Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) cho học sinh lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.8 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT HÀ TRUNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (KHOẢNG 200 CHỮ)
CHO HỌC SINH LỚP 12

Người thực hiện: Trịnh Thị Giang
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn

THANH HOÁ NĂM 2019


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
I. Lý do chọn đề tài.............................................................................................1
II. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................2
1. Đối với học sinh..........................................................................................2
2. Đối với giáo viên.........................................................................................2
III. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................2
IV. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................2
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM....................................................2
I. Cơ sở lý luận...................................................................................................2
1. Vai trò, vị trí của văn nghị luận xã hội........................................................2
1.1. Trong đời sống....................................................................................2
1.2. Trong nhà trường THPT.....................................................................2
II. Thực trạng vấn đề trước khi viết sáng kiến kinh nghiệm..............................3


1. Thuận lợi.....................................................................................................3
2. Khó khăn.....................................................................................................3
III. Các giải pháp cụ thể.....................................................................................4
1. Văn nghị luận xã hội...................................................................................4
1.1. Khái niệm...........................................................................................4
1.2. Phân loại............................................................................................4
2. Khái lược về đoạn văn.................................................................................4
2.1. Khái niệm...........................................................................................4
2.2. Đặc điểm.............................................................................................4
2.3. Các kiểu đoạn văn thường gặp...........................................................4
3. Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội...........................................................6
4. Nội dung thực nghiệm và kết quả...............................................................8
4.1. Kiểu nghị luận về một tư tưởng đạo lý...............................................9
4.2. Kiểu nghị luận về một hiện tượng xã hội.........................................12
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ..............................................................................16
1. Kết luận........................................................................................................16
2. Kiến nghị......................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................18


A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Nhân loại đang bước vào thời đại công nghệ 4.0 và 5.0 với những
bước chuyển như vũ bão. Hoàn cảnh thời đại ấy vừa là một thách thức,
cũng là một cơ hội để Việt Nam nỗ lực khẳng định mình và vươn tầm
“sánh vai với các cường quốc năm châu” như mong ước lúc sinh thời của
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Và để đáp ứng mục tiêu trọng đại ấy, giáo dục
luôn được coi là quốc sách hàng đầu.
Căn cứ vào mục tiêu giáo dục thế kỉ XXI củaTổ chức Giáo dục,
Khoa học và Văn hóa thế giới (Unesco) là: Học để biết, học để làm, học

để chung sống và học để tự khẳng định mình; Luật Giáo dục Việt Nam,
năm 2005 đã khẳng định, mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học
sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ
năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo,
hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư
cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên
hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng bảo vệ Tổ Quốc.
Theo đó, trong những năm gần đây mục tiêu giáo dục của Việt Nam đã
chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức là chủ yếu sang mục tiêu hình
thành và phát triển những năng lực và kĩ năng sống cần thiết cho người
học nhằm giúp người học có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và
thách thức của cuộc sống.
Trong xu thế đổi mới, việc dạy và học Ngữ văn nói riêng đã có
những thay đổi đáng kể mà một trong những thay đổi tôi muốn nhấn
mạnh ở đây là sự xuất hiện của văn nghị luận xã hội: Từ năm học 2006 2007, SGK ngữ văn mới được đưa vào sử dụng, kiểu bài nghị luận xã hội
được đưa vào chương trình học chính thức; từ năm 2009, đề thi học kỳ,
Tốt nghiệp THPT, tuyển sinh Đại học Cao đẳng có câu nghị luận xã hội
(chiếm 3 điểm trong tổng số toàn bài).
Theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới và kiểm tra
đánh giá học sinh THPT, bắt đầu từ kì thi THPTQG năm 2017, đề thi Ngữ
văn yêu cẩu học sinh viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ)
thay cho một bài nghị luận. Những thay đổi này diễn ra trong một thời
gian ngắn, gây khó khăn không nhỏ cho việc dậy và học của giáo viên và
học sinh. Bởi để viết tốt một bài nghị luận xã hội đã khó, có thể nói việc
viết một đoạn văn nghị luận xã hội súc tích trong khuôn khổ cho phép
(khoảng 200 chữ) còn khó hơn. Trong khi đó, SGK chương trình THPT
hiện hành không có bài học dành riêng cho việc hình thành kiến thức và
thực hành viết đoạn văn nghị luận xã hội. Rất nhiều nỗ lực từ phía giáo
viên đã được thể hiện. Tuy nhiên, vì không có tài liệu chính thống, quan
niệm và việc thực hành rèn kĩ năng cho học sinh viết đoạn văn nghị luận

xã hội còn có nhiều điểm chưa thống nhất, ảnh hưởng tới chất lượng, dạy
và học nhất là khi nó có liên quan trực tiếp đến kết quả bài thi Ngữ văn
1


trong kì thi THPTQG, làm ảnh hưởng đến sự nghiệp và cuộc đời của các
em học sinh.
Với tư cách là một giáo viên đứng lớp, trực tiếp giảng dạy và ôn thi
THPTQG cho học sinh khối 12, tôi thấy rõ trách nhiệm của mình trong
việc tiếp cận xu hướng kiểm tra đánh giá mới với những đòi hỏi mới về
việc hình thành và phát triển năng lực, kĩ năng cho học sinh, góp phần
giúp các em đạt được kết quả cao nhất trong kì thi THPTQG. Đó cũng là
lý do chính để tôi chọn đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm của mình là:
“Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) cho học
sinh lớp 12”.
II. Mục đích nghiên cứu
1. Đối với học sinh
Giúp các em vận dụng hiệu quả kiến thức và kĩ năng để viết đoạn
văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi
mới kiểm tra đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo; góp phần nâng cao
kết quả bài thi Ngữ văn cho các em học sinh 12 trong kì thi THPTQG.
2. Đối với giáo viên
Triển khai đề tài này, bản thân tôi mong muốn cùng các thầy cô
giáo khác giao lưu, học hỏi về kiến thức, phương pháp, đặc biệt là thống
nhất quan điểm về cách viết đoạn văn nghị luận xã hội để có thể trang bị
kiến thức, kĩ năng chuẩn cho học sinh khối 12 vững vàng bước vào kì thi
cuối cấp.
III. Đối tượng nghiên cứu
1. Phân môn làm văn trong chương trình Ngữ văn 12, cụ thể là văn
nghị luận xã hội.

2. Cấu trúc một đoạn văn.
3. Cách viết một đoạn văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý hoặc
một hiện tượng đời sống.
4. Học sinh khối 12 - chuẩn bị tham gia kì thi THPTQG 2019.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này, người viết thực hiện các phương pháp nghiên cứu
sau:
- Phương pháp nghiên cứu hình thành cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp khảo sát thực tế.

