Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

ĐẶC điểm AMIĐAN của BỆNH NHÂN có hội CHỨNG NGỪNG THỞ KHI NGỦ và kết QUẢ đo đa ký hô hấp của ở BỆNH NHÂN tại BỆNH VIỆN lão KHOA TRUNG ƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.27 KB, 48 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
-----***-----

BÙI BẰNG GIANG

ĐẶC ĐIỂM AMIĐAN CỦA BỆNH NHÂN CÓ
HỘI CHỨNG NGỪNG THỞ KHI NGỦ VÀ
KẾT QUẢ ĐO ĐA KÝ HÔ HẤP CỦA ở BỆNH NHÂN
TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG
Chuyên ngành : Tai – Mũi – Họng
Mã số

: 60720155

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Phạm Thị Bích Đào

HÀ NỘI - 2018


CHỮ VIẾT TẮT

AHI
BMI

Số lần ngừng thở/giảm thở trung bình trong một giờ
Chỉ số khối cơ thể


CPAP

Thở áp lực dương liên tục

HSA

Giảm thở do tắc nghẽn

Non REM

Không động mắt nhanh

OSA

Ngừng thở do tắc nghẽn khi ngủ

PSG

Giấc ngủ đồ đa ký

REM

Động mắt nhanh

SSS

Thang điểm mức độ ngáy


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1......................................................................................................3
CHƯƠNG 1......................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................3
1.1. Lịch sử nghiên cứu..................................................................................3
1.1.1. Thế giới.................................................................................................................3
1.1.2. Tại Việt Nam.........................................................................................................4

1.2. Đại cương về giấc ngủ............................................................................4
1.2.1. Chức năng của giấc ngủ........................................................................................4
1.2.2. Nhịp thức – ngủ.....................................................................................................5
1.2.3. Nhu cầu về giấc ngủ..............................................................................................5
1.2.4. Sinh lý giấc ngủ bình thường................................................................................6
1.2.5. Phân loại rối loạn giấc ngủ....................................................................................6

1.3. Định nghĩa hội chứng ngừng thở khi ngủ và các yếu tố nguy cơ...........7
1.3.1. Định nghĩa các triệu chứng về hô hấp...................................................................7
1.3.1.1. Ngừng thở......................................................................................................7
1.3.1.2. Giảm thở........................................................................................................7
1.3.1.3. Hội chứng ngừng thở khi ngủ........................................................................7
1.3.2.Yếu tố nguy cơ của hội chứng ngừng thở khi ngủ.................................................8
1.3.3. Triệu chứng lâm sàng của hội chứng ngừng thở khi ngủ......................................8
1.3.3.1. Triệu chứng cơ năng......................................................................................8
1.3.3.2. Triệu chứng....................................................................................................9
1.3.4. Cận lâm sàng.......................................................................................................11
1.3.4.1. Cận lâm sàng để chẩn đoán hội chứng ngừng thở khi ngủ..........................11
1.3.4.2. Cận lâm sàng đánh giá các bệnh lý phối hợp..............................................12

1.3.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng ngừng thở khi ngủ..........................................12

1.4. Đặc điểm của Amidan...........................................................................12
1.4.1. Các nghiên cứu về Amidan.................................................................................13


1.4.2. Bệnh học amidan quá phát..................................................................................13
Nguyên nhân.................................................................................................................13
Biểu hiện...................................................................................................................14
Triệu chứng toàn thân...................................................................................................14
Triệu chứng cơ năng.................................................................................................14
Biểu hiện kèm theo...................................................................................................15

CHƯƠNG 2....................................................................................................16
CHƯƠNG 2....................................................................................................16
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................16
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................16
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................16
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân:.........................................................................16
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ..............................................................................................16
2.1.3. Cỡ mẫu: chọn cỡ mẫu thuận tiện cho nghiên cứu...............................................17

2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................17
2.2.1.Thông số nghiên cứu............................................................................................17

2.3.Quy trình nghiên cứu.............................................................................18
2.4.Phương tiện nghiên cứu.........................................................................19
2.5. Địa điểm, thời gian nghiên cứu.............................................................20
2.6.Thu thập và xử lý số liệu........................................................................20
2.7.Đạo đức trong nghiên cứu......................................................................20

CHƯƠNG 3....................................................................................................22
CHƯƠNG 3....................................................................................................22
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................22
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................22
3.1.Mô tả đặc điểm lâm sàng và giấc ngủ đồ đa ký của bệnh nhân ngủ ngáy
...............................................................................................................22
3.1.1.Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu..................................................................22
3.1.1.1.Tuổi:.............................................................................................................22
3.1.1.2.Giới –............................................................................................................22
3.1.1.3.Chỉ số khối cơ thể.........................................................................................23
3.1.1.4.Kích thước vòng cổ......................................................................................23


