Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Đổi mới phương pháp hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trong giờ đọc văn lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.36 KB, 28 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT HÀ TRUNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH
CHUẨN BỊ BÀI TRONG GIỜ ĐỌC VĂN LỚP 11

Người thực hiện: Nguyễn Thanh Ngọc
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn

THANH HOÁ NĂM 2019


MỤC LỤC
1. Mở đầu...............................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài.........................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................1
1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................1
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.......................................................................2
2.1. Cơ sở lí luận của việc đổi mới phương pháp hướng dẫn học sinh chuẩn bị
bài trong giờ Đọc văn 11...................................................................................2
2.2. Thực trạng của việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trong giờ Đọc văn
lớp 11 trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm..............................................3
2.3. Các giải pháp hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trong giờ Đọc văn lớp 11 5
Trước hết, bản thân tôi đã nhận thức được vai trò tích cực của việc hướng dẫn
học sinh chuẩn bị bài trước khi lên lớp trong các giờ Đọc văn. Tôi nhận thấy,
việc học sinh soạn bài một cách nghiêm túc đã tạo tâm thế cho các em tiếp thu


bài mới đạt hiệu quả cao, giáo viên thực hiện linh hoạt và có chất lượng trong
hầu hết các khâu của quá trình lên lớp, từ việc kiểm tra bài cũ, dạy bài mới
đến củng cố kiến thức bài học.........................................................................18
3. Kết luận và kiến nghị.......................................................................................20
3.1. Kết luận....................................................................................................20
3.2. Kiến nghị..................................................................................................20
Tài liệu tham khảo...............................................................................................22
“Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời! Có lí nào
như thế được? Hắn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu… Dẫu sao,
đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc bên
kia của đời. Ở những người như hắn, chịu đựng biết bao nhiêu là chất độc,
đày đọa cực nhọc, mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể gọi là dấu hiệu
báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều. Nó là một cơn mưa gió cuối thu cho biết
trời gió rét, nay mùa đông đã đến. Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi
già, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”.
...........................................................................................................................2
Phụ lục


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong nhà trường phổ thông, Ngữ văn là môn học đặc thù, bên cạnh tính
chất khoa học, môn Ngữ văn còn mang đậm “chất văn”, “văn học là nhân học”.
Môn Ngữ văn còn có vai trò quan trọng đặc biệt trong việc giáo dục tư tưởng,
tình cảm, quan điểm sống, góp phần bồi dưỡng tâm hồn, hoàn thiện nhân cách
cho học sinh. Vì vậy, thông qua quá trình dạy và học môn Ngữ văn có thể
hướng tới phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học. Muốn đạt
tới mục đích đó, một giờ học văn phải có sự tích cực hợp tác của cả thầy và trò;
không chỉ giáo viên phải chuẩn bị kế hoạch dạy học cụ thể mà học sinh cũng
cần chuẩn bị bài trước khi lên lớp một cách chu đáo. Tuy nhiên, thực tế cho

thấy đa số học sinh chưa hứng thú trong học tập, chuẩn bị bài mới chưa thật
chu đáo, phần lớn còn thụ động trong soạn bài mới và coi đó là nhiệm vụ bắt
buộc khi lên lớp.
Đổi mới phương pháp dạy học là trọng tâm của đổi mới giáo dục Trung
học phổ thông hiện nay “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của
học sinh”. Dạy Đọc văn cũng không nằm ngoài xu hướng đó, phải hướng học
sinh vào hoạt động chiếm lĩnh tác phẩm theo đúng đặc thù quy luật sáng tạo và
cảm thụ văn học. Với giáo viên, để phát huy vai trò chủ thể - năng lực cảm thụ
văn chương của học sinh cần khơi gợi, tổ chức, dẫn dắt các em tham gia tích
cực, chủ động vào bài học. Muốn vậy, chính các em phải chuẩn bị bài trước một
cách khoa học dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Đó cũng chính là con đường
từng bước rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự học.
Làm thế nào để hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà một cách hiệu quả
trong một giờ Đọc văn lớp 11 là vấn đề hiện nay còn nhiều khoảng trống chưa
được bàn sâu trong các công trình nghiên cứu. Hơn nữa, đây là vấn đề mang tính
thực tiễn, thực sự cần thiết để chuẩn bị cho chương trình sách giáo khoa Ngữ
văn mới.
Từ những lí do trên, với mong muốn giúp học sinh có thể tiếp cận bài học
một cách dễ dàng, đơn giản hơn, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của bản
thân và có hứng thú trong một giờ Đọc văn, tôi đã đầu tư công sức, trí tuệ,
nghiên cứu áp dụng sáng kiến “Đổi mới phương pháp hướng dẫn học sinh chuẩn
bị bài trong giờ Đọc văn lớp 11”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Từ thực tế dạy và học trong các giờ Đọc văn, nghiên cứu đề tài nhằm
đóng góp một số giải pháp hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trước khi lên lớp
trong giờ Đọc văn lớp 11 để các em có tâm thế khi tiếp nhận tác phẩm văn học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Các bài Đọc văn trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 11 - ban cơ
bản, bao gồm: đọc - hiểu tác phẩm văn học, văn học sử, lí luận văn học.
- Giải pháp hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trong các giờ Đọc văn.

1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm hệ thống hóa các vấn đề lí luận
liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học, mối quan hệ giữa Đọc văn và việc
chuẩn bị bài ở nhà.
1


- Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh giữa giải pháp cũ thường làm
với giải pháp mới để có sự kế thừa và phát huy.
- Phương pháp quan sát: dự giờ, thăm lớp, tích luỹ kinh nghiệm thực tế.
- Phương pháp trao đổi, thảo luận: trao đổi trong nhóm và trao đổi với
đồng nghiệp để bổ sung, hoàn thiện tiết dạy; trao đổi với học sinh, lắng nghe ý
kiến từ phía học sinh.
- Phương pháp thực nghiệm: hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài một số tiết
cụ thể, cùng với các câu hỏi kiểm tra, đánh giá sau bài học để đánh giá mức độ
hứng thú của học sinh và rút ra những phần cần điều chỉnh, bổ sung.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của việc đổi mới phương pháp hướng dẫn học sinh chuẩn
bị bài trong giờ Đọc văn 11
2.1.1. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Văn hiện nay và việc chuẩn bị bài
của học sinh
Trong xu hướng đổi mới của giáo dục hiện nay, mỗi bài học giáo viên là
người hướng dẫn, tổ chức; học sinh đóng vai trò chủ động, tích cực. Rất nhiều
các kĩ thuật, phương pháp dạy học như: thảo luận nhóm, khăn phủ bàn, bàn tay
nặn bột… được sử dụng để đạt được mục tiêu đó nhưng với đặc thù của môn
Ngữ văn không phải phương pháp nào cũng có thể áp dụng được và không nhất
thiết phải thực hiện đầy đủ các khâu trong một giờ học trên lớp. Việc giao nhiệm
vụ cụ thể cho từng học sinh hoặc từng nhóm học sinh chuẩn bị bài trước vẫn
đảm bảo yêu cầu tương tác giữa người dạy và người học: thầy giao nhiệm vụtrò nhận nhiệm vụ; trò thực hiện- thầy quan sát theo dõi, trò báo cáo kết quảthầy nhận xét, đánh giá.
Việc chuẩn bị bài, soạn bài trước khi lên lớp của học sinh sẽ hướng tới

hoạt động học tập chủ động, chống thói quen học tập thụ động. Vì vậy, việc
hướng dẫn học sinh giúp các em chuẩn bị bài tốt ở nhà trở thành một yêu cầu
thiết thực có giá trị to lớn trong tiến trình dạy học trên lớp của thầy và trò, giúp
người học chủ động, tích cực trong quá trình học tập. Việc chuẩn bị bài ở nhà là
một nội dung nằm trong phương pháp tự học, mà tự học là phương pháp cốt lõi
trong đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Tuy nhiên, một phần công việc thay vì thực hiện trên lớp được chuyển
sang thực hiện ở nhà bằng việc chuẩn bị bài trước bởi với một tác phẩm văn học
việc thực hiện đầy đủ các khâu này trên lớp là không đủ thời gian cho một dung
lượng kiến thức khá nặng hoặc có thực hiện nhưng chỉ mang tính hình thức,
thậm chí còn đánh mất đi “chất văn” đặc thù của môn học. Vì vậy, để xóa đi sự
chiếu lệ của học sinh khi chuẩn bị bài ở nhà cũng như xóa đi tính hình thức
trong việc đảm bảo đủ các công đoạn của một hoạt động dạy- học trên lớp, giáo
viên cần có sự hướng dẫn cụ thể để học sinh chuẩn bị bài một cách thực sự, tạo
ra giờ học đạt hiệu quả cao.
2.1.2. Vấn đề dạy Đọc văn với việc chuẩn bị bài của học sinh
Đọc văn là một phân môn trong bộ môn Ngữ văn ở trường trung học phổ
thông bên cạnh hai phân môn khác là Làm văn và Tiếng Việt. Trong một giờ
Đọc văn thầy hướng dẫn tổ chức, trò đọc và tìm hiểu văn bản. Với tư cách là
một thao tác thì đọc văn được hiểu là đọc văn bản văn học để tìm hiểu, phân
2


