Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

MÔ tả kết QUẢ PHẪU THUẬT bảo tồn TRONG điều TRỊ UNG THƯ vú nữ GIAI đoạn sớm tại BỆNH VIỆN k năm 2018 và một số yếu tố ẢNH HƯỞNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.47 KB, 36 trang )

B Y T
TRNG I HC Y H NI

TI NGHIấN CU KHOA HC

MÔ Tả KếT QUả PHẫU THUậT BảO TồN
TRONG ĐIềU TRị UNG THƯ Vú Nữ GIAI ĐOạN
SớM
TạI BệNH VIệN K NĂM 2018
Và MộT Số YếU Tố ảNH HƯởNG

Nhúm nghiờn cu: Nhúm 1 lp NCKH 2

H NI 2018
MC LC



DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH


ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú có lịch sử lâu đời và đóng vai trò quan
trọng trong điều trị bệnh ung thư vú. Tuy nhiên, phẫu thuật này để lại tổn
thương tâm lý lớn cho bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhân trẻ tuổi [1], [2].
Từ những năm 70 của thế kỷ XX, nhiều nghiên cứu đa trung tâm lớn được tiến
hành nhằm so sánh phương pháp điều trị bảo tồn (bao gồm phẫu thuật bảo tồn và
xạ trị toàn vú sau phẫu thuật) với phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú. Kết quả của
các nghiên cứu này đều khẳng định điều trị bảo tồn không kém hơn phẫu thuật


cắt toàn bộ tuyến vú về thời gian sống thêm [3], [4], [5], [6], [7], [8].
Tại Việt Nam, tuổi trung bình mắc ung thư vú thấp, kích thước tuyến vú
tương đối nhỏ và kích thước u tại thời điểm phát hiện lớn hơn khi so sánh với
các nước phương Tây. Chính đặc thù riêng này đặt ra nhu cầu cần có một
hướng tiếp cận khác biệt khi điều trị cho bệnh nhân ung thư vú tại Việt Nam.
Các trường hợp cắt rộng u đơn thuần đem lại kết quả thẩm mỹ kém, đặc biệt
khi khối u có kích thước tương đối lớn so với tuyến vú [2]. Năm 1993 tác giả
Audretsch W lần đầu giới thiệu thuật ngữ oncoplastic surgery (phẫu thuật tạo
hình ung thư) cùng với hệ thống các phương pháp tạo hình áp dụng trong
phẫu thuật ung thư vú [9]. Các phương pháp này đã làm thay đổi cách tiếp cận
của phẫu thuật bảo tồn ung thư vú trên toàn thế giới [10]. Chính vì những lý
do trên mà nhóm nghiên cứu Nhóm 1 – Lớp NCKH 2 chúng tôi tiến hành
nghiên cứu Mô tả kết quả phẫu thuật bảo tồn trong điều trị ung thư vú nữ
giai đoạn sớm tại bệnh viện K năm 2018 và một số yếu tố ảnh hưởng.
với hai mục tiêu:
1.

Mô tả kết quả phẫu thuật bảo tồn trong điều trị ung thư vú nữ giai đoạn
sớm tại bệnh viện K năm 2018

2.

Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật bảo tồn trong
điều trị ung thư vú nữ giai đoạn sớm tại bệnh viện K năm 2018

4


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Đặc điểm giải phẫu tuyến vú liên quan tới phẫu thuật
1.1.1. Hình thể ngoài
- Ở phụ nữ trưởng thành, hai tuyến vú nằm ở hai bên thành ngực trước,
thường có hình nón ở phụ nữ chưa sinh [11].
- Phức hợp quầng-núm vú thường nằm ở phần nhô ra nhất của tuyến vú,
đảm nhiệm các chức năng bài xuất sữa, cảm giác và thẩm mỹ của tuyến vú.
Đây cũng là đối tượng cần quan tâm khi tiến hành các phẫu thuật tại vú.
- Các yếu tố ảnh hưởng tới hình thể ngoài của tuyến vú bao gồm tuổi,
trọng lượng cơ thể, thời kỳ mang thai và cho con bú. Các yếu tố này làm thay đổi
cấu tạo của mô tuyến, da và lớp mỡ dưới da, các cấu trúc nâng đỡ tuyến vú.
1.1.2. Cấp máu
- Vú được cấp máu chủ yếu từ các động mạch vú trong và động mạch vú
ngoài. Động mạch vú ngoài hay động mạch ngực dưới tách từ động mạch
nách, đi từ trên xuống dưới sát bờ trong của hõm nách, cho các nhánh nuôi
dưỡng mặt ngoài vú. Động mạch vú trong tách từ động mạch dưới đòn, nuôi
dưỡng phần còn lại của vú. Hai động mạch cho các nhánh tiếp nối với nhau
trong tuyến vú [11].
- Tĩnh mạch thường đi kèm động mạch, đổ vào tĩnh mạch nách, tĩnh
mạch vú trong và tĩnh mạch dưới đòn [11].
1.1.3. Dẫn lưu bạch huyết
Hệ thống mạch bạch huyết của vú bao gồm đám rối bạch huyết nông và
đám rối bạch huyết sâu dẫn lưu bạch huyết từ các phần của vú đổ về các
nhóm hạch vùng nách, hạch vú trong và hạch Rotter [11].

