Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Thực trạng và một số yếu tố liên quan rối loạn loạn thần ở bệnh nhân sử dụng các chất dạng amphetamine điều trị nội trú tại viện sức khỏe tâm thần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.93 KB, 73 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trước đây, heroin là loại ma túy bất hợp pháp được sử
dụng phổ biến tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác.
Ngày nay, các loại ma túy tổng hợp (đặc biệt là các chất dạng
Amphetamine) được sử dụng rộng rãi và dần thay thế ma túy
cổ điển. Năm 2015, với khoảng 37 triệu người sử dụng, ATS
vượt qua heroin và trở thành ma túy được sử dụng phổ biến thứ
2 trên thế giới [1]. Chúng được gọi bằng nhiều tên khác nhau:
hồng phiến (tablets), viên chúa (blue tablets), hàng đá (crystal ice),... [2].
Người sử dụng ATS liên tục, kéo dài có thể gây ra tình
trạng lệ thuộc và nghiện. Điều đó không những ảnh hưởng tác
hại về mặt cơ thể, mà còn dẫn đến tiêu tốn tiền bạc và ảnh
hưởng đến chính trị, xã hội. Đặc biệt là các rối loạn tâm thần
và hành vi, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử
dụng, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, gia đình, xã hội.
Các

rối

loạn

loạn

thần

do

sử


dụng

chất

dạng

Amphetamine (amphetamine-type-stimulants - ATS) lần đầu
tiên được báo cáo vào cuối những năm 1930 [3]. Rối loạn loạn
thần xuất hiện không những khi đang sử dụng mà ngay cả khi
dừng sử dụng, có thể là hoang tưởng, ảo giác... Do vậy, các rối
loạn loạn thần do sử dụng ATS có thể là yếu tố dẫn đến tình
trạng bạo lực, cướp của, giết người... [4]. Tại Australia, điều trị
các rối loạn tâm thần do sử dụng chất dạng Amphetamine cùng
với rối loạn tâm thần tuổi già là 2 nhóm rối loạn tiêu tốn nhiều
tiền nhất trong bệnh viện chuyên khoa tâm thần.
Để điều trị các rối loạn loạn thần do sử dụng ATS, hóa
dược được coi là liệu pháp hàng đầu. Hiện nay, hầu hết bệnh


2

nhân có rối loạn loạn thần do sử dụng ATS đều điều trị nội trú
tại các cơ sở y tế. Tỉ lệ bệnh nhân nhập viện điều trị loạn thần
do sử dụng ATS tăng dần từng năm. Theo số liệu tổng hợp của
Viện Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai, năm 2015 có
120 bệnh nhân, năm 2016 có 190 bệnh nhân nhập viện điều trị
rối loạn loạn thần do sử dụng ATS.Bệnh nhân lạm dụng, tái
nghiện có rất nhiều yếu tố tác động từ môi trường xung quanh,
gia đình và bản thân bệnh nhân. Do đó có nhiều bênh nhân tái
sử dụng hoặc sử dụng không thường xuyên.

Ở Việt Nam có nhiều nghiên cứu về các chất dạng
Amphetamine với các rối loạn tâm thần do chất dạng
Amphetamin gây ra. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về
thực trạng rối loạn tâm thần do sử dụng chất dạng
Amphetamin ở các bệnh nhân điều trị nội trú tại cơ sở y tế.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực
trạng và một số yếu tố liên quan rối loạn loạn thần ở
bệnh nhân sử dụng các chất dạng Amphetamine điều trị
nội trú tại Viện Sức Khỏe Tâm Thần” với mục tiêu:
1.

Mô tả thực trạng rối loạn loạn thần ở bệnh nhân sử dụng các chất
dạng Amphetamine điều trị nội trú tại Viện sức khỏe Tâm thần Bệnh

2.

viện Bạch Mai từ tháng 12/2017 đến tháng 12/2018.
Nhận xét một số yếu tố liên quan rối loạn loạn thần ở nhóm bệnh nhân
nói trên.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về các chất dạng Amphetamine
1.1.1. Lịch sử chất dạng Amphetamine (ATS)
Amphetamine lần đầu tiên được tổng hợp ở Đức vào năm
1887. Vào những năm 1920, sau khi thu hẹp nguồn Ephedrine,
Amphetamine được sử dụng trên lâm sàng để điều trị hen phế

quản. Dextroamphetamine và Methamphetamine nhanh chóng
được tổng hợp ngay sau đó. Năm 1932, thuốc chữa nghẹn mũi
dạng xịt có chứa Amphetamine xuất hiện rộng rãi trên thị trường
và bị lạm dụng quá nhiều [3]. Đó là một trong những nguyên
nhân khiến Cục Quản lý thuốc và thực phẩm của Mỹ (FDA) cấm
sử dụng Amphetamine dạng hít vào năm 1959 [5].
Các chất thuộc dạng Amphetamine đã được sử dụng trong
Thế chiến II và điều trị nhiều bệnh lý lâm sàng bao gồm cả
chống sốc, trị quá liều thuốc an thần, viêm não, béo phì và hạ
huyết áp tư thế. Hơn 10 tỷ viên thuốc chứa Amphetamine đã
được sản xuất hợp pháp vào năm 1970 nhưng phần lớn bị lạm
dụng một cách bất hợp pháp [6].
Sau khi thông qua Đạo luật kiểm soát chất ma túy vào
năm 1970 ở Mỹ, tỷ lệ lạm dụng Amphetamine giảm xuống một
cách đáng kể [7]. Tuy nhiên, chiến dịch điều chế các chất dạng
Amphetamin lại bùng nổ vào những năm 1980 khi sự kiểm soát
bị thả lỏng, nổi bật là 3,4 - methylenedioxymethamphetamin
(MDMA) [8], [9], [10]. Tình trạng lạm dụng Methamphetamin
tăng cao trở lại và được sản xuất theo công thức có độ tinh
khiết cao được gọi là “đá” [11], [12].


4

Năm 1990, việc sử dụng MDMA và Methamphetamine
tăng mạnh ở châu Âu, Bắc Mỹ và Úc. Điều đó khiến cho việc
điều chế ngày càng nhiều các sản phẩm ATS với tính chất hóa
học tương tự nhau [12].
1.1.2. Phân loại và tác dụng dược lý của ATS
1.1.2.1. Amphetamine

Amphetamine được hình thành từ alpha-methyl-betaphenyl-ethylamine, là một chất lỏng không màu cấu thành từ
carbon, hydro và nitro. Amphetamine có công thức hóa học gốc
từ Phenylethylamines; tương tự cấu trúc của adrenaline (hình
1). Phenylethylamines có tác dụng chính là kích thích thần kinh
trung ương. Khi bào chế thay thế công thức hóa học với các
chuỗi phân tử ethyl carbon (mũi tên trong hình 1), nhân thơm
và nhánh cuối amino nitơ tạo ra các tác dụng khác nhau trên
lâm sàng.

