Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tích hợp các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống nhằm củng cố, nâng cao kiến thức cho học sinh trong dạy học sinh học chương “cấu trúc của tế bào” sinh học 10 nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.64 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
Mục
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.1.1
2.1.2
2.2
2.2.1
2.2.2
2.3
2.3.1
2.3.2
2.4
3
3.1
3.2

Nội dung
Mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lí luận của đề tài
Cơ sở lí thuyết


Cơ sở thực tiễn
Thực trạng của vấn dề nghiên cứu
Thực trạng
Hệ quả của thực trạng trên
Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
Một số hình thức sử dụng các câu hỏi thực tiễn trong
giảng dạy
Hệ thống các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống
dùng cho chương “cấu trúc của tế bào” sinh học 10 nâng
cao.
Kết quả của việc ứng dụng đề tài
Kết luận và đề xuât
Kết luận
Kiến nghị, đề xuất
Tài liệu tham khảo
Danh mục sáng kiến kinh nghiệm đã được xếp loại

Trang
2
2
2
2
2
2
2
2
3
3
3
3

3
3
4
15
16
16
16
17
18

1


Tích hợp các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống
nhằm củng cố, nâng cao kiến thức cho học sinh trong dạy học sinh học
chương “cấu trúc của tế bào” sinh học 10 nâng cao
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Bồi dưỡng nhân tài cho đất nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng
của ngành giáo dục, xem trọng “hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, công tác
bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học phổ thông đã và đang được tổ
chức thực hiện trong nhiều năm qua đã thu hút được sự quan tâm, đầu tư, cố
gắng của nhiều giáo viên và học sinh. Tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện, phát
triển lòng say mê, yêu thích môn học. Góp phần nâng cao chất lượng dạy và
học.
Trong những năm gần đây, cấu trúc đề thi học sinh giỏi tỉnh ta tập trung
vào chương trình học lớp 10, 11; cuộc thi trung học phổ thông quốc gia thì chủ
yếu kiến thức ở lớp 12. Vì vậy tài liệu tham khảo chủ yếu cũng viết cho chương
trình lớp 12. Để bồi dưỡng học sinh giỏi giáo viên dạy đội tuyển phải tự tìm tòi,
nghiên cứu, biên soạn tài liệu, câu hỏi rất vất vả.

Sinh học là môn khoa học thực nghiệm. Các kiến thức của nôm sinh học
đều liên quan đến thực tiễn cuộc sống. Nếu khéo léo liên hệ, lồng ghép nội dung
bài học với các câu hỏi thực tiễn có thể giúp học sinh dễ hiểu bài, nhớ lâu và áp
dụng kiến thức giải quyết những tình huống khác.
Xuất phát từ suy nghĩ đó và thông qua quá trình giảng dạy ôn thi học sinh
giỏi bản thân tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm nên tôi mạnh dạn chọn đề
tài: “Tích hợp các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống nhằm củng cố,
nâng cao kiến thức cho học sinh trong dạy học sinh học chương “cấu trúc
của tế bào” sinh học 10 nâng cao”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Xây dụng hệ thống các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống thuộc
kiến thức môn sinh học chương: “Cấu trúc của tế bào” – sinh học 10 nâng cao.
Sử dụng hệ thống các câu hỏi để củng cố, nâng cao kiến thức cho học sinh, giúp
học sinh thông hiểu kiến thức đồng thời vận dụng kiến thức làm tốt các bài thi
học sinh giỏi, giải thích các hiện tượng xảy ra trong cuộc sống.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Các câu hỏi củng cố, nâng cao liên quan đến thực tiễn đời sống thuộc kiến
thức môn sinh học 10 chương cấu trúc của tế bào.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu qua tài liệu
- Nghiên cứu qua các tiết thực nghiệm trên lớp
- Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp thông qua kiểm tra đánh giá
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài:
2.1.1. Cở sở lí thuyết:
Để xây dụng đề tài này tôi dựa trên cơ sở li thuyết là nội dung chương II:
“Cấu trúc của tế bào” sinh học 10 nâng cao. Bao gồm đặc điểm chung của tế bào

2



nhân sơ, tế bào nhân thực; cấu trúc và chức năng của các bào quan cấu tạo tế
bào nhân sơ, cấu tạo tế bào nhân thực; vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn:
Tế bào được tạo nên từ nhiều bào quan, cơ thể lại được cấu tạo từ tế bào.
Hoạt động bất thường của các bào quan có thể được biểu hiện ở mức tế bào hoặc
cơ thể. Dựa vào sự thay đổi này người ta có thể suy ra nguyên nhân của các hiện
tượng thực tế.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
2.2.1. Thực trạng:
Khi nội dung kiến thức đề thi học sinh giỏi tập trung vào chương trình lớp
10, 11 thì các câu hỏi trong chương “cấu trúc tế bào” là phần không thể thiếu.
Tuy học sinh có thể nắm vững các kiến thức cơ bản nhưng việc làm chủ kiến
thức, vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng xảy ra xung quanh lại là
vấn đề không đơn giản
Chưa có một tài liệu chuẩn nào để học sinh và giáo viên tham khảo. Để kì
thi đạt kết quả tốt các giáo viên phải tự biên soạn tài liệu, học sinh cũng phải tự
tìm kiếm, sưu tầm thêm.
2.2. 2. Hệ quả của thực trạng trên:
Hầu hết học sinh mới chỉ dừng lại ở việc ôn tập kiến thức cơ bản hoặc sử
dụng một số câu hỏi ôn tập củng cố lí thuyết. Nhưng trong đề thi học sinh giỏi
các câu hỏi phần này thường là những câu khó, đòi hỏi học sinh không chỉ nhớ
mà phải hiểu, biết vận dụng kiến thức. Nên kết quả làm bài thi của học sinh ở
phần này thường không cao.
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Một số hình thức sử dụng các câu hỏi thực tiễn trong giảng dạy.
1. Sử dụng câu hỏi thực tiễn để vào bài mới hoặc vào phần học mới.
Ví dụ:
- Khi dạy bài 13 - tế bào nhân sơ tôi thường đặt câu hỏi: “Tại sao những
bệnh do vi khuẩn gây ra thường phát triển thành dịch nếu không được chữa trị

