Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA KIỂU RỪNG HỖN GIAO CÂY LÁ RỘNG VỚI CÂY LÁ KIM TẠI TIỂU KHU 128 VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP NÚI BÀ TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

**********

NGUYỄN NGỌC HUYỀN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA KIỂU RỪNG
HỖN GIAO CÂY LÁ RỘNG VỚI CÂY LÁ KIM
TẠI TIỂU KHU 128 VƯỜN QUỐC GIA
BIDOUP - NÚI BÀ TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

**********

NGUYỄN NGỌC HUYỀN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA KIỂU RỪNG
HỖN GIAO CÂY LÁ RỘNG VỚI CÂY LÁ KIM
TẠI TIỂU KHU 128 VƯỜN QUỐC GIA
BIDOUP - NÚI BÀ TỈNH LÂM ĐỒNG
Ngành: Lâm Nghiệp



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. LÊ BÁ TOÀN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012
i


LỜI CẢM ƠN
Để có được thành quả như ngày hôm nay, và có thể hoàn thành tốt luận
văn theo trương trình đào tạo kỹ sư chuyên ngành lâm nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc đến:
- Ban giám hiệu trường đại học Nông Lâm.
- Quý thầy cô giáo đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại
trường. Đặc biệt là các thầy cô giáo thuộc khoa Lâm Nghiệp và bộ môn Lâm Sinh.
- Thầy giáo TS. Lê Bá Toàn đã tận tình hướng dẫn và giúp tôi hoàn thành
tốt luận văn này.
- Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám đốc VQG Bidoup –
Núi Bà đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài. Đặc biệt là các chú trong trạm
quản lý rừng Giang Ly đã tạo điều kiện thuận lợi, và giúp đỡ tôi trong quá trình
thực tập, và thu thập số liệu.
- Cô giáo chủ nhiệm cùng toàn thể lớp DH08LN đã giúp tôi trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Ngọc Huyền


ii


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm học của kiểu rừng hỗn giao cây lá rộng với
cây lá kim tại tiểu khu 128 vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà tỉnh Lâm Đồng” được
thực hiện từ tháng 2/2012 đến tháng 6/2012, đã nghiên cứu đặc điểm lâm học chung
cho VQG và của loài thông 2 lá dẹt thông qua các mục tiêu sau:
- Tìm hiểu về đặc điểm lâm học lâm phần của VQG Bidoup – Núi Bà.
- Làm rõ một số đặc điểm lâm học của loài thông 2 lá dẹt tại khu vực nghiên
cứu Giang Ly. Sự phân cấp về đường kính, chiều cao, trữ lượng của rừng, mối
tương quan giữa đường kính và chiều cao, đường kính tán, mức độ ảnh hưởng của
diện tích tán đến cây tái sinh.
- Đề xuất các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, và các giải pháp góp phần phát
triển một chiến lược bảo tồn hiệu quả nguồn gen các loài trên. Nâng cao chất lượng
quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Trải qua quá trình thực tập, thu thập và xử lý số liệu, đề tài thu được một số
kết quả như sau:
- Xác định được cấu trúc lâm phần ở VQG Bidoup – Núi Bà, các chỉ tiêu
đường kính 1,3 m (D1,3), chiều cao vút ngọn (Hvn), đường kính tán (Dtán), qua đó
thấy được mối quan hệ giữa các nhân tố đó.
- Đặc điểm tái sinh dưới tán rừng, thành phần loài cũng như mật độ tái sinh
chung cho cả lâm phần.
- Một số chỉ tiêu D1,3, Hvn, Dtán đối với loài Thông 2 lá dẹt, tình hình tái sinh
của loài trong lâm phần.
- Đề xuất một số biện pháp nuôi dưỡng, phát triển, bảo vệ và nâng cao chất
lượng rừng cũng như loài đặc hữu trong khu vực.

iii



ABSTRACT
“Researching the forestry’s general characteristics of mixed broad-leaved
tree with conifer in the sub-area 128 Viet Nam Bidoup – Nui Ba National park Lam
Dong province.”
This is the subject was research from 2/2012 to 6/2012. The Forestry’s
general characteristics of Ducampopinus krempfii in the Viet Nam National park
was found to show the purposes:
- Researching the forestry’s general characteristics of Viet Nam Bidoup –
Núi Bà National park.
- The Forestry’s general characteristics of Ducampopinus krempfii on Giang
Ly was shown clearly about the gradation of diameter, the height, the reserver, the
relationship among diameter and height, the diameter of the leaves canopy, the way
that the leaves canopy’s area effect to the regeneration trees and so on.
- The characteristics’ arrangement of populations around the scale map.
- Being propose the technology solution of the plan to promote development
and preserve the Gene preciuos. Raising up the protection, management and
development also.
The result of this subject was found by researched, collected, handled information
through the time
- The forestry structure of Viet Nam Bidoup – Núi Bà National park. The
target of diameter 1,3 m (D1,3), the height (Hvn), the leaves canopy’ area (Dt), and
their relationships.
- The characteristics of regenerations trees, the component of populations
and density of regenerations trees.
- The parameter of Ducampopinus krempfii are D1,3, Hvn, Dt and it’s
generation.
- Being propose the technology solution of the plan to promote development
and preserve the Gene preciuos. Raising up the protection, management and

