Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

NGHIÊN cứu đặc điểm lâm SÀNG, cận lâm SÀNG của u TUYẾN nước bọt MANG TAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (985.04 KB, 75 trang )

1

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI
-----***-----

INPHANTHALAY AKHOM

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận
lâm sàng
của u tuyến nớc bọt mang tai

LUN VN THC S Y HC

H NI - 2018


2

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI
-----***-----

INPHANTHALAY AKHOM


Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận
lâm sàng
của u tuyến nớc bọt mang tai
Chuyờn ngnh

: Tai mi hng

Mó s

: 60720155

LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
PGS. TS. PHM TH BCH O

H NI 2018


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học
trường Đại học Y Hà Nội, Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện Trường Đại học Y
Hà Nội, Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Thị Bích Đào, người thầy đã trực tiếp
hướng dẫn , chỉ bảo tận tình, mang lại cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm
quý báu trong suốt quá trình nghiên cứu và thwucj hiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn và bày tỏ lòng kính trọng tới PGS.TS. Phạm
Tuấn Cảnh – Trưởng bộ môn Tai Mũi Họng cùng toàn thể các Thầy Cô trong
bộ môn Tai Mũi Họng trường Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong suốt quá

trình học tập và thực hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tập thể khoa Tai Mũi Họng Bệnh
viện Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong thời gian học tập
cũng như thực hiện luận văn này.
Xin cám ơn các anh chị, bạn bè, đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ,
động viên tôi suốt 2 năm học tập tại trường Đại học Y Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các bệnh nhân, thân nhân người bệnh
đã cung cấp đầy đủ các thông tin để tôi hoàn thành trọn vẹn luận văn này.
Cuối cùng tôi xin dành tất cả tình yêu thương sâu sắc tới những người
thân trong gia đình đã hết lòng vì tôi trong cuộc sống và học tập.
Hà Nội, tháng 10, năm 2018
Inphanthalay Akhom


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Inphanthalay Akhom, bác sĩ chuyên ngành Tai Mũi Họng trường
Đại học Y Hà Nội xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS. Phạm Thị Bích Đào.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kì nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Những số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực, khách quan.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm với lời cam đoan này.
Tác giả


Inphanthalay Akhom

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


CHT

:

Cộng hưởng từ

CLS
CLVT
ĐĐLS
TNBMT
UBMAT

:
:
:
:
:

Cận lâm sàng
Cắt lớp vi tính
Đặc điểm lâm sàng
Tuyến nước bọt mang tai
U biểu mô ác tính

UBMLT
UTCLK

:
:


U biểu mô lành tính
U tổ chức liên kết

YTNC

:

Yếu tố nguy cơ


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


DANH MỤC HÌNH


10

ĐẶT VẤN ĐỀ
U tuyến nước bọt mang tai là một bệnh nằm trong nhóm bệnh học vùng
đầu cổ nói chung và bệnh lý tuyến nước bọt nói riêng, chiếm 2-4% các khối u
vùng đầu mặt cổ [1]. U tuyến nước bọt mang tai chiếm 70% trong tổng số các
u của các tuyến nước bọt, trong đó 75% là có tính chất lành tính [2]. Mặc dù
tuyến nước bọt mang tai nằm ở vị trí dễ phát hiện, tuy nhiên ít ảnh hưởng đến

