Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Ứng dụng một số bài tập bổ trợ phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích nội dung nhảy xa ưỡn thân cho nữ học sinh lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP BỔ TRỢ
PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ NHẰM
NÂNG CAO THÀNH TÍCH NỘI DUNG NHẢY XA
ƯỠN THÂN CHO NỮ HỌC SINH LỚP 11

Người thực hiện: Thiều Minh Tuân
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Thể dục

THANH HOÁ NĂM 2019
1


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU..........................................................................................................2
1.1. Lý do chọn đề tài........................................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.................................................4
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm...................................................4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm....................4
2.3. Giải pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề.................................................4
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.....................................................................10


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................17
3.1. Kết luận....................................................................................................17
3.2. Kiến nghị..................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................18
1. Phân phối chương trình môn Thể dục.........................................................18
2. Sách giáo khoa Thể dục . NXB giáo dục năm 2006....................................18
3. Hướng dẫn dạy học môn Thể dục THPT. NXB giáo dục năm 2006...........18

2


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Sức khỏe là cái xe chở chi thức cho học sinh là một bộ phận quan trọng của
công tác giáo dục thể chất, đáp ứng yêu cầu bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa trong tình hình mới. Vì thế mà nền giáo dục của chúng ta đã đem môn
học Thể dục vào ở tất cả các cấp học, với mục đích nâng cao sức khoẻ cho mọi
người, đào tạo thế hệ trẻ có một thể lực dồi dào đáp ứng được công cuộc" Công
nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước".
Công cuộc xây dựng đất nước trong tình hình mới, trong nghị quyết IV ban
chấp hành TW Đảng khoá VII đã nêu .." con người phát triển cao trí tuệ ,
cường tráng về thể chất , phong phú về tinh thần , trong sáng về đạo đức là
động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới , đồng thời là mục tiêu của xã hội
chủ nghĩa." Cùng với chỉ thị 36 CT/TW của ban bí thư TW Đảng khoá VIII "về
công tác Thể dục thể thao trong tình hình mới" ghi rõ :"phải phấn đấu đạt được
các mục tiêu về Giáo dục thể chất trong trường học, đồng thời phải kiện toàn
hệ thống đào tạo cán bộ giáo viên, huấn luyên viên, vận động viên trẻ..." điều đó
cũng nói lên yêu cầu của người giáo viên giảng dạy môn Thể dục trong trường
học phải luôn tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của
mình, cũng như tìm ra các phương pháp mới để giảng dạy cho học sinh đạt hiệu

quả cao nhất, đáp ứng được với sự phát triển của xã hội.
Chính vì vậy mà trong dạy học cho học sinh ở trường phổ thông việc đưa
các bài tập bổ trợ thể lực là rất cần thiết và quan trọng trong việc nâng cao thể
lực chuyên môn cho từng môn học từ đó các em mới có thể thực hiện đúng
được các yêu cầu của kỹ thuật mà chương trình bắt buộc, qua đó nâng cao trình
độ của người tập luyện các môn thực hành đặc biệt là nội dung nhảy xa.
Nếu giáo viên giảng dạy mà không áp dụng các bài tập bổ trợ thì hiệu quả
sẽ không có. Đặc biệt là nội dung nhảy xa, vì thể lực của các em yếu nên không
thể có thành tích tốt được.
Là giáo viên có 14 năm giảng dạy ở trường phổ thông hằng năm nội dung
nhảy xa tôi đã vận dụng các bài tập bổ trợ này để giảng dạy nhằm giúp các em
nâng cao thể lực một cách hiệu quả.Vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “Ứng dụng một
số bài tập bổ trợ phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích nội dung
nhảy xa ưỡn thân cho nữ học sinh lớp 11 trường THPT Yên Định 3”.

1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Đề tài đã giả quyết được sự yếu kém về thể lực của học sinh nói chung và
thể lực chuyên môn nhảy xa ưỡn thân nói riêng .
- Mục tiêu của tôi đó là đem đề tài trao đổi với các đồng nghiệp nhằm mục
đích nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân góp phần vào việc nâng cao thể
lực và năng lực của học sinh.
3


1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Tìm hiểu nghiên cứu phân phối chương trình SGK và thực tiễn dạy học
nội dung nhảy xa lớp 11 THPT.
- Vận dụng một số bài tập bổ trợ để nâng cao thể lực nội dung nhảy xa ưỡn
thân.
- Học sinh nữ lớp 11 trường THPT Yên Định 3.

