Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Quy trình sản xuất các thể loại chương trình truyền hình tại đại TH hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.13 KB, 6 trang )

QUY TRÌNH SẢN XUẤT CÁC THỂ LOẠI CHƯƠNG
TRÌNH TRUYỀN HÌNH TẠI ĐẠI TH HÀ NỘI
1. Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội được thành lập năm 1954 với
57 năm xây dựng và phát triển.
Nhiệm vụ của Đài là sản xuất và phát sóng các chương trình phát
thanh, truyền hình, xuất bản các ấn phẩm giấy và các bài viết trên
trang thông tin điện tử. Trong đó nhiệm vụ chính và được quan tâm
đầu tư nhất, mang lại nguồn thu lớn nhất cho Đài là sản xuất các
chương trình truyền hình.
Sản xuất các thể loại chương trình truyền hình khác nhau đòi hỏi các khâu
khác nhau, khả năng sang tạo khác nhau, tuy nhiên về cơ bản cũng có một
quy trình sản xuất chung được Đài áp dụng. Quy trình đó được tóm tắt theo
sơ đồ sau :


Biên
tập,
đạo
diễn

Duyệt
kịch
bản

Điều
độ
sản
xuất

Sản
xuất


tiền
kỳ

Truyền
hình
trực
tiếp

Sản
xuất
hậu
kỳ

Duyệt
nội
dung

Băng
khai
thác

phát
lại

Hòa
âm

Phát
sóng


Giải thích sơ đồ và nhận xét những bất cập của từng khâu trong quy
trình:
1. Biên tập, đạo diễn:
Biên tập, đạo diễn là những người xây dựng ra các chương trình
truyền hình, là những người sáng tác hoặc dựa theo một kịch bản có
sẵn để chuyển thể thành một kịch bản truyền hình.
Tuy nhiên, một số biên tập, đạo diễn chưa có kinh nghiệm, nghiệp vụ còn
non dẫn đến cho ra đời những sản phẩm còn nghèo nàn về mặt nội dung
và có sai sót về kỹ thuật.
Kịch bản là một văn bản thể hiện một chương trình bằng từ ngữ, có hai
dạng kịch bản là: kịch bản quay và kịch bản dựng.
- Kịch bản quay là một văn bản thể hiện một chương trình bằng từ ngữ


giúp người quay có thể hiểu và thể hiện được ý tưởng của đạo diễn.
- Kịch bản dựng là một văn bản thể hiện một chương trình bằng từ ngữ
giúp người dựng khi xem kịch bản biết được nội dung từng cảnh, thời
lượng của mỗi cảnh.
Tuy vậy, hiện nay, nhiều khi phóng viên thực hiện phóng sự truyền hình chỉ
nêu qua ý tưởng chứ không viết kịch bản cụ thể, hoặc gộp cả hai kịch bản
quay và kịch bản dựng làm một, dẫn đến quay phim bỏ sót nhiều ý tưởng
của phóng viên và kỹ thuật viên dựng phim cũng gặp khó khăn, mất nhiều
thời gian khi dựng.
2. Duyệt kịch bản:
Khâu duyệt kịch bản nhằm kiểm tra nội dung chương trình có phù hợp hay
không thì mới cho sản xuất để tránh lãng phí.
3. Điều độ sản xuất:
Sau khi kịch bản được duyệt cho phép sản xuất thì từ việc bố trí các phương
tiện sản xuất cho đến nhân lực sản xuất đều do khối này quy định. Ngoài ra,
còn bố trí địa điểm thực hiện chương trình, thời gian thực hiện (tiền kỳ, hậu

kỳ, phát sóng).
Hiện khâu này ở Đài vẫn chưa được tiêu chuẩn hóa, phóng viên vẫn phải là
người đứng ra tự lo mọi từ xin xe, xin quay phim, xin quay phim, kỹ thuật,
bố trí địa điểm, thời gian quay nên mất nhiều thời gian đáng ra dành cho
việc làm nội dung chương trình.
4. Sản xuất tiền kỳ:
Sau khi phóng viên biên tập có kịch bản hoàn chỉnh, chương trình được tiến
hành quay, ghi hình bằng thiết bị gọn nhẹ trên xe truyền hình lưu động, hay
tại studio truyền hình theo ý tưởng và nội dung do biên tập viên hoặc đạo
diễn chỉ đạo.
Kỹ thuật của chương trình (hình ảnh, âm thanh, ánh sáng…) do các kỹ thuật
viên chịu trách nhiệm.
Sản phẩm của khâu tiền kỳ là băng hình gốc để sản xuất hậu kỳ, kèm theo


băng là phiếu sản xuất tiền kỳ.
Trong trường hợp các chương trình truyền hình trực tiếp, tín hiệu được
truyền tới phòng tổng khống chế để phát sóng.
Tuy nhiên, do thiếu máy mọc và phương tiện nên nhiều khi các phóng viên
phải ghép máy, ghép xe để đi ghi hình cùng nhau dẫn đến việc ảnh hưởng
đến thời gian ghi hình. Việc thiếu kỹ thật viên lưu động phụ trách âm thanh,
ánh sang tại hiện trường cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng ghi
hình tại hiện trường. Chất lượng băng ghi hình cũ, thiếu băng ghi hình cũng
là một trong những khó khăn cản trở cải tiến chất lượng chương trình
truyền hình
5. Sản xuất hậu kỳ:
Từ các băng đã ghi ở khâu tiền kỳ được đưa tới phòng dựng, tiến hành dựng
hình theo kịch bản của biên tập viên chương trình.
Khi đã hoàn chỉnh phần hình, băng được đưa sang phòng tiếng để thực hiện
các công việc sau:

