Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ XÃ HỘI DỰ ÁN: SỬA CHỮA VÀ NÂNG CAO AN TOÀN ĐẬP, VAY VỐN WB (WB8)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 62 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
**********************

BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ XÃ HỘI
DỰ ÁN: SỬA CHỮA VÀ NÂNG CAO AN TOÀN ĐẬP, VAY VỐN WB (WB8)
TIỂU DỰ ÁN: SỬA CHỮA, NÂNG CẤP ĐẢM BẢO AN TOÀN HỒ CHỨA NƯỚC
ĐỒNG BỂ, XÃ XUÂN DU, HUYỆN NHƯ THANH,
TỈNH THANH HÓA

THANH HÓA–6/2015


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
**********************

BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ XÃ HỘI
DỰ ÁN: SỬA CHỮA VÀ NÂNG CAO AN TOÀN ĐẬP, VAY VỐN WB (WB8)
TIỂU DỰ ÁN: SỬA CHỮA, NÂNG CẤP ĐẢM BẢO AN TOÀN HỒ CHỨA NƯỚC
ĐỒNG BỂ, XÃ XUÂN DU, HUYỆN NHƯ THANH,
TỈNH THANH HÓA

CHỦ ĐẦU TƯ

ĐƠN VỊ TƯ VẤN

THANH HÓA–6/2015



MỤC LỤC
1. Giới thiệu chung 3
1.1. Mục tiêu của dự án..................................................................................................3
1.2. Các hợp phần...........................................................................................................4
1.3. Giới thiệu tiểu dự án................................................................................................6
2. Phương pháp

7

3. Đặc điểm chung về tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực dự án 8
3.1. Đặc điểm tự nhiên...................................................................................................8
3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.........................................................................................9
4. Kết quả đánh giá xã hội 11
4.1. Cơ cấu kinh tế và nguồn thu nhập chính................................................................11
4.2. Giáo dục................................................................................................................13
4.3. Y tế và sức khỏe....................................................................................................14
4.4. Tình hình di cư......................................................................................................15
4.5. Đặc điểm về dùng nước, quản lý công trình..........................................................16
4.6. Đặc điểm về mất an toàn công trình......................................................................16
5. Các phát hiện chính của Đánh giá xã hội

18

5.1. Phân tích giới.........................................................................................................18
5.2. Dân tộc thiểu số.....................................................................................................21
5.3. Tác động tích cực..................................................................................................22
5.4. Tác động tiêu cực..................................................................................................24
5.5. Giải pháp giảm thiểu.............................................................................................25
6. Vai trò của các bên liên quan


27

6.1. Ban quản lý dự án Trung ương..............................................................................27
6.2. Ban Quản lý Dự án tỉnh.........................................................................................28
6.3. UBND các xã và các tổ chức cộng đồng...............................................................28
7. Kết luận và kiến nghị
Phụ lục

29

30

Phụ lục 1. Kế hoạch quản lý sức khỏe cộng đồng........................................................30
Phụ lục 2. Kế hoạch truyền thông, tham vấn cộng đồng có sự tham gia.......................33
Phụ lục 3. Kế hoạch hành động giới.............................................................................38


Phụ lục 4. Hệ thống giải quyết khiếu nại......................................................................45
Phụ lục 5. Công tác chuẩn bị thực hiện........................................................................47
Phụ lục 6: Hình ảnh tham vấn cộng đồng.....................................................................52
Phụ lục 7: Các bảng tổng hợp số liệu điều tra phỏng vấn hộ........................................55

1


CHỮ VIẾT TẮT
BAH
Bộ NN & PTNT
Ban BT

CPMU
CSHT
CPO
DMS
DOF
DONRE
DPC
DRC
DTTS
EA
EMA
IOL
GAP
GoV
GCNQSD
HH
GPMB
IMO
NGO
NHTG
PPMU
PSC
RAP
RP-PMU
RCS
RPF
UBND
TĐC
TDA


Bị ảnh hưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Ban bồi thường
BQLDA trung ương
Cơ sở hạ tầng
Ban Quản lý Trung ương các dự án Thủy lợi
Khảo sát đo đạc chi tiết
Sở Tài chính
Sở Tài nguyên và Môi trường
Uỷ ban nhân dân huyện
Ban Tái định cư huyện
Dân tộc thiểu số
Cơ quan chủ quản
Cơ quan giám sát bên ngoài
Kiểm đếm thiệt hại
Kế hoạch hành động giới
Chính phủ Việt Nam
Giấy chứng nhận quyền sử dụng (đất)
Hộ gia đình
Giải phóng mặt bằng
Tổ chức giám sát độc lập
Tổ chức phi chính phủ
Ngân Hàng Thế Giới
Ban Quản lý Dự án tỉnh
Ban chỉ đạo dự án
Kế hoạch tái định cư
Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng và di dân tái định cư
Nghiên cứu giá thay thế
Khung chính sách tái định cư
Ủy ban nhân dân

Tái định cư
Tiểu dự án

2


1. Giới thiệu chung
Việt Nam có mạng lưới đập và cơ sở hạ tầng thủy lợi lớn, gồm hơn 7.000 đập các loại với
kích cỡ khác nhau. Hơn 750 đập được phân loại là đập lớn (đập có chiều cao hơn 15m
hoặc từ 5m đến 15m với dung tích hồ trên 3 triệu m 3) và số lượng đập nhỏ (chiều cao đập
<15m và dung tích hồ nhỏ hơn 3 triệu m 3) ước tính hơn 6.000 đập, chủ yếu là đập đất.
Trong tổng số 4 triệu hecta đất nông nghiệp thì hơn 3 triệu hecta được cấp nước tưới từ
6.648 đập.
Trong quá trình xây dựng và phát triển hệ thống các hồ, đập, có một số vấn đề đáng quan
tâm. Nhiều hồ chứa quy mô vừa và nhỏ được xây dựng từ những năm 1960 - 1980 còn
hạn chế về kỹ thuật khảo sát, thiết kế và thi công. Các yếu tố này cùng với các hạn chế về
vận hành và duy tu bảo dưỡng làm cho nhiều đập đã bị xuống cấp và mức độ an toàn của
đập thấp hơn so với tiêu chuẩn an toàn quốc tế. Điều này mang lại rủi ro đáng kể cho sự
an toàn của con người và an ninh kinh tế. Sự xuống cấp của các đập này, cộng với sự gia
tăng rủi to và mất an toàn bởi biến đổi thủy văn do biến đổi khí hậu cũng như sự phát
triển nhanh chóng ở thượng nguồn đã khiến nhiều hồ chứa trong tình trạng rủi ro. Các rủi
ro có thể xuất hiện từ sự mất cân đối của mặt cắt, ví dụ như quá mỏng để có thể ổn định,
tình trạng lún của kết cấu chính, thấm qua đập chính và/hoặc đập phụ và xung quanh
công trình lấy nước, biến dạng của mái thượng/hạ lưu, sự cố đập tràn, và việc chưa phát
huy một cách hiệu quả các thiết bị giám sát an toàn.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc duy trì và đảm bảo tăng trưởng kinh tế, Chính
phủ đã khởi động một chương trình an toàn đập vào năm 2003. Dự án Sửa chữa và Nâng
cao an toàn đập được đầu tư từ nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới sẽ hỗ trợ Chương
trình an toàn đập cho Chính phủ Việt Nam. Dự án này sẽ được thực hiện bằng cách hỗ trợ
về an toàn kết cấu của đập và hồ chứa, cùng với yêu cầu an toàn cho vận hành để bảo vệ

người dân và cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội khỏi nguy cơ rủi ro ở hạ lưu. Điều này phù hợp
với định nghĩa của Chính phủ về an toàn đập nêu trong Nghị định 72. Dự án cũng sẽ hỗ
trợ Chính phủ đảm bảo được quy hoạch phát triển tổng hợp lưu vực toàn diện hơn để tăng
cường sự điều phối về thể chế, phát triển trong tương lai và an toàn vận hành.
1.1. Mục tiêu của dự án
Mục tiêu của dự án là hỗ trợ việc thực hiện chương trình an toàn đập của Chính phủ bằng
cách nâng cao mức độ an toàn của các đập và hồ chứa được ưu tiên cũng như bảo vệ
người dân và tài sản của các cộng đồng ở hạ du.