2


B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lý luận
1. Vai trò, vị trí của văn nghị luận xã hội
1.1. Trong đời sống
Trong xu hướng xã hội hiện đại, nghị luận xã hội ngày càng khẳng
định vị thế quan trọng của nó. Có thể nói, nghị luận xã hội xuất hiện trong
mọi khuôn khổ giao tiếp, từ gia đình, nhà trường đến xã hội. Hằng ngày,
chúng ta dễ dàng bắt gặp việc bày tỏ, bảo vệ quan điểm, chính kiến của cá
nhân về một hiện tượng đời sống hoặc vẫn đề đạo đức, tư tưởng. Trên các
phương tiện thông tin đại chúng, cũng tràn ngập các bài bình luận về mọi
lĩnh vực về chính trị xã hội, kinh tế, văn hóa... Dù tồn tại ở dạng nói hay
dạng viết, nghị luận xã hội luôn thể hiện vai trò thiết yếu trong đời sống
ngày nay. Nó giúp con người có được cái nhìn đầy đủ, khách quan và
khoa học về mọi vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống hằng ngày. Từ
đó, định hướng tích cực cho sự phát triển tư tưởng, tâm hồn, tính cách của
mỗi cá nhân, đáp ứng yêu cầu đổi mới của xã hội.
1.2. Trong nhà trường THPT

Chương trình Ngữ văn THPT đã thực sự quan tâm đến phần nghị
luận xã hội. Trong suốt 3 năm học, các bài học trang bị cho việc hình
thành kiến thức và kĩ năng liên quan đến văn nghị luận và nghị luận xã
hội chiếm dung lượng khá cao. Đặc biệt, ở lớp 12, đã ưu tiên dành hẳn hai
bài lý thuyết về văn nghị luận xã hội: Nghị luận về một tư tưởng đạo lý và
nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống. Như vậy, có thể thấy, nghị
luận xã hội có vai trò rất quan trọng trong chương trình giáo dục THPT,
nhất là chương trình ngữ văn 12.
Tuy nhiên, vị thế của văn nghị luận xã hội chỉ được đặt ở vị trí xứng
tầm bắt đầu từ năm 2009 khi nó trở thành một phần chính chức trong cấu
trúc đề thi Ngữ văn tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh Đại học, Cao Đẳng
với 30% tổng số điểm của toàn bài. Khi đó, đề thi có 1 câu 3 diểm yêu cầu
thí sinh viết một bài nghị luận xã hội (khoảng 600 chữ). Nhưng, từ kì thi
THPT Quốc gia năm 2017, đề thi thay thế việc yêu cầu viết bài văn nghị
luận xã hội thành viết đoạn văn với dung lượng hạn chế (khoảng 200 chữ)
chiếm 20% tổng số điểm bài thi. Rõ ràng, dù thay đổi về tính chất và quy
mô trong cấu trúc đề thi, nhưng suốt một thập kỉ qua, nghị luận xã hội đã
có vị trí không thể thay thế trong hệ thống kiến thức và kĩ năng của học
sinh khối 12 nói riêng cũng như trong giáo dục THPT nói chung.
II. Thực trạng vấn đề trước khi viết sáng kiến kinh nghiệm
1. Thuận lợi
- Chương trình thay Sách giáo khoa của Bộ Giáo dục từ năm học
2006 - 2007 được chuyển tiếp liến mạch từ THCS đến THPT đã giúp các
em học sinh vững vàng tâm lý tiếp cận môn học.
3


- Đội ngũ giáo viên Ngữ văn nói riêng trong liên tiếp nhiều năm đã
được tham gia các lớp tập huấn thay sách của Sở Giáo dục, sẵn sàng tiếp
cận, lĩnh hội và truyền đạt đúng, đủ và sâu sắc tinh thần đổi mới.

- Cùng với việc bắt đầu thực hiện bộ sách giáo khoa mới, nhiều ấn
phẩm là các công trình nghiên cứu, các tài liệu tham khảo của các chuyên
gia đầu nghành, các nhà giáo nhiều kinh nghiệm và tâm huyết đã kịp thời
ra mắt, trở thành những công cụ hỗ trợ đắc lực cho cả giáo viên và học
sinh trong quá trình dạy và học.
- Với xu hướng phát triển của xã hội hiện đại, nghị luận xã hội tỏ ra
có ý nghĩa thiết thực và đóng vai trò không thể thay thế. Cái hay của dạng
văn này là ở chỗ học sinh chỉ cần nắm được cấu trúc chung rồi vận dụng
tri thức, kĩ năng, vốn sống của bản thân, tự do trình bày suy nghĩ, quan
điểm của cá nhân chứ không phải học thuộc lòng. Chính sự khác biệt này
đã khơi gợi sự chủ động, hứng thú cho học sinh với bài học, cụ thể là với
việc rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội.
2. Khó khăn
- Thời lượng chương trình Ngữ văn THPT dành cho văn nghị luận
xã hội ít, ngay trong sách giáo khoa hiện hành, chỉ có hai bài học ở lớp 12
là trực tiếp cung cấp tri thức và kĩ năng về văn nghị luận xã hội. Tuy
nhiên, cả bài học này đều mới chỉ dừng lại ở việc trang bị cho học sinh
kiến thức và kĩ năng để làm hoàn thiện một bài văn chứ chưa có phần
dành cho việc trang bị kiến thức, kĩ năng cho việc viết đoạn văn nghị luận
xã hội. Chính sự vênh lệch giữa bài học với bài thi kiểm tra đánh giá năng
lực học sinh như thế đã gây khó khăn không nhỏ đối với cả việc dậy và
học của giáo viên và học sinh.
- Trong khi chưa có các tài liệu giáo khoa chính thống về đoạn văn
và cách viết đoạn văn nghị luận xã hội thì trên mạng internet lại xuất hiện
tràn lan các đề thi thử, các đoạn văn mẫu, những clip hướng dẫn bí kíp
viết đoạn văn nghị luận xã hội chưa được thẩm định bởi giới chuyên môn.
Điều đáng lo là trong số đó, có không ít những đáp án đề thi thử, những
đoạn văn mẫu, những clip hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị luận xã hội
chưa đúng với đặc điểm của đoạn văn. Điều này gây sự hoang mang, sai
lệch cho học sinh trong kiến thức và thực hành viết đúng đoạn văn nghị

luận xã hội.
- Tuổi đời, sự trải nghiệm của các em học sinh 12 là chưa nhiều nên
nhận thức và sự đánh giá, nhìn nhận vấn đề của các em còn hạn chế, chưa
toàn diện, chưa có chiều sâu do đó kết quả vận dụng của các em chưa cao.
III. Các giải pháp cụ thể
1. Văn nghị luận xã hội
1.1. Khái niệm
Văn nghị luận xã hội là một thể văn bàn bạc về các vấn đề thuộc
lĩnh vực chính trị, xã hội, đạo đức... nhằm mục đích bày tỏ quan điểm của
người viết, giúp người đọc, người nghehiểu rõ vấn đề và tin theo.
4