development also.
iv


MỤC LỤC
Trang tựa ................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii
TÓM TẮT ............................................................................................................. iii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ................................................................................... ix
Chương 1:MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu của đề tài........................................................................................... 2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1 Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu .................................................... 3
2.1.1 Vị trí địa lý, ranh giới .............................................................................. 3
2.1.2 Lịch sử hình thành VQG Bidoup – Núi Bà ............................................ 3
2.1.3 Địa hình, đất đai....................................................................................... 5
2.1.4 Khí hậu – Thủy văn ................................................................................. 5
2.2 Điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội .................................................................. 5
2.2.1 Điều kiện dân sinh ................................................................................... 5
2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................ 7
2.3 Mô tả đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 8
2.3.1 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 8
2.3.2 Khái quát vài nét về loài Thông 2 lá dẹt .................................................. 8
Chương 3:NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 10
3.1 Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 10
3.1.1 Đặc điểm lâm học của kiểu rừng hỗn giao lá rộng
với lá kim ở tiểu TK128 ....................................................................................... 10

3.1.2 Đề xuất một số biện pháp lâm sinh ....................................................... 10
3.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 10
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 10
v


3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 13
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 15
4.1 Đặc điểm lâm học rừng hỗn giao cây lá rộng – lá kim tại
TK 128 VQG Bidoup – Núi Bà............................................................................ 15
4.1.1 Thành phần loài thực vật tham gia vào tổ thành loài tại KVNC .......... 15
4.1.2 Kết cấu tổ thành loài thực vật tại KVNC ............................................. 17
4.1.3 Định lượng một số nhân tố điều tra trong lâm phần .............................. 21
4.1.4 Cấu trúc ngang và cấu trúc đứng của rừng ............................................ 21
4.2 Đặc trưng kết cấu đường kính và chiều cao của lâm phần ............................ 23
4.2.1 Phân bố số cây theo chiều cao (N/Hvn) ................................................ 23
4.2.2 Phân bố số cây theo đường kính 1,3m (N/D1,3) .................................... 26
4.2.3 Phân bố số cây theo đường kính tán (N/Dtán) ..................................... 30
4.3 Tương quan giữa đường kính và chiều cao của lâm phần (D/H) ................... 32
4.4 Đặc điểm tái sinh tự nhiên dưới tán rừng tại VQG Bidoup – Núi Bà........... 35
4.4.1 Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao........................................... 36
4.4.2 Phân bố số cây tái sinh theo phẩm chất cây ......................................... 37
4.4.3 Phân bố số cây tái sinh theo nguồn gốc ................................................ 38
4.4.4 Phân bố cây tái sinh trên mặt đất rừng ............................................... 39
4.5 Ảnh hưởng của một số nhân tố đến tái sinh rừng .......................................... 40
4.5.1 Tổ thành cây mẹ ................................................................................... 40
4.5.2 Độ tàn che tán rừng .............................................................................. 41
4.6 Đề xuất một số biện pháp nuôi dưỡng và nâng cao chất lượng rừng ............ 44
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 47
5.1 Kết luận .......................................................................................................... 47

5.2 Kiến nghị ........................................................................................................ 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 50
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 51

vi


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
VQG

Vườn quốc gia

BQLR

Ban quản lý rừng

UBND

Ủy ban nhân dân

PTNT

Phát triển nông thôn

BVR

Bảo vệ rừng

IUCN


International Union for Conservation of Nature

ÔTC

Ô tiêu chuẩn

KVNC

Khu vực nghiên cứu

ÔDB

Ô dạng bản

D1,3

Đường kính ngang ngực tại vị trí 1,3 m

Hvn

Chiều cao vút ngọn

Dtán

Đường kính tán

ĐTC

Độ tàn che


vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 4.1: Danh mục thực vật tham gia vào tổ thành rừng hỗn giao
cây lá rộng – lá kim tại TK 128 VQG Bidoup – Núi Bà.................................... 15
Bảng 4.2: Đặc trưng tổ thành loài thực vật tại VQG Bidoup – Núi Bà ............ 18
Bảng 4.3: Định lượng các đặc trưng nhân tố điều tra trong lâm phần
hỗn giao lá rộng với lá kim ................................................................................ 21
Bảng 4.4: Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N cây/ha) .................................. 24
Bảng 4.5: Phân bố số cây theo cấp H của Thông 2 lá dẹt ................................. 25
Bảng 4.6: Phân bố số cây theo đường kính 1,3m (N/D1,3) ................................ 27
Bảng 4.7: Phân bố số cây theo đường kính của loài Thông 2 lá dẹt ................. 28
Bảng 4.8: Phân bố loài thông 2 lá dẹt theo vị trí địa hình ................................. 30
Bảng 4.9: Phân bố số cây theo đường kính tán (N/Dtán) ................................... 31
Bảng 4.10: Tương quan giữa D1,3 và Hvn của lâm phần .................................... 33
Bảng 4.11: Thành phần thực vật tham gia vào tổ thành TS
dưới tán rừng tại TK 128.................................................................................... 35
Bảng 4.12: Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao ..................................... 36
Bảng 4.13: Phân bố số cây tái sinh theo phẩm chất cây.................................... 37
Bảng 4.14: Phân bố số cây tái sinh theo nguồn gốc .......................................... 38
Bảng 4.15: Độ thường gặp của các loài cây tái sinh ......................................... 39
Bảng 4.16: Ảnh hưởng tầng cây mẹ đến tái sinh .............................................. 40
Bảng 4.17: Bảng phân bố mật độ cây tái sinh
theo các cấp độ tàn che tán rừng ........................................................................ 41


viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 4.1: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ tổ thành loài thực vật ở
kiểu rừng hỗn giao cây lá rộng với lá kim tại TK 128 thuộc
VQG Bidoup – Núi Bà ....................................................................................... 19
Hình 4.2: Trắc đồ dọc và ngang tại KVNC ....................................................... 22
Hình 4.3: Biểu đồ phân bố % số cây theo cấp H của lâm phần
hỗn giao cây lá rộng với lá kim tại KVNC ........................................................ 24
Hình 4.4 : Biểu đồ phấn bố số cây Thông 2 lá dẹt theo cấp H.......................... 26
Hình 4.5: Đồ thị biểu diễn phân bố số cây N/D1,3 của lâm phần
hỗn giao lá rộng và lá kim tại KVNC ................................................................ 27
Hình 4.6: Biểu đồ phân bố N/D của loài Thông 2 lá dẹt................................... 29
Hình 4.7: Biểu đồ phân bố số cây theo đường kính tán (Dtan) .......................... 31
Hình 4.8: Biểu đồ tương quan giữa D1,3/Hvn của lâm phần ............................... 33
Hình 4.9: biểu đồ phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao .......................... 36
Hình 4.10: Biểu đồ phân bố số cây tái sinh theo chất lượng............................. 37
Hình 4.11: Biểu đồ phân bố số cây tái sinh theo nguồn gốc ............................. 38
Hình 4.12: Biểu đồ phân bố cây tái sinh theo cấp độ tàn che tán rừng ............. 42

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Tây nguyên nói chung và Cao nguyên Lâm viên nói riêng được đánh giá là
vùng đa dạng về các loài Thông thứ hai của Việt Nam (Nguyễn Tiến Hiệp và cộng
sự, 2005). Vườn Quốc gia (VQG) Bidoup – Núi Bà với tổng diện tích lâm phần
được giao quản lý là 64.800 ha. Với nhiều hệ sinh thái rừng khác nhau, Bidoup –
Núi Bà là nơi tập trung hầu hết các loài cây lá kim hiện có tại Việt Nam.
Trong đó có nhiều loài cây có giá trị kinh tế, văn hoá, khoa học cao như
Bách Xanh, Thông đỏ, Pơ mu,… hoặc có tính chất đặc hữu hẹp, chỉ có ở vùng Nam
Tây nguyên Việt Nam như Thông 2 lá dẹt, Thông 5 lá Đà Lạt. Ngoài ra, VQG
Bidoup – Núi Bà là nơi chứa đựng một diện tích rất lớn rừng gần như nguyên sinh
được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm.
Vườn Quốc gia Bidoup- Núi Bà được thành lập theo quyết định số 1240/QĐTTg ngày 19 tháng 11 năm 2004 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc chuyển khu bảo
tồn thiên nhiên Bidoup – Núi Bà thành VQG Bidoup –Núi Bà.
Bidoup – Núi Bà là một kiểu rừng đặc trưng cho rừng cao nguyên, đây được
đánh giá là mẫu chuẩn của hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới
của Việt Nam với hệ sinh thái đa dạng về loài, thành phần cấu trúc, là nơi nuôi giữ
nhiều nguồn gen quý giá cho bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam
Vườn Quốc gia còn là nơi bảo tồn các hệ sinh thái rừng trong vùng khí hậu á
nhiệt đới núi cao và các loài động thực vật rừng đặc hữu, quí hiếm, bảo tồn các sinh
cảnh rừng nguyên sinh để tôn tạo và phát triển kiến trúc đô thị thành phố Đà Lạt,
bảo tồn các đặc trưng văn hoá bản địa nơi cội nguồn của thành phố Đà Lạt, phục vụ
công tác nghiên cứu khoa học và giáo dục về rừng nhiệt đới, phát triển du lịch sinh
1


thái và góp phần củng cố an ninh quốc phòng của tỉnh Lâm Đồng và vùng Tây
nguyên.
Bidoup – Núi Bà được coi là nơi tập trung nhiều nhất các loài cây lá kim
Thông 5 lá Đà Lạt, Hồng tùng, Bạch tùng, Pơ mu…Ngoài ra còn có Thông 2 lá dẹt
được coi là loài đặc hữu hẹp cần được bảo tồn, do đó đề tài đã chú trọng đến vấn đề

nghiên cứu đặc điểm lâm học của loài nhằm đề xuất một số biện pháp lâm sinh
nhằm bảo tồn, phát triển nâng cao chất lượng loài.
Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “ Nghiên cứu đặc điểm lâm học của kiểu
rừng hỗn giao cây lá rộng với cây lá kim tại tiểu khu 128 vườn quốc gia Bidoup –
Núi Bà tỉnh Lâm Đồng” được đề ra, nhằm đạt được những mục tiêu mà đề tài
hướng tới.
1.2 Mục tiêu của đề tài
- Làm rõ một số đặc trưng lâm học của kiểu rừng hỗn giao cây lá rộng và lá kim