và ngăn chặn kịp thời ?’’
Học sinh có thể trả lời: “Do vi khuẩn sinh sản nhanh”
Sau đó tôi dẫn vào bài: “Vì sao vi khuẩn sinh sản nhanh? Chúng ta cùng
tìm hiểu bài 13: Tế bào nhân sơ”
- Khi dạy bào quan lục lạp tôi thường đặt câu hỏi: “Bào quan nào là nơi
tổng hợp toàn bộ chất hữu cơ cho sinh giới”
Học sinh có thể trả lời là lục lạp (hoặc không)
Sau đó tôi dẫn vào phần học: “Lục lạp có cấu trúc như thế nào mà có thể
tổng hợp được các chất hữu cơ? Chúng ta cùng tìm hiểu phần VI: Lục lạp”
2. Sử dụng câu hỏi thực tiễn để củng cố sau khi học xong mỗi phần học
hoặc mỗi bài học.
Ví dụ:
- Khi học xong phần II.1 bài 13 tôi thường đặt câu hỏi: “Việc xác định
chủng vi khuẩn gram âm và gram dương có ý nghĩa gì trong thực tiễn?”
Học sinh có thể trả lời đúng hoặc không đúng.

3


Sau đó tôi sẽ tổng kết lại: Ý nghĩa của việc xác định chủng vi khuẩn gram
âm và gram dương:
+ Biết được vi khuẩn gram dương hay gram âm để sử dụng các loại thuốc
kháng sinh đặc hiệu tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh.
+ Các kháng sinh được chia thành kháng sinh phổ hẹp (chỉ chống được vi
khuẩn gram dương, như penixilin) và kháng sinh phổ rộng (chống được cả gram
dương và gram âm, như steptomicin)
+ Dùng trong phân loại để phân biệt các vi sinh vật khác nhau.
- Khi học xong bài 16 - tế bào nhân thực, tôi dùng câu hỏi: “Trong cơ thể
người, loại tế bào nào có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất?” để củng cố
Học sinh có thể suy luận và tìm ra tế bào bạch cầu, vì bạch cầu có nhiệm

vụ tổng hợp kháng thể (bản chất là protein)
3. Sử dụng câu hỏi thực tiễn trong các bài kiểm tra để kiểm tra đánh giá
mức độ nhận thức của học sinh.
Sử dụng câu hỏi thực tiễn trong các đề kiểm tra, đánh giá năng lực của
học sinh qua mỗi phần học. Qua đó đánh giá được khả năng vận dụng kiến thức
vào giải thích các hiện tượng thực tế của học sinh như thế nào.
2.3.2. Hệ thống các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống dùng cho
chương “cấu trúc của tế bào” sinh học 10 nâng cao.
Câu 1: Sự sinh trưởng nhanh của vi khuẩn có ứng dụng gì trong thực
tiễn?
Trả lời:
Sự sinh trưởng nhanh của vi khuẩn có ứng dụng trong thực tiễn là:
- Sản xuất các protein đơn bào: Lên men chất thải từ các nhà máy chế
biến rau, quả, bột, sữa,… để thu nhận sinh khối làm thức ăn cho chăn nuôi.
- Tạo dòng vi khuẩn mang gen của loài khác để các vi khuẩn này tổng hợp
ra protein với số lượng lớn trong thời gian ngắn. Ví dụ: Tạo dòng vi khuẩn mang
gen insulin của người, sau đó vi khuẩn này được sản xuất trên quy mô công
nghiệp tổng hợp ra insulin giống như trong cơ thể người với số lượng lớn hơn
rất nhiều đáp ứng được nhu cầu thuốc chữa bệnh của con người.
Câu 2: Việc dùng thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gram dương hay
gram âm khó khăn hơn? Vì sao?
Trả lời:
Dùng thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gram âm khó hơn vì:
- Khó chọn thuốc kháng sinh, những loại kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn do
ức chế quá trình tổng hợp thành peptidoglican sẽ ít hiệu quả với chúng.
- Liều lượng thuốc dùng để điều trị cũng phải hết sức cẩn thận vì nội độc
tố chỉ được giải phóng ra khi vi khuẩn chết và thành tế bào của chúng bị vỡ. Vì
vậy nếu dùng kháng sinh liều cao làm chết nhiều vi khuẩn cùng lúc có thể gây ra
tình trạng nguy kịch, thậm chí là tử vong.
Câu 3: Một nhà khoa học tiến hành phá hủy nhân tế bào trứng ếch loài A.

Sau đó lấy nhân tế bào sinh dưỡng của loài B cấy vào. Sau nhiều lần thí nghiệm,
ông đã nhận được các con ếch con từ các tế bào đã được chuyển nhân. Hãy cho
biết các con ếch con này có đặc điểm của loài nào? Thí nghiệm này có thể chứng
minh được điều gì về nhân tế bào?

4


Trả lời:
Các con ếch này có đặc điểm của loài B vì chúng phát triển từ tế bào
mang nhân của loài B.
Thí nghiệm này chứng minh nhân tế bào có chức năng mang thông tin di
truyền và là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của tế bào.
Câu 4: Tại sao lá cây lại có màu xanh, màu xanh của lá có liên quan đến
chức năng quang hợp không?
Trả lời:
Ánh sáng đi vào một vật hoặc một chất nào đó thì hoặc là được hấp thụ
(một phần hoặc hoàn toàn) hoặc xuyên qua hoặc phản xạ trở lại. Ta nhìn thấy lá
có màu xanh là vì khi ánh sáng chiếu vào lá cây thì diệp lục phản xạ lại ánh sáng
màu xanh lục - dạng ánh sáng mà nó không hấp thụ. Như vậy ánh sáng xanh lục
mà ta nhìn thấy ở lá cây không liên quan gì tới chức năng quang hợp ở thực vật.
Câu 5: Tế bào nào trong các tế bào sau đây của cơ thể người có nhiều ti
thể nhất?
A. Tế bào biểu bì
B. Tế bào hồng cầu
C. Tế bào cơ tim
D. Tế bào xương
Trả lời:
Ti thể có chức năng quan trọng là cung cấp năng lượng cho tế bào. Do đó
tế bào nào có nhu cầu sử dụng năng lượng lớn thì có nhiều ti thể. Vì cơ tim hoạt