tích, cảm nhận giá trị của nó. Với một giờ Đọc văn truyền thống, thầy giảng - trò
nghe, thầy đọc - trò chép, giáo viên đóng vai trò tổ chức, định hướng, điều khiển
quá trình tiếp nhận của học sinh. Nhưng với quan điểm mới hiện nay, chủ thể
học sinh chiếm một vai trò quan trọng trong tiến trình dạy học. Vì thế, dù giáo
viên có chuẩn bị kế hoạch dạy học chu đáo đến mấy đi chăng nữa nhưng học
sinh không có sự chuẩn bị bài trước ở nhà thì tiết học đó cũng dễ rơi vào tình
trạng “thầy độc thoại”, ý tưởng của giáo viên (mục đích, yêu cầu đặt ra trong

bài) khó thành hiện thực. Do vậy, chuẩn bị bài ở nhà là việc làm không thể xem
nhẹ trong một giờ Đọc văn. Tất nhiên, việc chuẩn bị như thế nào phụ thuộc rất
nhiều vào sự hướng dẫn của giáo viên thông qua gợi ý và câu hỏi hướng dẫn học
bài. Đây là bước đầu tiên giúp học sinh thâm nhập tác phẩm, chuẩn bị tham gia
phân tích và tiếp thu bài giảng trên lớp. Trong quá trình chuẩn bị bài học, học
sinh phải đọc tác phẩm một cách nghiêm túc, tìm hiểu và nắm một số câu văn
cần thiết, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa, đặc biệt là các câu hỏi hướng
đến việc xây dựng những nội dung đối thoại do giáo viên yêu cầu.
Qua sự chuẩn bị bài ở nhà, học sinh nắm được một phần nội dung của tác
phẩm, làm cơ sở để tham gia đối thoại về tác phẩm trên lớp dưới sự tổ chức,
hướng dẫn của giáo viên.
2.2. Thực trạng của việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trong giờ Đọc văn
lớp 11 trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Nội dung Đọc văn trong chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn 11, ban cơ bản
Có thể nói nội dung kiến thức Đọc văn của lớp 11 khá nặng. Đặc biệt,
trong một bài Đọc văn có những tác phẩm chỉ được trích học một phần như
“Chí Phèo” (Nam Cao), “Hạnh phúc của một tang gia” (Vũ Trọng Phụng), “Một
thời đại trong thi ca” (Hoài Thanh - Hoài Chân)…; có những tác phẩm đưa vào
chương trình học trọn vẹn nhưng khá dài như “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam) dài 7
trang, “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân) dài 7 trang…; hoặc những bài về tác
gia văn học như: Nguyễn Đình Chiểu, Nam Cao với dung lượng kiến thức cần
tìm hiểu rất rộng nhưng tất cả đều chỉ được gói gọn trong một số tiết nhất định.
Do đó, nếu học sinh không đọc trước toàn bộ tác phẩm, không chuẩn bị bài
trước một cách thực sự thì những gì các em tiếp thu được trong khoảng thời gian
hạn hẹp trên lớp chỉ là “thấy cây mà không thấy rừng”.
Hệ thống câu hỏi chuẩn bị bài trong sách giáo khoa còn mang tính định
hướng chung chung, không có hướng dẫn chi tiết trong từng phần hoặc từng mục.
Chẳng hạn, trong tác phẩm “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân), câu hỏi
hướng dẫn học bài như sau:
1. Tình huống truyện của tác phẩm Chữ người tử tù là gì? Tác dụng của

tình huống này đối với việc thể hiện tính cách nhân vật và kịch tính của truyện?
2. Phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình tượng Huấn Cao. Qua nhân vật Huấn
Cao anh/ chị có nhận xét gì về quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp?
3. Nhân vật quản ngục có phẩm chất gì khiến Huấn Cao cảm kích coi là
“một tấm lòng trong thiên hạ” và tác giả coi đó là “một thanh âm trong trẻo chen
vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”?
4. Phân tích đoạn văn tả cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong nhà
lao. Vì sao tác giả coi đây là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”?
3


5. Anh/ chị có nhận xét gì về bút pháp xây dựng nhân vật, bút pháp miêu
tả cảnh vật và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân trong truyện
“Chữ người tử tù”?
Những câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài trên thực chất mang tính
chất gợi mở tìm hiểu những vấn đề lớn của tác phẩm, bao gồm:
1. Tình huống truyện và tác dụng của tình huống.
2. Nhân vật Huấn Cao.
3. Nhân vật quản ngục.
4. Cảnh cho chữ.
5. Đặc sắc nghệ thuật.
Chính vì thế, giáo viên cần phải chi tiết, cụ thể hóa vấn đề thành các
nhiệm vụ hoặc câu hỏi nhỏ để học sinh dễ dàng hơn trong việc chuẩn bị bài.
Hoặc hệ thống câu hỏi hướng dẫn đoạn trích “Hạnh phúc của một tang
gia” (Trích “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng):
1. “Hạnh phúc của một tang gia” là một phần của nhan đề chương XV
tiểu thuyết “Số đỏ” do chính Vũ Trọng Phụng đặt. Anh/ chị có suy nghĩ gì về
nhan đề này và tình huống trào phúng của đoạn trích?
2. Vì sao cái chết của cụ cố tổ lại là niềm “hạnh phúc” của mọi thành viên
trong gia đình cụ? Phân tích những niềm “hạnh phúc” khác nhau của mỗi người

trong đại gia đình cụ cố Hồng và những người đến đưa đám ma do cái chết của
cụ cố tổ đem lại.
3. Anh/ chị hãy phân tích cảnh đám ma gương mẫu.
4. Từ niềm “hạnh phúc” của các nhân vật do cái chết của cụ cố tổ đem lại và
cảnh tượng của cái “đám ma gương mẫu”, anh/chị nhận xét như thế nào về xã hội
thượng lưu thành thị đương thời? Thái độ của nhà văn với xã hội này ra sao?
5. Anh/ chị nhận xét gì về nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng ở
đoạn trích này?
Rõ ràng hệ thống câu hỏi trên còn quá chung, chưa thể hiện được ý đồ tiếp
cận tác phẩm theo hệ thống. Trong khi ở câu 1, câu 2 yêu cầu học sinh tiếp cận
đoạn trích theo lối "bổ dọc", từ nhan đề đến nhân vật thì câu 3 lại tiếp cận theo
lối "bổ ngang". Hơn thế nữa hệ thống câu hỏi chưa lôgic. Tiếp cận đoạn trích
phải từ nghệ thuật trào phúng, được biểu hiện cụ thể qua nhan đề, tình huống,
nhân vật, cách miêu tả. Từ đó, mới nhận xét khái quát ý nghĩa của việc sử dụng
nghệ thuật trào phúng cũng như thái độ của nhà văn. Do đó, câu hỏi 4 và 5 sắp
xếp chưa hợp lí.
Ở một số bài các câu hỏi đưa ra có lúc yêu cầu quá cao hoặc chưa phù hợp
với “tầm đón nhận” của học sinh. Ví dụ, trong phần hướng dẫn học bài tác phẩm
“Tự tình” (II) của Hồ Xuân Hương, câu hỏi 4: “Bài thơ vừa nói lên bi kịch
duyên phận, vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân
Hương. Anh/chị hãy phân tích điều đó”, là một câu hỏi tương đối khó với học
sinh khi mới bắt đầu tiếp cận văn bản để soạn bài.
Vì vậy, trách nhiệm của giáo viên là phải biết cách gia công lại sao cho
câu hỏi phù hợp với đối tượng của mình, đặt ra những vấn đề buộc giáo viên
phải chú ý đến khâu chuẩn bị bài cho học sinh đạt kết quả cao trong giờ Đọc văn
trên lớp cũng như chất lượng dạy học văn nói chung.
4


2.2.2. Thực trạng hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài của giáo viên và việc chuẩn

bị bài của học sinh trong giờ Đọc văn ở lớp 11
Với hình thức dự giờ, trao đổi, xem vở, tôi đã có cái nhìn khá khách quan,
sát thực tế về tình hình hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài của giáo viên và việc
chuẩn bị bài ở nhà của học sinh hiện nay ở trường Trung học phổ thông Hà
Trung, thiết nghĩ đó cũng là thực trạng chung, phổ biến của hầu hết giáo viên và
học sinh nhiều nơi. Trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, chúng ta thật
sự ghi nhận sự nhiệt tình và tích cực của nhiều thầy cô giáo trong việc đi tìm, đề
xuất và thực hiện các phương pháp dạy học Văn nhằm phát huy tính tích cực
chủ động của học sinh trong giờ học. Thực trạng lên lớp theo kiểu thầy giảng trò nghe, thầy đọc - trò chép đã giảm đáng kể. Quan sát trong các tiết dự giờ cho
thấy: học sinh có sự chuẩn bị bài kĩ càng, phù hợp nội dung bài học dưới sự
hướng dẫn tích cực của giáo viên thì giáo viên thuyết giảng ít hơn, học sinh chủ
động chiếm lĩnh tri thức, giờ học hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, khách quan mà nói, số tiết học sinh có sự chuẩn bị bài chu đáo
với nhiều cách thức khác nhau chưa phải là nhiều. Hầu như chỉ tập trung trong
những giờ thao giảng, hội giảng của giáo viên.
Với giáo viên, sau mỗi bài dạy, mỗi tiết học thường dặn dò chung chung:
các em về nhà học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau. Hoặc có hướng dẫn cho học
sinh nhưng còn sơ sài ví dụ như: soạn bài theo câu hỏi sách giáo khoa, xem bài
tiếp theo… Việc hướng dẫn học sinh soạn bài mới, tài liệu ở nhà chưa cụ thể,
chưa định hướng được cho các em phần nào là quan trọng, phần nào cần sơ lược.
Với học sinh, có soạn bài trước khi đến lớp nhưng không hiệu quả, không
biết chỗ nào là quan trọng. Việc soạn bài mang tính chất đối phó nên học sinh
thường chép mạng, sách “Học tốt Ngữ văn”. Vì vậy, các em khó nắm bắt kiến
thức một cách cụ thể, lười tìm tòi kiến thức mới, luôn ỷ lại và chờ đợi vào bài
giảng của giáo viên để chép. Ở nhà không chuẩn bị bài, trên lớp cô lại giảng với
lượng kiến thức nhiều, cô nói điều gì trò cũng cảm thấy mới tinh cho nên việc
tiếp thu diễn ra rất thụ động.
2.3. Các giải pháp hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trong giờ Đọc văn lớp 11
2.3.1. Nguyên tắc đề ra các giải pháp đổi mới phương pháp hướng dẫn học sinh
chuẩn bị bài trong giờ Đọc văn lớp 11