sinh hoạt nên bệnh nhân lại thường đến khi khối u đã to làm cho việc điều trị
trở nên khó khăn hơn [3]. Do đó việc tuyên truyền các biểu hiện của u tuyến
nước bọt mang tai cũng như các khó khăn khi người bệnh đến khám bệnh
muộn giúp người bệnh đến bệnh viện thăm khám sớm [4].
Khối u tuyến nước bọt mang tai là loại khối u điển hình về tính đa dạng
hình thái mô học giữa các khối u khác nhau cũng như trong cùng một khối u
[5]. Hơn nữa, các khối u hỗn hợp, sự biệt hóa và xu hướng ác tính hóa các u
lành có thể làm cho các chẩn đoán mô học bị mất giá trị theo dõi trong một
thời gian dài [6]. Phần lớn số u là lành tính chiếm tỷ lệ từ 85% ðến 90%
nhýng có thể thoái hoá ác tính lại khá cao [3], [7]. Tổng số ung thý tuyến
nýớc bọt mang tai nói chung chiếm 2% ðến 4% các ung thý vùng ðầu cổ [8].
Ở Mỹ, ung thý tuyến nýớc bọt mang tai chiếm 6% các ung thý ðầu - cổ, 0,3%
tổng số ung thý toàn cõ thể [9]. Ở Việt Nam, để chẩn đoán phân loại khối u
tuyến nước bọt mang tai gặp nhiều khó khăn bởi không có sự khác biệt về
triệu chứng lâm sàng, và các triệu chứng cận lâm sàng qua chọc hút tế bào
bằng kim nhỏ, siêu âm, cộng hưởng từ.... cũng khó phân biệt được các loại
tuyến nước bọt mang tai là lành hay ác tính.
Vì lý do đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Mô tả đặc điểm lâm sàng, siêu
âm, MRI, mô bệnh học của u tuyến nước bọt mang tai và đối chiếu giữa
triệu chứng lâm sàng với siêu âm, MRI, mô bệnh học của u tuyến nước
bọt mang tai” với 2 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, siêu âm, cộng hưởng từ và mô bệnh học của
u tuyến nước bọt mang tai.


11
2.

Đối chiếu đặc điểm lâm sàng, siêu âm, cộng hưởng từ cuả u lành tính
và u ác tính tuyến nước bọt mang tai.



12

Chương 1:
TỔNG QUAN

1.1

Lịch sử nghiên cứu

1.1.1. Thế giới
460 – 370 trước công nguyên, Hypocrate đã mô tả hình ảnh lâm sàng
của u tuyến nước bọt mang tai [10].
1924 Masson đã phân loại u tuyến nước bọt mang tai, phân loại được
hoàn thiện dần bởi Fote và Frazell năm 1954 và Eneroth năm 1971 [11].
1992 Tổ chức Y tế thế giới đưa ra bảng phân loại về u tuyến nước bọt
mang tai [12].
1996 David W. Eisele [13], Terry S. Becker [14]; đánh giá đặc điểm của
u tuyến nước bọt mang tai trên ảnh CLVT.
1998 Miki Matsuda, Mirokazu Sakamoto nghiên cứu về sự kết hợp
giữa kỹ thuật chụp CLVT, MRI với kỹ thuật Y học hạt nhân (Positron
Emession Tomographic Imaging) để chẩn đoán khối u ác tính tuyến nước bọt
mang tai (PET) [15].
Theo Harrison Linsky và cộng sự (2002) [16], đánh giá giá trị chẩn
đoán của MRI trong việc phân biệt u lành hay ác của tuyến mang tai.
2005 Robert L.Witt nhận xét sự tương đồng giữa chẩn đoán trước và
sau mổ u đa hình tuyến nước bọt mang tai dựa vào MRI tuyến [17].
1.1.2. Việt Nam



13
Lê Văn Sơn và cộng sự (2000) [25] sau nhiều năm triển khai, tác giả đề
nghị cắt bỏ toàn bộ khối u kèm theo cắt bỏ từng phần hay toàn bộ tuyến có
bảo tồn dây thần kinh VII trong điều trị phẫu thuật u đa hình TNBMT.
Nguyễn Minh Phương (2000) [23] nghiên cứu chụp tuyến có thuốc cản
quang đối chiếu giải phẫu bệnh trong chẩn đoán và điều trị u TNBMT.
Nguyễn Minh Phương, Hàn Thị Vân Thanh (2001) [27], Phạm Hoàng
Tuấn (2007) [9] cũng đề nghị bảo tồn dây thần kinh VII trong điều trị phẫu
thuật u đa hình TNBMT.
Đinh Xuân Thành (2005) [43], nhận xét hình ảnh CLVT u TNBMT.
Phạm Hoàng Tuấn (2007) [9] Nghiên cứu 35 trường hợp u hỗn hợp
TNBMT được điều trị tại viện Răng Hàm Mặt Quốc Gia.
1.2

Giải phẫu tuyến nước bọt mang tai:
Giải phẫu học:
Tuyến mang tai (Hình ...) là một tuyến nước bọt to nhất, nặng 25- 30 gam.

