Tải bản đầy đủ (.pptx) (16 trang)

ĐÁNH GIÁ RỦI RO DỰ ÁN ĐẦU TƯ BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT Ở XÃ THỤY LÂM, HUYỆN ĐÔNG ANH BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÍNH (PHƯƠNG PHÁP CHO ĐIỂM)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.83 KB, 16 trang )

Bộ môn: Quản trị dự án đầu tư
Giảng viên: Th.S Nguyễn Anh Phong
Lớp: K09404B
Nhóm: 5
ĐÁNH GIÁ RỦI RO DỰ ÁN ĐẦU TƯ
BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT Ở XÃ THỤY LÂM,
HUYỆN ĐÔNG ANH BẰNG PHƯƠNG
PHÁP ĐỊNH TÍNH (PHƯƠNG PHÁP
CHO ĐIỂM)
1. Tổng quan về dự án đầu tư địa điểm bãi
chôn lấp chất thải rắn:

Theo ước tính hàng năm thành phố Hà Nội thải ra
khoảng 950 nghìn tấn thải rắn sinh hoạt (CTRSH) 
Nếu không có biện pháp xử lý thích hợp  lượng rác
thải khổng lồ này sẽ trở thành thảm họa của đô thị.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp xử lý CTRSH, trong
đó chôn lấp là biện pháp được áp dụng rộng rãi nhất.

Tuy nhiên, việc lựa chọn vị trí bãi chôn lấp
CTRSH là một bài toán rất phức tạp đối với các
nhà quy hoạch.
 Ta cần đánh giá các rủi ro của dự án để tìm ra
địa điểm phù hợp để chôn lấp CTRSH.
1. Tổng quan về dự án đầu tư địa điểm bãi chôn lấp
chất thải rắn:

Bằng phương pháp phân tích đa chỉ tiêu (MCA) là một cách
tiếp cận hiệu quả, theo đó mức độ ảnh hưởng của các yếu tố


(chỉ tiêu) được chuyển hóa từ định tính sang định lượng
thông qua các giá trị điểm số và trọng số, và hệ thông tin địa
lý (GIS) sẽ trợ giúp cho việc đánh giá các chỉ tiêu này để
phân tích rủi ro của dự án.

Ý tưởng chính là phân chia quá trình đánh giá thành
2 giai đoạn:
-
Giai đoạn đầu sử dụng các chỉ tiêu dễ đánh giá để
lọc ra những vị trí tiềm năng, giai đoạn sau so sánh
chúng theo tất cả các chỉ tiêu để tìm ra vị trí tốt nhất
(áp dụng trên địa bàn huyện Đông Anh)
-
Từ đó chỉ ra 4 địa điểm thích hợp để bố trí bãi chôn
lấp CTRSH của huyện tại các xã Vân Hà, Dục Tú,
Mai Lâm, Việt Hùng.
2. Phương pháp định tính (phương pháp
phân tích đa tiêu chí – MCA):

Đề xuất bộ tiêu chí cho việc lựa chọn địa điểm bãi chôn lấp
chất thải rắn (LCĐĐBCLCTR), áp dụng phương pháp phân
tích đa tiêu chí (MCA) trong việc lựa chọn địa điểm chôn lấp
chất thải rắn ở Việt Nam, một trong những công cụ được sử
dụng phổ biến nhất trên thế giới trong lý thuyết và thực tiễn
lựa chọn địa điểm các công trình công.

Phương pháp phân tích đa chỉ tiêu (MCA) là
một phương pháp theo đó mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố (chỉ tiêu) được chuyển hóa từ
định tính sang định lượng thông qua các giá trị

điểm số và trọng số. Tất cả các phương pháp
tiếp cận MCA đều hợp nhất các đánh giá thông
qua tầm quan trọng của các tiêu chí và bằng các
đánh giá thực hiện.
2. Phương pháp định tính (phương pháp
phân tích đa tiêu chí – MCA):
Các bước thông thường trong phân tích đa tiêu chí diễn ra như sau :

Xác định tiêu chí đánh giá. Chúng có thể đo các kết quả
chính của các giải pháp thay thế dự kiến dựa trên các
mục tiêu liên quan hoặc dựa trên các tác động có thể xảy
ra. Xem xét cẩn thận bộ tiêu chí dự kiến để đảm bảo:

Bộ tiêu chí hoàn chỉnh (Không có tiêu chí quan trọng
nào bị bỏ sót)