Nguyên tắc “là những điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo trong
một loạt việc làm”. (Luật Giáo dục, 2005, trang 694). Hướng dẫn học sinh chuẩn
bị bài là khâu quan trọng trong quá trình dạy Ngữ văn, nhất là đối với sự thành
công của một bài Đọc văn. Nhưng để việc đó đạt kết quả, giáo viên phải tuân thủ
theo các nguyên tắc nhất định.
2.3.1.1. Nắm vững định hướng của sách giáo khoa
Với người dạy và người học hiện nay ở nước ta, sách giáo khoa là công cụ
có tính chất pháp lí. Nội dung kiểm tra, thi cử bắt đầu và xuất phát từ chương
trình của sách giáo khoa. Nói cách khác dạy và học cũng không thể thoát li
chương trình sách giáo khoa. Vì vậy, giáo viên cần dựa vào các mục biên soạn
trong sách giáo khoa để hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài. Phần Đọc văn trong
sách giáo khoa Ngữ văn 10, ban cơ bản được biên soạn theo một cấu trúc cố
định với trình tự các mục rõ ràng là: Tên văn bản - Kết quả cần đạt - Tiểu dẫn 5


Văn bản - Hướng dẫn học bài - Ghi nhớ - Luyện tập. Giáo viên phải nắm vững
vai trò của từng mục đồng thời hướng học sinh đặc biệt chú ý vào phần hướng
dẫn học bài bởi đây là mục có tác dụng định hướng cho việc tìm hiểu văn bản.
Dựa vào hệ thống câu hỏi này để giáo viên thiết kế các câu hỏi hướng dẫn học
sinh chuẩn bị bài một cách phù hợp, thiết thực và có hiệu quả.
Giáo viên cần nắm được chức năng định hướng phương pháp tự học của
học sinh trong sách giáo khoa. Dạy học theo quan điểm hiện đại không phải là
thông báo kiến thức, giảng giải, minh hoạ cho học sinh hiểu mà còn tổ chức cho
học sinh hoạt động tự lực để xây dựng kiến thức, hình thành kĩ năng và năng lực
sáng tạo. Bởi vậy phương pháp dạy học chủ yếu là tổ chức hướng dẫn cho học
sinh hoạt động, nhưng sách giáo khoa mới là viết cho học sinh, chỉ dẫn những
hoạt động chủ yếu cho học sinh. Giáo viên căn cứ vào những hoạt động của học
sinh mà xác định hoạt động của bản thân để hỗ trợ cho học sinh thực hiện thành
công hoạt động học tập. Bắt đầu từ sách giáo khoa là một định hướng khoa học
trong việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài cho giờ Đọc văn.

Ví dụ: Trong bài thơ “Thương vợ” (Tú Xương), câu hỏi 3 của phần hướng
dẫn học bài: Lời “chửi” trong hai câu thơ cuối là lời của ai, có ý nghĩa gì?
Câu hỏi thực chất là gợi ý cho học sinh phân tích hai câu thơ cuối, cũng là
hai câu thơ thâu tóm tư tưởng toàn bộ bài thơ và thể hiện tâm sự, vẻ đẹp nhân
cách của Tú Xương. Để tìm hiểu được vấn đề này, giáo viên cần định hướng cho
học sinh chuẩn bị:
- Tìm đọc tài liệu về bà Tú, các tác phẩm về đề tài bà Tú của Tú Xương
như: “Văn tế sống vợ”, “Tự trào”, “Tết dán câu đối”…, các tác phẩm về đề tài
người vợ trong văn học trung đại nói chung để khẳng định đó là đề tài rất hiếm
trong thơ xưa nhưng lại khá quen thuộc trong thơ ông Tú. Kết hợp những vấn đề
đã đọc trong quá trình phân tích bài thơ trên lớp sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn
tấm lòng sâu sắc của Tú Xương với vợ.
- Tìm hiểu thời đại Tú Xương sống có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc
đời và thơ Tú Xương, tìm hiểu về cá tính, bi kịch thi cử của ông, kết hợp với
việc tìm đọc bài tiểu luận “Thời và thơ Tú Xương” của Nguyễn Tuân để hiểu
“thói đời” ở đây là gì? Vì sao lại “bạc”?, từ đó hiểu tâm sự của Tú Xương cũng
như lí giải được nguyên nhân của những tâm sự đó. Cuối cùng mới tìm ra ý
nghĩa tiếng chửi trong hai câu thơ cuối.
- Gợi ý cho học sinh qua câu hỏi: Có người cho rằng hai câu thơ kết biểu
hiện tấm lòng thương vợ vô cùng sâu sắc của nhà thơ Tú Xương. Thương vợ
cho nên chửi mình, chửi thói đời bạc bẽo. Nhưng cũng có ý kiến đánh giá đằng
sau tiếng chửi là một bi kịch Tú Xương chất chứa phẫn uất và tê tái. Ý kiến của
anh/chị?
2.3.1.2. Xuất phát từ thực tiễn dạy học Đọc văn với mỗi đối tượng cụ thể
Cùng một bộ sách giáo khoa, một chương trình học như nhau, thậm chí
cùng một người dạy nhưng trong một lớp mỗi học sinh có một khả năng tư duy
khác nhau hoặc giữa các lớp khác ban hay cùng ban cũng có sự khác nhau về
không khí học tập, trình độ năng khiếu, chất lượng học văn… Người giáo viên
dạy văn phải thực sự nhạy cảm, xuất phát từ đặc điểm của từng nhóm học sinh,
của từng lớp để có cơ sở định hướng cho việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài

6


sao cho thiết thực với đối tượng người học. Muốn vậy, bên cạnh những câu hỏi
cơ bản, giáo viên cần thiết kế những câu hỏi mang tính phân loại học sinh.
Ví dụ: Trong bài thơ “Tự tình” (II) của Hồ Xuân Hương, với học sinh
trung bình, giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị câu hỏi:
Từ “xuân” trong câu thơ “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại” mang ý nghĩa gì?
Từ đó khái quát quan niệm về thời gian của nhà thơ.
Nhưng với đối tượng học sinh khá, giỏi, giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn
bị câu hỏi mức độ khó hơn:
Theo anh/ chị, đâu là chỗ gặp gỡ giữa Xuân Hương, Xuân Diệu, Xuân
Quỳnh qua các vần thơ sau:
- Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con!
(“Tự tình II”- Hồ Xuân Hương)
- Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!
(“Vội vàng”- Xuân Diệu)
- Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa.
(“Sóng”- Xuân Quỳnh)
2.3.1.3. Dựa vào đặc trưng của từng bài học
Ngoài phần văn học nước ngoài thì điểm khác biệt của nội dung Đọc văn
lớp 11 so với lớp 10 và 12 đó là phần văn học Việt Nam bao gồm cả văn học
trung đại và văn học hiện đại (lớp 10 toàn bộ là văn học trung đại, lớp 12 chỉ có
văn học hiện đại). Mỗi thời kì văn học mang đặc trưng thi pháp khác nhau. Vì
thế, giáo viên cần lưu ý thiết kế hệ thống câu hỏi làm rõ những đặc trưng đó.

