Tải bản đầy đủ (.docx) (108 trang)

NGHIÊN cứu đặc điểm lâm SÀNG và ĐÁNH GIÁ kết QUẢ điều TRỊ của dị vật hốc mũi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.19 MB, 108 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

BI TH MINH CHU

NGHIÊN CứU ĐặC ĐIểM lâm sàng và
đánh giá kết quả điều trị của dị
vật hốc mũi

LUN VN THC S Y HC


H NI 2018
B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

BI TH MINH CHU

NGHIÊN CứU ĐặC ĐIểM lâm sàng và
đánh giá kết quả điều trị của dị
vật hốc mũi
Chuyờn ngnh : Tai Mi Hng
Mó s

: 60720155



LUN VN THC S Y HC

Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS. Nguyn Quang Trung


HÀ NỘI – 2018


LỜI CẢM ƠN
Sau một quá trình học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành
luận văn tốt nghiệp và kết thúc chương trình đào tạo Thạc sỹ.
Tôi xin trân trọng cảm ơn:
- Đảng ủy, Ban giám hiệu, khoa sau đại học, Bộ môn Tai Mũi Họng
Trường đại học Y Hà Nội.
- Đảng ủy, Ban giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương.
Tôi xin bày tỏ cảm ơn sâu sắc tới:
- PGS. TS. Nguyễn Quang Trung – Thầy đã tận tâm dạy dỗ, đóng góp
nhiều ý kiến quý báu và dìu dắt tôi từng bước trong quá trình thực
hiện luận văn này.
- PGS. TS. Nguyễn Tấn Phong – Thầy đã đóng góp những ý kiến quý
báu để hoàn thành tốt luận văn này.
- PGS. TS. Phạm Bích Đào – Bộ môn TMH Trường đại học Y Hà Nội
- PGS. TS. Phạm Trần Anh – Bộ môn TMH Trường đại học Y Hà Nội
- PGS. TS. Nguyễn Thị Hoa – Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương
Tôi xin trân trọng cảm ơn toàn thể các anh chị bác sỹ, các bộ nhân viên
khoa Cấp cứu bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương và Khoa Tai Mũi Họng
Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng đã dìu dắt tôi từng bước trên con đường
thực hành chuyên môn và nghiên cứu.

Cuối cùng tôi xin bày tỏ cảm ơn tới sự chăm sóc động viên của gia đình,
anh chị em, sự quan tâm giúp đỡ và những tình cảm quý báu của bạn bè,
đồng nghiệp đã dành cho tôi
Hà Nội, tháng

năm 201

Bùi Thị Minh Châu

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận văn là có thật, trung thực, khách quan do tôi
thu thập tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương và Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Cao Bằng.
Tác giả

Bùi Thị Minh Châu

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT


DVHM
BV TMHTƯ
BV ĐKTCB
TMH

: Dị vật hốc mũi
: Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương

: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng
: Tai Mũi Họng

MỤC LỤC


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


8

ĐẶT VẤN ĐỀ

Dị vật hốc mũi là một tai nạn và cũng là một cấp cứu trong chuyên khoa
tai mũi họng thường gặp ở trẻ em từ 2-5 tuổi hoặc những người có kèm bệnh
lý về tâm thần [1],[2],[3]. Dị vật hốc mũi tuy mức độ không nguy hiểm như dị
vật đường thở nhưng nếu không phát hiện sớm và xử trí đúng có thể để lại
nhiều biến chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Theo A Kalan [2] thì bất cứ vật nào mà trẻ có thể đưa vào mũi thì đều có
thể tạo thành dị vật. Dị vật có thể là những đồ chơi hay những đồ vật trong
cuộc sống hằng ngày như khuy áo, hạt cườm, hạt đậu, hạt sỏi, mẩu giấy màu,
pin cúc áo… hay có thể là dị vật sống là con đỉa suối thường sảy ra ở những
vùng miền có tập quán uống nước suối.
Tùy vào bản chất của dị vật, thời gian lưu trữ dị vật và vị trí mắc phải mà
bệnh nhân sẽ có những biểu hiện lâm sàng khác nhau [4],[5].
Dị vật hốc mũi trong nhiều trường hợp bệnh nhân không có triệu chứng
gì khó chịu và ở trẻ em thường được khám và phát hiện tình cờ, trẻ thường
không khai báo và quên đi, lâu ngày gây viêm mũi với đặc điểm: chảy
nước mũi và có mùi hôi, chảy nước mũi xanh, tắc mũi chỉ có ở một bên,
đôi khi có lẫn máu. Tình trạng này kéo dài làm bố mẹ lo sợ phải đưa đi

bệnh viện [6].
Chẩn đoán dị vật hốc mũi thường không khó khăn, nhưng nếu không được
phát hiện và xử trí sớm có thể gây ra các biến chứng như viêm mũi xoang, hoại
tử vách ngăn, thủng vách ngăn… đặc biệt khi dị vật là pin.
Đa số các trường hợp dị vật được lấy ra dễ dàng tại các phòng thủ thuật
hay phòng khám mà bệnh nhân không cần gây mê, tuy nhiên một số trường hợp


