Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Bài tập tài chính QUốc tế TINH HUONG CHUONG 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.78 KB, 8 trang )

VDEC, một nhà sản xuất giày trượt của Mỹ hiện nay đang có hoạt động
xuất nhập khẩu với Thái Lan. Công ty chọn Thái Lan làm mục tiêu xuất khẩu sản
phẩm chủ lực của mình là giày Speedos bởi vì viễn cảnh tăng trưởng của Thái và
không có cạnh tranh từ các nhà sản xuất Thái và nhà sản xuất Mỹ tại Thái Lan.
Trong một hợp đồng hiện nay, VDEC bán 180.000 đôi giày Speedos mỗi năm
cho Entertainment Products, một nhà bán lẻ Thái. Hợp đồng bao gồm giá cố định,
tính bằng Baht Thái và kéo dài trong 3 năm. Doanh thu hiện nay ở Thái Lan của
VDEC xấp sỉ bằng 10% tổng doanh thu trên toàn cầu.
VDEC cũng quyết định nhập khẩu cao su và nhựa làm nguyên liệu cho sản
xuất Speedos vì chất lượng cao và chi phí rẻ. Mặt khác, các điều kiện kinh tế yếu
kém ở Thái Lan do hậu quả của các sự kiện gần đây đã cho phép VDEC nhập
khẩu từ quốc gia này với chi phí thấp tương đối. Tuy nhiên, VDEC không kí các
hợp đồng dài hạn để nhập khẩu nguyên liệu và thanh toán theo giá thị trường
(bằng Baht) ở Thái tại thời điểm mua. Hiện nay, VDEC chịu khoảng 4% giá vốn
hàng bán ở Thái Lan trong tổng giá vốn hàng bán trên toàn cầu.
Mặc dù VDEC không có kế hoạch ngay lập tức về việc mở rộng kinh
doanh ở Thái Lan, nhưng Công ty có thể thành lập một công ty con ở Thái Lan.
Hiện nay VDEC chưa thành lập công ty con ở Thái Lan nhưng công ty sẽ tiếp tục
xuất nhập khẩu vào Thái Lan trong vài năm tới. Do những xem xét này, nên các
nhà quản lý của VDEC rất quan tâm đến các sự kiện gần đây xảy ra tại Thái Lan
và các nước láng giềng vì chúng có thể ảnh hưởng đến cả thành quả và các kế
hoạch tương lai của VDEC.
Mr. Indifference, giám đốc tài chính của VDEC đặc biệt quan tâm đến lạm
phát ở Thái Lan. Những quy định trong hợp đồng xuất khẩu của VDEC với
Entertainment Products, một mặt hàng đảm bảo được mức độ tối thiểu của doanh
số ở Thái Lan trong một năm cụ thể nào đó. Nhưng mặt khác lại làm cho VDEC
không thể điều chỉnh được giá cả tính theo mức lạm phát tại Thái Lan. Nhìn lại
quá khứ, Indifference đang tự hỏi xem liệu VDEC có đáng phải tham gia vào các
1