- Số lượng nhóm thực nghiệm lớp 11C1 là 40 em, nhóm đối chứng 11C2 là
40 em.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu
- Phương pháp quan sát và thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp kiểm tra đánh giá các tố chất thể lực
- Phương pháp tính toán, sử lý số liệu

4


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Nhảy xa ưỡn thân gồm 4 giai đoạn: Chạy đà - Giậm nhảy - Trên không tiếp đất, trong đó giai đoạn chạy đà và giậm nhảy là hai giai đoạn quan trọng
nhất. Vì vậy để có thành tích tốt trong một lần nhảy yêu cầu học sinh phải thực
hiện thật tốt hai giai đoạn này.
Đối với giai đoạn chay đà: Đối với học sinh trung học phổ thông, cự li chạy
đà khoảng 15 – 20m. Đo đà, điều chỉnh đà để tìm ra cự li chạy đà hợp lí, phù
hợp với mỗi người tập là một việc làm rất quan trọng trong nhảy xa. Khi chạy đà
độ dài các bước chạy đà cần tăng dần kết hợp với nâng dần thân lên, đặc biệt
phải tăng dần tốc độ cho đến khi đạt tốc độ cao nhất. Khi đó tiếp tục duy trì tốc
độ cao đó bằng cách giữ ổn định khoảng cách, trật tự và tần số bước.
Đối với giai đoạn giậm nhảy: Giai đoạn giậm nhảy bắt đầu khi đặt chân
giậm nhảy vào ván giậm nhảy. Lúc này chân giậm hơi khuỵu gối, sau đó dùng
sức mạnh của chân và toàn thân đạp mạnh, nhanh lên ván như sức bật của một
chiếc lò xo. Rất nhiều công trình nghiên cứu về giai đoạn giậm nhảy trong nhảy
xa cho thấy thành tích đạt được phụ thuộc vào sức mạnh của chân, sự linh hoạt
của cổ chân, sức bật của bàn chân, sự phối hợp nhịp nhàng của toàn bộ cơ thể
đặc biệt là sự phối hợp chính xác giữa lực giậm nhảy với lực do chạy đà tạo nên
và góc độ giậm nhảy hợp lí

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong chương trình giảng dạy môn nhảy xa ưỡn thân ở trường THPT từ lớp
11 các em chỉ được học các kỷ thuật của nhảy xa ưỡn thân chứ các em không
được trang bị thể lực. Nếu người giáo viên không đưa các bài tập bổ trợ vào để
giảng dạy mà chỉ thực hiện các bài tập trong yêu cầu của phân phối chương trình
và các bài tập hướng dẫn trong sách giáo khoa thì:
-Thứ nhất: Học sinh chỉ biết được kỷ thuật cơ bản chứ khi áp dụng kỷ thuật
đó vào thực hành nhảy xa thì không thực hiện được hoặc nhảy không xa vì thiếu
thể lực.
- Thứ hai: Nếu không củng cố thể lực chuyên môn cho các em nội dung học
lặp lại nhiều lần thể lực chuyên môn của người học yếu dẫn đến người học bị
sớm mệt mỏi nhàm chán thiếu hứng thú tập luyện.
Để các em phát triển thêm về thể lực, cũng như có điều kiện để phát triển
kỷ thuật động tác nhảy xa ưỡn thân cầu cầu người giáo viên phải nghiên cứu,
tìm tòi, đầu tư vào giờ dạy một cách công phu và đưa các bài tập mới cho các
em tập luyện, tránh tập đi tập lại một vài động tác gây nhàm chán cho các em và
gây mất hứng thú của các em. Khi đó giờ dạy của giáo viên mới có chất lượng
cao, học sinh tích cực tự giác hơn trong học tập cũng như trong tập luyện.
2.3. Giải pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề
Các bài tập bổ trợ vào giờ học nhảy xa ưỡn thân để phát triển thể lực.