9

bệnh nhân đến muộn hoặc tự chữa mẹo sẽ gây ra các biến chứng gây khó khăn
trong công tác điều trị, giảm chức năng sinh lý của mũi, ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống, lúc này dị vật được lấy ra dưới gây mê [7],[8].
Để góp phần vào việc hiểu biết đầy đủ hơn về dị vật hốc mũi, chúng tôi
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều
trị của dị vật hốc mũi”, nhằm các mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của dị vật hốc mũi.
2. Đánh giá kết quả điều trị dị vật hốc mũi.


10

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. NHẮC LẠI GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ MŨI XOANG
1.1.1. Giải phẫu mũi xoang
1.1.1.1.Mũi ngoài
Là phần mũi lộ ra ở chính giữa mặt, có hình tháp, gồm một khung xương
sụn được phủ bằng da ở mặt ngoài và niêm mạc ở mặt trong.
1.1.1.2. Hốc mũi

Mũi gồm 2 hốc lồi lõm khúc khuỷu được ngăn cách nhau bởi một vách
ngăn thẳng đứng và mỏng. Vị trí hốc mũi nằm ở phía trên khoang miệng, bên
dưới hộp sọ và bên trong của hốc mắt. Phía trước hốc mũi tiếp nối với cửa
mũi trước, phía sau hốc mũi là cửa mũi sau, mở vào vòm mũi họng. Với các
chức năng sinh lý, hốc mũi không những là phần đầu của cơ quan hô hấp mà
còn là cơ quan khứu giác. Về cấu tạo được chia ra bốn thành: thành ngoài,
thành trong, thành trên và thành dưới [9].
 Thành ngoài (hay vách mũi xoang)
Thành ngoài hốc mũi không phẳng do sự hiện diện của các xương cuốn.
- Xương cuốn:
Thông thường có ba xương cuốn đi từ dưới lên trên gồm xương cuốn
dưới, xương cuốn giữa và xương cuốn trên, có khi có xương cuốn thứ tư là
gọi là xương cuốn Santorini nằm ở bên trên cuốn trên. Hiếm khi gặp cuốn thứ
năm (1%) là xương cuốn Zuckenkandi nằm ở bên trên xương cuốn Santorini.
Xương cuốn dưới là một xương độc lập, còn các xương cuốn khác
thuộc về xương cuốn sàng.
- Các ngách mũi: Các ngách mũi có cùng số lượng và cùng tên với
xương cuốn.
+ Ngách dưới: nằm giữa mặt ngoài của lồi xương cuốn dưới và thành


11

mũi xoang. Lỗ lệ tỵ nằm ở trong ngách này.
+ Ngách giữa: được giới hạn bên trong là mặt ngoài xương cuốn giữa,
bên ngoài là vách mũi xoang
+ Ngách trên: giới hạn bởi mặt trong cuốn trên và thành ngoài hốc mũi
trong ngách này có lỗ đổ của xoang sàng sau và xoang bướm.

Hình 1.1: Giải phẫu thành ngoài hốc mũi [10]

 Thành trên (hay trần của hốc mũi)
Thành này có hình máng chạy từ trước ra sau rộng khoảng 3 đến 4 mm,
máng hơi hẹp ở giữa, được phân làm 4 đoạn: đoạn trước, đoạn sàng, đoạn
bướm trước, đoạn bướm dưới.
 Thành dưới (hay sàn hốc mũi)
Có hình máng chạy từ trước ra sau, máng này rộng hơn ở trần hốc mũi,
được tạo bởi mấu khẩu cái của xương hàm trên với mảnh ngang của xương
khẩu cái.
 Thành trong (hay vách ngăn mũi)