Nằm ở dưới ống tai ngoài, giữa quai hàm và mỏm chũm, mỏm châm [18].
1.2.1. Khu mang tai
Khu mang tai là một trong hai khu của vùng trước trâm. Có thể coi như
hình lăng trụ tam giác có 3 mặt và 2 đầu.
1.2.1.1. Mặt ngoài
Gồm có ba lớp: da, tổ chức tế bào dưới da và lá nông của cân cổ nông,
lá này khi tới bờ trước của cơ ức đòn chũm thì chia ra làm hai lá:
+ Lá nông chạy tới xương hàm và liên tiếp với cân của cơ cắn
+ Lá sâu quặt vào trong, đi tới tận hầu



14

Hình 1.1: Giải phẫu tuyến mang tai [19]
1.2.1.2. Mặt sau
Liên quan với mỏm chũm (trên đó có cơ ức đòn chũm và cơ nhị thân
bám) và với mỏm châm (trên dó có cụm hoa Riolan bám).
Các cơ đó được lá sâu của của cân cổ nông bao phủ và nối liền với
nhau, để tạo nên một phần của hoành đi từ cơ ức đòn chũm đến hầu (hoành
trâm hàm hầu). Hoành này gồm ba khe:
- Khe trong (khe trước trâm móng) ở giữa cơ trâm móng (ở ngoài) và
các cơ hay dây chằng khác của cụm Riolan (ở trong).
- Khe ở giữa cơ trâm móng và cơ nhị thân (khe sau trâm móng), ở khe
này, tuyến liên quan với tĩnh mạch cảnh trong, dây VII cùng lách qua khe này
vào trong tuyến nước bọt mang tai.
- Khe ngoài ở giữa cơ nhị thân và cơ ức đòn chũm. Tại đây có dây XI
bắt chéo tuyến nước bọt (đây là nơi được chọn làm thủ thuật nối dây VII và
XI cho bệnh nhân bị liệt mặt).
1.2.1.3. Mặt trước
Liên quan với quai hàm được đệm ở mặt ngoài bởi cơ cắn và mặt trong
bởi cơ chân bướm trong (điều này giải thích tại sao ung thư tuyến mang tai
giai đoạn muộn lai có khít hàm). Mặt trước có khuyết Juvara (khuyết sau lồi
cầu), chui qua đó có động mạch hàm trong và dây thần kinh thái dương.


15
1.2.1.4. Đầu trên
Liên quan với khớp thái dương hàm và ống tai ngoài. Tại đây liên quan
với động mạch thái dương nông ở trước, tĩnh mạch và dây thần kinh thái
dương ở sau.
1.2.1.5. Đầu dưới

