Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến:
− Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Dược Huế.
− Phòng Đào tạo Đại học.
− Khoa Y tế Công cộng.
− Ban Giám đốc và Phòng Kế hoạch Tổng hợp bệnh viện Trung ương Huế.
− Ban Chủ nhiệm khoa Nội tiết – Thần kinh và tập thể cán bộ tại Phòng khám
ngoại trú Nội tiết bệnh viện Trung ương Huế.
− Quý thầy cô phụ trách Thư viện Trường Đại học Y Dược Huế.
Đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn TS.BS Lê Văn Chi – Phó Trưởng Bộ môn Nội,
Giảng viên chính Bộ môn Nội Trường Đại học Y Dược Huế đã truyền đạt
những kiến thức bổ ích, trực tiếp dìu dắt, tận tình quan tâm giúp đỡ, hướng
dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn.
Xin cảm ơn tập thể bác sĩ, điều dưỡng tại Phòng khám ngoại trú Nội tiết
Bệnh viện Trung ương Huế đã giúp đỡ nhiệt tình, tạo điều kiện cho tôi tiến
hành nghiên cứu.
Chân thành cảm ơn các bệnh nhân đến khám tại phòng khám ngoại trú
Nội tiết – Bệnh viện Trung ương Huế, đặc biệt là các bệnh nhân tham gia vào
nghiên cứu đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu và cung cấp thông tin
quan trong để tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng xin cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè và anh luôn bên cạnh
yêu thương, quan tâm, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện
đề tài.
Huế, tháng 5 năm 2014
Đoàn Thị Anh Vân
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa
được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu
có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tác giả luận văn
ĐOÀN THỊ ANH VÂN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADA : American Diabetes Association
(Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ)
ĐTĐ : Đái tháo đường
ĐTNC : Đối tượng nghiên cứu
HbA1c : Hemoglobin glycosylat hóa
TĐHV : Trình độ học vấn
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
MỤC LỤC
3
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thế kỷ XXI, bệnh đái tháo đường vẫn tiếp tục là vấn đề đáng báo
động. Với sự bùng nổ và lão hóa của dân số, tình trạng béo phì và lối sống
tĩnh tại nhiều hơn, tỷ lệ bệnh đái tháo đường ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở
các nước đang phát triển [39], [44].
Theo báo cáo của Liên đoàn đái tháo đường Quốc tế năm 2011, thế giới
có khoảng 366 triệu người tuổi từ 20 đến 79 mắc bệnh đái tháo đường chiếm
8,3% dân số, là nguyên nhân gây tử vong 4,5 triệu người mỗi năm, tiêu tốn
465 tỷ USD cho việc chăm sóc đái tháo đường, dự kiến sẽ tăng lên 552 triệu
người chiếm 9,9% dân số vào năm 2030. Ở Việt Nam năm 2013 tỷ lệ mắc
bệnh đái tháo đường trong cả nước ước tính là trên 5%, tức khoảng 4,5 triệu
người bị đái tháo đường [14], [46].
Bệnh đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng cấp tính và mạn tính
nguy hiểm. Các biến chứng này không chỉ để lại nhiều di chứng nặng nề cho
người bệnh mà còn là một trong những nguyên nhân gây tử vong cho người
bệnh đái tháo đường. Chính vì vậy mục tiêu hàng đầu là kiểm soát glucose
máu chặt chẽ, với khuyến cáo cần điều trị tích cực ngay từ đầu, nhằm ngăn
ngừa và làm chậm diễn tiến các biến chứng của bệnh. Để đạt được glucose
máu mục tiêu thật sự là vấn đề rất khó khăn. Một trong những thách thức
cũng như rào cản lớn nhất đó là hạ glucose máu. Hạ glucose máu là tai biến
rất thường gặp trong điều trị bệnh đái tháo đường. Đây cũng là mặt hạn chế
làm cho vấn đề kiểm soát glucose máu gặp nhiều khó khăn [33]. Nếu không
được chú trọng thì hạ glucose máu là một biến chứng cấp tính rất dễ xảy ra,
nhất là trên bệnh nhân đái tháo đường lớn tuổi. Một khi mục tiêu kiểm soát
glucose máu càng chặt chẽ thì biến chứng này càng dễ xuất hiện hơn.
4
Nghiên cứu của Lawrence SP và David CZ (2001) trên 500 bệnh nhân
đái tháo đường type 2 bị hạ glucose máu cho thấy nguyên nhân gây hạ
glucose máu chủ yếu là bệnh nhân bỏ bữa hoặc ăn ít hơn ngày thường trong
khi vẫn sử dụng thuốc uống hạ glucose máu, một số trường hợp bị nhiễm
khuẩn hoặc có bệnh lý tim mạch đi kèm [41]. Tại Việt Nam nghiên cứu của
Trần Hữu Dàng và Nguyễn Hải Thủy vào năm 1992, cho thấy hạ glucose máu
gây tử vong chiếm 34,6% [4]. Trong một nghiên cứu khác của Trần Nguyệt
Minh (2012) trên 204 bệnh nhân đái tháo đường điều trị nội trú tại Bệnh viện
Lão khoa Trung ương, có 40,2% bệnh nhân có kiến thức đạt về hạ glucose
máu, 58,8% bệnh nhân thực hành đạt về phòng biến chứng hạ glucose máu
[18]. Điều đó cho thấy hạ glucose máu là biến chứng nguy hiểm.
Tại phòng khám ngoại trú Nội tiết, Bệnh viện Trung ương Huế hiện
đang khám và điều trị ngoại trú cho hơn 700 bệnh nhân đái tháo đường nhưng
tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức, thái độ, kỹ năng về biến chứng hạ glucose máu
là bao nhiêu vẫn chưa có câu trả lời. Các nghiên cứu đã triển khai về biến
chứng hạ glucose máu ở bệnh nhân đái tháo đường chỉ mới đề cập tới hiểu
biết, các yếu tố nguy cơ, kiến thức, thực hành về biến chứng hạ glucose máu.
Ít có nghiên cứu toàn diện về kiến thức, thái độ, kỹ năng về biến chứng hạ
glucose máu ở bệnh nhân đái tháo đường, chính vì vậy chúng tôi thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu kiến thức, thái độ và kỹ năng về biến chứng hạ glucose
máu ở bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị ngoại trú tại phòng khám
ngoại trú Nội tiết Bệnh viện Trung ương Huế” với hai mục tiêu nghiên cứu
sau:
1. Khảo sát kiến thức, thái độ và kỹ năng về biến chứng hạ glucose máu ở bệnh
nhân đái tháo đường đang điều trị ngoại trú tại phòng khám ngoại trú Nội
tiết Bệnh viện Trung ương Huế.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới kiến thức và kỹ năng về biến chứng hạ
glucose máu của các đối tượng nghiên cứu.
