Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

SKKN - Một số phương pháp sửa sai trong tập luyện đội hình đội ngũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.15 KB, 9 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
ĐƠN VỊ : TRƯỜNG THCS TAM HÒA - TP. BIÊN HÒA
Mã Số : .............................
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP SỬA SAI TRONG TẬP LUYỆN ĐỘI HÌNH ĐỘI
NGŨ
Người thực hiện : NGUYỄN QUỐC HỢP
Lĩnh vực nghiên cứu :
Quản lý giáo dục :
Phương pháp dạy học bộ môn : Thể Dục
Phương pháp giáo dục :
Lĩnh vực khác : .........................................
Có đính kèm :
Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác
Năm học : 2007 - 2008
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I/. THÔNG TIN CÁC NHÂN
1. Họ và tên : Nguyễn Quốc Hợp
2. Ngày, tháng, năm sinh : 28 - 03 - 1981
3. Giới tính : Nam
4. Địa chỉ : B21 tổ 30B khu phố 3 P. Bình Đa. TP Biên Hòa - Tỉnh ĐN
5. Điện Thọai : Cơ quan : 0613.824691- NR : 0613.838885- DĐ: 0907.708807
6. Fax : ................................................ - E-mail : ................................................
Chức vụ : Giáo viên
8. Đơn vị công tác : Trường THCS Tam Hòa TP. Biên Hòa
II/. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO :
- Trình độ chuyên môn cao nhất : Cử nhân cao đẳng sư phạm
- Năm nhận bằng : 2004
- Chuyên ngành đào tạo : Giáo dục thể chất
III/. KINH NGHIỆM KHOA HỌC :
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : giảng dạy môn thể dục


- Số năm kinh nghiệm : 04 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây :
+ 2004 - 2005 : Một số kinh nghiệm trong hướng dẫn tập luyện bài múa
sân trường ở bậc THCS.
+ 2005 - 2006 : Công tác xây dựng đội tuyển bóng đá tại trường THCS
Mục Lục
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I/. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
II/. ĐỐI TƯỢNG – NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối Tượng Nghiên Cứu
2. Nhiệm Vụ Nghiêu Cứu
3. Phương Pháp Nghiên Cứu
B. NỘI DUNG
I/. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ
TÀI
1. Thuận Lợi
2. Khó Khăn
3. Số Liệu Thống Kê
II/. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Cơ Sở Lý Luận
2. Nội Dung, Biện Pháp Thực Hiện Các Giải Pháp Của Đề Tài
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tên sáng kiến kinh nghiệm : MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP SỬA SAI TRONG
TẬP LUYỆN ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I/. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Hiện nay trong tất cả các nội dung học của bộ môn thể dục. tất cả các tiết học
thực hành đều bắt đầu từ việc tập trung hàng ngũ, ổn định, báo cáo. Sau đó mới