Không có tiêu chí dư thừa (Có thể bao gồm các tiêu
chí không quan trọng hoặc các tiêu chí mà ở đó tất
cả các giải pháp thay thế đều bình đẳng)

Tiêu chí có thể đo được (có thể đánh giá được – ít
nhất là về mặt định tính – Một phương án thực hiện
tốt như thế nào trong mối liên quan với các tiêu chí)

Tiêu chí phải độc lập với nhau (Không tính hai lần)

Phân tích tầm quan trọng tương đối của tiêu chí (trọng số).
Hầu hết các kỹ thuật MCA giúp xác định tầm quan trọng tương
đối của mỗi tiêu chí trong quá trình ra quyết định. Các phương
pháp đánh giá tầm quan trọng thay đổi từ các kỹ thuật đơn giản

(ví dụ, so sánh các tiêu chí với nhau để xác định tầm quan trọng
tương đối của chúng) cho đến các phương pháp phức tạp hơn (ví
dụ: các điều tra xã hội học để xác định tầm quan trọng của mỗi
tiêu chí trong một cộng đồng bị ảnh hưởng).
Sử dụng phương pháp xếp hạng theo thứ tự
(ranking) để tính trọng số cho các tiêu chí như sau:
Sử dụng thang điểm để đánh giá tầm quan trọng
tương đối giữa các tiêu chí. Có 3 thang điểm
thường được sử dụng, từ 1-5, 1-7 và 1-9. Thang
điểm càng cao (phạm vi biến đổi lớn) thì mức độ
chi tiết và chính xác càng cao (ở đây thang điểm từ
1-9 là cao nhất).
Bảng dưới trình bày ví dụ ý nghĩa xếp hạng từng tiêu chí
và cách tính trọng số:
Cho điểm:
Tương tự như phương pháp xếp hạng, có thể áp dụng nhiều
thang điểm khác nhau, tùy vào yêu cầu mức độ chi tiết và lượng
thông tin đầu vào sẵn có. Nghiên cứu này đề xuất thang điểm từ
0-5 để áp dụng cho LCĐĐBCLCTR ở Việt Nam như sau:
Điểm ý nghĩa
* Không cho điểm được, có thể do thiếu thông tin đầu
vào. Sẽ cho điểm sau khi có
đủ thông tin
0 Không áp dụng cho tiêu chí
1 Không phù hợp, mức độ đáp ứng tiêu chí rất thấp
2 Gần như không phù hợp, mức độ đáp ứng tiêu chí thấp
3 Có thể chấp nhận được, tuy nhiên cần có các biện pháp
cải thiện
4 Phù hợp nhưng vẫn có thể cải thiện để làm cho tốt hơn
5 Rất phù hợp


Phân tích thực hiện (cho điểm). Trước khi cho điểm cho việc
thực hiện, xác định xem những điều gì sẽ giúp thực hiện tốt
nhất và tồi nhất trong một bối cảnh nhất định. Có thể cho
điểm thực hiện thông qua ba cách cơ bản sau :

Định giá trực tiếp qua việc thực hiện đánh giá chuyên
môn, bằng cách cho điểm cho mỗi phương án (ví dụ.
thang điểm 0-100)

Quyết định cách thực hiện dựa trên các chức năng
của tiêu chí cụ thể, xếp theo thứ tự tịnh tiến dần từ
xấu nhất đến tốt nhất

Đánh giá việc thực hiện của các phương án. Các
phương pháp thay đổi – từ thực hiện việc xếp
hạng đơn giản các phương án để xác định thứ tự
thực hiện của chúng (ví dụ. đối với tiêu chí 1,
phương án A được cho là phương án tốt nhất, nhì
là B và ba là C) đến các tính toán phức tạp (dựa
trên các bộ fuzzy)

Nhân trọng số và điểm số cho mỗi phương án và rút ra điểm
tổng. Điểm số của mỗi phương án tương ứng với một tiêu chí
được nhân với trọng số của tiêu chí tương đó – việc này được áp
dụng cho tất cả các tiêu chí. Tổng này sẽ là điểm tổng tương ứng
của phương án đưa ra. Kết quả của tất cả các phương án sẽ được
so sánh và phân tích.

