Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

ĐẶC điểm rối LOẠN HAM MUỐN TÌNH dục ở BỆNH NHÂN rối LOẠN HƯNG cảm điều TRỊ nội TRÚ tại VIỆN sức KHỎE tâm THẦN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.46 KB, 41 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM VĂN THÍCH

ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN HAM MUỐN TÌNH DỤC
Ở BỆNH NHÂN RỐI LOẠN HƯNG CẢM ĐIỀU TRỊ
NỘI TRÚ TẠI VIỆN SỨC KHỎE TÂM THẦN

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

\\

HÀ NỘI – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM VĂN THÍCH

ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN HAM MUỐN TÌNH DỤC
Ở BỆNH NHÂN RỐI LOẠN HƯNG CẢM ĐIỀU TRỊ
NỘI TRÚ TẠI VIỆN SỨC KHỎE TÂM THẦN
Chuyên ngành: Tâm thần


Mã số: 60720147

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Trần Nguyễn Ngọc

HÀ NỘI - 2019


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.............................................................................2
1.1. Đại cương về hưng cảm..........................................................................2
1.1.1. Khái niệm về rối loạn hưng cảm.......................................................2
1.1.2. Biểu hiện lâm sàng của rối loạn hưng cảm.......................................2
1.1.3. Chẩn đoán rối loạn hưng cảm...........................................................3
1.2. Đại cương về chức năng tình dục............................................................6
1.2.2.Đáp ứng tình dục của con người........................................................6
1.3 Rối loạn ham muốn tình dục....................................................................8
1.4. Rối loạn ham muốn tình dục và hưng cảm...........................................14
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............17
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................17
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.........................................................17
2.3. Thiết kế nghiên cứu...............................................................................17
2.5. Biến số/ Chỉ số......................................................................................18
2.6. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu..............................................19
2.7. Xử lý và phân tích số liệu.....................................................................19
2.8. Sai số và cách khống chế sai số............................................................19
2.9. Vấn đề đạo đức nghiên cứu...................................................................20
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................21

3.1 Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu..................................................21
3.1.1 Phân bố tuổi nhóm nghiên cứu........................................................21
3.1.2. Phân bố giới tính của nhóm nghiên cứu..........................................21
3.1.3. Tình trạng hôn nhân của nhóm nghiên cứu.....................................22
3.1.4. Tình trạng sinh sống hiện tại của nhóm nghiên cứu.......................22


3.1.5 Khu vực sống của nhóm nghiên cứu................................................22
3.2. Thực trạng rối loạn của nhóm nghiên cứu............................................23
3.2.1. Tỉ lệ rối loạn ham muốn tình dục của nhóm nghiên cứu................23
3.2.2. Đặc điểm tỷ lệ của rối loạn ham muốn tình dục trên nhóm nghiên
cứu.............................................................................................................23
3.2.3.Triệu chứng rối loạn ham muốn tình dục theo tuổi..........................23
3.2.4. Tỉ lệ rối loạn của nhóm nghiên cứu................................................24
3.2.4. Đặc điểm các triệu chứng của ham muốn tình dục.........................24
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN............................................................25
DỰ KIẾN KẾT LUẬN....................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Tình trạng sinh sống hiện tại của nhóm nghiên cứu........................22
Bảng 3.2. Tình trạng khu vực sống của nhóm nghiên cứu..............................22
Bảng 3.3. Tỉ lệ hưng cảm của nhóm nghiên cứu theo ICD-10........................23
Bảng 3.4. Đặc điểm các triệu chứng của hưng cảm theo thang điểm.............23
Bảng 3.5. Triệu chứng rối loạn ham muốn tình dục theo tuổi.........................23
Bảng 3.6. Tỉ lệ rối loạn của nhóm nghiên cứu theo thang điểm SDI..............24
Bảng 3.7. Đặc điểm các triệu chứng ham muốn tình dục của nhóm nghiên cứu

theo thang điểm SDI.....................................................................24

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Tuổi của nhóm nghiên cứu...........................................................21
Biểu đồ 3.2 Phân bố giới tính của nhóm nghiên cứu......................................21
Biểu đồ 3.3 Tình trạng hôn nhân của nhóm nghiên cứu.................................22


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hưng cảm là một rối loạn phổ biến, ảnh hưởng đến hơn 120 triệu người
trên toàn thế giới. Khảo sát dịch tễ gần đây được tiến hành trong các quần thể
nói chung đã cho thấy tỷ lệ suốt đời của hưng cảm từ 10% đến 15%. Có tới
khoảng 35,5% đến 50,3% các ca nặng ở các nước phát triển và 76,3% đến
85,4% số ca nặng ở các nước đang phát triển không được điều trị trong vòng
12 tháng trước khi được thăm khám đầy đủ[1]. Các rối loạn chức năng tình
dục thường gặp ở cả nam và nữ, do nhiều nguyên nhân gây ra, ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng cuộc sống, hạnh phúc gia đình. Trong đó, rối loạn chức
năng tình dục được đề cập trong Bảng Phân loại các rối loạn tâm thần và hành
vi lần thứ 10 của Tổ chức Y tế thế giới như một mã bệnh độc lập (F52),
hoặc như là một trong các tiêu chuẩn chẩn đoán của giai đoạn hưng cảm [2].
Đây là vấn đề khá nhạy cảm, chịu ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa,
phong tục tập quán, cũng như tôn giáo. Tại Việt Nam, nghiên cứu về các
rối loạn ham muốn tình dục còn rất hạn chế, chưa có các nghiên cứu có tính
hệ thống về vấn đề trên.
Trong khuôn khổ của nghiên cứu này, chúng tôi đề cập đến các rối loạn
ham muốn tình dục là một triệu chứng của hưng cảm, một vấn đề vẫn còn
nhận được ít sự quan tâm đúng mức của bệnh nhân và cả thầy thuốc, nhằm

giúp cho quá trình đánh giá, can thiệp cho bệnh nhân hưng cảm một cách toàn
diện và hiệu quả hơn. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với đề tài: “ Đặc
điểm rối loạn ham muốn tình dục ở bệnh nhân rối loạn hưng cảm điều trị
nội trú tại Viện sức khỏe Tâm thần”. Nghiên cứu mục tiêu sau:
1. Đặc điểm rối loạn ham muốn tình dục ở bệnh nhân rối loạn hưng cảm
điều trị nội trú tại Viện sức khỏe Tâm thần