1.2. Phân loại
- Nghị luận về một tư tưởng đạo lý: Là dạng nghị luận kết hợp các
thao tác lập luận để làm sáng tỏ cac vấn đề tư tưởng đạo lý trong đời sống.
Cụ thể:
+ Nghị luận về quan điểm đạo đức, lối sống, lý tưởng sống...
+ Nghị luận về một quan niệm, quan điểm, về các vấn đề văn hóa,
giáo dục, dân tộc...
+ Nghị luận về mối quan hệ giữa con với con người trong gia đình
và ngoài xã hội...
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống: Là dạng nghị luận có sử
dụng các thao tác lập luận để giúp người đọc hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu,
về những hiện tượng đời sống có ý nghĩa xã hội. Cụ thể:
+ Nghị luận về những hiện tượng liên quan đến môi trường sống tự
nhiên của con người
+ Nghị luận về những hiện tượng liên quan đến môi trường sống xã
hội
+ Nghị luận về một hiện tượng tích cực/tiêu cực cần biểu dương,

lan tỏa hoặc đáng phê phán, lên án.
2. Khái lược về đoạn văn
2.1. Khái niệm
Đoạn văn là đơn vị trực tiếp để tạo nên văn bản, được quy ước
bắt đầu bằng việc lùi đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu tiên, kết thúc bằng
dấu ngắt câu, xuống hàng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn
chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành. (Trong trường hợp đặc
biệt, đoạn văn có thể chỉ gồm 1 câu.)
2.2. Đặc điểm
- Về hình thức: Đoạn văn bắt đầu bằng việc lùi đầu dòng, viết hoa
chữ cái đầu tiên và kết thúc bằng dấu ngắt câu, xuống hàng.
- Về nội dung: Triển khai một tiểu chủ đề nhất định.
2.3. Các kiểu đoạn văn thường gặp
2.3.1. Diễn dịch
Là kiểu đoạn văn trong đó có câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát
đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai cụ thể ý của câu chủ đề, bổ
sung, làm rõ câu chủ đề. Các câu triển khai được thực hiện bằng một hoặc
kết hợp một vài thao tác sau: giải thích, phân tích, chứng minh, bình
luận...
Ví dụ:
Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là
một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm
du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian. Những
sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Kể làm sao hết

5


được những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch
bằng sách vở?

(Nguyễn Hiến Lê)
2.3.2. Quy nạp
Là kiểu đoạn được trình bày đi từ ý nhỏ đến ý lớn, từ chi tiết đến
khái quát, từ luận cứ cụ thể đến kết luận bao trùm. Theo cách trình bày
này, câu chủ đề nằm ở vị trí cuối đoạn. ở vị trí này câu chủ đề không làm
nhiệm vụ định hướng nội dung triển khai cho toàn đoạn mà lại làm nhiệm
vụ khái quát lại nội dung cho đoạn ấy.
Ví dụ:
Theo kết quả khảo sát gần đây của Trung tâm hỗ trợ và tư vấn tâm
lý (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội), có đến 65,4% sinh viên năm thứ nhất tại một số trường đại học
chưa hiểu hết về mục đích, ý nghĩa của ngành mình học; 50,8% không
biết học xong sẽ làm việc gì và nơi nào tuyển dụng họ. Khi được hỏi về
mức độ thỏa mãn với sự lựa chọn của mình, có đến 75,6% sinh viên cho
biết họ ít thỏa mãn với sự lựa chọn của mình, “vào học rồi mới biết mình
không hợp”, 32,4% sinh viên muốn được thi lại vào năm sau... Kết quả
này cho thấy có nhiều bạn trẻ không chọn đúng nghề như mong muốn.
(Nhã
Anh)
2.3.3. Song hành
Là kiểu đoạn văn có các câu triển khai nội dung song song nhau,
không nội dung nào bao trùm lên nội dung nào. Mỗi câu trong đoạn văn
nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn, làm rõ cho nội dung đoạn văn.
Ví dụ:
Nam Cao (1917 - 1951), tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở làng
Đại Hoàng, phủ Lí Nhân (Nay là xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân) tỉnh Hà
Nam. Ông là một nhà ăn hiện thực xuất sắc với những truyện ngắn,
truyện dài chân thực viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập... Nam
Cao được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ
thuật năm 1996.

2.3.4. Móc xích
Ví dụ:
Đọc thơ Nguyễn Trãi, nhiều người đọc khó mà biết có đúng thơ
Nguyễn Trãi không. Đúng là thơ Nguyễn Trãi rồi thì cũng không phải là
dễ hiểu đúng. Lại có khi chữ hiểu đúng mà toàn bài không hiểu. Không
hiểu vì không biết chắc bài thơ được viết ra lúc nào trong cuộc đời nhiều
chìm nổi của Nguyễn Trãi.Cũng một bài thơ, nếu viết năm 1420 thì có
một ý nghĩa, nếu viết năm 1430 thì nghĩa khác hẳn.
(Hoài Thanh)
2.3.5. Tổng - phân - hợp
Là kiểu đoạn văn có câu mở đầu đoạn nêu ý nghĩa khái quát bậc
một, các câu tiếp theo triển khai cụ thể ý khái quát. Câu kết đoạn là ý khái
quát bậc hai, mang tính chất nâng cao, mở rộng.
6


Ví dụ:
Lòng đố kị có thể gắn với sự hiếu thắng, một tâm lí muốn chứng
tỏ mình không thua chúng kém bạn, thậm chí hơn người. Tính hiếu
thắng có thể có tác dụng kích thích người ta phấn đấu, cạnh tranh vượt
lên người khác, có ý nghĩa tiến bộ nhất định. Tâm lý đố kị ngược lại, chỉ
là sự biến dạng của lòng hiếu thắng. Đố kị là tâm lí của kẻ thất bại. Động
cơ kích thích phấn đấu giảm sút, mà ý muốn hạ thấp, hãm hại người khác
để thỏa mãn lòng ích kỉ tăn lên. Phân tích lòng đố kị, nhà triết học Hi Lạp
cổ đại A - ri - xtot đã nói: “Người đố kị sở dĩ cảm thấy dằn vặt đau đớn
không chỉ vì cảm thấy mình thua kém mà còn vì phải nhìn thấy người
khác thành công”. Nhà triết học đã chỉ ra thực chất kẻ đố kị là kẻ
không muốn nhìn thấy người khác thành công.
(Phỏng theo Băng Sơn)
3. Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội

* Bước 1: Tìm hiểu đề:
Theo cấu trúc đề thi THPTQG lâu nay và gần đây nhất là đề thi
tham khảo định hướng cho kì thi THPTQG 2019, đề thi Ngữ văn được ra
theo hướng tích hợp. Phần nghị luận xã hội được lấy từ bài đọc hiểu và
yêu cầu thí sinh viết đoạn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ, nội dung
thường là trình bày suy nghĩ về ý kiến được nêu trong văn bản phần Đọc
hiều hoặc trình bày suy nghĩ về vấn đề chính mà văn bản đề cập tới. Vì
vậy để làm tốt câu này, thí sinh cần chú ý:
- Vì hai phần thi cùng liên quan đến một văn bản nên sau khi đọc kĩ
ngữ liệu của đề bài, thực hiện các yêu cầu của phần Đọc hiểu mới chuyển
sang câu nghị luận xã hội thì bài làm sẽ liền mạch và dễ theo dõi với
người chấm.
- Đọc kĩ yêu cầu của đề, gạch chân dưới từ khóa, xác định rõ dạng
bài nghị luận về một hiện tượng đời sống hay nghị luận về tư tưởng, đạo
lý.
- Xác định kiểu đoạn văn sẽ viết: Có thể viết theo kiểu đoạn diễn
dịch, quy nạp... nhưng lý tưởng nhất vẫn là kiểu đoạn văn tổng - phân hợp.
- Xác định một hoặc một vài thao tác lập luận sẽ dùng
- Xác định dẫn chứng tiêu biểu
Ví dụ: Đề thi tham khảo kì thi THPT quốc gia năm 2019 với phần
Đọc hiểu và nghị luận xã hội như sau:
I. Đọc hiểu (3.0 điểm):
Đọc đoạn trích dưới đây:
Nhiều người cho rằng phát triển là điều tốt. Nhưng chỉ ít người
dám cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển đó. Tại sao vậy? Bởi vì
muốn phát triển đòi hỏi phải có sự thay đổi, trong khi đó họ lại không sẵn
sàng cho bất cứ sự thay đổi nào. Tuy nhiên,một sự thật hiển nhiên là nếu
không thay đổi thì không thể có sự phát triển. Nhà văn Gail Sheehy đã
khẳng định:
7



