Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

ĐÁNH GIÁ kết QUẢ PHẪU THUẬT TIM hở ít xâm lấn vá THÔNG LIÊN THẤT tại TRUNG tâm TIM MẠCH BỆNH VIỆN e

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (918.9 KB, 96 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

Lấ KHC MNH

ĐáNH GIá KếT QUả PHẫU THUậT tim hở íT XÂM
LấN
Vá THÔNG LIÊN THấT TạI TRUNG TÂM TIM MạCH
BệNH VIệN E
Chuyờn ngnh : Ngoi khoa
Mó s

: 60720123

LUN VN THC S Y HC

Ngi hng dn khoa hc:
GS.TS. Lờ Ngc Thnh


HÀ NỘI – 2018
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS Lê Ngọc Thành người thầy đã tận
tâm hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi
xin cảm ơn TS Đỗ Anh Tiến phó trưởng khoa phẫu thuật Tim mạch và Lồng
ngực Bệnh viện E người đã dìu dắt tôi những bước đầu trong quá trình
nghiên cứu khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn:


- Đảng ủy, ban Giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội
- Đảng ủy, ban Giám đốc Trung tâm tim mạch Bệnh viện E
- Phòng sau đại học Trường Đại học Y Hà Nội
- Bộ môn ngoại Trường Đại học Y Hà Nội
- Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội
- Khoa Phẫu thuật Tim mạch và lồng ngực Bệnh viện E, phòng mổ tim
mạch Bệnh viện E, phòng kế hoạch tổng hợp, khoa chẩn đoán hình ảnh
và phòng khám bệnh Bệnh viện E.
Đã giúp tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời biết ơn tới gia đình, đặc biệt làbố mẹ tôi, những
người đã động viên tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 24 tháng 9 năm 2012
Học viên

Lê Khắc Mạnh



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những số liệu được sử dụng trong nghiên cứu này là
trung thực và được sự chấp thuận của cơ sở nghiên cứu. Những kết quả trong
luận văn này chưa từng được công bố.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày 24 tháng 9 năm 2012
Học viên

Lê Khắc Mạnh



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
ALĐMP

: Áp lực động mạch phổi

ĐM

: Động mạch

ĐMC

: Động mạch chủ

ĐMP

: Động mạch phổi

HA

: Huyết áp

HAtthu

: Huyết áp tâm thu

HAttrương

: Huyết áp tâm trương


KLS

: Khoang liên sườn

NT

: Nhĩ trái

NP

: Nhĩ phải

SA

: Siêu âm

TALĐMP

: Tăng áp lực động mạch phổi

TBS

: Tim bẩm sinh

TM

: Tĩnh mạch

TMC


: Tĩnh mạch chủ

TLT

: Thông liên thất

TP

: Thất phải

TT

: Thất trái

VLT

: Vách liên thất

VTP

: Vách tiên phát

VTP

: Vách thứ phát

VNTMNK

: Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn



TIẾNG ANH
Cannula

: Ống thông

Catheter

: Ống thông

Dd (Diameter diastolic)

: Đường kính thất trái cuối tâm trương.

Ds (Diameter systolic)

: Đường kính thất trái cuối tâm thu

Gmax

: Chênh áp tối đa

LA (Left Atrium)

: Nhĩ trái

LV (Left Ventricle)

: Thất trái


RA (Right Atrium)

: Nhĩ phải

RV (Right Ventricle)

: Thất phải


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH


10

ĐẶT VẤN ĐỀ


11

Thông liên thất được định nghĩa là một tổn thương tim bẩm sinh do
khiếm khuyết của vách liên thất, có thể một hoặc nhiều lỗ thông giữa tâm thất
trái với tâm thất phải, nghĩa là có sự thông thương giữa tuần hoàn hệ thống và
tuần hoàn phổi. Thông liên thất là bệnh rất phổ biến, chiếm khoảng 20-30%
các bệnh tim bẩm sinh[1].