2

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về hưng cảm
1.1.1. Khái niệm về rối loạn hưng cảm
Hưng phấn là một phản ứng cảm xúc thường gặp ở bất cứ ai trong cuộc
sống. Khi các biểu hiện trở nên trầm trọng, kéo dài, cản trở đến chất lượng
cuộc sống và khả năng thích nghi của họ, thì được gọi là rối loạn hưng cảm
[13] [14].
Các nhà tâm thần học trước đây đã mô tả hưng cảm là một giai đoạn vui
vẻ điển hình . Rối loạn phản ánh sự hưng phấn các mặt của hoạt động tâm
thần, song chủ yếu là tam chứng cổ điển: khí sắc tăng, vui vẻ; các quá trình tư
duy nhanh, phi tán ; sự tăng tâm thần vận động nhiều khi đến sững sờ, bất
động[15].
Theo Phân loại bệnh học Quốc tế lần thứ 10 (ICD-10) về các rối loạn
tâm thần và hành vi, hưng cảm là một hội chứng bệnh lý của cảm xúc biểu
hiện đặc trưng bởi khí sắc tăng, dễ bị kích thích, tăng hoạt động, phổ biến là
nói nhiều, tăng giao tiếp. Các triệu chứng này tồn tại trong một khoảng thời
gian tối thiểu là 1 tuần liên tục. Những biểu hiện này được coi là các triệu
chứng có ý nghĩa lâm sàng nhất trong việc chẩn đoán [13] .
1.1.2. Biểu hiện lâm sàng của rối loạn hưng cảm

Theo mô tả kinh điển, hưng cảm điển hình được biểu hiện bằng sự tăng
toàn bộ các hoạt động tâm thần, bao gồm: Cảm xúc vui vẻ, tư duy nhanh
chóng, vận động tăng lên [21].
Quan điểm mới của hưng cảm được đặc trưng bởi ba triệu chứng chính,
đặc trưng là khí sắc tăng, tư duy nhanh, tăng các hoạt động và triệu chứng
phổ biến khác...


3

Tuy nhiên đặc điểm triệu chứng của hưng cảm còn thay đổi phụ thuộc
vào nhiều yếu tố, như mức độ của rối loạn hưng cảm, đặc điểm lứa tuổi mắc
rối loạn hưng cảm.
Rối loạn hưng cảm có các biểu hiện lâm sàng thường gặp như sau:
 Tăng hoạt động, đứng ngồi không yên
 Nói nhiều
 Các ý nghĩ thay đổi nhanh
 Mất kiềm chế về mặt xã hội có các hành vi không phù hợp
 Giảm nhu cầu ngủ
 Thay đổi liên tục các kế hoạch và hoạt đông
 Có các hành vi ngông cuồng và liều lĩnh mà bệnh nhân không nhận
thấy có các nguy cơ của chúng như: tiêu pha hoang phí, đầu tư bừa bãi,…
 Tăng các hoạt động tình dục
 Các triệu chứng loạn thần
1.1.3. Chẩn đoán rối loạn hưng cảm
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (ICD-10)[14]
Hưng cảm điển hình có thể chia ra mức độ nhẹ, không có loạn thần và có
loạn thần.
*F30.0.Hưng cảm nhẹ:
A. Khí sắc tăng hoặc dễ bị kích thích đến một mức độ hoàn toàn không

bình thường đối với người bệnh và duy trì như vậy trong ít nhất 4 ngày
liên tiếp
B. Ít nhất 3 trong số các dấu hiệu sau phải có mặt, dẫn đến rối loạn hoạt
động chức năng cá nhân trong cuộc sống hàng ngày:
1. Tăng hoạt động hoặc đứng ngồi không yên
2. Nói nhiều


4

3. Phân tán tư tưởng hoặc khó tập trung
4. Giảm nhu cầu ngủ
5. Tăng hoạt động tình dục
6. Tiêu pha hơi nhiều, hoặc có hành vi liều lĩnh, vô trách nhiệm
7. Tăng giao tiếp xã hội và quá suồng sã
C. Giai đoạn này không đáp ứng tiêu chuẩn của hưng cảm (F30.1 và
F30.2), rối loạn cảm xúc lưỡng cực F31, giai đoạn trầm cảm F32, rối
loạn khí sắc chu kì F34.0, hoặc chán ăn tâm thần F50.0
D. Nhóm các bệnh để loại trừ hay được đặt ra nhất. Giai đoạn này không
thể gắn với việc sử dụng chất tác động tâm thần F10-F19 hoặc với bất
kỳ một rối loạn tâm thần thực tổn nào (trong nhóm F00-F09)
*F30.1. Hưng cảm không có triệu chứng loạn thần
A. Khí sắc phải tăng chủ đạo hoặc cáu kỉnh và hoàn toàn không bình
thường đối với người bệnh. Sự thay đổi khí sắc phải chiếm ưu thế và
duy trì được trong vòng ít nhất 1 tuần (trừ khi nó quá trầm trọng đến
nỗi cần phải nhập viện).
B. Ít nhất 3 trong các dấu hiệu sau phải có mặt (4 nếu khí sắc chỉ dễ bị
kích thích ) dẫn đến rối loạn trầm trọng hoạt động chức năng cá nhân
trong cuộc sống hàng ngày :
1. Tăng hoạt động hoặc đứng ngồi không yên

2. Nói nhiều ( tư duy dồn dập)
3. Các ý nghĩ thay đổi rất nhanh hoặc có trải nghiệm chủ quan về tư
duy phi tán
4. Mất sự kiềm chế về mặt xã hội, gây ra hành vi không phù hợp với
hoàn cảnh
5. Giảm nhu cầu ngủ
6. Tự cao hoặc ý tưởng khuếch đại