Adrenaline

Phenylethylamine

Hình 1.1. Công thức hóa học của adrenaline và
phenylethylamine
Sự xâm nhập các chất kích thích vào trong bào tương tế
bào chủ yếu thông qua tái hấp thu chất dẫn truyền thần kinh
monoamine [13]. Amphetamine cũng hoạt động như một chất
nền kích thích giải phóng chất dẫn truyền thần kinh trung
gian. Sự ức chế tái hấp thu monoamine thông qua cạnh tranh
trực tiếp với sự tái hấp thu để cho các chất dẫn truyền và sự
khích thích vận chuyển này hoạt động như một chất đảo ngược
[13]. Amphetamine ức chế giải phóng các monoamine từ các
túi chứa chất dẫn truyền thần kinh trung gian, làm giảm lượng
monoamine dự trữ và tăng nồng độ monoamine trong tế bào
chất.
Một

biệt


dược

phổ

biến

của

Amphetamine




5

Methylphenidate (Concertra ®) sử dụng trong điều trị rối loạn
tăng động giảm chú ý (ADHD). Tuy nhiên, các rối loạn tâm
thần và nghiện Amphetamine chủ yếu do sử dụng không nhằm
mục đích chữa bệnh. Amphetamine thường có dạng viên nén,
dạng bột, có thể dùng bằng cách nuốt, hít hoặc hút, với cấu
hình dạng tiêm ít khi được sử dụng.
1.1.2.2. Methamphetamine
Methamphetamine

được

tạo

ra


do

methyl

hóa

Amphetamine, là một nhóm methyl chức năng (-CH3) được gắn
vào phân tử Amphetamine để tạo thành Methamphetamine
(methyl + amphetamine). Khi vào cơ thể, Methamphetamine
phân hủy thành Amphetamine.
Sự

khác

biệt

chính

giữa

Methamphetamine



Amphetamine là ở quá trình điều chế và khả năng kích thích
thần kinh trung ương. Methamphetamine có tác dụng dược lý
mạnh hơn, kéo dài hơn và độc hại hơn so với Amphetamine
phần lớn do nhóm N-methyl (gọi tắt là "meth") trong công thức
hóa học của Methamphetamine làm giảm sự phân cực tế bào,
cho phép dễ tan trong lipid hơn, dễ xuyên qua hàng rào máu

não [13].
Methamphetamine tan được trong nước, có thể sử dụng
đường hút, hít đặc biệt ở dạng tinh thể có thể dùng đường tiêm,
hấp thụ vào cơ thể nhanh hơn so với Amphetamine không
methyl hóa, do vậy tác dụng mạnh hơn. Vì khả năng chống suy
giảm

enzyme

Methamphetamine

monoamine
ổn

định

oxidase
hơn

tốt

hơn

Amphetamine

nên


Methamphetamine cũng hoạt động lâu hơn.
Methamphetamine gián tiếp ức chế tái hấp thu các chất

dẫn truyền thần kinh, làm cho chất dẫn truyền thần kinh tồn
tại lâu hơn tại khe synap.


6

Amphetamine Công thức: C9H15N

Methamphetamine

Công thức: C10H15N
Hình 1.2: Công thức hóa học của amphetamine và
methamphetamine
Điều khá đặc biệt là Methamphetamine kích thích mạnh
hệ thống thần kinh trung ương hơn so với Amphetamine, trong
khi kích thích rất kém đối với hệ thần kinh và tim mạch ngoại
vi [14].
Một sự khác biệt nữa là Amphetamine gián tiếp kích thích
hệ thần kinh trung ương bằng cách kích hoạt tạo ra các
catecholamine, đồng thời ức chế tái hấp thu và tăng lưu trữ
catecholamine

tại

phía

trước

Methamphetamine


trực

tiếp

màng
kích

synap.
thích

Ngược

các

thụ

lại,
thể

catecholamine ở phía sau màng synap [13].
Cả Amphetamine và Methamphetamine đều có hai đồng
phân,

levorotary



dextrorotatory.

Amphetamine




Levoamphetamine (l-amphetamine) chủ yếu và một phần nhỏ là
Dextroamphetamine (d-amphetamine). L-amphetamine rất yếu,
nó tác động rất ít lên hệ thần kinh trung ương và khả năng gây
nghiện khá yếu. Tuy nhiên Dextroamphetamine lại mạnh hơn
Levoamphetamine gấp nhiều lần và gây nghiện mạnh. Do đó
khi nói về ảnh hưởng của Methamphetamine trên cơ thể, thực
ra là những ảnh hưởng của Dextroamphetamine [15].
Methamphetamine dạng tinh thể trông giống như thủy
tinh thường được gọi là "đá” và sử dụng theo đường hút. Ngày
càng có nhiều bằng chứng Methamphetamine dạng tinh thể
theo đường hút có tác hại tâm lý và tiềm năng gây nghiện cao
hơn các đường dùng khác của Methamphetamine [16], [17].
Ngoài ra, Methamphetamine đôi khi được pha trộn với các
loại ma túy khác và bán với tên gọi "thuốc lắc" [16] (3,4methylenedioxymethamphetamine - MDMA), một loại ma túy
với tính chất gây ảo giác thường được sử dụng tại các câu lạc
bộ giải trí, quán bar, tụ điểm vui chơi công cộng.
1.1.2.3. MDMA (3.4-MethyleneDioxyMethylAmphetamine)


7

MDMA (“ecstasy,” “adam”) là một trong các dẫn chất của
Amphetamine. Các tổ chức tội phạm đã điều chế thay đổi cấu
trúc hóa học của Amphetamine để tránh sự kiểm soát của pháp
luật, lần lượt tạo ra MDMA và một loạt các hợp chất với hiệu
ứng mới là vừa kích thích tâm thần vừa gây ảo giác nhẹ.
Ngoài MDMA, dẫn xuất của amphetamine còn có một số