3.1.2.Đặc điểm lâm sàng của Amidan:..........................................................................23
3.1.2.1 Phân độ amidan............................................................................................24
3.1.2.2. Thời gian viêm Amidan:/ năm.....................................................................24
3.1.2.3. Mô tả hình dạng amidan..............................................................................24
3.1.2.3 Các triệu chứng lâm sàng thường gặp..........................................................24
3.1.2.4.Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân ngủ ngáy......................................25
3.1.2.5.Thời gian mắc bệnh......................................................................................25
3.1.2.6.Thang điểm SSS...........................................................................................25
3.1.2.7.Tư thế ngủ....................................................................................................25
3.1.2.8.Cơn ngừng thở được chứng kiến..................................................................25
3.1.2.9.Tiền sử bệnh tật............................................................................................26
3.1.2.10.Liên quan đến thói quen cá nhân................................................................26
3.1.3.Mô tả kết quả giấc ngủ đồ đa ký ở bệnh nhân ngủ ngáy......................................27
3.1.3.1.Hiệu quả giấc ngủ.........................................................................................27
3.1.3.2.Số lần ngừng thở/giảm thở trong một giờ....................................................27
3.1.3.3.Độ dài cơn ngừng thở, giảm thở...................................................................27
3.1.3.4.Nồng độ oxy bão hòa trong máu..................................................................27

3.1.3.5.Mối liên quan giữa BMI và AHI..................................................................28
3.1.3.6.Mối liên quan giữa SSS và AHI...................................................................28

CHƯƠNG 4....................................................................................................29
CHƯƠNG 4....................................................................................................29
DỰ KIẾN BÀN LUẬN..................................................................................29
DỰ KIẾN BÀN LUẬN..................................................................................29
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................29
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................29
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.................................................................................29
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.................................................................................29
DỰ KIẾN TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN..............................................................30
DỰ KIẾN TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN..............................................................30
.........................................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................31


DANH MỤC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1......................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................3
CHƯƠNG 2....................................................................................................16
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................16
CHƯƠNG 3....................................................................................................22
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................22
Bảng 3.1. Tuổi trung bình mắc bệnh:..........................................................22
Bảng 3.2. Chỉ số khối cơ thể (BMI)..............................................................23
Bảng 3.3. Kích thước vòng cổ.......................................................................23
Bảng 3.4: Phân bố bệnh nhân theo sự phân độ Amidan............................24

Bảng 3.5. Các triệu chứng lâm sàng............................................................24
Bảng 3.6. Thang điểm SSS............................................................................25
Bảng 3.7. Cơn ngừng thở được chứng kiến.................................................25
Bảng 3.8. Tiền sử bệnh..................................................................................26
Bảng 3.9. Liên quan đến các thói quen cá nhân.........................................26
Bảng 3.10. Hiệu quả giấc ngủ.......................................................................27
Bảng 3.11. Số lần ngừng thở/ giảm thở trong một giờ...............................27
Bảng 3.12. Độ dài cơn ngừng thở, giảm thở do tắc ngẽn...........................27
Bảng 3.13. Nồng độ oxy bão hòa trong máu...............................................28
Bảng 3.14. Mối liên quan BMI và AHI........................................................28
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa SSS và AHI.................................................28
CHƯƠNG 4....................................................................................................29
DỰ KIẾN BÀN LUẬN..................................................................................29
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................29
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.................................................................................29


DỰ KIẾN TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN..............................................................30
.........................................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................31


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1......................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................3
CHƯƠNG 2....................................................................................................16
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................16
CHƯƠNG 3....................................................................................................22
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................22

Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo lứa tuổi............................................22
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới...................................................22
Biểu đồ 3.3: Các triệu chứng ban đêm........................................................24
Biểu đồ 3.4: Các triệu chứng ban ngày.......................................................24
Biểu đồ 3.5. Phân bố thời gian mắc bệnh....................................................25
Biểu đồ 3.6. Phân bố bệnh nhân theo tư thế ngủ........................................25
Biểu đồ 3.7. Số lần ngừng thở, giảm thở trong 1 giờ..................................27
CHƯƠNG 4....................................................................................................29
DỰ KIẾN BÀN LUẬN..................................................................................29
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................29
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.................................................................................29
DỰ KIẾN TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN..............................................................30
.........................................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................31


DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1......................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................3
Hình 1.1: Các giai đoạn của giấc ngủ[16]......................................................6
Hình 1.2. Phân độ Mallampati.....................................................................10
Hình 1.3. Mô phỏng các biến cố khi ngủ trên bản ghi..............................11
Hình 1.4: Các mức độ quá phát của amidan []...........................................15
CHƯƠNG 2....................................................................................................16
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................16
CHƯƠNG 3....................................................................................................22
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................22
CHƯƠNG 4....................................................................................................29
DỰ KIẾN BÀN LUẬN..................................................................................29

DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................29
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.................................................................................29
DỰ KIẾN TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN..............................................................30
.........................................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................31