Nguyên nhân gây bệnh không rõ trong hầu hết các trường hợp và bệnh rất
ít khi có tính chất gia đình. Tỷ lệ bệnh TLT gặp ở 1-2/1000 trẻ ra đời còn
sống[1]. TLT có thể phối hợp với các bệnh tim bẩm sinh khác như:Tứ chứng
Falot, thông sàn nhĩ thất, thất phải hai đường ra, thông liên nhĩ(TLN),…
Thông liên thất có thể được chẩn đoán trước sinh bằng siêu âm hoặcsau
sinh với các triệu chứng khó thở, thở nhanh, chậm phát triển thể chất, viêm
phổi tái diễn, nghe tim có tiếng thổi tâm thu… Nhưng để chẩn đoán xác định
cần làm siêu âm tim. Siêu âm tim không chỉ chẩn đoán xác định TLT, vị trí,
kích thước lỗ thông,cũng như đánh giá những hậu quả do lỗ thông gây ra như:
giãn buồng thất trái, mở van động mạch chủ, phình xoang Valsava,...từ đó đưa
ra chỉ định điều trị.
Tùy vào từng thể và giai đoạn mà TLT được điều trị theo nội khoa hoặc
ngoại khoa.
Điều trị ngoại khoa có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau trong đó
phẫu thuật ít xâm lấn vá thông liên thất đang chứng tỏ được ưu điểm nổi bật,
mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh như: phục hồi nhanh, giảm nguy cơ
nhiễm trùng, thẩm mỹ với sẹo mổ nhỏ. Phẫu thuật ít xâm lấn (PTIXL) (có nội
soi hỗ trợ) và phẫu thuật nội soi là những phương pháp phẫu thuật mới, hiện
đại đã được triển khai tại nhiều quốc gia phát triển trong lĩnh vực phẫu thuật
tim mạch từ nhiều năm nay với nhiều kết quả khả quan. Các phương pháp phẫu
thuật này được áp dụng trong một số loại hình phẫu thuật như: bắc cầu chủ vành;


12

sửa, thay van hai lá, van động mạch chủ; đóng thông liên nhĩ, thông liên thất;…
Tại Việt Nam, Trung tâm tim mạch Bệnh viện E là một trong những nơi đã triển
khaivà áp dụng thành công phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn vá thông liên thất
thường qui. Để nhìn lại chỉ định vá TLT và kết quả đã đạt được, chúng tôi thực
hiện đề tài: “ Đánh giá kết quả phẫu thuật tim hở ít xâm lấn vá thông liên thất

tại Trung tâm tim mạch Bệnh viện E” nhằm mục đích:
1.

Nhận xét chỉ địnhvà kỹ thuật của phẫu thuật tim hở ít xâm lấn vá
thông liên thất tại Trung tâm tim mạch Bệnh viện E.

2.

Đánh giá kết quả phẫu thuật tim hở ít xâm lấn vá thông liên thất tại
Trung tâm tim mạch Bệnh viện E.


13

CHƯƠNG 1


14

TỔNG QUAN


15

1.1. Sơ lược bệnh Thông liên thất
Bệnh thông liên thất (TLT) là bệnh tim bẩm sinh thường gặp nhất, chiếm
khoảng 20-30% các bệnh tim bẩm sinh nói chung.
TLT lỗ nhỏ rất hay gặp và thường dung nạp rất tốt, có khả năng tự đóng.
Tỷ lệ tự đóng lại của các trường hợp TLT lỗ nhỏ ở trẻ em lên đến 75%. Ngược
lại TLT lỗ lớn sẽ ảnh hưởng nhanh đến hô hấp khi trẻ từ 1 đến 18 tháng và

ALĐMP có thể tăng một cách cố định rất sớm từ 6 đến 9 tháng. Đối với các
trường hợp sức cản mạch phổi tăng cố định (hội chứng Eisenmenger) bệnh
nhân hiếm khi sống được quá tuổi 40. Các biến chứng hay gặp ở nhóm bệnh
nhân này là chảy máu ở phổi, viêm nội tâm mạc, áp xe não, rối loạn nhịp thất
và các biến chứng của đa hồng cầu. Tiên lượng sẽ rất kém ở các bệnh nhân có
các biểu hiện ngất, suy tim xung huyết và ho ra máu.
1.2. Giải phẫu tim[2]
Các tâm thất
Đặc điểm
- Thành dày, sần sùi, có nhiều gờ cơ nổi lên.
- Có các động mạch lớn đi ra và có van ngăn cách với tâm thất.
1.2.1. Tâm thất phải
Có hình tháp với ba mặt (trước, sau và trong), đáy ở sau, nơi có lỗ nhĩ thất
phải thông giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải, được đậy kín bằng van nhĩ thất
phải hay van ba lá (lá trước, lá sau và lá vách) ứng với ba thành của tâm thất.
Phía trước trên lỗ nhĩ thất phải có lỗ thân động mạch phổi, được đậy kín
bởi van thân động mạch phổi gồm ba van nhỏ hình tổ chim đó là van bán
nguyệt trước, van bán nguyệt phải và van bán nguyệt trái. Ở giữa bờ tự do của
mỗi van bán nguyệt có cục van bán nguyệt, giúp cho van đóng kín hoàn toàn.
Phần tâm thất phải gần lỗ thân động mạch phổi hẹp lại tạo nên nón động
mạch (hay phễu) và ngăn cách với các phần khác bởi một gờ cơ gọi là mào