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1.1.1. Dịch tễ học bệnh đái tháo đường
Tỷ lệ bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) thay đổi theo từng nước có nền công
nghiệp phát triển hay đang phát triển và thay đổi theo từng vùng địa lý khác
nhau. Trong đó, nơi có tỷ lệ đái tháo đường cao nhất là khu vực Bắc Mỹ
(7,8%), khu vực Địa Trung Hải và khu vực Trung Đông (7,7%), châu Âu
(4,9%) và châu Phi (1,2%) [2].
Theo báo cáo của Liên đoàn đái tháo đường Quốc tế năm 2011, thế giới
có khoảng 366 triệu người tuổi từ 20 đến 79 mắc bệnh đái tháo đường chiếm
8,3% dân số, là nguyên nhân gây tử vong 4,5 triệu người mỗi năm, tiêu tốn
465 tỷ USD cho việc chăm sóc đái tháo đường, dự kiến sẽ tăng lên 552 triệu
người chiếm 9,9% dân số vào năm 2030 [46].
Ở Việt Nam năm 2013 tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường trong cả nước
ước tính là trên 5%, tức khoảng 4,5 triệu người bị đái tháo đường [14].
1.1.3. Tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường
Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ theo ADA năm 2014 (Không có sự khác
biệt so với tiêu chuẩn 2013 [29]).
Bệnh nhân được chẩn đoán là ĐTĐ khi thỏa mãn một trong bốn tiêu
chuẩn sau:
− HbA
1
c ≥ 6,5% hoặc,
− Nồng độ glucose máu tĩnh mạch lúc đói G
0
≥ 126 mg/dl (7,0 mmol/l)
hoặc,
6
− Nồng độ glucose máu tĩnh mạch 2 giờ G
2
≥ 200 mg/dl (11,1 mmol/l) sau
khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose uống hoặc,
− Bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose máu hoặc cơn tăng
glucose máu cấp và xét nghiệm glucose máu tĩnh mạch ngẫu nhiên ≥ 200
mg/dl (11,1 mmol/l).
Ba tiêu chuẩn đầu phải được làm hai lần, tiêu chuẩn cuối chỉ xét
nghiệm một lần duy nhất [30].
1.1.4. Phân loại đái tháo đường
1.1.4.1. Đái tháo đường type 1 (tế bào bêta bị hủy, thường đưa đến thiếu
insulin tuyệt đối).
− Tự miễn.
− Vô căn.
1.1.4.2. Đái tháo đường type 2 : chiếm khoảng 90 – 95% các trường hợp
ĐTĐ. Tần suất khác nhau giữa các chủng tộc, sắc tộc. Đái tháo đường type 2
thường được chẩn đoán muộn hoặc không được chẩn đoán trong nhiều năm vì
tình trạng tăng glucose máu phát triển một cách âm thầm [12].
1.1.4.3. Các type đặc hiệu khác
− Thương tổn chức năng tế bào bêta di truyền.
− Khiếm khuyết tác dụng insulin do di truyền.
− Bệnh lý tụy: viêm tụy cấp, chấn thương, phẫu thuật tụy, ung thư, xơ hóa túi
mật, tụy xơ sỏi.
− Các bệnh nội tiết: to cực, hội chứng Cushing, u tiết glucagon, u tủy thượng
thận, cường giáp, u tiết somatostatin, u tiết aldosterone.
− Đái tháo đường do thuốc, hóa chất.
− Nhiễm trùng: Rubella bẩm sinh, Cytomegalovirus, Adenovirus.
− Các thể tự miễn hiếm gặp: Hội chứng người cứng, kháng thể kháng thụ thể
insulin.
− Một số hội chứng di truyền khác.
1.1.4.4. Đái tháo đường thai kỳ: là sự giảm dung nạp glucose hoặc ĐTĐ
được phát hiện lần đầu trong lúc mang thai [6].
1.1.5. Biến chứng của đái tháo đường
1.1.5.1. Biến chứng cấp tính
− Hạ glucose máu là biến chứng cấp thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ, xảy ra khi
kết hợp không hợp lý trong điều trị hoặc bỏ bữa ăn, vận động quá mức, nhiễm
7
lạnh Triệu chứng lâm sàng có thể bị lu mờ do đã bị tổn thương thần kinh
thực vật ở những trường hợp ĐTĐ đã lâu. Chẩn đoán và điều trị sớm, kịp thời
thường cho tiên lượng tốt.
− Nhiễm toan ceton ĐTĐ.
− Tăng thẩm thấu do tăng glucose máu.
− Nhiễm toan acid lactic [8].
1.1.5.2. Biến chứng mạn tính
Các biến chứng mạn của ĐTĐ được phân thành hai loại là biến chứng
mạch máu và không phải mạch máu [42].
− Các biến chứng mạch máu bao gồm biến chứng mạch máu nhỏ và biến chứng
mạch máu lớn.
+ Biến chứng mạch máu nhỏ: bệnh võng mạc, bệnh thận, bệnh thần kinh.
+ Biến chứng mạch máu lớn: bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại vi,
bệnh mạch máu não.
− Các biến chứng không phải mạch máu bao gồm rối loạn dạ dày ruột, tiết niệu
sinh dục, nhiễm trùng và những biểu hiện ngoài da.
1.1.6. Điều trị đái tháo đường
1.1.6.1. Điều trị đái tháo đường type 1
− Mục tiêu điều trị:
+ Làm biến mất triệu chứng, tránh biến chứng lâu dài.
+ Tránh tai biến do điều trị và giáo dục bệnh nhân biết bệnh của họ.
− Các phương pháp điều trị:
+ Giáo dục bệnh nhân về bệnh đái tháo đường.
+ Tiết thực và vận động.
+ Điều trị bằng insulin [5].
1.1.6.2. Điều trị đái tháo đường type 2
− Mục tiêu điều trị:
+ Kiểm soát glucose máu tốt.
+ Điều trị các yếu tố nguy cơ phối hợp.
− Các phương tiện điều trị:
+ Giáo dục bệnh nhân.
+ Tiết thực và vận động thể lực: giảm cân nặng.
+ Thuốc hạ glucose máu [5].
1.2. TỔNG QUAN HẠ GLUCOSE MÁU TRONG BỆNH ĐÁI THÁO
ĐƯỜNG
1.2.1. Đại cương hạ glucose máu
8
Hạ glucose máu là một trong những biến chứng cấp tính rất nguy hiểm
ở bệnh nhân đái tháo đường, có thể dẫn tới tử vong nhanh chóng nếu không
được phát hiện và điều trị kịp thời.
