Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

Nghiên cứu đặc điểm hình thái và đánh giá kết quả phẫu thuật chỉnh hình dị dạng vành tai bẩm sinh độ i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.83 MB, 97 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Dị dạng vành tai bẩm sinh là những khiếm khuyết bẩm sinh của vành tai,
được chia làm nhiều mức độ khác nhau. Theo Weerda dị dạng vành tai bẩm
sinh được chia làm 3 độ, trong đó độ I là nhẹ nhất, bao gồm các dị dạng mà
hầu hết các cấu trúc của vành tai còn nhận thấy được. Với dị dạng độ I có thể
điều trị bằng nắn chỉnh vành tai hoặc phẫu thuât chỉnh hình nhưng ít khi phải
lấy thêm da, sụn hoặc cấy ghép sụn [1], [2].
Dị dạng vành tai bẩm sinh chiếm tỷ lệ 1/6000 trẻ sơ sinh với các mức độ
khác nhau, đa số các trường hợp là một bên (70 – 90%) [1]. Dị dạng vành tai
thường gặp ở người Châu Á. Nguyên nhân của các dị dạng này còn chưa
được hiểu rõ nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy các dị dạng vành tai có mối
liên quan mật thiết với yếu tố di truyền, đột biến gen cũng như các tác động
của yếu tố môi trường trong thời kỳ bào thai [3], [4].
Dị dạng vành tai gây ra ảnh hưởng lớn đến vấn đề thẩm mỹ và tâm lý
của người bệnh. Các dị tật này làm người bệnh mặc cảm, thiếu tự tin khi giao
tiếp đặc biệt ở trẻ nhỏ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển và hòa nhập xã
hội [2], [5]. Vì vậy các dị dạng vành tai bẩm sinh này cần được phát hiện và
điều trị sớm để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Nếu như với
các dị dạng vành tai mức độ nặng hay dị tật thiểu sản vành tai cần chỉnh hình
bằng nhiều kỹ thuật phức tạp như cấy ghép sụn qua nhiều thì phẫu thuật khác
nhau thì các dị dạng mức độ nhẹ (độ I) có thể phẫu thuật chỉnh hình bằng các
phương pháp can thiệp tối thiểu không cần phải cấy ghép sụn.
Trên thế giới từ thế kỷ XIX đến nay đã có một số công trình nghiên cứu
về đặc điểm hình thái, chức năng cũng như các phương pháp chỉnh hình dị
dạng vành tai bẩm sinh và thu được kết quả tốt.


2


Ở Việt Nam cũng có một vài nghiên cứu về dị dạng vành tai bẩm sinh
mức độ nặng hay thiểu sản vành tai, bước đầu đánh giá về đặc điểm hình thái
và hiệu quả điều trị bằng cấy ghép sụn sườn tự thân. Nhưng theo hiểu biết của
chúng tôi, chưa có nghiên cứu nào về dị dạng vành tai bẩm sinh độ I và các
phương pháp chỉnh hình trên những bệnh nhân này. Vậy đặc điểm hình thái
của dị dạng vành tai bẩm sinh độ I là như thế nào? Kết quả phẫu thuật chỉnh
hình những dị dạng đó ra sao? Là những câu hỏi rất cần lời giải đáp.
Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm hình thái và đánh giá kết quả
phẫu thuật chỉnh hình dị dạng vành tai bẩm sinh độ I” được tiến hành với
hai mục tiêu:
1.

Mô tả đặc điểm hình thái các dị dạng vành tai bẩm sinh độ I của các
bệnh nhân vào điều trị tại Bệnh viện Tai – Mũi – Họng Trung ương từ

2.

tháng 3 năm 2016 đến tháng 8 năm 2017.
Đánh giá kết quả phẫu thuật chỉnh hình ở những bệnh nhân trên.
Hy vọng nghiên cứu này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả điều trị các dị

dạng vành tai bẩm sinh bằng các kỹ thuật phẫu thuật chỉnh hình đang được áp
dụng rộng rãi trên thế giới.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Lịch sử nghiên cứu