16

trên tâm thất.
Từ ba thành của tâm thất phải nhô lên ba cơ nhú: trước, sau và vách. Đầu
tự do của các cơ nhú này có các thừng gân nối với các lá van tương ứng của
van ba lá để chằng giữ các lá van này.
Có một gờ cơ chạy từ vách gian thất tới cơ nhú trước gọi là bè vách viền,

trong bè có trụ phải của bó nhĩ thất.
1.2.2. Tâm thất trái
Là buồng tim có thể tích lớn nhất; thành dày nhất, khoảng 1 cm.
Hình nón dẹt: nền ở sau, đỉnh ở trước, có hai thành phải (trong) và trái (ngoài).
Nền có lỗ nhĩ thất trái được đậy kín bởi van hai lá, ứng với hai thành của
tâm thất trái: lá trước (hay lá trong) là lá van lớn và lá sau (hay lá ngoài) là lá
van nhỏ.
Lỗ động mạch chủ: ở bên phải lỗ nhĩ thất trái, có van ĐMC đậy kín. Về
cấu tạo, van ĐMC tương tự như van thân động mạch phổi, nhưng với ba van
bán nguyệt sau, phải và trái.
Ngoài nhiều gờ cơ, thành tâm thất trái có hai cơ nhú trước và sau cùng
các thừng gân ở đầu để chằng giữ hai lá van nhĩ thất trái.
Hai thất được ngăn cách với nhau bởi vách liên thất.


17

Hình 1.1. Hình thể trong của tim
1. Tâm nhĩ trái 2. Van ĐMC 3. Lá sau van 2 lá 4. Lá trước van 2 lá
5. Thừng gân 6. Cơ nhú 7. Vách gian thất (phần cơ) 8. Vách gian thất (phần màng) 9. Tiểu
nhĩ phải 10. Xoang ĐMC 11. ĐMC lên

Hình1.2. Mặt cắt ngang của tim
1. Tam giác xơ trái 2. Van 2 lá 3. Tam giác xơ phải 4. Van 3 lá 5. Động mạch


18

chủ 6. Động mạch phổi
Vách liên thất[3], [ 4]

VLT ngăn cách hai tâm thất phải và trái. Vách nằm chếch từ trước ra sau
và sang phải. Vách gian thất cong, mặt lõm ra sau và sang trái. Các bò vách
dính vào tâm thất tương ứng với các rãnh gian thất trước và sau ở mặt ngoài
của tim.
VLT nhìn từ bên phải bao gồm 4 thành phần: phần màng, phần buồng
nhận, phần cơ bè và phần vách phễu.
Vách gồm hai phần:
Phần trên mỏng, dày 2mm, ở ngay chỗ tiếp nối giữa lá không vành và lá
vành phải của van ĐMC, gọi là phần màng. Trên phần giữa mặt phải của
phần màng có phần trên bờ lá vách của van ba lá dính vào chia phần màng
làm hai phần: phần trước và phần sau. Phần trước ngăn cách hai tâm thất , đôi
khi bị khuyết gây TLT bẩm sinh. Phần sau tạo nên vách nhĩ thất ngăn cách
giữa thất trái và nhĩ phải.
Phần cơ: rất dày (khoảng 10mm) chiếm phần lớn VLT, ở dưới phần màng>
Phần này lõm, cong sang trái làm cho tâm thất trái lớn hơn tâm thất phải. VLT
phần cơ gồm 3 thành phần được định nghĩa như sau: (1) VLT phần buồng nhận
hoặc VLT dưới van nhĩ thất, (2) VLT phần cơ bè tương ứng với 2/3 dưới của
VLT, (3) VLT phần phễu hay phần đường ra ở vị trí dưới van ĐMC.
Hệ dẫn truyền tim
Hệ thống dẫn truyền của tim có nhiệm vụ duy trì sự co bóp tự động của
tim. Hệ thống này gồm một số nút và bó dẫn truyền sau :
- Nút xoang nhĩ: nằm ở thành tâm nhĩ phải, trong phần đầu của rãnh tận
cùng; đây là nút tạo nhịp.
- Nút nhĩ thất: ở thành tâm nhĩ phải, giữa lá trong van ba lá và xoang tĩnh
mạch vành.
- Bó nhĩ thất: từ nút nhĩ thất, chạy ở mặt phải vách nhĩ thất, đến phần cơ