5


1.1.4. Chi phối thần kinh
Các nhánh thần kinh từ thần kinh bì cánh tay trong và các thần kinh liên
sườn từ liên sườn II đến VI chi phối cảm giác cho vú. Một số nhánh tập trung

thành đám rối thần kinh dưới quầng vú chi phối cho da khu vực quầng-núm
và vùng lân cận [11].
1.1.5. Kích thước tuyến vú phụ nữ Việt Nam
Tương ứng với kích thước cơ thể, kích thước tuyến vú phụ nữ Việt Nam
nói riêng và phụ nữ Châu Á nói chung nhỏ hơn khi so sánh với phụ nữ
phương Tây. Theo Kwong A và CS, trên 50% phụ nữ châu Âu có cúp áo ngực
cỡ C và lớn hơn, trong khi trên 50% phụ nữ châu Á có áo ngực cỡ B và nhỏ
hơn [15]. Kích thước tuyến vú trung bình của phụ nữ châu Âu là 8600 mm2,
trong khi chỉ số này ở người châu Á khoảng 5700 mm2 [15]. Kích thước
tuyến vú nhỏ ảnh hưởng tới khả năng bảo tồn tuyến vú trong điều trị phẫu
thuật ung thư vú.
1.2. Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú và phẫu thuật bảo tồn tuyến vú
trong điều trị ung thư vú
1.2.1. Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú
Từ cuối thế kỷ XIX, phẫu thuật cắt tuyến vú triệt căn được khởi xướng
bởi Halsted W. Phẫu thuật này chịu ảnh hưởng bởi học thuyết của Virchow
khi coi bệnh ung thư vú là bệnh tiến triển tại chỗ tại vùng [13].
Trong thời gian sau đó, phẫu thuật cắt tuyến vú triệt căn của Halsted W
được nhiều tác giả cải biên, với đặc điểm chung là ngày càng ít xâm lấn, các
cấu trúc lân cận tuyến vú được bảo tồn nhiều hơn. Tuy nhiên, tất các phẫu
thuật này đều đòi hỏi phải cắt toàn bộ tuyến vú [13].
Phẫu thuật cắt tuyến vú triệt căn và cắt tuyến vú triệt căn biến đổi là các
phẫu thuật tàn phá và có tỷ lệ biến chứng cao. Về mặt tâm lý, phẫu thuật cắt toàn
bộ tuyến vú để lại tổn thương lớn về mặt tâm lý cho bệnh nhân [1], [2], [14].
6


1.2.2. Điều trị đa mô thức bệnh ung thư vú
Cho tới giữa thế kỷ XX, phẫu thuật vẫn là lựa chọn điều trị hiệu quả duy
nhất bệnh ung thư vú. Trong đa số các trường hợp, phẫu thuật cắt tuyến vú

