Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Nghiên cứu giá trị của một số chỉ số viêm trong hỗ trợ chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (629.99 KB, 77 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn huyết là một bệnh nhiễm khuẩn toàn thân nặng gặp ở mọi
quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam.
Mặc dù y học thế giới đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị nhiễm
khuẩn huyết song tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn huyết vẫn còn cao, nhất là ở
những bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng.
Trong thực hành lâm sàng, chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết thường dựa
vào các tiêu chí: mạch, nhiệt độ, số lượng bạch cầu, song do các tiêu chí này
là không đặc hiệu cho nhiễm khuẩn huyết, nên sớm chẩn đoán xác định và
loại trừ nhiễm khuẩn huyết trong thực hành lâm sàng nhiều khi còn gặp khó
khăn. Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết là cấy máu. Tuy
nhiên thời gian cho kết quả mất ít nhất 3-4 ngày và tỷ lệ cấy máu phát hiện
được vi khuẩn gây bệnh rất thấp, ngay cả ở các nước phát triển (tỷ lệ này tại
Phần Lan: 19% , Bệnh viện Bạch Mai: 9,3% ). Trong khi đó, chẩn đoán sớm
và sớm sử dụng kháng sinh hợp lý trong điều trị nhiễm khuẩn huyết có ý
nghĩa quan trọng giúp cải thiện tỷ lệ tử vong. Vì vậy, việc phát hiện và xác
định các marker có giá trị cao trong hỗ trợ chẩn đoán sớm, chính xác nhiễm
khuẩn huyết là rất cần thiết.
Theo nguồn tài liệu nghiên cứu nước ngoài, từ trước đến nay y học thế
giới đã tìm được 178 marker chẩn đoán các bệnh nhiễm trùng . Trong đó,
procalcitonin, C-reactive protein được cho là các marker đặc hiệu, có giá trị cao
và đã được sử dụng tương đối phổ biến trong thực hành lâm sàng để chẩn đoán
nhiễm khuẩn huyết; số lượng CD64 trên bạch cầu trung tính là một marker mới
được phát hiện gần đây, tuy cần có thêm nhiều nghiên cứu để đánh giá song
cũng được cho là một marker đặc hiệu và có giá trị cao trong chẩn đoán sớm
nhiễm khuẩn huyết; số lượng bạch cầu là marker không đặc hiệu song vẫn
được sử dụng như một tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết ,.



2

Procalcitonin, C-reactive protein, số lượng CD64 trên bạch cầu trung tính
tuy được đánh giá có giá trị cao trong chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết nhưng độ
nhậy và độ đặc hiệu đều không đạt mức 100%. Giá trị ưu thế của các marker
này so với nhau hiện còn nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Cụ
thể: độ nhậy, độ đặc hiệu tương ứng ở một số nghiên cứu của prcalcitonin;
C-reactive protein; CD64; số lượng bạch cầu là. Mặt khác, khi Y học thế giới
chưa tìm ra được một marker để chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết mà có độ nhậy,
độ đặc hiệu đạt mức 100% thì việc phối hợp sử dụng nhiều marker trong chẩn
đoán nhiễm khuẩn huyết cũng được khuyến cáo nên áp dụng.
Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giá trị
của một số chỉ số viêm trong hỗ trợ chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết” nhằm
hai mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu giá trị của lâm sàng và 4 chỉ số viêm: Procalcitonin, C-reactive
protein, số lượng bạch cầu và số lượng CD64 trên bạch cầu trung tính
2.

trong hỗ trợ chẩn đoán bệnh nhiễm khuẩn huyết.
Giá trị của các chỉ số viêm trong tiên lượng nhiễm khuẩn huyết.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ NHIỄM TRÙNG HUYẾT
1.1.1. Các định nghĩa liên quan đến nhiễm trùng huyết
Từ SEPSIS(nhiễm trùng huyết) theo tiếng Hylạp cổ có nghĩa là “thối
rữa”. Ngày nay, từ này được dùng theo ý nghĩa là mô tả tình trạng đáp ứng

viêm hệ thống của cơ thể vật chủ đối với nhiễm trùng. Định nghĩa về hội
chứng đáp ứng viêm hệ thống, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng huyết nặng và
sốc nhiễm khuẩn lần đầu tiên được đưa ra vào năm 1992 tại hội nghị đồng
thuận của Hội lồng ngực trường đại học Hoa Kỳ (ACCP) và Hội hồi sức Hoa
Kỳ (SCCM) . Định nghĩa này được xem xét lại vào năm 2001 , trong đó các
khái niệm được định nghĩa như sau:

Sơ đồ 1.1. Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống và nhiễm trùng huyết


4

Ghi chú: Infection: nhiễm trùng. Sepsis: nhiễm trùng huyết. SIRS: Hội
chứng đáp ứng viêm hệ thống. Bacteremia: vi khuẩn huyết. Fungemia: nấm
huyết. Parasitemia: ký sinh trùng huyết. Viremia: virus huyết. Other: loại
khác. Trauma: chấn thương. Burns: bỏng. Pancreatitis: viêm tụy.
Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống (SIRS) là một hội chứng lâm sàng
do rối loạn chức năng điều hòa đáp ứng viêm của tình trạng viêm không do
nhiễm trùng hoặc do nhiễm trùng. SIRS được xác định khi có 2 trong 4 dấu
hiệu sau:
- Nhiệt độ > 38oC hoặc <36oC (thân nhiệt trung tâm).
- Mạch nhanh > 90 lần/phút
- Thở nhanh > 20 lần/phút hay PaCO2 < 32 mmHg.
- Bạch cầu tăng > 12 G/l hoặc giảm < 4 G/l, hoặc bạch cầu non tăng > 10%.
Nhiễm trùng huyết: là hội chứng lâm sàng do rối loạn chức năng điều
hòa đáp ứng viêm trong nhiễm trùng. Nhiễm trùng huyết được xác định khi có
biểu hiện của nhiễm trùng cùng với các biểu hiện của hội chứng đáp ứng viêm
hệ thống.
Nhiễm trùng: là phản ứng viêm tại chỗ với sự hiện diện của vi sinh vật
hoặc sự xâm nhập của vi sinh vật vào các tổ chức bình thường vốn vô khuẩn.