tại tiểu khu 128 VQG Bidoup – Núi Bà tỉnh Lâm Đồng (trong đó ưu thế là loài
Thông 2 lá dẹt)
- Làm rõ một số đặc điểm lâm học và phân bố của loài Thông 2 lá dẹt tại khu
vực nghiên cứu Giang Ly (là một trong số loài thực vật đặc hữu quý hiếm ở Lâm
Đồng). Sự phân cấp về đường kính, chiều cao, trữ lượng của rừng, mối tương quan
giữa đường kính và chiều cao, đường kính tán, mức độ ảnh hưởng của diện tích tán
đến cây tái sinh.
- Đề xuất các giả pháp lâm sinh thích hợp tác động vào lâm phần, nhằm góp
phần bảo tồn phát triển rừng tại KVNC đạt hiệu quả, trong đó có loài Thông 2 lá
dẹt.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu
2.1.1 Vị trí địa lý, ranh giới
a. Vị trí địa lý:
VQG Bidoup-Núi Bà nằm ở cuối vùng Đông Bắc của cao nguyên Đà Lạt
thuộc vùng núi cao Nam Việt Nam, huyện Lạc Dương, Đông Bắc tỉnh Lâm Đồng

có tọa độ từ 12000’ đến 120 19’ vĩ độ Bắc và 108021’ đến 108044’ kinh độ Đông.
b. Ranh giới:
VQG Bidoup – Núi Bà thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng trong đó chủ yếu là
các xã Dachais, Dasar, Danhim, Dưng K’nớ, Xa Lát và thị trấn Lạc Dương của
huyện Lạc Dương và một phần xã Đạ Tông của Huyện Đam Rông. VQG có tổng
diện tích quản lý khoảng 65.188 ha, trong đó diện tích vùng đệm chiếm 33.966 ha.
Cách thành phố Đà Lạt khoảng 50 km bằng tỉnh lộ 723, VQG tiếp giáp với:
Phía Tây và Nam: sông Serepok và rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim tỉnh
Lâm Đồng.
Phía Bắc: Giáp với VQG Chư Yang Sin, tỉnh Đắc Lắc
Phía Đông: Giáp với tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận.
2.1.2 Lịch sử hình thành VQG Bidoup – Núi Bà
Từ trước năm 1986 thì diện tích của VQG được quản lý bởi BQLR phòng hộ
đầu nguồn hồ thủy điện Đa Nhim, Xí nghiệp Lâm nghiệp Lạc Dương và Lâm
Trường Đà Lạt.
Từ ngày 9/8/1986 theo chỉ thị số 194/CT của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng.
ban hành chỉ thị về việc thành lập khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Núi Bà (6.000
ha) và khu BTTN Đa Nhim Thượng (7.000 ha). Hai khu BTTN này sau đó được kết
hợp lại để hình thành khu BTTN Bidoup-Núi Bà.
3


Ngày 22/10/1993 theo quyết định số 1496/QĐ-UBTC của UBND tỉnh Lâm
Đồng thì trách nhiệm quản lý của khu BTTN Bidoup-Núi Bà được chuyển sang cho
BQLR đặc dụng.
Năm 1995 Kế hoạch đầu tư của Bidoup-Núi Bà do Phân Viện điều tra qui
hoạch rừng Nam Bộ và Chi cục lâm nghiệp Lâm Đồng xây dựng đã đề xuất thành
lập một khu BTTN với diện tích 71.062 ha, gồm phân khu bảo vệ nghiêm ngặt
50.503 ha, và phân khu phục hồi sinh thái 20,559 ha. Sau đó kế hoạch đầu tư này đã
được UBND tỉnh Lâm Đồng và Bộ Lâm nghiệp (cũ) phê duyệt.

Ngày 26/12/2002 theo quyết định số 183/QĐ-UB của UBND tỉnh Lâm
Đồng. BQLR đặc dụng được tái cấu trúc thành BQL khu BTTN. Tổng diện tích của
khu BTTN là 64.366 ha, thuộc sự quản lý của Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm
Đồng.
Ngày 19/11/2004 theo quyết định số 1240/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ
đã chuyển khu BTTN Bidoup-Núi bà thành VQG Bidoup-Núi Bà trong hệ thống
rừng đặc dụng, tổng diện tích của VQG là 64.800 ha.
Ngày 19/02/2008, Quyết định 450/QĐ-UB của UBND tỉnh Lâm Đồng có
tổng diện tích là 64,703 ha. Trong đó:
+ Rừng đặc dụng: 56,437 ha
+ Rừng phòng hộ xung yếu: 8,266 ha
Chuyển 8.266 ha rừng đặc dụng của VQG thành rừng phòng hộ.
Ngày 30/10/2009, quyết định 1738/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Phê
duyệt kết quả rà soát điều chỉnh phân khu chức năng VQG như sau:
+ Tổng diện tích VQG:

63,938 ha.

+Rừng đặc dụng:

56,436 ha.

+ Rừng phòng rừng hộ xung yếu:

7,502 ha.

Ngày 7/1/2010, quyết định 19/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm
Đồng. Thu hồi 1025 ha đất lâm nghiệp do BQL rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim
quản lý và giao cho VQG Bidoup-Núi Bà để sử dụng làm khu trung tâm hành chính
dịch vụ và quản lý bảo vệ rừng.