12

Hình 1.2. Vách ngăn mũi [8]
Vách ngăn được tạo bởi các phần chính là xương lưỡi cày ở phía sau
dưới, mảnh đứng xương sàng ở phía sau trên, phía trước là sụn tứ giác. Thành
này thường mỏng nằm theo chiều đứng dọc và phẳng, đôi khi ngả về một bên.
Thứ tự từ trước ra sau gồm:
- Tiểu trụ: chiều cao tiểu trụ bắt đầu từ đầu trên của nhân trung lên tới
đỉnh mũi. Tiểu trụ là phần vách, ngăn đôi sàn mũi và chia thành 2 lỗ mũi
trước, tham gia vào cấu tạo cửa mũi trước mà kích thước cửa mũi đóng vai trò
quan trọng đối với luồng không khí thở qua mũi.
- Vách ngăn màng: vách này nằm giữa tiểu trụ phía trước và sụn tứ giác
ở phía sau, được cấu tạo bởi hai mặt da có lông mũi mọc
- Vách sụn: vách sụn được cấu tạo bởi sụn tứ giác. Đây là một trong ba
bộ phận cấu tạo nên phần cốt lõi của vách ngăn.
- Vách xương: nằm sau vách ngăn sụn gồm có mảnh đứng xương sàng ở
trên và xương lưỡi cày ở dưới.
1.1.1.3. Niêm mạc mũi: trừ tiền đình mũi được che phủ bởi da, phần còn lại
của hốc mũi được phủ bởi niêm mạc. Niêm mạc được chia thành hai phần là

vùng hô hấp và vùng khứu, cấu tạo bởi biểu mô trụ giả tầng, đặc trưng bởi các
tế bào có lông chuyển.


13

• Lớp biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển
Biểu trụ giả tầng được tạo bởi 4 loại tế bào chủ yếu: trụ có lông chuyển,
trụ không lông chuyển, tế bào đài và tế bào đáy. Các tế bào biểu mô có chức
năng bảo vệ đường hô hấp trên và dưới trực tiếp nhờ hệ thống dẫn lưu nhày lông chuyển do hoạt động của 4 loại tế bào này

Hình 1.3: Hệ thống nhày lông chuyển [11]
1. Lớp nhày 2. Lông chuyển 3. Dịch gian lông chuyển
4. TB lông chuyển 5. TB tuyến 6. Màng đáy
• Màng đáy
Màng đáy không chỉ cho các chất dịch mà còn cho một số chất đặc biệt
thẩm thấu qua. Đây là một màng bán thấm, sự hấp thu các chất qua các mao
mạch của màng đáy.
• Lớp đệm
Trong lớp đệm không chỉ bao gồm các tuyến mũi, mạch máu và thần
kinh mà còn là các cấu trúc góp phần vào hoạt động trao đổi chất giữa niêm
mạc và cơ thể.
• Các tuyến mũi
Các tuyến mũi phân bố rất nhiều trên vách ngăn, sàn mũi. Lớp đệm bao
gồm 2 lớp: lớp nông, ngay dưới lớp biểu mô, lớp sâu, nằm dưới lớp mạch
máu. Thành phần tuyến của lớp đệm gồm các tuyến tiết thanh dịch, dịch nhày,


14


hay hỗn hợp cả hai, dịch nhày đổ vào bề mặt niêm mạc qua các ống dẫn.
1.1.1.4. Mạch máu và thần kinh của mũi:


Mạch máu: Hốc mũi được cấp máu bởi 2 động mạch:
Hệ động mạch cảnh trong: Động mạch sàng trước(nhánh của động

mạch mắt) phân nhánh vào phần trước ổ mũi và niêm mạc các xoang trán và
xoang sàng trước.
Hệ động mạch cảnh ngoài: Động mạch bướm – khẩu cái (nhánh của
động mặt hàm trên) và động mạch hầu lên cấp máu cho phần còn lại của ổ mũi


Thần kinh:
Cảm giác chi phối vùng mũi ngửi là các tế bào khứu giác.
Chi phối cảm giác chung là thần kinh hàm trên và thần kinh mắt(các

nhánh của thần kinh sinh ba).
Chi phối giao cảm và đối giao cảm là các nhánh của hạch chân bướmkhẩu cái
1.1.1.5. Giải phẫu xoang [12],
Xoang là những hốc xương rỗng nằm trong khối xương sọ mặt, ở xung
quanh hốc mũi và thông với hốc mũi. Các hốc xương này được lót bởi các lớp
niêm mạc giống như hốc mũi, đó là niêm mạc đường hô hấp. Ở người trưởng
thành có năm đôi xoang được chia thành hai nhóm:
Nhóm xoang trước: xoang trán, xoang hàm, xoang sàng trước. Các
xoang này được dẫn lưu qua khe mũi giữa của hốc mũi
Nhóm xoang sau: xoang bướm và xoang sàng sau. Các xoang này được
dẫn lưu qua khe trên của hốc mũi
1.1.2. Chức năng chính của hệ thống mũi xoang
- Chức năng thở: đây là chức năng quan trọng nhất, không khí trước khi