triệt căn có khả năng kiểm soát bệnh tại chỗ tốt và kết quả sống thêm lâu dài.
Tuy nhiên, điều trị phẫu thuật đơn thuần dần tỏ ra không còn phù hợp với một
bộ phận bệnh nhân khi mà các nghiên cứu nhận thấy sự kết hợp thêm điều trị
xạ trị và điều trị toàn thân cải thiện tốt hơn khả năng kiểm soát bệnh [15],
[16]. Chính tiếp cận điều trị đa mô thức này cho phép có thêm các lựa chọn
phẫu thuật ít xâm lấn hơn bao gồm cắt tuyết vú triệt căn biến đổi, bảo tồn
tuyến vú với tỷ lệ biến chứng sau mổ thấp hơn trong khi vẫn đảm bảo kiểm
soát bệnh [16].
1.2.3. Phẫu thuật bảo tồn tuyến vú
1.2.3.1. Cơ sở khoa học của điều trị bảo tồn
Khái niệm điều trị bảo tồn bệnh ung thư vú (breast conserving therapy)
chỉ phẫu thuật bảo tồn (breast conserving surgery) kết hợp với xạ trị toàn vú
sau mổ. Mục đích của điều trị bảo tồn là đạt được kết quả sống thêm tương
đương với cắt toàn bộ tuyến vú trong khi bệnh nhân vẫn giữ gìn được hình
dáng cơ thể. Từ đầu những năm 80 thế kỷ trước, các nghiên cứu quy mô lần
lượt được tiến hành nhằm kiểm định vai trò của điều trị bảo tồn khi so sánh
với phương pháp điều trị thường quy trước đó. Năm 1973, nghiên cứu lớn đầu
tiên được tiến hành tại viện nghiên cứu ung thư Milan, Ý, so sánh kết quả
phẫu thuật bảo tồn vú và phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú ở bệnh nhân ung thư
vú giai đoạn sớm [3]. Năm 1976, dự án Quốc gia điều trị bổ trợ ung thư vú và
ruột của Hoa Kỳ (NSABP) bắt đầu tiến hành thử nghiệm B-06 với số lượng
bệnh nhân hơn 1800 [4]. Các nghiên cứu này đều khẳng định điều trị bảo tồn
không kém hơn phẫu thuật triệt căn về khía cạnh ung thư học. Các nghiên cứu
khác được tiến hành ở Châu Âu và Bắc Mỹ cũng cho kết quả tương tự [5],
7


[6], [7], [8]. Kết quả của các nghiên cứu này được sử dụng làm bằng chứng
khoa học trong hội nghị đồng thuận Quốc gia Mỹ về điều trị ung thư vú năm
1991. Theo đó, phẫu thuật bảo tồn vú kết hợp với xạ trị là một biệt pháp thay

thế thích hợp cho phẫu thuật cắt tuyến vú cho đa số phụ nữ bị ung thư vú ở
giai đoạn sớm [17].
Với tiến bộ không ngừng của các kỹ thuật phẫu thuật ung thư vú cùng
cách tiếp cận đa mô thức, chỉ định điều trị bảo tồn ngày càng được mở rộng.
Theo đó, tất cả các bệnh nhân có nguyện vọng điều trị bảo tồn và không có
chống chỉ định tuyệt đối đều có thể được lựa chọn [18], [19].
1.2.3.2. Chống chỉ định tuyệt đối của điều trị bảo tồn
- Tổn thương vú nhiều vị trí ở hai hoặc ba phần tư khác nhau không thể
lấy hết được qua một vết mổ.
- Vi vôi hóa ác tính lan tỏa trên phim mammography.
- Tiền sử điều trị xạ trị vùng ngực bị bệnh dẫn đến vượt quá tổng liều xạ
cho phép khi điều trị xạ bổ trợ sau mổ.
- Có thai là một chống chỉ định tuyệt đối của xạ trị vú, tuy nhiên, có thể
tiến hành phẫu thuật bảo tồn ở quý thứ ba và xạ trị bổ trợ sau khi sinh.
- Diện cắt dương tính sau nhiều lần phẫu thuật cắt lại diện cắt.
1.2.3.3. Diện cắt trong phẫu thuật bảo tồn ung thư vú
Đánh giá vi thể diện cắt là yếu tố trung tâm của điều trị bảo tồn ung thư
vú, tình trạng diện cắt ảnh hưởng trực tiếp đến nguy cơ tái phát tại chỗ và do đó
ảnh hưởng tới kết quả điều trị. Các nghiên cứu đều có chung kết luận là diện cắt
dương tính làm tăng cao nguy cơ tái phát tại chỗ [20], [21], [22], [23].
Đạt được diện cắt âm tính là khuyến cáo chung của các hội nghị đồng
thuận về điều trị bảo tồn ung thư vú. Tuy nhiên, độ dày của diện cắt âm tính cần
đạt được bao nhiêu vẫn là vấn đề gây nhiều tranh luận. Kết quả của một số
nghiên cứu lớn nhằm xác định diện cắt an toàn về mặt ung thư học như sau:
8