“Nếu không thay đổi thì sẽ không bao giờ phát triển. Nếu không
phát triển thì không phải là cuộc sống. Phát triển đòi hỏi phải tạm thời từ
bỏ cảm giác an toàn. Điều này có nghĩa là phải từ bỏ lối sống quen thuộc
nhưng luôn bị hạn chế bởi tính khuôn mẫu, tính an toàn, những điều
không bao giờ khiến cuộc sống của bạn tốt hơn được. Những điều đó sẽ
khiến bạn không còn tin tưởng vào các giá trị khác, mọi mối quan hệ đều
không còn ý nghĩa. Nhà văn Dostoevsky nói: “Tiến thêm một bước, nói
thêm một lời là những điều đáng sợ nhất”. Nhưng trên thực tế, điều
ngược lại mới là điều đáng sợ nhất.”
Tôi nghĩ không có gì tồi tệ hơn là cứ sống mãi mãi một cuộc sống
trì trệ, không bao giờ thay đổi và không bao giờ phát triển.
(John C. Maxwell, cách tư duy khác về thành
công, NXB Lao động - Xã hội, 2015, tr. 130)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Chỉ ra tác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc
được nêu trong đoạn trích.
Câu 2: Theo anh/chị, “điều ngược lại” được nói đến trong đoạn trích
là gì?
Câu 3: Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail Sheehy có tác dụng
gì?
Câu 4: Anh/chị có cho rằng việc từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc
để phát triển đồng nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm không? Vì sao?
II. Làm văn:
Câu 1 (2.0 điểm):
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01
đoạn văn (khoảng 200 chữ) về điều bản thân cần thay đổi để có thể
thành công trong cuộc sống.
Như thế, giữa yêu cầu tiếp nhận văn bản và yêu cầu tạo lập văn

bản (câu nghị luận xã hội) có quan hệ với nhau: từ hiểu nội dung, ý
nghĩa, thông điệp của đoạn trích ở phần Đọc hiểu, thí sinh cần trình bày
suy nghĩ của mình trong một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ). Ở đây,
điều quan trọng không phải là giải thích nội dung ý kiến này có nghĩa là
gì mà là nêu suy nghĩ, quan điểm của người viết về ý nghĩa của vấn đề
được đặt ra (thay đổi để thành công). Đề cũng không yêu cầu chung
chung về sự thay đổi để thành công mà yêu cầu cụ thể, gắn với trách
nhiệm và suy nghĩ cá nhân của mỗi học sinh: điều bản thân cần thay đổi
để thành công trong cuộc sống.
* Bước 2: Định hướng phần mở đoạn:
- Phần mở đoạn viết trong 1 -2 câu, nêu lên chủ đề của đoạn (khái quát
nội dung vấn đề nghị luận mà đề bài yêu cầu). Đây là phần trả lời cho câu hỏi:
“Là gì?”.
- Nên viết theo hướng: nêu khái quát nội dung rồi dẫn câu nêu nhận
định/ý kiến/quan điểm... hoặc trích cụm từ khóa của đề.
Ví dụ: Với đề bài tham khảo trên, ta có thể định hướng sẽ viết mở
đoạn như sau:
8


*Bước 3: Định hướng phần thân đoạn:
- Giải thích từ ngữ/ câu văn từ văn bản đọc hiểu: cần giải thích ý
nghĩa của một số từ ngữ, khái niệm chưa rõ (trả lời câu hỏi: nó như thế
nào?)
- Phân tích và chứng minh: phân tích và dẫn ra ví dụ tiêu biểu về
những con người và việc cụ thể trong cuộc sống, xã hội, lịch sử... để làm
sáng tỏ chân lý mà mình đã giải thích ở phần trên.
- Bình luận, đánh giá: sau khi giải thích và chứng minh, cần khái
quát, khẳng định lại chân lý, mở rộng và nâng cao ý nghĩa của vấn đề, từ
đó có thể phê phán những hiện tượng, những biểu hiện đi ngược lại chân

lý và liên hệ bản thân để rút ra bài học.
Trong phần thân đoạn, bên cạnh việc cắt nghĩa, lí giải và đánh giá,
khâu chứng minh cũng rất quan trọng. Nó chứng tỏ mức độ hiểu và sự chủ
động xử lý đề của người viết. Mỗi ý kiến, lí giải, đánh giá đều có thể gắn
với thực tiễn đời sống để chứng minh tính thực tế, chân xác của nó. Để
đoạn văn nghị luận xã hội trở nên sinh động, hấp dẫn, rất cần lựa chọn
được dẫn chứng thích hợp, tiêu biểu. Cần nhấn mạnh, đó phải là những
dẫn chứng từ thực tế đời sống, càng xác thực, cụ thể, càng có sức thuyết
phục cao. Cần tránh việc lấy dẫn chứng trong tác phẩm văn học vì dù tác
phẩm văn học có phản ánh thực tế đời sống thì đó cũng chỉ là sự phản ánh
mang chủ quan, cảm tính, hư cấu, tưởng tượng. Hơn nữa, việc lấy dẫn
chứng trong tác phẩm còn có thể làm nhòe ranh giới giữa nghị luận văn
học và nghị luận xã hội.
Việc đưa dẫn chứng lúc nào và đưa như thế nào cũng là vấn đề cần
xem xét, cân nhắc. Vì dung lượng đoạn văn có hạn, tuyệt đối không được
kể lể dài dòng mà nên thuật lại một cách ngắn gọn, nhấn mạnh vào khía
cạnh ứng dụng của dẫn chứng đối với ý cần trình bày. Đưa dẫn chứng cần
đúng lúc, đúng chỗ và có tính mục đích chứ không được tùy tiện. Đưa dẫn
chứng nên kèm theo thái độ, quan điểm đánh giá rõ ràng trên cơ sở lập
trường nhân văn và tinh thần vì sự tiến bộ chung.
* Bước 4: Định hướng kết đoạn:
- Khi liên hệ thực tế, người viết cần có thái độ chân thành và
nghiêm túc, tránh cách nói sáo mòn, gượng ép, giả tạo.
* Bước 5: Viết đoạn văn:
- Khi viết đoạn văn nghị luận xã hội phải đáp ứng cả yêu cầu về
hình thức và nội dung:
+ Về hình thức: Đoạn văn phải được bắt đầu từ chỗ lùi đầu dòng,
viết hoa chũ cái đầu tiên cho đến dấu kết thúc câu, ngắt dòng. Dung lượng
đoạn văn là khoảng 200 chữ, có thể áng chừng trên dưới một gang tay học
sinh, việc viết quá ngắn hoặc quá dài đềukhông nên vì sẽ làm mất điểm.