hợp chất khác: 3,4 - methylenedioxyamphetamine (MDA),
paramethoxyamphetamine

(PMA),

3,4

-

methylenedioxyethylamphetamine (MDEA, “eve”)... Những dẫn
chất này vừa có tác dụng kích thích thần kinh trung ương giống
Amphetamine vừa có tác dụng gây ảo giác giống với lysergic
acid diethylamide (LSD). MDMA làm tăng nồng độ các chất
dẫn truyền thần kinh như serotonin, dopamin, noradrenalin
làm cho tế bào thần kinh bị kích thích không ngừng, gây ra
hiện tượng dung nạp, nghiện và suy kiệt thứ phát.
MDMA thường được gọi là “ma túy câu lac bộ”, do chúng
được buôn bán và sử dụng phạm pháp tại các câu lạc bộ giải
trí, hộp đêm đồng tính luyến ái và ngày nay phát triển liên tục.
Tên lóng của MDMA là viên lắc, thuốc điên, viên chúa, viên
hoàng hậu, max, xì cọp, ecstasy, adam… MDMA thường ở dạng
viên nén viên nang màu hồng, vàng, đỏ, xanh, nâu… có in
nhiều loại hình như hình chim bồ câu, hình đồng đô-la, hình
sấm sét, hình sọ người, hình hai xương chéo dưới sọ người.
MDMA thường được pha trộn với các loại ATS khác như
“speed” hoặc loại ức chế thần kinh như Ketamine, hoăc cả hai.
MDMA chủ yếu dùng theo đường uống, rất hiếm khi ở dạng bột
để hít hoặc chích, do đó ít gây hậu quả liên quan đến tiêm
chích [15].
Biểu hiện lâm sàng theo liều lượng sử dụng ATS [18]:

Biểu hiện lâm sàng
Cảm giác chủ quan:
phấn khích, tràn

Liều ATS
Giả thuyết về cơ chế tác dụng
sử dụng
Hiệu ứng kích thích do kích hoạt α1 và β> 5mg
adrenoceptor trong bó não trước trung gian.


8

Biểu hiện lâm sàng

Liều ATS
sử dụng

đầy sinh lực, giảm
mệt mỏi, ý tưởng
nhanh nhẹn
Khoái cảm: cao độ,
hưng phấn, say đắm

> 5mg

Thư giãn: mọi căng
thẳng biến mất, tự
tin, gần gũi


> 10mg

Lo âu: bồn chồn,
căng thẳng, khó
chịu

> 30mg

Nói nhiều liên tục

> 50mg

Hoang tưởng
cao, kỳ quái

tự

> 55mg

Ảo giác: ảo thanh,
ảo thị

> 55mg

Hiệu ứng tâm sinh
lý: Tăng nhịp tim

> 10mg

Tăng huyết áp


> 10mg

Tăng nhịp thở

30mg

Tăng thân nhiệt

30mg

Giả thuyết về cơ chế tác dụng
Kích thích thụ thể Dopamine D1-và D2 có
thể có liên quan. Hiện tượng ý tưởng nhanh
nhẹn tương quan với kích hoạt vỏ não hệ
viền và thể vân.
Amphetamine làm giải phóng hàng loạt
dopamine tại nhân accumbens có tương
quan với trạng thái khoái cảm
Sự kích thích thụ thể serotonin 5-HT1 và 5HT2B có tác dụng giải lo âu
Phát sinh từ sự kích thích quá mức hệ
adrenergic thông qua kích thích quá mức
α1-adrenergic trong vỏ não trước trán,
serotonin 5-HT3 và /hoặc dopamine trong
thể vân
'Ý tưởng nhanh' tương ứng với kích hoạt vỏ
não hệ
viền, thể vân
đáp ứng
Methamphetamine

Amphetamine gây các triệu chứng tâm thần
tương quan với hoạt động quá mức của
dopamine tại thể vân
Amphetamine gây ra các triệu chứng tâm
thần tương quan với dopamine tại thể vân.
Ảo thanh liên quan với sự tăng kích hoạt
vùng đồi thị, hồi hải mã và thể vân. Ảo thị
liên quan đến tăng với kích hoạt vùng vỏ
não trước trán và hệ viền
Tăng nhịp tim thông qua β-adrenergic trong
mô tim hoặc dây thần kinh xuất phát từ
hạch paravertebral. Kích thích tim cũng
thông qua con đường noradrenergic liên
quan đến não trước và thân não
Tăng nhịp tim thông qua α-adrenergic trong
tim hoặc dây thần kinh của hạch
paravertebral. Kích thích tim cũng qua con
đường noradrenergic của não trước và
thân não. Huyết áp cao có thể gây đau đầu.
Serotonin điều hòa hô hấp thông qua thụ thể
5-HT2 của tế bào thần kinh vận động cơ
hoành.
Phóng thích quá nhiều dopamine,


9

Biểu hiện lâm sàng

Liều ATS

sử dụng

> 30mg

Giãn đồng tử

Kích hoạt tâm lý

> 55mg

Giảm ngon miệng

> 5mg

Tác động nhận thức
tức thì: giảm nhạy
cảm, giảm đáp ứng
với kích thích

10mg

Tăng tập trung chú
ý, chú ý nhiều việc
một lúc

30mg

Tăng khả
thuyết trình


30mg

năng

Tăng nhận thức

30mg

Tăng động cơ giao
tiếp

30mg

Giả thuyết về cơ chế tác dụng
noradrenaline và serotonin vùng dưới đồi. Bộ
phận giữ nhiệt được thúc đẩy bởi co mạch.
Kích thích α1-Adrenoceptor gây co thắt cơ
giãn mống mắt
Gián tiếp kích thích thụ thể α1 vùng não
trước trán, giải phóng dopamine tại nhân
accumbens và kích hoạt thụ thể serotonin
5-HT1A vùng trung tâm có thể thúc đẩy
động cơ hoạt động.
Kích hoạt thụ thể α1 trong nhân
paraventricular, thụ thể β2 của vùng dưới
đồi, thụ thể D1 và D2 của hệ dopamine
mesolimbic, thụ thể serotonin 5-HT1 và 5HT2
Thụ thể dopamine D2 tích tụ trong thể vân
có thể làm tăng nhạy phản ứng suy giảm.
Sự gắn kết các thụ thể dopamine D2 tại thể

vân bụng và vùng não trước trán là cơ sở
tương quan với sự chú ý. Thành phần kích
thích sự chú ý có thể được tạo điều kiện
thuận lợi bởi sự kích thích α1 và βadrenoceptor
trong bó não trước trung gian.
Kích thích thụ thể dopamine D1 và α2adrenoceptor trong vỏ não trước trán tạo
điều kiện tốt cho trí nhớ
Kích thích thụ thể dopamine D1 và α2adrenoceptor trong vỏ não trước trán tạo
điều kiện tốt cho trí nhớ.
Kích hoạt hệ dopaminergic trong thể vân,
tại các hạch, điều chỉnh các động cơ hoạt
động

1.2. Thực trạng các rối loạn loạn thần do ATS
Rối loạn loạn thần liên quan đến sử dụng ATS được nghiên cứu nhiều
trong lĩnh vực tâm thần học bởi vì có nhiều biểu hiện giống với bệnh tâm thần