đến nội dung học cụ thể. Thế nhưng trong lúc tập trung ổn định vẫn thường có
những học sinh không chú ý, tập trung chậm trễ, thậm chí còn có những em
không nghe theo sự hướng dẫn của các em trong ban cán sự lớp.
Vì vậy ngòai việc rèn luyện giáo dục thể chất, tăng cường sức khỏe và thư giãn
sau những giờ học lý thuyết căng thẳng thì việc rèn luyện cho học sinh ý thức tổ
chức kỷ luật, tinh thần tập thể, tác phong nhanh nhẹn, tư thế cơ bản đúng góp
phần hình thành nhân cách. Đó chính là những nội dung trong chương đội hình
đội ngũ.
Một điều tôi muốn nhắc lại đó là trong lúc tập trung ổn định vẫn thường có
những học sinh không chú ý, tập trung chậm trễ, thậm chí còn có những em
không nghe theo sự hướng dẫn của em chỉ huy. Mà ở nội dung đội hình đội ngũ
lại rất cần sự nhanh nhẹn, tinh thần tập thể và ý thức kỷ luật cao. Không chỉ
những em lớp 6 mới chuyển cấp vào bậc THCS còn bỡ ngỡ mà chính ngay các
em đã được học lên đến lớp 8, lớp 9 cũng vẫn chưa có ý thức trong việc tập
trung ổn định đội hình.
Dù đã có nhiều giáo viên chọn nội dung đội hình đội ngũ ( ĐHĐN ) để làm đề
tài thảo luận, trao đổi thế nhưng qua những lần tham khảo trao đổi và qua thời
gian dạy tại trường cũng như quan sát các đồng nghiệp tôi nhận thấy vẫn có
những thiếu sót, ý thức chấp hành hiệu lệnh tập trung của học sinh vẫn chưa
cao. Dù vậy trong đề tài này tôi chỉ xin nêu ngắn gọn một số bước giảng dạy
trong chương ĐHĐN nói chung và việc tập trung đội hình, dóng hàng và ổn
định tổ chức mà qua 3 năm giảng dạy ở bặc THCS mà tôi đã đúc rút ra được để
cùng trao đổi, đóng góp cùng với các Thầy ( Cô ), các bạn đồng nghiệp sắp và
đang giảng dạy môn Thể Dục để cho bộ môn của chúng ta ngày càng phát triển,
được coi trọng như các môn khác chứ không phải chỉ là 1 “ môn phụ ” mà 1 số
em đã có suy nghĩ. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài này.
II/. ĐỐI TƯỢNG – NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
1. Đối Tượng Nghiên Cứu :
- Các em học sinh khối 6 – 7 – 8 – 9 đang học tập, rèn luyện trong nhà trường.
- Sách giáo viên môn thể dục 6 – 7 – 8 – 9.

- Phim : các tiết dạy mẫu của Trung Tâm Nghe Nhìn Giáo Dục.
- Một số tài liệu tham khảo khác.
2. Nhiệm Vụ Nghiêu Cứu :
- Chọn đề tài thích hợp với công tác giảng dạy của bản thân.
- Góp phần vào hòan thiện nhân cách cho học sinh, giúp học sinh có tác phong
nhanh nhẹn, tính kỷ luật, tác phong nhanh nhẹn, tinh thần tập thể và tư thế cơ
bản đúng.
- Qua đó giúp cho các Thầy ( Cô ), các bạn đồng nghiệp dễ dàng quản lý, hướng
dẫn học sinh tập luyện có hiệu quả trong thời gian tới.
3. Phương Pháp Nghiên Cứu :
- Đúc rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy.
- Đọc, nghiên cứu tài liệm và xem phim tư liệu.
- Quan sát và điều tra tình hình tham gia học tập trước và sau khi thực hiện đề
tài.
B. NỘI DUNG
I/. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ
TÀI :
1. Thuận Lợi :
- Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, tổ nhóm chuyên
môn.
- Bản thân là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn.
- Học sinh tiếp thu nhanh, hăng hái tập luyện, biết vượt khó, dễ uốn nắn, sửa
sai.
- Lực lượng giáo viên nhiệt tình, nhiều kinh nghiệm trong công tác.
- Hiện nay việc giáo dục thể chất cho học sinh trong nhà trường đang phát triển
và được nhiều tổ chức xã hội và gia đình quan tâm..
- Ý thức tập luyện của học sinh đã hình thành từ những năm trước thông qua sự
giáo dục, nhắc nhở của các giáo viên trong nhà trường.
2. Khó Khăn :
- Vẫn còn 1 số giáo viên quản lý học sinh trong giờ học chưa nghiên túc, vẫn để

các em chạy nhảy, nô giỡn mà không nhắc nhở hay xử lý.
- Sỉ số học sinh quá đông ( 50 -56 học sinh/lớp ) nên việc bao quát lớp ở trong
giờ thực hành còn hạn chế, việc sửa sai cho học sinh của giáo viên và mức độ
tiếp thu của học sinh còn hạn chế.
- Học sinh từ nhiều trường chuyển về nên mức độ tiếp thu của các em khá
chênh lệch, không đồng đều.
- Học sinh xuống sân vẫn chưa chủ động tập trung vào hàng theo quy định.
- Sân bải tập luyện quá nhỏ, không có sân tập riêng.

×