+ Về nội dung: Đoạn văn phải đáp ứng được các yêu cầu về nội
dung như đã trình bày ở các bước như trên.
* Bước 6: Kiểm tra:

9


Sau khi viết đoạn xong, học sinh cần nghiêm túc đọc lại, chủ yếu
kiểm tra lỗi chính tả và diễn đạt, sửa chữa, bổ sung nếu cần. Chú ý tránh
gạch xóa cẩu thả gây phản cảm với người chấm.
Nhìn chung, việc rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội được
tiến hành theo 6 bước. Vì đang trong thời gian ôn luyện, nên giáo viên cần
quán triệt học sinh phải tuân thủ nghiêm ngặt từng bước khi luyện đề để
tạo thành một phản xạ có điều kiện, giúp các em tự tin làm chủ kiến thức
và kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội trong phòng thi THPT quốc gia.
4. Nội dung thực nghiệm và kết quả
Sau khi cung cấp kiến thức lý thuyết và trang bị cho học sinh
phương pháp viết đoạn, giáo viên tiến hành ra đề, học sinh thực hành viết
đoạn, giáo viên chấm, chữa bài. Cần sắp xếp thời gian để chấm chữa trực
tiếp theo hình thức đối chất để học sinh và giáo viên hiểu nhau và nhanh
chóng tìm ra cách khắc phục những hạn chế của bài viết.
Quá trình rèn kĩ năng sẽ diễn ra với 2 dạng đề cơ bản: Nghị luận về
tư tưởng đạo lý và nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Sau đây là tiến trình thực hiện một số đề luyện tập mà tôi đã tổ chức
cho học sinh thực hành trong quá trình ôn tập:
4.1. Kiểu nghị luận về một tư tưởng đạo lý
Đề bài: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
QUÁN HÀNG PHÙ THỦY
Một phù thủy
Mở quán hàng nho nhỏ

“Mời vào đây
Ai muốn mua gì cũng có!”
Tôi là khách đầu tiên
Từ bên trong
Phù thủy ló ra nhìn:
“Anh mua gì?”
“Tôi muốn mua tình yêu,
Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn...”
“Hàng chúng tôi chỉ bán cây non
Còn quả chín, anh phải trồng. Không bán!”
(K. Badjadio Pradip - Thái Bá dịch)
Câu nghị luận xã hội là: Từ nội dung của bài thơ Quán hàng phù
thủy ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề: Làm thế nào để có hạnh phúc?
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện theo các bước sau:
*Bước 1: Tìm hiểu đề:
- Đọc kĩ bài thơ để hiểu được nội dung tư tưởng, đặc biệt chú ý lời
nói của phù thủy ở hai câu cuối bài thơ.
- Kiểu bài: viết đoạn văn về một tư tưởng đạo lý
10


- Căn cứ vào từ khóa để xác định đúng, trúng vấn đề nghị luận:
“Làm thế nào” tức là đòi hỏi làm rõ về mặt định hướng phương pháp,
cách thức, việc làm để tạo ra hạnh phúc (chứ không quan niệm chung
chung về hạnh phúc)
- Các thao tác lập luận sẽ sử dụng: phân tích, bình luận
- Kiểu đoạn văn: Tổng - Phân - Hợp
*Bước 2: Định hướng phần mở đoạn:
- Nêu khái quát nội dung - dẫn câu nói - nêu tinh thần chung của

đoạn trích hoặc trích cụm từ khóa.
Với đề bài này, có thể viết mở đoạn như sau: “Làm thế nào để có
được hạnh phúc?” là câu hỏi luôn thôi thúc mỗi chúng ta tìm lời giải đáp.
*Bước 3: Định hướng thân đoạn:
- Giải thích: Hạnh phúc là gì?
- Bình luận: Nhân tố quyết định hạnh phúc.
- Phân tích: Đề xuất những giải pháp để tạo ra hạnh phúc (trọng
tâm)
* Bước 4: Định hướng kết đoạn:
Liên hệ bản thân, bài học nhận thức, hành động: Đứng trước
ngưỡng cửa của kì thi THPT quốc gia, với em, hạnh phúc nhất là... Em
sẽ... để đạt được ước mơ, vun đắp cho cuộc sống, mang lại hạnh phúc cho
bản thân, cho gia đình và những người xung quanh.
* Bước 5: Viết đoạn:
Học sinh thực hành viết đoạn (trong khoảng 15 phút)
* Bước 6: Kiểm tra:
Sau khi viết xong đoạn, giáo viên yêu cầu học sinh tự đọc lại và
kiểm tra đoạn văn của mình, sửa chữa hoặc bổ sung nếu cần.
- Lưu ý: Trong thời gian mới bắt đầu, giáo viên cần yêu cầu học
sinh thực hiện đầy đủ, rành rọt từng bước vào tờ giấy kiểm tra hoặc vở.
Sau khi luyện một số đề, đã trở nên thành thục các bước, giáo viên nhắc
nhở học sinh rút ngắn thời gian chuẩn bị này và chuyển ra phác nhanh
trên giấy nháp trong vòng 5 phút, còn khoảng 15 phút dành cho việc viết
đoạn. Bấm thời gian làm câu nghị luận xã hội khoảng 20 phút.
- Đoạn văn tham khảo:
“Làm thế nào để có được hạnh phúc?” là câu hỏi luôn thôi thúc mỗi
chúng ta tìm lời giải đáp. Trước hết, có thể hiểu một cách đơn giản: hạnh
phúc chính là cảm xúc vui sướng khi ta được thỏa mãn, toại nguyện về
một nhu cầu vật chất hoặc tinh thần. Hạnh phúc của đứa trẻ là chiếc kẹo
xanh đỏ. Hạnh phúc của học sinh khi đến trường là hiểu bài, được thầy

tin, bạn mến. Hạnh phúc của người đi làm là hoàn thành công việc, đạt
năng xuất lao động cao... Nghĩa là, niềm hạnh phúc ấy có thể do hoàn
cảnh khách quan mang lại, nhưng về cơ bản, rõ ràng, hạnh phúc chủ yếu
là do chúng ta tự tạo ra hay nói cách khác, hạnh phúc nằm trong tầm tay
của mỗi người. Vì vậy, dù bạn là ai, dù đang làm công việc gì, bạn chính
là người quyết định mình có thể hạnh phúc hay không. Và để sở hữu nó,
đầu tiên bạn cần là biết yêu thương chính mình, biết trân trọng những gì
11


