Tải bản đầy đủ (.docx) (127 trang)

Nghiên cứu thực trạng sức khỏe răng miệng ở việt nam năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 127 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh răng miệng là một trong những bệnh gặp phổ biến trong cộng đồng
ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Tổ chức y tế thế giới đã xếp bệnh răng
miệng đứng thứ ba về mức độ nghiêm trọng, sau ung thư và bệnh tim mạch.
Bệnh răng miệng gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống và tiêu tốn chi phí
cao cho việc phòng ngừa và điều trị.
Năm 2000, được sự chỉ đạo của Bộ Y tế, Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội đã
hợp tác với Viện Nghiên cứu và Thống kê sức khỏe răng miệng Úc tiến hành
đề tài “Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc lần 2”. Kết quả của đề tài này
đóng góp một phần quan trọng trong việc xây dựng chính sách phát triển
ngành Răng Hàm mặt trong giai đoạn 2000 – 2010 của Bộ Y tế. Từ đó đến
nay, đã có thêm một số điều tra lẻ tẻ ở phạm vi hẹp và khu trú cho một số đối
tượng. Kết quả của các cuộc điều tra này cho thấy tỷ lệ về các bệnh răng
miệng trong cộng đồng rất cao như trên 90% có bệnh vùng quanh răng, trên
50% có sâu răng…Tuy vậy, kết quả của những cuộc điều tra này không thể
đại diện cho mức toàn quốc.
Trong hơn 15 năm qua, do công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước
cùng với những thay đổi của nền kinh tế - xã hội đã kéo theo sự thay đổi của
nhiều yếu tố liên quan đến tình trạng sâu răng và các bệnh răng miệng khác.
Do đó, kết quả của Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc lần 2 không còn
thích hợp để làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách lớn về Răng Hàm
Mặt của Bộ Y tế trong giai đoạn tới. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng các
bệnh răng miệng phổ biến trên phạm vi cả nước với một thiết kế khoa học,
đầy đủ là một nhu cầu bức xúc cho việc hoạch định chính sách chiến lược.
Mặt khác, trong giai đoạn 2000 – 2015, mặc dù đã có nhiều chương trình
dự phòng sâu răng và các bệnh răng miệng cho cộng đồng như chương trình


2



Nha học đường, chương trình Nha khoa cộng đồng, chương trình Muối
Fluor… nhưng tỷ lệ mắc sâu răng và các bệnh răng miệng khác vẫn gia tăng.
Từ thực tiễn cấp bách trên, chúng tôi tiến hành đề tài:“Nghiên cứu thực
trạng sức khỏe răng miệng ở Việt Nam năm 2015” nhằm các mục tiêu sau:
1.

Mô tả thực trạng bệnh sâu răng, nha chu và lệch lạc răng ở Việt Nam.

2.

Xác định một số yếu tố liên quan chính gây bệnh sâu răng, nha chu và
lệch lạc răng ở Việt Nam

3.

Đề xuất giải pháp dự phòng bệnh răng miệng phổ biến ở Việt Nam

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Các bệnh răng miệng phổ biến ở Việt Nam
1.1.1. Bệnh sâu răng
1.1.1.1. Khái niệm, bệnh căn, bệnh sinh


3

Sâu răng là bệnh gặp phổ biến ở nước ta cũng như trên thế giới, bệnh có
thể mắc từ rất sớm ngay sau khi răng mọc. Bệnh sâu răng nếu không được
điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng như viêm tủy răng, viêm quanh

cuống răng ảnh hưởng tới ăn uống, làm giảm khả năng học tập và làm việc.
Sâu răng là bệnh có tỷ lệ người mắc cao, là một trong hai nguyên nhân chủ
yếu làm mất răng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Ngoài ra, sâu răng còn là
nguyên nhân của một số bệnh nội khoa như viêm nội tâm mạc, viêm cầu thận,
viêm khớp.
Sâu răng là một bệnh của tổ chức cứng của răng được đặc trưng bởi sự
hủy khoáng của thành phần vô cơ và sự phá hủy thành phần hữu cơ của tổ chức
cứng; biểu hiện là tổ chức cứng bị hủy và tạo thành hố trên răng gọi là lỗ sâu.
Sâu răng do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó có 3 yếu tố chủ yếu cùng
tác động để gây sâu răng là:
- Vi khuẩn trong khoang miệng, chủ yếu là Streptococus mutans
- Glucid và gluocose (chất bột, đường) dính vào răng sau khi ăn bị lên
men do tác động của vi khuẩn để tạo thành acid.
- Acid phá hủy men răng, tạo điều kiện để hình thành lỗ sâu răng.
1.1.2. Đánh giá tình trạng sâu răng của cộng đồng
Để đánh giá tình trạng sâu răng của cộng đồng, người ta dựa vào 2 tiêu
chuẩn là tỷ lệ người bị sâu răng và chỉ số sâu mất trám.
Tỷ lệ sâu nói lên mức độ lưu hành sâu răng trong cộng đồng. Năm 1981,
Tổ chức y tế thế giới đã dùng tỷ lệ sâu răng để làm tiêu chuẩn để đánh giá sâu
răng và đặt ra mục tiêu toàn cầu trong dự phòng sâu răng cho năm 2000 là
50% trẻ em 5 và 6 tuổi không bị sâu răng.
Chỉ số sâu mất trám nói lên tình trạng sâu răng, răng đã bị mất do sâu và
răng sâu được hàn trung bình ở mỗi cá thể. Có 2 loại chỉ số sâu mất trám:


4

- Chỉ số “răng sâu mất trám”, viết tắt tiếng Anh là DMFT (Decayed,
Missing, Filling Teeth) nói lên số răng sâu, số răng mất do sâu hoặc số răng
đã trám trung bình ở mỗi cá thể.