Nằm trên dải ức hàm đi từ cơ ức đòn chũm tới góc hàm tạo vách ngăn
giữa. Dải này tạo nên một vách ở giữa tuyến mang tai và tuyến dưới hàm.
1.2.2. Tuyến mang tai
Tuyến mang tai hình lăng trụ tam giác, nằm trong khu mang tai nhưng
lại lấn cả ra ngoài khu mang tai ra trước, ra sau và nhất là vào trong để tạo 5
nên mẩu hầu của tuyến nước bọt mang tai có thể sờ thấy từ phía trong miệng
(Hình 1-2). Tuyến được bọc trong một vỏ; ở giữa vỏ và khu có tổ chức tế bào
nên tuyến dễ tách khỏi khu, trừ hai chỗ mà vỏ dính vào là: bờ trước cơ ức đòn
chũm và bao khớp thái dương hàm. Những u của tuyến nước bọt mang tai
phát triển trên hai vùng này thường dính và khi mổ lấy tuyến, hai vùng này
không bóc tách được mà phải cắt.
Tuyến mang tai có hai thùy, giữa hai thùy có các cấu trúc cầu nối sang
nhau làm cho hai thùy này tuy áp vào nhau nhưng có một diện bóc tách, dây
thần kinh VII nằm giữa hai thùy này như sợi chỉ đánh dấu nằm giữa hai trang
sách, gáy quay về phía trước. Thùy trên nằm lên trên cả thùy dưới và dây VII
như nắp của một chiếc hộp. Từ các nang tuyến, nước bọt được tiết ra sẽ đổ
vào các ống trong tiểu thuỳ, ống gian tiểu thuỳ, ống bài xuất, ống Stenon [20].
1.2.3. Ống Stenon
Ống Stenon là ống tiết dịch của tuyến nước bọt mang tai, dài độ 4 cm,
phát sinh ở trong tuyến và thoát ra ngoài tuyến ở dưới mỏm tiếp độ 15mm để
chạy ra phía trước. Khi tới bờ trước của cơ cắn (ở dưới mỏm tiếp độ 1 cm),


16
ông Stenon chạy ở phía trước cục mỡ Bichat, rồi thọc qua cơ mút dể vào
miệng, ở ngang mức cổ của răng hàm lớn thứ hai trên.
1.2.4. Liên quan mạch máu-thần kinh-bạch huyết
Từ ngoài vào trong tuyến nước bọt mang tai có liên quan tới dây thần
kinh mặt, tĩnh mạch và động mạch cảnh ngoài, dây thần kinh tai - thái dương.


1.2.4.1. Thần kinh
♣ Dây thần kinh mặt (VII):
Sau khi ra khỏi lỗ châm chũm (1 tới 2cm) dây VII đi giữa cơ châm
móng và cơ nhị thân, chui vào giữa hai thùy của tuyến mang tai.
Dây thần kinh VII di trong diện bóc tách của hai thuỳ tuyến cùng với
một động mạch nhỏ kề bên với động mạch châm chũm (thắt dộng mạch này
để cầm máu sẽ giúp cho việc phẫu tích dễ dàng hơn nhiều). Ngay trong diện
này, dây thần kinh VII chia làm các nhánh là nhánh thái dương mặt và nhánh
cổ mặt.
Nhánh thái dương mặt: nối với dây thái dương và chia nhiều nhánh nhỏ
cho các cơ nông vùng cổ mặt. Giữa hai thuỳ, nhánh thái dương mặt và nhánh
cổ mặt lại cho nhiều nhánh nối với nhau tạo nên thần kinh mang tai. Những
nhánh cuối của thái dương mặt là:
- Thái dương: cho cơ tai trước và mặt trước vành tai ngoài
- Trán và mi mắt: cho cơ trán, lông mày, vòng mi
- Dưới ổ mắt: cho cơ gò má to, nhỏ, nâng cánh mũi, môi trên, nanh,
chéo mũi, nở lỗ mũi.
- Trên miệng: cho cơ mút và nửa trên cơ vòng môi. Nhánh cổ mặt: nối
liền với cành tai của đám rối cổ rồi chia thành nhiều nhánh nhỏ thường ở sau
và trên góc hàm, những nhánh tận là:
- Miệng dưới cho cơ cười và nửa dưới cơ vòng môi - Cằm cho tam giác
môi, vuông cằm, chỏm cằm
- Cổ cho da nông cổ, nhánh này nối liền với cành ngang của đám rối cổ nông.


17
♣ Dây thần kinh thái dương:
Là nhánh của dây hàm dưới, chui qua khuuyết sau lồi cầu Juvara cùng
với động mạch hàm trong. Các sợi tiết dịch của tuyến là sợi đá sâu bé của dây
IX. Khi bị dò nước bọt do đứt ống Stenon, có thể làm lỗ dò ngừng chảy dịch

bằng cách làm đứt dây thái dương vì các sợi tiết dịch của dây IX mượn đường
đi của dây tai thái dương [20].
1.2.4.2. Liên quan mạch máu
♣ Động mạch:
Động mạch cảnh ngoài qua khe trước trâm móng đi vào phần sau của
tuyến nó xẻ một đường trong thuỳ sâu của tuyến tới trên góc hàm 4 cm thì
chia thành hai nhánh tận là thái dýõng nông và hàm trong. Ngay sau khi chui
vào tuyến, ðộng mạch còn tách ra một nhánh bên là động mạch tai sau nằm 7
trong ống tai, cho nhánh là động mạch trâm chũm thường đi kèm với thần
kinh mặt.