10

phân liệt. Biểu hiện lâm sàng của rối loạn thần do sử dụng ATS với sự xuất hiện
của hoang tưởng. Tuy nhiên, rối loạn loạn thần do ATS có nhiều đặc điểm khác
biệt bao gồm các ảo thị xuất hiện chiếm ưu thế, đồng thời các biểu hiện chung
hay gặp như tăng hoạt động, tăng tình dục, tư duy thiếu mạch lạc, không liên
quan. Bên cạnh đó, loạn thần do ATS không có sự nghèo nàn về cảm xúc và mất
tính logic như trong tâm thần phân liệt [19].
1.2.1 Thực trạng các rối loạn loạn thần do ATS trên thế giới
Rối loạn loạn thần hay gặp người sử dụng ATS mức độ nặng, theo Kaplan
& Sadock (2017) khoảng 30% người sử dụng Metamphetamine, thường biểu
hiện một giai đoạn loạn thần ngắn [20]. Theo Tania (2013) việc lạm dụng kéo

dài Metamphetamin sẽ có nguy cơ cao mắc các rối loạn loạn thần, tỷ lệ mắc loạn
thần suốt đời ở người sử dụng Metamphetamin kéo dài chiếm 21 – 33% [21].
Các biểu hiện lâm sàng của rối loạn loạn thần do sử dụng ATS rất đa
dạng. Các biểu hiện có thể là các hoang tưởng (trong đó hay gặp nhất là hoang
tưởng liên hệ, bị truy hại), các ảo giác thị giác sống động, ảo giác thính giác, rối
loạn hoảng sợ và ám ảnh cưỡng bức [21], [22]. Theo nhiều tác giả cho thấy có
triệu chứng tâm thần thường biểu hiện cấp tính, thuyên giảm sau 2 tuần, còn lại
có thể là loạn thần mạn tính hoặc tái diễn do sử dụng ATS [21], [23].
Theo Hong G. (2018) khi nghiên cứu loạn thần do Metamphetamin ở
1.430 đối tượng sử Metamphetamin ở Thượng Hải có 37,1% nhóm đối tượng
này được chẩn đoán là rối loạn loạn thần do sử dụng Metamphetamin, trong đó
các biểu hiện hay gặp như hoang tưởng chiếm 92,8%, ảo giác chiếm 83,4%, nói
không liên quan 42,5% [23].
Từ các báo cáo nghiên cứu đa quốc gia (Australia, Nhật Bản, Thái Lan và
Philipin) của WHO (2008) về rối loạn loạn thần do sử dụng metamphetamin cho
thấy các đối tượng sử dụng Metamphetaphine thường biểu hiện các triệu chứng
loạn thần đã từng và hiện tại xuất hiện, các triệu chứng có thể là hoang tưởng, ảo
giác, rối loạn cảm xúc,… Trong đó, hoang tưởng bị truy hại hay gặp nhất, có
hơn 2/3 đối tượng ở các quốc gia có hoang tưởng bị hại suốt đời, trong khi trung
bình 80% đối tượng đã từng có hoang tưởng bị hại. Ở Australia có đến 90%
nhóm đối tượng đã từng biểu hiện hoang tưởng bị hại, 46% có nguy cơ bị lại, ở
Nhật Bản tương ứng là 72% và 29%, Thái Lan là 80% và 18%; Philipin 66% và
2%. Về ảo giác, trung bình tất cả đối tượng của 4 quốc gia có 75% đã từng trải
qua ảo thanh, 2/3 trong số đối tượng mắc ảo thanh dai dẳng. Bên cạnh đó ảo thị
cũng có tới 43% số đối tượng từng có triệu chứng. Ngoài ra còn có các biểu hiện


11

khác như: tư duy bị phát thanh 54%, rối loạn ngôn ngữ và các triệu chứng âm

tính giống tâm thần phân liệt ít gặp [24].
1.2.2. Thực trạng các rối loạn loạn thần do ATS tại Việt Nam
Theo UNODC (2017) về các thách thức, xu hướng sử dụng
ma túy thế hệ mới, việc sử dụng các chất dạng ATS đang có sự
gia tăng nhanh. Thống kê năm 2014, tính riêng ATS dạng viên
nén với 279.285 đến 2015 là 669.632 viên và dạng ATS khác sử
dụng đến 983kg, kèm theo có sự gia tăng sử dụng các chất
khác như thuốc lắc, Metamphetamin dạng bột,…[25].
Chính vì vậy mà hậu quả do việc lạm dụng ATS gia tăng
nhanh chóng, trong đó gia tăng các rối loạn loạn thần do ATS.
Theo Lê Minh Ngọc (2013), khi nghiên cứu ở 57 đối tượng rối
loạn loạn thần do ATS, đa số được chẩn đoán với rối loạn loạn
thần với hoang tưởng chiếm ưu thế (55,8%) và ảo giác chiếm
ưu thế với 34,6% [26]. Theo Nguyễn Kim Việt (2013) khi nghiên
cứu 141 bệnh nhân rối loạn loạn thần do ATS, hoang tưởng bị
theo dõi và bị truy hại với 57,2% và 49,7% [27]. Theo Trần Thị
Hồng Thu (2016) khi nghiên cứu 117 bệnh nhân có rối loạn
tâm thần do ATS điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần có
82,9% được chẩn đoán là rối loạn loạn thần do ATS, còn lại là
trạng thái cai và nhiễm độc cấp do ATS, trong đó 74,35% bệnh
nhân có hoang tưởng chiếm ưu thế, 66,66% có ảo giác chiếm
ưu thế. Trong nhóm có hoang tưởng thì hoang tưởng bị theo dõi
và bị truy hại hay gặp nhất với 47,12% và 39,08%. Trong nhóm
có ảo giác thì ảo thanh chiếm đa số 56,41% [28].
1.2.3 Tình hình sử dụng ATS và điều trị ATS
1.2.3.1 Tình hình sử dụng ATS
Việc sử dụng các loại ma túy thế hệ mới, trong đó có ATS
ngày càng gia tăng và dần thay thế các ma túy truyền thống
(thuốc phiện, heroin) trên thế giới nói chung và Việt nam nói
riêng. Theo cơ quan liên quốc gia về ma túy và tội phạm (2017)

tính riêng năm 2015 thế giới có 37 triệu người sử dụng
Amphetamine và chất kích thần, 22 triệu người sử dụng MDMA