Với ung thư vú xâm nhập
Nghiên cứu phân tích gộp dựa trên 33 nghiên cứu công bố trước đó về
điều trị bảo tồn ung thư vú, với số lượng bệnh nhân trên 28 000, thời gian

theo dõi trung bình 79.2 tháng. Trong nghiên cứu này, diện cắt dương tính
được định định nghĩa là có mực nhuộm diện cắt ở tế bào u trên xét nghiệm vi
thể, diện cắt âm tính được định nghĩa là không có mực nhuộm ở tế bào u. Kết
quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tái phát ở nhóm diện cắt âm tính và ở nhóm có
diện cắt rộng hơn diện cắt âm tính không khác biệt về mặt thống kê [24]. Kết
quả của nghiên cứu này được sử dụng làm nền tảng cho đồng thuận về diện
cắt trong điều trị bảo tồn ung thư vú giai đoạn I, II của hiệp hội phẫu thuật
ung thư và hiệp hội xạ trị ung thư Mỹ. Tuy nhiên, hai tổ chức này cũng đưa ra
một số khuyến cáo và điều kiện áp dụng kết quả nghiên cứu trong thực hành
lâm sàng [25].
Với ung thư thể ống tại chỗ
Nghiên cứu tương tự được tiến hành dựa trên hơn 7000 bệnh nhân ung
thư vú thể ống tại chỗ. Kết quả nghiên cứu cho thấy diện cắt < 2mm làm tăng
hai lần nguy cơ bệnh tái phát tại chỗ [26]. Diện cắt 2mm cũng là khuyến cáo
của hiệp hội phẫu thuật ung thư và hiệp hội xạ trị ung thư Mỹ áp dụng cho
điều trị bảo tồn ung thư vú thể ống tại chỗ [27].
Một số kỹ thuật giúp đạt được diện cắt an toàn
Do phẫu thuật cắt lại là bắt buộc đối với các trường hợp diện cắt dương
tính sau phẫu thuật bảo tồn. Việc phát triển các kỹ thuật hỗ trợ phẫu thuật viên
nhằm đạt được diện cắt an toàn trong lần mổ đầu tiên ngày càng được quan
tâm nhiều hơn. Các kỹ thuật này bao gồm:
- Đánh giá trước mổ: Thăm khám lâm sàng, nghiên cứu phim XQ tuyến
vú, siêu âm tuyến vú và cộng hưởng từ tuyến vú nhằm xác định mức độ lan
rộng của u.
9


- Đánh giá trong mổ: Các tổn thương không sờ thấy trên lâm sàng được
định vị bằng kim dây hoặc siêu âm trong mổ. Tổn thương cần được định
hướng rõ ràng (ít nhất là 2 chiều) nhằm đánh giá các vị trí khác nhau của diện

cắt. Xét nghiệm cắt lạnh diện cắt trong mổ có thể làm tăng tỷ lệ phát hiện các
trường hợp diện cắt dương tính, bệnh nhân được tiến hành cắt lại ngay diện
cắt trong cùng một phẫu thuật.
1.3. Hiệu quả thẩm mỹ của phẫu thuật bảo tồn tiêu chuẩn trong điều trị
ung thư vú
Theo kết quả của một số nghiên cứu, trên 30% bệnh nhân không hài lòng
về hình thể tuyến vú sau phẫu thuật bảo tồn [28], [29], [30]. Nguyên nhân
chính được đưa ra bao gồm: thiếu hụt mô tuyến, co kéo da gây biến dạng vú,
co kéo/thay đổi vị trí phức hợp quầng-núm vú, mất cân đối hai vú và các tác
dụng muộn của xạ trị tới bên vú phẫu thuật [28].

10


Hình 1.1. Biến dạng vú sau điều trị bảo tồn tiêu chuẩn
Tác giả Taylor ME và Mills JM cho rằng khi thể tích mô vú bị cắt bỏ
(bao gồm cả u) lớn hơn 100 cm2 có nguy cơ dẫn tới kết quả thẩm mỹ kém sau
phẫu thuật nếu chỉ cắt rộng u đơn thuần [31], [32]. Tương ứng với tỷ lệ thể
tích tuyến vú (bao gồm cả u) bị cắt bỏ trên 10% sẽ dẫn tới kết quả thẩm mỹ
kém [33]. Các tác giả đều cho rằng tỷ lệ kích thước u-kích thước tuyến vú có
giá trị hơn kích thước u đơn thuần trong tiên lượng kết quả thẩm mỹ sau phẫu
thuật. Với các bệnh nhân phải tiến hành cắt lại do diện cắt dương tính, tỉ lệ kết
quả thẩm mỹ tốt thấp hơn các bệnh nhân không phải cắt lại [34]. Vị trí u cũng