1.1.1. Trên thế giới
- Các dị dạng vành tai bẩm sinh đã được biết đến từ rất lâu nhưng phải
đến tận thế kỷ XIX những báo cáo đầu tiên về kỹ thuật chỉnh hình vành tai
mới được công bố [6].
- Năm 1845, Dieffenbach lần đầu tiên mô tả kỹ thuật chỉnh hình vành tai
vểnh ở những bệnh nhân sau chấn thương, ông sử dụng đường rạch sau tai
khâu đính sụn loa tai vào xương chũm để cố định lại vành tai [7].
- Năm 1881, Ely mô tả kỹ thuật chỉnh hình vành tai vểnh bằng việc cắt
bỏ một miếng sụn hình lưỡi liềm và khâu cố định loa tai xương chũm [7].
- Tiếp sau đó các kỹ thuật cắt bỏ da sau tai được thực hiện bởi Hauck
(1884) và Joseph (1896) [7].
- Rất nhiều kỹ thuật kéo vạt da chỉnh hình vành tai được mô tả bởi
Stetter (1884) và Payr (1906). Năm 1903, Gersuny nhận thấy vì sụn vành tai
có lực đàn hồi cũng như sự đàn hồi tự nhiên của da nên việc cắt bỏ da đơn độc
không mang lại hiệu quả lâu dài để chỉnh hình vành tai [7].
- Năm 1910, Luckett kết hợp kỹ thuật cắt sụn dọc theo gờ đối luân với
các mũi khâu ngang để tạo được hình dáng của hố thuyền [7].
- Năm 1952, Becker thực hiện đường rạch dọc theo rìa của gờ đối luân và
kết hợp với mũi khâu sau tai để đạt được hình dáng gờ đối luân mong muốn [7].
- Gibson and Davis cuối cùng cũng chỉ ra rằng việc rạch sụn ở 1 phía có
thể làm cong sụn ở phía đối diện. Điều này đã dẫn đường cho việc sáng tạo ra
rất nhiều kiểu kỹ thuật cắt sụn cải biên khác nhau để tạo hình ở gờ đối luân
được mô tả bởi Converse (1955), Wood-Smith (1963) và Stenstrom (1963).


4

- Khác hẳn với kỹ thuật rạch sụn, Mustardé mô tả kỹ thuật mới vào năm
1963 và 1967 tạo hình gờ đối luân bằng việc khâu sụn với chỉ không tiêu.
Ông sử dụng đường tiếp cận từ phía sau vành tai, khâu một vài mũi khâu đính

sụn để tạo hình gờ đối luân như mong muốn [6].
- Furnas (1968) và Spira (1969) mô tả kỹ thuật cố định loa tai vào xương
chũm để làm giảm khoảng cách từ tai đến hộp sọ và kết hợp với kỹ thuật
chỉnh hình gờ đối luân để chỉnh hỉnh vành tai vểnh [8].
- Trong một bài tổng quan nghiên cứu Weerda đã tổng kết 94 bài báo về các
kỹ thuật chỉnh hình vành tai khác nhau và đưa ra kết luận kỹ thuật phù hợp để
chỉnh hình dị dạng vành tai chỉ được quyết định dựa trên bệnh nhân cụ thể [7].
Hiện nay trên thế giới ngày càng có nhiều kỹ thuật chỉnh hình vành tai khác nhau
để mang đến hiệu quả thẩm mỹ cao nhất cho người bệnh.
1.1.2. Ở Việt Nam
- Có một vài nghiên cứu về đặc điểm hình thái dị dạng vành tai bẩm sinh
độ II và III hay thiểu sản vành tai và các phương pháp chỉnh hình vành tai
bằng cấy ghép sụn tự thân như:
- Năm 2012, Nguyễn Thị Vân Bình đã đưa ra nghiên cứu hình thái thiểu
sản vành tai và kết quả cấy sụn sườn tạo hình vành tai [9].
- Năm 2015, Nguyễn Thùy Linh nghiên cứu về kết quả phẫu thuật
nâng khung sụn tạo hình rãnh sau tai trên bệnh nhân thiểu sản vành tai cấy
sụn tạo hình [10].
- Tuy nhiên các dị dạng vành tai bẩm sinh độ I chưa được nghiên cứu
nhiều. Chỉnh hình các dị tật này đơn giản, dễ thực hiện hơn các bệnh lý thiểu
sản vành tai, không đòi hỏi phải cấy ghép sụn và qua nhiều thì phẫu thuật.
- Ở bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương trong những năm gần đây đã
triển khai các kỹ thuật chỉnh hình một số dị dạng vành tai bẩm sinh độ I như
vành tai cụp, vành tai vùi, vành tai dơi, các dị dạng dái tai. Tuy nhiên hiệu quả
của các kỹ thuật chỉnh hình ở nhóm bệnh nhân này còn chưa được nghiên cứu
nhiều ở Việt Nam.