3


1.2. Các hợp phần
Dự án dự kiến sẽ nâng cao mức độ an toàn của đập và các công trình liên quan, cũng như
sự an toàn của người và cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội của các cộng đồng hạ du như đã
được xác định trong Nghị định 72 về quản lý an toàn đập tại Việt Nam. Nghị định này áp
dụng quy tắc quốc tế trong việc định nghĩa các đập dựa trên chiều cao và dung tích. Đặc
biệt, Nghị định chỉ rõ các điều sau: (i) đập lớn là đập có chiều cao từ 15m hoặc có dung
tích hồ 3 triệu m3 trở lên, (ii) đập trung bình là đập có chiều cao từ 10m đến 15m hoặc có
dung tích hồ chứa từ 1 đến 3 triệu m3 và (iii) đập nhỏ là đập có chiều cao từ 5m đến 10m
hoặc đập có dung tích hồ từ 50.000 đến 1 triệu m3.
Dự án là sự kết hợp tối ưu giữa các biện pháp công trình và phi công trình. Các biện pháp
công trình bao gồm cải tạo và nâng cấp công trình an toàn của các đập hiện có, bao gồm
cả thiết bị đo đạc, như thiết bị giám sát an toàn. Các biện pháp công trình sẽ sử dụng phần
lớn ngân sách của dự án (>80%). Các hoạt động phi công trình về an toàn đập, là một hợp
phần chính và quan trọng của các hoạt động hỗ trợ bởi Ngân hàng trong phạm vi dự án,
sẽ bao gồm hỗ trợ để tăng cường khung pháp lý và thể chế, giám sát an toàn, quy trình
vận hành, vận hành và bảo dưỡng (O&M) và sẵn sàng ứng phó khẩn cấp. Những biện
pháp này cũng bao gồm đánh giá các nguồn lực để đảm bảo duy trì O&M và giám sát.



Tên dự án:

- Tên Tiếng Việt: Dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập
- Tên Tiếng Anh: Dam Rehabilitation and Safety Improvement Project


Cơ quan chủ quản, chủ dự án:

- Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ dự án: Ban quản lý Trung ương các dự án thủy lợi
- Chủ dự án thành phần: Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý dự án thủy lợi Thanh
Hóa


Thời gian thực hiện dự án: Dự kiến 07 năm từ 2015 đến 2022



Nguồn kinh phí: Tổng mức đầu tư khoảng 500 triệu USD

Dự kiến dự án bao gồm 4 hợp phần chính.

4


Hợp phần 1: Khôi phục an toàn đập (385 triệu USD)
Hợp phần này sẽ nâng cao an toàn đập thông qua cải tạo cơ sở hạ tầng hiện có. Hợp phần
này bao gồm hai cách tiếp cận khác nhau đối với việc cải tạo các đập lớn/vừa và nhỏ, các
đập do cộng đồng quản lý. Sự khác nhau giữa hai cách tiếp cận không chỉ liên quan đến

loại công trình và khung pháp lý, mà còn liên quan đến thể chế và cách tổ chức thực hiện
để vận hành công trình đó và đảm bảo vận hành và bảo dưỡng bền vững. Hợp phần này
bao gồm hỗ trợ cho (i) thiết kế chi tiết, giám sát và kiểm soát chất lượng việc cải tạo công
trình đối với các đập được ưu tiên và cơ sở hạ tầng liên quan; (ii) cải tạo công trình, bao
gồm cả công trình xây dựng, công trình thủy-cơ khí và lắp đặt thiết bị thủy văn và giám
sát an toàn; (iii) lập kế hoạch vận hành và bảo dưỡng và Kế hoạch sẵn sàng ứng phó khẩn
cấp; và (iv) thông qua danh sách kiểm tra đã được tiêu chuẩn hóa đối với các đập do cộng
đồng quản lý.
Hợp phần 2: Quy hoạch và Quản lý an toàn đập (60 triệu USD)
Hợp phần này sẽ cải thiện việc quy hoạch và khung vận hành về quản lý đập để bảo vệ
người dân và cơ sở hạ tầng kinh tế -xã hội trong các cộng đồng hạ du. Hợp phần này sẽ
cung cấp hỗ trợ về: (i) mạng lưới quan trắc và hệ thống thông tin; (ii) quy hoạch phát
triển tổng hợp và cơ chế phối hợp vận hành giữa các hồ thủy điện và thủy lợi; (iii) hỗ trợ
về mặt pháp lý và thể chế, tăng cường cơ chế phối hợp bao gồm chính sách quốc gia về
đập, về việc đăng ký, quy chế, kiểm định, tuân thủ an toàn và hình phạt; (iv) các đặc tính
kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy định về an toàn đến các mức được quốc tế chấp nhận; và (v)
nâng cao năng lực, kế hoạch vận hành hồ tổng hợp toàn lưu vực, kế hoạch sẵn sàng ứng
phó khẩn cấp kể cả phân tích vỡ đập, lập bản đồ lũ hạ lưu và thiết lập các điểm mốc, nâng
cao nhận thức và huấn luyện sơ tán cho các cộng đồng địa phương sinh sống dưới hạ lưu.
Hợp phần 3: Hỗ trợ quản lý dự án (15 triệu USD)
Hợp phần này sẽ cung cấp hỗ trợ cần thiết cho việc thực hiện dự án. Hợp phần này bao
gồm hỗ trợ cho các đơn vị sau: (i) Ban chỉ đạo dự án gồm Bộ NN&PTNT, Bộ Công
thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường để điều phối tất cả các hoạt động can thiệp của
dự án; (ii) Ban quản lý dự án trực thuộc Bộ NN&PTNT để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ
cần thiết để thực hiện dự án kịp thời và hiệu quả, bao gồm cả giám sát và đánh giá, đấu
thầu, quản lý tài chính, giám sát chính sách an toàn, v.v...; (iii) Hỗ trợ kỹ thuật cho các
sở/vụ hưởng lợi thuộc Bộ Công thương và Bộ TN&MT để thực hiện dự án kịp thời và
hiệu quả; (iv) Thành lập và vận hành Nhóm đánh giá an toàn đập quốc gia; (v) Kiểm toán
độc lập các đập ưu tiên trước và sau khi cải tạo; và (vi) Chi phí vận hành gia tăng đối với
các hoạt động liên quan đến dự án.

5


Hợp phần 4: Dự phòng thiên tai (0 triệu USD – không phân bổ cố định nhưng
không quá 20% tổng chi phí dự án)
Hợp phần này sẽ nâng cao năng lực ứng phó của Chính phủ trong trường hợp khẩn cấp
liên quan đến sự cố đập trong quá trình thực hiện dự án. Trong trường hợp khẩn cấp, hợp
phần dự phòng này sẽ cho phép sử dụng số tiền trong khoản vay nhanh chóng bằng cách
giảm thiểu tối đa các bước xử lý và điều chỉnh các yêu cầu về tín dụng và chính sách an
toàn để hỗ trợ đẩy nhanh việc thực hiện. Hợp phần này sẽ cho phép thực hiện chi tiêu
theo quy trình ứng phó nhanh OP/BP 8.00 cho danh sách hàng hóa và dịch vụ sẽ được
xác định trong quá trình xây dựng dự án. Hợp phần này không phải là phần thay thế cho
bảo hành, và không loại bỏ nhu cầu xây dựng các đập đã đưa vào dự án. Một danh sách
chung được kết hợp với một danh sách các hàng hóa không đưa vào có thể kích hoạt các
chính sách an toàn. Điều này nhằm giúp đảm bảo đủ thanh khoản trong trường hợp khẩn
cấp bằng cách tài trợ cho chính phủ trong toàn bộ việc ứng phó với trường hợp khẩn cấp
và đưa ra một số biện pháp bảo vệ tài khoản của Chính phủ.
1.3. Giới thiệu tiểu dự án
Tiểu dự án “Sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn hồ chứa nước Đồng Bể, xã Xuân Du,
huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa” là một trong các tiểu dự án được lựa chọn thực hiện
ngay trong năm đầu của Dự án.
Mục tiêu của TDA là sửa chữa, nâng cấp công trình đầu mối nhằm đảm bảo an toàn cho
hồ chứa, đảm bảo nhiệm vụ thiết kế tưới cho 255 ha diện tích đất canh tác của xã Triệu
Thành, Hợp Thành, huyện Triệu Sơn và xã Xuân Du, huyện Như Thanh, và cấp nước
sinh hoạt cho nhân dân trong vùng.
Các hạng mục công trình của TDA bao gồm gia cố đập chính, làm mới tràn xả lũ, làm
mới hai cống lấy nước, đắp tôn cao đê ngăn lũ, kiên cố hóa kênh N1, N2, và xây mới nhà
quản lý.