5

7. Phân tán hoặc thay đổi liên tục trong hoạt đông hoặc trong các kế
hoạch
8. Có hành vi ngông cuồng hoặc liều lĩnh mà bênh nhân không nhận
thấy những nguy cơ của chúng, ví dụ tiêu pha hoang phí, đầu tư
bừa bãi, lái xe liều lĩnh
9. Tăng hoạt động tình dục hoặc phô trương tình dục
C. Không có các ảo giác hoặc hoang tưởng, mặc rối loạn tri giác có thể
xảy ra (ví dụ tăng thính lực , đánh giá màu sắc riêng biệt sinh động)
D. Nhóm các rối loạn để loại trừ thường được đặt ra nhất. Giai đoạn này
không thể gắn với việc sử dụng chất tác động tâm thần (F10-F19) hoặc
bất kỳ một rối loạn tâm thần thực tổn nào (F0-F9)
*F30.2. Hưng cảm với các triệu chứng loạn thần
A. Giai đoạn này đáp ứng các tiêu chuẩn đối với hưng cảm không có triệu
chứng loạn thần F30.1 với ngoại trừ tiêu chuẩn C
B. Giai đoạn này không đáp ứng đồng thời các tiêu chuẩn đối với bệnh
tâm thần phân liệt (F20.0-F20.3) hoặc rối loạn phân liệt cảm xúc thể
hưng cảm (F25.0)
C. Các hoang tưởng hoặc ảo giác xuất hiện, ngoài những loại đã được liệt
kê như là những hoang tưởng , ảo giác điển hình của tâm thần phân liệt

trong tiêu chuẩn G1(1), b,c,d đối với mục F20.0- F20.3 (có nghĩa là các
hoang tưởng nằm ngoài những loại hoàn toàn không thể có được hoặc
không phù hợp về mặt văn hóa và không phải là các ảo giác thảo luận
với nha hoặc đưa ra những lời bình phẩm liên tục). Các ví dụ thường
gặp nhất là những hoang tưởng tự cao,hoang tưởng liên hệ, hoang
tưởng có nội dung tình dục hoặc hoang tưởng bị truy hại


6

D. Nhóm các bệnh để loại trừ thường được đặt ra nhất. Giai đoạn này
không thể gắn với việc sử dụng chất tác động tâm thần (F10-F19) hoặc
với bất kì một rối loạn tâm thần thực tổn nào( trong nhóm F00- F09)
1.2. Đại cương về chức năng tình dục
Tình dục từ lâu là trọng tâm của sự tò mò, ham thích, và nghiên cứu của
con người. Những miêu tả hành vi tình dục đã tồn tại trên những bản vẽ ở các
hang động thời tiền sử.Tình dục được xác định bằng giải phẫu, sinh lý, văn
hóa trong đó con người sống, phát triển các mối quan hệ với những người
khác, và các kinh nghiệm trong suốt cuộc đời. Nó bao gồm sự cảm nhận là
nam giới hay là nữ giới, và các suy nghĩ riêng tư, các tưởng tượng cũng như
hành vi tình dục. Với những một người bình thường, tình yêu, niềm đam mê
và sự hấp dẫn tình dục với người khác liên quan chặt chẽ với những cảm nhận
hạnh phúc [4].
Hành vi tình dục bình thường mang đến niềm vui cho bản thân và bạn tình,
liên quan đến việc kích thích các cơ quan sinh dục thông qua giao hợp; không
có các cảm giác không phù hợp nhưlo âu hoặc tội lỗi, và không phải ép buộc.
Tình dục mang tính tiêu khiển bao gồm quan hệ tình dục bên ngoài một mối
quan hệ chính thức, thủ dâm, và các hình thức khác nhau để kích thích cơ
quan sinh dục, cấu thành hành vi bình thường trong một số hoàn cảnh [4].
1.2.2.Đáp ứng tình dục của con người[4]

Đáp ứng tình dục là một quá trình liên quan đến sự tương tác phức tạp
giữa cơ thể và tâm lý. Nghĩa là, liên quan đến phản xạ vỏ não và phản xạ tuỷ
sống - cùng. Phản xạ tuỷ sống - thắt lưng cùng liên quan đến kích thích ngoại
biên: cảm giác sờ nắn, đụng chạm tại chỗ cơ quan sinh dục và các vùng tình
dục của thân thể. Phản xạ vỏ não liên quan đến quá trình tri giác, nhận thức,
cảm xúc: nhìn, nghe, suy nghĩ, tưởng tượng, ước muốn về tình dục. Kích


7

thích tình dục được tăng cường nhờ cảm xúc hứng thú, là điều kiện tối ưu cho
sự khoái cảm tình dục.
Chu trình đáp ứng tình dục của con người thông thường được chia ra
làm 4 giai đoạn. Các rối loạn đáp ứng tình dục có thể xảy ra ở một trong các
giai đoạn này hoặc nhiều hơn.
- Giai đoạn kích thích: đặc trưng bởi các tưởng tượng hoặc khao khát
thực hiện hành vi tình dục.
- Giai đoạn hưng phấn: Giai đoạn hưng phấn hoặc phấn khích, khởi đầu
bởi sự kích thích tâm lý (sự tưởng tượng hay sự hiện diện của một đối tượng
yêu thích) hoặc kích thích sinh lý (vuốt ve hoặc hôn) hoặc một sự kết hợp của
cả hai, bao gồm một cảm giác chủ quan của sự vui thích. Trong giai đoạn này,
sự cương cứng dương vật ở nam giới và bôi trơn âm đạo xảy ra ở phụ nữ. Các
núm vú của cả hai giới trở nên cương cứng, mặc dù cương cứng núm vú là
phổ biến hơn ở phụ nữ so với nam giới. Âm vật của người phụ nữ trở nên
cứng và cương lên, và môi nhỏ trở nên dày hơn do kết quả của ứ máu tĩnh
mạch. Phấn khích ban đầu có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Với sự tiếp
tục kích thích, tinh hoàn của người đàn ông tăng 50% về kích thước. Âm đạo
của nữ giớicó các co thắt ở một phần ba bên ngoài, đó là nền tảng của sự cực
khoái. Ở nữ giới có sự tăng kích thước vú lên đến 25 phần trăm. Sự duy trì
cương cứng của dương vật và âm đạo dẫn đến thay đổi màu sắc, đặc biệt

trong môi nhỏ, trở thành màu đỏ tươi hay đỏ sẫm. Sự co cơ của các nhóm cơ
lớn xảy ra, nhịp tim và hô hấp tăng, và huyết áp tăng. Sự phấn khích cao độ
kéo dài từ 30 giây đến vài phút.
- Giai đoạn cực khoái: đỉnh điểm của sự khoan khoái tình dục, với sự
phóng thích sức căng tình dục và sự co thắt nhịp nhàng của các cơ vùng đáy
chậu và bộ phận sinh dục. Ở nam giới, cảm giác phóng tinh không thể tránh
được và thể hiện bằng sự phóng thích tinh dịch. Ở nữ giới, xảy ra những co


