SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT LÊ HOÀN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
Xây dựng và sử dụng một số bài tập chương đại cương
kim loại để rèn luyện kỹ năng phát triển tư duy cho học sinh
trong dạy học hoá học THPT
Người thực hiện: Hà Xuân Tuân
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Hóa học
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC.
Trang
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài..............................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu......................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................2
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm..................................2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm..................................................... .2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm........................................ 2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm......... 5
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề............................................................................................................. 6
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường............................................................ .......14
3. Kết luận, kiến nghị.......................................................................... ..18
3.1. Kết luận......................................................................................... 18
3.2. Kiến nghị........................................................................................ 18
Tài liệu tham khảo............................................................................. .. 18
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTHH
:
Bài tập hóa học
2
CTCT
CTPT
ĐC
ĐKTC
GD
GV
HS
HTBT
SGK
THCS
THPT
TL
TN
XH
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
Công thức cấu tạo
Công thức phân tử
Đối chứng
Điều kiện tiêu chuẩn
Giáo dục
Giáo viên
Học sinh
Hệ thống bài tập
Sách giáo khoa
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Tự luận
Thực nghiệm
Xã hội
3
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng là chìa khoá, là động lực thúc đẩy
nền kinh tế phát triển không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết ở các quốc gia khác trên
thế giới, các chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Vì hàm lượng trí
tuệ khoa học kết tinh trong sản phẩm hàng hoá ngày càng tăng: tài năng trí tuệ,
năng lực và bản lĩnh trong lao động sáng tạo của con người, không phải xuất hiện
một cách ngẫu nhiên, tự phát mà phải trải qua quá trình rèn luyện công phu có hệ
thống. Đảng và Nhà nước ta luôn quán triệt tư tưởng, coi “Con người là trung tâm,
là yếu tố quyết định tới sự thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước”.
Bên cạnh những thành tựu đạt được nhờ đổi mới phương pháp dạy học thì
vẫn còn khá nhiều bất cập. Một trong những lý do dẫn đến nguyên nhân trên là do
lâu nay đã có quá nhiều công trình nghiên cứu về bài tập với việc phát triển tư duy
cho HS những vẫn chưa có sự thống nhất nhất định. Song song với điều ấy là xu
hướng của HS hiện nay hầu hết các em chỉ quan tâm đến các cách giải nhanh để đi
đến kết quả mà không cần biết bài tập đó có tác dụng như thế nào.
Ngoài ra, Hoá học là môn khoa học có liên hệ đến thực tiễn. Bên cạnh
những lý thuyết đem lại kiến thức thì bài tập cũng đóng vai trò tư duy cho học sinh.
Chúng giúp hoc sinh rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp… Đây là yếu
tố cần thiết làm hành trang cho các em chuẩn bị bước vào đời.
Với những tầm quan trọng to lớn của bài tập hoá học thì việc sử dụng bài
tập để rèn luyện kỹ năng quan sát nhằm phát triển tư duy cho học sinh vẫn cần
được khai thác nhiều hơn
Với những lý do trên, để giúp cho đồng nghiệp cũng như học sinh có thêm
một tài liệu tham khảo, tôi chọn vấn đề “Xây dựng và sử dụng một số bài tập
chương đại cương kim loại để rèn luyện kỹ năng phát triển tư duy cho học sinh
trong dạy học hoá học THPT” làm đề tài SKKN của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ hơn tác dụng của bài tập hóa học thông qua đó giúp giáo viên rèn
luyện cho học sinh kỹ năng quan sát và phát triển tư duy cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Bài tập hóa học và việc rèn luyện kỹ năng quan sát cho học sinh THPT Lê
Hoàn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu lí luận về việc hỗ trợ HS rèn luyện kỹ năng quan sát.
- Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa.
- Nghiên cứu về tác dụng và cách sử dụng bài tập trong dạy học hoá học.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Tiếp tục hoàn thiện thêm về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp
cận năng lực thông qua câu hỏi bài tập hóa học trong dạy học.
Góp phần xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng quan sát cho học sinh. để
phát triển tư duy trong phần vô cơ chương V ”Đại cương kim loại” hóa học lớp 12
trong chương trình THPT.
1
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Đổi mới phương pháp
Luật GD, điều 24.2 đã ghi:“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy tính tích cực, tự giác,chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm
của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú
học tập cho học sinh”[3]. Thế nhưng, cho đến đến nay sự đổi mới PPDH trong nhà
trường phổ thông theo định hướng này chưa được là bao, phổ biến vẫn là cách dạy
thông báo kiến thức sách vở định sẵn và cách học thụ động. Tuy rằng trong nhà
trường hiện nay đã xuất hiện ngày càng nhiều tiết dạy tốt của các GV dạy giỏi theo
hướng tổ chức cho HS hoạt động, tự lực chiếm lĩnh tri thức mới, nhưng tình trạng
chung vẫn hàng ngày diễn ra là “thầy đọc - trò chép” hoặc giảng giải xen kẽ vấn
đáp tái hiện, biểu diễn trực quan minh họa.
Tình trạng trên có nhiều nguyên nhân như: công tác đào tạo bồi
dưỡng GV chưa đạt yêu cầu, phương tiện thiết bị dạy học thiếu chưa đồng bộ,
những nguyên nhân căn bản hạn chế sự phát triển PP tích cực vẫn là thiếu động lực
học tập từ phía HS. Hậu quả là HS ngày càng thụ động, lười học mặc dầu nhà
trường liên tục phát động thi đua học tốt, kêu gọi phát huy tính tích cực chủ động
để trở thành người lao động sáng tạo làm chủ đất nước.
Giáo dục đóng vai trò then chốt trong việc đào tạo con người, do đó đóng
vai trò then chốt trong sự phát triển. Như vậy xã hội tri thức là xã hội toàn cầu hoá,
trình độ GD đã trở thành yếu tố ganh đua quốc tế. Với sự phát triển nhanh chóng
của tri thức, GD cần giải quyết được mâu thuẫn cơ bản là: tri thức ngày càng tăng
nhanh mà thời gian đào tạo thì có hạn. Giáo dục lại phải đào tạo con người đáp ứng
được những đòi hỏi của thị trường lao động và nghề nghiệp cũng như cuộc sống, có
khả năng hoà nhập và cạnh tranh quốc tế, đặc biệt là phải có được các phẩm chất
như: có năng lực hành động; có tính sáng tạo, năng động; tính tự lực và trách
nhiệm; năng lực cộng tác làm việc; năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp; khả
năng học tập suốt đời. Đáp ứng được quá trình gia nhập cuộc cách mạng 4.0.
+ Một số phương pháp dạy học tích cực
Thực hiện dạy học tích cực không có nghĩa là phải gạt bỏ những phương
pháp truyền thống mà phải làm sao để kết hợp các phương pháp tích cực với các
phương pháp truyền thống một cách phù hợp.
Theo hướng nói trên, có ba phương pháp dạy học tích cực cần được
phát triển ở trường phổ thông:
Phương pháp đàm thoại ơrictix.
Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề.
Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.
- Phương pháp đàm thoại ơrictix
Đàm thoại là phương pháp trong đó giáo viên đặt câu hỏi và học sinh trả lời,
hoặc có thể tranh luận để lĩnh hội được nội dung bài học.
-Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề
Phương pháp này đặc biệt chú ý tạo ra tình huống có vấn đề để thu hút học
sinh vào quá trình nhận thức tích cực. Chính những tình huống có vấn đề này làm
nảy sinh ở người học nhu cầu, động cơ, và hứng thú học tập.
- Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
2
Phương pháp dạy học hợp tác là một phương pháp tiêu biểu cho đặc trưng
thứ ba của phương pháp dạy học tích cực, trong đó kiểu nhóm được sử dụng phổ
biến trong dạy học trên lớp là nhóm từ 4 - 6 người.
2.1.2. Lý luận bài tập hóa học
2.1.2.1. Khái niệm bài tập hóa học
Theo Từ điển tiếng Việt, bài tập là yêu cầu của chương trình cho HS làm để
vận dụng những điều đã học và cần giải quyết vấn đề bằng phương pháp khoa học.
Theo nhà lý luận dạy học Liên Xô Zueva M.V [1], bài tập bao gồm cả câu hỏi và
bài toán, mà trong khi hoàn thành chúng, HS vừa nắm được, vừa hoàn thiện một tri
thức hay một kỹ năng nào đó, bằng cách trả lời miệng, trả lời viết hoặc kèm theo
TN.
Ở nước ta, SGK hoặc sách tham khảo, thuật ngữ “bài tập” được dùng theo
quan điểm này. Vì vậy, bài tập và người học có mối quan hệ mật thiết tạo thành một
hệ thống toàn vẹn, thống nhất, và liên hệ chặt chẽ với nhau.
Bài tập ↔ đối tượng.
Người giải ↔ chủ thể.
BÀI TẬP
NGƯỜI GIẢI
Những điều kiện
Phép giải
Những yêu cầu
Phương tiện giải
Hình 1.1. Sơ đồ cấu trúc của hệ bài tập
2.1.2.2. Phân loại bài tập hóa học
Dựa vào hình thái hoạt động của HS khi giải bài tập, chia bài tập thành bài
tập lí thuyết và bài tập TN.
Dựa vào tính chất của bài tập, chia bài tập thành bài tập định tính và bài
tập định lượng.
Dựa vào nội dung của bài tập có thể chia thành:
- Bài tập hóa đại cương: Bài tập về dung dịch, bài tập về điện phân,...
- Bài tập hóa vô cơ: Bài tập về các kim loại, phi kim, các hợp chất oxit, axit,
bazơ,
- Bài tập hóa hữu cơ: Bài tập về hiđrocacbon, về ancol, anđehit,...
Dựa vào khối lượng kiến thức hay mức độ đơn giản hoặc phức tạp có thể
chia thành bài tập cơ bản hay bài tập tổng hợp.
Dựa vào kiểu bài hoặc dạng bài có thể chia thành: Bài tập xác định công
thức phân tử của hợp chất, tính thành phần % của hợp chất, nhận biết, tách chất,
điều chế,....
Dựa vào chức năng của bài tập có thể chia thành: Bài tập kiểm tra sự hiểu
và nhớ, bài tập rèn luyện tư duy khoa học,...
Dựa vào mục đích dạy học, chia bài tập thành: Bài tập để hình thành kiến
thức mới; bài tập để rèn luyện, củng cố kỹ năng; bài tập kiểm tra - đánh giá.
Dựa vào hoạt động nhận thức của HS trong quá trình tìm kiếm lời giải, có
thể phân loại BTHH thành bài tập cơ bản và bài tập phức hợp.
3
Mỗi cách phân loại bài tập ở trên đều có những mặt mạnh và mặt yếu của
nó, mỗi cách phân loại đều nhằm phục vụ cho những mục đích nhất định và cho
đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về tiêu chuẩn phân loại BTHH.
2.1.2.3. Tác dụng bài tập hóa học
BTHH là một trong những phương tiện hiệu nghiệm cơ bản nhất để dạy HS
vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, sản xuất và tập nghiên cứu
khoa học.
Rèn luyện cho HS khả năng vận dựng được những kiến thức đã học, biến
những kiến thức đã thu được qua bài giảng thành kiến thức của chính mình. Để HS
có thể vận dụng thành thạo chúng vào việc hoàn thành những bài tập lý thuyết và
thực hành”.
Đào sâu, mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động, phong phú. Chỉ có
vận dụng kiến thức vào giải bài tập HS mới nắm vững kiến thức một cách sâu sắc.
Là phương tiện để ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức một cách tốt nhất.
Rèn luyện kỹ năng hoá học cho HS như kỹ năng viết và cân bằng phương
trình phản ứng, kỹ năng tính toán theo công thức và phương trình hoá học, kỹ năng
thực hành như cân, đo, đun nóng, nung, sấy, lọc, nhận biết hoá chất...
Phát triển năng lực nhận thức, rèn trí thông minh cho HS (HS cần phải
hiểu sâu mới hiểu được trọn vẹn).
BTHH phát huy tính tích cực, tự lực của HS và hình thành phương pháp
học tập hợp lý.
BTHH còn là phương tiện để kiểm tra kiến thức, kỹ năng của HS một
cách chính xác.
BTHH có tác dụng giáo dục đạo đức, tác phong, rèn tính kiên nhẫn, trung thực,
chính xác khoa học và sáng tạo, phong cách làm việc khoa học (có tổ chức, kế hoạch...),
nâng cao hứng thú học tập bộ môn để HS tự mình tìm ra cách giải, lúc đó BTHH mới
thật sự có ý nghĩa.
2.1.2.4. Vai trò bài tập trong việc phát triển tư duy cho học sinh
Phát triển tư duy, rèn trí thông minh cho học sinh: một số vấn đề lý thuyết
cần phải đào sâu mới hiểu được trọn vẹn, một số bài toán có tính chất đặc biệt,
ngoài cách giải thông thường còn có cách giải độc đáo nếu học sinh có tầm nhìn
sắc sảo. Theo thuyết hoạt động thì năng lực chỉ có thể hình thành và phát triển
trong hoạt động. Để giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, mà đỉnh cao là tư duy
sáng tạo, thì cần phải tập luyện cho học sinh hoạt động tư duy sáng tạo, mà đặc
trưng cơ bản nhất là tạo ra những phẩm chất tư duy mang tính mới mẻ. Trong học
tập hóa học một trong những hoạt động chủ yếu để phát triển tư duy cho học sinh là
hoạt động giải bài tập. Vì vậy, giáo viên cần phải tạo điều kiện để thông qua hoạt
động này các năng lực trí tuệ được phát triển, học sinh sẽ có những sản phẩm tư
duy mới, thể hiện ở:
Năng lực phát hiện vấn đề mới.
Tìm ra giải quyết vấn đề.
Tạo ra kết quả mới.