Ví dụ: Cùng thể văn nghị luận, cùng điểm chung là hệ thống luận điểm
chặt chẽ nhưng văn nghị luận trung đại khác văn nghị luận hiện đại. Văn nghị
luận trung đại thường cố định trong các thể loại, sử dụng lối văn biền ngẫu, hình
ảnh mang tính chất ước lệ. Vì thế, trong bài “Chiếu cầu hiền” (Ngô Thì Nhậm),
giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh chuẩn bị:
Trong đoạn văn từ “Trước đây” đến “phụng sự vương hầu chăng?”, tác
giả sử dụng bao nhiêu điển tích, điển cố? Nội dung, ý nghĩa mà chúng biểu hiện.
Không những thế, giáo viên cần xem xét đặc điểm, tính chất của từng văn
bản gắn với từng thể loại cụ thể để yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước khi lên
lớp. Chẳng hạn bài văn học sử “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX
đến Cách mạng tháng Tám 1945” cần cho học sinh chuẩn bị tìm ra hệ thống
luận điểm chính, những mốc quan trọng trong tiến trình vận động, phát triển của
văn học khác với bài đọc hiểu văn bản cụ thể như “Câu cá mùa thu” (Nguyễn
Khuyến), “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam)… giáo viên yêu cầu học sinh phát hiện
những hình ảnh, chi tiết đặc sắc; thơ cần đi theo mạch cảm xúc của nhân vật trữ
tình, tự sự phải bám sát hệ thống nhân vật, sự kiện tiêu biểu.
Mặt khác, mỗi bài học, mỗi văn bản được phân bố với một số lượng thời
gian nhất định theo phân phối chương trình nên giáo viên nhất thiết phải gắn
7


từng bài học, từng tác phẩm với số tiết quy định cụ thể để hướng dẫn học sinh
cách thức nội dung, mức độ soạn bài phù hợp. Với những bài học trong một tiết
thì có cách chuẩn bị bài gọn nhẹ hơn so với bài hai tiết.
2.3.2. Giải pháp hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trong giờ Đọc văn lớp 11
2.3.2.1. Xác định mục tiêu trọng tâm bài học
Mỗi bài học được đưa vào chương trình sách giáo khoa đều mang một
mục đích khác nhau. Sau tên mỗi văn bản là mục “kết quả cần đạt”. Đây là
phạm vi kiến thức trọng tâm bài học mà học sinh cần nắm được. Để đạt được kết
quả đó người soạn sách đã có những định hướng đọc hiểu cho cả người dạy và

người học ở mục hướng dẫn học bài. Giáo viên muốn tổ chức cho học sinh đọc
hiểu văn bản sát hợp thì một yêu cầu vô cùng quan trọng là khi soạn bài phải
đọc thật kỹ phần “kết quả cần đạt” để nắm chắc mục đích của người soạn sách
giáo khoa. Từ đó đưa ra những định hướng phù hợp để hướng dẫn học sinh
chuẩn bị bài. Đó là thao tác và kĩ năng cần thiết của người giáo viên trong việc
giúp học sinh chuẩn bị bài ở nhà đúng trọng tâm.
Ví dụ: Trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” (Trích “Số đỏ”Vũ Trọng Phụng), một trong hai trọng tâm của bài học là: “nghệ thuật trào
phúng đặc sắc của Vũ Trọng Phụng”, trong phần hướng dẫn học bài có nêu câu
hỏi gợi ý:
Anh/chị nhận xét gì về nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng ở đoạn
trích này?
Để học sinh hiểu và cảm nhận được mục đích này giáo viên cần yêu cầu
học sinh chuẩn bị:
- Đọc kiến thức Lịch sử để làm sáng tỏ bối cảnh lịch sử Việt Nam 30 đầu
thế kỉ XX, đó là xã hội giao thời thực dân nửa phong kiến mà nhà văn đã sống
và căm phẫn vô cùng, cũng là bối cảnh ra đời của tác phẩm, là hiện thực mà nhà
văn phản ánh qua lăng kính chủ quan của mình.
- Đọc tiểu thuyết “Số đỏ” để hiểu câu văn “Ba hôm sau, ông cụ già chết
thật”. Chết thật có nghĩa là cụ đã chết giả, vậy lần chết giả là khi nào, tức là cụ
đã làm cho con cháu mình mừng hụt. Có giả, có thật mới thấy hết niềm vui
sướng của đám con cháu trong chương truyện. Đồng thời, đọc toàn bộ chương
truyện “Hạnh phúc của một tang gia” vì sách giáo khoa đã lược bớt những đoạn
có câu văn đặc sắc như “người ta tưng bừng vui vẻ đi đưa giấy cáo phó, gọi
phường kèn, thuê xe đám ma”… để thấy cách nói mỉa mai của nhà văn.
- Tìm hiểu Lí luận văn học để hiểu thế nào là trào phúng? Các thủ pháp
tạo ra tiếng cười trào phúng? Phương tiện nghệ thuật biểu hiện tính trào phúng?
- Dẫn chứng những biểu hiện của nghệ thuật trào phúng trong chương
truyện qua các khía cạnh:
+ Nhan đề trào phúng
+ Tình huống trào phúng

+ Chân dung trào phúng
+ Cảnh đám ma gương mẫu
+ Ngôn ngữ trào phúng
8


2.3.2.2. Công tác chuẩn bị của giáo viên
Trong kế hoạch bài dạy của giáo viên, sau mỗi tiết dạy, ở phần dặn dò bao
giờ cũng có hai phần:
- Bài cũ: giáo viên yêu cầu học sinh nắm được những kiến thức đã học và
hoàn thành các bài tập mà giáo viên đã giao.
- Bài mới: Giáo viên không chỉ dặn dò học sinh về nhà soạn bài nào mà
còn đưa ra một số câu hỏi hướng dẫn cụ thể. Các câu hỏi được thiết kế theo trình
tự bài học mà giáo viên sẽ giảng trong tiết học sau (dĩ nhiên các câu hỏi này chỉ
mang tính gợi ý), đồng thời phải dựa vào hướng dẫn học bài của sách giáo khoa.
Nếu giáo viên chuẩn bị càng kĩ, giao nhiệm vụ càng cụ thể, chi tiết thì hoạt động
trước tiết học của học sinh càng chu đáo và đạt kết quả cao.
Với giáo viên, kế hoạch cho việc hướng dẫn học sinh soạn bài ở nhà gồm
hai việc chính: tìm hiểu tác phẩm và chuẩn bị nhiệm vụ.
- Tìm hiểu tác phẩm bao gồm các việc:
+ Tìm hiểu những tư liệu lịch sử- xã hội liên quan đến thế giới quan sáng
tác của tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
+ Tìm đọc những bài viết của các nhà nghiên cứu, phê bình có liên quan
đến tác giả và tác phẩm.
+ Tìm hiểu những văn bản cùng thể hiện nội dung cần đề cập của chính
tác giả và của các nhà văn khác.
- Chuẩn bị nhiệm vụ: phải thể hiện một cách cụ thể mục tiêu trọng tâm bài
học, nội dung nhiệm vụ, các hình thức giao nhiệm vụ… Theo tinh thần đổi mới
phương pháp dạy học văn hiện nay, kế hoạch chuẩn bị phải thể hiện sự vận dụng
phương pháp tích cực, tuy nhiên cần có sự kết hợp hữu cơ, sự nhuần nhuyễn, hài

hòa các phương pháp, biện pháp dạy học truyền thống một cách hợp lí để không
làm mất đi “chất văn” đặc thù trong mỗi bài học.
2.3.2.3. Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực
Đổi mới giáo dục gắn liền với đổi mới phương pháp dạy học và như trên đã
nói do đặc thù của bộ môn Ngữ văn nên phương pháp dạy học tích cực không
nhất thiết phải thực hiện đầy đủ các khâu trong một giờ học mà cần phải vận dụng
linh hoạt, có những hình thức dạy học chỉ được thực hiện một số khâu nhất định.
Cũng như các giờ học trên lớp, muốn cho việc soạn bài của học sinh đạt hiệu quả
đòi hỏi giáo viên phải có sự đổi mới phương pháp nhằm khuyến khích học sinh tự
học, tránh việc ghi lại, chép lại một cách thụ động. Một số phương pháp dạy học
tích cực có thể được áp dụng với việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà như:
sử dụng câu hỏi, thảo luận nhóm, sử dụng sơ đồ, bảng biểu, dạy học dự án…
Ngày nay phương pháp dạy Ngữ văn trở nên phong phú nhờ sự tích hợp kiến
thức, với sự xâm nhập cảm thụ nghệ thuật, phương pháp dạy học phần Đọc văn
đã đi đến những phát hiện mới về vai trò chủ thể cảm thụ của người học.
Việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong việc hướng dẫn học
sinh chuẩn bị bài sẽ góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục “phát triển
phẩm chất và năng lực cần thiết cho học sinh”. Cụ thể, một số năng lực được
hình thành và phát triển như: năng lực tự học (tự nghiên cứu tài liệu giáo viên
giao), năng lực hợp tác (làm việc nhóm), năng lực thu thập và xử lí thông tin
(khi đọc văn bản), năng lực giải quyết vấn đề (tình huống xuất phát từ văn bản)
9


… Giáo viên có thể sử dụng các phương tiện hỗ trợ để hướng dẫn học sinh
chuẩn bị bài như: máy chiếu, tranh ảnh tư liệu, phô tô câu hỏi…
Tùy thuộc vào mỗi bài học mà giáo viên có thể đa dạng các hình thức yêu
cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ: đọc các văn bản cần thiết, chuẩn bị những bài
tập trình bày theo nhóm, đọc phân vai, sưu tầm tranh ảnh minh họa hoặc có thể
là việc đi tham quan, đi thực tế, xem phim để phục vụ cho tiết học…