Hình 1.2: Động & Tĩnh mạch cảnh [21]
♣ Tĩnh mạch:

Hội lưu nơi tuyến đổ vào tĩnh mạch cảnh ngoài, tĩnh mạch cảnh ngoài
được tạo thành do hai tĩnh mạch chính là tĩnh mạch thái dương nông và tĩnh
mạch hàm trong thoát ra từ khuyết Juvara ở trên động mạch và dưới thần
kinh. Tĩnh mạch cảnh ngoài thoát dần ra ngoài tuyến ở phía dứơi để chạy


18
ngay dưới cân cổ nông, nó tiếp nối với thân giáp lưỡi mặt bởi nhánh nối trong
tuyến mang tai [21].
1.2.5. Một số điểm lưu ý về giải phẫu tuyến ngoại khoa
♣ Tuyến nằm tương đối trải rộng và sâu từ gò má tới góc hàm, từ trước
trên cơ ức đòn chũm tới tận cơ cắn, từ cân cổ vào tới tận hầu. Vì vậy, khối u
của tuyến thường lan rộng và sâu.
♣ Có những liên quan giải phẫu rất quan trọng:
- Động mạch cảnh ngoài: Có thể bị tổ chức ung thư phá huỷ hoặc chảy
máu khi phẫu thuật.

- Thần kinh VII: thường gây liệt mặt trong các khối u ác tính, các khối
u hỗn hợp chưa có tổn thương thì phẫu thuật bảo tồn dây VII được đặt ra.
- Liên quan với xương hàm dưới và khớp thái dương hàm: khít hàm khi
khối u thâm nhiễm vào các cơ cắn hoặc lan và khớp thái dương hàm.
- Liên quan với động mạch cảnh ngoài: Khối u ác tính có thể xâm lấn
vào thành động mạch gây chảy máu [21].
1.3

Dịch tễ học
Trên toàn thế giới, tỷ lệ mắc u tuyến nước bọt dao động

0,4-13,5/10
vạn dân [17]. Tỷ lệ ung thư tuyến nước bọt dao động 0,4 – 2,6
ca/10 vạn dân.
Ở Mỹ, ung thư tuyến nước bọt chiếm 6% các ung thư đầu- cổ,
0,3% tổng số
ung thư toàn cơ thể [17]. Tỷ lệ mắc các típ mô học khác nhau
theo vùng địa
dư. Trong quần thể bệnh nhân u tuyến mang tai có nguồn gốc
là người Đan-


19
mạch, Pensylvania có 30% là u Warthin, tỷ lệ này gấp 7 lần so
với các quần
thể khác. Tỷ lệ ung thư típ biểu bì nhày ở bệnh nhân thuộc
Vương quốc Anh
là 2,1%, thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ chung trên toàn thế giới
(5-15%). Có
một nghiên cứu tỷ lệ mắc u tuyến nước bọt tại vùng Bắc Mỹ

rất cao, chỉ riêng
típ ung thư lympho-biểu mô đã chiếm 25% tổng số ung thư tại
vùng địa dư
này [18]. Một điều tra khác chỉ ra rằng, tỷ lệ mắc ung thư
tuyến nước bọt
trong quần thể người gốc Malaysia cao hơn hẳn người gốc Trung hoa và Da
đỏ. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác biệt tỷ lệ mắc và tỷ lệ các típ ung
thư giữa các thành phố [20].
1.4

