Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Doc dao Nguyen Tuan va Chan dung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.41 KB, 3 trang )

§éc ®¸o NguyÔn Tu©n
Nguyễn Tuân (1910-1987) không chỉ là nhà văn nổi tiếng tài
hoa với những “Vang bóng một thời” (1940), “Tùy bút sông
Đà”, “Sông Tuyến”, “Hà Nội đánh Mỹ”, “Tạp văn Phở” “Cốm
giò”, “cây”… Ở đất kinh kỳ mà còn được bạn đọc biết đến như
một bậc thầy về câu chữ, cha đẻ của “chủ nghĩa xê dịch”, một
người Hà Nội sành điệu trong ẩm thực, trong thú chơi hoa
cảnh… rồi có thời còn bảo là “ngông”, là “phức tạp” và cả
“tạch tạch sè” (tiểu tư sản) nữa. Tưởng thế là đã “đã một đời
văn”!
Không, chưa đủ, cụ Nguyễn còn rất đẹp giai (khi trẻ), đẹp lão
(lúc già) lại rất “ăn hình”, “ăn ảnh” khiến giới họa sĩ, nhiếp
ảnh hễ gặp là mê liền, là không thể không động chân động tay
kịp thời chớp lấy dù là khoảnh khắc.
Tôi có trong tay khoảng 100 bức ảnh, bức minh họa về Nguyễn
Tuân được cắt từ các báo, được bạn bè thương quý cho. Các
bức ảnh, bức họa vẽ cụ Nguyễn không cái nào giống cái nào,
nhưng chỉ nhìn thoáng qua ai ai cũng nhận ra cụ.
Riêng về các bức ký họa, mấy chục kiểu, tôi thấy kiểu nào cũng
đẹp mặc dù chẳng kiểu nào giống kiểu nào, do nhiều họa sĩ vẽ,
vẽ trong nhiều thời gian, nhiều khoảnh khắc.
Ký hoạ ch©n dung nh và ăn Nguyễn Tu©n của c¸c hoạ
sĩ Văn Cao, Th nh Chà ương, Sĩ Ngọc, Qu¸ch Đại
Hải, Tạ Ty, Phạm Minh Hải.
Bức ông Tạ Tỵ vẽ cụ lúc trẻ nên gầy và có mái tóc mang dấu ấn
nghệ sĩ trẻ của một thời bồng bềnh sóng lượn. Bức do một họa
sĩ ký tên là Văn (Văn Cao?) vẽ năm 1946 cạnh bức vẽ năm
1947 trên giấy học trò kẻ ôli, Nguyễn Tuân do hoàn cảnh
kháng chiến khó khăn có vẻ hom hem nhưng đã xuất hiện cái
tẩu (dùng với chiếc batoong làm nên một phong cách Nguyễn
Tuân, một dấu hiệu nhận ra Nguyễn Tuân)… Có lẽ đây là


những ký họa đầu tiên về cụ.
Rồi tiếp theo là những bức vẽ Nguyễn Tuân rất thoáng, rất tự
tin của họa sĩ Thành Chương trên báo Văn nghệ. Kế là bức
họa sĩ Sỹ Ngọc vẽ năm 1987 với câu trêu ghẹo: “Tết Mèo ông
đến chơi tôi, tặng ông một cành mai ông cười”!… Và sau nữa
là những nét vẽ đượm chất tài hoa nhưng cũng gửi gắm nhiều
thành kính của Phạm Minh Hải, Quách Đại Hải…
Có những bức vẽ tác giả không ký tên, lại có những bức đến
tay tôi không rõ xuất xứ. Là thế nên nhân đây cũng được tỏ
lòng cảm ơn và xin các họa sĩ ghi cho hai chữ “đại xá”. Tôi tin
là giới họa sĩ sẽ chấp nhận bởi vì Nguyễn đã thuộc về công
chúng và bởi vì chúng ta - tôi và các anh đều rất yêu Cụ
Ng« VÜnh B×nh.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×