19


của vách gian thất thì chia thành trụ phải và trụ trái.
- Trụ phải: theo bè vách viền chạy vào thành tâm thất phải, tận hết ở các
cơ nhú.
- Trụ trái: vào tâm thất trái, cũng tận cùng ở các cơ nhú.
Trụ phải và trụ trái phân chia trong thành các tâm thất thành một mạng
lưới, đến tận các vùng cơ tim.

Hình 1.3. Hệ thống dẫn truyền của tim
1. Nút xoang nhĩ 2. Bó nhĩ thất 3. Trụ phải
4. Các cơ nhú 5. Trụ trái 6. Nút nhĩ thất
1.3. Phôi thai học
Khi 2 ống tim nội mô sát nhập với nhau, lá tạng của khoang màng ngoài
tim tạo ra cơ tim và lá tạng màng ngoài tim. Tế bào trung mô nằm sát với nội
mô tạo màng trong tim.
Hệ tim mạch là cơ quan trong phôi hoạt động sớm nhất, máu bắt đầu lưu
thông ở cuối tuần thứ 3. Hệ tim mạch có nguồn gốc từ trung mô.
Hành động mạch phát triển thành thân động mạch và nón động
mạch.Thân động mạch tạo ra rễ và đoạn gần của động mạch chủ và động
mạch phổi. Nón động mạch sẽ tạo ra phần phễu của 2 tâm thất.
Hành tim phát triển tạo ra tâm thất phải.
Tâm thất nguyên thủy sẽ phát triển thành tâm thất trái nguyên thủy vì sẽ
tạo ra phần lớn tâm thất trái vĩnh viễn, còn hành tim sẽ tạo ra tâm thất phải
vĩnh viễn. Ðoạn nối hành - thất (rãnh hành - thất) vẫn giữ hẹp như lúc đầu, tạo


20

thành các lỗ liên thất.

Hình 1.4. Sự gấp khúc và hình thành các buồng tim của

ống tim ở các giai đoạn
(A. phôi 8 khúc nguyên thủy; B. 11 khúc; C. 16 khúc; D. nhìn ở mặt trái;
E. nhìn ở phía trước phôi 28 ngày)
1. hành tim; 2. tâm thất; 3. tâm nhĩ; 4. xoang tĩnh mạch; 5. rễ động mạch;
6. màng ngoài tim; 7. khoang màng ngoài tim; 8. rãnh hành thất; 9. nhĩ trái;
10. tâm thất trái; 11. thân động mạch; 12. nhĩ phải; 13. nõn động mạch; 14.
phần vách thất phải; 15 rãnh liên thất).
Sự ngăn tâm thất:
Tâm thất phải (hành tim) và tâm thất trái (tâm thất nguyên thủy) được
ngăn cách bởi một vách gọi là vách liên thất nguyên thủy, xuất hiện ở đoạn
đuôi và ở ranh giới giữa hành tim và tâm thất nguyên thủy. Vách liên thất
nguyên thủy tạo ra đoạn cơ của vách liên thất vĩnh viễn. Sự phát triển nhanh
của vách liên thất nguyên thủy làm hẹp lối thông giữa các tâm thất và tạm
thời tạo ra một lỗ thông liên thất . Lỗ này mau chóng bị bịt lại do sự phát triển
của vách ngăn thân - nón động mạch và vách ngăn ống nhĩ thất về phía bờ tự


21

do và sát nhập với bờ tự do của vách liên thất nguyên thủy tạo ra đoạn màng
của vách liên thất vĩnh viễn.
1.4. Giải phẫu bệnh và phân loại thông liên thất
Phân loại: Có rất nhiều cách phân loại giải phẫu bệnh về TLT khác nhau
được đặt ra nhưng nhìn chung lại có 4 loại TLT chính theogiải phẫu bệnh là:
TLT phần quanh màng, TLT phần cơ, TLT phần buồng nhận và TLT phần
phễu [5], [ 6],[7].
TLT phần quanh màng là loại TLT hay gặp nhất, chiếm khoảng 70-80%
các trường hợp, nằm ở cao thuộc phần màng của vách liên thất (VLT), ở chỗ
nối giữa van 3 lá và van ĐMC. Tuy nhiên nó có thể dịch chuyển ra sau, ra
trước hay xuống dưới một chút tùy từng trường hợp. Tổn thương thường phối