Vi khuẩn huyết: Có sự hiện diện của vi khuẩn sống trong máu.
Nhiễm khuẩn huyết: là hội chứng lâm sàng được đặc trưng bởi SIRS do
các vi khuẩn gây bệnh. Nhiễm khuẩn huyết được xác định khi có SIRS kết
hợp với các bằng chứng nhiễm trùng do vi khuẩn (có ổ nhiễm trùng rõ hoặc
cấy máu dương tính với vi khuẩn gây bệnh).
Nhiễm trùng huyết nặng: là hội chứng nhiễm trùng huyết kết hợp với
rối loạn chức năng cơ quan hoặc giảm tưới máu mô. Nhiễm trùng huyết nặng
được xác định khi có biểu hiện của nhiễm trùng huyết kết hợp với ít nhất 1 trong
số các biểu hiện sau: suy tuần hoàn, giảm tưới máu mô (Lactat > 1mmol/l); suy
hô hấp: PaO2/FiO2 < 250 (không có nhiễm trùng tiên phát ở phổi) hoặc < 200
(có nhiễm trùng tiên phát ở phổi); rối loạn chức năng gan: Bilirubin toàn phần


5

> 34mmol/l); rối loạn chức năng thận: lượng nước tiểu < 0,5 ml/kg/giờ, hoặc
phải lọc máu, creatinine > 176,8 µmol/l; thời gian đổ đầy mao mạch > 3giây;
số lượng tiểu cầu < 100 G/l; rối loạn đông máu(INR > 1,5); dấu hiệu thần
kinh: điểm Glassgow < 13 điểm; liệt ruột (không có nhu động ruột); tụt huyết
áp do nhiễm trùng huyết: huyết áp trung bình < 70mmHg, hoặc huyết áp tâm
thu < 90mmHg và huyết áp tâm trương < 40mmHg.
Sốc nhiễm khuẩn là nhiễm trùng huyết nặng kết hợp với một trong
những biểu hiện sau:
- Hạ huyết áp: huyết áp tâm thu < 90 mmHg, hoặc huyết áp giảm > 40
mmHg so với mức cơ bản của bệnh nhân, hoặc huyết áp trung bình < 60
mmHg (< 80 mmHg nếu bệnh nhân có tăng huyết áp từ trước đó) mặc dù bù
dịch đầy đủ (áp lực động mạch phổi ≥ 12 mmHg hoặc áp lực tĩnh mạch trung
tâm ≥ 8mmHg).
- Hoặc phải liên tục dùng thuốc vận mạch để duy trì huyết áp tâm thu ≥
90 mmHg.

- Suy đa tạng: rối loạn chức năng ≥ 2 tạng cần can thiệp để duy trì hằng
định nội môi.
1.1.2. Cơ chế bệnh sinh của nhiễm trùng huyết
Nhiễm khuẩn huyết là một tình trạng bệnh lý có bản chất là đáp ứng
miễn dịch của cơ thể vật chủ đối với vi khuẩn gây bệnh. Thông thường, ngoại
trừ các trường hợp vi khuẩn và các thành phần của nó xâm nhập trực tiếp vào
máu cơ thể vật chủ thì nhiễm khuẩn huyết thường xuất phát từ một nhiễm
khuẩn khu trú ở cơ thể vật chủ. Đáp ứng miễn dịch này được khởi phát khi
các tế bào miễn dịch bẩm sinh, đặc biệt là các đại thực bào, nhận diện và gắn
với các thành phần thuộc cấu trúc của vi khuẩn thông qua các receptor nhận
biết vi khuẩn gây bệnh như là: receptor Toll-like, các protein oliopeptid giàu
leucin NOD gen I cảm ứng acid retinoic, các receptor này có ở trên bề mặt
các tế bào miễn dịch ; các receptor hoạt hóa có ở bề mặt tế bào tủy xương


6

(TREM-1) và các receptor DAP-12 tủy xương-kết hợp với lectin (MDL-1)
trên các tế bào miễn dịch của vật chủ.
Việc gắn của các receptor trên bề mặt các tế bào miễn dịch với các thành
phần cấu trúc của vi sinh gây ra nhiều tác động như:
- Tạo ra hàng loạt các tín hiệu được dẫn truyền thông qua hoạt hóa yếu tố
điều hòa trung tâm NF-kb (có trong bào tương tế bào miễn dịch). NF-kb hoạt
hóa di chuyển từ lưới nội bào tới nhân tế bào, gắn vào các vị trí sao chép và
gây ra hoạt hóa của một số lượng lớn các gen liên quan đến sản xuất các
cytokin tiền viêm: TNFa, interleukin-1(IL-1), các chemokin, phân tử bám
dính tế bào mạch máu-1(VCAM-1), và acid oxide nitric.
- Bạch cầu đa nhân được hoạt hóa và bộc lộ các phần tử bám dính, từ đó
gây ra hiện tượng tích tụ và bám vào nội mạc mạch máu. Điều này được thực
hiện dễ dàng hơn là nhờ nội mạc bộc lộ các phần tử kết dính làm hấp dẫn các

bạch cầu. Sự giải phóng các chất trung gian hòa giải từ các bạch cầu đa nhân
tại vị trí nhiễm khuẩn chính là nguyên nhân dẫn đến các biểu hiện chính của
nhiễm trùng khu trú: sưng nóng, đỏ do giãn mạch ngoại vi, sung huyết, phù
với dịch giàu protein do tăng tính thấm ở vi tuần hoàn.
Quá trình này được điều chỉnh với cấp độ cao bởi phức hợp các yếu tố
tiền viêm và kháng viêm được tiết ra bởi các đại thực bào do được kích hoạt và
hoạt hóa bởi sự xâm nhập của tế bào vi khuẩn vào cơ thể vật chủ ,,. Trong đó:
- Các yếu tố tiền viêm như: các cytokine tiền viêm quan trọng bao gồm
yếu tố hoại tử U (TNFa) và iterleukin-1(IL-1), góp phần đáng kể vào các hiệu
ứng sinh học. Các cytokine TNF và các yếu tố IL-1, IL-2, IL-6, IL-8, IL-10,
yếu tố hoạt hóa tiểu cầu, interferon, sản phẩm chuyển hóa của acid arachidonic
làm tăng số lượng của các yếu tố khác (bài tiết cận hoocmon). Môi trường các
yếu tố gây viêm có tác dụng tăng sự hấp dẫn các bạch cầu hạt và đại thực bào.