động liên tục đến hết đời nên cần nhiều năng lượng ATP vì vậy tế bào cơ tim có
nhiều ti thể nhất.
Câu 6: Trong cơ thể, tế bào nào có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất?
Trả lời:
Tế bào bạch cầu. Vì bạch cầu có nhiệm vụ tổng hợp kháng thể (bản chất
là protein)
Câu 7: Trong cơ thể, tế bào nào có lưới nội chất trơn phát triển mạnh
nhất:
Trả lời: Tế bào gan. Vì gan có chức năng chuyển hóa đường trong máu thành
glicogen và khử độc cho cơ thể, hai chức năng này do lưới nội chất trơn đảm
nhiệm (chức năng của lưới nội chất trơn là tổng hợp lipit, chuyển hóa đường và
phân giải chất độc hại cho tế bào)
Câu 8: Một người uống thuốc penicilin với một lượng lớn, chỉ vài ngày
trong các tế bào gan có một loại bào quan tăng gấp đôi, số lượng bào quan này
chỉ trở lại bình thường trong vòng 5 ngày sau khi thôi dùng thuốc. Cho biết tên
gọi, cấu tạo và chức năng của bào quan có sự thay đổi đó?
Trả lời:
- Kháng sinh là chất độc đối với cơ thể và gan có chức năng khử độc,
trong gan mạng lưới nội chất trơn sẽ tham gia vào quá trình khử độc này. Vì vậy
sau khi uống penicilin với một lượng lớn sau vài ngày trong gan mạng lưới nội
chất trơn sẽ gia tăng số lượng.
- Cấu tạo: Lưới nội chất trơn là hệ thống màng bên trong tế bào nhân thực,
tạo thành hệ thống các xoang dẹp và ống thông với nhau, ngăn cách với phần
còn lại của tế bào chất. Lưới nội chất trơn có nhiều loại enzim.

5


- Chức năng: Tổng hợp lipit, chuyển hóa đường và phân giải các chất độc
hại cho tế bào.

Câu 9: Khi uống nhiều rượu hoặc uống thuốc quá liều thì loại tế bào nào,
bào quan nào trong cơ thể phải tích cực làm việc để khử độc cho tế bào của cơ
thể? Hãy cho biết cơ chế khử độc của bào quan đó?
Trả lời:
- Khi uống nhiều rượu hoặc uống thuốc quá nhiều gây độc cho cơ thể, loại
tế bào phải tích cực làm việc là gan. Và hai loại bào quan thực hiện chức năng
khử độc cho tế bào là lưới nội chất trơn và peroxixom.
- Cơ chế khử độc:
+ Lưới nội chất trơn thường khử độc thuốc và chất độc bằng cách bổ sung
nhóm hydroxyl (-OH) vào các phân tử thuốc và chất độc làm cho chúng dễ tan
hơn và dễ bị đẩy ra khỏi cơ thể.
+ Peroxixom khử độc rượu và các chất độc khác bằng cách truyền hidro
từ chất độc đến oxi tạo ra H2O2, chất này lập tức được enzim catalaza xúc tác
chuyển thành H2O.
Câu 10: Cho các tế bào sau ở người: Đại thực bào, tế bào tuyến sinh dục,
tế bào nội tiết tuyến tụy. Ở mỗi tế bào đều có một loại màng nội bào rất phát
triển. Cho biết tên gọi và chức năng của loại màng nội bào đó ở mỗi tế bào?
Trả lời:
- Ở đại thực bào: Lizoxom phát triển, tiết enzim phân giải các thành phần
có trong túi thực bào gắn với nó.
- Ở tế bào tuyến sinh dục: Lưới nội chất trơn phát triển, có chức năng tổng
hợp lipit, từ đó hình thành các hoocmon sinh dục như estrogen, testosteron…
- Ở tế bào nội tiết tuyến tụy: Lưới nội chất hạt phát triển có chức năng
tổng hợp các protein tiền thân của các hoocmon insulin và glucagon.
Câu 11: Ti thể và lục lạp đều có ADN và bộ máy phiên mã, dịch mã riêng
nhưng chúng lại không có khả năng tồn tại, hoạt động sinh lí và nhân lên ở môi
trường ngoại bào. Hãy giải thích?
Trả lời:
Ti thể và lục lạp đều có ADN và bộ máy phiên mã, dịch mã riêng nhưng
chúng lại không có khả năng tồn tại, hoạt động sinh lí và nhân lên ở môi trường

ngoại bào vì:
- Trong quá trình phát sinh ti thể và lục lạp, một số gen trong ADN ti thể
và lục lạp được sát nhập với hệ gen nhân. Những gen này quy định một số sản
phẩm tham gia cấu trúc, hoạt động chức năng và sinh sản của ti thể và lục lạp.
- Vì thế khi tách ra khỏi tế bào, ti thể và lục lạp không thể tự tổng hợp
được các sản phẩm bị thiếu sót đó, dẫn đến chúng không thực hiện được chức
năng một cách đầy đủ, cũng như không thể tự nhân lên.
Câu 12: Khi kích thước tế bào tăng thì tỉ lệ S/V giảm, làm giảm khả năng
trao đổi chất qua màng của tế bào. Vì sao tế bào thực vật thường có kích thước
lớn hơn tế bào động vật nhưng vẫn trao đổi chất bình thường?
Trả lời:
Tế bào thực vật có kích thước lớn, tỉ lệ S/V nhỏ hơn nhưng vẫn trao đổi
chất bình thường vì:

6


- Tế bào thực vật có không bào trung tâm lớn, bào tương chỉ là một lớp
mỏng ở giữa không bào và màng sinh chất nên thực chất thể tích bào tương nhỏ
→ tỉ lệ S/V vẫn lớn, đảm bảo sự trao đổi chất của tế bào.
- Giữa các tế bào thực vật có hệ thống cầu sinh chất phát triển hơn tế bào
động vật.
- Một số sản phẩm trao đổi chất của tế bào thực vật được tích lũy trong
không bào mà không cần thải ra ngoài như tế bào động vật.
Câu 13: Một bào quan có vai trò giúp bảo vệ tế bào và tái chế các chất
cho tế bào. Hãy cho biết bào quan đó là bào quan nào? Có ở sinh vật nào?
Nguồn gốc của bào quan đó? Nếu bào quan đó không hoạt động hoặc bị vỡ có
thể gây hậu quả gì?
Trả lời:
- Bào quan có vai trò giúp bảo vệ tế bào và tái chế các chất cho tế bào là

lizoxom.
- Lizoxom có nguồn gốc từ bộ máy gôngi
- Nếu bào quan đó không hoạt động thì cơ chất trong lizoxom không được
phân giải, không phân hủy được các bào quan, tế bào già, tế bào tổn thương,
không tái chế được các sản phẩm cho tế bào, không tiêu hóa được các phân tử
lạ, tế bào lạ dẫn tới ảnh hưởng đến các hoạt động khác của tế bào, cơ thể gây
nên bệnh lí. Ví dụ: Bệnh Tay – Sách do không có enzim tiêu hóa lipit gây thoái
hóa thần kinh, não.
- Nếu bào quan đó bị vỡ:
+ Nếu vỡ ít thì ảnh hưởng đến hoạt động của tế bào: Vì enzim trong
lizoxom ra tế bào chất gặp môi trường trung tính sẽ bất hoạt.
+ Nếu vỡ nhiều thì làm tan tế bào, mô gây nguy hiểm cho cơ thể.
Câu 14: Trong tế bào nhân thực, ti thể có màng kép trong khi đó bộ máy
gôngi lại có màng đơn. Nếu ti thể mất đi một lớp màng còn bộ máy gôngi có
màng kép thì có thể ảnh hưởng như thế nào đến chức năng của chúng?
Trả lời:
- Nếu ti thể còn một lớp màng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp năng
lượng ở chuỗi truyền điện tử. Nếu mất màng trong thì không tổng hợp được
ATP, còn mất màng ngoài thì khả năng tổng hợp ATP giảm.
- Nếu bộ máy gôngi có màng kép có thể ảnh hưởng đến khả năng hình
thành các túi tiết để bao gói sản phẩm.
Câu 15: Vì sao lizoxom bình thường không bị phá hủy bởi các enzim
chứa trong nó? Trong trường hợp nào màng lizoxom bị hư hỏng?
Trả lời:
- Lizoxom bình thường không bị phá hủy bởi các enzim chứa trong nó vì:
+ Cấu tạo màng lizoxom đặc biệt, có lớp nhày ngăn cản sự tiêu hủy.
+ Bình thường, khi các enzim còn nằm trong lizoxom chúng ở trạng thái
bất hoạt, enzim trong lizoxom chỉ hoạt động ở môi trường pH bằng 5, nằm ngoài
khoảng đó enzim coi như không hoạt động. Bên màng lizoxom có các bơm tiết
ra H+, nồng độ iôn H+ càng cao môi trường càng có tính axit, tức là pH giảm đi,

nhỏ hơn 4, vì vậy enzim sẽ ngừng hoạt động. Khi gặp cơ chất pH sẽ tăng lên,

7


đồng nghĩa với việc enzim hoạt động phân hủy cơ chất là các bào quan già, bào
quan chết, đại phân tử.
- Màng lizoxom bị hư hỏng trong trường hợp: Cơ thể mắc bệnh về
lizoxom, các lizoxom trở nên “ốm yếu” không kiểm soát được và bị thủy phân.
Ví dụ: Bệnh viêm phổi của các thợ mỏ (màng cấu tạo hư hỏng do tích lũy các
hạt như silic, beryl), bệnh nhiễm trùng (vi khuẩn làm tiêu hủy màng → enzim
tiêu hủy tế bào)
Câu 16: Vì sao khi các tế bào bị nhiễm độc làm mất chức năng bộ máy
gôngi dẫn đến làm hỏng tổ chức mô?
Trả lời:
Khi các tế bào bị nhiễm độc làm mất chức năng bộ máy gôngi, dẫn đến
làm hỏng tổ chức mô vì:
- Bộ máy gôngi có vai trò lắp ráp protein và glucozo thành sợi
glicoprotein và được phân phối đến chất nền ngoại bào.
- Tại chất nền ngoại bào, sợi glicoprotein kết hợp với các chất vô cơ, hữu
cơ khác có vai trò liên kết các tế bào lại với nhau tạo nên các mô.
- Bộ máy gôngi hỏng nên không thể lắp ráp protein và glucozo thành sợi
glicoprotein có chủ yếu trong chất nền ngoại bào để thu nhận thông tin, liên kết
các tế bào lại với nhau tạo nên các mô.
Câu 17: Ở cơ thể người loại tế bào nào không có nhân, loại tế bào nào có
nhiều nhân? Trình bày quá trình hình thành tế bào không có nhân, tế bào nhiều
nhân từ tế bào một nhân? Loại tế bào không nhân có khả năng sinh trưởng
không? Vì sao?
Trả lời:
- Loại tế bào không nhân và tế bào nhiều nhân:

+ Tế bào không có nhân: Hồng cầu
+ Tế bào có nhiều nhân: Tế bào bạch cầu, tế bào cơ, tế bào gan.
- Quá trình hình thành tế bào không nhân và tế bào nhiều nhân từ tế bào
một nhân:
+ Quá trình hình thành hồng cầu: Hồng cầu được sinh ra từ tế bào tủy
xương (tế bào 1 nhân). Trong quá trình chuyên hóa về cấu tạo để thực hiện chức
năng, hồng cầu ở người bị mất nhân. Bào quan lizoxom thực hiện tiêu hóa nội
bào, phân giải nhân của tế bào hồng cầu.
+ Quá trình hình thành tế bào nhiều nhân: Các tế bào nhiều nhân hình
thành từ tế bào một nhân thông qua quá trình phân bào nguyên phân. Ở kì cuối
của phân bào nguyên phân, nếu màng nhân xuất hiện nhưng màng nhân không
thắt eo lại thì hình thành một tế bào có hai nhân. Tế bào hai nhân tiếp tục phân
bào nhưng màng sinh chất không thắt eo lại thì hình thành tế bào có bốn nhân.
Quá trình diễn ra như vậy cho đến khi hình thành tế bào nhiều nhân.
- Loại tế bào không nhân không có khả năng sinh trưởng. Vì nhân chứa
nhiễm sắc thể mang ADN có các gen điều khiển, điều hòa mọi hoạt động sống
của tế bào.
Câu 18: Ở tế bào thực vật sống trong môi trường nhược trương nhưng
chúng không bị vỡ tung như tế bào động vật, vì sao?
Trả lời:

8


Trong dung dịch nhược trương nước sẽ đi vào trong tế bào làm thể tích tế
bào tăng cao trương phồng lên; đối với tế bào động vật vì không có thành
xenlulozo cứng nên chúng bị vỡ tung, còn tế bào thực vật khi tế bào trương lên
màng tế bào áp sát vào thành xenlulozo nên không bị vỡ.
Câu 19: Có hai thành phần của tế bào thực vật mà khi chúng thay đổi cấu
trúc đều làm thay đổi kích thước tế bào, đó là những thành phần nào? Cơ chế

làm thay đổi cấu trúc tế bào của chúng?
Trả lời:
- Hai thành phần của tế bào thực vật mà khi chúng thay đổi cấu trúc đều
làm thay đổi kích thước tế bào là: Không bào và thành tế bào.
- Cơ chế làm thay đổi cấu trúc tế bào của 2 bào quan trên:
+ Không bào: Hút nước để tăng thể tích, không cần ATP.
+ Thành tế bào: Đứt liên kết hidro và giãn dài, cần ATP để hoạt hóa các
bơm proton.
Câu 20: Các tế bào động vật có lizoxom trong khi ở thực vật không có
loại bào quan này. Loại bào quan nào trong tế bào thực vật có thể thay thế chức
năng của lizoxom? Giải thích?
Trả lời:
- Tế bào thực vật không có lizoxom nhưng có không bào tiêu hóa trung
tâm. Loại bào quan này có thể thay thế chức năng của lizoxom ở tế bào động
vật.
- Vì không bào cũng chứa nhiều enzim thủy phân có chức năng phân giải
các chất hữu cơ cũng như thủy phân các bào quan và các tế bào già.
Câu 21: Trong tế bào nhân thực có một loại bào quan được ví như “hệ
thống sông ngòi, kênh rạch trên đồng ruộng”. Cho biết tên gọi, cấu tạo, chức
năng của loại bào quan này?
Trả lời:
- Loại bào quan được ví như hệ thống sông ngòi, kênh rạch trên đồng
ruộng là lưới nội chất.
- Cấu tạo lưới nội chất:
Là hệ thống màng đơn có cấu tạo gần giống màng sinh chất.
Gồm một hệ thống ống và xoang dẹp thông với nhau tạo thành mạng lưới
phân bố khắp tế bào, ngăn cách với phần còn lại của tế bào chất
Xuất phát từ màng nhân, có thể nối liền với màng sinh chất, liên hệ với bộ
máy gongi, có thể hòa tan thành một thể thống nhất.
Lưới nội chất hạt mặt ngoài còn gắn các riboxom, lưới nội chất trơn thì

đính rất nhiều các enzim.
- Chức năng:
+ Chức năng chung: Là hệ thống trung chuyển nhanh chóng các chất ra
vào tế bào đồng thời đảm bảo sự cách li của các quá trình khác nhau diễn ra
đồng thời trong tế bào.
+ Chức năng riêng:
Lưới nội chất hạt: Là nơi tổng hợp protein.
Lưới nội chất trơn: Tổng hợp lipit, chuyển hóa đường, phân giải các chất
độc hại cho tế bào.

9


Câu 22: Vì sao tế bào bình thường không thể gia tăng mãi về kích thước?
Trả lời:
Tế bào không thể gia tăng mãi về kích thước vì khi có kích thước lớn thì tỉ
lệ S/V sẽ giảm làm giảm tốc độ trao đổi chất giữa tế bào với môi trường.
Khi tế bào có kích thước quá lớn thì sự khuếch tán của các chất tới các nơi
bên trong tế bào cũng cần nhiều thời gian hơn.
Khi tế bào có kích thước lớn thì đáp ứng của tế bào cới các tín hiệu từ bên
ngoài cũng chậm hơn vì tế bào thu nhận và đáp ứng lại các tín hiệu từ môi
trường chủ yếu dựa vào con đường truyền tin hóa học.
Câu 23: a. Có nhận định rằng: “ Chỉ cần phân tích thành phần hóa học
của màng sinh chất cũng có thể nhận biết đó là tế bào động vật hay tế bào thực
vật”. Theo em nhận định đó là đúng hay sai? Hãy giải thích?
b. Ở động vật, những tổ chức nào dưới tế bào chứa cả ADN và ARN? Giải
thích?
Trả lời:
a. Nhận định đó là đúng, vì: Màng sinh chất của tế bào động vật có chứa
colecterol, axit béo no (bão hòa), còn màng tế bào thực vật không chứa

colecterol, chứa axit béo chưa no (chưa bão hòa). Khi phân tích, dựa trên sự
khác nhau đó người ta có thể phân biệt được màng tế bào động vật và màng tế
bào thực vật.
b. Tổ chức dưới tế bào chứa cả ADN và ARN là ti thể và nhân tế bào.
- Ti thể là bào quan chứa bộ máy di truyền riêng, có ADN mạch kép,
vòng, trần mang một số gen quy định protein của ti thể, có phiên mã tạo mARN
và có các tARN thực hiện dịch mã trong ti thể, có rARN cấu trúc riboxom 70s
của ti thể.
- Nhân chứa ADN nhiễm sắc thể, chứa các loại ARN là sản phẩm phiên
mã trong nhân.
Câu 24: Giả sử màng trong ti thể có cấu trúc như hệ thống grana của lục
lạp và ngược lại lục lạp lại có cấu trúc màng trong giống ti thể thay cho hệ grana
thì có những ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động chức năng của hai bào quan
này?
Trả lời:
- Chức năng:
+ Màng trong ti thể: Vận chuyển electron, tạo điện thế màng, tổng hợp
ATP nhờ nguồn năng lượng từ các chất khử NADH và FADH2 do quá trình
đường phân và chu trình crep cung cấp.
+ Hệ grana: Thực hiện chuỗi phản ứng sáng của quang hợp, hấp thụ và
chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng tích lũy trong các phân tử
ATP và NADPH.
- Khi cấu trúc thay đổi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của các bào
quan:
+ Màng trong ti thể có cấu trúc như hệ thống grana của lục lạp: Diện tích
màng hạn chế hơn, đặc biệt khả năng tiếp xúc với chất nền để tiếp nhận các chất
khử NADH và FADH2 không hiệu quả như cấu trúc răng lược…Vì vậy hiệu quả
tổng hợp ATP không cao.