Hạ glucose máu còn gây suy giảm khả năng nhận biết của cơ thể, mất
cơ chế tự điều hòa bảo vệ và dẫn tới tình trạng kiểm soát glucose máu kém
hơn do ảnh hưởng của các hormon bài tiết khi hạ glucose máu [21].
Năm 1998 Geremia B. Bolli nghiên cứu tình trạng sử dụng insulin ở
bệnh nhân đái tháo đường type 1 cho thấy bệnh nhân phải điều trị bằng
insulin trong 30 năm sẽ xuất hiện 1842 cơn hạ glucose máu tự điều chỉnh
được và 6 cơn hạ glucose máu nặng có co giật và hôn mê phải điều trị bằng
truyền tĩnh mạch glucose 20% và tiêm glucagon [21].
Năm 2001 Lawrence SP và David CZ nghiên cứu 500 bệnh nhân đái
tháo đường type 2 bị hạ glucose máu cho thấy nguyên nhân hạ glucose máu
chủ yếu là bệnh nhân bỏ bữa hoặc ăn ít hơn ngày thường trong khi vẫn sử
dụng thuốc uống hạ glucose máu, một số trường hợp bị nhiễm khuẩn hoặc có
bệnh lý tim mạch đi kèm [41].
Năm 2003 Vũ Thị Thanh Huyền, Đỗ Trung Quân, Trần Đức Thọ qua
nghiên cứu 65 bệnh nhân hạ glucose máu cho thấy nam 41,5%, nữ 58,5%.
Tuổi trung bình 52,6 ± 13,8 năm chủ yếu là đối tượng nông dân và cán bộ hưu
trí 67,7%, có 84,6% bệnh nhân bị hạ glucose máu tại bệnh viện và 15,4% hạ
glucose máu tại nhà phải vào cấp cứu tại bệnh viện. Hạ glucose máu nặng có
hôn mê 70%. Hạ glucose máu từng xảy ra vào ban đêm gần sáng 49,2%.
Nguyên nhân sau tiêm insulin chưa kịp ăn sáng là 67,9%. Hạ glucose máu
nặng gặp 16,9%, trung bình 60,5%, nhẹ gặp 21,6% [21].
1.2.2. Định nghĩa hạ glucose máu
Hạ glucose máu trên bệnh nhân ĐTĐ được xác định khi ngưỡng đường
máu thấp xảy ra trên bệnh nhân ĐTĐ.
Mức glucose máu bao nhiêu thì xác định chẩn đoán là hạ glucose máu
vẫn còn bàn cãi, nhưng có lẽ định nghĩa tốt nhất là dựa vào sinh lý bệnh. Khi
9
glucose máu < 70 mg/dl thì lúc này đáp ứng điều hòa ngược thần kinh – nội
tiết kháng insulin sẽ được hoạt hóa [32].
1.2.3. Sinh lý bệnh của hạ glucose máu
Khi glucose máu giảm xuống 1,1 mmol/l (20 mg/dl) có thể làm giảm
lượng glucose qua hàng rào máu não, ức chế bài tiết insulin và làm giải phóng
ra hormon điều hòa ngược ở mức glucose máu khoảng 4 mmol/l. Trong điều
kiện sinh lý bình thường thì đáp ứng này ngăn cản sự giảm glucose máu
xuống thấp hơn nữa và duy trì glucose máu ở mức bình thường. Khi glucose
máu giảm xuống còn 1,7 – 3,4 mmol/l sẽ phát động các dấu hiệu thần kinh tự
động báo hiệu như đói, lo sợ, hoảng hốt, hồi hộp, đánh trống ngực, vã mồ hôi,
có thể hơi sốt làm cho bệnh nhân có các hành động phòng tránh như ăn và
ngăn ngừa được hạ glucose máu. Tuy nhiên, biểu hiện của hạ glucose máu rất
khác nhau ở mỗi cá thể. Khi glucose máu giảm xuống dưới 3 mmol/l thì xuất
hiện ruồi bay trước mắt, lẫn lộn, mất tập trung đồng thời thấy có các biểu hiện
thay đổi trên điện não đồ và rối loạn nhận thức. Khi glucose máu giảm xuống
dưới 2,5 mmol/l thì xuất hiện dấu hiệu ngủ gà và rối loạn hành vi. Nếu như
tiếp tục giảm có thể gây hôn mê, khi giảm dưới 1,6 mmol/l, và kéo dài có thể
gây co giật, tổn thương thần kinh không hồi phục và cuối cùng dẫn đến tử
vong. Ở các bệnh nhân có kèm bệnh lý tim mạch, có thể khởi phát các loạn
nhịp nhẹ đe dọa tính mạng, nhồi máu cơ tim và đột quỵ dẫn đến các bệnh
cảnh nặng nề và phức tạp hơn [5], [7], [17].
1.2.3. Các nguyên nhân hạ glucose máu ở bệnh nhân đái tháo đường
− Những nguyên nhân có liên quan đến sử dụng insulin.
+ Do quá liều.
+ Thời gian sử dụng không phù hợp với bữa ăn hoặc có thể loại dùng không
thích hợp.
+ Liệu pháp điều trị tăng cường bằng insulin.
− Chế độ dinh dưỡng.
+ Ăn ít.
+ Thời gian giữa các bữa ăn chưa phù hợp.
10
− Luyện tập: Không có kế hoạch, hoặc mức độ và thời gian luyện tập không
phù hợp.
− Uống rượu và/hoặc sử dụng phối hợp với một số thuốc [3].
1.2.4. Biểu hiện lâm sàng của hạ glucose máu
1.2.4.1. Triệu chứng hạ glucose máu
Triệu chứng của hạ glucose máu trên bệnh nhân ĐTĐ có thể chia làm 2
nhóm. Nhóm triệu chứng thần kinh tự chủ và nhóm triệu chứng thần kinh
trung ương. Hạ glucose máu cũng có thể ở mức độ nhẹ, vừa hoặc nặng, tùy
thuộc vào ngưỡng glucose máu rơi xuống thấp như thế nào kèm theo sự thay
đổi của các yếu tố khác.