5


1.2. Đặc điểm giải phẫu vành tai
1.2.1. Phôi thai học
- Tai ngoài bao gồm có vành tai và ống tai ngoài, phát triển từ khe mang
thứ nhất và những phần nằm kề khe này của cung hàm dưới và cung xương
móng. Vành tai bắt đầu phát triển muộn hơn các thành phần khác của tai.
Vành tai được hình thành từ 6 gờ lồi (còn gọi là gờ His) tụ tập ở khe mang thứ
nhất. Vào tuần lễ thứ 5 của thời kỳ bào thai, 3 gờ lồi phát sinh từ cung hàm
dưới (gờ lồi 1, 2, 3) và 3 gờ lồi còn lại từ cung xương móng (gờ lồi 4, 5, 6) ở
phần đối diện của khe mang thứ nhất [3].
- Những gờ lồi này có mối liên quan đặc hiệu với những cấu trúc đặc biệt
của vành tai. Khoảng tuần lễ thứ 8 thì vành tai có cấu trúc xác định.
Ba gờ lồi thuộc cung hàm dưới góp phần tạo thành bình tai, rễ luân nhĩ
và loa tai. Những gờ lồi thuộc cung xương móng thì góp phần hình thành hầu
hết các phần của vành tai người lớn, tức là những bộ phận còn lại không xuất
phát từ cung hàm dưới. Gờ lồi thứ nhất và thứ sáu thì giữ nguyên vị trí hằng
định, đánh dấu vị trí hình thành lần lượt của bình tai và gờ đối bình. Gờ lồi
thứ 4 và thứ 5 thì phát triển lan rộng và xoay ngang qua đầu sau của khe mang
thứ 1, từ đó phát sinh ra phần trước và trên của đối luân nhĩ và phần kế cận
của thân vành tai. Mặc dù được phần lớn các tác giả công nhận nhưng vẫn
chưa có những bằng chứng xác định về nguồn gốc của các trụ luân nhĩ và
phần trên luân nhĩ. Vành tai và ống tai ngoài ban đầu nằm ở phía trước (phía
bụng) của đầu, về sau mới di chuyển về phía sau (phía lưng) và phía trên. Di
chuyển xa hơn nữa thì ống tai ngoài và hòm nhĩ nguyên thủy sẽ tới gần mức
mà vành tai đã di chuyển đến, và các phần của tai ngoài, tai giữa và tai trong
sẽ gắn liền với nhau. Vì những gờ lồi thuộc cung mang thứ 2 góp phần nhiều
hơn vào quá trình hình thành vành tai, nên những dị dạng của gờ đối luân,
xoăn nhĩ, gờ đối bình và dái tai là những dị dạng hay phải đề cập đến và cũng


6


hay phải chỉnh sửa nhất trong phẫu thuật tạo hình tai. Vành tai đạt được hình
dạng chính của người lớn vào khoảng tuần thứ 18 mặc dù nó vẫn tiếp tục phát
triển cho đến tuổi trưởng thành [11].

A

B
Hình 1.1. Sự phát triển của tai ngoài [3]

(A)

Giai đoạn sớm của thời kỳ bào thai

(B)

Giai đoạn sau của thời kỳ bào thai

(C)

Vành tai khi mới sinh ra

C

Dị dạng vành tai xảy ra khi có vấn đề bất thường trong quá trình phát
triển của tai ở thời kì phôi thai. Một số giả thiết về sự phát triển bất thường
này đã được đưa ra như:


Do bất thường các mạch máu cung cấp cho khu vực xung quanh tai trong phôi

thai.



Do sự chết bất thường của các tế bào của khe mang thứ nhất hay những phần
nằm kề khe này của cung hàm dưới và cung xương móng.



Do di cư bất thường của các tế bào mào thần kinh, hay do các gờ lồi hình
thành nên vành tai không phát triển…
Tuy nhiên, tất cả những giả thiết này vẫn còn chưa được khẳng định
rõ ràng.


7

1.2.2. Vị trí, các góc và kích thước của vành tai
* Vị trí của vành tai

Hình 1.2. Vị trí, hướng và kích thước của vành tai [6]
- Vành tai nằm ngay sau khớp thái dương hàm và vùng tuyến mang tai,
phía trước xương chũm, phía dưới vùng thái dương.
- Vành tai được giới hạn bởi:
+ Phía trên: nằm trên đường thẳng kẻ ngang qua lông mày.
+ Phía dưới: nằm trên đường thẳng kẻ ngang qua chân mũi.
+ Trục dọc của vành tai là đường thẳng qua đỉnh cao nhất của vành tai và
điểm thấp nhất của dái tai và song song với trục của sống mũi.
+ Trục phía trước của vành tai trùng với bờ sau của ngành lên xương hàm dưới.
+ Phần giữa vành tai kẻ ngang phải trùng với đường kẻ ngang của giữa

mũi.
* Các góc của vành tai
- Vành tai là một mảnh sụn đính với thành bên của đầu. Phần tự do của
vành tai mở ra phía sau, chéo với bề mặt xương sọ thành một góc gọi là góc
vành tai – xương chũm hay góc vành tai. Góc này khác nhau giữa nam và nữ.
Ở nam từ 10 - 30o, trong khi đó ở nữ là 2 - 20 o. Góc tạo bởi loa tai và bề mặt


8

ngoài xương sọ bình thường khoảng 90o. Góc tạo bởi hố thuyền – loa tai bình
thường từ 90o - 120o. Phẫu thuật tạo hình vành tai bắt đầu bằng sự đánh giá tỉ
mỉ của các góc, cấu trúc bị biến dạng. Nếu góc giữa loa tai – bề mặt ngoài
xương sọ lớn hơn 90o hoặc góc giữa vành tai – xương chũm lớn hơn 40 o sẽ
cho thấy sự vượt quá mức về kích thước của loa tai. Nếu góc giữa loa tai – hố
thuyền lớn hơn 120o cho thấy sự vắng mặt của gờ đối luân. Nếu khoảng cách
giữa gờ luân và hộp sọ lớn hơn 20 mm có thể là kết quả của sự vượt quá mức
về kích thước của loa tai hoặc sự vắng mặt của nếp gờ đối luân. Góc vành tai
hai bên chênh lệch nhau dưới 10º [6].