6



Bãi thải

Đường thi công
Đường sơ
tán
qua
lòng hồ

Đập tràn
Lán trại

Đập đất
Đập phụ

Cống

Lán trại

Bản đồ khu vực tiểu dự án

2. Phương pháp
Mục đích của việc đánh giá xã hội (SA), được thực hiện đồng thời với đánh giá môi
trường của TDA, với hai mục tiêu. Thứ nhất, xem xét các tác động tiềm năng của các
tiểu dự án tích cức và tiêu cực trên cơ sở kế hoạch triển khai các hoạt động của dự án.
Thứ hai, tìm kiếm từ việc thiết kế các biện pháp giả quyết các tác động tiêu cực tiềm tàng
và đề xuất các hoạt động phát triển cộng đồng có liên quan đến các mục tiêu phát triển
của dự án. Việc xác định các tác động bất cực là không thể tránh được, tham vấn với
người dân địa phương, các cơ quan chính phủ, các bên liên quan dự án, vv, sẽ được thực

hiện để đảm bảo người dân bị ảnh hưởng sẽ được bồi thường và hỗ trợ một cách thỏa
đáng và kịp thời để ít nhất các hoạt động kinh tế-xã hội của họ phục hồi về mức trước khi
có dự án, và về lâu dài đảm bảo cuộc sống của họ sẽ không bị xấu đi, được coi như một
kết quả của các tiểu dự án.
Trong đánh giá xã hội, các dân tộc thiểu số (DTTS) đang sống trong khu vực tiểu dự án
cũng được đánh giá và khẳng định sự hiện diện của họ trong khu vực tiểu dự án thông
qua sàng lọc về người dân tộc thiểu số (EM) (theo OP 4.10 của Ngân hàng), tham vấn với
họ một cách tự do, được thông báo trước, thông tin theo cách thức phù hợp , để xác định
rằng nếu cần hỗ trợ cho cộng đồng người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng tại địa phương
khi thực hiện tiểu dự án. Sàng lọc DTTS được tiến hành theo hướng dẫn OP 4.10 của
7


Ngân hàng Thế giới, và đã được thực hiện trong phạm vi và khu vực các đánh giá xã hội
tương ứng với phạm vi đánh giá môi trường (theo OP 4.01). Một phân tích về giới cũng
được thực hiện như một phần của SA để mô tả về các đặc điểm về Giới trong khu vực
tiểu dự án (từ góc độ tác động của dự án) để cho phép lồng ghép vấn đề giới để thúc đẩy
bình đẳng giới và nâng cao hơn nữa hiệu quả phát triển của các tiểu dự án, và toàn bộ dự
án. Tùy thuộc vào độ lớn của các tác động tiềm năng của dự án đã được nhận diện, và
mục tiêu phát triển dự án, kế hoạch kế hoạch hành động về giới và giám sát giám sát kế
hoạch hành động giới đã được chuẩn bị (hãy xem các kế hoạch trong Phụ lục 3 của báo
cáo này)
Để đảm bảo tất cả các tác động tiềm năng có thể được xác định trong quá trình chuẩn bị
dự án, các SA đã được tiến hành thông qua hàng loạt các cuộc tham vấn với các bên khác
nhau liên quan dự án. Một phần quan trọng được quan tâm là cấp hộ gia đình, những
người BAH tiềm năng bởi dự án (cả tích cực và tiêu cực). Các kỹ thuật đánh giá được
thực hiện để lập SA này bao gồm 1) xem xét các dữ liệu thứ cấp, 2) quan sát thực địa; 3)
các cuộc thảo luận nhóm tập trung/họp cộng đồng, 4) phỏng vấn sâu, và 5) khảo sát các
hộ gia đình (xem Phụ lục 7 về cách lấy mẫu). Tổng cộng 235 người đã tham gia trả lời để
đánh giá tác động xã hội cho tiểu dự án này, trong đó có 120 người tham gia cuộc khảo

sát hộ gia đình (định lượng), và 115 người tham gia vào các nhóm thảo luận nhóm tập
trung, các cuộc họp cộng đồng, phỏng vấn sâu (định tính).
Trong phần 4, chúng tôi sẽ trình bày vắn tắt về những kết quả SA.Trong phần5, chúng tôi
sẽ trình bày những phát hiện của SA (tác động tích cực và tiêu cực) cùng với các khuyến
nghị tương ứng, bao gồm cả các kết quả phân tích giới, Xin lưu ý rằng một kế hoạch
hành động giới và kế hoạch giám sát kế hoạch hành động giới được trình bày tại Phụ lục
3 của SA này), và các Kế hoạch quản lý sức khỏe cộng đồng, Chiến lược tham vấn cộng
đồng và truyền thông cũng đã được trình bày lần lượt tại Phụ lục 1 và 2).
3. Đặc điểm chung về tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực dự án
3.1. Đặc điểm tự nhiên
Hồ chứa nước Đồng Bể thuộc địa phận của 4 xã gồm Phượng Nghi, Xuân Du thuộc
huyện Như Thanh và Triệu Thành, Hợp Thành thuộc huyện Triệu Sơn, cách Thành phố
Thanh Hóa khoảng 40km về phía Tây Nam, có tọa độ địa lý vào khoảng 19 o45'30" vĩ độ
Bắc, 105o30'00" kinh độ Đông.
Vùng lòng hồ là một thung lũng nằm ở khu bán sơn địa được vây quanh bởi các đồi thấp.
Cao độ lòng hồ thay đổi từ 31 m đến 38 m. Các quả đồi quanh lòng hồ là đồi đất đá
phong hóa mạnh, bên trong lòng hồ là đất đá trầm tích. Thảm thực vật trong lưu vực của
hồ thuộc dạng rừng non tái sinh.
8


Vùng dự án mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm chia làm hai
mùa rõ rệt. Mùa khô từ trung tuần tháng 11 đến hết tháng 3 năm sau. Thời gian còn lại là
mùa mưa, với các trận mưa lớn thường xuất hiện vào tháng 7 và 8.
3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
3.2.1. Diện tích và dân số
Vùng dự án bao gồm 4 xã Phượng Nghi, Xuân Du thuộc huyện Như Thanh và Triệu
Thành, Hợp Thành thuộc huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Tổng diện tích đất tự nhiên
của cả 4 xã là 7.103,68 ha; diện tích đất sản xuất nông nghiệp 1.813,02 ha; diện tích đất
lâm nghiệp 3.051,94 ha; diện tích đất nuôi trồng thủy sản 107,46 ha; diện tích đất thổ cư

682,86 ha. Tổng dân số của cả 4 xã là 24.716 người.
Tư vấn đã chọn mẫu khảo sát tại hai xã Xuân Du và Triệu Thành với các số liệu về diện
tích, dân số cơ bản như trong bảng 1 dưới đây.Số liệu tổng hợp cho thấy tính chất về dân
số của hai xã trong vùng dự án được khảo sát không có nhiều khác biệt. Mật độ dân số
trung bình của hai xã là 475 người/km 2, cao hơn gấp 1,5 lần mật độ dân số trung bình của
tỉnh Thanh Hóa là 312 người/km2 (Tổng cục thống kê, 2013). Số nhân khẩu bình quân hộ
của hai xã là 4,1 người/hộ xấp xỉ với số liệu thống kê của tỉnh Thanh Hóa là 4 người/hộ.
Tỉ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) trung bình của hai xã là 32,5%. Như vậy, các số liệu
trung bình về dân số ở trong bảng 1 có thể được sử dụng làm số liệu cơ bản đại diện cho
vùng dự án.
Bảng 1: Diện tích và dân số các xã khảo sát