4
BTHH
Hoạt động giải BTHH
Xây dựng lời
giải BT
Nghiên cứu
đề bài
Phân
tích
Tổng
hợp
So
sánh
Khái
quát
hóa
Trừu
tượng
hóa
Kiểm tra
Giải
Quan
sát
Ghi
nhớ
Tưởng
tượng
Phê
phán
óa
Tư duy phát triển
Hình 1.2. Sơ đồ quan hệ giữa hoạt động giải bài tập và phát triển tư duy
Trong sơ đồ trên, người học là chủ thể của hoạt động còn giáo viên là người
tổ chức, người điều khiển hoạt động học, do vậy giáo viên phải làm sao để phát huy
tối đa năng lực độc lập suy nghĩ của học sinh. Trên cơ sở kiến thức môn Hóa học ở
trường trung học phổ thông chúng ta có thể rèn luyện cho học sinh nhiều loại tư
duy. Đó là tư duy độc lập, tư duy logic, tư duy trừu tượng, tư duy hình tượng, tư
duy khái quát, tư duy đa hướng, tư duy biện chứng, tư duy phê phán, tư duy sáng
tạo.
2.1.2.5. Các thao tác tư duy
Sự phát triển tư duy nói chung được đặc trưng bởi sự tích lũy các thao tác tư
duy thành thạo và vững chắc của con người. Một trong những hình thức quan trọng
của tư duy hóa học là những khái niệm khoa học. Việc hình thành và vận dụng các
khái niệm cũng như việc thiết lập các mối quan hệ giữa chúng được thực hiện trong
quá trình sử dụng các thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát
hóa, trừu tượng hóa, cụ thể hóa kết hợp với các phương pháp hình thành phán đoán
mới là quy nạp, diễn dịch, suy dịch và loại suy.
2.2.. Thực trạng sử dụng bài tập trong hiện nay
2.2.1 Mục đích điều tra
Tìm hiểu về các qui trình khi GV hướng dẫn HS giải bài toán.
Tìm hiểu cách nhìn nhận và suy nghĩ của GV về tác dụng của BT đối với
học sinh như thế nào: BT có rèn được kỹ năng quan sát cho HS không.
Tìm hiểu tình hình dạy BTHH ở trường THPT: có chú trọng rèn kỹ năng
quan sát không.
Tìm hiểu về biện pháp xây dựng và sử dụng hệ thống BTHH hỗ trợ HS rèn
luyện kỹ năng quan sát nhằm phát triển tư duy.
2.2.2. Nội dung điều tra
5
Điều tra về việc sử dụng BTHH nhằm rèn luyện kỹ năng quan sát nhằm phát
triển tư duy cho học sinh trong dạy học môn hóa ở trường THPT.
2.2.3. Đối tượng điều tra
Các giáo viên giảng dạy bộ môn hoá học của một số trường THPT trên địa
bàn Huyện Thọ Xuân - Tỉnh Thanh Hóa
2.2.4. Phương pháp điều tra
Nghiên cứu giáo án, dự giờ các tiết học hóa học ở trường THPT.
Gặp gỡ trực tiếp, trao đổi với GV một số trường THPT.
Gửi và thu phiếu điều tra.
2.2.5. Kết quả điều tra
Sau quá trình điều tra, chúng tôi đã phân tích, tổng hợp lại và có kết quả như
sau:
Đa số giáo viên đều cho rằng: việc sử dụng bài tập đúng cách sẽ rèn luyện
kỹ năng quan sát cho học sinh. Tuy nhiện, vẫn còn một vài giáo viên cho rằng: kỹ
năng quan sát là một trong những kỹ năng HS đã có giúp giải quyết vấn đề trong
bài tập thì đa số giáo viên cho rằng sự đóng của nó là lớn nhưng trong thực tế việc
khai thác chưa đúng mức.
Việc rèn luyện kỹ năng quan sát chỉ sử dụng được trong những tiết luyện
tập, còn trong các tiết lý thuyết thì bị hạn chế do thời gian tiết học ngắn và nội
dung cần truyền tải còn khá nhiều.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP
RÈN KỸ NĂNG QUAN SÁT RONG DẠY HỌC HÓA HỌC NHẰM PHÁT
TRIỂN TƯ DUY CHO HỌC SINH THPT
2.3.1. Phân tích đặc điểm chương: Đại cương về kim loại
+ Kiến thức:
- Hóa vô cơ: Vận dụng các lý thuyết các nhóm kim loại kiềm, kiềm thổ,
nhôm, sắt và crom.
- Một số vấn đề: Phân tích hóa học, phương pháp phân biệt và nhận biết các
chất thông dụng. Hóa học và vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường.
+ Về kỹ năng:
Biết làm việc với SGK và tài liệu tham khảo, biết làm một số thí nghiệm
độc lập và theo nhóm nhỏ để biết lập kế hoạch giải một bài tập hóa học: Biết vận
dụng để giải quyết một vấn đề đơn giản trong cuộc sống có liên quan đến hóa học.
+ Về thái độ:
Rèn luyện học sinh thái độ tích cực như hứng thú học tập bộ môn hóa học,
có ý thức vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề liên quan
đến hóa học trong cuộc sống, sản xuất. Rèn luyện tính cận thận, nhận thức và giải
quyết vấn đề một cách khánh quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa học.
2.3.2.Nguyên tắc lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng quan sát
Việc xây dựng hệ thống bài tập Hoá Học có nhiều cách giải nhằm rèn luyện
kỹ năng quan sát, phát triển tư duy cho Học Sinh, khi lựa chon cần dựa vào một số
nguyên tắc sau:
* Hệ thống bài tập phải bám sát mục tiêu môn học.
* Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính chính xác, khoa học
* Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính hệ thống, tính đa dạng
* Hệ thống bài tập là bài tập thực nghiệm, các bài toán có tính thực tiễn.
* Hệ thống bà tập góp phần rèn luyện kỹ năng quan sát cho HS, nâng cao
chất lượng dạy học môn Hoá Học.
6
2.3.3. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập
Đề xây dựng hệ thống bài tập có tác dụng rèn kỹ năng quan sát phù hợp với
mục tiêu và nội dung dạy học cần thực hiện các bước sau đây:
Xác định mục tiêu dạy học.
.Xác định các nội dung có liên quan.
Phân tích và giải bài tập
Xác định các kỹ năng và công cụ giải.
Tìm ra dấu hiệu cần quan sát
2.3.4. Xây dựng hệ thống bài tập để rèn luyện kỹ năng quan sát nhằm phát
triển tư duy trong chương trình hoá 12 cơ bản phần Đại cương về kim loại
2.3.4.1. Xây dựng hệ thống bài tập dựa vào phương trình hoá học để rèn kỹ
năng quan sát
Dựa vào phương trình có thể quan sát các đặc điểm sau
+ Quan sát mối quan hệ giữa các hệ số tỉ lượng trong phương trình
+ Quan sát mối quan hệ giữa tỉ lệ các nguyên tố trước và sau phản ứng
+Quan sát mối quan hệ giữa các chất, các ion trong phương trình
Dạng 1: Kim loại tác dụng với H2O
Ví dụ 1: Cho kim loại kiềm (X) hoà tan hết vào nước được dung dịch A và
0,672 lít khí H2 đktc. Tính thể tích dung dịch HCl 0,1M cần để trung hoà hết 1/3
dung dịch A.
Phân tích: Đối với dạng toán này, hầu hết HS sẽ viết phương trình hoá học dưới
dạng đặt kim loại trung bình và đặt số mol. Khi đó HS giải quyết vấn đề như sau:
2M + 2H 2O → 2MOH + H 2
(1)
0,06 0,03 (mol)
MOH + HCl → MCl + H 2 O
(2)
0,06 0,06
(mol)
1 0, 06
VHCl = .