12

và xu hướng ngày càng gia tăng, tạo nên gánh nặng cho xã hội
như tăng tỷ lệ tàn tật, chết trước sinh, giảm tuổi thọ, tăng nguy
cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, C.... Và sự đa dạng về các loại
ma túy, năm 2012 báo cáo chỉ có 260 loại chất, đến 2015 có tới
483 loại chất mới [1]. Tại Việt Nam cũng như các nước Á Đông
có xu hướng tăng nhanh sử dụng ATS, năm 2015 tổng cộng có
287 triệu viên Metamphetamin sử dụng tăng gấp 2 lần so với
năm 2011, các dạng ma túy đá, viên nén và thuốc lắc đều tăng
[29]. Theo cơ quan liên quốc gia về ma túy và tội phạm, trụ sở
tại Việt Nam về chiến lược ngăn ngừa ATS tại Việt Nam (2012)
nhận định xu hướng sử dụng ATS ở giới trẻ và du nhập vào học
sinh, sinh viên tại các trường đại học và cao đẳng, đồng thời
đánh giá trên 3 thành phố lớn (Hà Nội, Sài Gòn và TP Hồ Chí
Minh) các đối tượng sử dụng các chất này chủ yếu ở các quán
bar, hộp đêm [2].
1.2.3.2 Tình hình điều trị các rối loạn loạn thần do ATS
Điều trị các rối loạn do ATS gặp nhiều khó khăn trong
việc giúp đỡ người bệnh tránh tái sử dụng các chất này do hiện
tượng củng cố dương tính và gây hiện tượng thèm nhớ mạnh.
Việc điều trị các rối loạn liên quan sử dụng ATS bao gồm trị
liệu hóa dược, trị liệu sinh học, trị liệu tâm lí, trị liệu vật lí…
Hiện nay chưa có guidline về việc dùng thuốc an thần
kinh điều trị rối loạn tâm thần do ATS. Đa số tại các quốc gia
điều trị đều dựa trên biểu hiện lâm sàng, kinh nghiệm của các

thầy thuốc chuyên khoa tâm thần. Những kinh nghiệm dựa trên
thực hành và ý kiến chuyên gia có thể đưa ra một số hướng dẫn
như sau: Chỉ sử dụng thuốc chống loạn thần trong vài ngày đầu
để điều trị hoang tưởng và ảo giác. Các thuốc đối kháng
dopamine như Chlorpromazine, Haloperidol, và Thioridazine
có hiệu quả trong điều trị các rối loạn tâm thần do ATS [30],
[31]. Quetiapine (Seroquel) là thuốc chống loạn thần được sử


13

dụng rộng rãi nhất với các rối loạn tâm thần do sử dụng ATS
[32].
Các rối loạn loạn thần có thể sử dụng các thuốc an thần
kinh thế mới như Olanzapine, Risperidone… hoặc Haloperidol
liều 5-10mg/ngày, khi có các triệu chứng trầm cảm có thể sử
dụng các thuốc chống trầm cảm (SSRIs, SNRIs…) hoặc triệu
chứng lo âu có thể sử dụng thêm các thuốc giải lo âu [19], theo
Shoptaw J.S. (2009) khi nghiên cứu tổng quan hệ thống về điều
trị loạn thần do Amphetamin, nhận thấy các thuốc an thần thế
hệ mới (Olanzapine) và an thần kinh cổ điển (Haloperidol) đều
có hiệu quả điều trị các loạn thần này, tuy nhiên các bằng
chứng đều rất hạn chế [29].
Bảng tóm tắt thuốc điều trị [34]
Triệu chứng
Thuốc
Lo âu, bồn chồn Hydroxyzine
Diphenhydramine
Mất ngủ
Hydroxyzine or

Diphenhydramine
Trazodone
Cáu gắt, kích Mirtazapine
động, mất ngủ
Buồn nôn
Promethazine
Metoclopramide
Đau, sốt
Acetaminophen
Ibuprofen

Liều lượng
25mg, lặp lại 6 tiếng một lần nếu cần
25–50 mg mỗi tối vào lúc đi ngủ nếu
cần
50 mg mỗi tối vào lúc đi ngủ nếu cần,
có thể lặp lại liều thứ 2
15 mg mỗi tối vào lúc đi ngủ
25 mg lặp lại 4 tiếng một lần nếu cần
10mg lặp lại 4 tiếng một lần nếu cần
500mg lặp lại 4 tiếng một lần nếu
cần. Không quá 3g/24h
400mg lặp lại 4 tiếng một lần nếu cần

1.3. Môt số yếu tố liên quan đến các rối loạn loạn thần ở bệnh nhân sử dụng
các chất dạng Amphetamine
1.3.1. Một số yếu tố nhân khẩu xã hội học
Tình hình sử dụng ATS trên thế giới cũng như ở Việt Nam
có xu hướng ngày càng tăng cả về sản lượng và người sử dụng.
Một điều hiện hữu là nhóm đối tượng sử dụng có sự đa dạng về

tầng lớp, môi trường sinh sống, nghề nghiệp và trình độ văn


14

hóa. Tuy nhiên điều đáng quan tâm là lứa tuổi sử dụng chất
dạng Amphetamine ngày càng được trẻ hóa. Xuất hiện ngày
càng nhiều đối tượng học phổ thông trung học, điều mà trước
đây các loại ma túy khác thường gặp lứa tuổi đi làm hoặc sinh
viên. Theo Kaplan & Sadock (2017), nhóm tuổi từ 18 – 25 là
nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ loạn thần do ATS [32].
Điều này cực kì nguy hiểm, vì đây chính là nhóm lứa tuổi khỏe
mạnh, sự lao động học tập đang phát triển mạnh mẽ. Khi lứa
tuổi này chìm đắm trong chất ma túy sẽ ảnh hưởng đến an ninh
chính trị, kinh tế xã hội và sự ổn định phát triển đất nước.
Theo các nghiên cứu, rối loạn loạn thần do ATS có nguy cơ
như nhau về giới. Mặc dù theo thống kê trên thế giới tỉ lệ nam
giới sử dụng cao hơn hẳn so với nữ giới [22]. Tuy nhiên, tổng
hợp nhiều nghiên cứu trên thế giới lại cho thấy không có mối
liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu xã hội học (tuổi, giới, nghề
nghiệp, môi trường sinh sống...) với các rối loạn loạn thần do
sử dụng ATS ở nhóm đối tượng sử dụng [33], [34].
1.3.2 Các yếu tố sử dụng ATS
Thời gian sử dụng:
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy tuổi bắt đầu sử
dụng càng sớm, thời gian sử dụng kéo dài có liên quan đến
tăng nguy cơ mắc rối loạn loạn thần ở bệnh nhân sử dụng ATS.
Đồng thời mức độ trầm trọng của các triệu chứng loạn thần
kéo dài có thể có liên quan đến việc tiếp xúc sớm hơn và lâu
hơn với các chất này. Đặc biệt, mỗi người sử dụng có một

ngưỡng liều với chất ma túy và ảnh hưởng đến sự phát triển
của triệu chứng loạn thần [21], [35], [36]. Theo Ding Y (2014)
có mối liên quan giữa việc sử dụng ATS sớm ở thời thanh thiếu
niên có biểu hiện rối loạn loạn thần với p < 0,05 và OR = 4,5
[37].
Tần suất sử dụng và liều sử dụng:
Tần suất nhiều và liều sử dụng Metamphetamin cao có quan hệ chặt chẽ
với sự biểu hiện các rối loạn loạn thần mạn tính. Tổng hợp các nghiên cứu trên