5


Để góp phần nâng cao hiệu quả của tiết học tôi đó nghiên cứu và vận dụng
đem vào giảng dạy các bài tập bổ trợ phát triển thể lực với thời gian từ 5 – 6
phút/tiết ( vào phần thể lực của mỗi tiết giáo án) liên tục từ tiết thứ nhất cho đến
tiết cuối cùng của chương trình nhảy xa. Vì thời gian học nhảy xa trên lớp chỉ có
11 tiết thực hành nên không đủ thời gian tác động do đó tôi đưa ra một số bài tập
bổ trợ thể lực và hướng dẫn các em về nhà tập luyện.

Trước khi đưa các bài tập bổ trợ tác động lên học sinh tôi đó tiến hành kiểm
tra tố chất sức mạnh của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng.
Tôi tiến hành kiểm tra bằng hai bài tập sau.
Bài tập 1: Bật xa tại chỗ.
Thành tích của lớp 11C1 ( nhóm đối chứng)
Kết quả nghiên cứu trình bày bảng 1, biểu đồ 1. Phân tích kết quả cho thấy
rằng thành tích trung bình bật xa tại chỗ của nhóm là X=1m94, độ lệch chuẩn là
0,22.
Thành tích của lớp 11C2.(nhóm thực nghiệm)
Kết quả nghiên cứu trình bày bảng 1, biểu đồ1. Phân tích kết quả cho thấy
rằng thành tích trung bình bật xa tại chỗ của nhóm là X=1m95, độ lệch chuẩn là
0,2.
Bảng 1: Kết quả bật xa tại chỗ của hai nhóm trước thực nghiệm
Chỉ số
Nhóm
Đối chứng
Thực nghiệm
Giá trị trung bình
1m94
1m95
Độ lệch chuẩn
0,22
0,2

6


Biểu đồ 1: Biểu diễn thành tích bật xa cuả hai nhóm trước thực nghiệm

7



Bài tập 2: Chạy tốc độ cao 30m
Thành tích của lớp 11C1. ( nhóm đối chứng)
Kết quả nghiên cứu trình bày bảng 2, biểu đồ2. Phân tích kết quả cho thấy
rằng thành tích trung bình chạy tốc độ cao 30m của nhóm là X= 6,08(s) độ lệch
chuẩn là 0,21 .
Thành tích của lớp 11c2. (nhóm thực nghiệm)
Kết quả nghiên cứu trình bày bảng 2, biểu đồ2. Phân tích kết quả cho thấy
rằng thành tích trung bình chạy tốc độ cao 30m của nhóm là X= 6,04(s) độ lệch
chuẩn là 0,25.
Bảng2: Kết quả chạy tốc độ cao 30m của hai nhóm trước thực
nghiệm
Chỉ số
Nhóm
Đối chứng
Thực nghiệm
Giá trị trung bình
6,08
6,04
Độ lệch chuẩn
0,21
0,25

8


Biểu đồ 2: Biểu diễn thành tích chạy tốc độ cao 30m của hai nhóm trước thực
nghiệm


9


Nhận xét: Xử lý số liệu quan sát bằng toán học thống kê cho thấy vấn đề
phát triển trình độ, tố chất sức mạnh của nữ học sinh lớp 11 trường THPT Yên
Định 3 đang còn thấp và chưa được quan tâm chú ý. Cho nên trình độ phát triển
tố chất sức mạnh tương đối không đồng đều. Nhưng toán học thông kê không
tìm thấy sự khác biệt giữa hai nhóm. Sự không đồng đều chủ yếu phụ thuộc vào
sự thích nghi về địa dư.
Như đã phân tích ở trên cho thấy rằng hiện nay trình độ tố chất sức mạnh
của học sinh trường THPT Yên Định 3 còn ở mức thấp và không đều nhau. Tuy
nhiên cho tới nay việc áp dụng phương pháp dạy học mới nhằm nâng cao trình
độ thể lực cho học sinh nữ còn hạn chế và ít được sử dụng .
Sau mỗi buổi học các em chỉ dành 5-6 phút để tập các bài tập thể lực. Việc
tập luyện các bài tập chỉ diễn ra 1tuần/2lần/2 tiết học. Nên nhìn chung sự tác
động của các bài tập, lượng vân động lên cơ thể là rất ít, không đủ để cho học
sinh có thể phát triển về thể lực.Vì vậy cần tăng cường lượng vân động, tác động
lên cơ thể .
Từ đó tôi đã lựa chọn một số bài tập bao gồm:
1. Nhảy dây
2. Đứng lên ngồi xuống bằng 1 chân
3. Bật xa tại chỗ
4. Nhảy dây bằng hai chân thu gối chạm ngực
5. Kéo dây cao su
6. Chạy tốc độ cao 30m