Lâm sàng
U hỗn hợp tuyến thường gặp cả nam hay nữ, tỷ lệ tương đương nhau,

cũng có khi gặp ở tuổi thiếu nhi, thường bệnh nhân ở tuổi trung niên (thường
gặp ở lứa tuổi 30 – 45) đến khám bệnh với khối u hỗn hợp ở tuyến mang tai
hay tuyến dưới hàm, hoặc ở vòm miệng, Do u phát triển chậm và rất chậm
thường từ một vài năm có khi tới hai mươi năm. U thường được phát hiện khi
đã lớn, ảnh hưởng chức năng hoặc thẩm mỹ. U lành tính nhưng dễ tái phát và
có thể chuyển dạng ác tính nếu không được phát hiện sớm và điều trị triệt để.
Một u hỗn hợp tuyến mang tai điển hình có 3 giai đoạn lâm sàng khác nhau :
- Giai đoạn đầu: Giai đoạn đầu người bệnh không để ý, nhưng khi tự
sờ thấy khối u nhỏ ở tuyến mang tai hay dưới hàm mới chú ý đến nó và theo
dõi. Vị trí u rất đa dạng, u tuyến mang tai có thể xuất hiện trước nắp tai, sau


20
tai, dưới dái tai, hoặc ở vị trí cổ, cạnh hầu thậm chí lan cả vào vùng dưới hàm,
đường kính khoảng 1 cm, không đau, di động dễ. Tùy theo vị trí xuất phát
của khối u, nhất là u ở thùy sâu, đôi khi chúng xâm lấn toàn bộ các khu vực
trên. U không gây đau, chắc, cứng, di động, màu da trên u bình thường.

U tiến triển rất chậm, trong nhiều năm, thậm chí vài chục năm với giai đoạn
ổn định kéo dài, theo sau là giai đoạn tăng trưởng tạm thời.
- Giai đoạn toàn phát: sau một thời gian dài phát triển, u to dần lên,
nhìn thấy gồ ghề, da tại chỗ căng mỏng màu sẫm hơn xung quanh. Sờ u có
giới hạn rõ, có múi, chắc di động, ít dính vào tổ chức xung quanh. Độ chắc
của u không đều, có chỗ căng mỏng như nang dịch, có chỗ cứng chắc, có chỗ
lại mềm. U có thể bằng hòn bi hoặc to như quả quýt, quả cảm. Có tác giả sau
phẫu thuật u hỗn hợp mang tai cân được 2,5-6,85 kg.
* Với u hỗn hợp tuyến dưới hàm thường gắn với tuyến, di động ít hơn,
không quá to như ở tuyến mang tai, dễ nhầm với lao hạch, viêm xơ tuyến, u
bao thần kinh.
* U hỗn hợp ở vòm miệng hay ở vị trí giáp giữa vòm cứng và vòm
mềm: chắc, cứng sát xương di động ít, có khi nhầm với u hoặc lồi xương. Sau
phẫu thuật tỷ lệ sinh thiết cho kết quả cylindrom tương đối cao.
- Giai đoạn cuối và các triệu chứng của chuyển dạng ác tính: trong
vài tháng u có thể thoái hóa ác tính (hiếm), u to nhanh, đau tự nhiên, đau lan
lên tai và thái dương kèm ù tai, da trên u bị thâm nhiễm,, u dính với da và
dính ở sâu, liệt mặt, sờ thấy hạch cổ, sức khỏe bị ảnh hưởng.
Chẩn đoán bệnh lý của u phải kết hợp giữa khám lâm sàng tỉ mỉ với các
xét nghiệm cận lâm sàng hỗ trợ. Giá trị chẩn đoán khẳng định chính là kết quả
giải phẫu bệnh.
Phẫu thuật là phương pháp duy nhất để điều trị u hỗn hợp tuyến mang
tai. Cần phải phẫu thuật sớm và triệt để.