Triệu chứng thần kinh tự chủ xuất hiện đầu tiên khi glucose máu bắt
đầu giảm, nó giúp bệnh nhân nhận biết là họ đang bị hạ glucose máu. Những
triệu chứng này được kích hoạt bởi hệ thần kinh tự chủ gây ra 1 phần do
phóng thích catecholamine từ tủy thượng thận và acetylcholine từ tận cùng
thần kinh giao cảm hậu synap. Triệu chứng thần kinh tự chủ liên quan với
tăng nồng độ epinephrin bao gồm các triệu chứng như lo lắng, bứt rứt, hồi
hộp tim đập nhanh, đổ mồ hôi, môi khô, xanh tái và giãn đồng tử. Các triệu
chứng liên quan với hệ cholinergic bao gồm cảm giác đói và tê.
Triệu chứng thần kinh trung ương xảy ra khi lượng glucose cung cấp
cho não bị thiếu hụt. Các triệu chứng này bao gồm rối loạn tri giác, kích thích,
lẫn lộn, nói khó, thất điều, liệt, đau đầu, lơ mơ và cuối cùng nếu không được
điều trị sẽ dẫn đến hôn mê, co giật và thậm chí tử vong.
Bảng 1.1. Triệu chứng của hạ glucose máu [36]
Triệu chứng thần kinh tự chủ Triệu chứng thần kinh trung ương
Cảm giác đói
Lo lắng, bứt rứt
Đổ mồ hôi
Run
Hồi hộp, tim đập nhanh
Yếu cơ
Đau đầu
Nhìn đôi
Mờ mắt
Lú lẫn
Giảm trí nhớ
Hôn mê
Co giật
1.2.4.2. Mức độ hạ glucose máu
11
Hạ glucose máu trên bệnh nhân ĐTĐ có thể ở mức độ nhẹ, nhận biết dễ
dàng bởi bệnh nhân và hồi phục bằng cách ăn hoặc uống 1 số lượng nhỏ
carbohydrate. Tuy nhiên hạ glucose máu cũng có thể ở mức độ nặng gây ra
mất ý thức và cần truyền dung dịch glucose đường tĩnh mạch hoặc tiêm
glucagon. Mất ý thức trong hạ glucose máu nặng là 1 dạng hôn mê của ĐTĐ,
tuy hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra trên bệnh nhân ĐTĐ và nếu kéo dài có
thể gây tổn thương não không hồi phục hoặc thậm chí tử vong. Thật vậy, 1
nghiên cứu khảo sát cho thấy rằng 2 – 4% tử vong ở bệnh nhân ĐTĐ type 1
có sự góp phần của hạ glucose máu [34]. Ngoài ra 2 đối tượng dễ bị tổn
thương nhất là người lớn tuổi và trẻ em. Những đối tượng này thường không
nhận biết được triệu chứng của hạ glucose máu và do đó dễ bị bỏ quên và
phát hiện trễ.
Theo Stephanie A. Amiel [31], hạ glucose máu có thể chia làm 3 mức độ.
Bảng 1.2. Các mức độ của hạ glucose máu [31]
Nhẹ
Có triệu chứng, nhưng không ảnh hưởng sinh hoạt
và tự điều trị được
Trung bình
Có triệu chứng, có ảnh hưởng sinh hoạt, nhưng còn
tự điều trị được
Nặng
Không tự điều trị được do rối loạn tri giác
1. Cần giúp đỡ của người khác
2. Cần truyền glucose hoặc tiêm glucagon để cấp cứu
3. Kèm hôn mê, hoặc co giật
1.2.5. Xử trí cơn hạ glucose máu cấp
1.2.5.1. Cung cấp đường
− Bằng đường uống: nếu bệnh nhân còn ăn uống được, chỉ cần cho ăn hoặc
uống. Nên cho sớm vì phải mất nhiều phút sau mới có tác dụng.
12
− Bằng đường tiêm: khi có rối loạn tiêu hóa hoặc không uống được thì tiêm tĩnh
mạch 20 – 40ml glucose ưu trương 30%. Sau đó truyền tĩnh mạch cho đến khi
bệnh nhân uống được [5], [6], [7].
1.2.5.2. Glucagon
− Kích thích sự phân hủy glycogen ở gan, cho 1mg tiêm bắp hoặc tĩnh mạch,
làm glucose máu tăng sau 2 đến 5 phút, khi bệnh nhân đã khá hơn thì tiếp tục
cho uống đường. Nếu không có kết quả có thể chích lại ống thứ hai sau 2 đến
5 phút [5], [6], [7].
1.2.6. Dự phòng hạ glucose máu
− Cần giáo dục về kiến thức cũng như cách xử lý hạ glucose máu cho bệnh
nhân đái tháo đường và người thân của họ.
− Xử trí hạ glucose máu cần phải kịp thời, tại chỗ bằng mọi biện pháp có thể
thực hiện trước khi chuyển bệnh nhân vào viện, không nên chờ kết quả thử
glucose máu.
− Lưu ý tác dụng hạ glucose máu của một số thuốc khi phối hợp.
− Tránh tư tưởng “Đường là kẻ thù” đối với bệnh nhân đái tháo đường.
− Phương châm “Không ăn không dùng thuốc hạ đường huyết, nếu dùng thuốc
hạ đường huyết thì phải ăn” cần áp dụng cho tất cả bệnh nhân đái tháo đường
[5], [6], [7].
1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.3.1. Ngoài nước
Elzubier AG (2001) nghiên cứu trên 1039 bệnh nhân đái tháo đường
đăng ký tại các trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu của Makkah có 35%
bệnh nhân có kiến thức tốt về triệu chứng hạ glucose máu [37] .
Trong nghiên cứu của Philip E. Cryer (2004) nếu không có nguy hiểm
do tình trạng hạ glucose máu gây ra thì việc điều trị đái tháo đường trở nên dễ
dàng hơn rất nhiều [35].
Theo Tschöpe và cộng sự (2012) nghiên cứu trên 3347 bệnh nhân đái
tháo đường type 2 theo dõi trong 12 tháng, có 473 (14,1%) bệnh nhân bị hạ
glucose máu, 0,4% phải nhập viện, 0,1% trợ giúp y tế cần thiết, 0,8% cần sự
giúp đỡ và 10,1% không có sự giúp đỡ [45].
1.3.2. Trong nước
13
Tại Việt Nam, cũng có nhiều công trình nghiên cứu về hạ glucose máu
trên bệnh nhân đái tháo đường. Theo nghiên cứu của Trần Hữu Dàng và
Nguyễn Hải Thủy vào năm 1992, cho thấy hạ glucose máu gây tử vong chiếm
34,6% [4].
Nguyễn Thị Mây Hồng (2008), nghiên cứu hồi cứu trên 737 bệnh nhân
đái tháo đường, có 10,6% bị hạ glucose máu ngoài bệnh viện, 15,5% bệnh
nhân hạ glucose máu trong bệnh viện [13].