hợp tạo thành một túi nhỏ ở dưới van 3 lá hay xung quanh bờ van (thường
cũng được gọi là túi phình phần màng vách liên thất). Nó có thể gây hở van
ĐMC và hẹp phần thấp của đường ra thất phải. Đây là loại TLT có khả năng
tự đóng cao.
TLT phần buồng nhận hay TLT kiểu ống nhĩ thất chung chiếm khoảng từ
5 đến 8% các trường hợp. TLT loại này thường ở vị trí cao của VLT, rộng, ít
khả năng tự đóng và hay đi kèm tổn thương của các van nhĩ thất. Hay gặp
phình vách liên thất ở vị trí này.
TLT phần phễu hay TLT dưới van ĐMC hoặc dưới van ĐMP: hiếm gặp
hơn (5 đến 7%), là loại TLT mà lỗ thông nằm ở phần rất cao của vách liên thất
nơi có tiếp giáp với van ĐMC và van ĐMP (nên còn được gọi là thông liên
thất kiểu ''dưới các đại động mạch''). Điểm đặc biệt quan trọng của loại TLT
này là lỗ thông thường phối hợp với tổn thương lá van ĐMC và có hở chủ đi
kèm (hội chứng Laubry-Pezzy).
TLT phần cơ hay TLT ở gần mỏm tim. Nó có thể ở bất cứ vị trí nào
của phần thấp VLT cho đến mỏm tim. Thể bệnh này chiếm khoảng 5 đến


22

20% các trường hợp TLT và cũng có khả năng tự đóng cao trừ các trường
hợp có nhiều lỗ TLT.

Hình 1.5. Vị trí giải phẫu các loại thông liên thất. (Nguồn CDC)
Các tổn thương khác phối hợp có thể gặp: hẹp van ĐMP, hẹp trên van
ĐMP, hở 3 lá, thông trực tiếp từ thất trái sang nhĩ phải, màng ngăn dưới ĐMC…
*Theo lâm sàng
TLT lỗ nhỏ hay còn gọi là bệnh Roger
TLT thể trung bình
TLT với tăng áp lực ĐMP

TLT với hẹp ĐMP
1.5. Chẩn đoán TLT
Triệu chứng lâm sàng[8]
Triệu chứng lâm sàng phụ thuộc vào kích thước lỗ thông và mối liên
quan giữa kháng trở mạch hệ thống với kháng trở ĐMP. Thông liên thất đơn
thuần ở trẻ em thường ít khi gây triệu chứng lâm sàng ngay sau sinh, các triệu


23

chứng thường sau 4-8 tuần khi áp lực ĐMP hạ xuống , các triệu chứngthường
gặp là:
- Thở nhanh
- Chậm tăng cân
- Hay viêm đường hô hấp nhất là viêm phổi tái diễn.
- Nếu bệnh gặp ở người lớn thì có thể gặp các triệu chứng đau ngực, khó thở,...
- Nghe tim: gặp tiếng thổi tâm thu ở giữa tim, khoảng KLS III-IV
Cận lâm sàng
1.5.1. X-quang tim phổi
- Hình tim không to và hệ mạch phổi bình thường hay thấy ở các trường
hợp thông liên thất lỗ nhỏ không gây tăng áp động mạch phổi.
- Tim to vừa phải với giãn cung dưới trái. Đôi khi thấy dấu hiệu giãn
cung động mạch phổi. Tăng tưới máu phổi hay gặp ở các bệnh nhân có luồng
thông trái - phải lớn.
- Bóng tim không to nhưng có dấu hiệu ứ huyết phổi nhiều thường gặp
trong các trường hợp thông liên thất lỗ rộng có tăng sức cản mạch phổi cố
định (hội chứng Eisenmenger).
1.5.2. Điện tâm đồ
Điện tâm đồ thấy hình ảnh tăng gánh buồng tim trái với dày thất trái, dày
nhĩ trái. Trục trái hay gặp trong các trường hợp TLT phần buồng nhận hoặc

ống nhĩ thất chung. Dày thất phải và trục phải gặp trong các trường hợp tăng
gánh buồng tim phải với tăng áp động mạch phổi[7].
1.5.3. Siêu âm tim
Hình ảnh gián tiếp: Kích thước buồng tim trái và thân ĐMP đều giãn.
Hình ảnh trực tiếp của lỗ TLT trên siêu âm 2D: mặt cắt trục dài cạnh ức
trái (TLT phần phễu); mặt cắt qua các gốc động mạch (TLT quanh màng,
phễu); mặt cắt dưới ức, bốn buồng từ mỏm (TLT phần cơ, quanh màng và


24

buồng nhận).