11


ảnh hưởng tới kết quả thẩm mỹ, các khối u ở 1/2 dưới hoặc trung tâm tuyến
vú cho kết quả thẩm mỹ kém hơn các khối u ở vị trí còn lại. Với các khối u
nằm ở 1/2 trong, do sự phân bố ít của mô tuyến ở khu vực này, thể tích tuyến

vú cho phép cắt bỏ trong phẫu thuật là không quá 5% để đảm bảo kết quả
thẩm mỹ sau phẫu thuật [33], [35]. Hình dạng tuyến vú trước điều trị cũng
ảnh hưởng tới kết quả thẩm mỹ. Ở phụ nữ lớn tuổi, mô tuyến vú được thay thế
bằng mô xơ-mỡ, tổ chức da và mô nâng đỡ tuyến vú cũng thay đổi, dẫn tới
thay đổi về hình thể tuyến vú. Tác giả Taylor ME và CS cho rằng kết quả
thẩm mỹ của nhóm bệnh nhân trên 60 tuổi kém hơn so với nhóm bệnh nhân
trẻ hơn [34]. Về vai trò của xạ trị bổ trợ đối với kết quả thẩm mỹ sau phẫu
thuật bảo tồn, các nghiên cứu đều đưa ra kết luận xạ trị có tác động âm tính.
Một số cơ chế được đưa ra bao gồm: sự tác động của xạ trị lên da vú, phù
bạch huyết vú do xạ, xơ hóa mô tuyến do xạ. Liều xạ, sự phân liều, sự boost
liều vào giường u và sử dụng các loại tia khác nhau cũng liên quan tới kết quả
thẩm mỹ [31], [34].
1.4. Kết quả điều trị phẫu thuật bảo tồn kết hợp phẫu thuật tạo hình ung thư
- Các tác giả Kaur N và CS (2005), Schrenk P và CS (2006), Giacalone
PL và CS (2007) tiến hành nghiên cứu so sánh giữa hai nhóm bệnh nhân
được phẫu thuật bảo tồn kết hợp tạo hình và phẫu thuật bảo tồn đơn thuần cho
thấy kích thước u được bảo tồn lớn hơn, thể tích mô vú cắt được lớn hơn, tỷ lệ
diện cắt âm tính và độ dầy diện cắt âm tính lớn hơn. Trong nhóm này, tỷ lệ
phải phẫu thuật cắt thêm cũng thấp hơn. Kết quả thẩm mỹ của nhóm kết hợp
tạo hình tốt hơn nhóm cắt rộng u đơn thuần [37], [38], [39].
- Kết quả về mặt ung thư học của phẫu thuật bảo tồn vú kết hợp tạo hình
cũng được đề cập tới trong các nghiên cứu gần đây. Tác giả Losken A và CS
(2009) tiến hành nghiên cứu phân tích tổng hợp trên hơn 8000 bệnh nhân ung
thư vú điều trị bảo tồn được chia vào 2 nhóm: nhóm được phẫu thuật bảo tồn

12


đơn thuần và nhóm phẫu thuật bảo tồn kèm theo tạo hình. Trong thời gian theo
dõi trên 36 tháng, tỷ lệ tái phát tại chỗ ở hai nhóm lần lượt là 7% và 4% [40].

- Ngoài ra, phẫu thuật cắt giảm thể tích bên đối diện có thể làm giảm
nguy cơ ung thư [41].

13


CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện K từ tháng 1 năm 2018 đến
tháng 12 năm 2018.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân ung thư vú giai đoạn I, II được chia vào hai nhóm
Nhóm A : Nhóm nghiên cứu
Nhóm B : Nhóm đối chứng
Tiêu chuẩn lựa chọn
Bệnh nhân nữ được chẩn đoán xác định ung thư biểu mô tuyến vú
Có chỉ định bảo tồn : U < 3cm, khoảng cách từ u đến phức hợp núm vú >3
cm, được đánh giá bằng MRI, không có tổn thương vi canxi lan tỏa trên XQ.
Giai đoạn I, II theo xếp loại TNM của UICC năm 2017 (xem phụ lục 2)
Có bệnh án ghi chép đầy đủ, thông tin theo dõi sau điều trị.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân có tiền sử can thiệp phẫu thuật bên vú bị bệnh.
Bệnh nhân mắc bệnh ung thư khác và các bệnh lý mạn tính nặng: suy
tim, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…
Bệnh nhân không điều trị bổ trợ đầy đủ theo chỉ định (xạ trị, hóa chất,
nội tiết, điều trị đích).
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu thuận tiện, lấy tất cả bệnh nhân đáp ứng đủ tiêu chuẩn lựa chọn

và tiêu chuẩn loại trừ.