Theo Đỗ Thị Kim Phượng, Nguyễn Thị Bích Đào (2012), nghiên cứu
trên 99 bệnh nhân cao tuổi (≥ 60 tuổi) được chẩn đoán hạ glucose máu mới
nhập viện hoặc xuất hiện hạ glucose máu khi đang nằm điều trị vì một bệnh
bất kì tại Bệnh viện Thống Nhất từ ngày 17 tháng 6 năm 2010 đến ngày 2
tháng 6 năm 2011, có 63% trường hợp hạ glucose máu xảy ra trên bệnh nhân
đái tháo đường [20].
Trong một nghiên cứu khác của Trần Nguyệt Minh (2012) trên 204
bệnh nhân ĐTĐ điều trị nội trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương từ tháng 2
năm 2011 đến tháng 5 năm 2011, có 40,2% bệnh nhân có kiến thức đạt về hạ
glucose máu, 58,8% bệnh nhân thực hành đạt về phòng biến chứng hạ glucose
máu [18].
Trong khi đó chưa thấy có nghiên cứu nào về kiến thức, thái độ, kỹ
năng về biến chứng hạ glucose máu trên bệnh nhân ĐTĐ đang điều trị ngoại
trú tại Huế.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
14
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Chọn đối tượng
Những bệnh nhân được chẩn đoán xác định mắc ĐTĐ và đang điều trị
ngoại trú tại phòng khám ngoại trú Nội tiết Bệnh viện Trung ương Huế từ
01/08/2013 đến 31/03/2014. Dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán của ADA năm
2013 [29].
2 Tiêu chuẩn chọn và tiêu chuẩn loại trừ
− Tiêu chuẩn chọn
+ Những người bệnh được chẩn đoán mắc ĐTĐ, đang điều trị ngoại trú, quản lý
tại phòng khám ngoại trú nội tiết và khám lần thứ 2 trở lên tại Bệnh viện
Trung ương Huế.
+ Có sức khỏe bình thường, có khả năng giao tiếp và đối thoại trực tiếp.
+ Người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu.
− Tiêu chuẩn loại trừ
+ Bệnh nhân lú lẫn không thể phỏng vấn trực tiếp được.
+ Bệnh nhân không hợp tác phỏng vấn.
3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
− Địa điểm: Tại phòng khám ngoại trú Nội tiết, Bệnh viện Trung ương Huế.
− Thời gian nghiên cứu: 01/08/2013 đến 31/03/2014.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thiết kế theo loại nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2.2. Cỡ mẫu: Cỡ mẫu được tính theo công thức [15].
2
2
2/1
)1(
d
ppZ
n
−
=
−
α
Trong đó:
n: Cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu.
Z: Trị số từ phân phối chuẩn. Độ tin cậy mong muốn 95%, giá trị tương
ứng là 1,96.
15
p: Tỷ lệ hạ glucose máu ở bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú,
chọn p = 0,106 (theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Mây Hồng, có 10,6% bệnh
nhân đái tháo đường bị hạ glucose máu trong quá trình điều trị ngoại trú) [13].
d: Độ chính xác (sai số cho phép). Chọn d = 0,05 (5%).
Do đó n = [1,96
2
× 0,106 (1 - 0,106)]/0,05
2
146. Để hạn chế sai số của
nghiên cứu chúng tôi lấy thêm 10% tính được 161, lấy tròn là 170 mẫu.
Nhưng thực tế trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi điều tra được 300
mẫu cho nghiên cứu.
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu
Cách chọn mẫu: Chọn ngẫu nhiên các bệnh nhân đến khám tại phòng
khám ngoại trú Nội tiết, Bệnh viện Trung ương Huế, tình nguyện tham gia
nghiên cứu.
Hằng ngày phòng khám Nội tiết, Bệnh viện Trung ương Huế khám
khoảng 80 bệnh nhân, chúng tôi phỏng vấn thu thập khoảng 10 đối tượng một
ngày, như vậy ta sẽ có khoảng cách mẫu k = 80/10 = 8.
Bệnh nhân khi đến khám tại Bệnh viện Trung ương Huế đều được
phát số thứ tự. Chọn ngẫu nhiên từ 1 – 8 và như vậy ta có được số ngẫu
nhiên đầu tiên với khoảng cách là 8 để chọn đối tượng tham gia nghiên cứu
hằng ngày [15].
2.3. THU THẬP SỐ LIỆU
2.3.1. Các thông tin cần thu thập
2.3.1.1. Thông tin chung
− Tuổi của đối tượng nghiên cứu tính đến thời điểm điều tra, được tính theo
năm dương lịch. Phân thành 2 nhóm: < 60 tuổi và ≥ 60 tuổi.
− Giới tính: có 2 nhóm nam và nữ.
− Trình độ học vấn: được phân thành 2 nhóm: từ trung học cơ sở (THCS) trở
xuống và từ trung học phổ thông (THPT) trở lên.
− Nghề nghiệp: được phân thành 4 nhóm:
+ Nông nghiệp, nội trợ.
+ Buôn bán/dịch vụ, công nhân.
+ Công nhân viên chức/văn phòng.
+ Hưu trí, ở nhà.
− Hiện tại đang sống với ai: chia làm 2 nhóm: ở với người thân và ở một mình.
16
− Thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ (năm): được phân thành 2 nhóm: < 5 năm và ≥
5 năm.
− Type ĐTĐ: phân thành 2 nhóm: type 2 và type khác.
− Thuốc điều trị: gồm 3 nhóm: Insulin, thuốc viên, Insulin và thuốc viên.
− Mắc bệnh mạn tính/biến chứng đi kèm: phân thành 3 nhóm:
+ Không có.
+ Có 1 bệnh mạn tính/biến chứng.
+ Có từ 2 bệnh mạn tính/biến chứng.
2.3.1.2. Kiến thức về hạ glucose máu
− Nghe nói/biết về hạ glucose máu.
− Nguồn cung cấp thông tin về hạ glucose máu.
− Kiến thức về biến chứng hạ glucose máu.
+ Hiểu biết về nguyên nhân gây hạ glucose máu.
+ Hiểu biết về yếu tố nguy cơ gây hạ glucose máu.
+ Hiểu biết về biểu hiện của hạ glucose máu.
+ Hiểu biết về hậu quả của hạ glucose máu.
− Kiến thức về dự phòng biến chứng hạ glucose máu.
+ Không tự ý điều trị.
+ Dùng thuốc theo y lệnh của bác sỹ.
+ Không ăn thì không dùng thuốc hạ đường huyết.
+ Tránh làm việc nặng kéo dài.