thoả thuận xuất khẩu đã ký kết hay không? Vì nền kinh tế Thái Lan đã tăng
trưởng rất nhanh trong quá khứ khi VDEC đồng ý ký hợp đồng cho nên mức chi
tiêu cao của người tiêu dùng đã dẫn đến kết quả là lạm phát cao và lãi xuất cao ở
Thái Lan. Thực ra, VDEC thích một hợp đồng trong đó giá giày được điều chỉnh
theo hướng lạm phát ở Thái Lan. Tuy nhiên để tận dụng các cơ hội ở Thái Lan,
VDEC chấp nhận hợp đồng khi Entertainment Products đề nghị bán hàng với
mức giá cố định. Mặc dù vậy, hiện nay đồng Baht Thái đang thả nổi tự do và Mr.
Indifference tự hỏi lạm phát cao tương đối ở Thái có thể ảnh hưởng đến tỷ giá
đồng Baht Thái do đó ảnh hưởng đến doanh số ở Thái như thế nào.
Mr. Indifference cũng quan tâm đến chi phí hàng bán ở Thái. Vì không có hợp
đồng giá cố định và giá nguyên liệu từ các hoá đơn tính bằng Baht nên VDEC
phải bị ảnh hưởng giá cao su và nhựa ở Thái Lan tăng. Mr. Indifference muốn
biết mức độ cao tiềm ẩn của lạm phát sẽ tác động như thế nào đến tỷ giá Baht –
Đô la và chi phí hàng bán ở Thái Lan (hiện nay đồng Baht đang thả nổi tự do).
Khi Mr. Indifference bắt đầu nghĩ về các điều kiện kinh tế tương lai ở Thái
Lan và hậu quả tác động lên VDEC, ông ta nhận thấy rằng ông đang cần sự giúp
đỡ. Cụ thể là Mr. Indifference lờ mờ với khái niệm ngang giá sức mua (PPP) ông
ta muốn biết tác động của thuyết này đến VDEC nếu nó tồn tại. Ngoài ra, Mr.
Indifference cũng nhớ lại là lãi suất cao tương đối ở Thái Lan sẽ hấp dẫn dòng
vốn vào và tạo áp lực tăng giá đồng Baht. Vì những quan ngại này, để có thể thấu
hiểu sâu sắc tác động của lạm phát đến VDEC, chúng ta cùng đi phân tích những
câu hỏi sau đây:
Câu 1: Mối quan hệ giữa lạm phát tương đối và tỷ giá của đồng tiền của 2
quốc gia là gì? Mối quan hệ này ảnh hưởng đến thu nhập và chi phí tại Thái của
VDEC như thế nào (cho biết đồng baht Thái thả nổi tự do)? Tác động ròng của
mối quan hệ này lên VDEC như thế nào?
a) Mối quan hệ giữa lạm phát tương đối và tỷ giá của đồng tiền của 2 quốc
gia:

2



Xét về mặt lý thuyết, nếu các yếu tố khác như nhau, khi tỷ lệ lạm phát của một
nước tăng tương đối so với lạm phát của một nước khác, mức cầu đồng tiền nước
đó giảm do xuất khẩu giảm do giá cao hơn. Ngoài ra, người tiêu dùng và các
công ty trong nước có lạm phát cao có xu hướng tăng nhập khẩu. Cả hai lực này
tạo áp lực giảm giá đồng tiền của nước có lạm phát cao.
b) Ảnh hưởng đến thu nhập tại Thái Lan của VDEC:
Theo ngang giá sức mua PPP tỷ giá giao ngay của 1 đồng tiền so với 1 đồng
tiền khác sẽ thay đổi để đáp ứng với chênh lệch trong tỷ lệ lạm phát giữa 2 nước.
Khi lạm phát ở Thái cao hơn ở Mỹ, đồng baht Thái sẽ bị giảm giá so với USD,
tức là cần nhiều baht Thái hơn để mua 1 USD. Vì hợp đồng xuất khẩu của công
ty VDEC với Entertainment Product với giá cố định bằng Baht Thái, do đó doanh
thu của VDEC bằng Baht Thái sẽ không thay đổi, tuy nhiên doanh thu của VDEC
tính bằng USD sẽ giảm (do ảnh hưởng của tỷ giá).
c) Ảnh hưởng đến chi phí tại Thái Lan của VDEC:
Đồng baht Thái giảm giá so với USD, với 1 USD mua được nhiều baht Thái
hơn, nếu giá nguyên liệu ở Thái không đổi, thì chi phí tính bằng USD của VDEC
sẽ giảm.
d) Tác động ròng của mối quan hệ này lên VDEC:
Chi phí nguyên vật liệu chỉ chiếm khoảng 4% giá vốn hàng bán trong khi
doanh thu từ Thái Lan chiếm đến 10% tổng doanh thu của VDEC.
→ Tổng hợp 2 tác động trên thì doanh thu của VDEC sẽ giảm.

