Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Kiến thức, thái độ và nhu cầu về sơ cấp cứu ban đầu của sinh viên đại học huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.18 KB, 10 trang )

KIẾN THỨC - THÁI ĐỘ - NHU CẦU VỀ SƠ CẤP CỨU BAN ĐẦU
CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ
Hà Văn Anh Bảo1, Nguyễn Thị Khánh Linh1, Trần Minh Nhật1
Lâm Phan Liên Nhi1, Trần Văn Vui1, Nguyễn Văn Hòa2
(1) Lớp YHDP5, Đại học Y Dược Huế
(2) Khoa Y tế Công Cộng, Đại học Y Dược Huế

1. TÓM TẮT
Hoàn cảnh và mục đích: Sơ cấp cứu ban đầu (SCCBĐ) là công việc rất quan trọng
trong quá trình cứu chữa kịp thời cho người bị nạn. Song, ở Việt Nam hiện nay, SCCBĐ
chưa được quan tâm đúng mức, rất nhiều trường hợp tử vong đáng tiếc vì không được
tiếp cận các kĩ thuật SCCBĐ. Qua đó thấy rằng SCCBĐ có vai trò rất quan trọng trong
việc giảm gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô
tả cắt ngang trên 846 sinh viên Đại học Huế. Công cụ thu thập: Bộ câu hỏi gồm nội
dung về kiến thức, thái độ, nhu cầu tới SCCBĐ. Phân tích hồi quy đa biến tìm yếu tố
liên quan. Kết quả: 49,1% sinh viên (SV) có kiến thức đạt; 59,4% SV có thái độ tốt;
93,0% SV muốn được đào tạo SCCBĐ; 89,6% SV muốn tổ chức hoạt động ngoại khóa
về SCCBĐ; 61,8% muốn SCCBĐ trở thành môn học chính thức. Phân tích hồi quy đa
biến tìm được mối tương quan giữa kiến thức với các yếu tố thái độ, nhu cầu tổ chức
hoạt động ngoại khóa, những người xung quanh không chia sẻ kiến thức, không có hoạt
động truyền thông ở địa phương, không thấy hứng thú về SCCBĐ. Có mối tương quan
giữa thái độ với các yếu tố kiến thức, nhu cầu được đào tạo, nhu cầu tổ chức hoạt động
ngoại khóa, nhu cầu đưa SCCBĐ trở thành môn học chính thức, tự tìm hiểu về SCCBĐ.
Nhu cầu tổ chức hoạt động ngoại khóa là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến nhu cầu đào
tạo SCCBĐ. Kết luận: Kiến thức và thái độ của SV Đại học Huế về SCCBĐ vẫn chưa
tốt trong khi có nhu cầu rất cao. Từ khóa: KAD, Sơ cấp cứu ban đầu, Đại học Huế.
2. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam, theo dữ liệu thống kê của trung tâm 115 Hà Nội, số người tử vong tại
nhà chiếm 905 trường hợp trong cấp cứu ngừng tuần hoàn (năm 2012)[4]. Theo Thông
tin cấp cứu trước viện ở Việt Nam, những người chứng kiến các trường hợp cấp cứu đa
số là người thân của nạn nhân hoặc người đi đường, nhưng tỷ lệ số người không làm gì


chiếm gần 98% ở thành phố Huế, 88% ở Hà Nội và hơn 50% ở Hồ Chí Minh[7]. Trong
khi đó, mỗi cá nhân đều có thể thực hiện SCCBĐ và cán bộ y tế phải có trách nhiệm
huấn luyện, đào tạo những kĩ năng cần thiết cho người dân. Các dữ liệu cho thấy, đây là