15

thế giới, nhóm đối tượng sử dụng Methamphetamin có nguy cơ tăng gấp năm
lần xuất hiện các triệu chứng tâm thần trong thời gian sử dụng so với nhóm
người không sử dụng chất. Sử dụng Metamphetamin thường xuyên làm tăng
nguy cơ cao mắc các triệu chứng loạn thần mạn tính [34], [35].
Mức độ lệ thuộc các chất dạng amphetamin:
Mức độ nghiêm trọng của sự lệ thuộc Methamphetamin có liên quan chặt
chẽ với MAP. Các nhà nghiên cứu cho rằng sự phụ thuộc vào Methamphetamine
các cá nhân có khả năng phát triển MAP cấp tính cao gấp 2 lần 3 lần triệu chứng
so với người không phụ thuộc. Theo Nakama và cộng sự (2008) mức độ “thèm”
sử dụng Metamphetamin là tương quan với sự xuất hiện của loạn thần dai dẳng
với p = 0,001, r = 0,52 đối với trầm cảm, ám ảnh cưỡng bức (p < 0,001, r =
0,49), …[38], [39], [40].
Sử dụng đa chất:
Khi sử dụng đồng thời các loại chất ma túy khác và rượu có sự liên quan
đến tăng nguy cơ biểu hiện các triệu chứng loạn thần dai dẳng do tác động của
các chất dạng Amphetamine. Đặc biệt, khi sử dụng cần sa cùng với rượu hoặc
Ketamine có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng loạn thần dai dẳng của
người sử dụng các chất dạng Amphetamine [34], [41].

1.3.3 Sang chấn tâm lý trong đời sống
Nhóm đối tượng sử dụng Metamphetamin có trải nghiệm cuộc sống tồi tệ
trong quá khứ làm tăng nguy cơ bị loạn thần do Metamphetamin. Các nghiên
cứu của Shirley J.S và cộng sự (2011) đã phát hiện ra rằng lạm dụng tình dục và
các hành vi tình dục không an toàn ở người dùng Metamphetamin có liên quan
đến loạn thần mạn tính do Methamphetamine. Tuy nhiên một số nghiên cứu
khác lại chưa tìm thấy mối liên quan [42]. Theo một nghiên cứu về sang chấn
thời thơ ấu và sự xuất hiện loạn thần thoáng qua ở đối tượng sử dụng
Metamphetamin. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, những đối tượng có từ ba
sang chấn thời thở ấu trở lên có nguy cơ cao hơn đáng kể về tỷ lệ mắc loạn thần
khi sử dụng Metamphetamin [35].
1.3.4 Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền và gia đình cũng đóng góp cho loạn thần do
Methamphetamin (MAP). Người sử dụng Metamphetamin có thành viên gia
đình có tiền sử rối loạn tâm thần mẫn cảm với MAP. Người thân của bệnh nhân


16

MAP dai dẳng đã có một nguy cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt cao hơn so với
người thân của bệnh nhân MAP thoáng qua.
Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng người thân thế hệ 1 mắc các rối
loạn phổ phân liệt thì có nguy cơ gấp năm lần khả năng bị loạn thần khi sử dụng
chất [34]. McKetinet (2013) chứng minh rằng tiền sử gia đình bị tâm thần phân
liệt có liên quan với loạn thần dai dẳng do sử dụng Methamphetamine [43].
Hiện nay, một số phụ thuộc chất cổ điển hoặc các gen liên quan đến tâm
thần liên quan đến MAP đã được báo cáo. Biến thể trong GRIN1 đã được xác
định là rủi ro yếu tố tâm thần phân liệt và phụ thuộc thuốc, hỗ trợ các giả thuyết
về rối loạn chức năng glutamatergic trong các rối loạn này. Biến thể di truyền
của GRIN1 là một ví dụ điển hình cho mối liên quan di truyền với sự phụ thuộc

Methamphetamine và rối loạn tâm thần. Ezaki và cộng sự (2008) thấy rằng đa
hình 5-HTTLPR có liên quan đáng kể với loạn thần do Met, đặc biệt là trong số
bệnh nhân bị loạn thần do chất kéo dài [44]. Ngoài ra, đa hình trong DTNBP1,
SOD2, COMT có thể được liên quan với các rối loạn tâm thần hoặc các triệu
chứng gây ra bởi Metamphetamin [34].

1.4. Một số nghiên cứu về rối loạn loạn thần ở bệnh sử dụng ATS
1.4.1. Trên thế giới
1.4.1.1. Thực trạng rối loạn loạn thần do sử dụng ATS
Robert A. và cộng sự (2008) thực hiện nghiên cứu đa quốc
gia theo chương trình của WHO ở 4 quốc (Australia, Nhật Bản,
Thái Lan và Philipin) về rối loạn loạn thần ở các đối tượng sử
dụng Metamphetamin. Nghiên cứu này cho thấy đa số các đối
tượng sử dụng Metamphetamin đã từng có biểu hiện loạn thần
trong quá khứ và hiện tại xuất hiện trở lại, các biểu hiện có thể
là hoang tưởng, ảo giác, các rối loạn hình thức tư duy… Về
hoang tưởng, hoang tưởng bị truy hại hay gặp nhất, có hơn 2/3
đối tượng ở các quốc gia có hoang tưởng bị hại suốt đời, trong
khi trung bình 80% dối tượng đã từng có hoang tưởng bị hại.
Cụ thể ở Australia có đến 90% nhóm đối tượng đã từng biểu
hiện hoang tưởng bị hại, 46% nguy cơ bị lại, ở Nhật bản tương
ứng là 72% và 29%, Thái Lan 80% và 18% và Philipin 66% và