7

- Các yếu tố kháng viêm: các cytokine có liên quan đến ức chế sản xuất
TNFa và IL-1 được cho là các yếu tố kháng viêm. Các yếu tố kháng viêm kìm
hãm hệ miễn dịch bằng cách ức chế sản xuất cytokine và các tế bào mono phụ
thuộc các tế bào T hỗ trợ .
Sự cân bằng giữa các yếu tố tiền viêm và kháng viêm điều chỉnh quá
trình viêm, bao gồm sự bám dính, hóa hướng động, thực bào các vi khuẩn
xâm nhập, tiêu diệt vi khuẩn, thực bào các mảnh vỡ từ các mô bị tổn thương.
Nếu các yếu tố này cân bằng với nhau và sự nhiễm trùng ban đầu được khắc
phục thì sự ổn định nội môi sẽ được khôi phục lại . Kết quả cuối cùng sẽ là
các mô được sửa chữa và lành trở lại bình thường.
Trái lại khi các yếu tố tiền viêm trong đáp ứng đối với nhiễm khuẩn phá
vỡ hàng rào môi trường viêm khu trú, và đưa đến một đáp ứng có phạm vi
rộng lớn hơn thì khi đó nhiễm khuẩn huyết sẽ xảy ra. Nguyên nhân dẫn đến

tình trạng nhiễm khuẩn huyết có thể do nhiều yếu tố, bao gồm: ảnh hưởng
trực tiếp bởi sự xâm nhập vi sinh vật hoặc các độc tố của chúng, sự giải
phóng ồ ạt các yếu tố gây viêm, và hoạt hóa bổ thể. Ngoài ra, ở một số cá thể
sự tiến triển của nhiễm khuẩn huyết có thể liên quan đến yếu tố di truyền.
Các thành phần cấu tạo thành tế bào vi khuẩn (endotoxin, peptidoglican,
dipeptide muramyl, acid lipoteichoic) và các sản phẩm của vi khuẩn (của tụ cầu:
độc tố ruột-B, độc tố-1 gây hội chứng sốc nhiễm độc, của Pseudomonas: ngoại
độc tố A, và protein M gây tan máu của liên cầu A) có thể góp phần vào sự tiến
triển của một nhiễm trùng khu trú thành nhiễm khuẩn huyết. Điều này được ủng
hộ bởi những quan sát liên quan đến endotoxin, đó là một lipopolysaccharide
thuộc thành phần cấu tạo màng tế bào của vi khuẩn Gram âm: Endotoxin có thể
được tìm thấy trong máu bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết. Lượng endotoxin trong
huyết tương liên quan đến sốc và rối loạn chức năng đa cơ quan. Endotoxin gây
ra ra nhiều biểu hiện đặc trưng của nhiễm khuẩn huyết khi nó được đưa vào cơ
thể con người, gồm: hoạt hóa bổ thể, rối loạn đông máu, và hệ thống tiêu hủy


8

fibrin ,. Các ảnh hưởng này có thể dẫn tới đông máu trong vi tuần hoàn và sản
xuất các sản phẩm liên quan đến vận mạch như bradykinin.
Ở những bệnh nhân nhiễm khuẩn khi một lượng lớn các cytokine tiền
viêm được giải phóng tràn vào trong máu thì có thể thúc đẩy nhiễm trùng khu
trú tiến triển thành nhiễm khuẩn huyết. Các cytokine này bao gồm: yếu tố
hoại tử U (TNFa) và interleukin-1(IL-1), nồng độ của chúng trong huyết
tương đạt đỉnh sớm và giảm sau cùng tới ngưỡng không thể phát hiện được.
Cả hai cytokine này đều có thể gây sốt, tụt huyết áp, tăng bạch cầu, gây cảm
ứng các cytokine tiền viêm khác, và hoạt hóa đồng thời hệ đông máu và tiêu
hủy fibrin ,, ,.
Hệ thống bổ thể là một dòng thác protein giúp loại bỏ các tác nhân gây

bệnh của vi sinh vật ,. Có bằng chứng cho biết: hoạt hóa hệ thống bổ thể có vai
trò quan trọng trong nhiễm khuẩn huyết, ức chế dòng thác bổ thể làm giảm
viêm và cải thiện tỷ lệ tử vong ở các mẫu động vật thí nghiệm ,, ,,, ,,.
Ngoài ra, các loại SNP cũng liên quan đến tăng cảm ứng với nhiễm trùng
và tiên lượng nặng của bệnh. Chúng bao gồm: các SNP của các gen dịch mã
các cytokine (TNFa; lymphotoxin-anpha; IL-10, IL-18; đối vận với recetor IL1; IL-6; và γ-interferon), các recetor bề mặt tế bào (CD14, MD2, Toll-like2 và
4, Fc-γ II và III); các phân tử gắn lipopolysaccharide, đường mannose gắn
lectin, protein sốc nhiệt 70, enzym chuyển angiotensin-I, chất ức chế hoạt hóa
plasminogen và caspase-12(enzym khởi động hiện tượng chết tế bào theo
chương trình ).
1.1.3. Các biến chứng chính của nhiễm khuẩn huyết
Trong nhiễm khuẩn huyết, không có hệ thống cơ quan nào được bảo vệ trước
các tác động của nhiễm khuẩn huyết. Các biến chứng chính hay gặp thường liên
quan đến hệ hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu, thần kinh và hệ đông máu.
Biến chứng hô hấp: mất tương xứng thông khí tưới máu ở phổi, dẫn đến
đến giảm phân áp oxy động mạch trong giai đoạn sớm. Tăng tính thấm mao