21
1.5

Các xét nghiệm cận lâm sàng


1.5.1. Siêu âm tuyến
Cho phép chẩn đoán một cách hạn chế đánh giá chi tiết về khối u và sự
tương quan của nó với tổ chức xung quanh do độ phân giải không gian thấp
đồng thời giới hạn bởi của sổ âm giữa bề mặt tiếp xúc và vùng khám xét. Tổ
chức xương, tổ chức chứa không khí cũng không khám xét được bằng siêu
âm. Định hướng cho cả chọc hút tế bào.
1.5.2. Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Nhờ sử dụng một đặc tính của từ trường hạt nhân nguyên tử là có thể
cộng hưởng với sóng tần số radio. Khi ngừng phát sóng, các hạt nhân
nguyên tử sẽ phát trở lại sóng tần radio còn gọi là tín hiệu. Một cuộn ăng –
ten thu nhhững tín hiệu này kết hợp với kỹ thuật khuyếch đậi và sử lý theo
thuật toán Fourier có thể tạo ra ảnh của cấu trúc vật thể qua cộng hưởng và
phát ra tín hiệu.
Với kỹ thuật này, tổ chức tuyến cũng như tổ chức phần mềm khác được
đánh giá trên nhiều bình diện và nhiều thông số. Các lát cắt cơ bản như đứng
ngang cho phép đánh giá rõ thùy sâu của tuyến mang tai, cơ cắn, cành lên
xương hàm dưới và lồi cầu. Các lát cắt ngang cho thấy thùy sâu của tuyến, cơ
ức đòn chũm và cơ nhị thân, các nhánh của thần kinh VII.
1.5.3. Hóa mô miễn dịch
Là sự kết hợp giữa mô học và miễn dịch học. HMMD sử dụng các
kháng thể để phân biệt sự khác nhau về mặt kháng nguyên giữa các tế bào. Sự
khác nhau có thể giúp nhận dạng một cách đặc hiệu dòng của các quần thể tế
bào, xác định về mặt sịnh học các quần thể tế bào khác nhau trong cùng một
dòng, nhận dạng sự khác nhau về chức năng giữa các tế bào.


22
HMMD là dùng các kháng thể để nhận dạng các kháng nguyên, là kết
hợp phản ứng miễn dịch và hóa học để làm hiện rõ các kháng nguyên hiện
diện trong mô (bào thương, màng tế bào, nhân).

1.6

Chẩn đoán
Chẩn đoán u hỗn hợp tuyến nước bọt nói chung dễ, chủ yếu dựa vào

hình ảnh lâm sàng và một trong các phương pháp cận lâm sàng kể trên.
1.6.1. Chẩn đoán u tuyến nước bọt mang tai
Chẩn đoán xác định dựa vào triệu chứng lâm sàng, siêu âm, cộng
hưởng từ và mô bệnh học.
1.6.1.1. Chẩn đoán lâm sàng
- Khối vùng tuyến mang tai.
- Khối di động hoặc cố đinh, dính vào da vùng trên tuyến.
- Bề mặt da xung quanh tuyến bình thường hoăc thâm nhiễm.


23
1.6.1.2. Cận lâm sàng


Siêu âm
Là phương pháp tiện dụng và không độc hại nên được chi định phổ biến,

giúp phát hiện tổn thương. Một số đặc điểm hình ảnh trên siêu âm của môt khối
u tuyến nước bọt gợi ý đến bản chất lành tính hoặc ác tính của khối u.

Hình 1.3. Hình ảnh khối u lành tính tuyến mang tai trên siêu âm
Các khối u lành tính thường gặp nhất của tuyến nước bọt chủ yếu là u
tuyến đa hình (u hỗn hợp) và u Warthin. Lâm sàng, biểu hiện là khối phát
triển chậm không ðau. Tuy nhiên, tổn thýõng nhỏ có thể ðýợc phát hiện tình
cờ bằng SA. Cấu trúc âm đa dạng (ít âm, rỗng âm, không đều) và khó phân

biệt được các khối lành tính với nhau, thậm chí giữa các khối u lành tính và ác
tính. Ngoài các khối u lành tính còn có các tổn thương lành tính khác:
- Viêm tuyến xơ hoá tuyến nước bọt mạn tính (u Kuttner) có thể giả
một tổn thương ác tính, cả về lâm sàng và hình ảnh. Thông thường trên SA
thường biểu hiện là nhiều nốt giảm âm nhỏ nằm rải rác trên một nền âm