4


2.1.3 Địa hình, đất đai
Nhìn chung địa hình của khu vực Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà nghiêng
theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao
như dãy Bidoup chạy theo hướng Đông Nam, dãy Giarich hướng Đông Bắc hay dãy
Hòn Giao theo hướng Bắc Nam. Điều kiện địa hình này đã tạo ra những đỉnh núi
cao quanh năm có mây mù che phủ và các thung lũng sâu, là thượng nguồn của các
con sông lớn trong khu vực.
2.1.4 Khí hậu – Thủy văn
 Khí hậu: Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà nằm trên địa hình núi trung bình
và núi cao, có độ cao trung bình 1.500 m – 1.800 m, được bao quanh bởi các dãy
núi cao, tuy nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nhưng khí hậu tại VQG có khí hậu
ôn hoà, mát mẻ quanh năm.
Trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ
tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 180C.
Lượng mưa trung bình: 1800 mm. Độ ẩm vào mùa khô là 80% và mùa mưa
là 85%. Tuy nhiên tại các đai có độ cao trên 1.900 m như Bidoup, Hòn Giao, Gia
Rích, Chư Yên Du thì lượng mưa có thể đạt 2.800 – 3.000 mm/năm và có sương mù
bao phủ quanh năm.
 Thủy văn: VQG Bidoup – Núi Bà là thượng nguồn của các hệ thống sông
Krông Nô là một nhánh của sông Mêkong, sông Đồng Nai, là nguồn cung cấp nước
cho các nhà máy thuỷ điện ở các tỉnh miền Nam và còn là nguồn cung cấp, duy trì
nguồn nước cho các hồ tại Thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận.
2.2 Điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội
2.2.1 Điều kiện dân sinh
a. Tình hình dân sinh
Vườn Quốc Gia Bidoup – Núi Bà nằm trên địa bàn 5 xã của huyện Lạc
Dương là: Xa Lát, Đưng Knớ, Đạ Sar, Đạ Chais và Đạ Nhim và một phần nhỏ xã

Đạ Tông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng. Toàn bộ các xã đều nằm ở vùng sâu,
vùng xa đặc biệt khó khăn, có diện tích lớn và dân cư thưa thớt. Tổng diện tích của
5


5 xã là 127.363.00 ha, tổng số hộ là 2.840 hộ với 14.242 nhân khẩu. Mật độ dân số
bình quân là 11,2 người/km2. Trong đó, có những xã có mật độ dân số rất thấp như
Đa Chais (3,9 người/km2), Xa Lát (6,0 người/km2).
Hầu hết dân cư đều nằm ngoài, tuy nhiên vẫn còn một số ít đang sống trong
vùng lõi của VQG có 193 hộ với 942 nhân khẩu (chiếm 6,94%). Số hộ này tập trung
tại 2 thôn là: thôn Klong Klanh (147 hộ với 677 nhân khẩu) và thôn Đưngksi (46 hộ
với 265 nhân khẩu) của xã Đạ Chais. Ngoài ra, tại xã Đa Sar và xã Đa Nhim (khu
vực Đưng Ja Giêng) vẫn còn có 27 hộ gia đình tuy không định cư cố định nhưng
vẫn còn có các hoạt động canh tác nông nghiệp với diện tích khoảng 20 ha.
b. Thành phần dân tộc
Trên địa bàn quản lý của VQG thì dân tộc K’Ho (gồm bộ tộc người Cill chủ
yếu sống ở các xã: Đạ Chais, Đa Nhim, Đa Sar, Đưng K’nớ và bộ tộc người Lạch
chủ yếu ở xã Lát) là dân tộc bản địa lớn nhất với 2.424 hộ, chiếm 87,23%, còn lại là
976 hộ dân tộc Kinh chiếm 12,77%.
c. Dân trí
Hiện nay, tại 5 xã có tổng cộng 3.756 học sinh – sinh viên, chiếm 26,37%
tổng dân số. Trong đó, cấp 1 là 1,882 học sinh chiếm 13,21% tổng dân số; cấp 2 là
1.236 học sinh chiếm 8,68% tổng dân số, cấp 3 là 480 học sinh chiếm 3,37% tổng
dân số và số sinh viên đang theo học tại các trường ĐH, CĐ và THCN là 158 chiếm
1,11% tổng dân số.
d. Lao động
Nguồn lao động là khá lớn (có 8.900 lao động chiếm 62,49% dân số đang
trong tuổi lao động). Trong đó, nam là 4.313 người và nữ là 4.587 người), số người
ngoài độ tuổi lao động là 5.342 người chiếm 37,51%. Tuy nhiên hầu hết lao động
đều là lao động phổ thông chưa được đào tạo nghề, công việc chủ yếu là sản xuất

nông nghiệp, đánh bắt cá, tham gia tổ giao khoán BVR, làm thuê theo thời vụ.