8

thắt ở một phần ba ngoài thành của âm đạo.Giai đoạn cực khoái bao gồm đỉnh
điểm của khoái cảm tình dục, với sự giải phỏng khỏi sức căng cứng tình dục
và sự co thắt nhịp nhàng của các cơ đáy chậu và cơ quan sinh sản. Một cảm
giác chủ quan về sự không thể kìm hoãn xuất tinh gây ra cực khoái ở nam
giới. Theo sau là sự phóng thích mạnh của tinh dịch. Sựcực khoái ở nam giới
cũng kết hợp với bốn đến năm co thắt nhịp nhàng của tuyến tiền liệt, túi tinh,
ống dẫn tinh, và niệu đạo. Ở phụ nữ, cực khoái được đặc trưng bởi 3-15 cơn
co không chủ ý của một phần ba dưới của âm đạo và bởi các cơn co thắt liên
tục mạnh mẽ của tử cung, xuất phát từ đáy xuống đến cổ tử cung. Cả nam giới
và nữ giới đều có các cơn co thắt không chủ ý của các cơ thắt hậu môn trong
và ngoài. Những cơn này và các cơn co thắt khác trong khi cực khoái xảy ra
trong khoảng thời gian 0,8 giây. Các biểu hiện khác bao gồm các cử động chủ
ý và không chủ ý của các nhóm cơ lớn, bao gồm co cơ trên khuôn mặt và co
cứng tay chân. Huyết áp tăng lên 20-40 mm (cả tâm thu và tâm trương), và
tăng nhịp tim lên đến 160 nhịp mỗi phút. Cực khoái kéo dài 3-25 giây.
- Giai đoạn thoái trào: nếu sự cực khoái xảy ra, sự thoái trào sẽ nhanh
chóng và được thể hiện bởi cảm giác dễ chịu, khoan khoái toàn thân và thư
giãn cơ bắp. nếu sự cực khoái không xảy ra, sự thoái trào có thể kéo dài 2 đến
6 tiếng và có thể kết hợp với sự không thoải mái hay cáu kỉnh. Sau cực khoái,

nam giới có thời kỳ trơ kéo dài vài phút hoặc nhiều giờ, trong giai đoạn này
họ không thể đáp ứng với các kích thích gây khoái cảm. Nữ giới không có
thời kỳ trơ và có thể có các khoái cảm nhiều và liên tục.
1.3 Rối loạn ham muốn tình dục
Ham muốn tình dục là một trạng thái động lực và sự quan tâm đến các
đối tượng hoặc hoạt động tình dục, hoặc như một mong muốn, hoặc nỗ lực để
tìm kiếm các đối tượng tình dục hoặc tham gia vào các hoạt động tình dục. [1]
. Ham muốn tình dục là một khía cạnh của tình dục của một người, nó thay


9

đổi đáng kể từ người này sang người khác, và cũng thay đổi tùy theo hoàn
cảnh tại một thời điểm cụ thể. Không phải mọi người đều trải qua ham muốn
tình dục; những người không trải nghiệm nó có thể được dấu hiệu vô nghĩa.
Ham muốn tình dục có thể là sự kiện tình dục phổ biến nhất trong cuộc
sống của đàn ông và phụ nữ. [1] Ham muốn tình dục là một trạng thái cảm
giác chủ quan có thể được kích hoạt bởi cả tín hiệu bên trong và bên ngoài, và
điều đó có thể hoặc không thể dẫn đến hành vi tình dục công khai. [3] Ham
muốn tình dục có thể được khơi dậy thông qua trí tưởng tượng và tưởng
tượng tình dục, hoặc nhận thức một cá nhân mà người ta thấy hấp dẫn. [4]
Ham muốn tình dục cũng được tạo ra và khuếch đại thông qua căng thẳng tình
dục, nguyên nhân là do ham muốn tình dục vẫn chưa được thỏa mãn.
Ham muốn tình dục có thể tự phát hoặc đáp ứng. [5] Ham muốn tình
dục là năng động, có thể là tích cực hoặc tiêu cực, và có thể thay đổi cường độ
tùy thuộc vào đối tượng / người mong muốn. Phổ ham muốn tình dục được
Stephen B. Levine mô tả là: ác cảm -> không thích -> thờ ơ -> quan tâm ->
cần -> đam mê. [6].Sản xuất và sử dụng tưởng tượng và suy nghĩ tình dục là
một phần quan trọng của ham muốn tình dục hoạt động đúng. Một số biểu
hiện thể chất của ham muốn tình dục ở người là sờ, chạm vào môi, cũng như

lè lưỡi. [7]
Các nhà lý luận và nhà nghiên cứu thường sử dụng hai phạm trù khác
nhau trong sự hiểu biết của họ về ham muốn tình dục của con người. Đầu tiên
là phạm trù sinh học nơi ham muốn tình dục đến từ một động lực bẩm sinh
như một bản năng, sự thúc đẩy, nhu cầu, sự thôi thúc, mong muốn hoặc muốn
có. [8] Thứ hai, một lý thuyết văn hóa xã hội nơi mong muốn được khái niệm
hóa như một yếu tố trong bối cảnh lớn hơn nhiều (tức là các mối quan hệ
được lồng trong các xã hội, được lồng trong các nền văn hóa). [9] [10] Theo
cách tiếp cận sinh học, ham muốn tình dục được ví như các ổ sinh học khác