đến phổi được làm ấm, ẩm nhờ hệ thống mũi xoang. Điều này có tác dụng
bảo vệ đường hô hấp dưới và đảm bảo cho quá trình hô hấp ở phế nang diễn


15

ra bình thường.
- Chức năng ngửi: Là chức năng riêng biệt của mũi được thực hiện ở
tầng trên của mũi. Các tế bào khứu giác ở đây tập trung tại thành dây khứu
giác, cho cảm giác về mùi.
- Ngoài ra hệ thống mũi xoang còn có vai trò:
+ Phát âm: hệ thống mũi xoang đóng vai trò một hộp cộng hưởng và tham
gia một số âm. Mũi tạo ra âm sắc và độ vang riêng tiếng nói của từng người.
+ Cách âm
+ Làm nhẹ khối xương mặt
1.2. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH
1.2.1. Nguyên nhân của dị vật hốc mũi:
Dị vật hốc mũi (DVHM) là một tai nạn và cũng là một cấp cứu tai mũi họng
thường gặp ở trẻ em 2-5 tuổi hoặc những người có kèm bệnh lý về tâm thần.
1.2.1.1.Ở trẻ em
Ở trẻ em, do lứa tuổi này tò mò, thích khám phá môi trường xung quanh,
chúng có thể đưa bất kì một vật nào đó mà chúng tìm thấy khi chơi vào trong
lỗ mũi, tai hay ngậm vào miệng, thậm chí là nuốt [13],[14],[15].
Bố mẹ hay người trông trẻ không thể lúc nào cũng quan sát được trẻ
đang làm gì; hơn nữa, tai mũi họng chính là những lỗ hở tự nhiên, chính điều
đó làm gia tăng tỉ lệ DVHM.
1.2.1.2.Ở người lớn
Một số trường hợp DVHM có thể gặp ở người lớn như: một mẩu bông
tẩm thuốc mà bệnh nhân bị để quên trong hốc mũi. ơ
Mặt số các trường hợp khác DVHM ở người lớn có thể gặp ở những

người có bệnh lý về tâm thần hoặc trong tai nạn sinh hoạt, do chiến tranh.
Trong chiến tranh, mảnh đạn, mảnh bom có kích thước nhỏ khi vào đến hốc
mũi thì dừng lại ở hốc mũi trở thành dị vật. ơ
Một số ít các trường hợp khi bệnh nhân ăn, hắt hơi thức ăn từ đó có thể


16

vào hốc mũi [16].
1.2.1.3. Dị vật sống
Có khi là dị vật sống (con tắc te hay còn gọ là con đỉa suối, hoặc côn
trùng) chui vào sống khí sinh trong mũi khi bệnh nhân tắm ở ao suối hay do
côn trùng bay vào mũi [6],[17],[18],[19].
Con đỉa suối sống trong nước khe, nước máng, nước suối. Khi còn nhỏ
chỉ bé như sợi tóc dài khoảng 1cm, khi trưởng thành có con dài tới trên 10cm,
có hai đầu giác (một to, một nhỏ), chúng có giác thường bám rất nhanh và
chặt vào niêm mạc môi miệng rồi chui vào sống trong khoang mũi họng của
vật chủ [20].
Con đỉa suối như một dị vật hốc mũi sống ký sinh trùng trong đường hô
hấp của con người xảy ra chủ yếu ở các nước trong khu vực Địa Trung Hải,
châu Phi và châu Á. Do sự tiến bộ của vệ sinh và sự phổ biến của việc sử
dụng nước máy ở các nước phát triển, trường hợp mắc dị vật đỉa suối ở mũi
hiếm khi được báo cáo trong những năm gần đây [19].Tuy nhiên ở Việt Nam,
chúng tôi vẫn thường gặp dị vật này ở khu vực miền núi [6],[17],[21].
1.2.2. Cơ chế bệnh sinh và phân loại dị vật mũi:
Tùy vào độ tuổi và đặc điểm từng vùng miền mà có những loại dị vật
khác nhau nhưng hay gặp nhất là các vật có kích thước nhỏ như các loại hạt
nhựa đồ chơi, mảnh nhựa nhỏ, đá, miếng bọt biển, pin cúc áo, hạt ngọc trai
nhựa, các loại hạt giống như đậu, ngô, thóc …[4],[14],[15],[22],[23],[24].
DVHM có thể phân thành dị vật hữu cơ, dị vật vô cơ và dị vật sống [4],