- Chỉ số “mặt răng sâu mất trám”, viết tắt tiếng Anh là DMFS (Decayed,
Missing, Filling Surfaces) nói lên số mặt răng sâu mất trám trung bình ở mỗi
cá thể.
Chỉ số DMFT và DMFS đã được Tổ chức y tế thế giới chính thức sử
dụng từ lâu.
1.1.3. Dịch tễ học sâu răng
1.1.3.1. Sâu răng ở các nước công nghiệp hóa
- Từ những năm cuối của thập kỷ 1970 tới nay, tình hình sâu răng tại các
nước công nghiệp hóa cao có xu hướng giảm dần. Tới những năm giữa thập
kỷ 1990, tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở những nước này đã giảm nhiều. Chỉ số
DMFT tuổi 12 tại hầu hết các nước ở mức thấp và rất thấp.
- Tuy vậy tỷ lệ sâu răng ở người lớn còn ở mức rất cao, theo những thông
báo gần đây ở Mỹ, 84% thanh niên lứa tuổi 17 có sâu răng và trung bình mỗi
cá thể có 11 mặt răng bị phá hủy do sâu; người 40 tuổi có trung bình 30 mặt
răng bị sâu và 41% người từ 65 tuổi trở lên không còn răng.
1.1.3.2. Sâu răng ở các nước đang phát triển
Nhìn chung, tình trạng sâu răng ở tất cả các nước đang phát triển đều có
xu hướng tăng. Năm 1997, chỉ số DMFT tuổi 12 ở mức cao trên 4,4 còn gặp ở
Ba Lan (Châu Âu), Philippin (Châu Á), một vài nước ở Trung Mỹ như Braxil,
Colombia, Chile, Peru, Bolovia và Paragoay. Ở lứa tuổi 35-44, trung bình mỗi
người có trên 13,9 răng sâu, mức độ sâu răng rất cao.
1.1.3.3. Tình hình sâu răng ở Việt Nam
- Năm 1977, Nguyễn Dương Hồng đã có thông báo về tình hình sâu răng
sau một điều tra nhỏ ở khu vực Hà Nội và nông thôn. Ở Hà Nội, có 77% trẻ
em 6 tuổi có sâu răng sữa, 30% trẻ em 13 tuổi và 48% thanh niên 18 tuổi có


5

sâu răng. Ở nông thôn, tỷ lệ này thấp hơn, 61% trẻ em 6 tuổi có sâu răng sữa,

4% trẻ em 13 tuổi và 29% thiếu niên 17 tuổi có sâu răng vĩnh viễn.
- Sau đợt điều tra cơ bản bệnh răng miệng toàn quốc năm 1991, Võ Thế
Quang đã so sánh kết quả này với tình trạng sâu răng đã điều tra trước đó từ
năm 1983 và cho thấy sâu răng ở Việt Nam tăng dần theo tuổi cả về tỷ lệ sâu
răng và chỉ số DMFT. Tại từng thời điểm điều tra từ 1983 đến 1991, tình
trạng sâu răng ở các tỉnh phía Nam cao hơn các tỉnh phía Bắc nhưng mức độ
gia tăng sâu răng ở các tỉnh phía Bắc cao hơn các tỉnh phía Nam. Nhìn chung,
từ thập kỷ 1980 sang thập kỷ 1990, tình trạng sâu răng ở Việt Nam có xu
hướng gia tăng.
- Năm 2001, Trần Văn Trường và Trịnh Đình Hải công bố tình trạng sâu
răng ở Việt Nam sau điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc lần 2 năm 2000.
Kết quả là tình trạng sâu răng ở Việt Nam gia tăng theo tuổi, từ trung bình có
2,84 răng sâu ở tuổi 18 đến 8,93 răng sâu ở tuổi 45 trở lên. Số trung bình răng
mất gia tăng theo tuổi từ 0,52 răng ở tuổi 18 lên tới 6,64 răng ở tuổi 45 trở lên
và có rất ít răng được hàn ở các nhóm tuổi.
1.2. Bệnh vùng quanh răng
Bệnh vùng quanh răng là một trong những bệnh răng miệng thường gặp
nhất ở Việt Nam và là nguyên nhân hàng đầu gây mất răng ở người trên 45
tuổi. Theo điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc của Trần Văn Trường và
cộng sự năm 1999-2000, tỷ lệ người bị viêm lợi chiếm 74,6%, riêng ở lứa tuổi
35 - 44, tỷ lệ người bị viêm quanh răng là 29,7%.
1.2.1. Khái niệm, bệnh căn, bệnh sinh
Bệnh vùng quanh răng phổ biến là viêm lợi và viêm quanh răng.
Viêm quanh răng là một bệnh nhiễm trùng có liên quan đến quá trình
viêm và đáp ứng miễn dịch của cơ thể gây phá hủy tổ chức quanh răng.


6

Tuy cơ chế bệnh sinh của viêm quanh răng còn chưa rõ ràng nhưng ngày

nay, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng sự khởi phát và tiến triển của
bệnh viêm quanh răng phụ thuộc và 2 yếu tố chính là vi khuẩn trong mảng
bám răng và đáp ứng của cơ thể với tác nhân vi khuẩn đó. Ngoài ra, còn có
một số yếu tố nguy cơ làm bệnh nặng thêm như sang chấn khớp cắn, các bệnh
toàn thân như béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch, cao huyết áp... hút thuốc lá.
1.2.2. Đánh giá tình trạng bệnh vùng quanh răng của cộng đồng
Để ghi nhận và đánh giá tình trạng quanh răng ở một cộng đồng, giúp
cho việc quản lý bệnh quanh răng, người ta sử dụng các chỉ số quanh răng.
Việc dùng các chỉ số giúp cho ta có thể đánh giá được sự lưu hành của
bệnh, mức độ nặng, nhẹ và mối liên quan với các yếu tố khác như tuổi, tình
trạng vệ sinh răng miệng… Hơn nữa, việc sử dụng chỉ số còn giúp cho người
quan sát so sánh được tình trạng quanh răng giữa các nhóm tuổi, giữa các
cộng đồng ở bất kỳ nơi nào trên thế giới trong cùng một thời điểm hoặc giữa
các thời điểm khác nhau.
Chỉ số nhu cầu điều trị quanh răng cộng đồng (comminity periodontal
index of treatment needs) do Ainamo và cộng sự giới thiệu năm 1983 và đã
trở thành chỉ số được sử dụng rộng rãi nhất để đánh giá tình trạng vùng quanh
răng và nhu cầu điều trị cho cộng đồng. Chỉ số này đã được sử dụng rộng rãi
trong nhiều nghiên cứu điều tra trên khắp thế giới của Tổ chức y tế thế giới và
đã thể hiện là một phương tiện rất hữu ích.
1.2.3. Tình hình bệnh vùng quanh răng trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.3.1. Trên thế giới
Các nghiên cứu về dịch tễ học trước đây đã nhấn mạnh tính chất phổ
biến của bệnh vùng quanh răng. Năm 1996, nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh
viêm quanh răng ở Mỹ, Brown LJ và cộng sự cho thấy ở người lớn từ 18-64