mình đang có. Hãy vạch ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, tất nhiên đó
phải là những mục tiêu tích cực, tốt đẹp, dựa trên năng lực và khao khát
của bạn! Hãy không ngừng trăn trở tìm ra phương pháp và hành động để
hoàn thành những mục tiêu cao đẹp đó! Hãy mở rộng lòng mình, yêu
thương và chia sẻ... Làm được như thế, bạn không những mang lại hạnh
phúc cho bản thân mà còn ban tặng hạnh phúc cho gia đình, xã hội - niềm
hạnh phúc đích thực của cuộc đời bạn!
- Đề rèn luyện:
Sau đây là một số đề giáo viên sử dụng trong quá trình rèn luyện cho
học sinh:
Đề 1:
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Bóng đá, kinh tế, văn học, hội hoạ, âm nhạc… không có con đường
đi tắt nào cả. Có nhiều lĩnh vực chúng ta phải đi lại từ đầu vì chặng
đường chúng ta đi vừa qua là chặng đường của không ít những sai lầm.
Sai lầm đã nguy hiểm trong khi chúng ta lại còn ảo tưởng trong chính sự
sai lầm của mình thì tồi tệ đến nhường nào. Tôi yêu đội tuyển Việt Nam
bây giờ nhưng tôi cũng hiểu đội tuyển của chúng ta đang ở đâu. Sau
những suy nghĩ nghiêm túc, tôi có thể nói rằng: bóng đá Việt Nam chỉ

thực sự mới bắt đầu cho dù sự bắt đầu ấy là vô cùng ấn tượng. Giống như
chúng ta nhận xét một cậu bé có năng khiếu, nhưng sau đó cậu bé ấy phải
học hành, phải rèn luyện và từng bước lớn lên có khi đến gần hết cuộc
đời mới chạm được vào một điều gì đó. Hãy ủng hộ bóng đá hay bất cứ
lĩnh vực nào mà người Việt Nam đang tham dự bằng trái tim rực nóng
nhưng phải nhìn nhận bằng một trí tuệ sâu sắc để khỏi khổ đau vì ảo
tưởng.
Đừng tạo ra sức ép vô lý đối với đội tuyển và đừng hỏi vô lý đối với
ông Park Hang Seo trong giải đấu châu lục này. Điều lớn nhất mà ông
Park Hang Seo và đội tuyển Việt Nam (trong đó có U23) làm được là cho
chúng ta nhận ra rằng: sự đào tạo đúng đắn, sự dẫn dắt đúng đắn cùng
với sự dâng hiến không vụ lợi sẽ làm nên thành công. Và sự nhận ra ấy
không chỉ là bóng đá mà trong mọi lĩnh vực của đất nước.
(…)
Và điều cuối cùng tôi muốn nói với anh là: cả đội tuyển và người
hâm mộ cần tư duy một cách sâu sắc để nhận ra mình và nhận ra người.
Ảo tưởng giết chết chúng ta, ngạo mạn giết chết chúng ta, sợ hãi giết chết
chúng ta, nông cạn giết chết chúng ta, thù hận giết chết chúng ta….Chỉ
có sự lao động, sáng tạo không ngưng nghỉ và một niềm tin bất diệt mới
cứu chúng ta ra khỏi bóng tối.
(Thư gửi một người hâm mộ bóng đá Việt Nam - Nguyễn Quang Thiều
dẫn theo: https:// m.dantri.com.vn ngày 11/01/2019)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, điều lớn nhất mà ông Park Hang Seo và đội
tuyển Việt Nam (trong đó có U23) làm được là gì?
12


Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử
dụng trong câu: “Ảo tưởng giết chết chúng ta, ngạo mạn giết chết chúng

ta, sợ hãi giết chết chúng ta, nông cạn giết chết chúng ta, thù hận giết
chết chúng ta….”.
Câu 4. Thông điệp có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị sau khi đọc đoạn
trích?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn
(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của lao động, sáng tạo trong
cuộc sống.
Đề 2:
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
BƯỚC QUA NIỀM ĐAU
Đừng tự làm trái tim mình thương tổn,
Kẻo tâm hồn bề bộn tựa tơ giăng.
Bởi cuộc đời vốn dĩ chẳng công bằng,
Phải biết vượt khó khăn mà tồn tại.
Ai thành công mà chưa từng thất bại,
Bước sai đường quay lại muộn màng chi.
Hà cớ gì để dạ mãi sân si,
Tự đưa tay mà gạt đi dòng lệ.
Dù biết rằng điều đó làm không dễ,
Nhưng ưu sầu cũng đâu thể đổi thay,
Có những điều cần phải học buông tay,
Vì bản thân một ngày mai tươi sáng.
Nước mắt rơi lâu ngày rồi cũng cạn,
Mây có mù vẫn phiêu lãng bay xa,
Nên chớ buồn về những thứ đã qua,
Vì niềm vui chính là nơi phía trước.
Bởi thời gian chẳng bao giờ chảy ngược,

Đừng biến mình thành nhu nhược nhé ai.
(Thơ Trần Tùng - nguồn Internet)
Câu 1: Xác định hai phương thức biểu đạt chính trong bài thơ trên.
Câu 2: Theo tác giả có những cách nào để “vượt lên khó khăn mà tồn
tại”.
Câu 3: Vì sao tác giả nói “Đừng tự làm trái tim mình thương tổn”?
Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với quan điểm của tác giả:
“Nên chớ buồn về những thứ đã qua
Vì niềm vui chính là nơi phía trước”?
II. LÀM VĂN (7 điểm):
Câu 1 (2 điểm):

13


Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn
(khoảng 200 chữ) trình bày ý nghĩa của việc biết vượt lên khó khăn trong cuộc
sống.
4.2. Kiểu nghị luận về một hiện tượng xã hội
Đề bài: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Hãy lắng nghe! Cuộc cách mạng thông tin đã bao phủ toàn thế giới
bằng những thiết bị. Bạn có thể bắt được sóng điện thoại di động ở giữa
châu Phi hay gửi thư điện tử cho bạn bè từ máy tính xách tay trong khi
đang bay qua Đại Tây Dương. Công nghệ thật tuyệt vời, nhưng cùng với
nó là cái giá phải trả: rác điện tử.
Rác điện tử là loại rác thải tăng nhanh nhất trên toàn thế giới. Và nó
cũng không phải là loại rác “tốt”. Màn hình máy tính chứa chì. Pin chứa
liti. Và đến lượt kẽm, đồng, thủy ngân chảy đầy trong bộ phận điện tử của
các máy móc hiện đại. Đốt những thứ này sẽ làm nhiễm bầu không khí của
chúng ta. Khi bị quẳngvào đống rác, các độc tố sẽ thấm vào đất làm nhiễm

bẩn đất trồng và nguồn nước ngầm.
Một vấn đề nghiêm trọng.
Khoảng 130 triệu điện thoại di động bị vứt đi mỗi năm. Những thứ
bị vứt đi hằng năm sẽ nhanh chóng nhiều bằng số mua vào. Chúng ta có
khoảng hai tỉ chiếc điện thoại di động trên hành tinh, nhưng đó chỉ là
phần nhỏ của bức tranh. Bây giờ hãy cộng thêm 50 triệu màn hình máy
tính, chúng ta có một đống rác thải mà khi chồng cái nọ lên cái kia, sẽ
vượt qua chiều dài từ trái đất đến vệ tinh xa nhất.
(Elizabeth Roger - Thomas M. Kostigen, Sách xanh,
NXB Thế giới, 2010, tr. 68 - 69)
Câu nghị luận xã hội của đề này là:
Hạn chế sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại có phải là cách tốt
nhất để bảo vệ môi trường khỏi sự ô nhiễm của rác điện tử không?
Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của
anh/chị.
Với kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống như thế này,
giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành như sau:
*Bước 1: Tìm hiểu đề:
- Đọc kĩ văn bản, hiểu đượ nội dung chính là đề cập tới hiện tượng
rác thải điện tử ngày càng nhiều và trở thành mối nguy hiểm nghiêm trọng
đối với môi trường.
- Kiểu bài: Nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống
- Vấn đề nghị luận: Hạn chế sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại
có phải là cách tốt nhất đề bảo vệ môi trường khỏi sự ô nhiễm của rác thải
điện tử không?
- Thao tác lập luận chính: bác bỏ
* Bước 2: Định hướng mở đoạn: Giới thiệu trực tiếp vấn đề nghị
luận
* Bước 3: Đinh hướng thân đoạn:
14