1


vấn đề cấp thiết nhưng hiện tại Thừa Thiên Huế chưa có các nghiên cứu đánh giá nhu
cầu đào tạo SCCBĐ ở cộng đồng. Trong khi ở Hà Nội, 83,49% SV có nhu cầu đào tạo
SCCBĐ[3]. Nhận biết được tầm quan trọng của SCCBĐ và mong muốn cải thiện vấn đề
cấp thiết này, chúng tôi tiến hành đề tài “KIẾN THỨC-THÁI ĐỘ-NHU CẦU VỀ SƠ
CẤP CỨU BAN ĐẦU CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ” với 2 mục tiêu:
1) Tìm hiểu Kiến thức, Thái độ và Nhu cầu về SCCBĐ của sinh viên Đại học Huế.
2) Xác định một số yếu tố liên quan đến Kiến thức, Thái độ, Nhu cầu về SCCBĐ của
sinh viên Đại học Huế.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên Đại học Huế.
3.2. Địa điểm nghiên cứu: 4 trường thuộc Đại học Huế, năm học 2016-2017.
3.3. Phương pháp nghiên cứu:
3.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang[9].
3.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho
nghiên cứu ngang, ta có được n=384, nhân với hệ số chọn mẫu là 2 và cộng thêm 10%
cỡ mẫu để tránh thiếu mẫu nghiên cứu, ta có N=846. Đơn vị chọn mẫu là sinh viên.
Bước 1: Lập danh sách các trường Đại học Huế. Dùng phương pháp ngẫu nhiên đơn,
chọn được 4 trường: ĐH Kinh Tế, ĐH Sư Phạm, ĐH Nông Lâm, ĐH Khoa Học.
Bước 2: Lập danh sách tất cả các lớp trong mỗi trường đã chọn. Dùng phương pháp
chọn mẫu ngẫu nhiên đơn, chọn 2-3 lớp ở mỗi trường đã chọn. Mỗi trường chọn 100105 SV. Tiêu chuẩn loại trừ: Các SV không hợp tác, phiếu điều tra không điền đầy đủ.
3.4. Thời gian nghiên cứu: Từ 12/2016 – 03/2017.
3.5. Phương pháp đánh giá:
- Kiến thức: Cho điểm 9 điểm/9 câu. Điểm kiến thức đạt là 5 điểm trở lên. Điểm

max/min=9/0 điểm.
- Thái độ: Dùng thang đo Likert 5 mức độ. Điểm trên 34/45 là đạt, điểm max/min=45/9
điểm.
3.6. Xử lí số liệu: Phần mềm SPSS 20.0. Kết quả được mô tả bằng bảng phân phối tần
suất, tỷ lệ; phân tích hồi quy đa biến.
4. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

2


4.1 Kết quả
4.4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (ĐTNC)
Đặc điểm chung

Tần số (n)
Tỷ lệ (%)
Nam
308
36,4
Giới tính
Nữ
538
63,6
ĐH Sư Phạm
210
24,8
ĐH Nông Lâm
212
25,1

Trường
ĐH Khoa học
213
25,2
ĐH Kinh tế
211
24,9
1
210
24,8
2
291
34,4
Năm học
3
334
39,5
4
11
1,3
Kinh
799
94,4
Dân tộc
Dân tộc thiểu số
47
5,6
Thành thị
236
27,9

Hộ khẩu thường trú
Nông thôn
522
61,7
Miền núi
88
10,4

788
93,1
Từng nghe về SCCBĐ
Chưa
58
6,9
473
55,9
SV đã học qua lớp học về Có
SCCBĐ
Chưa
373
44,1
Tổng
846
100,0
Kết quả cho thấy nữ giới chiếm 2/3 ĐTNC. Có gần 2/3 SV có hộ khẩu thường trú tại
vùng nông thôn. Phần lớn SV đã từng nghe về SCCBĐ (93,1%). Trong đó, 2/3 số SV đã
từng học qua lớp học về SCCBĐ.

Biểu đồ 1. Tỷ lệ phần trăm giữa những nơi mà SV đã học về SCCBĐ
Đa số SV đã học về SCCBĐ từ chương trình giáo dục chính quy (59,4%).


3


2. Kiến thức - Thái độ - Nhu cầu của đối tượng nghiên cứu
- Đối với các trường hợp sơ cấp cứu phổ biến, tỷ lệ SV có kiến thức đạt về kỹ thuật bất
động chi gãy là 50,5%, thấp nhất là sơ cấp cứu bỏng với 38,9%.
- Tỷ lệ SV có kiến thức SCCBĐ không đúng như bôi kem đánh răng khi bỏng là 20,1%;
chườm đá để làm mát vết bỏng 28,7%; đắp lá tía tô trong chảy máu 14,3%.
- Tỷ lệ SV không biết số điện thoại cấp cứu là 30%.
Bảng 2. Kiến thức chung - Thái độ - Nhu cầu của ĐTNC về SCCBĐ
Kiến thức – Thái độ - Nhu cầu
Tần số (N=788)
Tỷ lệ %
Kiến thức chung
387
49,1
Thái độ
468
59,4
Nhu cầu
Tần số (N=846)
Tỷ lệ %
Đào tạo về SCCBĐ
787
93,0
Tổ chức hoạt động ngoại khóa
758
89,6
về SCCBĐ ở trường