[15],[22],[23],[24],[25].
-

Dị vật hữu cơ là những dị vật có sự phân hủy chất như các loại hạt: lạc, ngô,
thóc, hạt na, các loại họ đậu: xanh, đen…khi phát hiện có dị vật, gia đình
người bệnh và ngay cả chính người thầy thuốc nếu không có kinh nghiệm, cố
dùng móc, nhíp để lấy dị vật ra tại nhà nhưng vô tình lại đẩy sâu vào sâu hơn,


17

hoặc cố đẩy chúng xuống cửa mũi sau từ đó có thể dẫn tới nguy cơ dị vật
thanh khí phế quản, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Mặt khác
những dị vật này có dầu, theo thời gian, chúng nở to ra, bám chặt và gây viêm
loét, trầy sướt vào mạch máu gây chảy máu [24],[26],[27].
-

Dị vật vô cơ: là chất khoáng trơ, kim loại, đồ chơi nhựa, kim băng, viên pin
nhỏ…Loại dị vật này thường không có triệu chứng, được khám phá một cách
tình cờ, ít gây viêm nhiễm trừ dị vật sắc gây tổn thương niêm mạc, gây chảy
máu, đặc biệt là gây đau [4],[15],[23].
Trong nhóm này, cần đặc biệt chú ý đến dị vật là pin cúc áo [28],[29],
[30],[31]. Vào năm 1997 và năm 1998 hai nhóm bác sĩ tại Nhật Bản đã tiến
hành nghiên cứu độc lập để tìm hiểu tác hại của dị vật pin bằng cách đưa viên
pin vào thực quản của chó và thỏ. Kết quả thực nghiệm đã chứng minh thấy
tác hại của dị vật khi nằm tại thực quản: chỉ sau 15 - 30 phút viên pin được
đặt vào thực quản đã có hiện tượng hoại tử, phá hủy niêm mạc thực quản, sau
1 giờ tình trạng hoại tử đã lan rộng ra tới bên ngoài thực quản [32].

Hình 1.4: Dị vật pin mới bị và bị lâu ngày gây hoại tử niêm mạc mũi [33]

Phần lớn các loại pin nút ngày nay mang hóa chất có tính chất kiềm. Ba
cơ chế được đề xuất của chấn thương do pin gây ra bao gồm 1) rò rỉ chất điện
phân kiềm ăn da; 2) hoại tử thiếu máu do áp suất trực tiếp; và 3) sản xuất
dòng điện phân bên ngoài thủy phân dịch mô, tạo hydroxide ở cực âm[34],


18

[35],[36].
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cũng đã chỉ ra rằng sở dĩ dị vật viên pin
lại gây tổn thương nhanh và nặng đến như vậy là do cơ chế: khi viên pin nằm
lại ở thực quản hay ở mũi, nó vẫn có khả năng hoạt động tức là có một dòng
điện chạy từ cực âm tới cực dương của viên pin. Kết quả cuối cùng là có hiện
tượng kiềm hóa xảy ra tương đối mạnh mẽ ở cực âm của viên pin. Điều này
đưa đến tình trạng giống như bỏng hóa chất kiềm tại thực niêm mạc. Đồng
thời tình trạng của bệnh nhân còn có thể bị nặng hơn do hiện tượng nhiễm độc
kim loại và các hóa chất khác bị rò rỉ ra từ viên pin. Như vậy cơ chế chính
gây ra tổn thương của dị vật viên pin chính là hiện tượng bỏng hóa chất kiềm
[37]. Tình trạng tổn thương nặng hay nhẹ, có hay không có biến chứng phụ
thuộc vào những yếu tố sau: thời gian đến viện càng sớm thì càng ít biến
chứng xảy ra, kích cỡ và chủng loại của viên pin (pin Lithium và các loại pin
có đường kính trên 20mm thường dẫn tới những tổn thương nặng hơn), lứa
tuổi của trẻ bị dị vật (những trẻ dưới 4 tuổi thường có tình trạng nặng hơn).
- Ngoài ra, còn có dị vật sống như con tắc te (đỉa sống) chui vào trong
đường thở khi bệnh nhân đi tắm suối hay ao hồ; chúng thường hay kí sinh ở
khí quản, tuy nhiêu khi nó bò lên mũi trở thành dị vật ở mũi [17],[18],[38],
[39]. Một số trường hợp các loại côn trùng cũng được tìm thấy ở mũi như con
ong, con bọ, con muỗi [19].
1.2.3. Đặc điểm lâm sàng
DVHM thường thấy ở trẻ nhỏ từ 2- 5 tuổi, do trẻ có thích khám phá môi

trường xung quanh, nhét bất cứ dị vật nào mà chúng thích vào mũi, như: đồ
chơi, khuy áo, hạt cườm, hạt sỏi, mẩu giấy, hạt ngô, hạt thóc...và nguy hiểm
nhất là dị vật pin. Trẻ thường quên đi và không khai báo, cho đến khi xuất
hiện tình trạng chảy dịch mũi kéo dài, dịch mủ, có mùi hôi, đôi khi có lẫn