= 0,2(l)
3 0,1
Nhưng nếu đối với HS có khả năng quan sát tốt thì các em sẽ tìm ra mối liên
hệ từ số mol H2 ; OH- và H+ từ phương trình (1), (2) (điều này đúng cho cả kim loại
kiềm thổ) như sau:
n OH = nMOH = 2nH
(3)
nH = nHCl = nMOH
(4)
Từ (3) và (4) ⇒ n H = n OH = 2 n H = 2.0, 03 = 0, 06(mol )
−
2
+
+
-
2
1 0, 06
VHCl = .
= 0,2(l)
3 0,1
Như vậy, sau bài tập này các em sẽ có được bản chất của dạng toán này là:
mối liên hệ giữa số mol H2 ; OH- và H+ là một hằng số không đổi: nH = nOH = 2.nH .
Kết luận này đúng với tất cả các axit hay bazơ nào
Ví dụ 2: Hỗn hợp X gồm K và Al. Cho m (gam) tác dụng với H 2O dư thu
được 5,6 lít H2 khí. Mặt khác m (gam) X tác dụng với dung dịch Ba(OH) 2 dư thu
được 8,96 lít khí ( các phản ứng đều xẩy ra hoàn toàn và các khí đo ở đktc). Tính
giá trị của m
+
−
2
7
A. 10,5
B. 18
C. 16
D. 12,8
* Phân tích: Đối với dạng này HS cần phải quan sát vào dự kiện bài toán để thấy
được rằng:
TN1: Khi hỗn hợp X tác dụng với H2O thì thu được 5,6 lít khí
TN2: Khi hỗn hợp X tác dụng với Ba(OH) 2 dư thì thu được 8,96 lít khí. Điều đó có
nghĩa là ở TN 2 Al phản ứng hết, còn TN1 Al dư.
Phương trình phản ứng:
1
2
a
2
K + H2O → KOH + H2 ↑
a
a
(1)
3
H2 ↑
2
3a
2
a 3a
= +
= 0, 25(mol )
2 2
Al + OH- +H2O → AlO2-+
a ¬ a
⇒ nH 2 = nH 2(1) + nH 2 ( 2)
(2)
⇒ a = 0, 25(mol )(*)
1
(3)
2
a
a
a
2
3
Al + OH- +H2O → AlO-+ H2 ↑ (4)( OH - của KOH và Ba(OH)2)
2
3b
b
(mol) (do OH-dư)
2
a 3b
⇒ nH 2 = nH 2( 3) + nH 2 ( 4 ) = + = 0, 4( mol )
2 2
TN2: K + H2O → KOH + H2 ↑
Thế (*) vào phương trình trên ta có: b=0,225(mo)
Vậy m=mK + mAl = 0,125.39 + 0,225.27 = 10,95(gam)
Đáp án A.
Dạng 2: Kim loại tác dụng với dd axit có tính khử.
Ví dụ 1: Hoà tan hoàn toàn 1,5 gam hỗn hợp bột Al và Mg vào dung dịch HCl thu
được 1,68 lít H2 (đkc) và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được m(gam) muối
khan. Tính m
* Phân tích: Đối với dạng toán này thì HS viết phương trình phản ứng, gọi x, y lần
lượt là số mol của Al và Mg. Sau đó HS lập hệ phương trình rồi giải. Nhưng nếu
HS viết phương trình tổng quát
M + nHCl → MCln +
n
H2 ↑
2
Khi đó HS quan sát phương trình nhận thấy là: nHCl = nCl = 2.nH
Sau đó HS sử dụng công thức m muối = m kim loai+mCl⇒ m muối = m kim loai+71. nH
−
2
2
Mà nH =
2
1, 68
= 0, 075(mol )
22, 4
⇒ m muối = 1,5 + 35,5.2. 0,075. = 6,825(gam).
8
Ví dụ 2:
Cho một hỗn hợp Mg và Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 8,96 lit
H2. Mặt khác cho lượng hỗn hợp nói trên tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu
được 6,72 lít H2. Các thể tích khí đều đo ở đktc. Tính khối lượng mỗi kim loại trong
hỗn hợp ban đầu.
* Phân tích: Thông thường với dạng bài toán này các em HS sẽ viết phương trình
và lập hệ, giải hệ để tìm ra kết quả. Nhưng nếu HS quan sát và phân tích dữ kiện
bài toán là:
* Ở thí nghiệm 1: Cả Mg và Al đều tham gia phản ứng
* Ở thí nghiệm 2: Chỉ có Al tham gia phản ứng.
⇒ Nếu tính hiệu số của 2 thí nghiệm thì tính được số mol do Mg tham gia phản
ứng ⇒ tư dó suy ra được số mol Mg.
Vì vậy ta có:
PT:
TN(1)
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 ↑ (1)
Al + 3HCl → AlCl3 + 3/2H2 ↑ (2)
TN2:
Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2H2 (3)
Nếu quan sát thì HS sẽ thấy mối quan hệ của phương trình (2) và (3). Ta thấy số
mol khí của hai phương trình trên bằng nhau.
Suy ra
∆V = VTN 1 − VTN 2 = 8,96 − 6, 72 = 2, 24(l )
∆V = VH 2(1) = 2, 24(l )
⇒ nH 2 = nH 2(1) + nH 2 ( 2) =
a 3a
+
= 0, 25(mol )
2 2
⇒ a = 0,125(mol )
2, 24
⇒ nH 2 (1) = nMg =
= 0,1(mol )
22, 4
8,96 − 2, 24
⇒ nH 2 ( 2) =
= 0,3(mol )
22, 4
2
2.0,3
⇒ nAl = nH 2 ( 2) =
= 02(mol )
3
3
⇒ mMg = 0,1.24 = 2, 4( g ); mAl = 0, 2.27 = 5, 4( g )
Chú ý: GV có thể hướng dẫn HS phát triển thêm về dạng bài tập này như sau
- Hỗn hợp kim loại tác dung với H2SO4: m muối = m kim loai+96. nH
- Hỗn hợp kim loại tác dung với HNO3
m muối = m kim loai+62.( nNO + 3.nNO + 8.nN O + 10.nN )
2.3.4.2 Xây dựng hệ thống bài tập dựa vào dữ kiện bài toán để rèn kỹ năng
quan sát
Dạng 3: Kim loại tác dụng với dd muối.