7

tuổi có 44% viêm lợi, 57% có mất bám dính t mm trở lên, 14% có túi trung

bình và sâu. Bourgeois DM và cộng sự (1999) điều tra trên 603 người tuổi từ
64 – 75 tuổi ở Pháp thấy 16,3% mất răng toàn bộ, 31,5% có túi quanh răng
sâu trên 4 mm và 2,3% có túi sâu trên 6 mm.
1.2.3.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam cũng có nhều công trình nghiên cứu điều tra về bệnh quanh
răng. Các công trình này cho thấy, các lứa tuổi dễ mắc bệnh quanh răng, tỷ lệ
mắc bệnh tăng dần theo tuổi và là nguyên nhân hàng đầu gây mất răng ở
người lớn sau tuổi 35.
Theo Vũ Xuân Uông và cộng sự điều tra ở Cao Thành, Ứng Hòa, Hà Sơn
Bình (1978), bệnh viêm quanh răng có tỷ lệ mắc cao ở lứa tuổi 45-54 và cao
nhất ở lứa tuổi 65 (51,47%), thấp nhất ở lứa tuổi 15- 19 (1,44%), nam cao hơn
ở nữ (18,62%; 17,92%).
Theo Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc của Viện Răng Hàm Mặt
Hà Nội (2001), tỷ lệ bệnh vùng quanh răng ở trẻ em lứa tuổi 6-8 là 42,7%; lứa
tuổi 12 – 14 là 71,4%; tỷ lệ bệnh quanh răng ở người lớn trên 18 tuổi rất
cao:96,7%; trong đó có 31,8% người có túi lợi nông và sâu.
1.3. Tình trạng lệch lạc răng
- Phân loại khớp cắn theo Angle
+ Khớp cắn loại I (Angle I): Đỉnh núm ngoài gần của răng hàm lớn thứ
nhất hàm trên trùng với rãnh giữa ngoài của răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới.


8

Hình 1.1. Tương quan răng hàm lớn thứ nhất loại I [12]
+ Khớp cắn loại II (Angle II): Đỉnh núm ngoài gần của răng hàm lớn thứ
nhất hàm trên nằm ở phía gần rãnh giữa ngoài của răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới.

Hình 1.2. Tương quan răng hàm lớn thứ nhất loại II [12]
+ Khớp cắn loại III (Angle III): Đỉnh núm ngoài gần của răng hàm lớn

thứ nhất hàm trên nằm phía xa rãnh giữa ngoài của răng hàm lớn thứ nhất
hàm dưới.

Hình 1.3. Tương quan răng hàm lớn thứ nhất loại III [12]


9

- Tương quan răng cửa:
+ Độ cắn trùm: đánh giá mức độ che phủ răng cửa hàm trên và hàm dưới
theo chiều đứng. Độ cắn trùm là khoảng cách từ rìa cắn của răng cửa hàm dưới
tới điểm ở mặt ngoài răng cửa dưới tương ứng với rìa cắn răng cửa trên khi khớp
cắn ở vị trí lồng múi tối đa. Độ cắn trùm bình thường từ 2 - 4mm [12].
● Khớp cắn sâu: độ cắn trùm > 4mm. Khi răng cửa dưới cắn chạm niêm
mạc vòm miệng: khớp cắn sâu hoàn toàn.
● Khớp cắn hở: khi hàm răng ở tư thế lồng múi tối đa không có sự tiếp
xúc của các răng đối diện.

Hình 1.4. Khớp cắn sâu [12]
A

B

Hình 1.5. A: Cắn hở vùng phía trước [12]
B: Cắn hở vùng phía sau
+ Độ cắn chìa: đánh giá sự che phủ của răng hàm trên và răng hàm dưới
theo mặt phẳng ngang. Độ cắn chìa là khoảng cách từ mặt ngoài của răng phía
trước hàm dưới đến rìa cắn các răng phía trước hàm trên ở vị trí khớp cắn
lồng múi tối đa. Độ cắn chìa bình thường từ 2- 4 mm.



10

Hình 1.6. Độ cắn trùm, cắn chìa vùng cửa [12]
- Tình trạng cắn ngược và cắn chéo:
Theo Graber, cắn ngược hay cắn chéo là tình trạng một hay một nhóm răng
có vị trí bất thường với răng đối diện (ngả má hoặc ngả lưỡi), dẫn đến tương
quan bình thường theo chiều má – lưỡi hoặc môi – lưỡi bị đảo ngược [13].
+ Cắn ngược vùng phía trước: là tình trạng răng cửa hàm trên ngả trong
so với răng cửa hàm dưới. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến chức năng và
thẩm mỹ trong giai đoạn trẻ đang phát triển [14].
Cắn ngược vùng phía trước chiếm tỷ lệ 4-5%, thường gặp ở giai đoạn
răng hỗn hợp với nhiều nguyên nhân: hướng mọc của răng cửa hàm trên về
phía lưỡi, chấn thương răng, có răng thừa gây cản trở hay còn sót chân răng
sữa…[15], [16] ,[17], [18]. . .
+ Cắn chéo vùng phía sau: là tình trạng bất hài hòa theo chiều ngang
giữa cung răng hàm trên và hàm dưới. Có thể gặp cắn chéo một hay nhiều
răng, một bên hay cả hai bên. Theo nghiên cứu của Kutin và Hawes trên 515
trẻ em từ 3- 9 tuổi, tỷ lệ cắn chéo vùng răng sau chiếm 7,7%, gặp cả ở hàm
răng sữa và hỗn hợp [19].
- Đường cắn khớp:
Là đường qua rãnh trung tâm của răng hàm, gót răng cửa, răng nanh hàm
trên và đường qua núm ngoài răng hàm, rìa cắn răng cửa, đỉnh múi răng nanh hàm
dưới. Bình thường, đường cắn khớp là đường cong đối xứng, đều đặn, liên tục.