10

như đói, nơi một cá nhân sẽ tìm kiếm thức ăn, hoặc trong trường hợp ham
muốn - khoái cảm, để giảm hoặc tránh đau đớn. [8]Ham muốn tình dục có thể
được coi là một nhu cầu sinh học hoặc sự thèm muốn truyền cảm hứng cho
các cá nhân tìm kiếm và tiếp nhận những trải nghiệm tình dục và khoái cảm
tình dục. [11] Tuy nhiên, các thành viên của tất cả các loài (bao gồm cả con
người) sẽ không tìm cách tham gia vào hoạt động tình dục với bất kỳ âm mưu
nào, vì sự hấp dẫn đóng một vai trò lớn trong ham muốn tình dục. Lý thuyết
động lực khuyến khích tồn tại trong khuôn khổ này. Lý thuyết này nói rằng
sức mạnh của động lực đối với hoạt động tình dục phụ thuộc vào sức mạnh
của các kích thích (tức thời của các kích thích) và nếu đạt được cảm giác no,
sức mạnh của các kích thích / khuyến khích sẽ tăng lên trong tương lai. [4]
Ham muốn tình dục gắn chặt với các yếu tố sinh học như tình trạng nhiễm sắc
thể và nội tiết tố, tình trạng dinh dưỡng, tuổi tác và sức khỏe nói chung. [9]
Ham muốn tình dục là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ đáp ứng tình dục của con
người. Mô hình truyền thống cho chu kỳ đáp ứng tình dục của con người có
thể được biểu diễn dưới dạng: Ham muốn → Khơi gợi → Cực khoái → Thoái
trào. [12] Ham muốn tình dục, mặc dù là một phần của chu kỳ đáp ứng tình

dục, được cho là khác biệt và tách biệt với hưng phấn tình dục bộ phận sinh
dục. [1] Người ta cũng đã tranh luận rằng ham muốn tình dục không phải là
một giai đoạn khác biệt trong phản ứng tình dục. Thay vào đó, nó là một cái
gì đó tồn tại thông qua kích thích và cực khoái và thậm chí có thể tồn tại sau
khi đạt cực khoái. Mặc dù cực khoái có thể khiến người đàn ông khó duy trì
sự cương cứng hoặc phụ nữ tiếp tục bôi trơn âm đạo, tuy nhiên ham muốn
tình dục vẫn có thể tồn tại. [13]
Trong khuôn khổ văn hóa xã hội, ham muốn tình dục sẽ cho thấy khao
khát hoạt động tình dục vì mục đích riêng của nó, không nhằm mục đích nào
khác ngoài mục đích hưởng thụ và thỏa mãn riêng của một người hay giải


11

phóng căng thẳng tình dục. [5] Ham muốn tình dục và hoạt động cũng có thể
được sản xuất để giúp đạt được một số phương tiện khác hoặc để đạt được
một số phần thưởng khác có thể không có nguồn gốc tình dục, như tăng sự
gần gũi và gắn bó giữa các đối tác. Ham muốn tình dục không phải là một sự
thôi thúc; điều này có thể ám chỉ rằng các cá nhân có nhiều sự kiểm soát có ý
thức về mong muốn của chính họ. Điều đó đang được nói, ảnh hưởng văn hóa
xã hội có thể đẩy nam giới và nữ giới vào vai trò đặc thù giới, trong đó việc
sử dụng các kịch bản xã hội chỉ ra những cảm giác và phản ứng thích hợp đối
với mong muốn và hoạt động. Điều này có thể dẫn đến xung đột khi một cá
nhân mà bạn muốn có thể không được thực hiện do hậu quả xã hội dự đoán từ
hành động của họ, gây ra sự thất vọng. Một số nhà lý thuyết cho rằng kinh
nghiệm về ham muốn tình dục có thể được xây dựng về mặt xã hội.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng mặc dù các yếu tố văn hóa xã hội có
ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm ham muốn tình dục, nhưng chúng không
đóng vai trò lớn cho đến sau khi yếu tố sinh học ban đầu ảnh hưởng đến ham
muốn. [9]

Một quan điểm khác là ham muốn tình dục không phải là một công
trình xã hội [14] cũng không phải là động lực sinh học. [15] Theo James
Giles, đó là một nhu cầu mang tính tồn tại dựa trên cảm giác không hoàn hảo
nảy sinh từ kinh nghiệm được giới tính. [13]
Việc nhấn mạnh bất kỳ cách tiếp cận nào đối với nghiên cứu về tình
dục của con người và loại trừ những người khác là không hợp lý và phản tác
dụng. [8] Chính sự tích hợp và tương tác giữa nhiều cách tiếp cận và kỷ luật
sẽ cho phép chúng ta hiểu biết toàn diện nhất về tình dục của con người từ mọi
góc độ. Một cách tiếp cận duy nhất có thể cung cấp các yếu tố cần thiết để
nghiên cứu mong muốn, nhưng nó không đủ. Ham muốn tình dục có thể tự
biểu hiện theo nhiều cách; đó là một loạt các hành vi, nhận thức và cảm xúc


12

khác nhau, được thực hiện cùng nhau. [11] Levine cho rằng ham muốn tình dục
có ba thành phần liên kết một số quan điểm lý thuyết khác nhau với nhau: [6]
Nỗ lực - Thành phần sinh học. Điều này bao gồm giải phẫu và sinh lý thần
kinh.
Thúc đẩy - Thành phần tâm lý. Điều này bao gồm ảnh hưởng của các
trạng thái tinh thần cá nhân (tâm trạng), trạng thái giữa các cá nhân (ví dụ: tình
cảm lẫn nhau, bất đồng) và bối cảnh xã hội (ví dụ: tình trạng mối quan hệ).
Mong muốn - Thành phần văn hóa. Điều này xem xét các lý tưởng văn hóa, các
giá trị và các quy tắc về biểu hiện tình dục là bên ngoài đối với cá nhân.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (ICD-10)
*F52. Loạn chức năng tình dục không do rối loạn hoặc bệnh thực tổn
G1. Bênh nhân không thể tham gia quan hệ tình dục như mong muốn
G2. Sự rối loạn chức năng này xảy thường xuyên, nhưng có thể đôi khi
không có
G3. Sự rối loạn chức năng tồn tại trong ít nhất 6 tháng