+ Không thay đổi khẩu phần ăn, giờ ăn, bỏ bữa.
+ Hạn chế bia, rượu.
+ Không uống thuốc hạ đường máu/chích insulin bù khi quên.
− Đánh giá kiến thức chung về biến chứng hạ glucose máu: đạt/chưa đạt.
2.3.1.3. Thái độ của đối tượng nghiên cứu về hạ glucose máu
− Ý kiến về hạ glucose máu là biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe khi điều
trị ĐTĐ.
− Ý kiến về việc phát hiện sớm các dấu hiệu của hạ glucose máu là
quan trọng.
− Việc điều trị ngay khi nghi ngờ hạ glucose máu là quan trọng.
− Ý kiến về việc thay đổi lối sống, ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa và điều trị
đúng liều thuốc có tác dụng phòng hạ glucose máu.
− Việc cho người thân biết về nguy cơ hạ glucose máu trong khi điều trị ĐTĐ là
cần thiết.
2.3.1.4. Kỹ năng của đối tượng nghiên cứu về hạ glucose máu
− Những việc cần làm của bệnh nhân để không bị hạ glucose máu.
17
+ Không tự ý điều trị.
+ Dùng thuốc theo y lệnh của bác sỹ.
+ Không ăn thì không dùng thuốc.
+ Tránh làm việc nặng kéo dài.
+ Không thay đổi khẩu phần ăn, giờ ăn, bỏ bữa.
+ Hạn chế bia, rượu.
+ Không uống thuốc hạ đường máu/chích insulin bù khi quên.
− Xử trí của bệnh nhân khi nghi ngờ hạ glucose máu.
+ Uống nước đường, nước ngọt, ăn đồ ngọt.
+ Ăn một bữa ăn.
+ Nói cho người thân biết.
+ Thử ngay glucose máu.
− Những việc cần làm sau khi xử trí hạ glucose máu.
+ Thử lại glucose máu.
+ Nghỉ ngơi.
+ Tìm hiểu nguyên nhân.
+ Nói cho người thân biết.
− Kỹ năng của bệnh nhân phòng những lần hạ glucose máu lần sau.
+ Luôn có sẵn kẹo, bánh, đồ ngọt trong nhà.
+ Luôn có sẵn kẹo, bánh, đồ ngọt, đường trong người.
+ Có sẵn phiếu ghi rõ bệnh, nguy cơ hạ glucose máu trong người khi đi ra
ngoài.
+ Nói cho người thân biết để giúp đỡ trong quá trình xử trí.
− Đánh giá kỹ năng chung về biến chứng hạ glucose máu: đạt/chưa đạt.
2.3.1.5. Tiêu chí đánh giá kiến thức, thái độ, kỹ năng về biến chứng hạ
glucose máu.
• Đánh giá kiến thức về biến chứng hạ glucose máu của bệnh nhân ĐTĐ với 5
câu hỏi (Phụ lục 2): Khi trả lời các câu hỏi trong phần kiến thức, nếu bệnh
nhân trả lời và số điểm đạt trên 50% tổng điểm kiến thức → Kiến thức đạt,
còn lại là chưa đạt.
− Kiến thức về biến chứng hạ glucose máu đạt nếu kiến thức ≥ 14 điểm.
− Kiến thức về biến chứng hạ glucose chưa đạt nếu kiến thức < 14 điểm
Cách cho điểm: mỗi lựa chọn đúng trong 1 câu hỏi được quy định là 1
điểm, câu trả lời sai hoặc không biết hoặc không trả lời được quy định là 0
điểm. Điểm đánh giá tối đa là 29 điểm.
• Thái độ: Chúng tôi nhận định tỷ lệ % các ý kiến của bệnh nhân về các vấn đề.
18
• Đánh giá kỹ năng của đối tượng nghiên cứu về hạ glucose máu với 4 câu hỏi
(Phụ lục 2): Khi trả lời các câu hỏi trong phần kỹ năng xử trí hạ glucose máu,
nếu bệnh nhân trả lời và số điểm đạt trên 50% tổng điểm kỹ năng → kỹ năng
đạt, còn lại là chưa đạt.
− Kỹ năng xử trí hạ glucose máu đạt nếu điểm kỹ năng ≥ 9 điểm.
− Kỹ năng xử trí hạ glucose máu chưa đạt nếu điểm kỹ năng < 9 điểm.
Cách cho điểm: mỗi lựa chọn đúng trong 1 câu hỏi được quy định là 1
điểm, câu trả lời sai hoặc không biết hoặc không trả lời được quy định là 0
điểm. Điểm đánh giá tối đa là 19 điểm.
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin
Phỏng vấn trực tiếp những đối tượng đủ tiêu chuẩn chọn bằng bộ câu
hỏi chuẩn bị trước để thu thập các thông tin về kiến thức, thái độ, kỹ năng về
hạ glucose máu của đối tượng nghiên cứu.
2.3.3. Kiểm soát sai lệch thông tin
− Thiết kế bộ câu hỏi phỏng vấn đúng với mục tiêu, rõ ràng, dễ hiểu, dễ trả lời,
cho phép thu thập được các thông tin cần thiết, các câu hỏi được sắp xếp theo
trình tự hợp lý.
− Sau mỗi lần điều tra các bộ câu hỏi cần được kiểm tra tính đầy đủ, chính xác
trước khi nhập số liệu.
− Điều tra thử: tiến hành điều tra thử 20 đối tượng xem có đạt mục tiêu đề ra
hay không. Bộ câu hỏi có những nội dung nào không phù hợp, từ ngữ dùng có
dễ hiểu không, thông tin thu thập có giá trị không. Sau đó chỉnh sửa và bổ
sung hợp lý trước khi tiến hành điều tra chính thức.
2.3. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
− Mã hóa số liệu: Chuyển các câu trả lời thành mã số và nhập số liệu bằng phần
mềm EPI DATA 3.1.
− Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.
− Sử dụng các phép thống kê mô tả: Tính toán tỷ lệ % câu trả lời .
− So sánh sự khác biệt giữa các tỷ lệ bằng test χ
2
.
− Mối liên quan được kiểm định bằng hệ số p. Đánh giá hệ số p:
+ p > 0,05: sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
+ p < 0,05: sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
2.4. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU
19
− Nghiên cứu được thực hiện với sự chấp thuận của Trường Đại học Y – Dược
Huế, Bệnh viện Trung ương Huế.
− Mọi thông tin thu được đều được sự hợp tác, đồng ý của bệnh nhân. Những
người từ chối tham gia vào nghiên cứu thì không ép buộc.