Đưa SCCBĐ trở thành môn học
523
61,8
chính thức
Nhìn chung, sự chênh lệnh mức độ kiến thức của ĐTNC không đáng kể (1,8%). Đa
số SV có thái độ tốt đối với SCCBĐ (59,4%). Nhu cầu tìm hiểu SCCBĐ của SV rất cao
chiếm đến 93%. SV muốn tổ chức các hoạt động ngoại khóa về SCCBĐ ở trường đạt
89,6% và 61,8% SV muốn đưa SCCBĐ trở thành môn học chính thức.

Biểu đồ 2. Tỷ lệ phần trăm những khó khăn của SV khi tìm hiểu về SCCBĐ

4


Nguyên nhân khiến SV gặp khó khăn nhất khi tìm hiểu về SCCBĐ là không có các
hoạt động truyền thông tại địa phương (60,3%). Bên cạnh đó, có một tỷ lệ nhỏ SV cảm
thấy không có hứng thú và mất thời gian đối với việc tìm hiểu về SCCBĐ.

Biểu đồ 3. Tỷ lệ phần trăm ý kiến của SV về hình thức đào tạo sơ cấp cứu
Hình thức đào tạo được đưa ra rất đa dạng, tỷ lệ lớn nhất là tổ chức các buổi diễn tập
thực tế với 62,2%.

5


3. Một số mối liên quan ảnh hưởng đến Kiến thức – Thái độ - Nhu cầu của ĐTNC
3.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ của ĐTNC
Bảng 3. Hồi quy tuyến tính về sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến kiến thức và thái độ
Yếu tố ảnh hưởng đến Kiến thức
Thái độ

Nhu cầu tổ chức hoạt động ngoại khóa
Những người xung quanh không chia sẻ kiến thức
về SCCBĐ
Không có hoạt động truyền thông SCCBĐ tại địa
phương
Không thấy hứng thú
Yếu tố ảnh hưởng đến Thái độ
Kiến thức
Nhu cầu được đào tạo SCCBĐ
Nhu cầu tổ chức hoạt động ngoại khóa về SCCBĐ
Nhu cầu đưa SCCBĐ trở thành môn học chính
Tự tìm hiểu về SCCBĐ

β
0,061
0,734

α

R

R2

p
0,000
0,013

-0,928

5,891

0

0,35
0

0,12
2

0,000

-1,136

0,000

-0,779
β
0,403
3,130
2,444
1,041
1,261

0,001
p
0,000
0,002
0,005
0,020
0,033


2

α

R

R

24,63
6

0,34
7

0,12
0

Có mối tương quan giữa kiến thức với các yếu tố thái độ, nhu cầu tổ chức hoạt động
ngoại khóa, những người xung quanh không chia sẻ kiến thức, không có hoạt động
truyền thông tại địa phương, không thấy hứng thú về SCCBĐ. Các yếu tố này chỉ giải
thích được 12,2% sự thay đổi kiến thức của SV.
Có mối tương quan giữa thái độ với các yếu tố kiến thức, nhu cầu được đào tạo, nhu
cầu tổ chức hoạt động ngoại khóa, nhu cầu đưa SCCBĐ trở thành môn học chính và tự
tìm hiểu về SCCBĐ. Các yếu tố này giải thích cho 12,0% sự thay đổi thái độ của SV.
Các yếu tố như giới, năm học, hộ khẩu thường trú, dân tộc chưa tìm thấy mối liên
quan đến kiến thức và thái độ (p>0,05).
3.3. Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu của ĐTNC về SCCBĐ:
Bảng 4. Phân tích hồi quy đa biến về sự ảnh hưởng đồng thời của một số yếu tố đến nhu
cầu được đào tạo về SCCBĐ
Yếu tố

Thái độ
Nhu cầu tổ chức hoạt động ngoại khóa về SCCBĐ
Những người xung quanh không chia sẻ kiến thức
SCCBĐ
Không có hoạt động truyền thông ở địa phương