G4. Sự rối loạn chức năng này hoàn toàn không được do bất kì một rối
loạn hành vi hoăc rối loạn tâm thần nào khác trong ICD-10, hoặc rối loạn cơ
thể nào (như rối loạn nội tiết), hoặc không do các thuốc điều trị
*F52.0 Thiếu hoặc mất ham muốn tình dục
A. Các tiêu chuẩn chung của rối loạn chức năng tình dục F52 phải được
đáp ứng.
B. Có sự thiếu hoặc mất ham muốn tình dục biểu hiện bằng sự suy giảm
việc tìm kiếm các dấu hiệu gợi dục, suy giảm những suy nghĩ về tình dục kết
hợp với các cảm giác ham muốn hoặc thích thú hoặc giảm những hình ảnh
tưởng tượng về tình dục.
C. Thiếu thích thú trong việc tiến hành các hoạt động tình dục với bạn
tình hoặc khi tự thủ dâm, gây ra tần suất hoạt động tình dục giảm rõ ràng so


13

với mong đợi, theo lứa tuổi và bối cảnh hoặc gây ra sự giảm tần suất rõ ràng
so với mức độ hoạt động tình dục cao hơn nhiều trước đó
Một số loại thuốc có thể gây ra những thay đổi về mức độ ham muốn
tình dục có kinh nghiệm thông qua các tác dụng không đặc hiệu đối với sức
khỏe nói chung, mức năng lượng và tâm trạng. [8] Mức độ giảm ham muốn
tình dục có liên quan đến việc sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp và nhiều
loại thuốc tâm thần; chẳng hạn như thuốc an thần kinh, thuốc chống trầm
cảm, monoamine-oxidase (MAO) ức chế, và thuốc an thần. [8] Tuy nhiên, sự
giảm ham muốn tình dục nghiêm trọng nhất liên quan đến thuốc tâm thần xảy
ra do sử dụng các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs). [8] Ở
phụ nữ cụ thể, việc sử dụng thuốc chống đông máu, thuốc tim mạch, thuốc để
kiểm soát cholesterol và thuốc điều trị tăng huyết áp góp phần làm giảm mức
độ ham muốn. Tuy nhiên, ở nam giới, chỉ có việc sử dụng thuốc chống đông
máu và thuốc điều trị tăng huyết áp có liên quan đến mức độ ham muốn thấp.

[8] Ngoài loại thuốc cụ thể đang được sử dụng, lượng thuốc được sử dụng
thường xuyên cũng được tìm thấy có liên quan đến việc giảm ham muốn tình
dục. [33] Một loại thuốc mà nhiều người không nhận ra có thể làm giảm ham
muốn tình dục ở phụ nữ là thuốc tránh thai . Tuy nhiên, không phải mọi phụ
nữ đều trải qua các tác dụng phụ tiêu cực của thuốc, tuy nhiên, có đến 1/4.
[35]Ngoài ra, thuốc làm giảm sự hấp dẫn tình dục của phụ nữ bằng cách thay
đổi giai đoạn động dục của họ . [36] Thuốc tránh thai đường uống đã được
biết là làm tăng mức độ globulin liên kết với hormone giới tính (SHBG) trong
cơ thể. Đổi lại, mức SHBG cao có liên quan đến sự suy giảm ham muốn tình
dục. [35] Mặc dù nó không được sử dụng làm thuốc, methamphetamine có tác
dụng tích cực mạnh mẽ trên nhiều khía cạnh của hành vi tình dục, bao gồm cả
ham muốn tình dục. [4]


14

Ham muốn tình dục được cho là bị ảnh hưởng bởi androgen ở nam giới
và bởi androgen và estrogen ở phụ nữ. [8] Nhiều nghiên cứu liên kết hormone
giới tính, testosterone với ham muốn tình dục. Testosterone chủ yếu được
tổng hợp ở tinh hoàn ở nam giới và trong buồng trứng ở phụ nữ. [1] Một loại
hormone khác được cho là ảnh hưởng đến ham muốn tình dục là oxytocin .
Sử dụng ngoại sinh một lượng vừa phải oxytocin đã được tìm thấy để kích
thích phái nữ ham muốn và tìm kiếm hoạt động tình dục. [9]Ở phụ nữ, nồng
độ oxytocin cao nhất trong hoạt động tình dục. Ở nam giới, tần suất xuất tinh
ảnh hưởng đến ham muốn tình dục. Nếu khoảng cách giữa các lần xuất tinh
kéo dài đến một tuần, sẽ có ham muốn hoạt động tình dục mạnh mẽ hơn. [37]
1.4. Rối loạn ham muốn tình dục và hưng cảm
Theo Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê bệnh tâm thần DSM-IV:
Rối loạn ham muốn tình dục ảnh hưởng đến cả nam và nữ. Đầu tiên là
rối loạn giảm ham muốn hoạt động tình dục (Hypoactive sexual desire disorder

(HSDD). HSDD hiện đang được DSM định nghĩa là tưởng tượng tình dục liên
tục hoặc thường xuyên bị thiếu (hoặc vắng mặt) và ham muốn hoạt động tình
dục, điều này gây ra đau khổ rõ rệt hoặc khó khăn giữa các cá nhân. [27] Tuy
nhiên, định nghĩa này đã gặp phải một số bất đồng trong những năm gần đây vì
nó quá chú trọng đến Ảo tưởng tình dục thường được sử dụng để bổ sung cho
hưng phấn tình dục. [24] Do đó, một nhóm các nhà nghiên cứu và bác sĩ tình
dục gần đây đã đề xuất bổ sung Rối ham muốn tình dục / hứng thú tình dục
(Sexual Desire/Interest Disorder (SDID)) với DSM với hy vọng rằng nó có thể
bao gồm các mối quan tâm về ham muốn tình dục đặc biệt ở phụ nữ chính xác
hơn. [28] SDID được xác định bởi ham muốn tình dục thấp, tưởng tượng tình
dục vắng mặt và thiếu ham muốn đáp ứng. [29]
Rối loạn ham muốn tình dục thứ hai trong DSM là Rối loạn ác cảm tình
dục Sexual Aversion Disorder (SAD). SAD được định nghĩa là ác cảm cực kỳ