Diện tích đất
tự nhiên (ha)

Dân số
(người)

Số
hộ

Mật độ dân số
(người/km2)

Số nhân khẩu bình
quân hộ (người/hộ)

Triệu
Thành


1092,06

5792

1544

530

3,8

Xuân
Du

1708,74

7229

1602

420

4,5

Tổng
cộng

2800,8

13021


3146
475

4,1

Trung
bình

Kết quả kiểm kê các đối tượng bị ảnh hưởng (BAH) cho thấy có 13 hộ BAH trực tiếp (78
người) do việc thu hồi đất và tài sản trên đất phục vụ cho việc sửa chữa hồ. Không có hộ
nào bị di dời, không có hộ nào bị mất từ 20% đất sản xuất (từ 10% đất sản xuất đối với
hộ dễ bị tổn thương); không có hộ nào phải di chuyển mồ mả; không có hộ nào thuộc
nhóm dễ bị tổn thương và không có hộ người DTTS.
9


3.2.2. Tình trạng sử dụng đất
Diện tích đất nông nghiệp trung bình của các hộ tại cả hai xã xấp xỉ khoảng 0,3 ha/hộ. Về
diện tích đất thổ cư, xã Xuân Du có diện tích đất thổ cư trung bình vào khoảng 600 m 2/hộ
thấp hơn nhiều so với xã Triệu Thành là 2700 m 2/hộ. Xã Xuân Du là xã hưởng lợi chính
từ hồ Đồng Bể với diện tích phục vụ là 225 ha, trong khi xã Triệu Thành chỉ có 24 ha
được cấp nước từ hồ.
Bảng 2: Tình trạng sử dụng đất các xã khảo sát


Diện tích đất
tự nhiên (ha)

Đất nông

nghiệp (ha)

Đất lâm
nghiệp (ha)

Đất thủy
sản (ha)

Đất thổ cư
(ha)

Triệu Thành

1092,06

452,21

211,12

56,77

420,09

Xuân Du

1708,74

535,35

590,26


16,80

100,00

Theo kết quả khảo sát thiệt hại về thu hồi đất, phạm vi thu hồi chủ yếu bao gồm một phần
nhỏ diện tích đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản và đất lâm nghiệp, không ảnh
hưởng đến nhà ở, vật kiến trúc của các hộ dân. Các hộ BAH nằm trong diện tích mở rộng
thân đập cần thu hồi vĩnh viễn và diện tích đất khu bãi thải vật liệu cần thu hồi tạm thời.
Thông tin về diện tích đất thu hồi của các hộ BAH như trong bảng sau.
Bảng 3: Thống kê diện tích thu hồi đất của các hộ BAH
Đất nông
nghiệp
(ha)

Đất hoa
màu (ha)

Đất lâm
nghiệp
(ha)

Đất thủy
sản (ha)

Xuân Du

0,154

0,057


0

Triệu Thành

0,150

0,130

Tổng cộng

0,304

0,187



Đất tạm
thời (ha)

Tổng diện
tích đất
BAH (ha)

0,031

1,0815

1,322


0,05

0

0

0,330

0,05

0,031

1,0815

1,652

10


4. Kết quả đánh giá xã hội
4.1. Cơ cấu kinh tế và nguồn thu nhập chính
Xét về cơ cấu kinh tế, đây là hai xã có tỉ trọng ngành nông nghiệp cao so với tiểu thủ
công nghiệp và dịch vụ (phi nông nghiệp) như minh họa trong biểu đồ 1 dưới đây. Theo
số liệu báo cáo kinh tế xã hội của các UBND xã, tỉ lệ hộ nông nghiệp của xã Xuân Du là
96% và Triệu Thành là 91% là minh chứng rõ cho tỉ trọng cao của ngành nông nghiệp.
Tuy nhiên, thu nhập bình quân đầu người của xã Xuân Du là 22,9 triệu đồng/năm lại cao
hơn nhiều so với xã Triệu Thành là 12,8 triệu đồng/năm.

Hình 1: Cơ cấu kinh tế của các xã
Kết quả phỏng vấn hộ cũng cho thấy tỉ lệ người làm nông nghiệp chiếm số lượng lớn.

Những nghề nghiệp mà thành viên của các hộ được phỏng vấn đang làm bao gồm (1) Mất
sức lao động, (2) Nông, lâm, ngư nghiệp, (3) Buôn bán, dịch vụ, (4) Cán bộ, nhân viên
nhà nước, (5) Học sinh, sinh viên, (6) Tiểu, thủ công nghiệp, (7) Công nhân, (8) Hưu trí,
(9) Làm thuê/làm mướn, (10) Không có việc làm. Biểu đồ tổng hợp kết quả phỏng vấn
dưới đây cho thấy tỉ lệ người làm nông, lâm, ngư nghiệp (2) là 46,7%. Tỉ lệ này thấp hơn
tỉ lệ hộ nông nghiệp của UBND xã thống kê là do trong các hộ nông nghiệp còn bao gồm
những người làm ngành nghề khác, như học sinh, sinh viên chiếm đến 25,8%, hay công
nhân hoặc người hưu trí chiếm gần 10%. Tỉ lệ người không có việc làm rất thấp, chỉ có
một trường hợp trong mẫu điều tra, chiếm tỉ lệ 0,2%. Tỉ lệ các nghề buôn bán, dịch vụ,
thủ, công nghiệp cũng rất thấp, lần lượt là 1% và 0,2%.

11


Hình 2: Tỉ lệ nghề nghiệp của thành viên trong các hộ được khảo sát
Nguồn thu nhập cơ bản của hầu hết các hộ dân trong vùng dự án là nông nghiệp bao gồm
cả canh tác cây trồng và chăn nuôi trong phạm vi gia đình. Các cây trồng chính được
người nông dân canh tác là lúa gạo, ngô, đậu tương, lạc, khoai lang, ớt, một số loại rau và
các cây ăn quả. Tùy vào điều kiện của mỗi xã và nguồn nước, người nông dân trong vùng
dự án sản xuất hai vụ (một vụ lúa + một vụ màu) đến ba vụ (hai vụ lúa + một vụ màu)
một năm. Tuy nhiên, nhiều người dân cho rằng sản xuất nông nghiệp hiện nay của họ là
bấp bênh vì phụ thuộc quá nhiều vào thời tiết và vận hành của các hồ chứa cấp nýớc.
Ðiển hình như xã Triệu Thành có đến 19 hồ chứa nhỏ để cấp nước tưới cho sản xuất nông
nghiệp.
Bên cạnh thu nhập từ trồng trọt mà chủ yếu là lúa, nhiều hộ nông dân còn trồng mía để
cung cấp nguyên liệu thô cho nhà máy đường Lam Sơn. Diện tích trồng mía của xã Xuân
Du là 32 ha và xã Triệu Thành là 50 ha. Tuy nhiên, việc thu mua mía của nhà máy đường
không ổn định nên ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của các hộ trồng mía. Trong cuộc thảo
luận nhóm ở xã Triệu Thành, người dân phản ánh do lượng đường tồn kho nhiều nên nhà
máy nhiều khi không muốn mua của dân khiến cho khá nhiều hộ bị giảm thu nhập. Đặc

biệt, xã Xuân Du có thế mạnh về phát triển trồng cây hoa đào đạt hiệu quả kinh tế cao và
mang lại nguồn thu lớn cho nhiều gia đình.
Các vật nuôi trong gia đình tại vùng dự án là bò, trâu, lợn và gia cầm. Gia súc được nuôi
để lấy sức kéo và để bán. Gia cầm thì hiếm khi bán mà chủ yếu để tiêu thụ làm thức ăn
hàng ngày tại gia đình. Một số hộ phát triển mô hình trang trại, gia trại. Giá cả gia súc
cũng lên xuống thất thường nên ảnh hưởng không nhỏ đến người chăn nuôi. Thu nhập từ
bán trâu bò và lợn được dùng để mua các đồ đạc, tài sản trong gia đình.
12