9

mạch phế nang khiến lượng dịch trong phổi tăng, làm giảm độ đàn hồi của
phổi và gây cản trở sự trao đổi oxy. Viêm phổi ARDS là một biểu hiện của
những ảnh hưởng đó.
Biến chứng ở hệ tuần hoàn: hạ huyết áp do nhiễm khuẩn huyết là hậu
quả của giảm thể tích máu do thoát dịch khỏi lòng mạch và giảm sức đề
kháng của thành mạch. Suy chức năng cơ tim xuất hiện trong vòng 24 giờ ở
bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng, biểu hiện bằng tăng thể tích tâm trương
và thể tích tâm thu thất kèm giảm khả năng tống máu. Cung lượng tim được
duy trì mặc dù khả năng tống máu thấp vì giãn tâm thất cho phép nhát bóp
bình thường. Ở các bệnh nhân sống sót, chức năng cơ tim có thể trở về bình

thường sau vài ngày. Gây giảm sức cản mạch máu dẫn đến hạ huyết áp kháng
trị và tử vong do sốc hoặc suy đa tạng là căn nguyên chính so với căn nguyên
rối loạn chức năng tim.
Biến chứng thận: hầu hết các trường hợp suy thận trong nhiễm khuẩn huyết
là do hoại tử ống thận cấp gây ra bởi hạ huyết áp hay tổn thương mao mạch.
Đông máu: số lượng tiểu cầu thường <50000/µl ở bệnh nhân đông máu
nội mạch rải rác, phản ánh tình trạng tổn thương nội mô lan tỏa hoặc huyết
khối vi mạch.
Biến chứng thần kinh: khi nhiễm khuẩn huyết kéo dài trong nhiều tuần
đến nhiều tháng có thể gây bệnh đa dây thần kinh do “bệnh lý nặng” làm cản
trở việc dừng thông khí hỗ trợ và làm suy yếu vận động phần xa cơ thể .


10

Sơ đồ 1.2. Cơ chế bệnh sinh của nhiễm khuẩn huyết
1.2. PROCALCITONIN
1.2.1. Lịch sử, nguồn gốc và cấu trúc của procalcitonin
Procalcitonin được phát hiện vào năm 1970 trong điều tra ung thư tuyến
giáp thể tủy. Năm 1981: tìm ra cấu trúc của PCT. Năm 1990: phát hiện mối
quan hệ của procalcitonin với nhiễm khuẩn. Đến nay đã có hơn 1500 tài liệu
nghiên cứu liên quan đến procalcitonin.


11

Sơ đồ 1.3. Cấu trúc phân tử Procalcitonin
Procalcitonin là một peptid có 116 a.a có trọng lượng phân tử xất xỉ
14,5kDa và thuộc về họ peptid calcitonin. Nó gồm 3 phần: phần đầu tận
amino, calcitonin chưa hoàn chỉnh và petid-1 thuộc đầu tận carboxyl (CCP-1,

được gọi là katacalcin). Procalcitonin được dịch mã bởi gen CALC-1 có ở
trên nhiễm sắc thể11. Sau khi được tổng hợp, bản sao chép đầu tiên của gen
CALC-1 lần lượt được phân hủy ở vị trí số 1 sản xuất pre- procalcitonin, sau
đó ly giải protein truyền tín hiệu để sản xuất procalcitonin. Trong trường hợp
không có nhiễm trùng procalcitonin chỉ được sản xuất ở tế bào C tuyến giáp
và phổi để điều hòa nồng độ calci trong cơ thể. Trong trường hợp nhiễm
trùng, procalcitonin còn được sản xuất từ các bạch cầu mono hoạt hóa, lách,
tụy, thận, ruột, các tế bào mỡ và não (nơi chủ yếu tổng hợp và giải phóng
procalcitonin) do tác dụng kích thích của các yếu tố trong nhiễm khuẩn huyết:
sự bám dính, nội độc tố vi khuẩn, cytokin viêm, IL-6 và TNF-α là những dẫn
chất chính trong cơ chế gây tăng sản xuất procalcitonin , , , , , , , .


12

Sơ đồ 1.4. Sự hình thành calcitonin từ procalcitonin
1.2.2. Sự biến đổi về nồng độ của procalcitonin
a. Giá trị bình thường của Procalcitonin
Ở người trưởng thành khỏe mạnh, giá trị procalcitonin bình thường < 0,1ng/ml
ở 95% quần thể nghiên cứu khỏe mạnh. Ở trẻ em < 12 giờ tuổi, procalcitonin ít
khi tăng > 2ng/ml; với trẻ em từ 12-47 giờ tuổi thì PCT tăng > 2ng/ml, và đạt
nồng độ đỉnh ở 23 giờ tuổi. Sau 48 giờ tuổi procalcitonin có xu hướng giảm
dần. Chưa có điều tra chính thức về giá trị bình thường của procalcitonin ở trẻ
em lớn hơn ,,.
b. Biến đổi của procalcitonin trong các bệnh nhiễm trùng
Procalcitonin là một chỉ dấu tốt cho sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh
trong cơ thể người bệnh. Trong nhiễm khuẩn, sau 2 giờ từ khi có kích thích,
nồng độ procalcitonin gia tăng đến mức có thể phát hiện được, tăng cao sau
2-4 giờ, đạt đỉnh tối đa sau 6-8 giờ (có thể tăng gấp1000 lần so với giá trị bình
thường) và tăng trong suốt quá trình nhiễm trùng. procalcitonin có thời gian



13

bán hủy là 24-35 giờ. Nồng độ procalcitonin trong máu không phụ thuộc chức
năng thận, có tính ổn định cao và dễ dàng đo được trong huyết thanh hoặc
huyết tương ,.
Trong nhiễm khuẩn: procalcitonin có tăng, có thể tăng gấp 100-1000 lần so
với giá trị bình thường và tăng tương ứng với mức độ nặng nhiễm khuẩn huyết.
Trong nhiễm khuẩn khu trú, procalcitonin tăng từ 0,15-0,5 ng/ml; với nhiễm khuẩn
huyết, procalcitonin

tăng ≥ 0,5 - 2ng/ml. Trong nhiễm khuẩn huyết nặng,

procalcitonin ≥ 2 đến 10ng/ml và trong sốc nhiễm khuẩn, procalcitonin ≥ 10ng/ml.
Trong nhiễm trùng do vi rút và nấm thì procalcitonin tăng < 1ng/ml. Ngoài
ra trong các trường hợp bị sốt rét, procalcitonin thường tăng cao > 10 ng/ml .
Chính sự gia tăng khác biệt về nồng độ của procalcitonin giữa các trường
hợp nhiễm trùng nặng do vi khuẩn với các căn nguyên khác (nấm, virus) mà
procalcitonin được cho là một marker của nhiễm khuẩn. Tuy nhiên với các
trường hợp nhiễm trùng nhẹ thì giá trị chẩn đoán phân biệt tác nhân gây bệnh
là vi khuẩn với các tác nhân khác thì procalcitonin có giá trị thấp.