- Bác bỏ quan điểm coi việc hạn chế sử dụng các thiết bị công nghệ
hiện đại là cách tốt nhất đề bảo vệ môi trường khỏi sự ô nhiễm của rác
thải điện tử:
+ Trong xã hội hiện đại, sự xuất hiện của các thiết bị công nghệ
điện tử là tất yếu, nó là một trong những tiêu chí thể hiện trình độ phát
triển của nhân loại.
+ Các thiết bị công nghệ điện tử ngày càng trở nên quan trọng và có
vị trí không thể thay thế trong cuộc sống hiện đại.
+ Hạn chế sử dụng các thiết bị công nghệ điển tử sẽ trái với quy
luật phát triển, làm cản trở sự phát triển.
- Đề xuất giải pháp: Làm thế nào để hạn chế tối đa sự nguy hiểm
của rác thải điện tử?
* Bước 4: Định hướng kết đoạn
* Bước 5: Viết đoạn:
* Bước 6: Kiểm tra:
- Lưu ý: Trong thời gian mới bắt đầu, giáo viên cần yêu cầu học sinh
thực hiện đầy đủ, rành rọt từng bước vào tờ giấy kiểm tra hoặc vở. Sau khi
luyện một số đề, đã trở nên thành thục các bước, giáo viên nhắc nhở học sinh
rút ngắn thời gian chuẩn bị này và chuyển ra phác nhanh trên giấy nháp
trong vòng 5 phút, còn khoảng 15 phút dành cho việc viết đoạn. Tổng thời
gian làm câu nghị luận xã hội khoảng 20 phút.
- Đoạn văn tham khảo:
Hạn chế sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại chắc chắn không
phải là cách tốt nhất để bảo vệ môi trường khỏi sự ô nhiễm của rác thải
điện tử. Bởi vì khoa học công nghệ là biểu hiện sự tiến bộ của nhân loại và
nó đã không ngừng phát triển để phục vụ cho cuộc sống của con người.
Hiện nay, mỗi ngày lại có thêm rất nhiều thiết bị điện tử hiện đại, với những
tính năng ưu việt ra đời, giúp con người sống thoải mái hơn, làm việc năng

xuất, hiệu quả hơn. Có thể nói, các thiết bị công nghệ điện tử ngày càng trở
nên quan trọng và có vị trí không thể thay thế trong cuộc sống hiện đại. Hạn
chế sử dụng những thiết bị tiên tiến ấy nghĩa là từ chối sự tiến bộ của khoa
học công nghệ, là trái với quy luật phát triển của xã hội loài người. Vậy, làm
thế nào để việc sử dụng rộng rãi, phổ cập các thiết bị không tạo ra lượng
rác điện tử khổng lồ gây ô nhiễm môi trường sống của con người? Đây thực
sự là vấn đề trọng đại và bức thiết, cần sự ra tay của cả cộng động. Trước
tiên là việc nâng cao ý thức sử dụng của người dân, tuyệt đối không vứt bừa
bãi ra môi trường khi thiết bị không còn giá trị sử dụng. Đặc biệt, với các
nhà chuyên môn, cần nghiên cứu để phát minh công nghệ xử lý rác thải điện
tử, có biện pháp thu gom, phân loại, tái chế, tiêu hủy... một cách khoa học.
Đó mới là giải pháp vững bền cho vấn nạn rác thải điện tử.
- Đề rèn luyện:
Sau đây là một số đề giáo viên đã sử dụng để rèn luyện cho học
sinh kĩ năng viết đoạn văn về một hiện tượng đời sống:
Đề 1:
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
15


Theo kết quả khảo sát gần đây của Trung tâm hỗ trợ và tư vấn tâm
lý (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội), có đến 65,4% sinh viên năm thứ nhất tại một số trường đại học
chưa hiểu hết về mục đích, ý nghĩa của ngành mình học; 50,8% không
biết học xong sẽ làm việc gì và nơi nào tuyển dụng họ. Khi được hỏi về
mức độ thỏa mãn với sự lựa chọn của mình, có đến 75,6% sinh viên cho
biết họ ít thỏa mãn với sự lựa chọn của mình, “vào học rồi mới biết mình
không hợp”, 32,4% sinh viên muốn được thi lại vào năm sau... Kết quả
này cho thấy có nhiều bạn trẻ không chọn đúng nghề như mong muốn.
Những sai lầm chủ quan trong việc lựa chọn ngành học thường bắt

đầu từ quan niệm mang nặng tính thực dụng: Ngành này có dễ xin việc
làm, có thu nhập cao, có được làm việc ở thành phố không?
Sai lầm có thể đến với người chọn nghề theo truyền thống gia đình,
theo sự thành đạt của người thân, theo sự rủ rê của bạn bè... mà không
quan tâm đến sự phù hợp của nghề với năng lực, nguyện vọng của bản
thân. Thậm chí, nhiều thí sinh không tự chọn ngành, chọn nghề để đăng
kí thi đại học mà người lựa chọn, người làm hồ sơ chính là bố mẹ của thí
sinh.
Ngoài ra, một sai lầm nữa là chọn nghề hời hợt theo kiểu “nước
đến chân mới nhảy”. Nhiều học sinh đến năm lớp 12 vẫn chưa tìm hiểu
và chưa quyết định chọn nghề. Bởi vậy, có khá nhiều thí sinh nộp 4, 5 bộ
hồ sơ, thậm chí có ngươi đã nộp 9 - 13 bộ để “chống trượt”.
Việc chọn sai nghề khiến bản thân khó phát huy năng lực. Giảm
năng suất và hiệu quả lao động, từ đó dẫn tới tâm lý chán nản, thất vọng,
thiếu tự tin, mất dần động lực làm việc.
Lúc ấy, nếu muốn bắt đầu với nghề khác thì phải chịu tốn kém, mất
thời gian học nghề mới... Đối với xã hội, việc có nhiều cá nhân lựa chọn
sai nghề sẽ gây lãng phí cho công tác đào tạo và đào tạo lại, năng suất
lao động không cao, nảy sinh nhiều xáo trộn cho hoạt động của các
doanh nghiệp, tổ chức (có nhiều người bỏ nghề, chuyển nghề).
(Nhã Anh, ¾ sinh viên chọn nhầm ngành học,
Dẫn theo , ngày 16 - 4- 2013)
Câu 1: Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 2: Những con số được nêu ra ở phần đầu đoạn trích cho thấy
điều gì?
Câu 3: Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Việc chọn sai nghề khiến
bản thân khó phát huy năng lực. Giảm năng suất và hiệu quả lao động, từ đó
dẫn tới tâm lý chán nản, thất vọng, thiếu tự tin, mất dần động lực làm việc.”
Không? Vì sao?
Câu 4: Anh/chị hãy rút ra cho mình 02 bài học trong việc lựa chọn

ngành học hoặc công việc trong tương lai.
III. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)