19

máu, lúc đó bố mẹ trẻ mới chú ý và đưa trẻ đi khám.
Ở người lớn, một số trường hợp đặc biệt: dị vật đi vào lỗ mũi sau trong
khi bệnh nhân nôn, hoặc bệnh nhân có liệt màn hầu, hở hàm ếch…Dị vật này
thường nhỏ, lâu năm có thể lớn lên do những chất bám đọng vào dị vật như:
calcium, magnesium phosphate, and carbonate và cuối cùng gây một chứng
bệnh gọi là sỏi mũi: có nhức đầu, nhức quanh mũi, chảy nước mũi một bên,
do đó dễ nhầm với viêm xoang hay u mũi mũi xoang [2],[6],ơ
Tùy vào bản chất của dị vật, thời gian lưu trữ dị vật và vị trí mắc phải mà
bệnh nhân sẽ có những biểu hiện lâm sàng khác nhau [4],[5],[40],[41].



1.2.3.1. Dị vật mới mắc [1],[2],[4],[6],[13]
Triệu chứng cơ năng
Trong giai đoạn đầu khi chưa có biến chứng, người bệnh thường đến
khám với những triệu chứng sau:
+ Chảy nước mũi một bên, liên tục, dịch trong hoặc đôi khi dịch màu
xanh. Đây là đặc điểm riêng biệt, cần nhớ rằng: ở trẻ nhi, chảy mũi thối một
bên thì chắc chắn là có dị vật mũi.
+ Không hắt hơi.
+ Có thể ngạt mũi.
+ Cảm giác có vật gì đó trong mũi đối với những trường hợp như con

đỉa suối.
+ Đôi khi người bệnh không có triệu chứng gì, chỉ là do tình cờ phát
hiện được.



Khám thực thể
Có thể thăm khám dưới đèn Clar hoặc dưới nội soi, soi kiểm tra mũi trước
thấy dị vật thường nằm ở hốc mũi bên phải, chiếm 67% - 73% [2],[4],[13].
Có thể thấy dị vật ở bất cứ vị trí nào của hốc mũi, tuy nhiên thường thấy
dị vật nằm ở ngay dưới sàn mũi và ở phía trước đầu cuốn giữa [2],[4]; một số
ít trường hợp thấy dị vật mũi nằm gần cửa mũi sau, do trẻ cố nhét sâu vào


20

trong hơn hoặc do trẻ hít vào.

Hình 1.5: Vị trí dị vật mũi thường hay mắc [4]
(1: cuốn trên. 2: cuốn giữa. 3: cuốn dưới. 4: xoang bướm)
Thường thấy dị vật mũi phải hơn dị vật ở mũi trái, do tay thuận thường
là tay phải, và thường thấy dị vật chỉ có ở một bên, ít khi dị vật ở cả hai bên
mũi [2],[13].
Với dị vật sống (con đỉa suối) thường nằm ở khe giữa, nằm giữa cuốn
giữa và cuốn trên, có nhiều mạch máu nuôi dưỡng [24]. Dị vật là con đỉa suối
khi bám vào vật chủ, gờ cơ hoạt động như cưa, cứa vào da gây vết thương
hình hoa thị làm chảy máu vật chủ. Hầu có thành cơ khỏe hút máu vào ống
tiêu hóa của đỉa. Nhờ chất hirudin chống đông máu tiết ra từ tuyến đơn bào
trên thành hầu, máu của vật chủ không bị đông [17],[20].
1.2.3.2. Dị vật bị bỏ quên thường gây ra biến chứng [4],[42],[15]



Triệu chứng cơ năng
+ Chảy nước mũi một bên liên tục, dịch mủ, mùi hôi, đôi khi có lẫn
máu, đây là đặc điểm riêng biệt, cần nhớ rằng: ở trẻ nhi, chảy mũi thối một
bên thì chắc chắn là có dị vật mũi.