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngủ là một trong những hoạt động sinh lý của con người. Những
quan tâm về mặt y học đối với giấc ngủ đã được nhắc đến trong y văn từ 1000
năm trước Công Nguyên [1]. Tuy nhiên đến thế kỷ 19 y học nhân loại mới thực
sự bước vào nghiên cứu về giấc ngủ và đến những năm cuối thế kỷ 19, các tác
giả mới mô tả được rõ ràng rối loạn giấc ngủ của hội chứng ngừng thở khi ngủ
[2].
Trên thế giới hiện nay, đã có nhiều trung tâm nghiên cứu về rối loạn giấc
ngủ ra đời. Cùng với sự tiến bộ trong công nghệ thông tin và y học, đã giúp
cho việc chẩn đoán xác định và chẩn đoán mức độ ngừng thở khi ngủ một
cách khách quan dựa vào giấc ngủ đồ đa ký [3].
Ngừng thở khi ngủ có nhiều nguyên nhân: có thể là do cấu tạo bất
thường của xương hàm hay do yếu tố thần kinh hoặc các bệnh lý của chuyên
khoa Tai Mũi Họng, một trong số đó liên quan đến amidan khẩu cái [4]. Khi
amidan quá phát sẽ làm khoang họng bị hẹp lại gây cản trở đường hô hấp làm
cho lượng oxy vào phổi giảm đồng nghĩa với việc gây thiếu oxy não. Khi đó
não sẽ phát ra tín hiệu làm giãn nở khoang họng và khí quản, khi đó hô hấp sẽ
trở lại bình thường [5]. Nếu những rối loạn này diễn ra liên tục sẽ gây chứng
ngừng thở khi ngủ, ngủ không ngon giấc. Hậu quả làm não không được nghỉ
ngơi hoàn toàn sau một ngày hoạt động, khiến bệnh nhân trở nên mệt mỏi,
không tập trung, hay ngủ gật ...[2].

Bệnh nhân ngừng thở khi ngủ có thể đến khám ở rất nhiều chuyên khoa
khác nhau như thần kinh, lão khoa, tai mũi họng, hô hấp, răng hàm mặt...Dù
bệnh nhân đến khám ở bất kỳ chuyên khoa nào, cũng phải được hội chẩn với
chuyên khoa Tai Mũi Họng để tìm nguyên nhân.
Càng về sau các nghiên cứu càng đi sâu về tìm hiểu mối liên
quan của hội chứng ngừng thở khi ngủ với các bệnh lý khác và hiệu quả
của các phương pháp điều trị.
Tại Việt Nam, cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về


2

hội chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn, tuy nhiên hội chứng ngừng thở
khi ngủ này vẫn chưa giành được sự quan tâm đúng mức và sự hiểu biết về
các triệu chứng của bệnh vẫn còn hạn chế, trong đó chưa có nghiên cứu nào
đi sâu vào mối liên hệ giữa đặc điểm Amidan và hội chứng ngừng thở khi
ngủ.
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đặc điểm amidan
của bệnh nhân có hội chứng ngừng thở khi ngủ và kết quả đo đa ký hô
hấp của ở bệnh nhân tại Bệnh viện Lão khoa Trung Ương” với 2 mục
tiêu:
1.

Mô tả đặc điểm của Amidan ở bệnh nhân có hội chứng hội chứng ngừng
thở khi ngủ tại Bệnh viện Lão khoa Trung Ương.

2.

Mô tả kết quả đo đa ký hô hấp của bệnh nhân có hội chứng cóhội
chứng ngừng thở khi ngủ tại Bệnh viện Lão khoa Trung Ương.



3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử nghiên cứu
1.1.1. Thế giới
Năm 1875, Caton đã ghi được điện não đồ ở chó về điện sinh lý giấc
ngủ, năm 1929 Hans Berger đã ghi được điện não đầu tiên ở người khởi đầu
cho sự nghiệp nghiên cứu về giấc ngủ. Năm 1935, Bremer là người đầu tiên
nhận thấy có sự thay đổi điện não trong khi ngủ [46].
Năm 1937 Loomis và cộng sự nhận thấy sự hoạt động điện não thay đổi
khi ngủ và chia giấc ngủ làm năm giai đoạn.
Năm 1953 Kleitman phát hiện ra giai đoạn động mắt nhanh của giấc ngủ
REM. Năm 1960 người ta bắt đầu mô tả chứng ngủ rũ với thời gian khởi phát
nhanh của giai đoạn động mắt nhanh REM [46], [18].
Năm 1968, phương pháp ghi điện não đò giấc ngủ của Rechtchaffen và
Kales được ủy ban nghiên cứu về giấc ngủ công bố. Cho đến nay, phương
pháp này vẫn được sử dụng và ghi nhận là phương pháp chuẩn [4].
Năm 1970 ở trường đại học Stanford (Mỹ), Holland và cộng sự trong
quá trình theo dõi cảm biến vê hô hấp, tim mạch, điện não đồ, nhãn cầu đồ và
điện cơ được ghi hàng đêm và đặt tên là giấc ngủ đồ đa ký [46].
Từ năm 1993 đến năm 2000, trên MEDLINE đã có tới hơn 2000 công
trình nghiên cứu khoa học đề cập đến đầy đủ các lĩnh vực có liên quan như
sinh lý bệnh, triệu chứng lâm sàng, các phương pháp chẩn đoán và điều trị
của ngủ ngáy. Đặc biệt là mối quan hệ mật thiết giữa bệnh lý tai mũi họng và
ngủ ngáy [6],[7].
Lĩnh vực sinh học phân tử cũng bắt đầu tìm hiểu về dấu ấn sinh học của
ngủ ngáy và hội chứng ngừng thở khi ngủ [5].