Nghèo đói cũng là một vấn đề được xem xét và đề cập trong các cuộc thảo luận ở xã. Xã
Xuân Du có tỉ lệ hộ nghèo là 3,2% trong khi tỉ lệ này cao hơn nhiều ở xã Triệu Thành với
22,9%.
4.2. Giáo dục
Cả hai xã khảo sát đều có hệ thống giáo dục ở ba cấp trường mầm non, tiểu học và trung
học cơ sở. Cơ sở vật chất giáo dục, đồ dùng trường học của các xã được trang bị đầy đủ.
Công tác khuyến học được thực hiện ở các xã là động lực thúc đẩy học sinh thi đua học
tập đạt nhiều thành tích, khuyến khích cho các cấp học, nhà trường, gia đình, dòng họ,
thôn xóm phấn đấu. Hội khuyến học đã tổ chức trao quà động viên các học sinh đạt thành
tích cao, học sinh đạt giải thi ở các cấp và giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, huyện. Mỗi xã còn
có Trung tâm học tập cộng đồng thường phối hợp tổ chức hoạt động khuyến nông, phổ
biến thông tin khoa học, kỹ thuật cho nông dân trong xã.

Hình 3: Trình độ học vấn các hộ khảo sát
Biểu đồ trên đây thể hiện kết quả tổng hợp trình độ học vấn của các người dân là thành
viên trong các hộ khảo sát, có phân theo giới tính. Biểu đồ cho thấy gần 40%
người dân có trình độ học vấn cấp Trung học cơ sở và tỉ lệ nam ở cấp này cao nữ.
Tỉ lệ mù chữ chiếm khoảng 3% trong đó số lượng nữ lại nhiều hơn. Tỉ lệ người
dân đi học trung cấp hay nghề ở đây rất thấp, chỉ 2%, tuy nhiên tỉ lệ có bằng đại
học cao hơn nhiều với 8% chia đều cho cả nam và nữ. Như vậy, về cơ bản người

dân ở đây đã được phổ cập giáo dục đến hết bậc tiểu học, tức là đều biết đọc biết
viết.

13


Có 8% hộ gia đình có trẻ em trong độ tuổi đi học (5 – 17 tuổi) nhưng đã nghỉ học, trong
đó có 16 trẻ em nam, 10 trẻ em nữ. Nguyên nhân của tất cả các trường hợp này là
do khó khăn về kinh tế gia đình nên trẻ em nghỉ học để lao động sản xuất phụ giúp
công việc gia đình.
4.3. Y tế và sức khỏe
Đối với người nông dân lao động chân tay, sức khỏe là một yếu tố rất quan trọng để duy
trì sản xuất và đời sống. Trong vòng một năm qua, có 86% số hộ khảo sát có người nhà bị
ốm đau. Trong số đó, có 76% người bị cảm, cúm, 26% người bị bệnh về đường hô hấp,
còn lại là các bệnh sốt rét, tả, viêm gan, cao huyết áp, tai nạn thương tích. Với các bệnh
thông thường như cảm, cúm, ho, viêm mũi, có đến 65% người dân đến khám chữa bệnh
tại trạm y tế xã. Lựa chọn nơi khám chữa bệnh thứ hai của người dân là tại bệnh viện
huyện với 62% người trả lời. Còn khoảng 22% người dân chữa bệnh tại bệnh viện tỉnh,
không có trường hợp nào điều trị ở bệnh viện trung ương.
Theo báo cáo của UBND xã Xuân Du, số hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt
92,5%, số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh là 82,5%. Tuy nhiên, có 60% người dân cho rằng
những yếu tố ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân đó là các loại thực phẩm, rau quả
không an toàn và nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm. Đặc biệt là những hộ dân ở gần khu
nghĩa địa phản ánh nguồn nước giếng của họ bị ô nhiễm trông thấy rõ. Vì vậy, đến 75%
người dân đã mua bảo hiểm y tế để giảm bớt phần nào chi phí khám chữa bệnh trong
năm.
Khi được hỏi về các bệnh lây truyền qua đường tình dục (HIV/AIDS), chỉ có khoảng
50% người dân có được hiểu biết về vấn đề này. Hầu hết mọi người (88%) vẫn còn quan
niệm rằng AIDS là bệnh không thể chữa được. Tuy nhiên, 90% người dân đã có ý thức về
các biện pháp phòng tránh như không dùng chung bơm kim tiêm và sử dụng bao cao su

khi quan hệ tình dục. Chủ yếu người dân tiếp thu các thông tin này qua các chương trình
truyền hình trên tivi (92%) và một số khác từ các cuộc họp cộng đồng (25%).
Tại mỗi xã trong vùng dự án đều có trạm y tế cấp xã với những thông tin cơ bản như
trong bảng dưới đây. Khu nhà trạm y tế đều là nhà cấp 4, được xây dựng từ lâu nên đã cũ.
Mỗi trạm có khoảng từ 11 đến 14 giường bệnh, có phân thành các phòng như phòng
khám bệnh, phòng tiêm, phòng sản, phòng dược. Trạm mới chỉ có các trang, thiết bị tối
thiểu để điều trị những bệnh thông thường ở địa phương. Mỗi trạm có 5 đến 6 cán bộ, bao
gồm 1 bác sĩ (trưởng trạm), 2 y sĩ, 2 đến 3 y tá.

14


Bảng 4: Cơ sở vật chất các trạm y tế xã
Trạm y tế



Số cán bộ

Số giường bệnh

Xuân Du

6

14

Triệu Thành

5


11

Tổng

11

25

Hình 4: Phòng khám bệnh ở Trạm y tế xã Triệu Thành

4.4. Tình hình di cư
Một đặc điểm nổi bật và tương đối giống nhau trong hai xã là tỷ lệ người di cư lâu dài và
di cư theo mùa tương đối lớn. Tính gộp tất cả hai loại hình di cư, con số dân cư di cư dao
động trong khoảng 15% - 30% dân số của mỗi xã. Đặc biệt như xã Xuân Du có trên 1300
người đi lao động ngoài xã và 32 người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài đem lại
nguồn thu nhập lớn về cho gia đình. Di cư ra nước ngoài để lao động xuất khẩu có xu
hướng tăng cao do chính quyền xã đã và đang xác định đây là một con đường giảm nghèo
có hiệu quả. Các lao động nữ thường ra Hà Nội làm giúp việc, nấu ăn, phụ hồ, buôn bán
quần áo, nông sản. Nhiều phụ nữ trong các xã đã sang Đài Loan lao động giúp việc gia
đình, hoặc làm công nhân may mặc, lắp ráp trong các nhà máy linh kiện điện tử.