Câu 2: Một vài nhân tố ngăn cản sức mua trong ngắn hạn là gì? Bạn có dự
kiến là PPP sẽ tồn tại tốt hơn do các hợp đồng thương mại tại các nước cam kết
mua hoặc bán một số lượng hàng hóa cố định trong một thời kì cụ thể hay không?
Tại sao?
Các nhân tố ngăn cản sức mua trong ngắn hạn:
- Lạm phát ( không xét đến yếu tố tỷ giá hối đoái)

3


+ Tỷ lệ lạm phát trong nước giảm so với nước ngoài làm đồng tiền
trong nước tăng giá dẫn đến sức mua hàng nước ngoài giảm.
+ Tỷ lệ lạm phát nước ngoài tăng so với trong nước làm đồng tiền nước
ngoài giảm giá dẫn đến sức mua nước ngoài giảm.
- Tỷ giá hối đoái ( không xét đến yếu tố khác)
Tỷ giá hối đoái tăng ( tức là cần nhiều đồng nội tệ hơn để mua một
đồng ngoại tệ) do đó sức mua hàng nước ngoài giảm.
- Lãi suất ( không xét đến yếu tố khác)
+ Lãi suất nước ngoài tăng so với trong nước: Phản ánh sự gia tăng lạm
phát tương ứng, do đó sức mua hàng nước ngoài giảm.
+ Lãi suất trong nước giảm với nước ngoài phản ánh tỷ lệ lạm phát
trong nước giảm tương ứng → Nhu cầu sử dụng hàng trong nước tăng, dẫn
đến sức mua hàng nước ngoài giảm.
- Mức thu nhập của người dân
- Các biện pháp kiểm soát của chính phủ
- Không có hàng thay thế cho hàng nhập khẩu
Trong trường hợp các hợp đồng thương mại quốc tế cam kết mua và bán
với số lượng hàng hoá và giá cố định trong 1 thời kỳ cụ thể, thì khi có chênh lệch
trong lạm phát giữa 2 nước hợp đồng vẫn phải thực hiện. Điều này ảnh hưởng
sức mua của 2 nước, làm cho sức mua giữa 2 nước không bằng nhau, làm cho tỷ
giá hối đoái giữa 2 nước không điều chỉnh đủ để bù đắp phần chênh lệch lạm
phát. Vì vậy PPP không còn đúng nữa.
Câu 3: Làm thế nào bạn điều hòa mức độ cao của lãi suất với thay đổi dự
kiến trong tỷ giá giữa đồng Baht và USD theo ngang giá sức mua?
Điều hoà mức độ cao của lãi suất với thay đổi dự kiến trong tỷ giá Baht và
USD theo ngang giá sức mua:
Theo lý thuyết ngang giá sức mua:


ef = I h – I f
4


Theo hiệu ứng Fisher :

e f = i h – if
→ e f = I h – I f = i h – if
Nếu các nhà đầu tư ở hai quốc gia Mỹ và Thái Lan đều đòi hỏi một tỷ suất
sinh lợi thực như nhau thì chênh lệch trong lãi suất danh nghĩa ở 2 nước cũng
biểu thị cho chênh lệch lạm phát giữa 2 nước.
Điều này cho thấy mức độ cao của lãi suất ở Thái Lan so với ở Mỹ phải
bằng với thay đổi dự kiến của tỷ giá THB/USD theo ngang giá sức mua.
Muốn đưa giá trị đồng Baht Thái trở về vị trí cân bằng ban đầu (trước khi
có lạm phát cao xảy ra thì Ngân Hàng Trung Ương có thể nâng lãi suất trong
nước.
Việc tăng lãi suất sẽ thu hút nhiều dòng vốn nước ngoài vào Thái Lan làm
cho cầu đồng Baht tăng đồng thời cũng hạn chế chảy ra nước ngoài nên cung
đồng Baht sẽ giảm → Giá trị đồng Baht tăng bù trừ phần sụt giảm do tác động
của lạm phát cao.
Câu 4: Với các kế hoạch tương lai của VDEC ở Thái Lan, công ty có nên
quan tâm đến PPP không? Tại sao có? Tại sao không?
Với kế hoạch tương lai của VDEC ở Thái Lan là:
a. Hợp đồng xuất khẩu 3 năm với giá cố định bằng Baht Thái.
Vì nền kinh tế Thái Lan đang tăng trưởng rất nhanh khi VDEC đồng ý ký hợp
đồng cho nên mức chi tiêu cao của người tiêu dùng đã dẫn đến lạm phát cao và
lãi suất cao ở Thái Lan.
VDEC được thanh toán bằng Baht Thái nên Mỹ sẽ thu về một số lượng USD
ít hơn (do lạm phát xảy ra nên đồng Baht Thái giảm giá). Tuy nhiên, VDEC lại

không hưởng lợi từ việc giá cả được điều chỉnh tính theo mức lạm phát tại Thái
vì giá là cố định. Do đó, VDEC cần quan tâm đến PPP:
5