14


2.3.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.4. Mục tiêu nghiên cứu
2.4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân
- Tuổi.
- Thời gian diễn biến bệnh.
- Các triệu chứng lâm sàng khi vào viện: tự sờ thấy u vú, đau vú, chảy
dịch núm vú, các triệu chứng giai đoạn muộn hơn: loét da, nổi hạch nách, sốt,
gầy sút cân.
- Đặc điểm u vú, hạch nách trên siêu âm, mammography, cộng hưởng từ.
- Chẩn đoán xác định bằng bộ ba ( LS, XQ, cyto) hoặc GPB
2.4.2. Mô tả mục tiêu kết quả điều trị phẫu thuật bảo tồn
- Thời gian phẫu thuật tính từ khi rạch da đến khi khâu da mũi cuối cùng
- Đánh giá diện cắt:
+ Ranh giới: trên, dưới, trong, ngoài của khối u sẽ được phẫu thuật
viên đánh dấu bằng chỉ khâu và bút đánh dấu.
+ Đánh giá diện cắt tại các vị trí sát u, cách u 5mm, 1cm, 1,5cm, 2cm
đối với 5 phía trên, dưới, trong, ngoài và đánh giá mặt sau (đáy).
+ Đánh giá số lượng trung bình hạch nách nạo vét được.
- Thời gian dùng thuốc giảm đau sau mổ (ngày)
- Thời gian nằm viện hậu phẫu: số bệnh nhân có thời gian nằm viện ≤ 9
ngày, 10-12 ngày, > 12 ngày
- Tình trạng vết mổ, dẫn lưu thời gian hậu phẫu. Các tai biến, biến chứng.
- Kết quả thẩm mỹ ngay sau mổ, 1 tháng sau mổ, sau điều trị xạ trị và ở
các lần tái khám. Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả thẩm mỹ.


15


Bảng 2.1. Thang điểm Lowery – Carlson đánh giá kết quả thẩm mỹ
Yếu tố

0 điểm

1 điểm

2 điểm

Thể tích vú

Mất cân xứng rõ

Mất cân xứng nhẹ

Cân đối

Đường cong vú

Biến dạng rõ
đường cong

Biến dạng nhẹ
đường cong

Đường cong tự

nhiên, cân đối

Vị trí mô vú

Lệch rõ

Lệch nhẹ

Cân xứng

Nếp dưới vú

Không nhận ra

Nhận ra nhưng
không đối xứng

Rõ, cân xứng

Xếp loại:
Đẹp: 7 - 8 điểm
Tốt: 6 điểm
Trung bình: 5 điểm
Kém: < 5 điểm
- Mức độ hài lòng của người bệnh : Đánh giá qua phỏng vấn trực tiếp
người bệnh
2.4.3. Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật
- Liên quan giữa vị trí u và đường mổ.
- Kích thước khối u và xử lý khuyết hổng tuyến vú.
2.5. Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin

Các thông tin được ghi nhận theo mẫu bệnh án thống nhất (xem phụ lục 1)
2.6. Phân tích và xử lý số liệu.
- Các thông tin được mã hóa và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0
- Các thuật toán thống kê sử dụng trong nghiên cứu:
+ Mô tả: trung bình, độ lệch chuẩn, khoảng tin cậy 95%, giá trị lớn nhất,
giá trị nhỏ nhất.
+ Kiểm định so sánh:
Sử dụng T-student để so sánh trung bình hai nhóm, test Anova một chiều
để so sánh trung bình nhiều hơn hai nhóm, các so sánh có ý nghĩa thống kê
với p < 0,05.
16


2.7. Khống chế sai số
- Kĩ năng hỏi và khám bệnh đúng.
- Dựng bệnh án nghiên cứu để thu thập số liệu.
- Làm sạch số liệu trước khi xử lí.
- Hai người cùng vào số liệu song song.
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu
- Trước khi thực hiện nghiên cứu phải thông qua hội đồng đạo đức của
bệnh viện
- Trước khi đưa vào nghiên cứu, BN được giải thích đầy đủ về mục đích,
yêu cầu và nội dung của nghiên cứu, ưu nhược điểm của phương pháp điều trị.
Chỉ các bệnh nhân tự nguyện hợp tác tham gia mới được đưa vào nghiên cứu.
Quá trình giải thích cùng với cam kết của bệnh nhân được lưu trong hồ sơ.
- Các thông tin về tình trạng bệnh và thông tin cá nhân khác của bệnh
nhân được giữ bí mật.
- Nghiên cứu này chỉ có mục đích duy nhất nhằm nâng cao kết quả điều
trị phẫu thuật bệnh ung thư vú.