Phân tích độ nhạy về điểm số hoặc trọng số. Độ nhạy chỉ ra

những thay đổi trong điểm số hoặc trọng số có ảnh hưởng như
thế nào đến kết quả cuối cùng. Phân tích như vậy có thể cần thiết
nếu:


Có những điều không chắc chắn liên quan
đến việc thực hiện một số phương án theo
các tiêu chí lựa chọn

Nếu các nhà hoạch định chính sách hay
các bên liên quan tranh luận về tầm quan
trọng tương đối của các tiêu chí sử dụng
trong phân tích
3. Áp dụng phương pháp định tính để
đánh giá rủi ro của dự án:
Các tiêu chí cần thiết để lựa chọn bãi chôn lấp chất thải rắn
sinh hoạt :
Yếu tố tự
nhiên

Địa hình

Địa chất

Thủy văn

Khí hậu

Thổ nhưỡng


Hệ sinh thái
Yếu tố kinh tế - xã
hội

Hiện trạng và quy
hoạch sử dụng đất

Ý kiến của cộng
đồng dân cư và
chính quyền địa
phương

Các khu di tích
lịch sử, văn hóa
và du lịch

Tình hình kinh tế
Yếu tố cơ sở
hạ tầng

Giao thông

Mạng lưới
điện, nước

Theo kết quả tìm kiếm sơ bộ, phạm vi các khu vực tiềm
năng vẫn còn 4 địa điểm thích hợp để bố trí bãi chôn lấp
CTRSH của huyện tại các xã Vân Hà, Dục Tú, Mai Lâm,
Việt Hùng. Cần phải được thu giảm nữa dựa trên các chỉ
tiêu dùng để đánh giá chính xác là: hướng gió, địa hình,

địa chất, sự chấp thuận của cộng đồng, sự chấp thuận của
chính quyền địa phương.

Dựa vào bảng so sánh 4 địa điểm trên thì ta
loại xã Vân Hà và xã Dục Tú vì 2 địa điểm này
ít phù hợp với các chỉ tiêu đánh giá trên. Còn
xã Việt Hùng và xã Mai Lâm là 2 địa điểm
tiềm năng nên chúng ta sẽ tiếp tục đánh giá kỹ
hơn về 2 địa điểm này dựa trên phương pháp
cho điểm

Bảng trình bày ý nghĩa xếp hạng từng tiêu chí và cách tính
trọng số của dự án:
Tiêu chí
Điểm xếp
hạng

ý nghĩa
Trọng số

1 7 Quan trọng 7 : 32 = 0.21875
2 6 Quan trọng 6 : 32 = 0.1875
3 4
Giữa Ít quan trọng với
Quan trọng vừa phải
4 : 32 = 0.125
4 4
Giữa Ít quan trọng với
Quan trọng vừa phải
4 : 32 = 0.125

5 5 Quan trọng vừa phải 5 : 32 =0.15625
6 6
Giữa quan trọng vừa
phải và quan trọng
6 : 32 = 0.1875
Tổng 32 1

Phương pháp cho điểm tương ứng với các tiêu chí để đánh giá
rủi ro dự án:
Nhóm chỉ tiêu Các tiêu chí Trọng số Việt
Hùng
Mai
Lâm
Môi trường
(Giảm thiểu tác
động tới môi
trường)
1. Khoảng cách tới nguồn mặt nước (sông,
hồ, đầm…) lớn
0.21875 4 5
1. Thổ nhưỡng (tính chất của đất ở khu
vực như loại đất, hệ số thẩm thấu, …),
địa chất (yếu tố đứt gãy) phù hợp.
0.1875 4 3
1. Địa hình thuận lợi 0.125 4 3
Kinh tế (giảm
thiểu chi phí xây
dựng và vận
hành bãi chôn
lấp)

1. Khoảng cách đến trạm cung cấp điện,
tới đường giao thông thường gần
0.125 4 3
1. Sự dễ dàng trong cấp phép, giải phóng
mặt bằng.
0.15625 4 4
Xã hội (Giảm
thiểu đến tác
động xã hội)
1. Khoảng cách đến các khu di tích, văn
hóa, khu đô thị, khu dân cư thường,
chấp thuận của cộng đồng, chính quyền
địa phương lớn
0.1875 4 3
Điểm số 4.0 3.59375

Như vậy, có thể rút ra kết luận là địa điểm xã
Việt Hùng, huyện Đông Anh nhìn chung khá
phù hợp và ít rủi ro do có điểm số 4.0 theo
thang điểm đề xuất ở trên thì “Phù hợp nhưng
vẫn có thể cải thiện để làm cho tốt hơn”.

Cảm ơn sự theo dõi của thầy và các bạn

×