Phân tích đa biến
OR
95% CI
p

1,07
1,1050
1,127
33,1 15,60645 70,395
0,37
0,1460
0,935
0,40
0,1866
0,888

0,01
1
0,00
0
0,03
5
0,02
4



Nhu cầu tổ chức hoạt động ngoại khóa về SCCBĐ ảnh hưởng nhiều nhất và không
có hoạt động truyền thông ở địa phương ảnh hưởng ít nhất đến nhu cầu được đào tạo.
Chưa tìm thấy mối liên quan giữa nhu cầu được đào tạo và năm học (p>0,05).
4.2. Bàn luận
Chưa có nghiên cứu tương tự đánh giá mức độ kiến thức, thái độ và khảo sát nhu
cầu giữa các trường đại học ở Việt Nam gần đây. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
gần 1/2 SVcó kiến thức chưa đầy đủ và xấp xỉ 60% thái độ chưa tốt về SCCBĐ trong
khi nhu cầu rất cao.
Ở Bảng 2, kiến thức của SV Đại học Huế về SCCBĐ là tương đối thấp chỉ 49,1%,
nhưng vẫn cao hơn nghiên cứu của Afrasyab Khan ở Pakistan là 40,3%[5]. Chênh lệch
kiến thức giữa trường có kiến thức cao nhất và thấp nhất là không đáng kể (12,9%).
Trong đó, SV không biết số điện thoại cấp cứu (30%), đây là con số đáng báo động khi
SV đối mặt với những tình huống khẩn cấp. Chỉ có 7,5% SV có kiến thức đạt về các
bước tiến hành kỹ thuật cấp cứu ngừng tuần hoàn và hô hấp của Bộ Y Tế. Điều này có
thể do việc phổ biến các kiến thức cơ bản trong SCCBĐ vẫn còn hạn chế và SV cũng
gặp nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu về SCCBĐ (Biểu đồ 2). Vẫn còn nhiều SV vẫn
chưa nắm rõ các nguyên tắc SCCBĐ trong các trường hợp khẩn cấp như bỏng, điện
giật, đuối nước,…Bởi vì thiếu hụt trầm trọng kiến thức cơ bản về SCCBĐ. Theo nghiên
cứu của chúng tôi, có 60% SV đã từng được đào tạo về SCCBĐ, trong đó có 51,4% SV
đạt kiến thức tốt. Tỷ lệ SV đã từng được đào tạo SCCBĐ có kiến thức tốt cao hơn so với
nhóm chưa từng được học qua về SCCBĐ là 5,7%, tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu
của tác giả Afrasyab Khan là 7,84%[5].
Có mối tương quan giữa kiến thức với các yếu tố khó khăn ngăn cản SV tìm hiểu về
SCCBĐ. Khi các khó khăn này tăng lên thì kiến thức của SV sẽ giảm xuống (Bảng 3).
Nói cách khác, chúng ta cần khắc phục các khó khăn này để SV dễ tiếp cận với SCCBĐ
hơn. Bên cạnh đó, nhu cầu tổ chức hoạt động ngoại khóa và thái độ tương quan với kiến
thức của SV. Như vậy, SV cho rằng các hoạt động ngoại khóa là hình thức hiệu quả để
tăng kiến thức. Có mối tương quan giữa thái độ và kiến thức, điều này có thể giải thích

SV quan tâm đến SCCBĐ càng nhiều thì kiến thức của SV càng tăng.
SV có thái độ tốt về SCCBĐ chiếm 59,4%, có lẽ do còn nhiều SV có kiến thức về
SCCBĐ chưa đầy đủ nên thái độ của SV nhìn chung vẫn còn thấp. Trong đó, đến 49,6%
SV hiếm khi và không bao giờ tìm kiếm thông tin, có thể do gặp nhiều khó khăn trong
quá trình tìm hiểu SCCBĐ (Biểu đồ 2). Nghiên cứu cho thấy, những người đã từng học