Hình 1.3. Các góc của vành tai [12], [13]
* Kích thước của vành tai
- Vành tai trung bình dài 6,5 cm và rộng 3,5 cm, tỷ lệ chiều dài và chiều rộng
bằng 50 – 55% [6]. Theo Lê Gia Vinh và cộng sự thì ở Việt Nam, kích thước trung
bình của vành tai là: ở nam dài 6,2 ± 0,6 cm, rộng 3,3 ± 0,3 cm và ở nữ dài 5,7 ± 0,5
cm, rộng 3,1 ± 0,3 cm. Còn kích thước của dái tai ở nam dài 1,7 ± 0,2 cm, rộng
2,0 ± 0,2 cm; và ở nữ dài 1,6 ± 0,2 cm, rộng 1,7 ± 0,2 cm [14].


9


1.2.3. Giải phẫu vành tai
1.Luân nhĩ; 2.Gờ đối luân; 3.Rễ trên của gờ
đối luân; 4.Rễ dưới của gờ đối luân; 5.Hố
thuyền; 6.Hố tam giác; 7.Bình tai;8.Gờ đối
bình; 9.Khuyết gian bình; 10.Rễ luân nhĩ;
11.Lòng thuyền vành tai; 12.Loa tai; 13.Rễ
dưới gờ luân; 14. Dái tai

Hình 1.4. Mặt trước của tai ngoài bên trái [6]
Vành tai có 2 mặt: mặt trước và mặt sau (hoặc mặt ngoài và mặt trong)
* Mặt trước vành tai có những chỗ lồi và chỗ lõm mà cách gọi tên có khác
nhau chút ít tùy theo tác giả. Để thống nhất cách gọi chúng tôi dựa vào cách gọi
trong sách Atlas giải phẫu người của Nguyễn Quang Quyền (2000) [15].
Những chỗ lồi, tính từ chu vi về trung tâm là: gờ luân nhĩ, gờ đối luân
nhĩ, đối bình tai và bình tai.
- Gờ luân nhĩ: chiếm 2/3 trên bờ tự do của vành tai và xuất phát từ phía
trước và phía dưới, tiếp theo rễ của nó, rễ này từ ống tai ngoài kéo dài ra theo
hướng nằm ngang (phía ngoài và phía sau). Từ chỗ xuất phát gờ luân nhĩ tiếp
tục đi lên phía trên rồi lại cong xuống phía dưới để tận cùng tiếp nối với dái tai.
- Gờ đối luân nằm phía trong, đồng tâm với gờ luân, xuất phát từ phía
trên bởi 2 rễ: rễ dưới (trước) và rễ trên (sau), hai rễ này hợp nhất thành một
tạo nên gờ đối luân. Gờ này nằm ngăn cách giữa gờ luân nhĩ ở phía sau và bờ
của loa tai ở phía trước.
- Đối bình tai là một gờ nhỏ ở phía trước dưới của gờ đối luân, đối diện
với bình tai.


10


- Bình tai có hình tam giác, nghiêng ra phía sau ngoài và tạo nên thành
trước của ống tai. Giữa bình tai và đối bình tai có một khuyết nhỏ - khuyết
gian bình.
Những chỗ lõm là hố thuyền, hố tam giác, rãnh luân nhĩ, loa tai và cửa tai.
- Hố thuyền: là một hố thấp, nông, nằm giữa rễ sau của gờ đối luân và
gờ luân nhĩ.
- Hố tam giác: là một hố sâu, nằm giữa 2 rễ của gờ đối luân.
- Rãnh luân nhĩ (Scapha): nằm giữa gờ luân nhĩ và gờ đối luân.
- Loa tai: tiếp giáp với gờ đối luân ở phía trên sau, phía trước đáy của loa
tai nối liền với ống tai ngoài và liên quan với bình tai, phía sau dưới giới hạn
bởi gờ đối bình.
- Dái tai thể hiện nhiều mức độ phát triển khác nhau với hình dáng thay đổi
ở từng người [14].
* Mặt sau vành tai gồm có hai bờ
- Bờ trước dính chặt với thành bên của đầu.
- Bờ sau là bờ tự do
Hai vành tai của người thường không hoàn toàn giống nhau. Các bộ phận
của vành tai cũng biến đổi theo tuổi tác và nghề nghiệp: vành tai trẻ em da
mịn, các chỗ lồi lõm không quá gồ ghề; vành tai người già có những nếp
nhăn, gập khúc, sụn cứng hơn và gồ lên rõ hơn, người lao động chân tay
nhiều vành tai cứng và gồ ghề hơn.
1.2.4. Cấu tạo của vành tai
Vành tai là một cái loa bằng sụn được bao bọc bên ngoài bởi da, phía
dưới của vành tai không có sụn mà chỉ có mỡ và da được gọi là dái tai.
Da của vành tai rất mịn mỏng, thực tế không có mỡ dưới da mà dính chặt
vào bề mặt sụn. Mặt trước của vành tai lớp da phủ mỏng dính chắc vào sụn,
trong khi ở phía sau (mặt sau) thì da di động dễ dàng [11].