17

2%. Về ảo giác, trung bình tất cả đối tượng của 4 quốc gia có
75% đã từng trải qua ảo thanh, 2/3 trong số đối tượng mắc ảo
thanh mạn tính. Bên cạnh đó ảo thị cũng có tới 43% từng trải
qua. Ngoài ra còn có các biểu hiện khác như: tư duy bị phát

thanh 54%, ngôn ngữ vô tổ chức và các triệu chứng âm tính
giống tâm thần phân liệt ít gặp [24].
Theo Zarrabi H. và cộng sự (2016) khi thực hiện nghiên
cứu trên 152 đối tượng loạn thần do sử dụng Metamphetamine
thu được kết quả các triệu chứng tâm thần thường gặp nhất là
bạo lực (75,6%), bạo lực bạn tình (61,2%), hoang tưởng bị truy
hại (85,5%), hoang tưởng liên hệ (38,5%), hoang tưởng tự cao
(32,9%), hoang tưởng ghen tuông (30,2%), ảo giác thính giác
(51,3%), ảo giác thị giác (18,4%), ý tưởng tự sát (14,5%), toan
tự sát (10,5%). Đồng thời, hoang tưởng bị truy hại và ảo giác
thính giác là thường xuyên nhất triệu chứng loạn thần mạn tính
[44].
Hong G. và cộng sự (2018) khi nghiên cứu loạn thần do
Metamphetamin ở 1.430 đối tượng sử Metamphetamin ở
Thượng Hải cho thấy có 37,1% nhóm đối tượng này được chẩn
đoán là rối loạn loạn thần do sử dụng Metamphetamin, trong
đó các biểu hiện hay gặp như hoang tưởng chiếm 92,8%, ảo
giác chiếm 83,4%, nói không liên quan 42,5% [23].
1.4.1.2. Các yếu tố liên quan đến rối loạn loạn thần do sử dụng
ATS
Chang X. và cộng sự (2018) thực hiện nghiên cứu tổng
quan

về

yếu

tố

nguy




của

rối

loạn

loạn

thần

do

Metamphetamin trên 17 bài báo khác nhau. Qua đó, loạn thần
do Metamphetamin có liên quan đáng kể với các yếu tố sử
dụng Metamphetamin, đặc biệt là với tần suất và số lượng sử
dụng Metamphetamin. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại
thuốc gây nghiện khác, đặc biệt là các loại thuốc tổng hợp mới,
như

ketamine



thể

tăng


nguy



loạn

thần

do

Metamphetamin. Có liên quan đến các sự kiện bất lợi trong
cuộc

sống



làm

trầm

trọng

thêm

loạn

thần

do



18

Metamphetamin. Ngoài ra, nghiên cứu đề cập đến các yếu tố
về bệnh lý tâm thần đồng diễn như tâm thần phân liệt, rối loạn
cảm xúc lưỡng cực… Và vấn đề di truyền (biến thể gen GRIN1,
gen COMT…) [34].
Aurunogiri S. và cộng sự (2018) khi nghiên cứu tổng quan


hệ

thống

về

yếu

rố

nguy



của

loạn

thần


do

metamphetamin nhận thấy tuổi giới, nghề nghiệp không có liên
đến tình trạng loạn thần do sử dụng Metamphetamin, mà tần
suất sử dụng càng tăng, tuổi sử dụng càng sớm có liên quan
đến nguy cơ loạn thần do Metamphetamin ở đối tượng sử dụng
[46].
1.4.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam có nhiều nghiên cứu về rối loạn loạn thần do
sử dụng chất dạng Amphetamine.
Lê Minh Ngọc (2013) khi nghiên cứu ở 57 đối tượng rối
loạn loạn thần do ATS cho thấy đa số được chẩn đoán với rối
loạn loạn thần với hoang tưởng chiếm ưu thế (55,8%) và ảo
giác chiếm ưu thế với 34,6% [26].
Nguyễn Kim Việt và cộng sự (2013) khi đánh giá ở 141 đối
tượng cho thấy đa số các đối tượng rối loạn loạn thần do ATS
có biểu hiện hoang tưởng bị theo dõi và bị truy hại với 57,2%
và 49,7% [27].
Trần Thị Hồng Thu (2016) khi nghiên cứu trên 117 đối
tượng có rối loạn tâm thần do ATS điều trị nội trú tại Viện Sức
khỏe Tâm thần thì có 82,9% được chẩn đoán là rối loạn loạn
thần do ATS, còn lại là trạng thái cai và nhiễm độc cấp do ATS,
trong đó có 74,35% đối tượng có hoang tưởng chiếm ưu thế,
66,66% có ảo giác chiếm ưu thế. Trong nhóm có hoang tưởng
thì hoang tưởng bị theo dõi và bị truy hại hay gặp nhất với
47,12% và 39,08%. Trong nhóm có ảo giác thì ảo thanh chiếm
đa số 56,41% [28].



19

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân được chẩn đoán
rối loạn tâm thần do sử dụng ATS có rối loạn tâm thần đáp ứng
tiêu chuẩn theo ICD-10 mục F16 (hội chứng nghiện, trạng thái
cai, rối loạn loạn thần…).
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân không hợp tác nghiên
cứu (không tuân thủ nội quy điều trị, tái sử dụng chất, bỏ trị...).
Bệnh nhân mắc các bệnh cơ thể nặng (bệnh cấp tính, suy
gan, suy thận, lao phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), có rối
loạn tâm thần từ trước.
Bệnh nhân và người nhà không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm: Tại Viện sức khỏe Tâm thần Quốc gia, Bệnh viện
Bạch Mai.
Thời gian: 10/2017 đến 10/2018.
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Cỡ mẫu:

n =Z 12−α/ 2

p (1 −p )
2



Trong đó:
n: Cỡ mẫu tối thiểu.


20

α: Mức ý nghĩa thống kê.
Z2(1-α/2): Hệ số tin cậy.
Khi α bằng 0,05 (độ tin cậy 95%) thì Z2(1-α/2) bằng 1,962.
p: xác suất tỉ lệ rối loạn loạn thần là 0,942.
∆: Độ sai lệch mong muốn 0,08.
Thay vào công thức ta được:
n=

0,942(1



0,942)
0,082
Cỡ mẫu nghiên cứu: tối thiểu n = 33 bệnh nhân.
1,962

Nghiên cứu của chúng tôi thu thập được mẫu 47 bệnh
nhân phù hợp.
2.2.3. Công cụ nghiên cứu
Mẫu bệnh án nghiên cứu.
Bệnh án gốc.

2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu được hỏi bệnh,
khám bệnh và chỉ định các xét nghiệm theo một quy trình:
Bước 1: Khi bệnh nhân vào viện:
Lấy thông tin chung: tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học
vấn, tình trạng hôn nhân, khu vực sinh sống.
Khám tâm thần, khám toàn trạng, tiền sử các bệnh cơ thể,
bệnh tâm thần, các chất gây nghiện đã sử dụng.
Bước 2: Phát hiện các triệu chứng loạn thần ở bệnh nhân
sử dụng ATS qua đánh giá lâm sàng.
Bước 3: Tìm hiểu mối liên quan rối loạn loạn thần với các
yếu tố khác.
2.4. Các biến số nghiên cứu
Các biến số chung:
Đặc điểm về tuổi bắt đầu sử dụng.