qua lớp học về SCCBĐ có thái độ tốt hơn gấp 1,5 lần so với những người chưa từng
học. Có mối tương quan giữa kiến thức và thái độ của SV, kết quả này phù hợp với
nghiên cứu của Al-Khamees[6]. Ngoài ra, ở Bảng 3 có mối tương quan giữa thái độ với
nhu cầu được đào tạo về SCCBĐ, nhu cầu được tổ chức hoạt động ngoại khóa, nhu cầu
đưa SCCBĐ thành môn học chính thức. Bởi vì khi nhu cầu tăng lên sẽ thúc đẩy mức độ
quan tâm của SV từ đó hình thành thái độ tốt hơn. Có mối tương quan giữa việc không
tổ chức các hoạt động truyền thông ở địa phương và thái độ của SV đối với SCCBĐ,
vấn đề này được giải thích là do việc thiếu hiệu quả trong quá trình truyền thông ở địa
phương nên SV có thái độ không quan tâm đối với SCCBĐ (Bảng 3).
Theo Đặng Đức Nhu, nhu cầu được đào tạo SCCBĐ ở SV năm cuối ở ĐH Quốc Gia
Hà Nội là 85,5%[3], nghiên cứu chúng tôi cao hơn tỷ lệ này với 93,0%. Sự khác biệt
này có thể do sự khác nhau về ĐTNC, đa phần ĐTNC của chúng tôi là SV từ năm 1 đến
năm 3 (98,7%). Nhưng nhìn chung, sự khác biệt này không đáng kể do chưa tìm thấy
mối liên quan giữa nhu cầu và năm học. Hay nói cách khác, số năm học không ảnh
hưởng đến nhu cầu được đào tạo SCCBĐ.
Nhu cầu SV muốn đưa SCCBĐ trở thành môn học chính vẫn chưa thật sự cao
(61,8%) trong khi nhu cầu muốn tổ chức hoạt động ngoại khóa lại lên đến 89,6%
(p<0,05), tỷ lệ này tương đương với kết quả của nghiên cứu tại Singapore là 85,5%[8].
Điều này cho thấy rằng, SV mong muốn được học thực hành về SCCBĐ nhiều hơn
những tiết học lý thuyết cũng như thật sự mong muốn cải thiện kiến thức thông qua các
hình thức đào tạo khác. Giả thiết này được củng cố bởi các số liệu về nhu cầu được đào
tạo có tính thực hành như tổ chức các buổi thảo luận nhóm (37,8%), tổ chức các cuộc
thi tìm hiểu về SCCBĐ (44,9%), đặc biệt hình thức tổ chức các buổi diễn tập thực tế rất

cao chiếm 62,2%. Như vậy, hình thức học lí thuyết chưa phù hợp với nhu cầu được đào
tạo cao như hiện nay.
Tỷ lệ SV tự tìm hiểu về SCCBĐ chỉ có 14,9%. Như vậy, SV của ĐH Huế vẫn còn thụ
động và yếu kém trong việc tự bổ sung kiến thức mà chỉ mong muốn người khác hướng
dẫn và giảng dạy mặc dù bản thân đang có nhu cầu rất cao (93,0%).
Có mối tương quan giữa thái độ và nhu cầu, vì khi SV có thái độ tốt với vấn đề mà
họ quan tâm thì sẽ tăng nhu cầu tìm hiểu và làm rõ vấn đề đó. Khi những người xung
quanh không chia sẻ kiến thức mà họ biết nên SV không thể có thông tin về SCCBĐ từ
họ, điều này thúc đẩy SV tự tìm hiểu vấn đề hơn. Tương tự, khi không có hoạt động
truyền thông ở địa phương thì SV phải tự nghiên cứu về vấn đề đó.Vì vậy có thể giải


thích tại sao khi không có hoạt động truyền thông sẽ làm tăng nhu cầu được đào tạo. Ở
Bảng 4, các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến 47,8% sự thay đổi nhu cầu được đào tạo về
SCCBĐ. Cụ thể hơn, trong các yếu tố này thì nhu cầu tổ chức hoạt động ngoại khóa tác
động cao nhất đến nhu cầu được đào tạo (OR=33,145; 95% CI 15,606-70,395; p <0,05).
Điều đó cho thấy rằng SV thực sự mong muốn có các hoạt động ngoại khóa hơn các yếu
tố khác. Tỷ lệ 47,8% này vẫn chưa thật sự cao, cho thấy vẫn còn nhiều yếu tố khác ảnh
hưởng đến nhu cầu được đào tạo về SCCBĐ của SV mà nghiên cứu của chúng tôi vẫn
chưa tìm thấy.
5. KẾT LUẬN
- 49,1% SV có kiến thức tốt và 59,4% SV có thái độ tốt đối với SCCBĐ.
- 93,0% SV có nhu cầu được đào tạo SCCBĐ, 89,6% SV muốn tổ chức hoạt động ngoại
khóa về SCCBĐ ở trường và 61,8% SV muốn đưa SCCBĐ thành môn học chính thức.
- Có mối tương quan giữa kiến thức với thái độ, nhu cầu tổ chức hoạt động ngoại khóa,
không biết tìm thông tin ở đâu, những người xung quanh không chia sẻ kiến thức,
không có hoạt động truyền thông tại địa phương, không thấy hứng thú về SCCBĐ với
độ tin cậy trên 95%. Có mối tương quan giữa thái độ với các yếu tố kiến thức, năm học,
nhu cầu được đào tạo, nhu cầu tổ chức hoạt động ngoại khóa, nhu cầu đưa SCCBĐ
thành môn học chính thức, không có hoạt động truyền thông ở địa phương và tự tìm