21

+ Không hắt hơi
+ Ngạt mũi
+ Ít khi đau nhức mũi, hay đau đầu. Tuy nhiên trong một vài báo cáo,
triệu chứng này có thể có [2],[43].
+ Khi chỉ có dấu hiệu chảy máu mũi một bên từng đợt, máu đỏ tươi, số
lượng ít, cháy máu nhỏ giọt, cần khai thác bệnh sử có thói quen uống nước suối
hay tắm suối không, vì lúc đó có thể là dị vật sống (con đỉa suối) [17],[19].
 Khám thực thể dưới nội soi
Hầu hết mọi trường hợp DVHM bị bỏ quên lâu ngày đều có gây tổn
thương niêm mạc mũi, gây sưng phù nề, gây xước niêm mạc, hoặc gây loét,
đặc biệt khi dị vật là pin, có thể gây loét, thủng vách ngăn.
Trong nhiều trường hợp, khám thực thể dưới nội soi thấy mũi có nhiều
dịch mủ, dễ chẩn đoán nhầm với viêm mũi, lúc này, điều cần thiết nên hút
sạch dịch mũi, kiểm tra quan sát chọc thăm dò có phải là dị vật hay không.
Với dị vật là vô cơ, như các loại hạt nhựa tròn, cúc áo…mặc dù chúng
có thể nằm tồn tại lâu trong mũi nhưng ít gây biến chứng [2],[4],[15]. Trừ dị
vật là pin cúc áo, mức độ tổn thương niêm mạc phụ thuộc vào thời gian pin
nằm trong hốc mũi. Tuy nhiên trẻ thường hay đến viện muộn, do vậy thường
đã có biến chứng như thủng vách ngăn, loét niêm mạc mũi, chảy máu…,[28],
[29], [33],[34],[35],[36],[37]


Hình 1.6: Dị vật pin gây thủng vách ngăn [33]


22

Với dị vật là hữu cơ, như các loại hạt thực vật: ngô, thóc, đậu, lạc…khi
nằm sâu trong cửa mũi sau, dễ trở thành dị vật thanh khí quản trong những
trường hợp chúng được lấy ra bằng cách cố gắng lấy dị vật trong trường hợp
không xác định rõ dị vật, bệnh nhân khó hợp tác, khóc thét, giãy đạp có thể
làm tăng nguy cơ chấn thương, dị vật di chuyển tới những chỗ khó lấy hơn
hoặc có thể tụt ra sau, xuống đường thở, gây nguy hiểm đến tính mạng.ơ
Với dị vật sống, chúng thường không gây biến chứng, vì khi có dị vật
sống vào mũi, người bệnh thường biết ngay và được lấy sớm. Trong hầu hết
các dị vật sống, thì con tắc te, nếu không được phát hiện sớm, chúng thường
gây biến chứng chủ yếu là chảy máu [19],[24],[39].
Sỏi mũi ban đầu không có triệu chứng và sau đó gây nghẹt mũi chỉ khi
chúng lớn. Kiểm tra khoang mũi cho thấy một khối u không đều màu xám,
thường dọc theo sàn mũi, khi nhìn thấy có một khối phồng, có thể có niêm
mạc mũi bò lên che kín dị vật, thăm dò thấy cứng Chụp X quang thường xác
định chẩn đoán và vị trí của sỏi mũi [2],[6],[44],[45]. Cần nói đến dị vật nội
sinh và ngoại sinh.
1.2.4. Cận lâm sàng
Dị vật hốc mũi trong hầu hết các trường hợp đều không cần chụp XQ
hay chụp CTscanner, tuy nhiên trong một vài trường hợp khi khám thấy nghi
ngờ là sỏi mũi hay khối u vùng mũi: khi khám thực thể, dưới nội soi trước
thấy sự hiện diện của một khối u xám xám, không đều, dọc theo sàn mũi, lúc
này chụp XQ hay CTscanner rất có giá trị trong chẩn đoán phân biệt với các
bệnh lý khác của vùng mũi xoang [46],[47].



23

Hình 1.7: Phim chụp CT axial cho thấy hình ảnh cản quang tương đối
lớn dọc theo sàn mũi bên phải trong sỏi mũi [46]
Nhiều trường hợp đã được báo cáo trong chiến tranh, mảnh đạn có thể
vào hốc mũi, nhưng không được lấy ra hết, lâu ngày trở thành DVM, và bệnh
nhân cũng không biết rằng còn có mảnh đạn trong mũi. Người bệnh có triệu
chứng của viêm mũi xoang ngày càng tăng, tuy nhiên chỉ khi chụp XQ hay
CTscanner mới phát hiện còn mảnh đạn nằm trong mũi hay xoang [47].