10



+ Lục lạp lại có cấu trúc màng giống ti thể thay cho hệ grana thì các tấm
mào răng lược che khuất nhau làm giảm khả năng thu nhận năng lượng ánh sáng
của quang hệ, hiệu quả quang hợp giảm sút.
Câu 25:
a. Hãy giải thích tại sao khi hỏng hệ thống khung xương tế bào thì sẽ dẫn
tới bệnh vô sinh ở nam giới và bệnh viêm đường hô hấp?
b. Các tế bào trong mô nhận biết nhau nhờ glicoprotein màng. Giải thích
tại sao chất độc A làm mất chức năng của bộ máy gongi dẫn đến làm hỏng tổ
chức mô?
Trả lời:
a. Khi hỏng hệ thống khung xương tế bào thì sẽ dẫn tới bệnh vô sinh ở
nam giới và bệnh viêm đường hô hấp là vì:
- Ở nam giới, sự chuyển động của tinh trùng phụ thuộc vào hệ thống vi
ống tạo nên đuôi tinh trùng. Nếu hệ thống vi ống này bị hỏng thì tinh trùng
không chuyển động đến ống dẫn trứng được, do đó bị vô sinh. Hệ thống vi ống
chính là thành phần của khung xương tế bào.
- Khi hỏng hệ thống khung xương tế bào thì các tế bào lông của biểu mô ở
hệ thống ống dẫn khí không chuyển động được nên không ngăn được vi khuẩn
xâm nhập vào phổi. Khi các tế bào này không có khả năng ngăn vi khuẩn thì vi
khuẩn sẽ xâm nhập và gây viêm đường hô hấp, viêm phổi.
b. Các tế bào trong mô nhận biết nhau nhờ glicoprotein màng, chất độc A
làm mất chức năng bộ máy gongi dẫn đến làm hỏng tổ chức mô theo các bước:
- Phần protein được tổng hợp từ riboxom trên lưới nội chất hạt được đưa
vào bộ máy gongi.
- Tại bộ máy gongi, protein được lắp ráp thêm cacbohidrat tạo
glicoprotein.
- Glicoprotein được đưa vào bóng nội bào và chuyển đến màng tạo
glicoprotein màng.

- Chất độc A làm mất chức năng bộ máy gongi nên quá trình lắp ráp
saccarit với protein để tạo ra glicoprotein bị hỏng nên màng thiếu glicoprotein
hoặc glicoprotein sai lệch so với bình thường. Khi không có thụ quan
glicoprotein thì các tế bào trong mô không còn nhận biết nhau nên chúng không
liên kết được với nhau dẫn tới làm hỏng tổ chức mô đó.
Câu 26:
a. Nêu vai trò của lizozim và cơ chế tác động của nó đến thành tế bào vi
khuẩn?
b. Hiện tượng gì sẽ xảy ra khi đưa tế bào vi khuẩn Gram âm, Gram
dương, tế bào thực vật và tế bào động vật vào dung dịch nhược trương có
lizozim?
Trả lời:
a. Lizozim phá hủy thành tế bào vi khuẩn bằng cách cắt đứt liên kết β-1,4glucozit của peptidoglican.
b. Khi đưa vi khuẩn gram âm, vi khuẩn gram dương, tế bào thực vật, tế
bào động vật vào môi trường nhược trương có lizozim:

11


- Vi khuẩn gram âm: Lizozim trong dung dịch chỉ làm tan được lớp
peptidoglican ở thành. Vi khuẩn gram âm còn có lớp màng ngoài khoang chu
chất có tác dụng bảo vệ tế bào. Nên vi khuẩn gram âm trong môi trường nhược
trương có lizozim chỉ hút nước đến một mức độ nhất định và không bị vỡ.
- Vi khuẩn gram dương: Lizozim làm tan lớp peptidoglican, tạo thành thể
cầu. Trong dung dịch nhược trương, thể cầu vỡ ra.
- Tế bào thực vật có thành xenlulozo nên không bị lizozim phá hủy. Khi
đưa vào dung dịch nhược trương, nước sẽ đi vào tế bào làm không bào tăng thể
tích đến một mức độ nhất định thì dừng lại. Tế bào vẫn giữ nguyên được hình
dạng.
- Tế bào động vật do không có thành tế bào nên không chịu tác động của