17


CHƯƠNG 3
DỰ KIẾN KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm chung bệnh nhân
3.1.1. Tuổi
Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi đối tượng nghiên cứu
Số BN

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Tuổi
3.1.2. Thời gian diễn biến bệnh
Bảng 3.2. Thời gian diễn biến bệnh
Số BN

< 1 tháng 1-3 tháng

Thời gian diễn biến bệnh
3.1.3. Đặc điểm u vú trên thăm khám lâm sàng và MRI vú
Bảng 3.3. Đặc điểm u vú trên lâm sàng và MRI vú
Đặc điểm


Thăm khám lâm sàng

MRI vú

N (%)

N (%)

Số lượng u
1ổ
Đa ổ
Tổng
Khoảng cách u–núm vú
< 3 cm
3-5 cm
> 5 cm
Tổng
Kích thước u
≤ 2cm
> 2 cm

18

Trên 3
tháng


Tổng
3.1.4. Kết quả chụp vú
Bảng 3.4. Đặc điểm vôi hóa u

Đặc điểm u

Số BN

Tỉ lệ %

Không có vôi hóa
Vôi hóa khu trú
Vôi hóa lan rộng
Tổng
3.1.5. Phương pháp chẩn đoán xác định UTV
Bảng 3.5. Phương pháp chẩn đoán xác định.
Phương pháp chẩn đoán

Số BN

Tỉ lệ %

Bộ ba (lâm sang,XQ,cyto)
Giải phẫu bệnh sinh thiết kim
Tổng
3.2. Kết quả điều trị bảo tồn
3.2.1. Kết quả về ngoại khoa
Bảng 3.6. Kết quả ngoại khoa điều trị bảo tồn
Chỉ tiêu

N

Trung bình


Thời gian mổ (phút)
Thời gian dùng thuốc giảm đau sau mổ (ngày)
Thời gian rút dẫn lưu (ngày)
Thời gian hậu phẫu (ngày)
Bảng 3.7. Thời gian mổ trung bình
Thời gian phẫu thuật

PT bảo tồn
N

Từ 60 phút đến 120 phút
Trên 120 phút
Thời gian trung bình
Bảng 3.8. Thời gian hậu phẫu trung bình
19

%


PT bảo tồn

Số ngày hậu phẫu và rút dẫn lưu

N

%

<9 ngày
9 đến 12 ngày
>12 ngày

Thời gian trung bình
Bảng 3.9. Số lượng hạch nách nạo vét
PT bảo tồn

Số lượng hạch nách vét được

N

%

<7 hạch
7-10 hạch
>10 hạch
Số lượng hạch nách trung bình nạo vét
Bảng 3.10 Tai biến – Biến chứng sau mổ
Tai biến

N

Chảy máu
Đọng dịch
Nhiêm khuẩn vết mổ
Toác vết mổ
Cắt lọc thì 2 sau mổ
Phù bạch huyết
Loét sau tia xạ
3.2.2. Kết quả thẩm mỹ
Bảng 3.11. Kết quả thẩm mỹ
Điểm thẩm mỹ


Tỷ lệ (%)

20

%


Sau mổ
Đẹp
Tốt
Trung bình
Tổng
Sau mổ 3 tháng
Đẹp
Tốt
Trung bình
Tổng
Sau xạ trị
Đẹp
Tốt
Trung bình
Tổng
Sau mổ 1 năm
Đẹp
Tốt
Trung bình
Tổng
Bảng 3.12. Mức độ hài lòng của bệnh nhân
Mức độ hài lòng


Số BN

Tỉ lệ %

Hài lòng
Không hài lòng
Tổng
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến phẫu thuật bảo tồn.
3.3.1. Liên quan của vị trí u và đường mổ
Bảng 3.13. Liên quan vị trí u và đường mổ
1 đường

%
21

2 đường

%


mổ

mổ

U ¼ Trên ngoài
U ¼ Trên trong
U ¼ Dưới ngoài
U ¼ Dưới trong
3.3.2. Liên quan của kích thước u và xử lý khuyết hổng vú
Bảng 3.13. Liên quan của kích thước u và xử lý khuyết hổng vú

Kích thước u

Khâu cố
định tuyến

%

< 1cm
từ 1-3 cm
>3cm

22

Chuyển
vạt tại chỗ

%


CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

K. R. Jamison, D. K. Wellisch và R. O. Pasnau (1978), "Psychosocial
aspects of mastectomy: I. the women's perspective", Am J Psychiatry,

135(4), tr. 432-6.