4

Năm 2003 Koltai và cộng sự trong một nghiên cứu hồi cứu ở hơn 200
bệnh nhân có ngủ ngáy và rối loạn hô hấp trong lúc ngủ, thấy rằng tình trạng
được cải thiện đáng kể sau khi cắt amidan [8].
Năm 2009 Howard NS vàBrietzke SE nghiên cứu ở 34 trẻ từ 2 đến 9
tuổi thấy rằng kích thước amidan to là yếu tố dự báo sớm một rối loạn
giấc ngủ [9].
Năm 2009 Robb cũng đã chỉ ra rằng amidan và VA là nguyên nhân chủ
yếu gây nên chứng ngủ ngáy và cơn ngừng thở khi ngủ ở trẻ em. Tình trạng
này đã giảm đáng kể sau khi cắt amidan, nạo VA [10].
1.1.2. Tại Việt Nam
Năm 2008 nhóm tác giả Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Trọng Hưng,
Phạm tiến Thắng đã nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm
sàng của rối loạn giấc ngủ tại Bệnh viện lão khoa Trung ương” kết quả cho
thấy 87,5% bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có ngủ không ngon giấc,
51,6% có ngáy khi ngủ và ngáy ảnh hưởng đến người ngủ cùng [11].
Năm 2009 Nguyễn Xuân Bích Huyên và cộng sự [12] lần đầu tiên
nghiên cứu tỷ lệ hội chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn trên bệnh nhân
Việt Nam có ngáy thấy rằng có 88,3%có chứng ngưng thở khi ngủ.
Năm 2012 Nguyễn Anh Tuấn và Lâm Huyền Trân [13] nghiên cứu ở 47
trẻ có ngáy và cơn ngừng thở lúc ngủ được phẫu thuật nạo VA thấy rằng có
85,1% trẻ bị viêm VA có ngáy, 91% trẻ hết ngáy sau phẫu thuật nạo VA, 83%
chất lượng cuộc sống của trẻ được cải thiện sau phẫu thuật. Tuổi hay gặp là độ
tuổi dưới 6, chiếm 57,4%.
1.2. Đại cương về giấc ngủ
1.2.1. Chức năng của giấc ngủ
Có rất nhiều giả thiết đưa ra để giải thích về chức năng của giấc ngủ [14].

 Thuyết giấc ngủ có chức năng tái tạo năng lượng: dựa trên cơ sở khi


5

ngủ thấy tăng nồng độ hormone tăng trưởng, testosterone, prolactin và giảm
một số hormon như corticoid. Đồng thời, thuyết này dựa trên cảm giác chủ
quan là thấy thoải mái sau khi ngủ dậy.
 Thuyết giấc ngủ có chức năng bảo tồn năng lượng: trong khi ngủ,

chuyển hóa giảm đi giúp bảo tồn năng lượng. Động vật có chuyển hóa càng
cao thường ngủ dài hơn, đây là cơ sở để gợi ý rằng giấc ngủ giúp bảo tồn
năng lượng.
 Theo thuyết thích nghi: ở cả người và động vật, ngủ là hành vi thích

ghi giúp sống được trong các môi trường khắc nghiệt.
 Thuyết bản năng: Cho rằng ngủ là bản năng của con người [15].

1.2.2. Nhịp thức – ngủ
Nhịp thức – ngủ được điều chỉnh bởi các nhịp nội sinh như nhiệt độ cơ
thể, chu kì bài tiết hormon melatin và nhịp sáng - tối bên ngoài. Nhịp sáng –
tối bên ngoài ảnh hưởng đến nhịp thức - ngủ thông qua đường dẫn truyền thị
giác dưới đồi – võng mạc. Moore và Eichler đã chỉ ra vị trí của đồng hồ sinh
học nằm ở nhân trên chéo thị giác, ở dưới đồi. Ban ngày, khi có tín hiệu ánh
sáng đến võng mạc, sẽ truyền theo bó võng mạc – dưới đồi về khu vực dưới
đồi, xuống thân não, qua hạch vùng cổ cao, đến tuyến tùng, từ đó ức chế bài
tiết melatonin. Quá trình này xảy ra ngược lại vào ban đêm, melatonin được
tăng tiết ra nhiều [1].
1.2.3. Nhu cầu về giấc ngủ
Theo Sadock B.J, nhu cầu về giấc ngủcủa mỗi người rất khác nhau và

phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là tuổi. Trẻ nhỏ thường cần tói 16 giờ
một ngày trong khi thiếu niên cần 9 giờ một ngày và người lớn cần 7-8 giờ
ngủ một ngày.