Sơ đồ 1.5. Biến đổi của Procalcitonin trong nhiễm trùng huyết
Ghi chú: procalcitonin values rise in relation to sepsis severity: giá trị của
PCT tăng theo mức độ nặng của sepsis. Local infection: nhiễm trùng khu trú.


14


c.Biến đổi của procalcitonin trong các bệnh không có nhiễm trùng
Trong ngoại khoa như các trường hợp: bỏng lớn, đa chấn thương, tổn
thương nhiều cơ quan cấp, phẫu thuật tim, phẫu thuật lớn ở ổ bụng, viêm tụy
cấp thể phù thì PCT tăng trên 2ng/ml trong 2-3 ngày đầu và giảm xuống trong
vòng 5 ngày tiếp sau nếu không có nhiễm trùng. Suy thận giai đoạn cuối mà
không được điều trị thì procalcitonin tăng nhẹ: 0,15-2 ng/ml. Các bệnh tự
miễn, nhìn chung không gây tăng procalcitonin tuy nhiên ở một số các trường
hợp cá biệt có gây tăng procalcitonin như: bệnh bạch cầu hạt Wegener’s hoặc
bệnh viêm mạch kháng thể kháng bào tương bạch cầu trung tính và hội chứng
Goodpasture’s, hội chứng Kawasaki và các bệnh Still, procalcitonin có thể tăng
> 0,5ng/ml đến 3 ng/ml, có thể tăng > 100ng/ml với hội chứng Goodpasture’s.
Ngoài ra PCT có thể tăng trong: ung thư tuyến giáp vùng tủy (có thể tới mức:
10.000ng/ml), ung thư phổi tế bào nhỏ; liệt mạch ruột; biểu hiện tăng sản xuất
tế bào ung thư bị vỡ, rối loạn chức năng thận) .
1.3. C-REACTIVE PROTEIN
1.3.1. Lịch sử, nguồn gốc, cấu trúc của C-reactive protein
C-reactive protein được mô tả lần đầu tiên vào năm 1930 ở trường đại
học tổng hợp Rockefeller trong khi làm thí nghiệm trên huyết thanh bệnh
nhân được chẩn đoán là viêm phổi do phế cầu . C-reactive protein thuộc họ
protein có cấu trúc hình tròn năm cạnh và được hợp thành bởi sự kết hợp của
5 phân tử polypeptide có trọng lượng 23k-Da. Mỗi phân tử polypeptide này
có chứa một vị trí gắn với phần tử phosphocholine và 2 vị trí gắn với phần tử
canxi ,,. C-reactive protein có vai trò trong hệ thống miễn dịch tự nhiên bao
gồm các chức năng chính như: (1) nhận biết và gắn với phosphocholine của
thành các tế bào tổn thương, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng; (2) hoạt động như
một chất opsonin hóa, tạo tiền đề cho hoạt động thực bào các vi khuẩn và
thành các tế bào bị tổn thương, các mảnh vật liệu di truyền; (3) gắn với C1q,


15


thành phần đầu tiên của hệ thống bổ thể theo con đường cổ điển để từ đó kích
hoạt hoạt động thực bào; (4) gắn với các bạch cầu đa nhân và các bạch cầu
mono, từ đó kích thích sản xuất các cytokine viêm ,.
Và một số nghiên cứu gần đây cho thấy: C-reactive protein được coi như
một yếu tố dự báo nguy cơ xuất hiện các biến cố trong các bệnh tim mạch như
thiếu máu cục bộ cơ tim, phản ánh mức độ hoại tử cơ tim, tiên lượng xa tỷ lệ tử
vong của nhồi máu cơ tim ,; C-reactive protein có liên quan đến cơ chế gây xơ
vữa động mạch bao gồm: gắn với LDL (lipoprotein trọng lượng phân tử thấp),
đặc biệt với LDL đã bị phá hủy; lắng đọng hầu hết ở các mảng xơ vữa; kết
hợp và hoạt hóa bổ thể ở vị trí tổn thương nhồi máu cơ tim; C-reactive protein
và bổ thể gây tăng kích thước ổ nhồi máu cơ tim ở động vật thí nghiệm .
C-reactive protein do tế bào gan sản xuất ra, chủ yếu là đáp ứng với
kích thích của IL-6. Các cytokin như IL-1, interferon (INF-α), yếu tố hoại tử u
cũng ảnh hưởng tới sự tổng hợp C-reactive protein. C-reactive protein là một
protein pha cấp, và có thể tăng gấp 1000 lần trong viêm cấp .
Hiện nay có hai loại xét nghiệm định lượng cùng một loại C-reactive
protein trong máu: xét nghiệm C-reactive protein chuẩn (dùng để đánh giá
tình trạng viêm) và C-reactive siêu nhạy hay còn gọi hs-CRP (chất chỉ điểm
đối với tình trạng viêm mạch cấp độ thấp). Hs-CRP được sử dụng trong theo
dõi, tiên lượng và phòng ngừa các biến cố của bệnh mạch vành .


16

Sơ đồ 1.6. Cấu trúc phân tử C-reactive protein
1.3.2. Sự biến đổi của C-reactive protein
Khi có kích thích viêm, C-reactive protein bắt đầu tăng trong vòng 4 – 6
giờ tăng gấp đôi sau mỗi 8 giờ và đạt nồng độ đỉnh sau 36 - 50 giờ và thời
gan bán hủy của CRP là 19 giờ. Và C-reactive protein biến mất nhanh sau khi

tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm được giải quyết và trở lại bình thường sau
96 giờ . Theo các nguồn tài liệu nghiên cứu về sự biến đổi trong các trường
hợp viêm cấp thì C-reactive protein có một số đặc điểm như sau:
a. Giá trị bình thường của C-reactive protein:
Ở người bình thường C-reactive protein huyết thanh < 10mg/l, và > 10
mg được coi là bệnh lý ,. Ở trẻ sơ sinh, C-reactive protein có thể dao động từ
0-7 mg/l. Với Hs-CRP nếu > 3mg/l - < 10mg/l thì có nguy cơ cao bị bệnh tim
mạch, nếu < 1mg/l thì có nguy cơ thấp, nếu từ 1mg/l – 3mg/l thì có nguy cơ
trung bình. Nếu Hs-CRP tăng > 10mg/l thì có tình trạng viêm khác với các
bệnh tim mạch .