11

Hàm trên


Hàm dưới

Hình 1.7. Đường cắn khớp [12]
1.4. Bất thường số lượng răng
Bình thường, ở người số răng sữa là 20 chiếc, răng vĩnh viễn từ 28 đến
32 chiếc.
Trong một số trường hợp, số lượng răng có thể thay đổi, thường gặp ở
hàm răng vĩnh viễn.
a) Thiếu răng (Hypodontia)
Hàm răng bị thiếu một hay nhiều răng, gặp trong một số di tật bẩm sinh:
hội chứng loạn sản đòn- sọ, bệnh nhân khe hở môi- vòm miệng…
b) Thừa răng (Hyperdontia)
Răng thừa là sự gia tăng về số lượng (nhiều hơn so với bình thường). Có
thể gặp ở bất kỳ vùng nào trên cung răng. Răng thừa là một trong những bất
thường thường gặp trong giai đoạn răng sữa và răng hỗn hợp. Chúng có thể
gây ra những ảnh hưởng đến sự mọc răng, khớp cắn và thẩm mỹ của bệnh
nhân. Răng thừa thường gặp ở hàm răng vĩnh viễn hơn là ở hàm răng sữa
[20],[21],[22].


12

Răng thừa có thể do sự chia tách của mầm răng. Răng thừa có thể thấy ở
vùng răng sau hoặc ở cuối cung răng, thường phối hợp với một khe hở toàn
bộ (môi, xương hàm, khẩu cái). Nhiều trường hợp răng thừa nằm ở vùng phía
trước. Các răng thừa thường có hình dạng bất thường, nhỏ [9],[12].

Hình 1.8. Hình ảnh răng thừa hàm trên [21]
1.5. Các yếu tố phổ biến liên quan đến các bệnh răng miệng ở Việt Nam
1.5.1. Các yếu tố liên quan

Theo các nhà khoa học, các yếu tố liên quan của các bệnh răng miệng
được chia làm ba nhóm sau:
- Nhóm yếu tố liên quan về tập quán ăn uống
- Nhóm yếu tố liên quan về chăm sóc vệ sinh răng miệng
- Nhóm yếu tố liên quan về các đặc trưng cá nhân
1.5.2. Fluor và vai trò của Fluor đối với các bệnh răng miệng
Fluor tác động lên nhiều yếu tố gây sâu răng để hạn chế quá trình sâu răng:
- Quan trọng nhất là Fluor tác động lên men răng làm men răng trở nên
cứng hơn, không bị tiêu hủy trong môi trường acid có pH bằng 5, do đó men
răng có khả năng đề kháng cao hơn trong môi trường miệng.
- Fluor làm tăng quá trình tái khoáng hóa men răng. Các ion Fluor ở bề
mặt men răng có khả năng di chuyển vào men răng ở nơi có hủy khoáng. Khi
di chuyển vào men răng, ion Fluor kéo theo một số khoáng chất sẵn có trong
nước bọt, dịch lợi và gây nên hiện tượng tái khoáng. Nhờ quá trình tái khoáng
hóa ở vùng men răng bị hủy khoáng mà các tổn thương ban đầu được hàn gắn
và giảm độ hòa tan của men răng.


13

- Fluor cản trở việc hình thành mảng bám răng bằng việc ức chế các
enzym của vi khuẩn tham gia vào quá trình tổng hợp các polysaccarid
(glucan) là chất tựa hữu cơ cho vi khuẩn định cư và phát triển.
- Fluorcos tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn tham gia vào quá trình
gây sâu răng bao gồm cả Streptococcus mutans.
Như vậy, Fluor tác động vào nhiều yếu tố gây sâu răng và có tác dụng dự
phòng sâu răng và bệnh vùng quanh răng.
1.6. Tình hình khảo sát bệnh răng miệng trên thế giới và ở Việt Nam
1.6.1. Trên thế giới
Trên thế giới, các cuộc điều tra sức khỏe răng miệng trên phạm vi toàn

quốc ở các nước được tiến hành thường xuyên, ví dụ như ở Hồng Kông là 1năm/
1 lần, ở Hàn Quốc là 3 năm/ 1 lần, ở các nước trong khu vực là 5 năm/ 1 lần…
1.6.2. Ở Việt Nam
Năm 2000, được sự chỉ đạo của Bộ Y tế, Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội đã
hợp tác với Viện Nghiên cứu và Thống kê sức khỏe răng miệng Úc tiến hành
đề tài “Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc lần 2”. Kết quả của đề tài này
đóng góp một phần quan trọng trong việc xây dựng chính sách phát triển
ngành Răng Hàm mặt trong giai đoạn 2000 – 2010 của Bộ Y tế. Từ đó đến
nay, đã có thêm một số điều tra lẻ tẻ ở phạm vi hẹp và khu trú cho một số đối
tượng. Kết quả của các cuộc điều tra này cho thấy tỷ lệ về các bệnh răng
miệng trong cộng đồng rất cao như trên 90% có bệnh vùng quanh răng, trên
50% có sâu răng…Tuy vậy, kết quả của những cuộc điều tra này không thể
đại diện cho mức toàn quốc.