24
không đồng nhất, nhưng cũng có thể là một tổn thương khu trú giảm âm
không đồng nhất nằm trong tuyến bình thường.
- U nang đơn thuần ít gặp và có thể là bẩm sinh hoặc mắc phải. Nang
biểu bb́ là nang bẩm sinh thành có keratin của biểu mô vảy và sự hiện diện của
các thành phần của da (nang lông, tuyến mồ hôi, tuyến bă nhờn). Nang mắc
phải có thể do tắc nghẽn của các ống dẫn nước bọt bởi u, sỏi hoặc viêm. Lâm
sàng thường biểu hiện như một khối sưng không đau nhưng có thể đau nếu bị
viêm nhiễm. Siêu âm khó phân biệt hai loại này cũng như tổn thương u dạng
nang khác. Hình ảnh SA u nang cổ điển là hình rỗng âm, tăng sáng phía sau
và không có mạch.
- Các hạch bạch huyết trong tuyến bị viêm cấp hoặc mạn tính có thể
tăng kích thước, tuy nhiên cấu trúc trên SA vẫn được bảo tồn (giảm âm ở vỏ
và tăng âm ở rốn), có thể có mạch máu trung tâm nhất là trong viêm cấp tính.
Các u ác tính chiếm khoảng 30% các tổn thương khu trú của tuyến
mang tai, thường gặp nhất là ung thư biểu mô biểu bì nhày (mucoepidermoid)
và nang tuyến (adenoid cystic). Ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư biểu mô
tế bào acinic, và ung thư tuyến ít phổ biến hơn.
Không giống như các khối u tuyến nước bọt lành tính, khối u ác tính có
thể phát triển nhanh, sờ nắn chắc không di động và có thể đau, có thể gây liệt
hoặc tê nửa mặt. Hình ảnh SA điển hình là: khối có hình dạng không đều, bờ
không rõ, kích thước lớn, cấu trúc không đồng nhất và ít tăng sinh mạch. Tuy
nhiên, các khối u ác tính cũng có thể giống khối u lành tính như là đồng nhất

và bờ giới hạn rõ.
U lành tính thường gặp với cấu trúc âm không đồng nhất, còn lại là cấu
trúc nang và giả u. Khối u lành tính trên siêu âm có ranh giới rõ rệt. Có sự
khác biệt giữa ranh giới với tính chất lành tính và ác tính của khối u với độ


25
chính xác > 95%. Về hình dạng, khối u lành tính thường gặp là hình tròn hoặc
ovan. U lành tính thường không có mạch hoặc có ít mạch trong u.
Siêu âm là một phương pháp có giá trị và hữu ích trong chẩn đoán bệnh
tuyến nước bọt mang tai. Nó không chỉ cho phép xác nhận hoặc loại trừ sự
hiện diện của một khối, mà còn chỉ ra bản chất lành hoặc ác tính của khối
trong nhiều trường hợp, với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của các đặc
điểm ranh giới, bờ gới hạn và kích thước.


Mô bệnh học

Tuyến mang tai là một tuyến ngoại tiết kiểu chùm nho, tuyến thường được
chia thành nhiều tiểu thùy cách nhau bởi các vách liên kết. Mỗi tiểu thùy chứa
một số nang tuyến và một số ống bài xuất trong tiểu thuỳ tiếp với các nang
tuyến. Những ống bài xuất trong tiểu thuỳ thuộc các tiểu thùy gần nhau họp
thành ống lớn hơn chạy trong vách liên kết gọi là ống bài xuất gian tiểu thùy.
Nhiều ống bài xuất gian tiểu thùy họp lại thành ống bài xuất.

Hình 1.4: Cấu trúc vi thể tuyến mang tai
Ngoài cùng tuyến có vỏ xơ bọc và những mạch máu thần kinh đi dọc
theo các ống bài xuất để tới các tiểu thùy.



×