11


Sụn vành tai là sụn chun, sụn vành tai rất mỏng và khá đồng đều về độ
dày mỏng, dày từ 0,5 - 1 mm, bọc bởi màng sụn. Sụn của vành tai có tính chất
rất đặc biệt, nó không giống với sụn ở bất cứ nơi nào khác trong cơ thể. Nó
không có mạch máu và chỉ gồm duy nhất một mảnh nguyên vẹn. Sụn của
xương sườn VII phần nào giống với sụn vành tai nhưng dày hơn, rắn hơn và
cũng dễ gẫy hơn. Hình dáng của vành tai lệ thuộc vào cốt sụn của vành tai.
Những đặc tính riêng biệt của sụn vành tai cộng với những gờ nổi, nếp gấp
tạo cho vành tai có hình dáng phức tạp [11].
Khung của vành tai gồm có ba tầng sụn, hình thành nên bốn mặt phẳng,
xoắn vặn một cách tinh tế, đó là các tầng sau: phức hợp loa tai, phức hợp gờ
đối luân- gờ bình tai và phức hợp gờ luân nhĩ. Tất cả những mặt phẳng này
nối tiếp với nhau lần lượt theo những góc vuông và hình thành một mặt trước
(phía lõm) với những thành phần lồi lõm phức tạp và một mặt sau (phía lồi)
bằng phẳng hơn. Vì vậy, bất kỳ tổn thương nào của vành tai khi phục hồi cần
tuân theo đặc điểm cấu trúc này.
1. Sàn vành tai
2. Thành vành tai
3. Phức hợp hố thuyền – gờ đối luân
4. Gờ luân nhĩ
Hình 1.5. Quan niệm bốn mặt phẳng, ba tầng thiết kế vành tai [16]
1.2.5. Mạch máu và thần kinh vành tai
- Động mạch: Vành tai được cung cấp máu bởi hai nguồn: động mạch
thái dương nông hay động mạch tai trước và động mạch tai sau. Đó là những
nhánh bên của động mạch cảnh ngoài [17].
Các động mạch tai trước: thường có 3 nhánh.
+ Nhánh dưới: phân chia cấp máu cho nửa trước của bình tai và dái tai.


12


+ Nhánh giữa: đi vào nửa dưới của phần lên gờ luân và đi xuống cấp
máu cho loa tai theo rễ của gờ luân.
+ Nhánh trên: cấp máu cho nửa trên phần lên của gờ luân.
Các động mạch tai sau: có 3 hoặc 4 nhánh tách ra từ thân động mạch tai
sau, một số nhánh đi ở dưới cơ tai sau, một số nhánh đi ở trên cơ này. Ngay
sau chỗ xuất phát các nhánh này đi tới mặt trong của vành tai và phân nhánh ở
mặt này theo hướng chếch lên trên và ra trước. Như vậy, các nhánh này đi từ
phần dính của vành tai ra bờ tự do.
Hình A: 1.Động mạch thái dương
nông; 2.Động mạch tai sau; 3.Các
nhánh của động mạch tai trước;
4.Các nhánh xiên; 5.Cơ nhị thân,
6.Góc hàm
Hình B: 1.Cơ sau tai, 2.Động
mạch tai sau, 3.Các nhánh xiên
Hình 1.6. Mạch máu của vành tai [18]
- Tĩnh mạch: Giống như động mạch. Các tĩnh mạch của vành tai phân
chia thành các tĩnh mạch tai trước và tai sau.
Các tĩnh mạch tai trước đổ vào tĩnh mạch thái dương nông và sau đó vào
tĩnh mạch cảnh ngoài. Các tĩnh mạch tai sau đổ vào tĩnh mạch cảnh ngoài.
Tuy nhiên, một số tĩnh mạch sau lại đổ vào tĩnh mạch liên lạc. Tĩnh mạch này
chui qua lỗ chũm để đổ vào xoang tĩnh mạch bên.
-Thần kinh: Các dây thần kinh chi phối cho vành tai gồm hai loại:
+ Các nhánh vận động: xuất phát từ dây thần kinh mặt.
+ Các nhánh cảm giác của vành tai là do những nhánh sau và nhánh
trước của dây thần kinh tai lớn chi phối, được tăng cường thêm bởi dây thần
kinh tai - thái dương.
1.2.6. Chức năng của vành tai