14

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ở trẻ em
2.1.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang
Trong nghiên cứu này thì các vùng đã chọn mẫu được lựa chọn dựa vào
các khu vực địa lý bao phủ cả nước. Việt Nam được phân làm bảy vùng dựa
vào vị trí và các đặc điểm địa lý. Từ 7 vùng này chọn ra 14 tỉnh. Riêng Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh được chọn có chủ ý, còn tất cả các tỉnh khác
được chọn ngẫu nhiên từ danh sách các tỉnh trong từng vùng. Ở Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh, mỗi nơi chọn 02 quận/huyện từ các danh sách không
phân tầng của tất cả các quận/huyện. Còn 12 tỉnh còn lại, các huyện/thị được
phân thành các vùng thành thị và nông thôn. Ở nơi nào có thể thì mỗi tỉnh lại

chọn ra một quận/thị (thành thị) và một huyện (nông thôn) (14 huyện/thị). Tất
cả có 28 quận/huyện được chọn ngẫu nhiên từ 14 tỉnh thành. Ở mỗi cấp lựa
chọn thì xác suất lựa chọn cân xứng với số lượng dân số.
Trong mỗi quận /huyện được chọn, lập danh sách tất cả các trường.Mỗi
quận/huyện sẽ chọn ngẫu nhiên 02 nhóm trường (mỗi cụm gồm 1 trường tiểu
học, 1 trường THCS và 1 trường phổ thông trung học).
Tổng số có 56 nhóm trường được chọn.
2.1.2. Xác định cỡ mẫu
Mẫu nghiên cứu chọn theo phương pháp ngẫu nhiên, phân tầng nhiều
giai đoạn
Mỗi nhóm bao gồm các trường được chọn ngẫu nhiên ở các các quận
/huyện. Mỗi nhóm lại bao gồm 4 nhóm tuổi từ 6 đến 17 tuổi, và các đối tượng
nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên từ các lớp trong trường tiểu học, trung học
cơ sở, và phổ thông trung học.


15

Nhóm 1 (6-8 tuổi): lớp 1,2,3 (trường tiểu học)
Nhóm 2 (9-11 tuổi): lớp 4,5 (trường tiểu học) và lớp 6 (trường trung
học cơ sở)
Nhóm 3 (12-14 tuổi): lớp 7,8,9 (trường trung học cơ sở)
Nhóm 4 (15-17 tuổi): lớp 10,11,12 (trường phổ thông trung học)
Nhóm tuổi then chốt là 12,15 tuổi
Công thức tính cỡ mẫu cho đơn vị mẫu nhỏ nhất :

n Z 2 (1  / 2 )p2q
e

Trong đó: n = cỡ mẫu nghiên cứu

Z 2 (1  / 2 ) : hệ số tin cậy, α = 0,05 thì Z 2 (1  / 2 ) = 1,96

(tương ứng với hệ số tin cậy là 95%)
P = tần suất ước tính mắc bệnh sâu răng ở trẻ em (80%). p=0,8
q= 1-p = 0,2
e = độ chính xác tuyệt đối mong muốn (confident limit around the point
estimate), thường lấy = 0.05 (5%)
n = 122. Ước lượng sai số 5% ta có cỡ mẫu là 128.
Như vậy, cỡ mẫu cho mỗi trường là 128 đối tượng. Mỗi nhóm tuổi sẽ
có 32 đối tượng.
Mỗi quận/huyện sẽ chọn 256 đối tượng.
Cỡ mẫu của điều tra ở trẻ em là: 7168 đối tượng.
2.1.3. Các phương pháp thu thập số liệu
Bảng câu hỏi
Các bảng câu hỏi cho phụ huynh được gửi đến tất cả các phụ huynh cả
các học sinh đã chọn trước khi khám răng miệng. Bảng câu hỏi này thu thập
các thông tin dưới đây:


16

a) Các số liệu về cá nhân: tên, địa chỉ, tuổi và thời gian cư trú.
b) Các nguồn nước dùng hàng ngày để uống và ăn.
c) Các thói quen về vệ sinh răng miệng: tuổi bắt đầu chải răng và chải
răng với kem, loại kem và số lần dung kem đánh răng và nước súc miệng đã
sử dụng.
d) Các thói quen chăm sóc răng miệng: thời gian kể từ lúc đi khám răng
miệng lần cuối, lý do đi khám và loại điều trị đã được thực hiện.
e) Thói quen ăn uống: ăn kẹo, đường và đồ uống của trẻ em và gia đình
các em.

Trước khi khám răng miệng, mỗi học sinh đều gửi trả lại một bảng câu hỏi
đã hoàn tất mà tất cả câu hỏi đều đã được bố mẹ hoặc người giám hộ trả lời.
Khám lâm sàng
Chỉ sử dụng những người khám đã được tập huấn và định chuẩn. Việc tập
huấn và định chuẩn đã được tiến hành ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Trẻ em được khám tại trường học ở tư thế nằm và sử dụng đèn soi trong
miệng với ánh sáng sợi quang học.
Sử dụng chỉ số dmft và DMFT để dánh giá tình trạng sâu răng ở trẻ em.
Tình trạng nhiễm Fluor răng được xác định bằng việc sử dụng chỉ số
nhiễm Fluor của Dean theo các tiêu chuẩn “Phương pháp cơ bản của tổ chức
Sức Khỏe Thế Giới - 2013”.
Ngoài ra, tình trạng quanh răng cũng được đánh giá bằng việc sử dụng
chỉ số chảy máu và chỉ số cao răng .
Trong điều tra, có 5% trẻ em được chọn ngẫu nhiên để khám lại cho việc xác
định độ tin cậy ở cùng một người khám và giữa những người khám khác nhau.
 Các tiêu chí đánh giá tình trạng bệnh răng miệng ở trẻ em
- Ghi lại tình trạng nhiễm fluor ở các răng 12, 11, 21, 22 (chỉ số Dean)
Các mã số để ghi nhận nhiễm fluor


17

Mã số 0 - Bình thường

Mã số 1 – Nghi ngờ

Bề mặt răng bình thường
Có một vài vết nhỏ hoắc đốm nhỏ. Mã số này được
ghi trong trường hợp nếu không đảm bảo được nó là
nhiễm Fluor nhẹ nhất mà cũng không chứng minh