6


2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Sinh kế
Nguồn thu nhập chính của các hộ trong vùng chủ yếu là từ Nông nghiệp
(chiếm khoảng 87% tổng thu nhập). Trong đó Cà phê và Bắp là 2 nguồn thu nhập
chính. Song hầu hết các hộ có diện tích đất nông nghiệp rất ít, nhập lượng cho nông
nghiệp thấp (phân bón, nước tưới, thuốc bảo vệ thực vật, quy trình công nghệ…) kỹ
thuật canh tác yếu, nguồn giống không đảm bảo nên năng suất cây trồng rất thấp,
cộng với chi phí sản xuất cao nên tiền lãi hàng năm không nhiều, thậm chí còn bị lỗ.
Ngoài nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp nguồn thu từ nhận khoán BVR
cũng là nguồn thu quan trọng của các hộ. Đối với các hộ được chi trả dich vụ môi
trường với mức khoảng 350.000 đồng/ha/năm hàng quý có thể được nhận tới 3 triệu
đồng, thậm chí còn cao hơn. Đối với các vùng không được chi trả dịch vụ môi
trường thì ngoài tiền giao khoán BVR theo chính sách còn được hỗ trợ thêm
100.000 đồng/ha theo chương trình 30a.
Với gần 30% số hộ gia đình có thu nhập dưới 200.000 đồng/tháng, trong
năm thường thiếu ăn 1 – 2 tháng, nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông
nghiệp (83,4%), gia đình thường đông con, trình độ dân trí rất thấp nên cuộc sống
của hầu hết các hộ trong vùng là phụ thuộc vào rừng.
Các loại sản phẩm mà người dân có từ rừng là: Gỗ, củi, nấm, hạt dẻ, dớn,
lan, măng, rau rừng và đốt than.
b. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng của khu vực đang được quan tâm đầu tư, đây là một trong
những thuận lợi cho việc phát triển của VQG Bidoup – Núi Bà theo hướng thu hút
đầu tư phát triển du lịch sinh thái. Hiện nay đang có các tuyến đường mới được xây
dựng vào Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà như tuyến đường 723 nối liền hai trung

tâm du lịch là Nha Trang và Đà Lạt; tuyến đường 722 (Đường Đông Trường Sơn)
nối liền các tỉnh Tây Nguyên với các tỉnh duyên hải miền Trung. Các xã xung
quanh VQG Bidoup – Núi Bà đã có điện lưới Quốc gia và trong tương lai gần hệ

7


thống nước sạch cũng sẽ được đưa về các vùng sát VQG Bidoup – Núi Bà theo
chương trình nước sạch nông thôn của Chính phủ.
2.3 Mô tả đối tượng nghiên cứu
2.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là kiểu rừng hỗn giao cây lá rộng và lá
kim (với ưu thế loài Thông 2 lá dẹt), tại tiểu khu 128 VQG Bidoup – Núi Bà, tỉnh
Lâm Đồng.
Kiểu rừng này thường phân bố trên vùng núi đất phiến thạch sét hay đất
Granit (có nguồn gốc từ đá macma chua), ở đỉnh đồi những nơi địa hình tương đối
cao (sườn và đỉnh đồi) với độ cao từ 1400 đến 1900 m so với mặt nước biển. Rừng
còn trữ lượng khá cao > 300 m3/ha. Đường kính bình quân của lâm phần khoảng
24,4 cm, độ biến động D rất lớn (56%), trong đó loài Thông 2 lá dẹt, có những cá
thể D >100 cm, chiếm độ ưu thế trong quần thể khá cao (gần 15% trị số tổ thành
chung)
2.3.2 Khái quát vài nét về loài Thông 2 lá dẹt
 Đặc điểm hình thái
Thông 2 lá dẹt còn có tên khác là Thông Sri. Có tên khoa học là Pinus
krempfii H.Lec, tên đồng nghĩa Ducampopinus krempfii (Lec) A. Chev. Thuộc họ
thông (Pinaceae) mọc hỗn giao với rừng cây lá rộng.
Cây gỗ lớn, là những cây đại thụ cao trên dưới 30m, thường chiếm tầng trên
tán rừng. Đường kính thân đến 0,7 m, cá biệt có khi đến gần 2m. Thân tròn thẳng,
đoạn thân dưới cành lớn, ít cành nhánh phụ. Vỏ cây già màu nâu hồng, bong thành
mảng không đều, có nhựa.Tán cây thường khá rộng, màu xanh xẫm và có hình rẻ

quạt đặc trưng để phân biệt với tán các loài mọc chung khác.
Lá tập trung đầu cành, mỗi bẹ mang 2 lá. Dạng hình lá mác dẹt, nhọn ở đầu
dài từ 7 – 12 cm, rộng 0,2 – 0,6 cm. Nón đơn tính, nón đực hình trụ, nón cái mọc
đơn độc, hướng xuống dưới. Mặt vảy lồi, hình thoi với một đường ngang lồi ở giữa.
Hạt nhỏ, hình bầu dài, có cánh tròn ở đầu hình trứng, dài 4 – 9 cm, rộng 3 – 8 cm.
Khi chín các vảy nón không mở hết đến gốc. Mùa quả chín vào tháng 9 – 10.
8


Thông 2 lá dẹt là loài đặc hữu của Việt Nam, được phát hiện tập trung ở Lâm
Đồng, một số ít ở Chu Yang Sin, Đắc Lắc, Ninh Thuận, Hòn Bà thuộc Khánh
Hòa.Tại Lâm Đồng Thông 2 lá dẹt hiện diện chủ yếu trong kiểu rừng hỗn giao cây
lá rộng và lá kim tập trung ở vùng Bidoup – Núi Bà.
Theo tiêu chuẩn phân loại của Sách đỏ Việt Nam, loài này được xếp vào cấp
V (Vulnerable)_ sẽ nguy cấp ( có thể bị đe dọa tuyệt chủng) và theo tiêu chuẩn
IUCN được xếp vào cấp EN ( Endanger)_ nguy cấp
Thông 2 lá dẹt là một loài cây được nhiều nhà thực vật học trong nước và
nước ngoài quan tâm. Do có nguồn gen quý, hiếm và độc đáo ở Việt Nam với lá
hình dải mác chứ không hình kim như các loài thông khác.