- Lời thuyết minh, bình luận và lời thoại được ghi vào kênh CH1 ở mức
chuẩn.
- Nhạc và tiếng động nền được đưa vào kênh CH2 để ghi ở mức nền.
Sau đó băng được sang hòa âm. Đi kèm theo băng thành phẩm là phiếu sản
xuất hậu kỳ. Phiếu này là chứng chỉ chất lượng kỹ thuật của băng chương
trình, là cơ sở để băng không phải OTK kỹ thuật.
Tuy nhiên, trong khi hiện nay nhiều đài truyền hình áp dụng hệ thống ghi
hình, dựng và phát sóng số nghĩa là ghi hình bằng băng số, dựng phi tuyến
và truyền phát sóng ngay thì Đài PT-TH Hà Nội vẫn sử dụng băng quay
Betacam, ghi hình và ghi lời đọc bằng băng Betacam rồi trút dữ liệu vào
server, dựng hình hoàn chỉnh, sau đó mới in lại ra băng Betacam để phát
sóng. Như vậy độ nét của hình ảnh và âm thanh bị suy giảm.
6. Duyệt, kiểm tra nội dung:
Trước khi đưa vào phát sóng, chương trình phải được duyệt nội dung. Hội


đồng nghiệm thu của Đài sẽ duyệt và cho phép phát sóng hay không phát
sóng vào phiếu nghiệm thu phát sóng của băng chương trình. Nếu cần phải
sửa chữa, băng được quay về bắt đầu từ khâu hậu kỳ video.
Các băng khai thác hoặc những băng phát lại (thời gian hơn 1 tháng) đều
được thực hiện trước tiên qua khâu duyệt nội dung, sau đó OTK kỹ thuật và
chuyển đến phòng phát sóng.
7. Phát sóng:
Thực hiện phát sóng các băng chương trình đã đầy đủ thủ tục quyết định và
thực hiện phát sóng trực tiếp các chương trình studio từ các địa điểm tiếp
theo thông qua các đường truyền vệ tinh, cáp quang…
Đề xuất cải tiến:
- Nâng cao nghiệp vụ của các đạo diễn, phóng viên, biên tập viên bằng
cách thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo ngắn ngày, cử đi học tập
kinh nghiệm và nghiệp vụ của các hang TH lớn trong và ngoài nước.

- Yêu cầu và kiểm soát chặt chẽ khâu chuẩn bị kịch bản, trước khi thực
hiện các khâu khác thì kịch bản quay và kịch bản dựng phải được
chuẩn bị và trình duyệt đầy đủ.
- Đài nên có kế hoạch đầu tư, trang bị đầy đủ máy quay, xe đi ghi hình,
tăng cường kỹ thuật viên cho mỗi kíp ghi hình.
- Chuyên nghiệp hóa khâu điều độ sản xuất để tránh cho phóng viên
phải ôm đồm quá nhiều công việc.
- Đầu tư đổi mới hệ thống máy quay, băng quay từ Betacam sang số,
thay bàn dựng phi tuyến và vận hành phát sóng số để nâng cao hiệu
quả của chương trình truyền hình tới người xem.
2. Các nội dung trong môn học Quản trị tác nghiệp đều có thể áp dụng
vào công việc của tôi. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, nội dung mà tôi
sẽ ứng dụng vào công việc là nội dung về quản trị chất lượng.
Theo các nghiên cứu, nâng cao chất lượng là một chiến lược đã được
chứng minh là sinh lợi về mặt tài chính cho rất nhiều công ty. Nhưng


ngược lại, nhiều nỗ lực về chất lượng đã không thành công, hoặc
không mang lại lợi ích cho rất nhiều công ty.
Đài PT-TH Hà Nội nên tiêu chuẩn hóa, chuyen nghiệp hóa các khâu
trong quy trình sản xuất, thực hiện ISO trong quản lý để nâng cao nội
dung và chất lượng toàn diện của chương trình phát sóng
Là một phóng viên, tôi muốn khâu kịch bản phải được thực hiện cẩn
thận, ý tưởng đưa ra phải được tìm tòi nghiên cứu kỹ, có kịch bản hay
thì sẽ có chương trình hay. Muốn như vậy thì cần đầu tư mạnh cho
khâu xây dựng kịch bản
- Đào tạo và tổ chức lại khâu điều độ sản xuất để phóng viên chỉ cần
đưa ra yêu cầu chứ không cần phải mất nhiều thời gian và công sức để
đi điều độ các vấn đề hậu cần.
- Thường xuyên đào tạo, tập huấn phóng viên, biên tập viên, đạo diễn

- Cập nhật kịp thời các máy móc và công nghệ tiên tiến phục vụ cho
việc sản xuất chương trình truyền hình.
Tham khảo:
1. Giáo trình Quản trị tác nghiệp (Đại học Griggs).
2. Tài liệu trên internet.



×