6

1.2.4. Sinh lý giấc ngủ bình thường
Chu kỳ đầy đủ của giấc ngủ bao gồm có giai đoạn không động mắt
nhanh Non REM (Non Rapid Eye Muvement) và giai đoạn động mắt nhanh
REM, luân phiên 90 – 110 phút và nhắc lại 4 -6 lần trong đêm (hình 1.1). theo
qui ước, giấc ngủ không có động mắt nhanh Non REM được chia làm bốn
giai đoạn: giai đoạn 1 và giai đoạn 2 tương đương với giấc ngủ chậm nông,
giai đoạn 3, 4 là giai đoạn ngủ chậm sâu [16].

Hình 1.1: Các giai đoạn của giấc ngủ[16]
Thông thường, ở người lớn, trung bình 75% thời gian ngủ là giai đoạn
không động mắt nhanh. Trong đó giai đoạn 1 chiếm 5% còn giai đoạn 2 chiếm
45%. Giai đoạn 3 chiếm 12% và giai đoạn 4 là 13%. Còn lại 24% là thời gian
của giai đoạn động mắt nhanh.
Để nhận biết các giai đoạn của giấc ngủ, người ta dựa vào bản ghi phối
hợp ít nhất ba thông số: điện não đồ, điện nhãn đồ và điện cơ đồ.
1.2.5. Phân loại rối loạn giấc ngủ
Có rất nhiều loại rối loạn giâc ngủ khác nhau. Phân loại rối loạn giấc ngủ
quốc tế ICSD (Internstional Classification of Sleep Disorders) năm 2004 dựa
trên các biểu hiện triệu chứng lâm sàng, sinh lý bệnh và mối liên quan với các
hệ thống khác trong cơ thể. Phân loại rối loạn giấc ngủ là cần thiết giúp hiểu
rõ triệu chứng, nguyên nhân sinh bệnh học và điều trị [5]. Bảng phân loại rối



7

loạn giấc ngủ(ICSD) phiên bản 2 liệt kê 85 loại rối loạn giấc ngủ, mỗi loại
được mô tả chi tiết các tiêu chuẩn chẩn đoán cụ thể thuộc 8 nhóm chính:
1.

Mất ngủ

2.

Rối loạn hô hấp liên quan đến giấc ngủ

3.

Ngủ nhiều không liên quan đến rối loạn hô hấp

4.

Rối loạn nhịp thức-ngủ

5. Các rối loạn trong giấc ngủ
6. Rối loạn vận động liên quan đến giấc ngủ
7. Các triệu chứng riêng rẽ, với các biến thể khác nhau và các vấn đề
chưa được giải quyết.
8. Các rối loạn giấc ngủ khác
Ngủ ngáy là một phân nhóm nhỏ hơn của rối loạn giấc ngủ liên quan đến
hô hấp.
1.3. Định nghĩa hội chứng ngừng thở khi ngủ và các yếu tố nguy cơ
1.3.1. Định nghĩa các triệu chứng về hô hấp
1.3.1.1. Ngừng thở

Là hiện tượng ngừng thông khí ít nhất 10 giây.
Ngừng thở do tắc nghẽn: ngừng thở có kèm gắng sức hô hấp.
Ngừng thở trung ương: ngừng thở không kèm gắng sức hô hấp.
Ngừng thở hỗn hợp: ban đầu là ngừng thở trung ương, sau đó là ngừng
thở hỗn hợp .
1.3.1.2. Giảm thở
Giảm thông khí ít nhất 50% hay giảm thông khí dưới 50% có kèm giảm
độ bão hòa oxy trên 3% hoặc những cơn thức giấc ngắn.
1.3.1.3. Hội chứng ngừng thở khi ngủ
Có các nhóm hội chứng ngừng thở: hội chứng ngừng thở khi ngủ tắc
nghẽn và hội chứng ngừng thở khi ngủ trung ương.


8

Hội chứng ngừng thở khi ngủ tắc nghẽn: gặp trong phần lớn trường hợp,
là hậu quả của giảm lưu lượng hô hấp do xẹp đường hô hấp trên.
Hội chứng ngừung thở khi ngủ trung ương: Các tín hiệu hô hấp từ trung
ương không dẫn truyền đến được cơ quan hô hấp, vì vậy, không có gắng sức
hô hấp và cũng không có lưu lượng khí dù đường hô hấp vẫn mở.
Hội chứng ngừng thở khi ngủ hỗn hợp: Bắt đầu bằng ngừng thở trung
ương sau đó là ngừng thở tắc nghẽn.
1.3.2.Yếu tố nguy cơ của hội chứng ngừng thở khi ngủ
Trong những năm gần đây, các nghiên cứu đều khẳng định những yếu tố
nguy cơ rõ rệt của bệnh xếp theo thứ tự từ cao đến thấp bao gồm: béo phì (hay
gặp nhất), bất thường sọ mặt và đường hô hấp trên (vị trí, kích thước), bất
thường xương hàm trên, hàm dưới, quá phát amidal – mô lymphohoặc VA,
khoang mũi hẹp. Các nghiên cứu cho thấy các yếu tố này càng tăng thì tỷ lệ
mắc bệnh càng tăng.
Những yếu tố nguy cơ tiềm ẩn khác bao gồm: di truyền, hút thuốc lá