10


Khi tìm được hệ thống các bài tập tôi đã lên kế hoạch tập luyện trong 15

buổi như sau:
TT
1
2
3
4

Tên bài tập

Số
buổi
4
4
4
4

1-3
+

4-6

Buổi
7-9 10-12
+
+
+
+
+
+
+


13-15
+
+

Nhảy dây
Đứng lên ngồi xuống bằng 1 chân
+
Bật xa tại chỗ
+
+
Nhảy dây bằng hai chân thu gối chạm
+
+
+
ngực
5
Kéo dây cao su
4
+
+
+
+
6
Chạy tốc độ cao 30 m
4
+
+
+
+

Trên cơ sở lý luận nêu trên tôi tiến hành tổ chức thực nghiệm, đối chiếu 40
em của lớp 11C1 và 40 em của lớp 11C2 trường THPT Yên định 3
Bước đầu thực nghiệm các nhóm tương đương nhau về sức khỏe, thành
tích, số buổi tập, điều kiện tập luyện
Để đạt được kết quả cao trong tập luyện giáo dục tố chất thể lực chuyên
môn, tôi đã sử dụng các nguyên tắc, phương pháp của quá trình dục thể chất
vào quá trình thực nghiệm sư phạm
Thời gian thực hiện là 15 buổi: 11 buổi trên lớp trong tiết học chính khóa
tại trường, 4 buổi về nhà học sinh tự tập luyện theo hướng dẫn của giáo viên.
Nhóm đối chiếu học tập theo giáo án thông thường không sử dụng các bài
tập bổ trợ phát triển sức mạnh
Nhóm thực nghiệm thực hiện theo giáo án của tôi có áp dụng các bài tập bổ
trợ phát triến sức mạnh. Trong quá trình luyện tập để đánh giá sức mạnh người
ta thường xác định qua các test sư phạm để kiểm tra những tố chất này
Để đảm bảo tính chính xác, khách quan, khoa học tôi đó đưa ra một số test
để hỏi một số thầy cô có kinh nghiệm trong giảng dạy, và một số bạn đồng
nghiệp các test bao gồm:
1. Test Bật xa tại chỗ
2. Test Kéo dây cao su
3. Test Chạy tốc độ cao 30m
4. Test Nhảy xa ưỡn thân
5. Test Đứng lên ngồi xuống bằng 1 chân
Vì thời gian thực nghiệm và phương tiện hạn chế nên tôi đó lưu chọn
những test có số người đồng ý cao. Gồm các test sau:
1. Test Bật xa tại chỗ
2. Test Chạy tốc độ cao 30m
3. Test Nhảy xa ưỡn thân
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.


Tôi tiến hành kiểm tra các tố chất sức mạnh và thành tích nhảy xa ưỡn thân
của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm kết quả như sau:
11


* Kết quả bật xa tại chỗ ( m)
Sau thực nghiệm
Tham số
Nhóm đối chứng
Nhóm thực nghiệm
Giá trị trung bình
2.04
2,23
Độ lệch chuẩn
0,12
0,13
P
1%
Như ở trên chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương
nhau. Sau tác động cho thấy sự chênh lệch giữa thành tích trung bình nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa. Tức là sự chênh lệch thành tích
trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn thành tích trung bình nhóm đối chứng là
không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động

12


Biểu đồ 3: Biểu diễn thành tích sau thực nghiệm của test bật xa tại chỗ.