15


Di cư đã đem lại một nguồn thu nhập đáng kể cho các gia đình ở các xã và là nguồn đầu
tư cho phát triển nông nghiệp cho nhiều hộ gia đình bởi thu nhập từ di cư trung bình một
tháng có thể bằng thu nhập trung bình trong 6 tháng từ nông nghiệp. Các công việc đồng
áng như cày bừa dần dần được cơ giới hóa và các hộ gia đình có người di cư thiếu nhân
lực thường dùng tiền gửi về để chi trả cho việc cày bừa thuê mướn bằng máy móc. Tuy

vậy, di cư cũng tạo ra các hệ quả tiêu cực như gánh nặng công việc đồng áng và gia đình
đặt hết trên vai những người phụ nữ ở lại; hoặc là những người già phải ở nhà chăm sóc
con cháu và điều này có thể ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý của những đứa trẻ khi phải
sống xa cha mẹ lâu dài do nhiều gia đình di cư vào nam cả vợ lẫn chồng và để con lại cho
ông bà, người thân họ hàng chăm sóc.
4.5. Đặc điểm về dùng nước, quản lý công trình
Hồ chứa Đồng Bể là công trình được sử dụng để trữ lượng nước trong hồ phục vụ tưới
cho nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt, thủy sản và phòng lũ. Hồ do Công ty TNHH một
thành viên khai thác công trình thủy lợi Sông Chu quản lý và vận hành cấp nước tưới cho
255 ha của các xã Xuân Du, Triệu Thành và Hợp Thành. Ngoài ra hồ còn cấp nước cho
một số diện tích nuôi trồng thủy sản của các xã trên. Trong quá trình vận hành, hồ còn
được Công ty Sông Chu kết hợp làm công trình phòng lũ.
Tại trạm quản lý hồ Đồng Bể, có 3 cán bộ của Công ty Sông Chu thường trực quản lý và
vận hành hồ. Chi phí vận hành và bảo dưỡng hồ hàng năm của Công ty vào khoảng 350
triệu đồng từ nguồn thủy lợi phí của nhà nước cấp. Tuy nhiên, theo đánh giá của cán bộ
quản lý hồ thì nguồn kinh phí này chỉ đáp ứng việc vận hành và bảo dưỡng, sửa chữa
thường xuyên, không đủ để thực hiện sửa chữa lớn trong khi hồ đã bị xuống cấp sau thời
gian dài hoạt động. Do kết cấu của đập hiện nay không đảm bảo an toàn nên hồ chỉ giữ
được mực nước thấp so với khả năng, cộng với lượng nước rò rỉ qua cống lấy nước nên
không đảm bảo việc cấp nước tưới trong các tháng 3 và 4 cuối mùa khô. Các kênh tưới
N1 và N2 bằng gạch xây do xây dựng từ lâu đã xuống cấp nghiêm trọng, nhiều vị trí bị
sạt sụt, khả năng dẫn nước rất kém.
Hàng vụ, các xã lập lịch sản xuất nông nghiệp và yêu cầu dùng nước gửi cho Công ty
Sông Chu để chuẩn bị kế hoạch vận hành. Mỗi đợt cấp nước tưới của hồ kéo dài khoảng
một tuần. Trong thời gian đó, các đội thủy nông của các xã trong khu tưới bố trí người
vận hành các cống đóng mở trên hệ thống thủy nông nội đồng để đưa nước tưới tới
ruộng. Lực lượng thủy nông viên hầu hết là nam giới và đã lớn tuổi được cộng đồng thôn
đề xuất đảm nhận công việc thủy nông nội đồng.
4.6. Đặc điểm về mất an toàn công trình
Hồ chứa nước Đồng Bể với hạng mục đập chính là đập đất được khởi công xây dựng

năm 1989, đến năm 1991 hoàn thành bàn giao đưa vào quản lý khai thác sử dụng.
16


Sau khi xây dựng xong tháng 5/1991, mực nước hồ lên cao vượt tràn 70 cm làm xói hỏng
thân dốc, hạ lưu tràn xả lũ, thấm mạnh qua thân đập, cống hở doăng rò mạnh. Sự cố này
làm ngập toàn bộ khu dân cư thôn Đông Bún, xã Xuân Du. Sau đó, một đê ngăn lũ đã
được làm bổ sung cách vai tả đập 300 m và cắt thông đập phụ mở rộng lòng hồ, sửa lại
thân dốc tràn, sân sau làm bằng bê tông thường.
Năm 1996, lũ lớn về hồ đã làm vỡ đập phụ, gây ngập lụt và thiệt hại 20 ha lúa, hoa màu
và tài sản của người dân ở xã Triệu Thành. Năm 1997, sau sự cố này, công ty thủy nông
Sông Chu đầu tư sửa chữa tràn xả lũ, bọc bổ sung bê tông trên mặt tràn bằng bê tông cốt
thép, kéo dài sân sau tràn, sửa làm kín cửa cống. Năm 2003, công ty tiếp tục làm tường
chắn sóng trên đỉnh đập, đắp bổ sung cơ đập phía hạ lưu, làm rãnh thoát nước mặt từ cơ
đập xuống chân mái hạ lưu và vật thoát nước kết hợp tầng lọc dưới chân mái hạ lưu.
Sau hơn 20 năm hoạt động, tác động của thời tiết theo thời gian đã ảnh hưởng đến độ an
toàn của hồ. Dọc theo chiều dài đập xuất hiện nhiều vị trí thấm, đá lát ở mái thượng lưu
bị sô tụt, bong tróc nham nhở. Chân mái thượng lưu, đoạn giữa đập, bị lún võng, lép
nhiều so với mái thiết kế dẫn đến gây mất an toàn công trình. Cống lấy nước do thi công
không đảm bảo nên bị hở khe phai dẫn đến không kín nước, đóng mở van khó khăn.
Đường ống bê tông thân cống bị hư hỏng nặng, phần bê tông bị mùn làm giảm cường độ
nhiều, một số đoạn hở cả cốt thép. Tại tràn xả lũ, bê tông mặt tràn nhiều chỗ đã bị bong
tróc, các bậc tiêu năng bị vỡ nhiều đoạn. Đoạn đường từ nhà quản lý đến chân đập hiện
vẫn đang là đường đất, thường lầy lội, khó đi lại trong mùa mưa bão cũng làm giảm khả
năng ứng phó với sự cố của cán bộ vận hành.
Việc đầu tư sửa chữa công trình của đơn vị quản lý có hạn nên công trình ngày một
xuống cấp. Với hiện trạng hồ chứa như vậy, khả năng xảy ra vỡ đập mỗi khi có bão lũ là
rất cao, gây thiệt hại đến các khu dân cư, khu tưới ở vùng hạ du hồ. Rút kinh nghiệm từ
sự cố vỡ đập năm 1991 và 1996, chính quyền các xã đã phải chuẩn bị phương án di dời
khẩn cấp khoảng 100 hộ dân ở thôn Đông Bún, xã Xuân Du và thôn 9, 10, 11, xã Triệu

Thành khỏi vùng nguy hiểm mỗikhi có nguy cơ bão lũ gây mất an toàn hồ chứa. Vì vậy,
việc sửa chữa và nâng cao an toàn đập Đồng Bể là một vấn đề hết sức cấp thiết nhằm
phòng tránh tối đa những thiệt hại có thể xảy ra và đảm bảo cho người dân vùng hạ du
yên tâm sinh sống và sản xuất.

17


5. Các phát hiện chính của Đánh giá xã hội
5.1. Phân tích giới
Các cuộc thảo luận nhóm người dân tại hai xã có bao gồm khoảng một nửa là nữ giới,
trong đó có đề cập đến những vấn đề về giới. Một số các cuộc phỏng vấn sâu đã được
tiến hành với đối tượng là chủ tịch hay phó chủ tịch hội phụ nữ xã và một số cán bộ lãnh
đạo UBND xã.
a. Phân công lao động theo giới
Phụ nữ chiếm một nửa tổng dân số (49,2% ở xã Xuân Du và 53% ở xã Triệu Thành) và
chiếm tỷ lệ gần 60% trong lực lượng lao động của hai xã. Phụ nữ và nam giới trung tuổi
là lực lượng chính tham gia các hoạt động nông nghiệp trong vùng dự án do nhiều nam
giới trong độ tuổi trẻ thường đi làm ăn xa. Thông tin cung cấp hai cuộc thảo luận nhóm
tại hai xã cho thấy khâu cày bừa đều vẫn do đa số nam giới đảm nhận. Những công đoạn
như cấy hái, bón phân làm cỏ đều được đa số phụ nữ làm. Nhiều phụ nữ và nam giới di
cư ở các địa bàn phía Bắc thường trở về quê khi mùa vụ đến để chủ động tham gia vào
nhiều công đoạn sản xuất. Nam giới vẫn đóng một vai trò quyết định chủ yếu trong việc
đưa ra các hướng đầu tư sản xuất của các hộ.
Mô hình phân công lao động việc nhà vẫn là mô hình phân công lao động truyền thống,
phụ nữ thường thực hiện khoảng 80% các việc vặt trong nhà. Trong công việc gia đình,
phụ nữ vẫn là người làm chủ yếu các công việc nội trợ và chăm sóc con cái. Mặc dù khá
nhiều nam giới cho rằng người chồng cần phải chia sẻ gánh vác thêm nhiều việc nhà với
vợ thì trên thực tế thời gian lao động trung bình một ngày của nữ giới thường dài hơn
thời gian làm việc nhà của nam giới khoảng 1 đến 1,5 giờ. Kết quả là công việc gia đình