hiểu về SCCBĐ với độ tin cậy trên 95%. Nhu cầu tổ chức hoạt động ngoại khóa là yếu
tố ảnh hưởng nhiều nhất đến nhu cầu được đào tạo SCCBĐ.

6. KIẾN NGHỊ
- Tổ chức mô hình can thiệp về SCCBĐ cho SV có sự hướng dẫn của cán bộ y tế.
- Đưa SCCBĐ vào như môn học chính thức trong các trường đại học.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa về SCCBĐ cho SV các trường của ĐH Huế.
- Nâng cao hoạt động truyền thông giáo dục về SCCBĐ tại địa phương.
7. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cục Quản lý khám chữa bệnh, 2014, Tài liệu đào tạo cấp cứu cơ bản. Bộ Y Tế, Nhà
xuất bản Y học.
[2] Cục Quản lý Khám, chữa bệnh,2014, Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành
Hồi sức-Cấp cứu và Chống độc, Bộ Y Tế, Quyết định 1904 /QĐ-BYT.
[3] Đặng Đức Nhu, 2014, Thực trạng và nhu cầu đào tạo về sơ cấp cứu ban đầu của
sinh viên năm cuối đại học quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc Gia Hà Nội.


[4] Đỗ Ngọc Sơn, 2012, Ngừng tuần hoàn ngoại viện tại Việt Nam, Nghiên cứu sổ bộ
PAROS. Bệnh viện Bạch Mai.
[5] Afrasyab Khan, 2010, Knowledge attitude and practices of undergraduate student
regarding first aid measure. Pakistan.
[6] Al-Khamees, 2006, A field study of first aid knowledge and attitudes of college
students in Kuwait University, Kuwait University
[7] Pan Asian Resusciation Outcomes Study 2015. PAROS
[8] Thein MM, 2005, Knowledge, attitude and practices of childhood injuries and their
prevention by primary caregivers in Singapore. Singapore.
[9] World Health Organization, 2006, Basic epidemiology.
8. TÓM TẮT TIẾNG ANH
Background: First Aid (FA) is an essential part of the timely treatment process for
victims. However, FA in Vietnam currently has not been paid proper attention. There are

numerous unfortunate deaths due to FA misconduct. Thus, FA can have a remarkable
contribution to the disease reduction in Vietnam. Design and methods: A crosssectional study is implemented on 846 students at Hue University. A structured
questionnaire including questions about knowledge, attitude, and demand (KAD) of
students regarding FA is used to collect data and information. A multivariable regression
analysis is run to explore for exploring the potential factors. Results: There is 49.1% of
students participating in the study have sound knowledge of FA, 59.4% have right
attitude; 93.0% express their demand for FA training courses; 89.6% would like to have
extracurricular activities relating to FA organized and 61.8% of students are interested to
have FA training courses as a formal subject in school curriculum. Multiple linear
regression analysis revealed that students’ attitude, the demand for being organized
extracurricular activities, the selfishness on sharing knowledge about FA from
neighbors, no local media propaganda activity about FA and no interests in FA were
correlative with knowledge. There is also a statistical correlation between students’
attitude with their knowledge and demand for being trained for FA, demand for being
organized extracurricular activities relating to FA, demand for offering FA a formal
course, FA self-study. The demand for FA extracurricular activities has the biggest
impact on demand for FA training among students. Conclusion: A large number of Hue
university students did not demonstrate comprehensive knowledge and right attitude
towards FA despite their increasing demand. Keywords: KAD, First Aid, Hue
University.



×