13

Vành tai với vị trí và cấu trúc đặc biệt có tác dụng thu, hứng lấy các sóng
âm trong không khí vào ống tai ngoài. Ngoài ra, vành tai còn giúp chúng ta
định hướng âm, phân biệt được tiếng động ở bên phải hoặc bên trái, ở phía
trước hoặc phía sau.
Ngày nay, người ta đã biết nghe rõ bằng hai tai có ưu thế hơn nghe bằng
một tai vì: nghe rõ hơn, khu trú được nguồn âm tốt hơn, phân biệt được lời
nói trong môi trường ồn ào.
Vành tai còn có chức năng thẩm mỹ tạo sự cân đối cho khuôn mặt.
Dị tật vành tai gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của bệnh nhân, nhất là
trẻ em ở giai đoạn phát triển về ý thức, bắt đầu nhận thức về mình so với mọi
người xung quanh. Với những trẻ bị tật ở mắt như cận thị, viễn thị, nếu có
vành tai vùi sẽ không thể đeo được kính cũng như đeo khẩu trang mỗi lần ra
ngoài môi trường bụi, gió rét…
Dái tai có một nguồn cung cấp máu lớn và có thể giúp làm ấm đôi tai và
duy trì sự cân bằng, dái tai có chứa rất nhiều đầu dây thần kinh và đối với
một số người, dái tai được cho là một vùng nhạy cảm trong cơ thể.
Các chức năng này đều quan trọng nên khi chỉnh hình cần đảm bảo cả về
giải phẫu, chức năng và thẩm mỹ.
1.3. Đặc điểm dị dạng vành tai bẩm sinh
1.3.1. Phân loại dị dạng vành tai bẩm sinh
Có rất nhiều loại dị dạng vành tai bẩm sinh khác nhau do sự phát triển
bất thường của một hoặc nhiều gờ lồi trong quá trình phát triển bào thai. Theo
phân loại của Weerda, dị dạng vành tai bẩm sinh được phân thành các độ tăng
dần cùng với mức độ nghiêm trọng của dị tật[1].
- Độ I (dị dạng nhẹ): hầu hết các cấu trúc của vành tai còn nhận thấy
được. Sự chỉnh hình vành tai ít khi đòi hỏi phải lấy thêm da hoặc sụn.



14

- Độ II (dị dạng vừa): còn được gọi là thiểu sản vành tai độ II, một vài
cấu trúc của vành tai bình thường còn nhận thấy được. Cần có sự chỉnh hình
một phần và đòi hỏi phải sử dụng thêm sụn và da.
- Độ III (dị dạng nặng) còn được gọi là thiều sản vành tai độ III, không
có tai. Không còn nhận thấy được các cấu trúc bình thường của vành tai. Cần
chỉnh hình toàn bộ vành tai và đòi hỏi cần sử dụng thêm da và rất nhiều sụn.
Bảng 1.1. Phân độ dị dạng vành tai theo Weerda[1]
Độ dị dạng vành tai




Độ I








Độ II

Độ III








Các dưới nhóm
Vành tai vểnh (Prominent ear)
Vành tai lớn (Macrotia)
Vành tai vùi (Cryptotia – pocket ear)
Vành tai cụp type I, IIa, IIb (Constricted ear)
Dị dạng dái tai (cố định, không có, dái tai nhỏ, dái
tai lớn, dái tai xẻ thùy)
Vành tai dơi (Stahl ear)
Vành tai phẳng (Scaphoid ear)
Vành tai nhọn (Satyr ear)
Dị dạng khác: thiếu rễ của sụn luân nhĩ, dị dạng
bình tai, đối bình tai
Vành tai cụp type III (Cup ear type III)
Vành tai nhỏ (Mini ear) thiểu sản phần trên, phần
giữa, phần dưới vành tai; thường kết hợp với chít
hẹp ống tai ngoài và bất thường màng nhĩ
Thiểu sản vành tai 1 bên hoặc 2 bên (microtia)
Không có tai (anotia)


15

Vành tai vểnh

Vành tai cụp


Vành tai vùi

Prominent ear

Constricted or cup ear

Cryptotia

Vành tai dơi

Vành tai phẳng

Dị dạng bình tai

Stahl ear

Scaphoid ear

Accessory and macrotragus

Dị dạng dái tai
Hình 1.7. Một số dị dạng vành tai bẩm sinh độ I [7], [19], [20],[21],


16

Hình 1.8. Các loại dị dạng vành tai cụp theo Weerda [1]
a. Type I dị dạng nhẹ, chỉ ảnh hưởng đến gờ luân
b. Type IIa dị dạng mức độ nhẹ đến vừa, ảnh hưởng đến gờ luân và hố thuyền,
chỉnh hình không cần phải thêm da

c. Type IIb dị dạng mức độ vừa đến nặng ảnh hưởng đến gờ luân và hố
thuyền, chỉnh hình cần phải thêm da ở rìa của vành tai
d. Type III dị dạng mức độ nặng ảnh hưởng đến gờ luân, hố thuyền, gờ đối
luân và loa tai

Không có vành tai (Anotia)
Thiểu sản vành tai (Microtia)
Hình 1.9. Dị dạng vành tai bẩm sinh độ III [1]
1.3.2. Đặc điểm hình thái học dị dạng vành tai bẩm sinh độ I