15

dai dẳng hoặc tái phát cực kỳ, và tránh, tất cả hoặc gần như tất cả, tiếp xúc
tình dục bộ phận sinh dục với bạn tình. [27] Tuy nhiên, một số người đã đặt
câu hỏi về việc đặt SAD trong danh mục rối loạn chức năng tình dục của
DSM và đã kêu gọi vị trí của nó trong nhóm ám ảnh cụ thể là Rối loạn lo âu .
[30] Cả HSDD và SAD đều được phát hiện là phổ biến ở nữ hơn nam, đây là
trường hợp đặc biệt trong SAD. [31] Tuy nhiên, trên phổ độ nghiêm trọng,
HSDĐ sẽ được coi là ít nghiêm trọng hơn SAD.
Ở phía đối diện của phổ Rối loạn ham muốn tình dục là rối loạn giới
tính . Theo bản sửa đổi được đề xuất cho DSM sẽ bao gồm Rối loạn giới tính
trong phần phụ lục của các ấn phẩm trong tương lai, Rối loạn giới tính được
định nghĩa là tưởng tượng tình dục tái phát và mãnh liệt, thúc giục tình dục và
hành vi tình dục mà cá nhân bị tiêu thụ với ham muốn tình dục quá mức và
liên tục Tham gia vào hành vi tình dục để đáp ứng với các trạng thái tâm trạng

thất thường và căng thẳng trong cuộc sống. [32] Rối loạn tăng huyết áp hiện
có liên quan đến nghiện tình dục và cưỡng ép tình dục . [6] [27]
Năm 1985, Casper và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu thuần tập
trên những bệnh nhân trầm cảm điển hình mức độ vừa đến nặng điều trị nội
trú, tại thời điểm chưa dùng thuốc (132 bệnh nhân trầm cảm điển hình so với
nhóm chứng 80 bệnh nhân) với triệu chứng mất hứng thú về tình dục. Kết quả
cho thấy tỉ lệ cao: 70% số bệnh nhân trầm cảm đơn cực và 77% số bệnh nhân
trầm cảm lưỡng cực có triệu chứng trên. Dữ liệu nghiên cứu trên cũng cho
thấy tương ứng với mức độ trầm cảm và lo âu tăng lên, sự ham muốn tình dục
cũng kém đi. Các bệnh nhân trầm cảm với triệu chứng giảm ngon miệng
cũng đồng thời nhạy cảm hơn trong các mối quan hệ cá nhân, dễ xung đột hơn
và giảm ham muốn tình dục hơn so với các bệnh nhân trầm cảm không giảm
sự ngon miệng tương xứng về tuổi, giới. Bệnh nhân trầm cảm cũng đồng thời
giảm khả năng duy trì sự hưng phấn tình dục và đạt cực khoái [10].


16

Trong nghiên cứu của Kenedy và cộng sự năm 1999 đánh giá tỷ lệ rối
loạn chức năng tình dục trên 134 bệnh nhân trầm cảm điển hình (55 nam và
79 nữ). Nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ có 50% nữ giới và 75% nam giới có sinh
hoạt tình dục trong tháng trước đó. Trên 40% nam giới và 50% nữ giới có
giảm ham muốn tình dục. Sự giảm sút hưng phấn tình dục ở cả nam và nữ (tỷ
lệ 40-50%) thường gặp hơn các khó khăn trong việc đạt cực khoái (tỷ lệ 1520%)[11].Trong nghiên cứu của Hồ Thu Yến (2012) nghiên cứu trên 80 bệnh
nhân nữ tuổi từ 45 - 59, tỷ lệ triệu chứng giảm ham muốn tình dục trên các
mức độ trầm cảm nhẹ, vừa và nặng lần lượt là 80%, 97,5% và 100%[12].
Một số bệnh nhân thường phàn nàn chủ yếu về triệu chứng mất ham
muốn tình dục, sau khi được thăm khám kỹ càng hơn được chẩn đoán trầm
cảm điển hình. Một số bệnh nhân khác, giảm ham muốn tình dục có thể là các
triệu chứng khởi phát của trầm cảm [13].

Sự hưng phấn tình dục đã được ghi nhận là một đặc điểm của chứng
hưng cảm từ năm 1892. [16] Trong DSM-V , tăng tình dục được liệt kê như
một phần của tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn hưng cảm. Mặc dù mô tả về tình
trạng tăng tình dục trong hưng cảm, đã có một vài nghiên cứu chính thức về
vấn đề này. Một nghiên cứu tài liệu cho thấy không có định nghĩa chính xác
về tình trạng tăng sinh trong rối loạn lưỡng cực, không có mô tả hành vi siêu
tính mô tả rộng rãi và thông tin ít ỏi về các biểu hiện và tần suất của hành vi
siêu tính trong các quần thể cụ thể.
Dữ liệu tồn tại về tình trạng tăng sinh ở mania phần lớn được lấy từ bảy
nghiên cứu quan sát được công bố trong giai đoạn 1969-1979. Tăng hoạt động
tình dục đã được quan sát thấy ở 57% bệnh nhân hưng cảm (trung bình trong
bảy nghiên cứu, dao động từ 25 đến 80%). [17-25] Năm 1973, Carlson và
Goodwin đã quan sát 20 bệnh nhân trầm cảm và kết luận rằng một giai đoạn
hưng cảm có ba giai đoạn, bắt đầu là những suy nghĩ và hoạt động tình dục
tăng cao trong giai đoạn đầu tiên và sau đó tiến triển thành bận tâm tình dục
và kết thúc trong ảo tưởng tình dục. [26]