2.

M. Kaminska, T. Ciszewski, B. Kukielka-Budny và các cộng sự. (2015),
"Life quality of women with breast cancer after mastectomy or breast
conserving therapy treated with adjuvant chemotherapy", Ann Agric
Environ Med, 22(4), tr. 724-30.

3.

U. Veronesi, N. Cascinelli, L. Mariani và các cộng sự. (2002), "Twentyyear follow-up of a randomized study comparing breast-conserving
surgery with radical mastectomy for early breast cancer", N Engl J Med,
347(16), tr. 1227-32.

4.

B. Fisher, S. Anderson, J. Bryant và các cộng sự. (2002), "Twenty-year
follow-up of a randomized trial comparing total mastectomy,
lumpectomy, and lumpectomy plus irradiation for the treatment of
invasive breast cancer", N Engl J Med, 347(16), tr. 1233-41.

5.

M. Blichert-Toft, C. Rose, J. A. Andersen và các cộng sự. (1992),
"Danish randomized trial comparing breast conservation therapy with
mastectomy: six years of life-table analysis. Danish Breast Cancer
Cooperative Group", J Natl Cancer Inst Monogr, (11), tr. 19-25.

6.


R. Arriagada, M. G. Le, F. Rochard và các cộng sự. (1996),
"Conservative treatment versus mastectomy in early breast cancer:
patterns of failure with 15 years of follow-up data. Institut GustaveRoussy Breast Cancer Group", J Clin Oncol, 14(5), tr. 1558-64.

7.

J. A. van Dongen, A. C. Voogd, I. S. Fentiman và các cộng sự. (2000),
"Long-term results of a randomized trial comparing breast-conserving
therapy with mastectomy: European Organization for Research and
Treatment of Cancer 10801 trial", J Natl Cancer Inst, 92(14), tr. 1143-50.


8.

M. M. Poggi, D. N. Danforth, L. C. Sciuto và các cộng sự. (2003),
"Eighteen-year results in the treatment of early breast carcinoma with
mastectomy versus breast conservation therapy: the National Cancer
Institute Randomized Trial", Cancer, 98(4), tr. 697-702.

9.

N. Bertozzi, M. Pesce, P. L. Santi và các cộng sự. (2017), "Oncoplastic
breast surgery: comprehensive review", Eur Rev Med Pharmacol Sci,
21(11), tr. 2572-2585.

10. P. L. Malycha, I. R. Gough, M. Margaritoni và các cộng sự. (2008),
"Oncoplastic breast surgery: a global perspective on practice,
availability, and training", World J Surg, 32(12), tr. 2570-7.
11. Frank H. Netter (Nguyễn Quang Quyền dịch) (1997), Atlas Giải phẫu

người, NXB Y học, Hà Nội.
12. A. Kwong, E. John, S. Pal và các cộng sự. (2006), Comparison of breast
density in Asian women and Caucasian women, The 29th Annual San
Antonio Breast Cancer Symposium, chủ biên, Springer New York LLC,
San Antonio, USA.
13. I. Jatoi, M. Kaufmann và J. Petit (2006), "Historical Overview of Breast
Surgery", Atlas Of Breast Surgery, Springer, Germany, tr. 9-14.
14. J. Quinlan-Woodward, A. Gode, J. A. Dusek và các cộng sự. (2016),
"Assessing the Impact of Acupuncture on Pain, Nausea, Anxiety, and
Coping in Women Undergoing a Mastectomy", Oncol Nurs Forum,
43(6), tr. 725-732.
15. Ebctcg, P. McGale, C. Taylor và các cộng sự. (2014), "Effect of
radiotherapy after mastectomy and axillary surgery on 10-year
recurrence and 20-year breast cancer mortality: meta-analysis of
individual patient data for 8135 women in 22 randomised trials", Lancet,
383(9935), tr. 2127-35.


×