được đó là bình thường.
Bị nhiễm Fluor, các dấu hiệu để chẩn đoán là: có các

Mã số 2 – Rất nhẹ

đốm trắng, hình ảnh mũ tuyết, các đường trắng,
nhưng tổng số men bị nhiễm dưới 25%.
Các dấu hiệu để chẩn đoán là: có nhiều đốm trắng

Mã số 3 – Nhẹ

Mã số 4 –Trung bình

Mã số 5 – Nặng

Mã số 7 – Khuyết men
không do Fluor

Mã số 8 – Loại trừ

hơn, hoặc các đường trắng đục và các vùng trắng
phấn, nhưng tổng số men bị nhiễm dưới 50%.
Toàn bộ bề mặt men răng bị nhiễm màu trắng phấn,
có thể có màu nâu, một vài hố và vết mẻ ở các rìa cắn.
Bề mặt men răng bị nhiễm nặng, các dấu hiệu chẩn
đoán là có các hố, thiểu sản, nhiễm màu nâu, phần
men còn lại thì có màu trắng phấn.
Khuyết men hoặc đục men không do Fluor gây ra
như thiểu sản, không hoàn chỉnh quá trình tạo men
và ngà, nhiễm Tetracyclin và đục men ranh giới rõ.

Không thể đánh giá được trong trường hợp răng hoặc
mặt răng có cầu, chất hàn to, thanh nắn hàm cố định.
Răng chưa mọc hết, nếu chỉ thấy dưới 75% răng thì
loại trừ.
Người khám không thể chẩn đoán chính xác được do

Mã số 9 – Không ghi

tình trạng hiện tại của răng có các tổn thương trong

nhận được

quá trình phát triển nhai, chấn thương, các tác động
lý học ví dụ như mòn bề mặt.

 Ghi tình trạng sâu răng ở từng mặt răng của các răng


18

Có 10 mã số được ghi lại để chỉ ra tình trạng của từng mặt răng. Một mã
số phải được ghi lại cho tình trạng của từng mặt răng.
Lành: (mã A cho răng sữa hoặc mã 0 cho răng vĩnh viễn)
 Định nghĩa: Thân răng không có dấu hiệu về sâu răng đã điều trị hoặc
không điều trị.
 Hướng dẫn lâm sàng: mã này bao gồm cả mặt thân răng có hàn mà do
thẩm mỹ.
Sâu răng (mã B cho răng sữa hoặc mã 1 cho răng vĩnh viễn)
 Định nghĩa: một mặt của thân răng có sâu chưa được điều trị hoặc chất
hàn bong ra. Loại này không tính sâu răng thứ phát mà còn chất hàn (ví dụ

sâu răng tái phát, mã C cho răng sữa hoặc mã 2 cho răng vĩnh viễn).
 Nguyên tắc lâm sàng: người khám phải đánh gía về lâm sang để xác
định các tổn thương sâu nghi ngờ. Nếu có nghi ngờ thì sử dụng đến các tiêu
chuẩn như đáy mềm, men bị tổn thương hoặc thành mềm để đánh giá sâu
răng. Nếu toàn bộ thân răng đã bị phá hủy do sâu và chỉ còn lại chân răng thì
tất cả các mặt răng bị sâu.
Răng hàn bị sâu (mã C cho răng sữa hoặc mã 2 cho răng vĩnh viễn)
 Định nghĩa: mặt răng có chất hàn đã được hàn ban đầu để điều trị sâu
nhưng lại có tổn thương sâu không được điều trị nguyên phát ở cùng mặt răng.
 Nguyên tắc lâm sàng: trường hợp hàn phủ toàn bộ thân răng thì xác
định lý do hàn và nếu lý do hàn ban đầu là do sâu thì ghi mã D hoặc mã 3 cho
tất cả các mặt răng. Trường hợp hàn được xác định là do các lý do khác (mòn
răng, thẩm mỹ) không phải do sâu thì ghi là răng lành (mã A cho răng sữa
hoặc mã 0 cho răng vĩnh viễn)
Răng hàn không bị sâu (mã D cho răng sữa hoặc mã 3 cho răng vĩnh viễn)
 Định nghĩa: một răng


19

 Nguyên tắc lâm sàng:
Răng mất do sâu (mã E cho răng sữa hoặc mã 4 cho răng vĩnh viễn)
Răng mất do các lý do khác (mã 5 cho răng vĩnh viễn)
 Định nghĩa: một răng vĩnh viễn đã bị nhổ do chấn thương nắn chỉnh
răng hoặc do các lý do khác không liên quan đến sâu răng.
 Nguyên tắc lâm sàng: mã này chỉ sử dụng với răng vĩnh viễn không sử
dụng với răng sữa.
Trám bít hố rãnh (mã 6 cho răng vĩnh viễn)
 Định nghĩa: Trường hợp dùng chất trám bít dính để dự phòng và
không có dấu hiệu của sâu răng và hàn phục hồi. Trường hợp nó được sử

dụng như vật liệu phục hồi thì mặt răng đó được ghi là hàn (mã 3)
 Nguyên tắc lâm sàng: mã này chỉ sử dụng với răng vĩnh viễn không sử
dụng với răng sữa.
Chấn thương (mã T cho răng sữa hoặc mã 7 cho răng vĩnh viễn)
 Định nghĩa: một răng vĩnh viễn đã bị gãy hoặc hàn do chấn thương
không phải do sâu răng.
Răng chưa mọc (mã U cho răng vĩnh viễn)
 Định nghĩa: răng vĩnh viễn không mọc hoặc do thiếu bẩm sinh.
 Nguyên tắc lâm sàng: răng đã mọc một phần thì phải được xem là đã
mọc. Thăm thám châm thấy bất kỳ phần nào của răng thì răng đó phải được
ghi như răng đã mọc bình thường. Mã này chỉ sử dụng với răng vĩnh viễn
không sử dụng với răng sữa.
Không ghi nhận được (mã X cho răng vĩnh viễn)
 Định nghĩa: tình trạng răng vĩnh viễn không thể đánh giá được do nẹp
nắn hàm hoặc thiểu sản nặng, vv…. Mã này chỉ sử dụng với răng vĩnh viễn
không sử dụng với răng sữa.
 Ghi nhận tình trạng quanh răng