Hình 1.6. TLT phần quanh màng: mặt cắt cạnh ức trục ngắn (hình trái) và
mặt cắt 5 buồng tim từ mỏm (hình phải)
Trên siêu âm Doppler để đánh giá mức độ của dòng shunt: dòng shunt
trái -> phải lớn khi giãn buồng nhĩ trái, thất trái và ĐMP. Đo chênh áp qua lỗ
TLT để đánh giá áp lực ĐMP (nếu không có cản trở đường ra thất phải) và
mức độ bệnh. Nếu chênh áp còn lớn chứng tỏ lỗ thông nhỏ và không có quátải
tim phải. Cần nhớ đo huyết áp động mạch khi làm siêu âm Doppler tim.
Trong trường hợp áp lực ĐMP tăng cố định: thành thất phải dày, dòng
chảy qua lỗ TLT yếu hoặc hai chiều, áp lực ĐMP tăng nhiều gần bằng hay
vượt áp lực đại tuần hoàn.
Đánh giá áp lực ĐMP tâm thu: [5]
- ≤30mmHg: bình thường,
- 30≤50mmHg: tăng nhẹ và vừa,
- 50≤70: tăng nặng,
- >70mmHg: tăng rất nặng
Siêu âm Doppler tim còn cần phải loại trừ các tổn thương phối hợp như
thông liên nhĩ, còn ống động mạch, hở chủ, cản trở đường ra thất phải và thất trái.

1.5.4. Thông tim
Trước đay thông tim được sử dụng trong chẩn đoán xác định nhưng nhờ
những tiến bộ về siêu âm mà hiện thông tim ít được sử dụng. Chỉ dùng trong
các trường hợp cần đánh giá khi bệnh nhân có tăng áp lực phổi nặng để đánh


25

giá áp lực ĐMP, chiều shunt và sức cản của hệ ĐMP.
1.6.Điều trị bệnh TLT
1.6.1. Điều trị nội khoa
Điều trị bằng thuốc nhắm đến những bệnh nhi ở thời kì bú mẹ có TLT lớn,
điều trị chống suy tim ứ huyết trong giai đoạn đợi phẫu thuật hoặc cải thiện tự
nhiên. Bao gồm các bước điều trị suy tim và hạ áp lực động mạch phổi.
1.6.2. Tim mạch can thiệp
Chỉ được áp dụng cho một số loại TLT như phần cơ, quanh màng với lỗ
thông nhỏ, cách xa van ĐMC.
1.6.3. Điều trị ngoại khoa
1.6.3.1 Chỉ định phẫu thuật chung
Đối với TLT phần phễu ở mọi kích thước đều có chỉ định phẫu thuật do
không có khả năng tự đóng, nguy cơ cao sa lá van ĐMC gây hở van, viêm nội
tâm mạc nhiễm khuẩn. với TLT TALĐMP nặng thường là TLT lỗ lớn, khả
năng tự đóng thấp, nguy cơ gây suy tim, bội nhiễm phổi cao, đe dọa tiến triển
thành BLMMPTN, chỉ định mổ là không bàn cãi, tuy nhiên vấn đề quan trọng
ở đây là phải xác định xem TALĐMP còn có khả năng hồi phục không đẻ đưa
ra quyết định đóng TLT.
Các lỗ thông nhỏ quanh màng về nguyên tắc là không cần phẫu thuật vì
lâm sàng dung nạp tốt và lỗ thông có thể đóng tự nhiên sau một thời gian.
Thái độ xử lí này có thể bị chỉ trích bởi lập luận việc vá lỗ TLT có thể chủ
độngloại bỏ những nguy cơ biến chứng muộn của bệnh như VNTMNK hoặc

gây hẹp đường ra các thất, hở van ĐMC. Lập luận này cũng dựa trên ví dụ về
bệnh còn ống đông mạch được khuyến cáo đóng ống bất kỳ kích thước nào dù
nó không ảnh hưởng đến huyết động. Hơn nữa phẫu thuật vá TLT dạng này
sau một tuổi rất an toàn. Khi lỗ TLT quanh màng nhỏ phối hợp với sa van
ĐMC, chỉ định PT được đặt ra nếu có hở van ĐMC có biểu hiện trên lâm sàng


×