17

Trong dị dạng vành tai bẩm sinh độ I có nhiều dưới nhóm khác nhau.
Sau đây là một số kiểu dị dạng vành tai bẩm sinh độ I hay gặp trên lâm sàng
và đặc điểm hình thái của các kiểu dị dạng này:
* Vành tai vểnh:
- Vành tai vểnh là dị dạng khá phổ biến trong số các dị dạng vành tai
bẩm sinh nói chung với tỷ lệ khoảng 5% [3].
- Dị dạng vành tai vểnh bao gồm nhiều dị tật kết hợp [22]
+ Khoảng cách từ vành tai đến đầu lớn hơn 2cm
+ Không có hoặc không rõ gờ đối luân
+ Quá phát sụn loa tai, loa tai sâu hơn bình thường
* Vành tai vùi:
Vành tai vùi là dị dạng vành tai bẩm sinh khi mà cực trên của vành tai bị
chôn vùi dưới lớp da của xương chũm và có thể kéo ra được nhưng khi ngừng
kéo vành tai lại trở về vị trí ban đầu. Đây là dị dạng vành tai thường gặp ở
người châu Á [23].
Sự chôn vùi của phần trên vành tai không những gây mất thẩm mỹ mà
còn làm người bệnh rất khó đeo kính hoặc đeo khẩu trang [23].

Hirose và CS phân loại vành tai vùi làm 2 type dựa trên sự dị dạng của
gờ đối luân và tình trạng của các cơ ở vành tai [24].
Type I (type cơ ngang hoặc type rễ trên): thân và rễ trên của gờ đối luân
bị ép lại với nhau, phần trên vành tai bị chôn vùi dưới da.
Type II (type cơ chéo hoặc type rễ dưới): gờ đối luân bị ép lại, rễ dưới
của gờ đối luân bị bẻ cong.
* Vành tai cụp:
- Đây là dị dạng ở 1/3 trên vành tai với các mức độ khác nhau, gờ luân
nhĩ của vành tai bị kéo xuống. Dị dạng vành tai cụp có 4 đặc điểm [25]:
+ Mất hoặc giảm kích thước của hố tam giác, hố thuyền, rễ trên gờ đối
luân làm rìa gờ luân nhĩ phẳng và bị cụp xuống.


18

+ Bất thường của cơ trên tai phương tiện để giữ và cố định phần trên tai.
+ Gờ luân và gờ đối luân phẳng làm sâu hơn hố loa tai, làm vành tai
vểnh ra trước.
+ Giảm kích thước của tai do bất thường của hố tam giác, hố thuyền và
rễ trên gờ đối luân.
* Vành tai dơi:
Vành tai dơi (Stahl’s ear) là một dị dạng vành tai bẩm sinh hiếm gặp
trong đó có sự xuất hiện bất thường của rễ thứ ba của gờ đối luân đi ngang
qua cực trên của hố thuyền. Dị tật này được mô tả lần đầu tiên bởi Stahl vào
thế kỷ XIX [26].
* Dị dạng dái tai:
Dị dạng dái tai có nhiều hình thái khác nhau như dái tai cố định, dái tai
lớn, dái tai nhỏ, dái tai xẻ thùy nhưng hay găp nhất trên lâm sàng khiến bệnh
nhân cần phải chỉnh hình là dái tai xẻ thùy.
1.3.3. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

Trong các nghiên cứu dân số, nhiều yếu tố nguy cơ của dị dạng vành tai
đã được đề xuất. Cả hai yếu tố môi trường và di truyền có thể ảnh hưởng đến
sự xuất hiện của dị dạng vành tai [27], [28].
- Thuốc: các thuốc như retinoids, thalidomide và mycophenolate
motefil (một loại thuốc ức chế miễn dịch) được biết đến là yếu tố nguy cơ
của dị dạng vành tai.
- Độ cao: độ cao có thể là một yếu tố nguy cơ. Ví dụ tại các thành phố có
độ cao như Quito (độ cao 2.800 m), La Paz (3250 - 4100 m) và Bogota
(2600m) tỷ lệ dị dạng vành tai là cao hơn đáng kể so với các địa điểm khác.
- Di truyền: ước tính yếu tố gia đình trong các ca dị dạng vành tai chiếm
từ 3-34%. Dị dạng vành tai được cho là liên quan đến cả gen trội và gen lặn.
- Dân tộc: dị dạng vành tai hay gặp ở người châu Á.


19

- Yếu tố nguy cơ khác: sinh con nhẹ cân (<2500g), con đầu tiên, cha mẹ
lớn tuổi hoặc nhỏ tuổi quá, mẹ bị bệnh trong quá trình mang thai như đái tháo
đường cũng được coi là yếu tố nguy cơ nói chung.
1.4. Kỹ thuật chỉnh hình dị dạng vành tai độ I
1.4.1. Nắn sụn chỉnh hình
Một số trường hợp dị dạng vành tai bẩm sinh có thể chỉnh hình bằng nắn
sụn. Phương pháp này có hiệu quả nhất vào những tuần đầu khi trẻ vừa sinh
ra vì khi đó trẻ có nồng độ estrogen cao trong máu do được truyền từ mẹ
trong quá trình mang thai và khi sinh. Chính nồng độ cao estrogen này làm
cho vành tai của trẻ mềm dẻo và đáp ứng với kỹ thuật nắn chỉnh sụn. Trong
vòng 6 tuần sau sinh, nồng độ estrogen bào thai này sẽ giảm dần và trở về
bình thường, khi đó vành tai sẽ cứng chắc hơn và khó nắn chỉnh hơn. Vì vậy
với các dị dạng vành tai nếu được phát hiện sớm ngay sau sinh và được điều
trị bằng kỹ thuật nắn chỉnh sụn thì có thể tránh được cuộc phẫu thuật chỉnh