17

b. Biến đổi của C-reactive protein trong các bệnh nhiễm trùng:
Trong nhiễm trùng do vi khuẩn thì C-reactive protein tăng cao hơn so với
do tác nhân nhiễm trùng là virus và thường ở mức 50-100mg/l ,,. Trong nhiễm
khuẩn huyết, C-reactive protein thường tăng cao > 50mg/l và nồng độ của Creactive protein cũng tăng tương ứng với mức độ nặng của bệnh ,.
Trong nhiễm trùng ở vị trí sâu do nấm thì CRP tăng > 100mg/l đến hơn
200mg/l ,. Còn với các trường hợp nhiễm trùng do virus, C-reactive protein
thường tăng < 40 mg/l ,.
c. Biến đổi của C-reactive protein trong các bệnh không do nhiễm trùng:
C-reactive protein tăng nhẹ trong các bệnh lupus ban đỏ hệ thống, viêm
đa cơ, xơ cứng bì, viêm loét đại tràng và bệnh bạch cầu, Lupus ban đỏ, viêm
da cơ và xơ cứng bì: C-reactive protein tăng nhẹ. Trong bệnh viêm khớp dạng
thấp, C-reactive protein có thể tăng trên 100 mg/l tùy theo hoạt tính của bệnh .
Trong ngoại khoa như: trong các trường hợp chấn thương nặng, sau phẫu thuật
chỉnh hình, C-reactive protein tăng trong 2-3 ngày đầu và trở về mức bình
thường trong vòng 5-21 ngày tiếp theo nếu không có nhiễm trùng thứ phát và
mức tăng C-reactive protein không có ý nghĩa tiên lượng bệnh, Trong trường

hợp mổ nội soi, C-reactive protein tăng tối đa là 20 mg/l còn trong mở túi mật,
C-reactive protein tăng > 100 mg/l ,. Trong viêm tụy cấp, C-reactive protein
thường tăng > 100mg/l và có thể tăng trên 200mg/l .
1.4. SỐ LƯỢNG BẠCH CẦU
1.4.1. Lịch sử, nguồn gốc của bạch cầu
Năm 1843 Gabriel Andral và William Addison là những người đầu tiên
mô tả về Bạch cầu và sự biến đổi của bạch cầu ở các bệnh nhân trong nghiên
cứu của họ . Bạch cầu là một thành phần của máu, là một phần của hệ miễn
dịch, giúp cho cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm và các vật thể lạ trong


18

máu. Ở người, bạch cầu được chia thành bạch cầu dòng tủy (gồm bạch cầu hạt
trung tính, bạch cầu hạt ưa kiềm, bạch cầu hạt ưa acid, bạch cầu mono) và
bạch cầu dòng lympho. Ở trong máu ngoại vi, bạch cầu hạt trung tính chỉ lưu
hành khoảng 1 ngày, sau đó xuyên mạch vào mô sống thêm khoảng 1-2 ngày
và số lượng chính xác bạch cầu hạt trung tính trong máu ngoại vi khoảng gấp
đôi số đếm vì một nửa bạch cầu hạt trung tính nằm sát thành mạch, không lưu
thông trong máu. Ở máu ngoại vi, số lượng bạch cầu hạt trung tính chiếm 5575%(khoảng 4-11G/l) tổng số lượng bạch cầu trong máu và không có bạch
cầu non dòng tủy.
1.4.2. Biến đổi của số lượng bạch cầu
a. Giá trị bình thường của bạch cầu:
Trong trường hợp bình thường ở người Việt Nam trưởng thành, bình
thường số lượng bạch cầu dao động từ 4G/l – 11G/l .
b.

Biến đổi của bạch cầu trong các bệnh nhiễm trùng:
Số lượng bạch cầu tăng > 9G/l, có thể tăng tới 10 – 20G/l trong đại đa số các


bệnh nhiễm khuẩn và nung mủ: viêm phổi, viêm ruột thừa, viêm phúc mạc…
Số lượng bạch cầu giảm < 3G/l có thể gặp trong: nhiễm trùng do vi
khuẩn, sốt rét, thương hàn tuần lễ thứ 2 và 3, bệnh do virus (cúm, sởi, thủy
đậu…) .
c. Biến đổi của BC trong các bệnh viêm không do nhiễm trùng:
Số lượng bạch cầu có thể ≥ 10-20 G/l khi có thai, sau khi ăn no, sau khi
hoạt động thể lực mạnh, ung thư thời kỳ có loét, thấp khớp cấp tính, nhiễm
độc (tăng ure máu, sản giật), chấn thương, sau phẫu thuật, mất máu nhiều,
bệnh Leucemie.


19

Số lượng BC giảm < 3G/l có thể gặp trong: thiếu máu vì nhiễm độc asen,
chứng mất bạch cầu hạt, giảm sản tủy hoặc suy tủy, sốc phản vệ .
1.5. CD64 CỦA TẾ BÀO BẠCH CẦU
1.5.1. Lịch sử, nguồn gốc, bản chất CD64
CD64 là một kháng nguyên bề mặt tế bào, có bản chất là một glycoprotein
gắn trên màng tế bào. Trong trường hợp bình thường, CD64 được tìm thấy chủ
yếu ở đại thực bào và BC mono và ít biểu hiện ở bạch cầu trung tính. CD64
là rceeptor có ái lực cao với mảnh Fcγ của chuỗi nặng IgG và có thể gắn với
kháng thể đơn dòng IgG1 và IgG3. CD64 được cấu tạo như một peptid tín
hiệu và có 3 phần: phần ngoài tế bào có 3 vị trí gắn với kháng thể, phần nằm
trong bào tương là một protein ngắn, và phần protein kỵ nước xuyên màng ,.
CD64 có 3 loại: CD64A, CD64B, CD64C và được dịch mã bởi 3 gen tương
ứng FcγRIA, FcγRIB, FcγRIC. Các gen này sản xuất 6 RNAm khác nhau: hai
cho CD64A, ba cho CD64B, và một cho CD64C. Hiện tượng thực bào các vi
khuẩn và các vi sinh vật khác được thực hiện gián tiếp thông qua receptor
FcγRI.