21

Giới nam/ nữ.
Trình độ học vấn: không biết chữ, tiểu học, trung học cơ sở,
trung học phổ thông, cao đẳng, đại học.
Nghề nghiệp: thất nghiệp, lao động tự do, kinh doanh buôn
bán, học sinh sinh viên, viên chức.
Tình trạng hôn nhân: chưa lập gia đình, đã lập gia đình, ly
hôn/ ly thân, góa.
Các biến số về đặc điểm sử dụng ATS: lý do, địa điểm,
hoàn cảnh, tần suất, thời gian và thời gian sử dụng ATS.
Các biến số về đặc điểm lâm sàng:
Lý do vào viện.

Chẩn đoán lúc vào viện:


Các triệu chứng hoang tưởng

 Các triệu chứng ảo giác

Tần suất biểu hiện các triệu chứng loạn thần: không có, đôi lúc hay thường xuyên.
Thời điểm phát hiện các triệu chứng loạn thần: vào viện, tuần 1, tuần 2…
Thời điểm hết triệu chứng loạn thần.
2.5. Các tiêu chuẩn trong nghiên cứu
2.5.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn loạn thần
Khởi phát của các triệu chứng loạn thần xảy ra trong khi sử dụng hoặc
trong vòng 2 tuần có sử dụng chất.
Các triệu chứng phải tồn tại hơn 48 giờ.
Các triệu chứng này kéo dài không quá 6 tháng.
Với F16.50 Rối loạn loạn thần giống tâm thần phân liệt.
F16.51 Rối loạn loạn thần với hoang tưởng chiếm ưu thế.
F16.52 Rối loạn loạn thần với ảo giác chiếm ưu thế.
F16.53 Rối loạn loạn thần chủ yếu đa dạng.
F16.54 Rối loạn loạn thần với trầm cảm chiếm ưu thế.
F16.55 Rối loạn loạn thần với hưng cảm chiếm ưu thế.
F16.56 Rối loạn loạn thần hỗn hợp.


22

2.6. Xử lý số liệu
Số liệu thu thập được phân tích, xử lý theo phương pháp
thống kê toán học và sử dụng chương trình SPSS 16.0

2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Đề cương nghiên cứu này đã được Hội đồng khoa học
Bệnh viện Bạch Mai thông qua và phù hợp với quy định hiện
hành.
Bệnh nhân và người nhà tự nguyện tham gia nghiên cứu,
các thông tin cá nhân được giữ bí mật.
Những kết quả nghiên cứu, ý kiến đề xuất được sử dụng
vào mục đích nâng cao nhận thức về tác hại của ATS, chất
lượng chẩn đoán và điều trị.

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm về giới và tuổi
Bảng 3.1. Đặc điểm về giới và tuổi
Giới và tuổi
Giới
Nam
Nữ
Nhóm tuổi
<15
15-20
21-25
26-30
31-35
36-40
>40
Tuổi trung bình
Tuổi thấp nhất
Tuổi cao nhất


n
44
3
0
2
11
8
11
6
9

%
93,6
6,4
0
4,3
23,4
17,0
23,4
12,8
19,1
31,83 ± 8,59
19
51

Nhận xét:
Tuổi trung bình của nhóm đối tượng là 31,83 ± 8,59. Trong đó tuổi trẻ



23

nhất là 19, cao tuổi nhất là 51.
Lứa tuổi hay gặp nhất là 21 -25 và 31-35.
Đa số trong nhóm đối tượng là nam giới với 93,6%. Nữ chỉ
chiếm 6,4%.


24

3.1.2. Đặc điểm một số yếu tố nhân khẩu khác.
Bảng 3.2. Đặc điểm một số yếu tố nhân khẩu khác
Một số yếu tố nhân khẩu
Nghề nghiệp
Viên chức
Công nhân
Thất nghiệp
Buôn bán tự do
Học sinh, sinh viên
khác
Trình độ học Tiểu học
vấn
THCS
PTTH
Đại học, cao đẳng,
trung cấp
Tình trạng hôn Chưa kết hôn
nhân
Ly thân, ly hôn
Đã kết hôn

Nơi ở
Thành thị
Nông thôn

n
2
2
3
38
1
1
2
6
32

%
4,3
4,3
6,4
80,9
2,1
2,1
4,3
12,8
68,1

7

14,9


22
5
20
29
18

46,8
10,6
42,6
61,7
38,3

Nhận xét:
Nghề nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất là buôn bán tự do
(80,9%), 6,4% đối tượng thất nghiệp.
Nhóm đối tượng đa số có trình độ PTTH (68,1%). Hầu hết
ở nhóm đã và chưa tới PTTH (85,1%). Chỉ có 14,9% có trình độ
đại học, cao đẳng, trung cấp.
Hầu hết các đối tượng thuộc 2 nhóm chưa kết hôn (46,8%)
và đã kết hôn (42,6%). Tỷ lệ ly thân, ly hôn trong nhóm chiếm
10,6%.
Số đối tượng sống ở thành thị chiếm tỷ lệ cao nhất với
61,7%.
3.1.3. Đặc điểm về kinh tế
Bảng 3.3. Đặc điểm về thu nhập của bệnh nhân và gia
đình


25


Thu nhập
X ± SD (triệu đồng)
Min (triệu đồng)
Max (triệu đồng)
Nhận xét:

Thu nhập của BN
8,1 ± 8,27
0
50,0

Thu nhập của gia đình
9,1 ± 10,56
2,0
50,0

Thu nhập của bệnh nhân dao động lớn trong nhóm nghiên
cứu từ 0 đồng đến 50 triệu đồng, trung bình 8,1 ± 8,27 triệu
đồng. Thu nhập của gia đình cũng dao động từ 2,0 đến 50,0
triệu đồng, trung bình 9,1 ± 10,56 triệu đồng.
Bảng 3.4. Đặc điểm về hoàn cảnh kinh tế và vai trò thu
nhập của bệnh nhân
Đặc điểm
Hoàn cảnh kinh tế
Vai trò của bệnh nhân

Trung bình
Giàu
Người thu nhập chính
Không phải là người thu

nhập chính

n
44
3
18

%
93,6
6,4
38,3

29

61,7

Nhận xét:
Đa số nhóm đối tượng có hoàn cảnh kinh tế trung bình với
93,6%.
Phần lớn bệnh nhân không đóng vai trò là người thu nhập
chính với 61,7%.
3.2. Thực trạng về rối loạn loạn thần do sử dụng các chất dạng
Amphetamin
3.2.1. Thực trạng sử dụng ATS ở bệnh nhân rối loạn loạn thần do ATS
3.2.1.1. Đặc điểm về tuổi bắt đầu sử dụng
Bảng 3.5. Đặc điểm về tuổi sử dụng
Đặc điểm
X ±SD
Min
Max

Nhận xét:

Tuổi
28,49 ± 9,16
17
48

Tuổi trung bình bắt đầu sử dụng khá trẻ là 28,49 ± 9,16.
Thấp nhất là 17 tuổi, lớn nhất là 48 tuổi.


×