(tăng gấp 3 lần), sung huyết mũi (tăng gấp 2 lần), đái tháo đường đề kháng
insulin (tăng gấp 3 lần), nam giới, tuổi, rượu, thuốc an thần và mạn kinh .
1.3.3. Triệu chứng lâm sàng của hội chứng ngừng thở khi ngủ
1.3.3.1. Triệu chứng cơ năng
Ngáy và ngủ ngày nhiều: Ngủ ngáy kèm theo ngừng thở hoặc tiếng thở
gấp, tiếng khịt mũi, nghẹt thở. Buồn ngủ nhiều ban ngày thường thể hiện: buồn
ngủ hoặc ngủ gật khi lái xe, ngủ gật khi xem tivi hoặc sách báo.
Ngừng thở: là lý do chính khiến bệnh nhân đến khám.
Ngạt thở về đêm: Cảm giác nghẹt thở, bóp nghẹt khi ngủ đôi khi làm bệnh
nhân thức giấc và rất lo lắng.
Thức giấc nhiều về đêm: Thường do những cơn ngừng thở khi ngủ làm
giảm oxy máu.


9

Tiểu đêm, tiểu dầm: giảm chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân.
Tình trạng tăng CO2 máu: thức dậy nhưng không cảm thấy khỏe, nhức
đầu buổi sáng.
Giảm trí nhớ và giảm sự tập trung.
Kích thích hoặc trầm cảm, bất lực.
Việc ghi nhận lại thái độ và hành vi của bệnh nhân ngoài công sở là điều
cần thiết vì những triệu chứng buồn ngủ ban ngày có thể bị che lấp bởi những
hoạt động hàng ngày trong công việc. Một bảng câu hỏi nhanh và đơn giản để
tầm soát bệnh đó là thang điểm Epworth, khi sử dụng bảng câu hỏi này nên có
sự tham gia của người ngủ cùng hoặc người nhà bệnh nhân.
Bảng câu hỏi Epworth được thiết kế bởi 8 câu hỏi, đánh giá mức độ các
triệu chứng buồn ngủ ban ngày thông qua các hoạt động khi thức của bệnh
nhân. Tổng điểm của 8 câu hỏi sẽ từ 0 đến 24 điểm, nếu trên 10 điểm gợi ý
nguy cơ mắc bệnh và số điểm càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn [25].

1.3.3.2. Triệu chứng
a. Triệu chứng toàn thân
Thừa cân và béo phì: qua chỉ số khối cơ thể (BMI), được tính toán dựa
trên cân nặng và chiều cao của bệnh nhân. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO)
chỉ số khối cơ thể (BMI) > 25 kg/m² được đánh giá là có tình trạng thừa cân
và BMI > 30 kg/m² là có tình trạng béo phì. Đối với người Châu Á BMI trong
giới hạn bình thường là 18 đến 23 kg/m², BMI > 23 kg/m² là thừa cân và BMI
> 27 kg/m² là béo phì. Các nghiên cứu gần đây cho thấy những bệnh nhân có
BMI > 25 kg/m² có nguy cơ mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ .
b. Tai mũi họng và hàm mặt
Khám tai mũi họng và hàm mặt nhằm phát hiện các bất thường về cấu
trúc sọ mặt và bất thường về cấu trúc đường hô hấp trên, đây là một trong
những yếu tố nguy cơ rõ rệt của bệnh như đã nói ở trên. Cần quan sát cả ba


10

tầng: hố mũi, hầu họng và khoang họng miệng, lỗ mũi và van, xoăn mũi, vách
ngăn mũi, vùng hầu họng và răng, lưỡi, lưỡi gà và amidal. Những bất thường
về cấu trúc đường hô hấp trên bao gồm: bất thường cấu trúc mũi, vẹo vách
ngăn mũi, quá phát vách ngăn mũi, polyp mũi, trĩ mũi…
Một số tác giả sử dụng thang điểm Mallampati để đánh giá tình trạng
thông thoáng của đường hô hấp. Thang điểm Mallampati phân chia thành 4
mức độ từ độ 1 đến độ 4 dựa trên việc nhìn rõ amidal, trụ amidal, khẩu cái
mềm và lưỡi gà. Độ nặng của bệnh tăng tỷ lệ với mức độ nặng của thang điểm
Mallampati.

Hình 1.2. Phân độ Mallampati
Những bất thường về cấu trúc đường hô hấp trên bao gồm: bất thường
cấu trúc mũi, vẹo v


ách ngăn mũi, quá phát vách ngăn mũi, polyp mũi, trĩ

mũi.

c. Khám tim mạch
Các nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan giữa hội chứng ngừng thở khi
ngủ nhất là ngừng thở khi ngủ tắc nghẽn với các bệnh lý tim mạch. Hội chứng này
làm gia tăng tỷ lệ các biến cố tim mạch . Tất cả các bệnh nhân đều cần được đo
huyết áp để phát hiện tình trạng tăng huyết áp, tình trạng rối loạn về nhịp như rung


11

nhĩ, loạn nhịp xoang...cũng như nguy cơ tai biến mạch não.
d. Khám thần kinh
Phát hiện các thiếu sót về thần kinh tạm thời hoặc các di chứng của tai
biến mạch não trước đây.