lizozim. Khi đưa vào dung dịch nhược trương, nước sẽ đi vào tế bào làm tế bào
tăng thể tích và vỡ ra.
Câu 27: Loại bỏ thành tế bào của các loại vi khuẩn có hình dạng khác
nhau rồi cho các tế bào này vào môi trường đẳng trương, sau đó làm tiêu bản các
tế bào đó và quan sát bằng kính hiển vi quang học, em sẽ quan sát thấy gì? Giải
thích?
Trả lời:
Quan sát thấy các tế bào đều có dạng hình cầu.
Giải thích: Thành tế bào có chức năng ổn định hình dạng cho tế bào và tạo hình
dạng khác nhau cho các loài vi khuẩn, khi mất thành và thả vào môi trường đẳng
trương, nước vào tế bào đạt trạng thái cân bằng, áp suất thẩm thấu tác động đều
lên bề mặt màng sinh chất làm cho tế bào căng tròn ra.
Câu 28: Một bác sĩ cho những người muốn giảm béo uống một loại
thuốc. Loại thuốc này rất có hiệu quả nhưng cũng rất nguy hiểm vì có một số
người dùng nó bị tử vong, nên thuốc đã bị cấm sử dụng. Hãy giải thích tại sao
loại thuốc này lại làm giảm khối lượng cơ thể và có thể gây chết? Biết rằng loại
thuốc này làm hỏng màng trong ti thể.
Trả lời:
Loại thuốc này làm giảm khối lượng cơ thể và có thể gây chết vì:
- Ti thể là nơi tổng hợp ATP mà màng trong ti thể bị hỏng nên H + không
tích lại được trong khoang giữa 2 lớp màng ti thể vì vậy ATP không được tổng
hợp.
- Ti thể không tổng hợp được ATP nên quá trình hô hấp diễn ra mạnh làm
tiêu hao các sản phẩm tích lũy trong tế bào. Đặc biệt là tiêu tốn nhiều glucozo,
lipit. Do vậy sẽ làm giảm cân nhanh chóng.
- Gây chết là vì khi ti thể bị hỏng màng trong thì không tổng hợp được
ATP, làm cho tế bào thiếu ATP để hoạt động → tế bào chết → cơ thể chết.
Câu 29: Cho các chất: O2, Na+, hoocmon progesteron, đường fructozo.
Những chất nào dễ dàng khuếch tán qua màng? Giải thích.
Trả lời:

O2 và hoocmon progesteron là những chất dễ dàng khuếch tán qua màng
tế bào mà không chịu sự kiểm soát của tế bào vì:
- O2 là chất khí, không phân cực và không mang điện nên dễ dàng tan
trong lipit và khuếch tán qua lớp photpholipit của màng.

12


- Progesteron là một loại lipit nên nó tan trong màng photpholipit.
Câu 30: Tại sao muốn giữ rau tươi ta phải thường xuyên vảy nước vào
rau?
Trả lời:
Khi rau đã bị bỏ rễ hay bị nhổ lên, không hút được nước, sự thoát hơi
nước vẫn diễn ra làm cho rau héo. Muốn rau không héo người ta vảy nước vào
rau để các phân tử nước đi vào cung cấp nước cho tế bào bằng cơ chế vận
chuyển thụ động, bù lại lượng nước thoát ra ngoài môi trường ngoài đồng thời
làm tăng độ ẩm không khí, hạn chế thoát hơi nước ở lá.
Câu 31 :
a. Vì sao tế bào lông hút của cây xanh có thể hút nước theo cách thẩm
thấu ?
b. Trên một vùng đất ngập mặn ta thấy các loài cây sú, vẹt, đước phát
triển tốt còn cây lúa thì phát triển rất kém. Em hãy giải thích hiện tượng vừa
nêu ?
Trả lời :
a. Tế bào lông hút của cây xanh có thể hút nước theo cách thẩm thấu vì
màng tế bào lông hút có tính thấm chọn lọc (màng bán thấm tương đối).
b. Không bào của các cây chịu mặn (sú, vẹt, đước) chứa dịch bào tạo áp
suất thẩm thấu rất lớn, do tích trữ một lượng muối lớn nên lấy được nước của
môi trường có nồng độ muối thấp hơn. Các cây khác có áp suất thẩm thấu thấp
hơn nên không lấy được nước mà còn bị mất nước.

Câu 32 :
a. Thế nào là hiện tượng co nguyên sinh ?
b. Quan sát hiện tượng co nguyên sinh của tế bào giúp ta biết được điều
gì ?
c. Giải thích hiện tượng cây bị héo khi bón quá nhiều phân ?
Trả lời :
a. Hiện tượng co nguyên sinh : Là hiện tượng tế bào mất nước khi đặt tế
bào trong môi trường ưu trương.
b. Quan sát hiện tượng co nguyên sinh của tế bào giúp ta biết :
- Tế bào sống hay chết, nếu tế bào chết, màng sinh chất mất tính bán
thấm, không gây hiện tượng co nguyên sinh.
- Độ nhớt của chất nguyên sinh thay đổi, từ đó thay đổi cường độ trao đổi
chất của tế bào.
c. Giải thích hiện tượng cây bị héo khi bón quá nhiều phân.
- Nồng độ dịch đất tăng cao so với nồng độ dịch bào nên nước từ bên
ngoài không vào được bên trong tế bào.
- Do sự thoát hơi nước vẫn xảy ra nhưng nước không được bù đắp lại nên
sức trương nước của tế bào giảm và cây bị héo.
Câu 33 : Có thể bảo quản thực phẩm lâu dài bằng cách :
- Ngâm muối, đường, axit (ngâm chua)
- Phơi khô
Hãy trình bày cơ sở khoa học của vấn đề này ?
Trả lời :

13


- Khi ngâm thực phẩm trong muối, đường, axit (ngâm chua) dẫn đến có
hiện tượng co nguyên sinh (dịch tế bào chủ yếu là nước, chui qua màng nguyên
sinh, thành xenlulozo, thoát ra ngoài dẫn đến chất nguyên sinh bị co lại, tách

khỏi thành xenlulozo, màng sinh chất bị biến đổi hình dạng theo hình dạng của
khối chất nguyên sinh)
- Khi phơi khô, có sự bốc hơi nước, nước trong tế bào bị thoát ra ngoài.
Trong cả hai trường hợp trên, tế bào bị khô hạn.
Sự hư hỏng thực phẩm phần lớn do vi sinh vật (vi khuẩn, nấm) gây nên.
Trong điều kiện tế bào bị khô hạn như trên, vi sinh vật không còn điều
kiện thuận lợi để phát triển, dẫn đến thực phẩm được bảo quản rất lâu.
Ví dụ : Phơi khô, độ ẩm xuống 14%, ngâm muối nồng độ 15-25% dẫn đến
hầu hết các vi sinh vật bị ức chế hoặc bị tiêu diệt, ngâm đường 30% cũng làm vi
sinh vật bị ức chế.
Câu 34 :
a. Khi ngâm tế bào thực vật sống vào dung dịch có hiện tượng gì xảy ra ?
Giải thích hiện tượng đó ?
b. Hiện tượng nào xảy ra giúp ta phân biệt tế bào còn sống hay tế bào đã
chết ?
Trả lời :
a. Khi ngâm tế bào thực vật vào dung dịch, có thể xảy ra một trong ba
hiện tượng sau :
- Nếu nồng độ dung dịch cao (dung dịch ưu trương) thì tế bào bị mất
nước, tế bào co nguyên sinh.
- Nếu nồng độ dung dịch thấp hơn (dung dịch nhược trương), nước từ môi
trường vào tế bào gây hiện tượng trương nước.
- Nếu nồng độ dịch tế bào và môi trường bằng nhau (dung dịch đẳng
trương), lượng nước ra vào bằng nhau, tế bào không thay đổi thể tích.
b. Tế bào sống có hiện tượng co nguyên sinh, tế bào chết không có hiện
tượng co nguyên sinh.
Câu 35 : Trong quá trình chế biến mứt từ các loại rau củ, trước khi ngâm,
ướp đường người ta thường trụng chín nguyên liệu bằng nước sôi. Với kiến thức
sinh học em hãy giải thích tác dụng của thao tác trên ?
Trả lời :