16


Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn
văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của việc
định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT.
Đề 2:
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Mới đây, các giáo sư tâm lý học ở Trường Đại học York và Toronto
(Canada) đã tìm ra những bằng chứng để chứng minh rằng: Đọc sách
văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn.
Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người
thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thông
và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại, những cá nhân có khả
năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc.
Sau khi tìm thấy mối liên hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là
người lớn, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận
thấy những điều thú vị, rằng những trẻ được đọc nhiều sách truyện
thường có cách ứng xử ôn hòa, thân thiện hơn, thạm chí trở thành đứa
trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn.
Đọc một “nội dung sâu sắc” khác với cách đọc “mì ăn liền” của
chúng ta khi lướt qua các trang mạng. Hiện tại, việc thực sự đọc, chìm
đắm vào một nội dung văn học là việc ngày càng hiếm thấy trong đời
sống đương đại.
Theo các nhà tâm lí học, việc chú tâm đọc một nội dung sâu sắc có

tầm quan trọng đối với mỗi cá nhân giống như việc người ta cần bảo tồn
những công trình lịch sử hay những tác phẩm nghệ thuật quý giá. Việc
thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí
tuệ và cảm xúc của những thế hệ “sống trên mạng”.
(Đọc sách văn học giúp chúng ta thông minh hơn?,
dẫn theo , ngày, 12 - 08 2015)
Câu 1: Ghi lại câu nêu ý khái quát của đoạn trích trên.
Câu 2: Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến sau:
Theo các nhà tâm lí học, việc chú tâm đọc một nội dung sâu sắc có
tầm quan trọng đối với mỗi cá nhân giống như việc người ta cần bảo tồn
những công trình lịch sử hay những tác phẩm nghệ thuật quý giá.
Câu 3: Dựa vào đoạn trích để giải thích vì sao có thể nói: Việc
thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí
tuệ và cảm xúc của những thế hệ “sống trên mạng”.
Câu 4: Từ đoạn trích, anh/chị hãy rút ra 02 bài học cho bản thân.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn
văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: Hiện tại,
việc thực sự đọc, chìm đắm vào một nội dung văn học là việc ngày càng
hiếm thấy trong đời sống đương đại.
17


Để nắm được kết quả của việc áp dụng đề tài nghiên cứu, tôi đã tiến
hành khảo sát như sau:
- Đối tượng khảo sát:
+ Lớp 12 K (sĩ số 39) và 12M (sĩ số 40)
+ Cùng giáo viên dạy, học sinh có trình độ tương đương (đều là hai
lớp mà học sinh có học lực trung bình là chủ yếu)

- Hình thức và nội dung khảo sát:
+ Giáo viên yêu cầu học sinh 2 lớp viết đoạn văn nghị luận xã hội
cùng 1 đề, cùng thời gian, giáo viên trực tiếp thu bài chấm.
- Kết quả khảo sát:
+ Trước khi áp dụng đề tài:
Lớp

Sĩ số

12K
12M

39
40

Giỏi
SL
Tỉ lệ
0
0%
0
0%

Khá
SL
Tỉ lệ
9
23 %
10
25%


Trung bình
SL
Tỷ lệ
28
72%
28
70%

Yếu
SL
Tỷ lệ
2
5%
2
5%

Trung bình
SL
Tỷ lệ
21
53%
23
57%

Yếu
SL
Tỷ lệ
0
0%

0
0%

+ Sau khi áp dụng đề tài:
Lớp

Sĩ số

12K
12M

39
40

Giỏi
SL
Tỉ lệ
1
3%
1
3%

Khá
SL
Tỉ lệ
17
44%
16
40%


Từ thực tế đứng lớp, sau một thời gian áp dụng đề tài, tôi nhận thấy
rõ sự thay đổi tích cực của học sinh: các em đã chú ý và cố gắng hơn
trong việc viết đoạn, đại đa số đã viết đúng hình thức đoạn văn, phần lớn
đã đảm bảo được nội dung cần thiết, có một số em tiến bộ rõ rệt. Khi tiến
hành khảo sát, kết quả so sánh trên càng cho thấy rõ sự tiến bộ của học
sinh. Tôi tin rằng, với khoảng thời gian còn lại, tiếp tục được rèn theo
hướng này, các em sẽ vững tâm bước vào kì thi THPT quốc gia và cải
thiện đáng kể kết quả bài thi môn Ngữ văn.
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Với khuôn khổ của một đề tài nhỏ, có đối tượng nghiên cứu và mục
đích cụ thể nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy phân môn Làm văn
trong chương trình ngữ văn THPT, tôi nhận thấy đây là một đề tài có tính
thực tiễn cao, dễ áp dụng, có thể triển khai với nhiều đối tượng học sinh
khác nhau. Mặt khác, khi tiến hành so sánh dễ nhận thấy hiệu quả rõ rệt
của đề tài này: Học sinh hứng thú, chủ động và tích cực tham gia hoạt
động dạy - học do giáo viên tổ chức, kiến thức được tiếp thu một cách hệ
thống, đầy đủ, được trang bị phương pháp và rèn kĩ năng viết đoạn nghị
luận xã hội là một kĩ năng cần thiết không chỉ trong kì thi THPT quốc gia
18


mà cả trong thực tế đời sống. Do đó, người viết mạnh dạn chắp bút trình
bày dưới dạng một sáng kiến kinh nghiệm của bản thân với mong muốn
được chia sẻ với đồng nghiệp một phần kinh nghiệm ít ỏi của mình, rất
mong nhận được sự trao đổi, góp ý để chúng ta có thể hoàn thành tốt hơn
bài dạy cũng như sứ mệnh trồng người của mình. Xin sẵn sàng đón nhận
và trân trọng cảm ơn!
2. Kiến nghị
- Chương trình thay sách giáo khoa mới phải căn cứ vào thực tế đổi

mới kiểm tra đánh giá để kịp thời bổ sung những bài học trang bị kĩ năng
viết đoạn văn nghị luận xã hội, tránh tình trạng học một đằng, thi một nẻo
như hiện nay.
- Trong các lần bồi dưỡng thường xuyên, Sở giáo dục cần chú ý
đúng mức tới việc trang bị kĩ năng ôn luyên thi THPT Quốc gia cho đội
ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng cho kì thi này.
Hà Trung, ngày 20 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan, đây là SKKN của bản
thân, không sao chép của người khác.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Người viết

Trịnh Thị Giang

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK Ngữ văn 12 (Tập 1 - Ban cơ bản), NXB Giáo dục, 2007
2. Bộ đề luyện thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2018 môn Ngữ văn, Đỗ
Ngọc Thống, NXB Giáo dục, 2018.
3. Bộ đề luyện thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2019 môn Ngữ văn, Đỗ
Ngọc Thống, NXB Giáo dục, 2019.

20




×