23,2% so với năm 2009, Trong đó, thị trường Mỹ đạt hơn 6 tỷ USD,

tiếp tục duy trì trong top 5 quốc gia có lượng hàng dệt may xuất khẩu lớn nhất vào thị
trường Mỹ. Công ty Protrade cũng đóng góp giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2010
sang thị trường Mỹ gần 20 triệu USD.
Hiện nay, Việt Nam đang là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 7 trên bản đồ
dệt may thế giới (theo tổ chức Thương mại Thế giới), sau thị trường Trung Quốc, khu
vực EU, Hồng Kông, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh, Ấn Độ, và đang chiếm 2,7% thị phần
xuất khẩu thế giới. Trong đó, Mỹ, EU, Nhật Bản, Canada và Nga là những khu vực tiêu
dùng hàng dệt may lớn nhất thế giới, chiếm tới 86,4% thị phần nhập khẩu, và đáng chú
ý đây cũng là nhóm thị trường truyền thống của dệt may Việt Nam.
Trong thời gian qua, Mỹ tiếp tục duy trì là thị trường xuất khẩu lớn nhất của dệt
may Việt Nam, chiếm đến 51% thị phần xuất khẩu. Việt Nam là thị trường xuất khẩu
lớn thứ 2 sau thị trường Trung Quốc xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ. EU là thị trường
xuất khẩu lớn thứ hai khi chiếm 17% thị phần xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam,
hiện Việt Nam đang là nhà cung cấp hàng dệt may lớn thứ 8 vào thị trường EU sau
Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh, Ấn Độ, Tunisia, Morocco và Pakistan.
Mặc dù trong những tháng đầu năm 2011, thị trường Nhật Bản liên tiếp gặp phải
những khó khăn do thảm họa động đất và sóng thần, nhưng đây vẫn là thị trường xuất
khẩu dệt may lớn thứ 3 của Việt Nam, chiếm khoảng 12% thị phần xuất khẩu. Với mức
tăng trưởng trong thời gian qua, Việt Nam đã vượt qua Italy để trở thành nhà cung cấp
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRANG 24
SVTH: NGUYỄN NGỌC NHƯ GVHD: ThS NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI
sản phẩm dệt may đứng ở vị trí thứ 2 sau Trung Quốc, và đang chiếm 4,45% thị phần
tại thị trường này.
2.2.5.2 Cạnh Tranh
Đối thủ cạnh tranh trong nước: Dệt may là ngành có lực lượng lao động lớn
với khoảng trên 2 triệu người, trong đó trên 1,2 triệu lao động làm việc trong các doanh
nghiệp công nghiệp, số còn lại thuộc các Hợp Tác Xã, hộ gia đình người trồng bông,
trồng dâu nuôi tằm. Lao động ngành dệt may là lao động trẻ, đa số tuổi đời dưới 30
(ngành dệt chiếm 38%, ngành may chiếm trên 64%), lao động trên 50 tuổi có tỷ lệ rất
thấp (dệt 3%, may 1,2%). Thời gian làm việc của một người lao động phần lớn chỉ

dưới 10 năm, và chỉ có khoảng 10 doanh nghiệp có từ 5000 lao động trở lên còn lại là
các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Các công ty trong ngành cạnh tranh nhau trong việc huy động nguồn lao động
nhằm gia tăng lợi thế lao động rẽ trong mắt khách hàng thế giới, cạnh tranh trong việc
tìm hiểu và phát triển chiến lược tại thị trường tiêu thụ, mà còn cạnh tranh nhau trong
việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu.
Đối thủ cạnh tranh quốc tế nặng ký hiện nay của doanh nghiệp dệt may Việt
Nam nói chung và của Protrade nói riêng tại thị trường Hoa Kỳ là Trung Quốc, Ấn
Độ...những nước có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm dệt may có giá cạnh tranh
và có nguồn lao động lành nghề, giá tương đối thấp, không khác mấy Việt Nam.
Bangladesh và Pakistan cũng là đối thủ cạnh tranh mới về một số mặt hàng như áo dệt
kim, sơ mi vải bông, quần áo vải bông ... có giá thành tương đối thấp.
2.2.6 Nhận xét về tình hình tiêu thụ và công tác Marketing của Công ty
2.2.6.1 Về công tác nghiên cứu thị trường.
Việc nắm bắt được thị hiếu của khách hàng cũng đồng nghĩa với công ty sẽ tiêu
thụ được sản phẩm của mình, do sản phẩm được sản xuất ra đáp ứng đúng nhu cầu của
người tiêu dùng trên thị trường mục tiêu. Đối với thị trường may mặc là thị trường mà
nhu cầu thay đổi theo tính thời vụ, do đó công tác điều tra thị trường càng được sự
quan tâm. Công ty PROTRADE đã ý thức được điều này nên từ khi thị trường Mỹ mở
cửa, công ty đã thông qua các kênh khác nhau để tiến hành thâm nhập thị trường, tìm
hiểu nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ về sản phẩm hàng may mặc. Công ty đã tổ chức
điều tra thị trường nhưng chỉ qua các kênh gián tiếp như Đại sứ quán, các tổ chức
thương mại. Chưa đi sâu khai phá hết nhu cầu sản phẩm May Mặc của người dân Mỹ,
chỉ tập trung vào các sản phẩm thông thường như áo sơ mi, quần jeas… mà vẫn chưa
phát triển các sản phẩm có giá trị cao như áo Vest, Comple…
2.2.6.2 Về kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
Việc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm thông thường diễn ra tại bộ phận Kế hoạch
thị trường. Những đối với Công ty thì không chỉ bộ phận kế hoạch thị trường có trách
nhiệm mà phòng Xuất nhập khẩu cũng phải tiến hành xây dựng kế hoạch điều này rất
có thể dẫn đến sự chồng chéo nhiệm vụ cũng như là trách nhiệm của hai đơn vị này.

Việc lập kế hoạch hàng năm là căn cứ để tiến hành lập kế hoạch của quý, tháng. Các kế
hoạch này thường được dựa trên các đơn đặt hàng của khách hàng, ngoài các kế hoạch
ngắn hạn công ty cũng lập các kế hoạch trung và dài hạn nhưng các kế hoạch này chỉ
dừng lại ở tất cả các thị trường chứ chưa có kế hoạch trung hạn và dài hạn cho từng thị
trường. Từ đó có thể gây khó khăn khi đánh giá hiệu quả tiêu thụ trên từng thị trường
cụ thể để tìm ra những điểm cần khắc phục.
2.2.6.3 Về chính sách tiêu thụ sản phẩm.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRANG 25

×