Ví dụ 1:
Ngâm một đinh sắt sạch trong 200 ml dung dịch CuSO 4 sau khi phản ứng kết thúc,
lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch rửa nhẹ làm khô nhận thấy khối lượng đinh sắt tăng
thêm 0,8 gam. Nồng độ mol/lít của dung dịch CuSO4 đã dùng là:
A. 0,25M.
B. 0,4M.
C. 0,3M.
D. 0,5M.
2
2
2
2
9
Phân tích: Hầu hết HS sẽ thấy đây là phản ứng kim loại tác dụng với dung dịch
muối khi đó HS sẽ viết phương trình phản ứng:
Fe + CuSO4 → FeSO4 +Cu
Sau đó HS giải như sau:
Gọi x là số mol Fe phản ứng
⇒ số mol Cu tạo thành là x (mol). Từ đó HS thấy khối lượng Fe phản ứng là 56x,
khối lượng Cu tạo thành là 64x
⇒ Khối lượng Fe tăng là 64x-56x=0.8 ⇒ x=0.1(mol) ⇒ nCuSO = x = 0.1(mol )
4
⇒ CM CuSO4
n 0,1
= =
= 0,5M
V 0, 2
Nhưng nếu HS quan sát thấy cứ 1mol Fe phản ứng (m=56) thì tạo ra 1 mol Cu
(m=64). Vậy khối lượng đinh Fe tăng 8(g). Sau đó HS quan sát vào dữ kiện bài
toán thấy khối lượng đinh sắt tăng 0,8(g). Khi đó số mol nF =
e
Vậy
0,8
= 0,1(mol ) .
8
nFe = nCuSO4 = 0,1(mol )
CM CuSO =
4
n 0,1
=
= 0,5M
V 0, 2
Từ bài tập đó HS có thể rút ra được phương pháp giải bài tập “Kim loại tác dụng
với dung dịch muối bằng phương pháp tăng giảm khối lượng”
Dạng 4. Bài toán nhiệt luyện.
Ví dụ 1: Cho khí CO khử Fe thu được một hỗn hợp gồm: FeO, Fe 2O3, Fe3O4 thấy
có 4,48 lít CO2 (đktc) thoát ra. Thể tích CO (đktc) đã tham gia phản ứng là
A. 1,12 lít.
B. 2,24 lít.
C. 3,36 lít.
D. 4,48 lít.
* Phân tích: Với yêu cầu bài toán này, HS nếu HS quan sát dự kiện bài toàn chỉ
cho thể tích của CO2 thì không đủ dữ kiện để viết từng phương trình và giải theo
phương pháp đại số. Nhưng nếu HS quan sát dữ kiện bài toán số mol CO và CO 2
bằng nhau theo định luật bảo toàn nguyên tố thì bài tập này trở nên rất dễ dàng. HS
có thể giải như sau:
FeO
FeO
Fe 2 O3
CO +Fe 2 O3 →CO2 +
Fe O
Fe3 O 4
3 4
Fe
HS viết sơ đồ phản ứng:
Sau đó HS tính nCO = nCO =
2
4, 48
= 0, 2 (mol)
22, 4
⇒ VCO = 0, 2.22, 4 = 4, 48(l ) . Chọn đáp án: D
Dạng 5. Kim loại hoặc oxit kim loại tác dung với dung dịch axit.
Ví dụ 1: Cho 11,36 gam hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng hết với
HNO3 loãng dư, thu được 0,06 mol NO duy nhất và dung dịch X. Tính khối
lượng muối khan khi cô cạn dung dịch X.
A. 33,88 gam.
B. 34,36 gam.
C. 35,5 gam.
D. 38,72 gam.
Phân tích: Đối với yêu cầu bài tập này HS nếu giai theo phương pháp thông
thường thì gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng nếu HS quan sát dữ kiện bài toán là hỗn
hợp A có Fe3O4 là gồm FeO.Fe2O3. Khi đó HS có thể quy đổi hỗn hợp thành Fe +
Fe2O3 . Thì bài toán trở nên rất dễ dàng
Xem hỗn hợp A tương đương hỗn hợp: Fe + Fe2O3 số mol Fe2O3 là a.
10
Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO ↑ + 2H2O
(1)
0,06
0,06
0,06
→
Fe2O3 + 6HNO3
Fe(NO3)3 + 3H2O
(2)
Ta có: mhhA = 56.0,06 + 160a = 11,36 : ⇒ a = 0,05 mol
Khối lượng muối: mFe(NO3)3= 242(0,06 + 2.0,05) = 38,72 g.
HS sẽ chọn đáp án: D
2.3.4.3. Xây dựng hệ thống bài tập dựa vào phương trình và dữ kiện bài toán để
rèn kỹ năng quan sát
Dạng 6: Hỗn hợp kim loại tác dung với dd axit
Phản ứng:
Ví dụ 1: Hòa tan hoàn toàn 6 gam hỗn hợp X gồm Fe và một kim loại M (hóa trị
II) vào dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Nếu chỉ hòa tan 1,0
gam M thì dùng không đến 0,09 mol HCl trong dung dịch. Kim loại M là:
A. Mg
B. Zn
C. Ca
D. Ni
Phân tích: Với yêu cầu của bài tập này, HS quan sát dữ kiện bài toán như sau
- Cả hai kim loại khi tác dụng với HCl đều tạo muối hoá trị II.
-
Hoà tan 1(g) M không dùng đến 0,09mol HCl suy ra →
Từ phương trình HS quan sát được nX = nH
Khi dó HS giải như sau
2
< 0, 09 .
M
2
nH 2 = 0.15(mol )
nH 2 = n X = 0.15(mol ) →
X
= 40
Để hòa tan 1 gam M dùng không đến 0,09 mol HCl →
→ 22,2 < M < 40 < 56 → M là Mg → đáp án A
2.3.4.4. Xây dựng hệ thống bài tập dựa vào hình vẽ, Bài tập nhận biết, điều chế
để rèn kỹ năng quan sát
Dạng 7: Nhận biết kim loại .
Ví dụ 1: Chỉ dùng một loại thuốc thử hãy nhận biết các chất sau: Mg, Al, Al2O3.
Phân tích: Khi gặp các yêu cầu này.HS quan sát dự kiện bài toán rồi phân tích như
sau:
• Đây là bài toán chỉ dùng một hoá chất
• Các chất không có mùi đặc trưng do đó không nhận biết bằng màu sắc được.
• Đây là các chất rắn đều không tan trong nước nhưng có khả năng tan trong
dung dịch kiềm
• Để giải bài toán này ta phải trích các mẫu thử, cho các mẫu thử tác dụng với
các dung dịch kiềm như NaOH, KOH...
Bước 1: Trích mẫu thử, cho chuáng tác dụng với NaOH. Quan sát hiện tượng
Mẫu thử
Mg
Al
Al2O3
NaOH
Chất rắn tan và có sủi bọt khí
Chất rắn tan
Bước 2: Kết luận:
• Không có hiện tượng gì với NaOH là Mg
• Chất rắn tan và sủi bọt khí là Al
• Chất rắn tan là Al2O3
11
Dạng 8: Bài tập về sự ăn mòn điện hóa.
Ví dụ 1: Nếu vật làm bằng hợp kim Fe-Zn bị ăn mòn điện hoá thì trong quá trình
ăn mòn
A. kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hoá.
B. sắt đóng vai trò catot và ion H+ bị oxi hoá
C. kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hóa.
D. sắt đóng vai trò anot và bị oxi hoá.
* Phân tích:
Với dạng bài tập này HS phải quan sát hợp kim gồm những kim loại nào?
Từ đó vận dụng kiến thức đã học về ăn mòn hoá học để đưa ra đáp án như sau
- Do tính khử của Zn >Fe nên Zn bị ăn mòn trước
- Tại Cực (-): Zn → Zn2++2e do đó Zn đóng vai trò anot và bị oxi hoá
- HS chọn đáp án A.