1.3.4. Cận lâm sàng
1.3.4.1. Cận lâm sàng để chẩn đoán hội chứng ngừng thở khi ngủ
Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán hội chứng ngừng thở khi ngủ là dựa vào đo đa
ký giấc ngủ và đặc biệt là theo dõi các biến đổi về hô hấp. Thông qua ghi nhận
các cảm biến về sự thay đổi hoạt động hô hấp, tim mạch để xác định bệnh
nhân có giảm thở và ngừng thở khi ngủ. Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng đa
ký hô hấp là phương pháp theo dõi những biến cố khi ngủ thông qua các kênh
theo dõi về hoạt động hô hấp, điện tâm đồ không kèm theo theo dõi hoạt động
điện não.

Hình 1.3. Mô phỏng các biến cố khi ngủ trên bản ghi

Các thông số được theo dõi trong khi đo đa ký giấc ngủ bao gồm: Lưu
lượng khi thở, độ bão hòa oxy qua da, sự di chuyển ngực bụng, điện tâm đồ,
điện não đồ, nhãn cầu đồ, điện cơ.


12

Đánh giá lưu lượng khí thở và bão hòa oxy qua da: nhằm đánh giá bệnh
nhân có giảm thở hoặc ngừng thở.
Đánh giá di động ngực bụng: nhằm phân biệt ngừng thở khi ngủ tắc
nghẽn, ngừng thở khi ngủ trung ương hay ngừng thở khi ngủ hỗn hợp.

1.3.4.2. Cận lâm sàng đánh giá các bệnh lý phối hợp
Xét nghiệm máu chẩn đoán các rối loạn chuyển hóa như rối loạn chuyển
hóa lipid, rối loạn chuyển hóa đường, là yếu tố nguy cơ của hội chứng ngừng
thở khi ngủ.
Điện tâm đồ và siêu âm tim: đánh giá các rối loạn nhịp, tình trạng chức
năng thất trái và các bệnh lý tim mạch đi kèm.
Thăm dò các dung tích phổi: đánh giá các rối loạn thông khí.
1.3.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng ngừng thở khi ngủ
Ngày nay để chẩn đoán hội chứng ngừng thở khi ngủ dựa vào tiêu chuẩn
chẩn đoán của Hiệp hội Giấc ngủ Hoa Kỳ. Bệnh nhân có tiêu chuẩn A hoặc B,
cộng với tiêu chuẩn C .
A. Buồn ngủ quá nhiều ban ngày không do các yếu tố khác có thể giải
thích được.
B. Có hai hoặc nhiều hơn các biểu hiện sau mà không do các yếu tố
khác gây nên: choàng dậy hoặc thở gấp khi ngủ, thức dậy nhiều
lần trong đêm, ngủ không ngon giấc, mệt mỏi ban ngày, giảm độ
tập trung.
C. Đa ký giấc ngủ có từ 5 lần giảm thở/ngừng thở trong 1 giờ khi ngủ.

Các lần này có thể giảm thở hoặc ngừng thở hoặc thức dậy do tăng
cường độ hô hấp.
1.4. Đặc điểm của Amidan


13

1.4.1. Các nghiên cứu về Amidan
Theo Brodsky, Koch, Stanievich… có mối liên hệ giữa quá trình viêm và
quá phát. Mô lympho amidan phải to nên để tiếp nhận ngày càng nhiều các vi
sinh gây bệnh, đặc biệt là các vi khuẩn sinh β – lactamase, đưa đến hậu quả quá
phát mô lympho [].
Quá phát amidan có hai quá trình:
 Quá phát Amidan và bít tắc đường thở trên
 Quá phát Amidan và sự tăng trưởng sọ mặt
 Quá phát Amidan và bít tắc đường thở trên
Quá phát amidan là nguyên nhân thường gặp gây nên bít tắc đường hô
hấp trên và trong nhiềutrường hợp nghiêm trọng kéo dài gây hậu quả xấu cho
hoạt động tim phổi, tăng áp lực động mạch phổi và giảm thông khí phế nang,
đòi hỏi phải cắt amidan.
Quá phát amidan là một nguyên nhân thường gặp gây ngưng thở trong
lúc ngủ . Bệnh nhân ban đêm thường phải thở bằng miệng, ngủ ngáy, hay thức
giấc ban đêm, ngủ không say giấc, đái dầm, ác mộng, rối loạn phát âm.
 Quá phát Amidan và sự tăng trưởng sọ mặt
Đã có những bằng chứng về ảnh hưởng thứ phát của A gây tắc nghẽn hô
hấp và thở miệng kéo dài ở trẻ em ảnh hưởng đến sự tăng trưởng sọ mặt, hậu
quả là sự phát triển không cân đối sọ mặt và khớp cắn cũng như sự phát triển
cung răng hàm trên.
1.4.2. Bệnh học amidan quá phát
 Nguyên nhân