20

Đánh giá lợi:
Các điểm má và điểm gần của các răng 16, 11, 26, 36, 31 và 46 sẽ được
đánh giá. Đưa thám châm CPITN vào rãnh lợi không quá 2 mm, bắt đầu từ
góc xa mặt má, sau đó di chuyển nhẹ nhàng về phía vùng kẽ gần. Mỗi răng
phải ghi lại một mã số.
Mã số 0: mã số này được ấn định nếu như không thấy chảy máu lợi khi
thăm khám bằng thám châm.
Mã số 1: chảy máu lợi xuất hiện ở bất kỳ điểm nào khi thăm khám bằng
thám châm.

Mã X: không thể đánh giá được hoặc mất răng.
Thu thập mẫu nước
Sau khi kết thúc khám răng miệng trẻ em ở nhóm thì bảng câu hỏi của
mỗi học sinh ở từng trường (tiểu học, trung học cơ sở, và phổ thông trung học)
được soát lại để tìm ra các loại nguồn nước được dùng để nấu ăn và uống.
Các mẫu được thu thập từ mỗi nguồn nước khác nhau ở nơi thuận tiện
gần sát trường học. Các mẫu nước được lấy bắt đầu ở các nguồn nước dùng
cho học sinh tiểu học, sau đó là trung học cơ sở, và cuối cùng là phổ thông
trung học.
2.1.4. Phương tiện nghiên cứu
- Nghiên cứu sử dụng nguồn sáng từ đèn sợi quang học với gương khám
dùng một lần đảm bảo ánh sáng khi khám trong miệng.
- Xác định độ tập trung Fluor trong các nguồn nước ăn: sử dụng phương
pháp điện cực chọn lọc với Fluor.
2.1.5. Phân tích số liệu
- Các số liệu về tình trạng sức khỏe răng miệng và điều tra các yếu tố liên
quan được thống kê và phân tích bằng phần mềm thống kê y học SPSS 16.0.
- Độ tập trung Fluor trong các nguồn nước uống được xác định bằng kỹ
thuật điện cực chọn lọc với Fluor.


21

2.2. Thiết kế nghiên cứu ở người lớn
Nghiên cứu cắt ngang. Nó bao gồm các mẫu đại diện của tất cả các cộng
đồng ở nông thôn và thành thị, tất cả các vùng địa lý và tất cả các nhóm kinh
tế - xã hội. Vì vậy, nghiên cứu này bao gồm hai nghiên cứu gắn kết với nhau
là khám lâm sàng răng miệng và điều tra xã hội học bao gồm các yếu tố dân
số - xã hội học, lịch sử bệnh, lịch sử nha khoa và các thông tin về hành vi
chăm sóc răng miệng.

Chiến lược chọn mẫu cho nghiên cứu là chọn ngẫu nhiên phân tầng
nhiều giai đoạn những người lớn cư trú trong cộng đồng.
2.2.1. Thiết kế mẫu
- Để thiết kế mẫu nghiên cứu, Việt Nam được chia ra làm bảy vùng dựa
vào các đặc điểm địa lý. Trong 7 vùng địa lý này, Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh được chọn có chủ đích. Như vậy số tỉnh được chọn thêm là 12 tỉnh.
- Trong mỗi tỉnh thành, chúng tôi lên danh sách các huyện/quận, thị và
phân tầng thành khu vực thành thị và nông thôn.Từ các quận/thị và huyện,
chúng tôi chọn ngẫu nhiên các phường/xã và sau đó lại chọn ngẫu nhiên các
mẫu nhóm.
- Ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, chọn ngẫu nhiên mỗi thành phố
02 quận/huyện thay cho việc phân tầng thành khu vực thành thị và nông thôn.
Như vậy toàn quốc sẽ có 28 quận/huyện được chọn
- Từ các danh sách tất cả các xã/phường trong từng quận/huyện, chọn
ngẫu nhiên ra hai xã/phường để chọn mẫu ở người lớn nói chung, một cụm
(nhóm hành chính nhỏ nhất) được chọn ngẫu nhiên ở mỗi xã/phường và nó
được xem là một nhóm nghiên cứu trong điều tra. Tất cả các bước chọn mẫu
đều được thực hiện ngẫu nhiên với xác suất tương ứng cỡ dân số.
- Như vậy sẽ có 56 xã/phường được chọn.
- Tất cả cư dân là người lớn trong nhóm được phân tầng thành ba nhóm
tuổi: 18-34; 35- 44 và từ 45 tuổi trở lên, sau đó lên danh sách theo nhóm.


22

2.2.2. Cỡ mẫu
Công thức tính cỡ mẫu cho mỗi quận/huyện:

n Z 2 (1  / 2 )p2q
e


Trong đó: n = cỡ mẫu nghiên cứu
Z 2 (1  / 2 ) : hệ số tin cậy, α = 0,05 thì Z 2 (1  / 2 ) = 1,96

(Tương ứng với hệ số tin cậy là 95%)
P = tần suất ước tính mắc bệnh quanh răng ở người lớn (90%). p=0,9
q= 1-p = 0,1
e = độ chính xác tuyệt đối mong muốn (confident limit around the point
estimate), thường lấy = 0.05 (5%)
n = 139. Ước lượng sai số 5% ta có cỡ mẫu là 150.
Như vậy, cỡ mẫu cho mỗi quận/huyện là 150 người. Mỗi xã/phường có
cỡ mẫu là 75 người. Mỗi nhóm tuổi sẽ có 25 đối tượng.
Cỡ mẫu của điều tra ở người lớn là: 4200 đối tượng.
2.2.3. Kỹ thuật thu thập thông tin
* Tập huấn và định chuẩn:
Hai lớp tập huấn và định chuẩn sẽ được tổ chức ở cả Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh, Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội đảm nhiệm. Mỗi lớp có 16
người và chọn ra 8 người khám và 8 người ghi. Ngoài ra, các cán bộ y tế địa
phương liên quan đến cuộc điều tra cũng được mời tham dự lớp tập huấn.
*Dụng cụ khám
- Toàn bộ người khám sử dụng dụng cụ khám như nhau trong điều kiện
làm việc như nhau (ánh sáng, tư thế…)
- Sử dụng nguồn sáng từ đèn khám sợi quang học với gương dùng một
lần và thám châm nha chu theo tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới.
- Các mẫu nước được đựng trong lọ chuyên dụng có chứa hóa chất bảo quản.