Dạng 9: Bài tập về tính chất vật lí của kim loại.
Ví dụ 1: Cho các nhận định sau:
Tính chất vật lý chung của kim loại là tính dẻo, tính dẫn điện, nhiệt độ nóng
chảy cao. Trong các kim loại Al, Fe, Na, Pb, Au, Ag thì kim loại dẻo nhất, dễ dát
mỏng, kéo dài nhất là Ag. Tính chất vật lý chung của kim loại là tính dẫn điện, tính
dẫn nhiệt, tính dẻo, có ánh kim.
Tính dẻo của các kim loại sau tăng theo thứ tự: Sn < Cu < Al < Ag < Au.
Tính dẫn điện của các kim loại sau giảm theo thứ tự: Ag > Cu > Al > Au > Fe.
Tính chất vật lý chung của kim loại gây nên bởi sự có mặt của các e tự do.
Dãy gồm các kim loại có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối là Mg, Ca,
Ba.
Số nhận định đúng là:
A. 2.
B. 5.
C. 4.
D. 3.
Phân tích:
Với yêu cầu bài tập này HS quan sát dữ kiện bài toán gồm những kim loại nào, vận
dụng kiến thức đã học so sánh các tính chất vật lý như tính dẫn điện, nhiệt, ánh
kim, tính dẻo. Nguyên nhân gây nên tính chất vật lý chung của kim loại. Từ nhưng
phân tích, quan sát đó HS đưa ra kết luận về các phát biểu đúng: Đáp án D
Dạng 10. Bài tập điều chế kim loại.
Ví dụ 1: Hãy chọn cách điều chế kim loại Al thích hợp nhất trong các cách sau
đây:
dpnc
→ 2 Al + 3Cl2
A. 2 AlCl3
→ 2 Al + 3Mg ( NO3 ) 2
B. 3Mg + 2 Al ( NO3 )3
dpnc
→ 4 Al + 3O2
C. 2 Al2O3
0
t c
→ 2 Al + 3CO2
D. Al2O3 + 3CO
* Phân tích: Dựa vào những kiến thức đã được học về kim loại nhôm kết hợp với
khả năng quan sát trong từng phản ứng nêu trên thì HS có thể nhận thấy được rằng
phương pháp thích hợp để điều chế Al là đáp án C. Do nhôm là kim loại có tính
khử khá và ion Al3+ tham gia phản ứng thuỷ phân tạo Al(OH) 3 nên các đáp án còn
lại không phù hợp.
Sơ đồ phản ứng xẩy ra nhanh như sau:
Điện phân Al2O3 nóng chảy pha thêm criolit (Na 3AlF6) có thể biểu diễn bằng sơ
đồ:
12
Catot(-) ¬ Al2O3 → Anot(+)
2O 2− → O2 + 4e
Al 3+ + 3e → Al
dpnc
→ 4 Al + 3O2
Phương trình điện phân là: 2 Al2O3
Criolit (Na3AlF6) có vai trò quan trọng nhất là làm giảm nhiệt độ nóng chảy của
Al2O3 từ 20500C xuống khoảng 9000C, ngoài ra nó còn làm tăng độ dẫn điện của hệ
và tạo lớp ngăn cách giữa các sản phẩm điện phân và môi trường ngoài.
Dạng 11: Bài tập dựa vào hình vẽ.
Ví dụ 1: Cho hình vẽ sau. Hãy cho biêt bộ dụng cụ đó dùng điều chế chất gì?
Kết tủa không tan
DD AlCl3
Hình 2.1. Bộ dụng cụ thí nghiệm
* Phân tích: HS quan sát vào bộ dụng cụ thí nghiệm trên, HS sẽ nhận xét được kết
tủa không tan trong bình aclen thì sản phẩm sinh ra của bình kíp là khí NH 3. Khi
dẫn khí này đi qua dung dịch AlCl 3 thì sẽ thu được kết tủa trắng keo là Al(OH) 3.
Phương trình phản ứng xẩy ra như sau:
0
+t c
NaOH + NH 4Cl
→ NaCl + NH 3 ↑ + H 2 O
AlCl3 + 3 NH 3 + 3H 2 O
→ NH 4Cl + Al (OH ) 3 ↓
2.3.4.5. Xây dựng hệ thống bài tập thực nghiệm để rèn kỹ năng quan sát
Dạng 12: Bài tập giải thích hiện tượng.
Ví dụ 1: Hãy quan sát và giải thích hiện tượng khi cho mẫu Na vào trong chậu
nước .
* Phân tích: Đối với dạng bài tập thực nghiệm này các em cần phải quan sát các
thí nghiệm thật chi tiết để có thể nêu hiện tượng một cách đầy đủ nhất. Từ đó các
em mới đưa ra những giải thích thật sự sát đáng cho các hiện tượng mà HS quan sát
được. Với bài tập này có thể tập cho HS quan sát một hiện tượng vốn có sẵn.
- Khi quan sát HS có thể thấy được các hiện tượng sau:
- Mẫu Na tác dụng mãnh liệt với nước và sinh ra nhiệt nên chậu nước sẽ nóng
dần lên, nó có thể ngây cháy nếu như mẫu Na quá lớn. Ta có phản ứng như sau:
Na + H2O → NaOH +
1
H2 ↑
2
- Do phản ứng sinh ra nước nên HS quan sát thấy mẫu Na chảy vòng quanh
chậu nước. Và do khối lượng riêng mẫu Na nhỏ hơn nước nên HS thấy được hình
ảnh mẫu Na lơ lửng trên bề mặt nước.
- Nếu ta nhỏ vài giọt phenolphtalein vào chậu nước thì dung dịch sẽ chuyển
màu hồng. Vậy dung dịch sau phản ứng có tnhs bazơ ( phù hợp với sản phẩm của
phản ứng).
13
2.3.4.6. Xây dựng hệ thống bài tập dựa vào công thức hoá học để rèn kỹ năng
quan sát
Dạng 13: Xác định các chất vô cơ dựa vào sơ đồ chuyển hóa( Phản ứng hóa
học)
Ví dụ 1: Cho sơ đồ chuyển hoá sau:
(A) + (B) → (C)
(C)+(H2O) → (D)
Al +(E) +(D) → (F) + H2
Xác định các chất A, C, F. Biết (A) là một kim loại.
Phân tích: Để xác định mẫu chốt của bài tập này, GV yêu cầu HS tìm ra phản ứng
đặc trưng để có thể xác định kết quả. Khi đó HS sẽ tập trung quan sát và phân tích
phương trình thứ (3). Bằng việc quan sát phương trình thứ 3 HS sẽ đưa ra kết luận
sau;
Nhôm là một kim loại, để thu được khí H 2 thì cần phải tác dụng với axit hoặc Bazơ.
Trong trường hợp này các em xác định được đây chính là Bazơ vì trong phương
trình có đến hai chất tham gia phản ứng ngoài nhôm, Nếu là axit thì chỉ cần một
chất.
Vì thế các em dự đoán chất (D) là bazơ mạnh vì (D) là sản phẩm của (C) tác dụng
với H2O. Từ đó xác định chất (C) là một oxit bazơ.
Vậy các em sẽ có kết quả:
(A): Na
(C): Na2O
(D):NaOH
(F): NaAlO2
Khi đó HS sẽ viết phương trình kiểm tra.