Ví dụ: Tổ chức phân công từng vấn đề cụ thể cho từng nhóm học sinh.
Sau khi kết thúc một giờ học công việc thường thấy từ trước tới nay là giáo viên
dặn dò học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài mới cho giờ học tiếp theo. Đây là
việc làm lấy lệ máy móc, qua loa, chung chung làm cho xong vì thế tính hiệu
quả thấp. Kinh nghiệm cho thấy giáo viên giao việc càng cụ thể thì tính hiệu quả
càng cao. Vì vậy, tổ chức phân công vấn đề cho học sinh chuẩn bị trước là bước
đệm rất quan trọng cho bài học mới đạt kết quả. Để việc làm này có chất lượng
giáo viên phải thực hiện những bước sau:
- Giáo viên chuẩn bị trước các vấn đề.
- Chia nhóm, cử nhóm trưởng.
- Phân công vấn đề cụ thể cho từng nhóm.
- Thời gian: giáo viên dành khoảng 5 phút cuối mỗi giờ học để làm việc này.
Trước khi dạy bài Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), giáo viên giao việc
cho 3 nhóm và yêu cầu mỗi nhóm chuẩn bị kĩ phần việc của mình:
- Nhóm 1: Thông qua nhân vật quản ngục, làm rõ quan điểm về cái đẹp và
thái độ đề cao thiên lương của Nguyễn Tuân.
- Nhóm 2: Phân tích ý nghĩa những tương phản trong cảnh Huấn Cao cho chữ.
- Nhóm 3: Phong cách tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân qua truyện ngắn
Chữ người tử tù.
Hoặc yêu cầu học sinh chuẩn bị sơ đồ tư duy bài “Chí Phèo”- Phần 1:
Tác giả qua hướng dẫn gợi ý của giáo viên như sau:
- Từ khóa trung tâm- chủ đề bài học: Tác giả Nam Cao
- Từ khóa cấp 1: Những luận điểm chính về tác giả Nam Cao: vài nét về
tiểu sử và con người, sự nghiệp văn học.
- Tìm từ khóa cấp 2, 3… phần tiểu sử và con người:
+ Tiểu sử: Năm sinh- năm mất, gia đình, quê hương, những nét chính về
cuộc đời.
+ Con người: Hình ảnh một người trí thức, tính cách, tấm lòng của nhà văn.
- Tìm từ khóa cấp 2, 3… phần sự nghiệp văn học: Quan điểm nghệ thuật
(mục đích sáng tác, yêu cầu về tác phẩm, yêu cầu về nghề văn); đề tài chính (tác

phẩm tiêu biểu, nội dung, giá trị); phong cách nghệ thuật (cách lựa chọn và xử lí
đề tài, quan niệm về con người, thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu, giọng điệu)
Học sinh có thể vẽ vào giấy A0, bảng phụ nhưng khuyến khích các em vẽ
trên máy để trình chiếu trong tiết học. Đã là “tư duy” giáo viên cần động viên sự
sáng tạo của học sinh.
Trong tiết học trên lớp, sau khi nghiệm thu, chỉnh sửa, bổ sung kết quả
của học sinh, giáo viên đưa ra sơ đồ tư duy tham khảo.
10


2.3.2.4. Hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa ở nhà
Sách giáo khoa là sự cụ thể hóa chương trình, là nguồn trí thức thống nhất
và là chỗ dựa cơ bản cho cả người dạy và người học. Nó có thể giúp người học
nghiên cứu, tìm tòi, phát huy tính sáng tạo linh hoạt, đa dạng. Để giúp học sinh
có phương pháp tự học, tự nghiên cứu giáo viên cần có những định hướng cho
học sinh trong các hoạt động tiếp xúc với sách giáo khoa, tập cho các em biết
gia công tìm tòi, trong quá trình lĩnh hội tri thức. Đối với tác phẩm văn học để
hiểu trước hết học sinh phải đọc để thâm nhập. Có nhiều mức độ đọc khác nhau:
đọc lướt, đọc kỹ, đọc sâu… Nói cách khác cảm nhận văn chương điều đầu tiên
là phải đọc; đọc để rung động, để thẩm thấu. Đối với học sinh, việc soạn bài ở
nhà yêu cầu không thể thiếu là phải đọc bao gồm:
- Đọc văn bản: Hầu hết, học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của
khâu đọc. Việc đọc hay không đối với các em còn phụ thuộc vào độ hấp dẫn của
văn bản (hay dở cũng theo chủ quan của các em, học sinh thường thích đọc tác
phẩm truyện có lời đối thoại hơn là những văn bản khác như thơ, văn nghị
luận…). Chính vì thế, giáo viên cần hình thành cho học sinh thói quen đọc văn
bản trước khi soạn bài. Đó là một bước hết sức quan trọng. Khi hướng dẫn học
sinh đọc ngoài mục đích tập đọc hoặc tiếp xúc sơ bộ với tác phẩm thì cần chú
trọng nhiều hơn về phương diện diễn cảm và cảm thụ. Muốn làm được điều đó
học sinh cần kết hợp với hệ thống câu hỏi Đọc hiểu trong bài hoặc hệ thống câu

hỏi được giáo viên chuẩn bị. Việc đọc nói trên nếu được chuẩn bị chu đáo ở nhà
sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng bài dạy. Không những
thế khi trên lớp, giáo viên không cần cho học sinh đọc dàn trải toàn bộ văn bản
mà chỉ cần đọc những phần trọng tâm cần thiết. Như thế thời lượng đọc trên lớp
sẽ được rút ngắn hơn nhưng điều quan trọng là học sinh rèn luyện được kĩ năng
đọc, đồng thời đảm bảo được yêu cầu đọc hiểu. Đọc bấy giờ cũng được coi là
một phương pháp. Đọc chính là sự khởi đầu cho một công đoạn khác trong quá
trình tìm hiểu văn bản. Vì thế giáo viên không được coi nhẹ.
- Tóm tắt văn bản đối với truyện: Các tác phẩm trong sách giáo khoa không
có phần tóm tắt, nếu học sinh tóm tắt được tác phẩm có nghĩa là các em nắm được
nội dung cốt truyện, điều đó giúp ích rất nhiều trong quá trình cảm thụ tác phẩm ở
lớp. Học sinh không nhất thiết phải tóm tắt vào vở nhưng phải nắm được cốt
truyện, hệ thống nhân vật, sự việc chính. Phần hỏi bài cũ giáo viên có thể dành
một câu kiểm tra việc chuẩn bị để tránh học sinh làm một cách đối phó.
Ví dụ: Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị phần tóm tắt đoạn trích Vào
phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự- Lê Hữu Trác) bằng sơ đồ ghi lại văn
tắt các sự kiện chính. Trong giờ học trên lớp, phần tóm tắt đoạn trích giáo viên
chỉ cần trình chiếu nhanh sơ đồ cho học sinh tham khảo:
Thánh chỉ (sáng mùng 1 tháng 2) → vào cung (cửa sau) → nhiều lần cửa
→ vườn cây → hành lang quanh co → điếm “Hậu mã quân túc trực” → cửa lớn
→ hàn lang phía tây → “Đại đường”, “Quyển bồng”, “Gác tía”, “phòng trà” →
trở ra điếm “Hậu mã” ăn cơm → mấy lần trướng gấm → hậu cung → hầu mạch
→ dâng đơn → về nơi trọ.
- Đọc chú thích: Trong nội dung Đọc văn lớp 11, ngoài phần văn học hiện
đại còn có cả phần văn học trung đại với những từ ngữ khó như từ Hán Việt, từ
11


cổ, các điển tích điển cố… Nếu không đọc chú thích sẽ không hiểu đúng ý nghĩa
nội dung tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm. Công đoạn này hầu như học sinh

không để ý đến nhưng điều này không chỉ hỗ trợ trong việc hiểu văn bản mà còn
giúp các em có thêm vốn từ ngữ phong phú đặc biệt là từ Hán Việt. Tìm hiểu
chú thích được tiến hành trước ở nhà để tránh mất thời gian của tiết học. Ngoài
những chú thích sẵn có trong sách giáo khoa, học sinh cần tìm ra những từ ngữ
khó khác để tự tra cứu ở nhà, tránh sự bỡ ngỡ khi học trên lớp. Trong quá trình
bài dạy, giáo viên có thể lồng ghép việc kiểm tra việc đọc chú thích của học sinh
nhất là những chú thích quan trọng bằng những câu hỏi nhanh.
Ví dụ: Khi học văn bản “Lẽ ghét thương” của Nguyễn Đình Chiểu, để
hiểu nghĩa của đoạn thơ:
Ghét đời Ngũ bá phân vân,
Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn.
Ghét đời thúc quý phân bang,
Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân,
Thương là thương đức thánh nhân,
Khi nơi Tống, Vệ lúc Trần, lúc Khuông.
Thương thầy Nhan Tử dở dang,
Ba mươi mốt tuổi tách đàng công danh…
Thì học sinh phải tìm hiểu chú thích, nắm rõ ý nghĩa của các điển tích,
điển cố, từ đó mới hiểu đúng nội dung tư tưởng mà tác giả gửi gắm.
- Tìm hiểu thêm về tác giả - tác phẩm - thể loại: Đây là khâu quan trọng
không thể bỏ qua. Hiểu tác giả sẽ giúp cho việc hiểu tác phẩm sâu sắc hơn.
Đồng thời nắm vững bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm. Đặc biệt
với những bài văn học sử, điều này rất cần thiết vì nó thường gắn với một giai
đoạn lịch sử, phả hồn thời đại thông qua lăng kính chủ quan của tác giả gửi gắm
tâm hồn, tình cảm của mình, của dân tộc vào tác phẩm.
Ví dụ: Khi học bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử cần tìm hiểu cuộc
đời của một nhà thơ tài hoa mà ngắn ngủi, đau thương; hiểu đúng hoàn cảnh ra
đời của bài thơ, liên quan đến bức bưu ảnh chụp cảnh bến Vĩ Dạ lúc hừng đông
của Hoàng Thị Kim Cúc (mối tình đơn phương của tác giả) gửi cho Hàn Mặc Tử
khi nhà thơ đang mắc bệnh hiểm nghèo, sống những ngày cuối cùng của cuộc