17

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tiêu chuẩn lựa chọn:
+ Các bệnh nhân hưng cảm nội sinh điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe
Tâm thần Quốc gia đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán theo ICD – 10
+ Tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu
+ Tuổi : 18- 50
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Các bệnh nhân có các bệnh lý cơ thể nặng ảnh hưởng đến chức năng

tình dục: tim mạch, nội tiết - chuyển hóa, thận – tiết niệu, bệnh lý tủy sống,…
+ Các bệnh nhân có dùng thuốc chống trầm cảm trong vòng 2 tuần trước
khi nhập viện.
+ Các bệnh nhân đang dùng các loại thuốc ảnh hưởng đến tình dục (các
thuốc an thần kinh, lợi tiểu thiazide, kháng aldosterone, digoxin, các thuốc
điều trị tăng huyết áp, các thuốc điều trị bệnh Parkinson…)
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8/ 2019 đến tháng 8/ 2020
- Địa điểm nghiên cứu: Viện Sức khỏe Tâm thần quốc gia – Bệnh viện
Bạch Mai
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu, nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang
2.4. Cỡ mẫu
Để xác định tỉ lệ rối loạn ham muốn tình dục ở bệnh nhân hưng cảm tôi
chọn mẫu ngẫu nhiên theo công thức mô tả:


18

Trong đó:
n: cỡ mẫu nghiên cứu.
p: tỉ lệ bệnh nhân có rối loạn ham muốn tình dục ở giai đoạn hưng cảm
ước tính theo kết quả các nghiên cứu p = 57% [17-25]
Δ: mức sai lệch mong muốn cho phép giữa tham số mẫu và quần thể
Δ = 15%
α: mức ý nghĩa thống kê, chọn α = 0,05, ứng với độ tin cậy là 95%.
Z: giá trị thu được từ bảng Z ứng với giá trị (α = 0,05). Z2(1- a/2) = 1,962
Thay vào công thức, cỡ mẫu được chọn tối thiểu là 42 người tham gia. Vì
vậy, chúng tôi đã tăng tính đại diện trong nghiên cứu thêm 10% thì cỡ mẫu
nghiên cứu thu được là 46 đối tượng.

Chọn mẫu có chủ đích được tiến hành như sau: Chúng tôi ấn định ngày
bắt đầu tiến hành lấy số liệu nghiên cứu là vào ngày 01/08/2019 cho đến khi
đủ cỡ mẫu 46 bệnh nhân thì dừng lại.
2.5. Biến số/ Chỉ số
Mụ

Nhóm

c

biến số

Biến số/Chỉ số

Định nghĩa/

Phương

Phân loại

pháp

tiêu
1

Nhóm

Tuổi

Năm dương lịch


biến cơ

Giới

Nam/nữ

bản

Tình trạng hôn nhân

Độc thân/ đang kết hôn/ Ly
hôn

Nơi sống

Sống một mình/ sống cùng
bạn bè/ sống cùng gia đình/
khác

Trình độ học vấn

Tiểu học/ THCS/ THPT/
Đại học/ Sau Đại học

2

H

Công việc


Công nhân/ Nông dân/

Mức độ ham muốn tình dục

kinh doanh/ trí thức …
Theo thang SDI


19

2.6. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu
* Nghiên cứu sử dụng phiếu bộ câu hỏi tự điền
Bảng đánh giá ham muốn tình dục (The Sexual Desire Inventory
(SDI)), được phát triển bởi Spector, Carey và Steinberg vào năm 1996, đã
được sử dụng rộng rãi để đánh giá ham muốn tình dục ở nam và nữ trên toàn
thế giới. Bộ câu hỏi sử dụng thang điểm 8-9 mức 0-7 hoặc 0-8 để đánh giá
mỗi triệu chứng với quy ước: 0=Hoàn toàn không, 1=Mỗi tháng 1 lần, 2=Mỗi
tháng 1-2 lần, 3=Mỗi tuần 1 lần, 4=Mỗi tuần 2 l ần, 5=Mỗi tuần 3 - 4 lần,
6=Mỗi ngày 1 lần, 7= Nhiều lần 1 ngày. Sau khi tính tổng điểm, thang đánh
giá trên 4 mức độ: nhẹ, vừa, nặng và rất nặng (cách đánh giá điểm và kết quả
xem thêm ở mục Phụ lục 2)
* Quy trình thu thâp số liệu:
 Tiến hành lấy số liệu nghiên cứu bắt đầu từ ngày 01/08/2019.
 Những bênh nhân tham gia nghiên cứu sẽ được cung cấp một mã
phiếu, giải thích đầy đủ về nội dung cũng như tính bảo mật của nghiên
cứu, thời gian cần thiết để hoàn thành phiếu điều tra và trên cơ sở đó
quyết định có đồng ý tham gia nghiên cứu hay không
 Phát phiếu điều tra, sau đó điền phiếu tra trên cơ sở hoàn toàn bảo
mật, dưới sự giám sát của điều tra viên. Điều tra viên sẽ kiểm tra

phiếu sau khi hoàn thành để đảm bảo không bỏ sót thông tin.
2.7. Xử lý và phân tích số liệu
- Số liệu được làm sạch trước khi nhâp liệu
- Số liệu điều tra được nhâp vào máy tính với phần mềm EpiData 3.1
- Việc phân tích được tiến hành trên phần mềm SPSS phiên bản 20.
2.8. Sai số và cách khống chế sai số
- Sai số có thể găp trong nghiên cứu này là sai số thông tin. Sai số thông tin
là sai số nhớ lại khi đối tượng nhớ lại về tình trạng sức khỏe của bản thân để
trả lời trong bô câu hỏi tự điền.


20

- Một số biện pháp khắc phục sai số:
+ Tạo lòng tin giữa nghiên cứu viên và đối tượng nghiên cứu. Đối tượng
thỏa thuận tự nguyên tham gia nghiên cứu khi đó thông tin sẽ có độ
chính xác cao hơn.
+ Thiết kế bộ câu hỏi rõ ràng dễ hiều, điều tra thử trước.
+ Hướng dẫn và giải thích cho bệnh nhân từng câu hỏi.
+ Điều tra viên giám sát trong quá trình điều tra
+ Tăng cỡ mẫu hơn 10% so với cỡ mẫu tối thiểu cần có.
2.9. Vấn đề đạo đức nghiên cứu
- Thông qua Hội đồng đạo đức của trường Đại học Y Hà Nội
- Mục đích nghiên cứu chỉ phục vụ lợi ích của bệnh nhân chứ không
nhằm mục đích nào khác


×