4 Na +O2 →2 Na2O
Na2 O +H 2 O →2 NaOH
3
Al +NaOH +H 2O →NaAlO2 + H 2 ↑
2
Dạng 14: Bài tập để rèn kỹ năng quan sát và giải thích hiện tượng.
Ví dụ 1: GV yêu cầu quan sát thí nghiệm sau “Thổi khí CO 2 vào dung dịch
Ca(OH)2 đến dư) Hãy mô tả hiện tượng quan sát được và giải thích.
• Phân tích: Khi gặp yêu càu này HS cần nắm vững được những kiến thức liên
quan đến bài học và bằng khả năng quan sát thì đưa ra lập luận và giải thích hiện
tượng thí nghiệm.
Khi khí CO2 tiếp xúc với dung dịch nước vôi trong thì thấy xuất hiện kết tủa
trắng là CaCO3 theo phản ứng
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 ↓ + H2O
Nhưng khi tiếp tục thổi khí CO2 vào thì sẽ làm tan kết tủa trắng nên dung
dịch trong trở lại. Phương trình phản ứng xẩy ra như sau
CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
Sáng kiến kinh nghiệm là một phần kinh nghiệm của bản thân tôi được rút ra
trong quá trình tự học, tự bồi và thông qua tài liệu tập huấn, Internet, và sự góp ý
xây dựng từ các đồng nghiệp đã tạo ra một đơn vị kiến thức nhỏ mặc dù chưa được
hoàn thiện một cách tốt nhất, nhưng cũng là tài liệu tham khảo dùng để kiểm tra,
đánh giá học sinh khối 12 phần đại cương kim loại, trường THPT Lê Hoàn. Huyện
14
Thọ Xuân, đồng thời cũng là tư liệu để các đồng nghiệp tham khảo một cách có
hiệu quả.
2.4.1. Kết quả của sáng kiến kinh nghiệm đạt được
- Sáng kiến kinh nghiệm này tuy chỉ là một đề tài nhỏ bé của tôi nhưng đây cũng
là phần nghiên cứu của tôi trong suốt học kì 2 năm học 2018 - 2019 và được áp
dụng cho chương đại cương kim loại lớp 12 ở học kì 2 (cùng năm học).
- Đã xây dựng được 16 ví dụ có phân tích chi tiết để học sinh phát huy năng lực
và đã xây dựng được 46 bài tập và ví dụ hóa học tương tự theo dạng mã hóa – và
phát triển năng lực cho HS ( ở phụ lục 1).
- Đã đưa dạng bài tập này sử dụng vào giảng dạy ở chương trình chính khóa lớp
12 theo nội dung sách giáo khoa hóa học mới ban cơ bản và nâng cao chương đại
cương kim loại lớp 12 THPT..
- Trong thời gian thử nghiệm năm học 2018 – 2019 tôi đã thu được những kết
quả nhất định, được thể hiện thông qua các Lớp 12A10, 12A14, 12A15 trường THPT
Lê Hoàn như sau: (Bài kiểm tra 15 phút - 10 câu trắc nghiệm ). Sau đây là số liệu
ghi nhận lại từ các lần kiểm tra.
* khi chưa sử dụng sáng kiến kinh nghiệm
Kiểm tra lần 1 ở học kì 1 (Bài 15 phút thứ nhất học kì 1)
Đối tượng
Lớp
Tổng
Kết quả kiểm tra (điểm số bài kiểm tra)
8.0 – 10.0
Số bài SL
6,5 – 7,9
5.0 – 6.4
3.5 – 4.9
0.0 – 3.4
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12A10
40
6
15.0
8
20.0
11
27.5
10
25.0
5
12.5
12A14
44
9
20.5
6
13.6
9
20.5
14
31.8
6
13.6
12A15
43
6
14.0
5
11.6
14
32.6
10
23.2
8
18.6
Tổng 127
21
16.4
19
15.0
34
26.8
34
26.8
19
15.0
Kiểm tra lần 2 ở học kì 1 (Cột 15 phút thứ hai học kì 1)
Đối tượng
Lớp
Tổng
Kết quả kiểm tra (điểm số bài kiểm tra)
8.0 – 10.0
Số bài SL
6,5 – 7,9
5.0 – 6.4
3.5 – 4.9
0.0 – 3.4
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12A10
40
3
7.5
6
15.0
16
40.0
11
27.5
4
10.0
12A14
44
3
6.8
7
15.9
14
31.8
14
31.8
6
13.6
12A15
43
6
14.0
4
9.3
14
32.6
15
34.9
4
9.3
Tổng 127
12
9.4
17
13.4
44
34.6
40
31.6
14
11.0
15
Tổng hợp sau 2 lần kiểm tra chưa áp dung sáng kiến kinh nghiệm
Đối tượng
12 A10 Tổng
12A14 Số
12A15
bài
Tổng 254
Kết quả kiểm tra (điểm số bài kiểm tra)
8.0 – 10.0
6,5 – 7,9
5.0 – 6.4
3.5 – 4.9
0.0 – 3.4
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
33
13.0
36
14.2
78
30.7
74
29.1
33
13.0
* khi đã sử dụng sáng kiến kinh nghiệm
Kiểm tra lần 2 ở học kì 2 (Bài 15 phút thứ hai học kì 2)
Đối tượng
Lớp
Tổng
Kết quả kiểm tra (điểm số bài kiểm tra)
8.0 – 10.0
Số bài SL
6,5 – 7,9
5.0 – 6.4
3.5 – 4.9
0.0 – 3.4
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12A10
38
10
26.3
4
10.5
10
26.3
8
21.1
6
15.8
12A14
41
8
19.5
4
9.8
11
29.3
10
24.4
8
19.5
12A15
43
16
37.2
3
7.0
14
32.6
6
14.0
4
9.2
Tổng 122
34
28.1
11
9.0
35
28.7
24
19.7
18
14.7
Kiểm tra lần 3 ở học kì 2 (Bài 15 phút thứ ba học kì 2)
Đối tượng
Lớp
Tổng
Kết quả kiểm tra (điểm số bài kiểm tra)
8.0 – 10.0
Số bài SL
6,5 – 7,9
5.0 – 6.4
3.5 – 4.9
0.0 – 3.4
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12A10
38
9
23.7
5
13.2
14
36.8
7
18.4
3
7.9
12A14
41
11
26.8
5
7.3
12
31.7
8
19.5
5
14.6
12A15
43
10
23.3
5
11.6
14
32.6
9
20.9
5
11.6
Tổng 122
30
24.6
15
12.3
40
32.8
24
19.7
13
10.7
16
Tổng hợp sau 2 lần kiểm tra khi đã áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Đối tượng
12 A10 Tổng
12A14 Số
12A15
bài
Tổng 244
Kết quả kiểm tra (điểm số bài kiểm tra)
8.0 – 10.0
6,5 – 7,9
5.0 – 6.4
3.5 – 4.9
0.0 – 3.4
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
64
26.2
26
10.7
75
30.7
48
19.7
31
12.7
Đối chiếu trước và sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Kết quả bài kiểm tra 15 phút
Trước khi áp dụng SKKN
Sau khi áp dụng SKKN
Tỉ lệ %
Tỉ lệ %
Dưới 3.5
13.0
12,7
3.5 đến 4.9
29.1
19,7
5.0 đến 6.4
30.7
30,7
6.5 đến 7.9
14.2
10.7
8.0 đến 10.9
13.0
26,2
Trên T.bình
57.9
66.7
Điểm
Rõ ràng, qua thực tế cho thấy sự thành công bước đầu của đề tài nghiêm cứu này,
cụ thể là việc nâng cao được hiệu quả giảng dạy ở các lớp 12 A10; 12A14
12A15 mà tôi đã áp dụng ở hai lần kiểm tra 15 phút và 45 phút cuối của học kì 2.