 Viêm nhiễm
Do vi khuẩn hoặc virut khích tăng trưởng tổ chức lympho tại họng với
chức năng miễn dịch dịch thể và tế bào [28].
 Tạng bạch huyết
Một số trẻ nhỏ có tổ chức bạch huyết phát triển quá mạnh. Nhiều hạch ở cổ, ở


14

họng quá phát rất dễ bị viêm nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho viêm amidan [29].
 Do cấu trúc và vị trí của amidan
Amidan có nhiều khe hốc, nơi vi khuẩn dễ trú ẩn và phát triển. Hơn nữa
amidan nằm trên ngã tư đường thở- đường ăn, là cửa ngõ cho vi khuẩn, virut
xâm nhập vào [].
Biểu hiện
Amidan quá phát có thể ở mọi lứa tuổi.
Thể quá phát có thể gặp ở trẻ em lớn. Những yếu tố gia đình như hen,
eczema, viêm mũi dị ứng … hay tạng bạch huyết cũng có ảnh hưởng lớn
trong vấn đề quá phát của amidan.
Triệu chứng toàn thân
Không có gì đặc biệt, có thể hay ốm vặt, ho, chậm phát triển....
Triệu chứng cơ năng
- Cảm giác vướng họng
- Khó thở, ngủ ngáy hoặc có cơn ngừng thở khi ngủ
Triệu chứng thực thể
Khám họng:Amidan có thể quá phát, to vượt ra khỏi các trụ.
Đánh giá mức độ quá phát của amidan dựa vào eo họng bị thu hẹp mà
chia làm các mức độ quá phát.



Phân độ theo Preobrajensky: Có 3 độ

Độ I: Thụ hẹp eo họng dưới 1/3
Độ II: Thu hẹp eo họng 1/3 – 2/3
Độ III: Thu hẹp eo họng >2/3


Phân độ theo Brodsky, Leove và Stanievich: có 4 độ


15

Hình 1.4: Các mức độ quá phát của amidan []
(theo Brodsky, Moore và Stanievich)
Độ 0: amidan không ảnh hưởng tới đường thở
Độ 1: amidan gây hẹp eo họng dưới 25%
Độ 2: amidan gây hẹp eo họng từ 25% -50%
Độ 3: amidan gây hẹp eo họng từ 50% -75%
Độ 4: amidan gây hẹp eo họng ≥75%
Sự phân chia mức độ quá phát bít tắc giúp để thống nhất trong điều tra
nghiên cứu.
Biểu hiện kèm theo
- Nghẽn đường thở: thở có tiếng rít, thở khò khè.
- Tình trạng thiếu oxy mạn và dư thừa CO2, kéo dài sẽ gây nên suy tim trái.
- Rối loạn ngủ, trong lúc thở có nhiều lần ngưng thở, ngủ có tiếng ngáy, thở
miệng thường xuyên, hay giật mình vào ban đêm.
- Dị dạng sọ mặt
Há miệng thở thường xuyên do amidan quá phát và do nghẽn đường hô
hấp trên đã ảnh hưởng đến sự phát triển sọ mặt ở trẻ.
Điều trị:

Với amidan quá phát trong trường hợp gây các triệu chứng thì cần thiết
phải phẫu thuật tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm.


16

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi gồm các bệnh nhân được chẩn đoán hội
chứng ngừng thở khi ngủ tại bệnh viện Lão khoa Trung Ương và có quá phát
Amidan.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân:
Bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn theo
tiêu chuẩn của Hiệp Hội Giấc Ngủ Hoa Kỳ, Bệnh nhân có tiêu chuẩn A hoặc B,
cộng với tiêu chuẩn C .
- Buồn ngủ quá nhiều ban ngày không do các yếu tố khác có thể giải
thích được.
- Có hai hoặc nhiều hơn các biểu hiện sau mà không do các yếu
tố khác gây nên: choàng dậy hoặc thở gấp khi ngủ, thức dậy
nhiều lần trong đêm, ngủ không ngon giấc, mệt mỏi ban ngày,
giảm độ tập trung.
-

Đa ký giấc ngủ có từ 5 lần giảm thở/ngừng thở trong 1 giờ khi ngủ.
Các lần này có thể giảm thở hoặc ngừng thở hoặc thức dậy do tăng
cường độ hô hấp.

-


Khám Tai mũi họng: Mô tả tình trạng Amidan: theo phân độ của

Brodsky, màu sắc niêm mạc của amidan, mô tả bề mặt amiđan, tình trạng các
khe hốc, các trụ của amidan, tần xuất viêm/ năm
-

Bệnh nhân đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
-

Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.

-

Bệnh nhân đang mắc các bệnh cấp tính hoặc mạn tính không cho phép

tiến hành đo đa ký hô hấp.


×