9


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề tài đề ra nội dung nghiên cứu gồm:
3.1.1 Đặc điểm lâm học của kiểu rừng hỗn giao lá rộng với lá kim ở tiểu TK128
- Thành phần loài thực vật tham gia vào tổ thành rừng hỗn giao lá rộng - lá
kim tại tiểu khu 128 ( với ưu thế loài Thông hai lá dẹt)

- Đặc trưng kết cấu tổ thành loài thực vật tại tiêu khu 128
- Phân bố số cây theo cấp đường kính (N-D1,3)
- Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N-Hvn)
- Phân bố số cây theo đường kính tán (N-Dtan)
- Xác định tương quan giữa (Hvn) - (D1,3)
- Đánh giá tình hình tái sinh dưới tán rừng.
3.1.2 Đề xuất một số biện pháp lâm sinh
- Nhằm nuôi dưỡng, phục hồi rừng, phát triển và quản lý bảo vệ rừng tại
KVNC (đặc biệt loài Thông 2 lá dẹt tại VQG Bidoup – Núi Bà)
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài đã kế thừa một số tư liệu về điều kiện tự nhiên ( khí hậu, địa hình, đất
đai, đặc điểm tài nguyên rừng…). Điều kiện dân sinh kinh tế - xã hội.
- Một số tài liệu có liên quan đến đề tài như kết quả điều tra hệ thực vật rừng
tại VQG Bidoup – Núi Bà năm 2008 của Viện Điều tra quy hoạch rừng VQG
Bidoup – Núi Bà.
 Thu thập số liệu cây gỗ lớn.

10


- Căn cứ vào các tài liệu có liên quan để thu thập số liệu cây đứng ( cây có
D1,3 ≥ 8 cm) được đo đếm trong các ô tiêu chuẩn (ÔTC) điển hình với kích thước
1000 m2. ÔTC được bố trí ngẫu nhiên và mang tính đại diện cao cho toàn bộ kiểu
rừng hỗn giao lá rộng - lá kim ( với ưu thế là loài Thông 2 lá dẹt) tại KVNC. Số
lượng ÔTC đo đếm trung bình là 6 ô. Trong mỗi ô tiến hành đo đếm các chỉ tiêu
sau:
- Thống kê tên loài cây theo chi và họ
- Đo đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m (D1,3) với độ chính xác 0,5 cm.
- Chiều cao vút ngọn được đo bằng sào đo cao kết hợp với mục trắc, được xác

định từ gốc đến đỉnh sinh trưởng của cây
- Đường kính tán
- Điều tra phẩm chất cây dựa vào các chỉ tiêu sau:
+ Phẩm chất A: cây thân thẳng, phát triển tốt, tán cân đối, không có hiện
tượng sam bọng, sâu bệnh, cụt ngọn hay 2 thân.
+ Phẩm chất B: thân cong, phát triển trung bình, tán mất cân đối, không có
hiện tượng sam bọng, sâu bệnh.
+ Phẩm chất C: thân cong queo, phát triển kém, cụt ngọn, có 2 thân, có hiện
tượng sam bọng, sâu bệnh.
Kết quả đo đếm được thống kê đầy đủ trong phiếu điều tra cây gỗ lớn như
sau:
STT

Tên

D1,3

Hvn

cây

(cm)

(m)

Đ-T

N-B

Phẩm chất cây

A

B

1
2
3
- Xác định độ tàn che tán rừng
 Thu thập số liệu cây tái sinh
 Cây tái sinh được đo đếm trong các ô dạng bản 4 m2 (2x2m)
11

Ghi
C

chú


 Các cây tái sinh được thống kê vào phiếu điều tra với đầy đủ các nội dung:
- Định danh loài cây
- Đo chiều cao cây tái sinh bằng sào khắc vạch có độ dài chính xác đến cm
- Phân cấp chất lượng cây tái sinh theo 2 cấp: Khỏe và yếu
+ Cây khỏe: là những cây sinh trưởng và phát triển tốt, tán lá tròn, đều, cân
đối, xanh tốt, không bị sâu bệnh hay hai thân.
+Cây yếu: những cây có sức sinh trưởng kém và không ổn định, cây có hiện
tượng sâu hại nặng, cây đang chết từng phần hoặc bị gãy đổ.
- Cây tái sinh còn được chia theo nguồn gốc hạt hay chồi
- Cây tái sinh được chia thành 4 cấp:
+ Cấp 1: <1 m
+ Cấp 2: 1 - 2 m