- Để tránh thiệt hại về tỷ giá khi chuyển đổi Baht Thái sang đồng USD và
ngược lại
- Đưa ra dự báo biến động về tỷ giá
Nhập khẩu nguyên liệu: Giá nguyên liệu từ các hóa đơn tính bằng đồng Baht
khi lạm phát tăng → Giá nguyên liệu tăng nhưng được hưởng lợi từ bù đắp bởi tỷ
giá nên không cần quan tâm đến PPP.
b. Thành lập một công ty con tại Thái Lan. Việc đầu tư vào lúc lãi suất cao ở
Thái Lan thì cần quan tâm đến PPP. Vì:
Chi phí và doanh thu công ty con đặt tại Thái Lan tính bằng đồng Baht Thái
nhưng lợi nhuận ròng của công ty con vẫn phải chuyển về công ty mẹ ở Mỹ. Và
như vậy lợi nhuận này chịu ảnh hưởng giữa USD và đồng Baht Thái.
Khi lạm phát ở Thái Lan tăng cao thì giá trị đồng Baht giảm giá (PPP) từ đó
lợi nhuận ròng chuyển về Mỹ của công ty cũng giảm ảnh hưởng xấu đến công ty
VDEC.
Câu 5: Làm thế nào để VDEC biết được PPP có tồn tại ở Thái Lan hay
không?
Có 3 cách:
Cách 1:
+ Thu thập số liệu về lạm phát và tỷ giá của 2 nước Thái Lan và Mỹ qua
nhiều giai đoạn thời gian.
+ So sánh sai biệt trong tỷ lệ lạm phát của 2 nước này với phần trăm thay
đổi trong giá trị đồng ngoại tệ trong nhiều năm.
+ Tập hợp các điểm trên đô thị
+ Nếu các điểm này lệch đáng kể khỏi đường ngang giá sức mua trên đồ
thị thì phần trăm thay đổi của đồng ngoại tệ không chịu ảnh hưởng của chênh

lệch tỷ lệ lạm phát theo thuyết ngang giá sức mua.

6


Sức mua
hàng nước
ngoài tăng
C

Ih – If (%)
A

4

Đường
ngang giá
sức mua

2
4
B

4 %  trong tỷ giá
giao ngay đồng
-2 D
ngoại tệ
Sức mua
-4
hàng nước

ngoài giảm
2

Cách 2:
+ Thu nhập số liệu về lạm phát và tỷ giá của Thái Lan ( nước chủ nhà nước đang xem xét), Mỹ và một số nước khác trong một thời kỳ nhất định.
+ Mỗi nước đều có một mức chênh lệch về lạm phát, so với Thái Lan.
+ Tập hợp các điểm trên đồ thị.
+ Nếu các điểm này lệch đáng kể so với đường ngang giá sức mua, các tỷ
giá hối đối khơng đáp ứng với chênh lệch lạm phát theo lý thuyết ngang giá sức
mua.

7


Ih – If (%)

Mỹ



4

Nhật 

Đường
ngang giá
sức mua

2
4




4 %  trong tỷ giá
giao ngay đồng
ngoại tệ

2
-2
-4

Canada



Đức

Cách 3: Dựa vào tỷ giá hối đối thực tế

St* = St / (Pf /Ph)
St* : tỷ giá hối đối thực
St : tỷ giá giao ngay
Pf : chỉ số giá hang hóa nước ngồi
Ph : chỉ số giá hàng hóa trong nước
Tỷ giá hối đối thực tương đối ổn định qua thời gian → tồn tại PPP
Tỷ giá hối đối thực có sự bất ổn → khơng tồn tại PPP.

8




×