làm cho phụ nữ quá bận rộn, ít được nghỉ ngơi hơn nam giới. Theo ước tính tại hai xã,
thời gian trung bình phụ nữ làm việc trong một ngày khoảng 10-11 tiếng. Hầu hết phụ nữ
trong vùng dự án là nông dân nhưng bên cạnh hoạt động kinh tế này, phụ nữ còn có trách
nhiệm đối với hầu hết các công việc trong gia đình.
Các mối quan hệ về giới truyền thống và các trở ngại về mặt thời gian cản trở sự tham gia
của phụ nữ trong khâu ra quyết định tại cộng đồng, và kết quả phân tích giới cũng đã
khẳng định sự hiểu biết của phụ nữ về các dự án đề xuất và sự tham gia của họ trong
công tác quản lý cộng đồng thường thấp hơn so với nam giới. Điều này cho thấy các hoạt
động tập huấn giới cho cộng đồng của dự án trong tương lai cần nhấn mạnh hơn nữa vào
vấn đề phụ nữ cần sự chia sẻ hơn nữa về công việc nội trợ từ các thành viên khác trong
gia đình, để họ có thêm thời gian nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe.
18


b. Phụ nữ và vấn đề chăm sóc sức khỏe
Tiếp cận các trung tâm y tế là rất quan trọng đối với phụ nữ. Điều này có nghĩa là phụ nữ
và con em của họ có thể phục hồi sức khỏe một cách nhanh chóng hơn. Đối với phụ nữ,
điều này rất quan trọng, không chỉ vì phụ nữ và con em của họ thường xuyên bị ốm đau
mà còn vì họ không còn phải ở nhà quá lâu ðể chãm sóc con em mình khi bị ốm. Mỗi xã
đều có trạm y tế và mỗi huyện đều có bệnh viện cấp huyện. Phần lớn phụ nữ dân tộc đẻ
tại trung tâm y tế xã và có thể tiếp cận một cách dễ dàng với trung tâm y tế xã.
Tuy nhiên, theo kết quả thu thập tại thảo luận nhóm, tình hình phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
tương đối cao. Trong các cuộc thảo luận nhóm, vấn đề nguyên nhân của hiện tượng tỉ lệ
mắc bệnh cao được nhiều người cho là có liên quan đến điều kiện vệ sinh môi trường và
điều kiện lao động của phụ nữ (nước không sạch, không có chỗ tắm rửa vệ sinh thích
hợp, ngâm mình trong nước khi mưa lụt xảy ra). Nhiều ý kiến đề cập tới sự hạn chế hiểu
biết về việc phòng chữa bệnh của cả phụ nữ và nam giới. Đã có khá nhiều nam giới bày
tỏ rằng họ chưa bao giờ được nghe phổ biến nói chuyện về phòng các bệnh của cơ quan
sinh sản và thường không biết rằng người chồng cần phải có các hoạt động phối hợp với
người vợ cùng chữa bệnh phụ khoa. Vì thế, một nội dung khá nhiều hội thảo tham vấn

nhóm đề cập cho các hoạt động của kế hoạch hành động giới là cần thiết phải có các
chương trình nâng cao hiểu biết của cả phụ nữ và nam giới về vấn đề sức khỏe sinh sản,
phòng và tránh các bệnh phụ khoa.
c. Lây nhiễm HIV/ AIDS
Có thể dự báo rằng việc sửa chữa, nâng cấp đập trong thời gian kéo dài có thể làm tăng
nguy cơ tiềm ẩn về số người nghiện hút, và do vậy, có thể lây nhiễm HIV vì một số lượng
lớn lao động sẽ di chuyển từ bên ngoài tới vùng dự án để tham gia xây dựng công trình.
Đây cũng là những vấn đề cần được Hội Phụ nữ xã cùng với các trung tâm y tế quan tâm
hơn và cần thiết phải tiến hành những chiến dịch nâng cao nhận thức định kỳ về
HIV/AIDS và phòng chống ma túy ở các xã.
d. Phụ nữ và phòng chống bạo lực gia đình
Kể từ khi Luật Bình đẳng giới và luật Phòng chống bạo lực gia đình được thông qua năm
2007, đã có một số tiến bộ được ghi nhận trong các xã, đặc biệt là trong việc nâng cao
nhận thức về các vấn đề về giới và tiến hành các chương trình tăng cường năng lực về
giới, phòng chống bạo lực gia đình. Trước kia, bạo lực gia đình được coi là vấn đề nên
được giải quyết và giữ kín trong nội bộ gia đình, người ngoài ít can thiệp.
Những người tham gia thảo luận nhóm tập trung cho biết các trường hợp bạo lực gia đình
cũng đã giảm nhiều so với 5 năm trước đây do nhiều chương trình giáo dục về bình đẳng
19


giới được thúc đẩy. Nếu có bất kỳ báo cáo nào về trường hợp bạo lực gia đình trong khu
vực của minh, lãnh đạo và hàng xóm xung quanh hoặc gia đình sẽ can thiệp để bảo vệ
nạn nhân hoặc phụ nữ. Đây là một tiến bộ đáng kể so với việc cộng đồng xung quanh thờ
ơ trong việc giải quyết những trường hợp bạo lực chống lại nữ giới thường thấy ở các
vùng nông thôn trước đây.
e. Sự tham gia của phụ nữ trong cộng đồng thôn
Phụ nữ đã bắt đầu tham gia tích cực hơn vào các hoạt động cộng đồng như là các cuộc
họp thôn. Theo các thảo luận nhóm, phụ nữ nhìn chung đã tích cực chủ động tham gia
vào các buổi tập huấn về khoa học kỹ thuật ở địa phương, xóa tan các nhìn nhận hiện nay

về thực trạng “nữ làm, nam học”. Hội Phụ nữ cấp xã được xem là một tổ chức quần
chúng năng động ở cấp cơ sở và đang đóng vai trò rất quan trọng trong các hoạt động
phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của các địa phương. Hội phụ nữ các xã là thành
viên nòng cốt của nhiều chương trình như chương trình giữ gìn vệ sinh môi trường thôn
bản, xây dựng nông thôn mới, tuyên truyền phòng chống HIV, phòng chống buôn bán
phụ nữ và trẻ em, giám sát các chương trình tái định cư, chương trình xây dựng và phát
triển nông thôn mới.
Người dân địa phương đánh giá cao vai trò của các Hội Phụ nữ trong việc thực hiện
thành công chương trình tín dụng vi mô dành cho các hộ cần vốn để phát triển kinh tế,
xây sửa tiện nghi vệ sinh trong các hộ. Tất cả chính quyền xã đều công nhận hội phụ nữ
là một trong các đoàn thể hoạt động tích cực nhất trong cộng đồng. Tuy nhiên, phụ nữ
mới chỉ là lực lượng tham gia tích cực vào các hoạt động cộng đồng nhưng lại chưa có
một tiếng nói, một vị trí tương xứng trong quá trình ra quyết định ở các cấp liên quan.
f. Bình đẳng giới và vấn đề tham chính
Có thêm nhiều ví dụ chứng minh cho sự tiến bộ trong vấn đề bình đẳng giới tại các xã
trong khu vực dự án kể từ khi Luật Bình Đẳng giới được ban hành năm 2007. Các thành
viên của Hội phụ nữ xã cũng như các đại diện lãnh đạo xã,người dân đều chung nhận
định rằng có nhiều tiến bộ trong vấn đề bình đẳng giới so với 5 năm trước đây. Hiện nay,
nam giới đã có chia sẻ với người vợ làm các công việc nội trợ như nấu cơm, giặt giũ. Tuy
nhiên, như đã đề cập ở trên, phụ nữ vẫn là người làm chủ yếu các công việc nội trợ. Việc
sửa đổi để đưa tên cả hai vợ chồng vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được đánh
giá là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền bình đẳng giới của phụ nữ trong các gia
đình. Và nó càng có tác dụng thiết thực bảo vệ quyền lợi của họ khi các hoạt động đền bù
cho các ảnh hưởng của dự án đến đất đai hay các tài sản khác của các hộ gia đình sẽ được
thực hiện trong tương lai ở các huyện này.