đời mới thấy hết niềm yêu đời mãnh liệt, thiết tha đến tột cùng của thi sĩ, càng
yêu càng đau đớn bởi “Lòng thương chưa đã, mến chưa bưa”.
- Trả lời hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài: giáo viên cần hướng các em
vào những ý trọng tâm, câu hỏi trọng tâm điều này rất có ích cho việc đọc hiểu
văn bản ở trên lớp, đây là một bước chuẩn bị trước làm cơ sở cho việc đọc tác
phẩm trên lớp. Nếu giáo viên làm tốt bước này thì khâu lên lớp sẽ nhẹ nhàng
hơn, giờ học sôi nổi hơn và tất nhiên hiệu quả sẽ cao hơn. Tuy vậy, để công việc
này của các em đạt hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải có những cách thức, biện
pháp phù hợp. Giáo viên vừa yêu cầu vừa khuyến khích, động viên các em tự trả
lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn theo cách hiểu của mình, tránh viêc ghi lại,
chép lại theo sách giải một cách đối phó, thụ động. Muốn làm được điều này
giáo viên phải có đầu tư suy nghĩ trước một bước.
12


Ví dụ:
+ Khi đọc Tiểu dẫn tìm hiểu phần tác giả, giáo viên hướng dẫn cho học
sinh chuẩn bị theo sơ đồ:
Tác giả

Tiểu sử

Gia
đình

Quê
hương

Sự nghiệp văn học


Cuộc
đời

Quan
điểm
sáng
tác

Giá trị
thơ
văn

Vị trí,
đóng
góp

+ Giáo viên đưa ra sơ đồ và hệ thống câu hỏi gợi ý để học sinh chuẩn bị
sơ đồ trước ở nhà. Đối với phần tổng kết bài học “Thương vợ” của Tú Xương,
giáo viên đưa ra sơ đồ gợi ý sau:

Nội
dung

Nghệ
thuật

Và hệ thống các câu hỏi gợi ý để học sinh hoàn thành sơ đồ:
+ Bài thơ đã khắc hoạ hình ảnh của những ai?
+ Bài thơ đã thể hiện những phẩm chất, tâm trạng nào của nhân vật trữ tình?
+ Tú Xương đã thành công như thế nào khi khai thác chất liệu văn học

dân gian?
+ Đọc bài thơ, người đọc vừa thấy tiếng cười tự trào của Tú Xương lại
vừa thấy tấm lòng của ông Tú với vợ. Nội dung này cho thấy nét nghệ thuật độc
đáo nào trong bài thơ?
Hoặc giáo viên yêu cầu học sinh lập bảng khi chuẩn bị bài Hai đứa trẻ
của Thạch Lam để tìm các chi tiết so sánh sự khác nhau của phố huyện trước,
sau và khi có đoàn tàu đi qua.
13


Đoàn tàu

Phố huyện

Âm thanh
Ánh sáng
Nhận xét
2.3.2.5. Hướng dẫn, phân công học sinh sưu tầm và khai thác nguồn tài liệu
tham khảo
Ngoài sách giáo khoa, tài liệu học tập cho các bài Đọc văn vô cùng phong
phú. Đây là phương tiện cần thiết với mỗi người học. Ngoài các sách tham khảo
quen thuộc còn có những tài liệu trên các tờ báo, tạp chí, mạng Internet… Các
tài liệu này là nguồn tri thức bổ sung quan trọng đối với người học. Tìm các tài
liệu liên quan đến bài học một mặt giúp học sinh tìm hiểu và giải quyết các vấn
đề trong quá trình soạn bài, mặt khác góp phần rèn luyện, trau dồi và nâng cao ý
thức tự học, tự nghiên cứu ở các em. Một số cách giúp học sinh tìm và sử dụng
tài liệu trong giờ Đọc văn như:
- Giới thiệu cụ thể tên sách tham khảo, các bài viết, các tài liệu có liên
quan trực tiếp đến bài học. Hướng dẫn học sinh tìm sách, tài liệu tham khảo ở
những địa chỉ thư viện trường, nhà sách, mượn của thầy cô…

- Cung cấp cho học sinh một số địa chỉ trang web trên mạng. Đó là một
kho thông tin khổng lồ và phong phú nhất.
- Hướng dẫn học sinh xử lí tài liệu bằng cách đọc kĩ, tóm tắt ý chính, tách
nội dung liên quan để minh họa cho bài học.
Ví dụ: Với tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, giáo viên có
thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu về nghệ thuật thư pháp. Tìm trên mạng các hình
ảnh về một số chữ thư pháp. Hoặc với đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”
(Trích Số đỏ của Vũ Trọng Phụng) học sinh có thể xem trích bộ phim “Trò đời”.
2.3.2.6. Theo dõi, kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà không phải là vấn đề then chốt.
Cái khó nhất là học sinh có tự giác thực hiện hay không. Thực tế các giáo viên
đều chú trọng đến khâu này nhưng chưa có hiệu quả vì không phải học sinh nào
cũng thấy rõ tầm quan trọng của việc đó. Muốn vậy, giáo viên cần phải:
- Có sự hướng dẫn cụ thể, rõ ràng cho học sinh, để làm được việc đó đòi
hỏi giáo viên cần có sự đầu tư, chuẩn bị kĩ lưỡng trước đó. Đồng thời cần cho
học sinh thấy rõ tầm quan trọng của khâu chuẩn bị bài, tạo cho các em có ý thức
tự giác.
- Thường xuyên động viên, giải đáp những thắc mắc, khó khăn của học sinh.
- Tăng cường kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh thông qua việc kiểm
tra vở soạn, chấm vở soạn. Có thể thực hiện việc này bằng cách phối hợp với
giáo viên chủ nhiệm, với cán bộ lớp trong giờ sinh hoạt 15 phút.
- Kiểm tra nhanh bằng các câu hỏi đơn giản, những câu hỏi đó thường
xuyên thay đổi linh hoạt.
Ví dụ: Với việc chuẩn bị bài Hai đứa trẻ của Thạch Lam, giáo viên có thể
kiểm tra nhanh bằng câu hỏi: Hình ảnh ngọn đèn của chị Tí xuất hiện mấy lần
trong tác phẩm? Đó là những lần nào? Hoặc với việc chuẩn bị bài “Đây thôn Vĩ
14


Dạ” của Hàn Mặc Tử, giáo viên kiểm tra bằng yêu cầu học sinh đọc các câu hỏi

tu từ có trong bài thơ.
- Động viên, khuyến khích học sinh thông qua việc cho điểm cao với
những em có nhiều câu trả lời đúng, sáng tạo.
Tóm lại, không chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài Đọc
văn cụ thể, người giáo viên quan trọng hơn là phải xây dựng cho học sinh ý thức
trong việc tự học, bồi dưỡng niềm say mê đọc sách, rèn luyện tác phong làm
việc nghiêm túc khi đứng trước một vấn đề cần giải quyết.
2.2.3. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài qua một số bài Đọc văn cụ thể ở lớp 11
Bài 1: “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ
Để chuẩn bị tiết sau học bài “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ,
giáo viên dành khoảng thời gian thích hợp (khoảng 2 - 3 phút) từ tiết học trước
tạo tâm thế và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà.
+ Đầu tiên để thu hút học sinh, giáo viên có thể kể lại giai thoại cụ
Nguyễn Công Trứ với “tấm mo che miệng thế gian”: khi cụ Nguyễn Công Trứ
được vua Tự Đức cho về trí sĩ, cụ thường ngồi ngất ngưởng trên một chiếc xe bò
cái, cổ bò lại đeo nhạc ngựa, long nhong đến từng nhà giã từ những người quen.
Khi đến nhà Hà Tôn Quyền, vị đại thần trước kia đã từng gièm pha gây cho ông
nhiều bước thăng trầm lận đận. Nguyễn Công Trứ lấy cái mo cau, chép vào đó
bài thơ, buộc sau đuôi bò, che lại. Thiên hạ xúm lại xem, rúc rích cười khiến Hà
Tôn Quyền thêm tò mò. Nguyễn Công Trứ gạt mọi người và úp xấp mo cau lại.
Hà Tôn Quyền đòi coi cho kì được, sấn lại, lật ngửa mo cau lên. Hóa ra trên mo
cau có bài thơ:
Xuống ngựa lên xe lọ tưởng nhàn
Lợm mùi giáng chức với thăng quan
Điền viên dạo chiếc xe bò... cái
Sẵn tấm mo che miệng thế gian.
Hà Tôn Quyền đỏ ngay mặt, hiểu ra là Nguyễn Công Trứ chơi xỏ mình,
“miệng thế gian” hay gièm pha có khác chi miệng họ Hà.
Khi đã về hưu, cụ Nguyễn Công Trứ mặc kệ thế gian bảo mình là ngạo
thế, cụ chỉ ngất ngưởng, nghêu ngao thơ, bất tận chơi mà chẳng bận lòng. Và bài

thơ “Bài ca ngất ngưởng” đã thể hiện phong cách sống ngất ngưỡng, khác người,
khác đời của cụ.
- Sau đó hướng dẫn học sinh về nhà chuẩn bị chung theo gợi ý:
+ Tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác bài thơ, bối cảnh xã hội lúc bấy giờ.
+ Những đóng góp của Nguyễn Công Trứ đối với đất nước.
+ Cuộc đời đầy thăng trầm “lên voi xuống chó” của Nguyễn Công Trứ.
+ Các điển tích, điển cố trong bài thơ.
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có nhiệm vụ đọc tài liệu và
trả lời các câu hỏi như sau:
+ Nhóm 1:
1. Hãy giải thích nội dung ý nghĩa từ “ngất ngưởng”? Từ nghĩa ấy em hãy
xác định cảm hứng chủ đạo của bài thơ?
2. Em hãy cho biết ý nghĩa câu mở đầu của bài thơ? Nhận xét cách biểu
đạt của nhà thơ?
15