- Tác dụng của việc trụng chín nguyên liệu :
Giúp sản phẩm không bị teo tóp, biến dạng do ngăn chặn được sự thẩm
thấu của nước từ trong mô, tế bào ra bên ngoài khi nồng độ chất tan ở bên ngoài
cao hơn trong tế bào.
- Giải thích :
+ Khi tế bào còn sống, màng tế bào chọn lọc, chỉ cho nước qua lại dễ
dàng. Khi làm mứt, ngâm rau củ vào đường (môi trường ưu trương), nước từ
trong tế bào thẩm thấu ra bên ngoài, tế bào mất nước, co nguyên sinh, rau củ teo
tóp lại.
+ Khi tế bào chết, tính thấm chọn lọc không còn, cả nước và chất tan đều
có thể dễ dàng di chuyển qua lại để cân bằng nồng độ hai môi trường, rau củ
không bị teo tóp.

14


2.4. Kết quả của việc ứng dụng đề tài:
Trong quá trình dạy bồi dưỡng cho đội tuyển học sinh giỏi môn sinh học
năm học 2017 – 2018 ở trường THPT Hoàng Lệ Kha khi đến chương cấu trúc
của tế bào tôi đã chia lớp thành 2 nhóm:
- Nhóm 1 (Nhóm đối chứng): Truyền đạt kiến thức cơ bản và yêu cầu học
sinh tự tìm tòi tham khảo tài liệu để giải đề thi.
- Nhóm 2 (Nhóm thực nghiệm): Truyền đạt kiến thức cơ bản, kết hợp sử
dụng các câu hỏi liên quan đến thực tiễn để củng cố, nâng cao kiến thức.
Tôi đã thu được kết quả như sau:
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL

%
SL
%
SL
%
SL
%
Nhóm đối
0
0
4
20
11
55
5
25
chứng
Nhóm thực
4
20
10
50
6
30
0
0
nghiệm
Từ kết quả trên cho thấy, sau khi củng cố, nâng cao cho học sinh bằng các
câu hỏi thực tiễn, kết quả có sự chuyển biến rõ rệt. Tỉ lệ học sinh đạt loại giỏi và
khá tăng, loại trung bình và yếu giảm.

Vì vậy sau quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi nhận thấy rằng khi được
cung cấp các kiến thức cơ bản, kết hợp sử dụng các câu hỏi thực tiễn để củng cố,
nâng cao kiến thức các em không chỉ nhớ lại kiến thức của các phần này mà việc
áp dụng vào giải các đề thi cũng nhanh hơn, hiệu quả cao hơn. Nếu không được
cung cấp các kiến thức trên việc sưu tầm tài liệu của các em rất vất vả, có thể
không tìm được tài liệu và không biết giải quyết các câu hỏi khó như thế nào. Vì
vậy để kì thi đạt kết quả cao thì cần phải củng cố, nâng cao kiến thức cho học
sinh và sử dụng câu hỏi thực tiễn để củng cố là phương pháp rất hiệu quả.
Ngoài ra, khi hiểu được sâu sắc các kiến thức trên các em còn có thể ứng
dụng vào thực tiễn giải thích một số hiện tượng thực tế.

15


3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận:
Đề tài này cũng chỉ là những kinh nghiệm bản thân tôi tích lũy được trong
quá trình giảng dạy nên khó tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tôi rất mong
thông qua sáng kiến này đồng nghiệp có thể đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thiện
đề tài hơn.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
Qua thực tiễn ôn luyện học sinh giỏi và ôn thi đại học tôi thấy:
- Nếu học sinh có kiến thức cơ bản tốt, có phương pháp giải phù hợp, có
tố chất thông minh nhưng muốn có kết quả cao trong các kì thi cần phải kết hợp
với các phương pháp tự học, tự nghiên cứu tài liệu ở nhà.
- Giáo viên phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng, tâm huyết với nghề,
nhiệt tình giúp đỡ học sinh trong học tập.
- Nên tổ chức các hội thảo, các chuyên đề cấp tỉnh về nâng cao chất lượng
dạy học môn sinh học để giáo viên được tham gia.


XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 05 tháng 05 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép nội dung
của người khác

Lương Thị Vân

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sinh học 10 nâng cao – Vũ Văn Vụ (chủ biên)
2. Bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học 10 – Phan Khắc Nghệ, Trần Mạnh
Hùng
3. Các đề thi (đề xuất) học sinh giỏi các trường chuyên vùng duyên hải và
đồng bằng bắc bộ năm 2015 môn sinh học 10.
4. Tuyển tập 10 năm đề thi olimpic 30 tháng 4 sinh học 10 – sở giáo dục
đào tạo thành phố Hồ Chí Minh, trường THPT chuyên Lê Hồng Phong.

17


Danh mục các đề tài SKKN tôi đã được hội đồng cấp phòng GD&ĐT, cấp
sở GD&ĐT và các cấp cao hơn đánh giá đạt từ loại C trở lên.
Thứ tự
1
2


Tên SKKN
Phương pháp xây dựng công thức tổng quát
tính số loại giao tử hình thành qua giảm
phân.
Phương pháp giải một số dạng bài tập casio
sinh học 10,11

Xếp
loại
C

Năm học
2012 - 2013

C

2013 - 2014

18



×