13



* Chạy tốc độ cao 30m( s)
Tham số
Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn
P

Sau thực nghiệm
Nhóm đối chứng
Nhóm thực nghiệm
5.98
5.72
1,02
1,08
1%

Như ở trên chúng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương
nhau. Sau tác động cho thấy sự chênh lệch giữa thành tích trung bình nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa. Tức là sự chênh lệch thành tích
trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn thành tích trung bình nhóm đối chứng là
không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động

14


Biểu đồ 4: Biểu diễn thành tích sau thực nghiệm của test Chạy tốc độ cao 30m

15



* Kết quả Nhảy xa ưỡn thân
Trước thực nghiệm
Tham số
Nhóm
Nhóm
đối chứng
thực nghiệm
Giá trị trung bình
2.85
2.87
Độ lệch chuẩn
1,12
1,31
P
5%

Sau thực nghiệm
Nhóm
Nhóm thực
đối chứng
nghiệm
2.96
3.13
1,23
1,21
1%

Như ở trên chúng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương
nhau. Sau tác động cho thấy sự chênh lệch giữa thành tích trung bình nhóm thực

nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa. Tức là sự chênh lệch thành tích trung
bình nhóm thực nghiệm cao hơn thành tích trung bình nhóm đối chứng là không
ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động
Giả thuyết của đề tài “ Ứng dụng một số bài tập bổ trợ phát triển sức mạnh
tốc độ nhằm nâng cao thành tích môn nhảy xa ưỡn thân cho nữ học sinh lớp 11
trường THPT Yên Định 3”đã được kiểm chứng.

16


Biểu đồ 5: Biểu diễn thành tích trước và sau thực nghiệm cuả test Nhảy xa
ưỡn thân

17


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Kết quả các bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm có thành tích
tốt hơn nhóm đối chứng.
Chênh lệch của bài bật xa tại chỗ là: Nhóm thực nghiệm là 2m23, nhóm
đối chứng là 2m04. Chênh lệch thành tích của hai nhóm là 0,19cm, điều đó cho
thấy thành tích của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đó có sự khác biệt rõ
rệt, nhóm thực nghiệm có tác động nên có thành tích tốt hơn nhóm đối chứng
Chênh lệch của bài Chạy tốc độ cao 30m là: Nhóm thực nghiệm là 5,72(s),
nhóm đối chứng là 5,98(s). Chênh lệch thành tích của hai nhóm là 0,20(s), điều
đó cho thấy thành tích của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đó có sự khác
biệt rõ rệt, nhóm thực nghiệm có tác động nên có thành tích tốt hơn nhóm đối
chứng.
Đặc biệt là khi kiểm tra thành tích nhảy xa ưỡn thân thì thấy rõ sự chênh

lệch giữa hai nhóm. Nhóm thực nghiệm có điểm trung bình là 3.13(m), nhóm
đối chứng là 2.96(m). Điều đó cho thấy thành tích của hai nhóm đối chứng và
thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, nhóm thực nghiệm có tác động nên có
thành tích, kết quả học tập tốt hơn nhóm đối chứng.
Việc “ Ứng dụng một số bài tập bổ trợ phát triển sức mạnh tốc độ nhằm
nâng cao thành tích môn nhảy xa ưỡn thân cho nữ học sinh lớp 11 trường THPT
Yên Định 3” đã nâng cao thành tích, kết quả học tập của học sinh.
3.2. Kiến nghị.
Đối với các cấp lãnh đạo: Cần quan tâm hơn nữa về cở sở vật chất, trang
thiết bị dạy học cho môn Thể dục
Đối với giáo viên: Không ngừng tự học hỏi, tự bồi dưỡng trau dồi kiến
thức, kỹ năng, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn. Đổi mới phương pháp giảng
dạy nhằm gây hứng thú cho học sinh
Đối với học sinh: Cần năng cao ý thức, chất lượng học tập hơn nữa
Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm,
chia sẻ và đặc biệt là đối với giáo viên giảng dạy môn Thể dục trong các trường
THPT có thể ứng dụng đề tài này để nâng cao hứng thú, kết quả học tập cho học
sinh.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phân phối chương trình môn Thể dục
2. Sách giáo khoa Thể dục . NXB giáo dục năm 2006
3. Hướng dẫn dạy học môn Thể dục THPT. NXB giáo dục năm 2006.

19




×