2.4.2. Khả năng phổ biến ứng dụng của sáng kiến kinh nghiệm
- Hiện nay tôi mạnh dạn áp dụng đề tài này cho các chương còn lại của phần
hóa 12 và được nhân rộng ra đến với một số đồng nghiệp khác trong trường.
- Trong việc ôn tập củng cố kiến thức cuối chương, cuối học kì, cuối năm,
đặc biệt là kì thi THPT Quốc gia sắp tới tôi cũng mạnh dạn ứng dụng đề tài này.
17
3. Kết luận, kiến nghị
Trong quá trình sử dụng một sô bài tập này, tôi nhận thấy học sinh rất hào
hứng, vì nó gắn liền giữa lí thuyết với thực hành thí nghiệm, giúp các em tiếp cận
gần hơn với các bài tập phát triển năng lực cho HS. Bài tập này là một bước trung
gian cho học sinh đi từ lí thuyết được lĩnh hội đến thực hành, thực tiễn. Trên cơ sở
bài tập dạng này có thể sử dụng trong hầu hết các tiết học như: dạy bài mới, ôn tậpluyện tập, thực hành, ngoài ra có thể dùng bài tập để kiểm tra kết quả học tập của
học sinh ( ví dụ đề thi tuyển sinh đại học và cao đẳng từ các năm học 2013-2018
năm học đổi mới thi THPT Quốc Gia, kể cả đề thi mẫu. Trong quá trình thực hiện
và triển khai đề tài tôi nhận thấy đề tài đã góp phần nhỏ bé vào việc đổi mới
phương pháp dạy học bộ môn.
- Sáng kiến kinh nghiệm này tuy chỉ là một đề tài nhỏ bé của tôi nhưng đây
cũng là phần nghiên cứu của tôi trong suốt năm học 2018 - 2019 và được áp dụng
cho một số chương ở cùng năm học.
- Giúp HS nắm chắc kiến thức lý thuyết, phân loại, xây dựng một số bài tập
nhằm phát triển năng lực tư duy, năng lực sáng tạo cho HS.
- Góp phần nâng cao tính hứng thú trong học tập, khả năng tiếp thu, lĩnh hội
kiến thức của HS.
- Đã được các GV dạy hoá học ở các trường hưởng ứng nhiệt tình.
- Phát triển tính tích cực – chủ động – sáng tạo của người học.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học ở trường THPT.
Với những kết quả đã đạt được ở trên, chúng tôi nhận thấy rằng giả thiết khoa
học của đề tài là chấp nhận được. Góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở
trường THPT.
3.4 Đề xuất.
Để phát triển loại bài tập này cho các chương khác nhau từ lớp 10 đến lớp 12
thuộc chương trình sách giáo khoa THPT, cần cung cấp trang thiết bị một cách đầy
đủ cho giáo viên và học sinh như: Dụng cụ thí nghiệm, hóa chất và các thiết bị mới
bổ sung hàng năm, tổ chức các buổi ngoại khóa, thực tế trên các nhà mày, cơ sở
trường học đạt chuẩn có phòng thí nghiệm hiện đại, để giáo viên và học sinh tiếp
xúc với nền khoa học kĩ thuật và gắn với thực tiễn, nhằm nâng cao chất lượng dạy
18
học và đổi mới căn bản toàn diện và nâng cao chất lượng đáp ứng tốt kì thi quốc
gia do bộ giáo dục tổ chức.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 18 tháng 05 năm 2019
CAM KẾT KHÔNG COPY.
(Tác giả ký và ghi rõ họ tên)
Hà Xuân Tuân
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lý luận dạy học Liên Xô Zueva M.V( Nguyễn Duy Ái dịch - 2001).
NXB Giáo dục.
[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên
giáo viên THPT. NXB Giáo Dục.
[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học (2007), Những vấn
đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông môn Hoá học và quy chế
luật giáo dục 2005. NXB Giáo dục.
[4]. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa
học giáo dục. NXB Giáo Dục.
[5]. Nguyễn Cương (2008), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ
thông và đại học (những vấn đề cơ bản). NXB Giáo dục.
[6]. Nguyễn Xuân Trường (2006), Phương pháp dạy học Hoá học ở
trường phổ thông. NXB Giáo dục.
[7]. Nguyễn Xuân Trường (chủ biên) (2009), Sách giáo khoa Hoá học
20
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Hà Xuân Tuân
Chức vụ và đơn vị công tác:Giáo viên trường THPT Lê Hoàn
Số sáng kiến kinh nghiệm đã được xếp loại: 06
Kết quả
Tên đề tài SKKN
TT
Cấp đánh giá xếp loại
(Phòng, Sở, Tỉnh...)
đánh giá
xếp loại
(A, B,
Năm học đánh giá
xếp loại
hoặc C)
1.
Phương pháp giải toán Hóa
Hội đồng khoa học ngành -
học để trả lời nhanh, chính
Sở Giáo Dục và Đào Tạo
xác câu hỏi trắc nghiệm
Thanh Hóa xếp loại
B
2007-2008
B
2010-2011
B
2011-2012
khách quan nhiều lựa chọn
2.
3.
Hướng dẫn học sinh viết và
Hội đồng khoa học ngành -
lập đúng công thức hóa học
Sở Giáo Dục và Đào Tạo
của các hợp chất
Thanh Hóa xếp loại
Giải nhanh một số bài tập
Hội đồng khoa học ngành -
hóa học bằng phương pháp
Sở Giáo Dục và Đào Tạo
đồ thị
Thanh Hóa xếp loại
4.
Sử dụng bài tập thực nghiệm
Hội đồng khoa học ngành -
thông qua hình vẽ mô phỏng
Sở Giáo Dục và Đào Tạo
để kiểm tra các kiến thức, kỹ
Thanh Hóa xếp loại
B
2014-2015
năng thực hành thí nghiệm
môn hóa học cho học sinh
lớp 10 THPT
5.
Một số bài tập thích hợp các
môn Khoa học tự nhiên theo
Hội đồng khoa học ngành -
B
2015-2016
C
2016 -2017
Sở Giáo Dục và Đào Tạo
Thanh Hóa xếp loại
định hướng phát triển năng
lực môn Hóa học cho học
sinh lớp 12 THPT
6.
Thiết kế hệ thống bài tập hóa
học theo hướng tiếp cận
Hội đồng khoa học ngành Sở Giáo Dục và Đào Tạo
Thanh Hóa xếp loại
chương trình đánh giá học
sinh quốc tế Pisa, cho
chương halogen lớp 10
THPT