Sơ đồ 1.7. Kháng nguyên bề mặt tế bào
Ghi chú: Effector Cell: tế bào cảm ứng; Pathogen: tác nhân gây bệnh


20

Năm 1990 các nhà nghiên cứu lần đầu tiên quan sát thấy hiện tượng
tăng biểu hiện của CD64 trong bệnh nhiễm trùng và theo kết quả một số
nghiên cứu khác sau đó , CD64 được khẳng định có độ đặc hiệu cao cho các
bệnh nhiễm trùng.
1.5.2. Biến đổi của CD64
a. Giá trị bình thường của CD64:
Trong trường hợp bình thường, CD64 biểu hiện chủ yếu ở đại thực bào
và BC mono, ít biểu hiện ở bạch cầu trung tính và xấp xỉ 1000 phân tử trên
một bạch cầu trung tính .
b. Biến đổi của CD64 trong các bệnh nhiễm trùng:
Trong trường hợp có kích thích bởi các cytokine gây viêm trong các
bệnh nhiễm trùng (IFN-γ và G-CSF), số lượng CD64 trên bạch cầu trung tính
tăng trong vòng 4-6 giờ và có thể đạt đến mức cao gấp 5- 10 lần so với trạng
thái bình thường và tăng kéo dài trung bình trong 2 tuần, trong khi nửa đời
sống của bach cầu trung tính trong máu ngoại vi là 6 giờ, do đó theo dõi thay
đổi số lượng CD64 trên bạch cầu trung tính giúp phân biệt được trạng thái
bình thường và trạng thái hoạt hóa của bạch cầu trung tính và chẩn đoán
nhanh tình trạng nhiễm trùng ,,.
c. Biến đổi của CD64 trong các bệnh viêm không do nhiễm trùng:
CD64 ít có biểu hiện trong tình trạng viêm cấp của các bệnh không do
nhiễm trùng như: các bệnh tự miễn ,, các bệnh thấp khớp . Trong phẫu thuật
chỉnh hình, CD64 có biểu hiện tăng trong một 2-3 ngày đầu, trở về bình thường
trong vòng 5 ngày nếu không có nhiễm trùng thứ phát . Do có sự khác biệt về
số lượng của CD64 giữa các tình trạng viêm do nhiễm trùng với không do

nhiễm trùng nên có nhiều ý kiến cho rằng CD64 có giá trị chẩn đoán phân biệt
với tình trạng viêm do nhiễm trùng và viêm không do nhiễm trùng.


21

1.6. KẾT QUẢ MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ GIÁ TRỊ CỦA PROCALCITONIN,
CREACTIVE PROTEIN, SỐ LƯỢNG BẠCH CẦU, CD64 TRONG CHẨN
ĐOÁN VÀ TIÊN LƯỢNG NHIỄM KHUẨN HUYẾT
1.6.1. Kết quả một số nghiên cứu về procalcitonin, C-reactive protein, số
lượng bạch cầu, CD64 trong chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết
• Độ nhậy và độ đặc hiệu của procalcitonin và C-reactive protein trong một
số nghiên cứu về chẩn đoán dương tính nhiễm khuẩn huyết được trình bày
theo bảng dưới đây:
Bảng 1.1: Giá trị chẩn đoán dương tính nhiễm khuẩn huyết của PCT và CRP
Tác giả
Ruokonen E
Ugarte H
Muller B

SL
BN
208
190
42

Procalcitonin
Điểm cắt
ĐN
0,8ng/ml

68%
0,6mg/l
68%
1,3mg/l
73%

ĐĐH
48%
62%
83%

C-reactive protein
Điểm cắt
ĐN
ĐĐH
154mg/l
50%
74%
79mg/l
72%
67%
39mg/l
35%
42%

Ghi chú: SLBN: số lượng bệnh nhân; ĐN: độ nhậy; ĐĐH: độ đặc hiệu.
• Độ nhậy và độ đặc hiệu của procalcitonin, C-reactive protein và số lượng
bạch cầu trong một số nghiên cứu về chẩn đoán phân biệt căn nguyên nhiễm
trùng huyết do vi khuẩn với virus được trình bày theo bảng dưới đây:
Bảng 1.2. Giá trị chẩn đoán phân biệt nhiễm khuẩn huyết với nhiễm virus của

procalcitonin, C-reactive và số lượng bạch cầu
Tác giả

Số lượng BN

Procalcitonin

Hatherill
Oberhoffer,M
Lorrot M
Gendrel

TE(n =175)
n = 242
TE(n = 436)
n = 360

ĐN
ĐĐH
AUC = 0,96
AUC = 0,878
78%
94%
83%
93%

C-reactive protein

Số lượng BC


ĐN
ĐĐH
AUC = 0,83
AUC = 0,811

ĐN
ĐĐH
AUC = 0,51
AUC = 0,614

84%

74%

Ghi chú: AUC: diện tích dưới đường cong; TE: trẻ em.
• Kết quả một số nghiên cứu về giá trị của CD64 trong chẩn đoán nhiễm
khuẩn huyết:
- Trong chẩn đoán xác định nhiễm khuẩn huyết thì CD64 có độ nhậy độ
đặc hiệu tương ứng là 94% và 98% (theo Nuutila) ; là 95% và 100% (theo


22

Livatidi và Hoffmann) , là 90% hoặc lớn hơn và 90%-100% (theo Johannes
J.M.L. Hoffmann) .
- Trong chẩn đoán phân biệt nhiễm khuẩn huyết với nhiễm virus: theo
Nuutila thì CD64 có độ nhậy và độ đặc hiệu tương ứng là 73% và 52% . Theo
nghiên cứu của Gendren,D và cộng sự trên 360 bệnh nhi thì độ nhậy và độ
đặc hiệu tương ứng của procalcitonin: 83% và 93% với điểm cắt 1µg/l, của Creactive protein: 84% và 74% với điểm cắt 20mg/l .
1.6.2. Kết quả một số nghiên cứu về Procalcitonin, C-Reactive Protein, số

lượng bạch cầu và CD64 trong tiên lượng nhiễm khuẩn huyết
Theo kết quả nghiên cứu của Livaditi trên 47 bệnh nhân nhiễm khuẩn
huyết thì: Procalcitonin có khác biệt giữa các nhóm nhiễm khuẩn huyết theo
mức độ nặng. C-reactive protein có khác biệt giữa nhóm nhiễm khuẩn huyết
nhẹ với nặng, giữa nhóm nhiễm khuẩn huyết nặng với sốc nhiễm khuẩn;
không có khác biệt giữa nhóm nhiễm khuẩn huyết nhẹ với sốc nhiễm khuẩn;
CD64 có ý nghĩa khác biệt giữa các mức độ nặng nhiễm khuẩn huyết và chỉ
có CD64 có ý nghĩa tiên lượng tỷ lệ tử vong trong vòng 28 ngày .