− Mọi thông tin cá nhân được giữ bí mật và mã hóa trên máy tính bảo đảm
không lộ thông tin
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua điều tra 300 bệnh nhân ĐTĐ đang điều trị ngoại trú tại phòng
khám ngoại trú Nội tiết Bệnh viện Trung ương Huế từ 01/08/2013 đến
31/03/2014 chúng tôi thu được kết quả sau:
3.1. THÔNG TIN CHUNG ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Thông tin chung n=300 Tỷ lệ %
Giới
Nam
Nữ
88
212
29,3
70,7
Nhóm tuổi (năm)
Thấp nhất: 22
Cao nhất: 91
Trung bình: 65,3±12,7
< 40
40 – 59
60 – 79
≥ 80
15
65
181
39
5,0
21,7
60,3
13,0
Trình độ học vấn
Không biết chữ, biết đọc biết viết
Tiểu học
THCS
THPT
Cao đẳng, đại học, sau đại học
20
104
68
67
41
6,7
34,6
22,7
22,3
13,7
Nghề nghiệp
Nông nghiệp, nội trợ
Buôn bán/dịch vụ
Công nhân viên chức/văn phòng
Hưu trí, ở nhà
22
24
3
251
7,3
8,0
1,0
83,7
Hoàn cảnh gia đình Đang sống cùng người thân 292 97,3
20
Một mình 8 2,7
Nhận xét:
− Tỷ lệ BN nữ nhiều hơn khoảng 2,4 lần so với nam (29,3% nam so với 70,7%
nữ).
− Nhóm tuổi 60 – 79 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 60,3%.
− Trình độ học vấn từ THCS trở xuống cao nhất với 64,0%.
− Nghề nghiệp chủ yếu là hưu trí, ở nhà với 83,7%.
− Hoàn cảnh gia đình: đa số sống cùng người thân (97,3%).
Bảng 3.2. Đặc điểm bệnh
Thông tin về bệnh Phân nhóm n=300 Tỷ lệ %
Type ĐTĐ
Type 2
Type khác
295
5
98,3
1,7
Thời gian phát hiện bệnh (năm)
< 5
5 – 10
> 10
100
134
66
44,7
22,0
32,3
Mắc bệnh mạn tính/biến chứng
đi kèm
Không
1
≥ 2
97
158
45
32,3
52,7
15,0
Thuốc điều trị
Insulin
Thuốc viên
Insulin và thuốc viên
25
275
0
8,3
91,7
0,0
Nhận xét:
− Đái tháo đường type 2 chiếm tỷ lệ cao nhất 98,3%.
− Đa số có thời gian phát hiện bệnh từ 5 – 10 năm (44,7%).
− Có 52,7% bệnh nhân có 1 bệnh mạn tính/biến chứng đi kèm.
− 91,7% bệnh nhân sử dụng thuốc viên trong điều trị.
3.2. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG VỀ BIẾN CHỨNG HẠ
GLUCOSE MÁU
3.2.1. Kiến thức về biến chứng hạ glucose máu
3.2.1.1. Bệnh nhân được nghe nói/ biết về hạ glucose máu
21
Bảng 3.3. Tỷ lệ bệnh nhân được nghe nói/ biết về biến chứng hạ glucose máu
Nghe nói/ biết về hạ glucose máu Số lượng Tỷ lệ%
Có nghe 271 90,3
Chưa bao giờ 29 9,7
Tổng cộng 300 100,0
Nhận xét:
Số bệnh nhân có nghe nói/biết về biến chứng hạ glucose máu là 90,3%.
Biểu đồ 3.1. Nguồn cung cấp thông tin về hạ glucose máu
Nhận xét:
81,5% bệnh nhân biết về hạ glucose máu là kinh nghiệm bản thân, tiếp
đến là được biết đến từ cán bộ y tế (38,4%).
3.2.2.2. Kiến thức của bệnh nhân về biến chứng hạ glucose máu
Bảng 3.4. Tỷ lệ bệnh nhân biết về nguyên nhân gây hạ glucose máu
Nguyên nhân gây hạ glucose máu
Số lượng
(n = 271)
Tỷ lệ
(%)
Dùng thuốc insulin/thuốc hạ đường máu quá
liều
77 28,4
Hoạt động thể lực quá mức 126 46,5
Uống rượu, bia 15 5,5
Ăn ít, lùi bữa ăn, bỏ bữa 267 98,5
Bệnh khác kèm theo 31 11,4
Không biết 3 1,1
Nhận xét:
Nguyên nhân hạ glucose máu được biết nhiều nhất là ăn ít, lùi bữa ăn,
bỏ bữa (98,5%), tiếp theo là hoạt động thể lực quá mức (46,5%). Trong khi đó
chỉ có 5,5% bệnh nhân biết do uống rượu, bia.
Bảng 3.5. Tỷ lệ bệnh nhân biết về yếu tố nguy cơ gây hạ glucose máu
Yếu tố nguy cơ
Số lượng
(n = 271)
Tỷ lệ
(%)
Đái tháo đường thời gian dài 74 27,3
Không hiểu biết hoặc không được hướng dẫn đầy 164 60,5
Kinh nghiệm
bản thân
22
đủ
Bệnh nhân lớn tuổi 64 23,6
Suy thận, suy gan 3 1,1
Cố gắng duy trì mức đường máu bình thường 13 4,8
Không biết 101 37,3
Nhận xét:
Yếu tố nguy cơ được biết nhiều nhất là không hiểu biết hoặc không
được hướng dẫn đầy đủ (60,5%), tiếp đến là đái tháo đường thời gian dài
(27,3%). Có 37,3% bệnh nhân không biết về yếu tố nguy cơ.
Bảng 3.6. Tỷ lệ bệnh nhân biết về các biểu hiện của hạ glucose máu
Biểu hiện của hạ glucose máu
Số lượng
(n = 271)
Tỷ lệ
(%)
Mệt mỏi đột ngột 225 83,0
Chóng mặt, đau đầu, lo âu 138 50,9
Da xanh tái, vã mồ hôi 172 63,5
Hồi hộp, đánh trống ngực, nhịp tim
nhanh
32 11,8
Cảm giác ớn lạnh, run tay chân 243 89,7
Cồn cào đói bụng 134 49,4
Buồn nôn, nôn 13 4,8
Nhìn mờ, nhìn đôi, hoa mắt 54 19,9
Co giật, hôn mê 29 10,7
Không biết 0 0,0
Nhận xét:
89,7% bệnh nhân biết biểu hiện cảm giác ớn lạnh, run tay chân; 83%
biết biểu hiện mệt mỏi đột ngột. Trong khi đó chỉ có 4,8% biết buồn nôn, nôn.