23

- Các phương tiện khác: găng tay, thuốc sát khuẩn, các phương tiện bảo

hộ và các dụng cụ cần thiết khác…
2.2.4. Các bước tiến hành
Trước khi bắt đầu điều tra, Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội gửi công văn
đến Ủy ban Nhân dân và cơ quan y tế của các tỉnh/thành, huyện/quận và xã/
phường đã được chọn và đề nghị cộng tác với dự án. Cán bộ quản lý địa
phương hoặc cán bộ y tế địa phương cùng phối hợp với đoàn điều tra trong
thời gian khám.
2.2.5. Các phương pháp thu thập số liệu
2.2.5.1. Nghiên cứu về xã hội học
Sử dụng bảng câu hỏi để điều tra về xã hội học trong cuộc điều tra. Bảng
câu hỏi chứa đựng các thông tin về:
- Các số liệu về cá nhân:
+ Các thói quen sống.
+ Các vấn đề về sức khỏe toàn thân.
+ Lịch sử về răng miệng.
- Các đặc điểm: Học vấn, nghề nghiệp và thu nhập.
- Chải răng:
+ Dùng chỉ nha khoa.
+ Dùng tăm.
- Các triệu chứng.
- Khám răng miệng.
2.2.5.2. Khám răng miệng
Phiếu khám răng miệng cho người lớn bao gồm các biểu hiện về sức
khỏe răng miệng dưới đây:
 Tình trạng niêm mạc miệng.
 Mất răng từng hàm hoặc toàn bộ.
 Có/ thiếu các răng vĩnh viễn.


24


 Sâu thân răng ở từng răng (DMFT – WHO, 2013)
 Sâu chân răng (DFT – WHO, 2013)
 Các nhu cầu điều trị quanh răng (CPITN cải tiến – WHO, 2013).
Các chỉ số cho nghiên cứu ở người lớn
A.Niêm mạc miệng: Mỗi đối tượng đều được đánh giá các thương tổn
niêm mạc. Mỗi một tổn thương quan sát được được ghi vào vị trí của nó. Có
thể có vài tổn thương ở một vị trí hoặc ở vài vị trí.

 0:

Bình thường

 1:

Loét

 2:

Viêm lợi hoại tử cấp

 3:

Nấm Candida

 4:

Áp xe

 5:


Phì đại lợi

 6:

Khác

B.Chỉ số răng sâu, mất và trám (DMFT) (WHO, 2013)
Chỉ số DMFT được tính toán bằng việc đánh giá hàm răng trên từng răng
Thành phần D: bao gồm tất cả các răng bị sâu ở thân và chân răng và
các răng đã hàn lại có sâu.
Thành phần M: bao gồm các răng mất do sâu đối với các đối tượng
dưới 30 tuổi và các răng mất do sâu và do bất kỳ nguyên nhân nào khác đối
với người trên 30 tuổi.
Thành phần F: bao gồm các răng đã hàn không sâu.
 Số 0: Thân răng lành: một thân răng được ghi nhận là lành nếu như
không có dấu hiệu sâu răng lâm sàng đã điều trị hoặc không được điều trị.
Chân răng lành: một chân răng được ghi nhận là lành nếu như không có
dấu hiệu sâu răng lâm sàng đã điều trị hoặc không được điều trị.


25

 Số 1: Thân răng sâu: sâu răng được ghi nhận khi có một tổn thương
ở hố hoặc rãnh hoặc ở một mặt nhẵn có 1 lỗ sâu có thể nhận thấy đã làm tổn
thương men hoặc đáy mềm hoặc có thành. Một răng với chất hàn tạm cũng
được tính vào loại này.
Chân răng sâu: Sâu được ghi nhận khi thăm khám bằng thám châm
thấy một tổn thương mềm hoặc dai. Trường hợp có một tổn thương ở cả thân
và chân răng thì vị trí nguyên thủy của tổn thương phải được ghi nhận là sâu.

Nếu trên một nửa tổn thương ở dưới đường ranh giới men- xương răng thì nó
chỉ được xem là một tổn thương bề mặt chân răng. Khi không xác định được
vị trí nguyên thủy, thì cả thân răng và chân răng được ghi nhận là sâu.
 Số 2: Thân răng đã hàn có sâu: Khi một thân răng có một hoặc trên
một chỗ hàn vĩnh viễn và có một hoặc trên một chỗ bị sâu.
Chân răng đã hàn sâu: khi một chân răng có một hoặc trên một chỗ hàn
và có một hoặc trên một chỗ bị sâu.
 Số 3: Thân răng đã hàn không sâu: khi một thân răng có một hoặc
trên một chỗ hàn vĩnh viễn, bao gồm cả cầu răng đã đặt do sâu trước đây, và
không có:
+ Sâu
+ Các chỗ hàn không thỏa đáng
Chân răng hàn không sâu: khi có một hoặc trên một chỗ hàn và không
có sâu ở bất cứ chỗ nào trên chân răng.
 Số 4: Răng mất: được ghi nhận khi có một răng bị mất vì bất cứ lý do nào.
 Số 5: Thân răng đã hàn với vết hàn không thỏa đáng: được ghi
nhận khi có một hoặc trên một khuyết hổng không thể chấp nhận được mà
không sửa chữa được.
+ Bề mặt bị bong hoặc vỡ
+ Bề mặt không thể chấp nhận được về thẩm mỹ


×