3.Trong thời gian làm quan, Nguyễn Công Trứ đã thể hiện thái độ “ngất
ngưởng” của mình như thế nào?
4. Vậy tại sao ông coi việc làm quan là mất tự do vậy mà vẫn ra làm quan?
+ Nhóm 2: Quãng đời về hưu, nhà thơ đã có cách sống và quan niệm sống
như thế nào? Nhận xét về cách sống và quan niệm sống của tác giả?
+ Nhóm 3: Em nhận xét gì về cá tính và bản lĩnh của tác giả ở 3 câu thơ cuối?
+ Nhóm 4 (dành cho học sinh khá, giỏi): Từ “ngất ngưởng” được tác giả
làm cảm hứng chủ đạo trong bài khẳng định điều gì? Từ đó hãy đưa ra phong
cách sống của bản thân mình hiện nay.
Bài 2: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng
Tám năm 1945
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, đưa ra các sơ đồ cho học sinh chuẩn bị:
+ Nhóm 1:

Hiện đại hóa văn học
Các giai đoạn hiện đại hóa
Những tiền đề để
hiện đại hóa văn học
Giai đoạn 1
Giai đoạn 2
Giai đoạn 3
+ Nhóm 2:
Sự phân hóa văn học
Văn học công khai
Văn học hiện thực
Văn học lãng mạn

Văn học không công khai

+ Nhóm 3:
Tốc độ phát triển nhanh chóng của văn học
Biểu hiện
Nguyên nhân
+ Nhóm 4:
Thành tựu của văn học
Nội dung

Nghệ thuật

Mỗi nhóm cần chuẩn bị:
+ Tìm các luận điểm chính.
+ Mỗi luận điểm đọc một bài thơ hoặc tóm tắt một tác phẩm văn xuôi để minh họa.
+ Yêu cầu học sinh làm trên các trang trình chiếu.
Bài 3: “Chí Phèo” của Nam Cao (Phần 2- Tác phẩm)

Giáo viên định hướng cho học sinh đọc tài liệu và tìm hiểu những vấn đề sau:
- Hoàn cảnh lịch sử, xã hội Việt Nam những năm 1930-1945.
- Đọc các tác phẩm cùng đề tài về người nông dân của chính nhà văn và
của các tác giả khác (Gợi ý: “Lão Hạc”, “Một bữa no”, “Tư cách mõ”, “Trẻ con
không được ăn thịt chó”… của Nam Cao; “Bước đường cùng” của Nguyễn
Công Hoan; Tắt đèn của Ngô Tất Tố).
- Tìm xem video trích phim “Làng Vũ Đại ngày ấy”.
- Kiến thức lí luận văn học: chủ nghĩa hiện thực và đặc trưng tiêu biẻu của
chủ nghĩa hiện thực là xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
- Đọc toàn bộ tác phẩm “Chí Phèo” và tóm tắt.
- Nhan đề tác phẩm: tại sao tác giả không giữ tên tác phẩm là “Cái lò
gạch cũ” hay “Đôi lứa xứng đôi” mà lại đổi thành “Chí Phèo”?
16


Giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm:
- Nhóm 1:
1. Nam Cao đã đưa vào tác phẩm những loại người nào để hình thành diện
mạo của làng Vũ Đại?
2. Em có nhận xét gì về làng Vũ Đại nói riêng và bối cảnh xã hội nông
thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám nói chung?
3. Đọc và tìm những chi tiết miêu tả chân dung Bá Kiến: Về ngoại hình,
tính cách bản chất…? (Chú ý cái cười, giọng nói…)
4. Nét điển hình trong tính cách của cụ Bá là gì? Bá Kiến là con người
như thế nào?
- Nhóm 2:
1. Em có nhận xét gì về cuộc đời và tính cách của Chí Phèo giai đoạn
trước khi vào tù?
2. Nguyên nhân nào đẩy Chí Phèo vào con đường lưu manh, tội lỗi không
lối thoát? Nhân hình và nhân tính Chí thay đổi như thế nào, tại sao? Vì sao Chí

Phèo càng ngày càng lún sâu vào con đường lưu manh tội lỗi? Từ nguyên nhân
trên, em hãy cho biết Nam Cao muốn đề cập đến nguyên nhân sâu xa nào?
- Nhóm 3:
1. Những gì diễn ra trong tâm hồn Chí sau cuộc gặp gỡ với Thị Nở? Em
có nhận xét gì về sự thay đổi của nhân vật này?
2. Hình ảnh bát cháo hành có ý nghĩa như thế nào?
+ Đối với Chí Phèo?
+ Tình cảm của tác giả
- Nhóm 4:
1. Nguyên nhân nào Chí bị Thị Nở cự tuyệt?
2. Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi bị Thị Nở từ chối? Vì sao Chí
lại có hành động như vậy?
3. Ý nghĩa hành động đâm chết Bá Kiến và tự đâm mình của Chí Phèo?
4. Hãy nêu ý nghĩa 3 câu nói của Chí Phèo khi đứng trước Bá Kiến?
+ Tao muốn làm người lương thiện!
+ Ai cho tao lương thiện?
+ Tao không thể là người lương thiện nữa.
Câu hỏi giành cho học sinh khá giỏi: Em hãy so sánh hình tượng nhân vật
Chí Phèo với hình tượng nhân vật Chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô
Tất Tố (văn 9 tập 2), từ đó chỉ ra những phát hiện độc đáo của Nam Cao khi
miêu tả hình tượng của người nông dân trước cách mạng?
Bài 4: “Chiều tối” (“Mộ”) - Trích “Nhật kí trong tù”) của Hồ Chí Minh.
- Sưu tầm tranh ảnh liên quan về chủ tịch Hồ Chí Minh và “Nhật kí trong
tù”, khuyến khích học sinh làm các trang trình chiếu.
- Đọc kiến thức Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 -1945, kiến thức lịch
sử Trung Quốc (Sách giáo khoa Lịch sử 11 - Tập 1) để tìm hiểu hoàn cảnh ra
đời tập thơ.
- Bức tranh thiên nhiên được miêu tả thông qua hình ảnh nào ở 2 câu thơ
đầu? Hình ảnh đó có ý nghĩa như thế nào và liên hệ chúng với thơ cổ (Thơ trung
đại, thơ Đường).

17


- Hoàn thành cấu trúc sau:
Hai câu đầu
Khung cảnh thiên nhiên
Cảnh vật: mây trời, chim muông
Không gian: núi rừng hoang vu
Thời gian: chiều tà

Hai câu sau





- Phân tích ý nghĩa từ “hồng” khép bài thơ?
2.3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Với những suy nghĩ trên và bằng những thể nghiệm của bản thân trong các
giờ dạy Đọc văn, đặc biệt ở một số bài “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công
Trứ, “Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm
1945”, “Chí Phèo” của Nam Cao, “Chiều tối” của Hồ Chí Minh trong chương
trình Ngữ Văn 11 cơ bản - THPT, đã giúp tôi thu được những kết quả nhất định:
2.3.1. Đối với giáo viên
Trước hết, bản thân tôi đã nhận thức được vai trò tích cực của việc hướng
dẫn học sinh chuẩn bị bài trước khi lên lớp trong các giờ Đọc văn. Tôi nhận
thấy, việc học sinh soạn bài một cách nghiêm túc đã tạo tâm thế cho các em tiếp
thu bài mới đạt hiệu quả cao, giáo viên thực hiện linh hoạt và có chất lượng
trong hầu hết các khâu của quá trình lên lớp, từ việc kiểm tra bài cũ, dạy bài mới
đến củng cố kiến thức bài học.

Trong quá trình thực hiện, khi trao đổi cùng các đồng nghiệp, tất cả giáo
viên đều khẳng định việc đổi mới phương pháp hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài
đã tạo ra một sự đổi mới trong cách tổ chức dạy học và rèn luyện được kĩ năng
tự học cho học sinh.
2.3.2. Đối với học sinh
Bước đầu kết quả cho thấy, trước một bài học phần đông học sinh đã có
thói quen đọc, chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi gợi ý của giáo viên. Cụ thể ở hai
lớp thực nghiệm và đối chứng tại trường Trung học phổ thông Hà Trung như sau:
- Lớp thực nghiệm (11B):
+ 39/45 học sinh chiếm 86.7% đã có thói quen đọc, chuẩn bị bài trước khi
đến lớp theo hệ thống gợi ý của giáo viên.
+ 6/45 học sinh chiếm 13.3% có thói quen chép từ Học tốt Ngữ văn 11 mà
chưa có sự chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Lớp đối chứng (11C):
+ 35/45 học sinh chiếm 77.8% có thói quen chép Học tốt Ngữ văn 11.
+ 10/45 học sinh chiếm 22.2% không soạn bài thậm chí là không đọc văn
bản trước khi lên lớp.
Việc chuẩn bị bài ảnh hưởng trực tiếp không nhỏ đến hứng thú của học
sinh và không khí trong giờ học trên lớp. Thực tế giờ học cho thấy, dựa trên
những vấn đề đã tìm hiểu trước, dưới sự dẫn dắt của giáo viên, học sinh tích cực
suy nghĩ chủ động tham gia các hoạt động học tập để lĩnh hội khám phá kiến
thức, đặc biệt các em đã mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến của mình.Vì vậy,
tôi đã phát phiếu thăm dò ý kiến của học sinh đối với một giờ Đọc văn có sự
chuẩn bị bài ở nhà dưới sự hướng dẫn của giáo viên:
18