Bảng 3.7. Tỷ lệ bệnh nhân biết về hậu quả của hạ glucose máu
Hậu quả của hạ glucose máu
Số lượng
(n = 271)
Tỷ lệ
(%)
Tử vong 257 94,8
Hôn mê 5 1,8
Giảm chất lượng cuộc sống 165 60,9
Không biết 13 4,8
Nhận xét:
23
Hậu quả của hạ glucose máu được biết nhiều nhất là tử vong (94,8%),
tiếp theo là giảm chất lượng cuộc sống (60,9%). Chỉ có 1,8% biết hôn mê là
hậu quả của hạ glucose máu.
Bảng 3.8. Tỷ lệ bệnh nhân biết về dự phòng hạ glucose máu
Dự phòng hạ glucose máu
Số lượng
(n = 271)
Tỷ lệ
(%)
Không tự ý điều trị 266 98,2
Dùng thuốc theo y lệnh của bác sỹ 261 96,3
Không ăn thì không dùng thuốc hạ đường máu 34 12,5
Tránh làm việc nặng hay kéo dài 95 35,1
Không thay đổi khẩu phần ăn, giờ ăn, bỏ bữa 261 96,3
Hạn chế bia, rượu 38 14,0
Không uống thuốc hạ đường máu/chích insulin bù khi
quên
153 56,5
Không biết 1 0,4
Nhận xét: 98,2% bệnh nhân biết không tự ý điều trị; 96,3% biết dùng
thuốc theo y lệnh; 96,3% biết không thay đổi khẩu phần ăn, giờ ăn, bỏ bữa để
dự phòng hạ glucose máu. Trong khi đó chỉ có 12,5% biết không ăn thì không
dùng thuốc hạ đường máu.
Biểu đồ 3.2. Đánh giá kiến thức về biến chứng hạ glucose máu của ĐTNC
Nhận xét: Nhóm có kiến thức không đạt chiếm 58,3% cao gấp 1,4 lần
so với nhóm có kiến thức đạt.
3.2.2. Thái độ về biến chứng hạ glucose máu
Bảng 3.9. Thái độ đối với các vấn đề liên quan đến biến chứng hạ glucose máu
Vấn đề n
Đồng
ý
Không
đồng ý
Khôn
g ý
kiến
Tổng
Hạ glucose máu là biến chứng
nguy hiểm đối với sức khỏe
trong quá trình điều trị
95,2
%
1,1% 3,7% 100%
24
271
Việc phát hiện sớm các dấu hiệu
của hạ glucose máu là quan
trọng
79,3
%
11,4% 9,3% 100%
Việc điều trị ngay khi nghi ngờ
hạ glucose máu là quan trọng
93,4
%
3,3% 3,3% 100%
Việc thay đổi lối sống, ăn uống
đúng giờ, không bỏ bữa và điều
trị đúng liều thuốc có tác dụng
phòng hạ glucose máu
92,6
%
3,3% 4,1% 100%
Việc người thân biết về nguy cơ
hạ glucose máu là quan trọng
31,3
%
46,9% 21,7% 100%
Nhận xét:
Có tới 95,2% đối tượng đồng ý với nhận định: “Hạ glucose máu là biến
chứng nguy hiểm đối với sức khỏe trong quá trình điều trị”.
Có 79,3% đối tượng đồng ý với nhận định là: “Việc phát hiện sớm các
dấu hiệu của hạ glucose máu là quan trọng”.
Có tới 92,6% đối tượng đồng ý với nhận định: “Việc thay đổi lối sống,
ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa và điều trị đúng liều thuốc có tác dụng phòng
hạ glucose máu”.
Có 68,6% đối tượng không đồng ý và không ý kiến với nhận định:
“Việc người thân biết về nguy cơ hạ glucose máu là quan trọng”.
3.2.3. Kỹ năng về biến chứng hạ glucose máu
Bảng 3.10. Kỹ năng của bệnh nhân để không bị hạ glucose
Nội dung
Số lượng
(n = 271)
Tỷ lệ
(%)
Không tự ý điều trị 266 98,2
Dùng thuốc theo y lệnh của bác sỹ 261 96,3
Không ăn thì không dùng thuốc hạ đường máu 34 12,5
Tránh làm việc nặng hay kéo dài 95 35,1
Không thay đổi khẩu phần ăn, giờ ăn, bỏ bữa 261 96,3
Hạn chế bia, rượu 38 14,0
Không uống thuốc hạ đường máu/chích insulin bù khi
quên
153 56,5
Không biết 1 0,4
25
Nhận xét:
98,2% bệnh nhân không tự ý điều trị; 96,3% dùng thuốc theo y lệnh; 96,3%
không thay đổi khẩu phần ăn, giờ ăn, bỏ bữa để không bị hạ glucose máu. Trong
khi đó chỉ có 12,5% không ăn thì không dùng thuốc hạ đường máu.
Bảng 3.11. Kỹ năng xử trí khi có dấu hiệu nghi ngờ hạ glucose máu
Nội dung Số lượng (n = 271) Tỷ lệ (%)
Uống nước đường, ăn đồ ngọt 267 98,5
Ăn một bữa ăn 111 41,0
Gọi người thân 4 1,5
Thử ngay glucose máu 2 0,74
Không biết 2 0,7
Nhận xét:
98,5% bệnh nhân có uống nước đường, ăn đồ ngọt khi nghi ngờ hạ
glucose máu. Trong khi đó chỉ có 0,74% thử ngay đường máu khi nghi ngờ hạ
glucose máu.
Bảng 3.12. Kỹ năng của bệnh nhân sau khi xử trí hạ glucose máu
Nội dung Số lượng (n=271) Tỷ lệ (%)
Thử lại glucose máu 2 0,74
Nghỉ ngơi 216 79,7
Tìm hiểu nguyên nhân 15 5,5
Nói cho người thân biết 30 11,1
Không biết 55 20,3
Nhận xét: 79,7% có nghỉ ngơi sau khi xử trí hạ glucose máu. Có 20,3%
không biết làm gì sau khi xử trí hạ glucose máu.
Bảng 3.13. Kỹ năng xử trí những lần hạ glucose máu lần sau của bệnh nhân
Nội dung
Số lượng
(n=271)
Tỷ lệ
(%)
Luôn có sẵn kẹo, bánh, đồ ngọt trong nhà 262 96,7
Luôn có sẵn kẹo, bánh, đồ ngọt, đường trong
người
262 96,7
Có sẵn phiếu ghi rõ bệnh, nguy cơ hạ glucose máu
trong người
15 5,5