+ Cấp 3: 2 - 3 m
+ Cấp 4: >3 m
- Điều tra nhanh phân bố cây tái sinh trên mặt đất rừng theo độ thường gặp
hay phân bố Poission.
- Đồng thời xác định tình hình phát triển của cây bụi và thảm tươi ảnh hưởng
đến tái sinh rừng.
Sơ đồ bố trí các ô đo đếm cây tái sinh dạng bản được thể hiện trong hình:

12


Tổng số ô dạng bản trong mỗi ô tiêu chuẩn là 15 ô, và tiến hành đo đếm cây
tái sinh theo các chỉ tiêu đã đề ra. Sau đó, được ghi trong phiếu điều tra cây tái sinh
có sẵn.
3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi thu thập số liệu tại khu vực nghiên cứu tiến hành xử lý số liệu bằng
các phần mềm tính toán như excel trên máy vi tính, và phần mềm statgraphics
a) Tầng cây gỗ lớn
Một số công thức sử dụng trong quá trình tính toán như sau:
Tính mật độ cây/ha:

N: số cây/ha
n: số cây đo đếm
Sdd: diện tích đo đếm (1000 m2)

 Phân cấp để tính toán các chỉ tiêu bằng cách chia tổ
m= 5* log(n)

hoặc


m= 3,3 * log(n)+1

m: số tổ
n: số cây đo đếm
 Cự ly cây:

 

K=

Xmax : giá trị lớn nhất
Xmin : giá trị nhỏ nhất
 Xác định tần suất:

N%=



∗ 100

 Tính toán các chỉ tiêu khác:
∑ ∗

∑ ∗

- Phương sai:

S2=

- Sai tiêu chuẩn:


Sx = S√n

- Hệ số biến động:

Cv = ∗ 100

- Hệ số chính xác:

P% =

%


∗ 100

-Tiết diện ngang thân cây được tính theo công thức:
G (m2) = 0,785*( D1,3)2
13


- Thể tích thân cây theo công thức:
V (m3) = G * Hvn * f

hoặc M (m3/ha) = N * V

Trong đó D1,3 và Hvn là đường kính và chiều cao thân cây bình quân của mỗi
cấp kính; f là hình số thân cây ( f=0,45)
b) Tầng cây tái sinh
Từ các ô dạng bản thu thập số liệu về các chỉ tiêu:

- Số lượng cây tái sinh trong từng ô
- Chiều cao cây tái sinh trong từng ô
Từ đó suy ra được số cây tái sinh bình quân cho một ha rừng.
 Phân chia số cây tái sinh theo cấp chiều cao bằng công thức:

̅=
Với



Xn (n= 1,2,3…n) là số cây tái sinh trên các ô dạng bản điều tra thứ n
N : tổng số ô điều tra

 Mật độ cây tái sinh tính theo công thức:
10000
Với



N: số cây tái sinh/ha
n: số cây tái sinh đo được trên ô dạng bản
S: diện tích của ô dạng bản

Xác định phân bố cây tái sinh bằng cách áp dụng công thức Poission do
Svedberg(1992) đề xuất để đánh giá giá trị bình quân với phương sai:
W
Với

S
x


W = 1: Cây tái sinh phân bố ngẫu nhiên
W<1 : Cây tái sinh có phân bố đồng đều
W>1 : Cây tái sinh có phân bố cụm

- Tính theo độ thường gặp (F)
Trong đó:

F = 

n: Số ô dạng bản mà loài xuất hiện
N: Tổng số ô tái sinh điều tra
14


Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đặc điểm lâm học rừng hỗn giao cây lá rộng – lá kim tại TK 128 VQG
Bidoup – Núi Bà
4.1.1 Thành phần loài thực vật tham gia vào tổ thành loài tại KVNC
Bảng 4.1: Danh mục thực vật tham gia vào tổ thành rừng hỗn giao cây lá rộng
với lá kim tại TK 128 VQG Bidoup – Núi Bà
STT

Tên cây

Tên khoa học

Họ khoa học


1

Trâm vỏ đỏ

Syzigium zeylanicum

Myrtaceae

2

Dẻ

Fosree cochinchinensis

Fagaceae

3

Tiểu hồi

lllicium griffithii Hook

Llliciaceae

4

Thông 2 lá dẹt

Ducampopinus krempfii


Pinaceae

5

Trâm trắng

Syzygium wightianum

Myrtaceae

6

Cáp mộc Bidoup Craibiodendron heryi

7

Cáp mộc VN

Craibiodendron vietnamense Judd Ericaceae

8

Dẻ rừng

Fagus sylvatica

Fagaceae

9


Côm cuống dài

Elaeocarpus petiolatus

Elaeocarpaceae

10

Giỗi

Michelia mediocris Dandy

Magnoliaceae

11

Kháo

Symplocos ferruginea

Lauraceae

12

Sơn Trà

Malus doumeri (Boir.) A. Chev

Rosaceae


13

Kha thụ

Castanopsis scortechinii Gamble

Fagaceae

14

Sồi Langbiang

Quercus robur

Fagaceae

15

Thông 5 lá

Pinus dalatensis Ferro

Pinaceae

16

Dung

Symplocos cochinchinensis Moore Symplocaceae


17

Hồng quang

Rhodoleia championii Hook
15

Ericaceae

Hamamelidaceae


×