Hình 1.8: Hình ảnh XQ mặt nghiêng cho thấy có hình ảnh cản
quang nằm ở hốc mũi [48]


24

1.2.5. Xử trí [8],[22],[49],[50],[51],[52],[53]
Như vậy, ta thấy có nhiều dị vật có đặc điểm riêng của nó, do vậy khi
xử trí, thái độ của người thầy thuốc bao giờ cũng phải xem dị vật đó là dị vật
loại gì? có tròn nhẵn không, hay xù xì góc cạnh dễ gây tổn thương mạch
máu….Tuỳ theo từng loại dị vật, thói quen và phương tiện, thầy thuốc có thể
lựa chọn phương pháp thích hợp.
Hầu hết dị vật mũi thường được lấy không gây mê, tuy nhiên trong một
số trường hợp, như dị vật ở quá sát cửa mũi sau hay dị vật gây biến chứng
viêm, loét, thủng vách ngăn…cần lấy dị vật dưới gây mê.
Có nhiều dụng cụ khác nhau có thể dùng để lấy dị vật mũi như: panh
gắp dị vật mũi, curet, móc đầu nhọn, thòng lọng của Fundakowski, “Móc chữ
U”, ống hút…


Hình 1.9: Một số dụng cụ dùng để lấy dị vật mũi [8]
Lấy dị vật trực tiếp bằng móc hoặc panh thường được sử dụng trước
tiên với ưu điểm dụng cụ đơn giản. Tuy nhiên với những dị vật tròn, nhẵn,
cứng thường gây trơn trượt, khó lấy, có thể gây tổn thương niêm mạc mũi.
1.2.5.1. Mô tả một số cách thức lấy dị vật không gây mê:
 Kĩ thuật lấy dị vật bằng áp lực
Các kĩ thuật sau đây có thể thử tại nhà một cách an toàn để loại bỏ dị vật:
- Xì mũi có thể khiến dị vật bay ra ngoài. Dùng ngón tay ấn nhẹ vào
cánh mũi bên không có dị vật và xì mũi. Phương pháp này có nhiều khả năng
thành công.


25

- Hắt hơi, tạo ra một lực đẩy mạnh hơn và là phương pháp thay thế để
đẩy dị vật ra ngoài hơn và ra khỏi mũi. Cũng như trên, phương pháp này có
tác dụng hơn khi bịt lỗ mũi bên không có dị vật lại.
- Nhiều trẻ quá nhỏ để hợp tác thực hiện những kĩ thuật trên. Bố mẹ
hoặc người chăm sóc trẻ có thể thử loại bỏ dị vật bằng cách dùng miệng mình,
ngậm lấy miệng trẻ và bịt bên mũi không có dị vật của trẻ lại. Thổi một hơi
thật nhanh vào miệng trẻ, thường thì dị vật có thể bắn ra ngoài qua lỗ mũi của
trẻ và rơi vào má của ba mẹ hoặc người chăm sóc trẻ. Kĩ thuật này thường chỉ
thực hiện khi có sự giám sát của nhân viên y tế.
- Không nên thổi một hơi lớn và mạnh. Cần cân nhắc nguy cơ lây
truyền các nhiễm khuẩn từ trẻ sang người thực hiện kĩ thuật trên do họ có thể
sẽ tiếp xúc với dịch tiết trong mũi của trẻ, máu hoặc cả máu và dịch tiết trong
khi thực hiện kĩ thuật trên. Vì vậy, khuyến cáo nên thực hiện kĩ thuật này dưới
sự giám sát của nhân viên y tế có chuyên môn.
 Cách thức lấy dị vật bằng dụng cụ


Chuẩn bị dụng cụ:
• Đèn trán hoặc bộ nội soi tai mũi họng với optic 0O
• Mở mũi
• Dụng cụ lấy dị vật: móc chữ U, curet, móc đầu tù, panh gắp dị vật mũi, ống



hút…
• Thuốc co mạch tại chỗ: Xylomethazoline 0,5%
Chuẩn bị bệnh nhân:
Đây là bước quan trọng trong quá trình lấy dị vật hốc mũi không gây mê.
Vì bệnh nhân đa số là trẻ nhỏ nên chúng sợ hãi và không hợp tác. Do vậy việc
giải thích cho gia đình và trẻ là điều cần thiết. Việc giữ trẻ chặt giúp cho quá
trình lấy dị vật hốc mũi dễ dàng và tránh gây biến chứng chảy máu, tổn thương



niêm mạc hốc mũi trong quá trình lấy dị vật [14], [27].
• Nhỏ vài giọt thuốc co mạch tại chỗ làm cuốn mũi co nhỏ, giảm xuất tiết.
• Tư thế bệnh nhân: có thể ngồi hoặc nằm ngửa, cố định đầu.
Lấy dị vật bằng móc chữ U, curet, móc đầu tù
Áp dụng:
Dụng cụ có thể áp dụng đối với những dị vật có độ cứng vừa phải như


×