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
a. Tiêu chuẩn chọn lựa:


23

Lựa chọn vào nghiên cứu những bệnh nhân ≥ 18 tuổi, không phân biệt
giới tính và phân loại thành 2 nhóm:
 Nhóm nhiễm khuẩn huyết (nhóm bệnh): có đủ 2 tiêu chuẩn sau
 Tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng : Bệnh nhân có 2 trong số các triệu chứng
sau (theo tiêu chuẩn của ACCP/SCCM):
- Thân nhiệt > 380C hoặc < 360C (nhiệt độ trung tâm).
- Nhịp tim > 90 nhịp/phút.
- Nhịp thở > 20 nhịp/phút hoặc PaCO2 < 32 mmHg.
- Bạch cầu máu > 12G/l hoặc < 4G/l.
 Tiêu chuẩn chẩn đoán vi sinh vật gây bệnh: có kết quả cấy máu dương tính
với vi khuẩn gây bệnh.
 Nhóm nhiễm trùng huyết do virus (nhóm chứng): có đủ hai tiêu chuẩn sau
 Tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng: Bệnh nhân có 2 trong số các triệu chứng

sau (theo tiêu chuẩn của ACCP/SCCM):
- Thân nhiệt > 380C hoặc < 360C (nhiệt độ trung tâm).
- Nhịp tim > 90 nhịp/phút.
- Nhịp thở > 20 nhịp/phút hoặc PaCO2 < 32 mmHg.
- Bạch cầu máu > 12G/l hoặc < 4G/l.
 Tiêu chuẩn chẩn đoán vi sinh vật gây bệnh: có kết quả xét nghiệm dương
tính với virus gây bệnh, được khẳng định bằng xét nghiệm huyết thanh
chẩn đoán(IGM) hoặc bằng kết quả PCR.

b. Tiêu chuẩn phân loại nhiễm khuẩn huyết:
 Nhiễm khuẩn huyết nặng: có hội chứng đáp ứng viêm hệ thống kết hợp với
một trong số các triệu chứng sau:
o Lactat động mạch > 2 mmol/l
o PaO2/FiO2 < 250 (không có NT tiên phát tại phổi).
o PaO2/FiO2 < 200 (có NT tiên phát tại phổi).
o Bilirubin toàn phần trong máu > 34,2 µmol/l.
o Số lượng nước tiểu < 0,5ml/kg/giờ kéo dài trong 2 giờ hoặc hơn.
o Creatinin máu > 176 µmol/l.
o Số lượng tiểu cầu < 100 G/l.
o INR > 1,5(hoặc aPTT > 60s).


24

 Sốc nhiễm khuẩn: bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết có HA tâm thu < 90mmHg,
hoặc tụt > 40mmHg so với HA trước đó (nếu có bệnh tăng HA) và phải
dùng thuốc vận mạch để duy trì huyết áp.
 Nhiễm khuẩn huyết nhẹ: bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết không có đủ tiêu
chuẩn chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết nặng hoặc sốc nhiễm khuẩn.
c. Tiêu chuẩn loại trừ:

• Bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết có bội nhiễm virus và/hoặc với các vi sinh
vật. Bệnh nhân nhiễm virus có bội nhiễm vi khuẩn và/hoặc với các vi sinh
vật khác.
• Bệnh nhân có tuổi < 18 tuổi.
• Bệnh nhân đồng thời mắc bệnh: HIV/AIDS, bệnh nhân ung thư đang điều
trị hóa chất, các bệnh tự miễn, đang được điều trị corticoid kéo dài; bị
bệnh nhiễm trùng mãn tính (lao…).
• Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương, từ
tháng 02/2014 đến tháng 9/2014.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả tiến cứu, có đối chứng.
2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu nghiên cứu
• Cỡ mẫu: lấy mẫu toàn bộ.
• Cách chọn mẫu: chọn bệnh nhân theo phương pháp thuận tiện. Những
bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nhập viện trong giai đoạn nghiên cứu sẽ được
chọn vào nghiên cứu.
2.4. BIẾN SỐ, CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU
2.4.1. Các chỉ số lâm sàng


25

a. Các chỉ số viêm:
 Mạch(lần/phút)
 Nhiệt độ(oC)
 Nhịp thở (lần/phút)
b. Các chỉ số khác:

 Tuổi, giới, nơi cư trú.
 Huyết áp tâm thu.
 Mức độ nặng của bệnh: NKH nhẹ, NKH nặng, sốc nhiễm khuẩn.
 Vị trí đường vào: hô hấp, tim mạch, da và mô mềm, thần kinh trung


ương, tiêu hóa, tiết niệu và không xác định được đường vào.
Các bệnh kèm theo: nhóm không có bệnh nền, nhóm có các bệnh nền là

xơ gan, tiểu đường, nghiện rượu, nhóm có các bệnh nền khác.
 Kết quả điều trị: khỏi bệnh, tử vong.
2.4.2. Các chỉ số xét nghiệm
a. Các chỉ số viêm:
o Trị số số lượng bạch cầu(G/l)
o Trị số Procalcalcitonin(ng/ml)
o Trị số CRP(mg/l)
o Trị số CD64 trên bạch cầu trung tính(MFI)
b. Các chỉ số khác:
o Khí máu động mạch: PaO2/FiO2.
o Xét nghiệm sinh hóa: bilirubin toàn phần, Creatinine.
o Công thức máu: số lượng tiểu cầu.
o Đông máu cơ bản: chỉ số INR
2.4.3. Các chỉ số thực hiện mục tiêu 1 và 2
 Giá trị trung bình và các giá trị min-max của 7 chỉ số viêm theo nhóm bệnh.
 Giá trị trung bình và các giá trị min-max của 4 chỉ số viêm (xét nghiệm)
theo mức độ nặng nhiễm khuẩn huyết.
 Giá trị trung bình và các giá trị min-max của 4 chỉ số viêm (xét nghiệm)
theo yếu tố bệnh nền.



×