Kết quả thăm dò thái độ của HS lớp thực nghiệm và đối chứng
Mức độ hứng thú


Không
Trường
Lớp
số Rất thích
Thích Bình thường
thích
HS
SL % SL %
SL
%
SL
%
Thực nghiệm
28.
45 13
27 60.0
5
11.2
0
0
THPT
(11B)
8

Đối chứng
Trung
45
2 4.4 12 26.7 28
62.2
3

6.7
(11C)
Theo bảng trên, tôi nhận thấy mức độ hứng thú của học sinh ở hai lớp
thực nghiệm và đối chứng theo các mức độ khác nhau đã có sự chênh lệch đáng
kể. Ở các lớp thực nghiệm, mức độ học thích và rất thích học chiếm tỉ lệ khá
cao. Trong khi đó, ở các lớp đối chứng, tỉ lệ học sinh thích học là rất thấp, phần
lớn là các em bình thường hoặc không thích học.
Kết quả hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài thông qua bài kiểm tra của học
sinh lớp 11. Ở lớp thực nghiệm, đa số các em đã tiếp thu bài tốt, không bỡ ngỡ
với tác phẩm và những vấn đề giáo viên đưa ra. Tuy nhiên, việc vận dụng cũng
có những mức độ khác nhau. Thông qua việc so sánh bài kiểm tra, tôi thấy học
sinh ở các lớp đối chứng còn lúng túng trong việc tiếp cận tác phẩm.Vì vậy, có
những đơn vị kiến thức đặc biệt là nâng cao, mở rộng các em nắm còn chưa sâu.
Kết quả bài kiểm tra ở lớp thực nghiệm và đối chứng
tại trường THPT Hà Trung
SS Điểm 9 - 10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm 3 - 4 Điểm 1 - 2
Lớp
HS SL
%
SL
%
SL
% SL %
SL %
TN (11B) 45
3
6.7
18 40.0 20 44.4 4 8.9
0
0.0

20.
ĐC (11C) 45
1
2.2
5
11.1 28 62.2 9
2
4.5
0
Biểu đồ kết quả bài kiểm tra ở lớp thực nghiệm và đối chứng

Nhìn vào biểu đồ ta nhận thấy, nếu học sinh không có sự chuẩn bị bài ở
nhà dưới sự hướng dẫn của giáo viên thì chất lượng bài kiểm tra sẽ không cao
bằng những em đã soạn bài trước.
19


- Số lượng học sinh đạt điểm 9 - 10, ở lớp 11C chỉ có 1 chiếm 2.2% em
trong khi đó lớp 11B có 3 em đạt tỷ lệ 6.7%.
- Số lượng học sinh đạt điểm 7 - 8, lớp 11C có 5/45 học sinh đạt tỷ lệ
11.1%, trong khi đó lớp 11B có 18/45 học sinh, đạt tỷ lệ 40%. Như vậy lớp 11B
hơn lớp 11C 29.9%, điều đó chứng tỏ việc chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp
giúp học sinh tiếp thu bài nhanh, ghi nhớ bài tốt hơn nên chất lượng bài kiểm tra
cũng tăng lên rất nhiều.
- Cả hai lớp số lượng học sinh đạt mức điểm 5 - 6 khá cao. Lớp 11B có 20/45
học sinh chiếm tỷ lệ 44.4%, trong khi đó lớp 11C là 28/45 học sinh, đạt tỷ lệ 62.2%.
- Số lượng học sinh điểm <5 có sự thay đổi rõ rệt giữa 2 lớp. Nếu lớp
11C, tỷ lệ tỷ lệ điểm 3- 4 là 20% thì lớp 11B có tỷ lệ 8.9%, thấp hơn hẳn 11.9%.
Đặc biệt, số học sinh bị điểm 1- 2 ở lớp 11B không có em nào nhưng lớp 11C có
2/45 học sinh, chiếm tới 4.5%.

Qua những số liệu và biểu đồ trên ta thấy điểm giỏi ở lớp 11B chiếm tỷ lệ
cao hơn so với lớp 11C, còn tỷ lệ học sinh điểm dưới trung bình của lớp 11B lại
thấp hơn lớp 11C. Điều đó cho thấy hiệu quả của việc đổi mới phương pháp
hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trong các giờ Đọc văn lớp 11.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
Tóm lại, việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trước khi lên lớp trong các
giờ Đọc văn sẽ dần hình thành cho học sinh tư duy độc lập, tự nghiên cứu và xử
lí tài liệu, tạo tiền đề cho học sinh hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, hệ thống,
khoa học khi tiếp cận với văn bản trên lớp. Hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị bài
cần kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như vấn đáp, gợi mở,
thuyết trình, thảo luận nhóm… sẽ có tính khả thi cao góp phần đổi mới phương
pháp dạy học, đặc biệt là đối với học sinh ở cấp trung học phổ thông hiện nay.
Vì vậy, suy nghĩ tìm tòi để vận dụng một cách linh hoạt sáng tạo các giải pháp
hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị bài trong quá trình dạy học nói chung, trong đó
có dạy học Ngữ văn là việc làm rất cần thiết, phải được thực hiện đồng bộ và ăn
sâu vào ý thức, nhận thức của mỗi giáo viên Văn.
3.2. Kiến nghị
Trong các lần bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì hay những lần tập
huấn đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và Sách giáo khoa, Bộ giáo
dục, Sở giáo dục cần trang bị cho đội ngũ giáo viên những phương pháp, kĩ năng
hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài các giờ Đọc văn có hiệu quả.
Các cơ quan quản lí quan tâm, đầu tư hơn nữa về máy móc, trang thiết bị
giảng dạy để hỗ trợ tối đa cho giáo viên trong quá trình lên lớp.
Bản thân giáo viên cần chủ động, tiếp tục đầu tư về chuyên môn, tận dụng
các phương tiện hiện có, nâng cao ý thức đổi mới công tác giảng dạy, lấy học
sinh làm trung tâm, tăng cường sự chủ động, tích cực của học sinh.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ


Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản thân
viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người viết
20


Nguyễn Thanh Ngọc

21


Tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), SGK Ngữ văn 11 (Tập 1, 2 - Ban cơ bản),
NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ
năng môn Ngữ văn lớp 11, NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Phan Trọng Luận (2008), Thiết kế bài học Ngữ văn (Tập 1, 2), NXB Giáo
dục, Hà Nội.
4. Nhiều tác giả (2005), Nâng cao năng lực cho giáo viên THPT về đổi mới
phương pháp dạy học. Viện nghiên cứu Sư phạm.
5. Đỗ Ngọc Thống (2012), Tài liệu chuyên văn tập 1, 2, 3, NXB Giáo dục, Hà Nội.

22


PHỤ LỤC
MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA THỰC NGHIỆM
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
1. Kiến thức

- Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong
chương trình môn Ngữ văn lớp 11 theo hai nội dung: Đọc hiểu, Làm văn (nghị
luận văn học) với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của
học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận.
2. Kĩ năng
Rèn luyện, củng cố cho học sinh các kĩ năng:
- Kĩ năng đọc hiểu và trả lời câu hỏi.
- Kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, viết đoạn văn, tạo lập văn bản.
- Kĩ năng sử dụng các thao tác lập luận.
- Kĩ năng nắm bắt, phân tích, giải quyết, trình bày vấn đề; nâng cao năng
lực tư duy tổng hợp....
3. Thái độ
- Giáo dục cho học sinh thái độ nghiêm túc trong học tập, rèn luyện; có
cách suy nghĩ, nhìn nhận đúng đắn, cách lí giải phù hợp trước các vấn đề văn học.
- Giáo dục kĩ năng sống, bồi dưỡng tâm hồn, giúp học sinh tự nhận thức
được các giá trị chân chính trong cuộc sống mà mỗi người cần hướng tới.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
- Hình thức tự luận
- Cách tổ chức kiểm tra : Cho học sinh làm bài thi tự luận trong 45 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
Mức độ Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Chủ đề
Đọc hiểu

Thấp

Cao
Nêu được

suy nghĩ và
ý nghĩa sâu
sắc của sự
thức
tỉnh
trong con
người Chí.
1 câu
1.0
10%
Tạo lập bài
văn
nghị
luận
văn
học.

Phong
cách ngôn
ngữ chính
trong đoạn
văn bản.

Chỉ ra và
nêu tác dụng
của các kiểu
câu trong
đoạn văn
bản.


Hiểu và lí
giải tâm trạng
của Chí Phèo
trong
đoạn
văn bản.

Số câu
1 câu
Số điểm
0.5
%
5%
Nghị luận Nhận biết
văn học kiểu
bài
nghị luận
văn học,
cụ
thể:
nghị luận

1 câu
0.75
7.5 %

những
hiểu biết cơ
bản về tác
giả,

tác
phẩm, giá trị
nội dung và

1 câu
0.75
7.5%
Vận
dụng
những kiến
thức về tác
giả,
tác
phẩm,
kết
hợp các thao

04 câu
3.0
30%


×