20


Vị thế của phụ nữ đã được cải thiện mặc dù còn chậm. Có nhiều cán bộ nữ hơn được

nhận vào các tổ chức chính quyền. Đã có thêm các cán bộ nữ tham gia ở nhiều cấp chính
quyền và đảng của cấp cơ sở. Giờ đây phụ nữ đã có hiểu biết tốt hơn về kinh tế, xã hội và
văn hóa. Chất lượng cuộc sống (sức khỏe, quần áo, nhà ở, giao thông vận tải và các nhu
cầu văn hóa) đã và đang được cải thiện; tỷ lệ sinh của các xã đã giảm khá nhiều. Từ chỗ
bình quân mỗi phụ nữ có ba hay bốn con, nay tỷ lệ số con ở nhiều xã giảm xuống chỉ còn
2 con/hộ.
Tuy nhiên, với các gia đình hộ DTTS, vẫn còn các hộ sinh ba con, thậm chí nhiều hơn ba
con. Điều kiện để phụ nữ có thể học tập lên cao không thuận lợi, bởi gánh nặng công việc
trong sản xuất và gánh nặng gia đình. Ngoài ra, họ còn phải đối mặt với những định kiến
giới đang tồn tại. Đây đó vẫn còn quan niệm truyền thống “trọng nam khinh nữ”, tồn tại
tâm lý coi thường khả năng tổ chức quản lý của phụ nữ vì cho rằng nam giới lãnh đạo
vẫn tốt hơn phụ nữ. Tâm lý thích sinh con trai hơn con gái hầu như vẫn rất phổ biến trong
tất cả các xã.
5.2. Dân tộc thiểu số
Việc sàng lọc dân tộc thiểu số căn cứ trên khu vực bị ảnh hưởng được xác định trong các
đánh giá tác động môi trường và xã hội. Chủ yếu là người Kinh đang sinh sống trong khu
vực bị ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp và hưởng lợi của TDA, còn người DTTS sống ở các
vùng cao. Trong vùng dự án, có 145 hộ DTTS đang sống ở xã Xuân Du, còn xã Triệu
Thành không có hộ DTTS nào.Tỉ lệ DTTS chung của cả vùng dự án là 5%. Không có tác
động tiêu cực nào của TDA đến người DTTS trong vùng. Hơn nữa, họ chính là những
người hưởng lợi trong khu tưới của TDA.
Tư vấn đã thực hiện tham vấn trước, người dân được cung cấp đầy đủ thông tin và tự do
tham gia (FPIC) với các hộ dân tộc Mường ở xã Xuân Du. Đa số dân tộc thiểu số ở đây
thuộc về nhóm các dân tộc Mường đã sống ở đây từ rất lâu. Mặc dù họ có bản sắc văn
hóa riêng biệt có thể nhận thấy qua các lễ hội truyền thống và ngôn ngữ, nhưng họ đã
sinh sống cùng nhau và cùng với người Kinh trong các thôn.Họ sử dụng nhà ở theo kiểu
của người Kinh và giao tiếp với bên ngoài bằng tiếng Việt. Do vậy, rất khó để phân biệt
đâu là người Kinh, đâu là người Mường nếu không hỏi nguồn gốc của họ.
Các khối dân cư người Mường hay người Kinh luôn đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau trong
cuộc sống và sản xuất. Nhìn chung nhiều hộ gia đình DTTS chưa biết tính toán giống như

người Kinh. Họ thường thiếu vốn nên khả năng đầu tư sản xuất để ra sản phẩm là thấp.
Nguồn thu nhập chính là lúa, mía, nhưng lúa chỉ đủ ăn còn giá mía không ổn định nên thu
nhập của các hộ DTTS chưa được cải thiện nhiều.

21


Tất cả các hộ DTTS tham gia họp tham vấn đều ủng hộ việc thực hiện sửa chữa và nâng
cao an toàn đập. Họ nhận thức được tiểu dự án sẽ giúp đảm bảo an toàn cho người dân
sinh sống ở hạ du đập và tạo điều kiện cấp nước tưới ổn định cho nông nghiệp. Vấn đề
về ảnh hưởng của thi công đến việc cấp nước tưới cũng được đề cập đến. Tuy nhiên,
người dân đồng tình với các biện pháp thi công phù hợp không gây ảnh hưởng đến việc
cấp nước và phương án cấp nước dự phòng. Họ tin rằng việc sửa chữa hồ chứa sẽ cải
thiện tình hình cấp nươc tưới cho sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa, họ còn đề nghị dự án
hỗ trợ về khuyến nông với các mô hình nông nghiệp đem lại lợi nhuận cao hơn và tập
huấn về kỹ thuật tiên tiến cho nông dân.
Như vậy kết quả sàng lọc DTTS cho thấy tỉ lệ người DTTS thấp (5%) trong vùng ảnh
hưởng của dự án và không có tác động tiêu cực đối với người DTTS.Những vấn đề chi
tiết hơn về DTTS còn được trình bày trong một tài liệu độc lập khác, đó là Kế hoạch phát
triển DTTS cho TDA.
5.3. Tác động tích cực
Có thể nói việc sửa chữa, nâng cấp hồ Đồng Bể với mục tiêu bảo đảm an toàn và cung
cấp nước tưới đầy đủ cho các xã hưởng lợi sẽ giúp nâng cao tính chủ động trong sản xuất,
gia tăng năng suất cây trồng, tiết kiệm được các chi phí thủy lợi và do vậy, có thể cải
thiện mọi mặt cho đời sống nhân dân trong các xã. Dự án có thể có những ảnh hưởng tiêu
cực đến tài sản cá nhân và cộng đồng ở một số hộ nhưng nhìn chung, tâm lý hân hoan, hồ
hởi vẫn là phổ biến bởi những triển vọng và lợi ích to lớn mà hồ chứa có thể đem lại.
Việc chủ động nước tưới dự báo sẽ có sự cải thiện về năng suất lúa và hoa màu, do nguồn
nước cung cấp cho canh tác được đảm bảo.
Theo nhận định chung của nhiều đại biểu tham dự thảo luận nhóm, dự án có thể đem lại

những lợi ích cho cả nữ giới và nam giới trong cộng đồng. Đứng từ quan điểm tiếp cận
giới, một số các đại biểu cho rằng lợi ích mang lại cho phụ nữ có thể lớn h ơn nếu so
sánh tương quan với lợi ích mà nam giới nhận được do công việc của phụ nữ gắn bó
nhiều hơn với sản xuất, với đất đai, với canh tác nông nghiệp cần có nước. Như vậy, việc
đầu tư công trình sẽ có các tác động tích cực tới cộng đồng, cụ thể là đối với nữ giới và
nam giới trên nhiều phương diện, có thể trực tiếp hay gián tiếp. Các lợi ích chủ chốt có
thể phân thành các nhóm sau đây:
a. Đảm bảo an toàn hồ chứa
Đây là tác động tích cực hàng đầu của dự án đối với cộng đồng dân cư sinh sống ở hạ du
đập. Hồ Đồng Bể được xây dựng từ hơn 20 năm trước với điều kiện kỹ thuật còn hạn chế
nên đến nay đã có nhiều hiện tượng gây mất an toàn theo như đánh giá của các chuyên
gia an toàn đập và người dân địa phương. Vì vậy, việc gia cố, sửa chữa các hạng mục của
22


×