hình vành tai sau này cho trẻ [29].
Kỹ thuật nắn chỉnh sụn sử dụng những thiết bị, khuôn nắn chỉnh có sẵn
hoặc những vật liệu tạo khuôn để tái tạo lại hình dạng của vành tai. Để đạt
được hiệu quả cao nhất khuôn nắn chỉnh nên được sử dụng trong 1 đến 2 tuần
đầu tiên và trẻ sẽ được đeo khuôn nắn chỉnh này trong 2 tuần [30].
Sau 2 tuần, trẻ cần được đánh giá lại, nếu dị hình vành tai chưa được sửa
chữa, có thể áp dụng khuôn nắn chỉnh mới. Quy trình này lặp lại 2 tuần một
lần cho đến khi đạt được sự cải thiện hình dáng vành tai.
Hầu hết các dị dạng vành tai nếu được điều trị sớm, đáp ứng rất tốt với
kỹ thuật nắn chỉnh sụn và cải thiện được hình dáng vành tai. Nhìn chung, trẻ
được điều trị càng sớm thì thời gian của liệu trình điều trị càng ngắn. Khoảng
92% trường hợp sau điều trị hình dạng vành tai được cải thiện và trở về hình
dạng bình thường [31]. Với những trẻ lớn hơn từ 3 đến 4 tháng cũng có thể
điều trị bằng phương pháp này với tỷ lệ thành công cao trên 50% [30]. Tuy


20

nhiên có khoảng 18% trường hợp mặc dù có sự cải thiện sau nắn chỉnh nhưng
xuất hiện dị dạng tái phát 1 năm sau nắn chỉnh [32].

Hình 1.10. Vành tai vểnh (hàng 1), vành tai cụp (hàng 2) trước, trong và
sau nắn chỉnh (nguồn Chidren’s Hospital of Philadenphia)
1.4.2. Phẫu thuật chỉnh hình
1.4.2.1. Thời gian phẫu thuật chỉnh hình
Hầu hết các tác giả đều cho rằng thời điểm lý tưởng nhất để phẫu thuật
chỉnh hình vành tai là từ 5 – 6 tuổi vì các lý do sau:
- Vành tai đạt được 90% kích thước của vành tai người trưởng thành
lúc 6 tuổi.
- Chỉnh hình vành tai nên được tiến hành trước hoặc ngay sau khi trẻ đi

học để tránh cho trẻ những ảnh hưởng về tâm sinh lý khi bị bạn bè trêu trọc.
- Trẻ đủ lớn để hợp tác: không kéo băng tai sau phẫu thuật tránh làm
hỏng vết khâu chỉnh hình.
1.4.2.2. Các kỹ thuật phẫu thuật chỉnh hình


21

Mỗi một kiểu dị dạng vành tai khác nhau có kỹ thuật phẫu thuật chỉnh
hình khác nhau, sau đây là một số kỹ thuật thường được áp dụng với các dị
dạng vành tai bẩm sinh độ I thường gặp:
* Phẫu thuật chỉnh hình vành tai vểnh (prominent ear)
- Kỹ thuật Furnas: đây là một kỹ thuật đơn giản. Sụn loa tai sẽ được khâu
cố định với màng xương chũm và cân cơ thái dương bằng 3 đến 4 mũi chỉ 4.0.
- Kỹ thuật Mustardé: kỹ thuật này chỉ chỉnh sửa được vành tai vểnh ở 1/3
trên nên không áp dụng được cho tất cả các trường hợp. Đánh dấu gờ đối luân
bằng xanh methylene sau đó khâu gấp sụn bằng 3 – 4 mũi chỉ nylon 4.0 để tạo
hình gờ đối luân.

Hình 1.11. Kỹ thuật Furnas [33]

Hình 1.12. Kỹ thuật Mustardé [33]

- Kỹ thuật cắt sụn: Kỹ thuật này thường được thực hiện bởi phẫu thuật
viên có tay nghề vì đây là kỹ thuật phức tạp. Trong kỹ thuật này có cắt 1 phần
sụn loa tai. Hai kỹ thuật thường được nhắc tới trong y văn được mô tả bởi
Converse và Farrior. Với kỹ thuật Converse 1 mảnh sụn được cắt bỏ ở phía
trước của loa tai, mảnh sụn này được cuộn lại và tạo hình gờ đối luân, được
áp dụng trong những trường hợp dị dạng vành tai vểnh mức độ nặng, ở người
lớn, sụn cứng chắc, giúp duy trì vị trí vành tai vĩnh viễn và chỉnh sửa được gờ

đối luân. Với kỹ thuật Farrior đường rạch toàn bộ dọc theo bờ của sụn loa tai,


22

lấy bỏ bờ của rễ trên gờ đối luân. So với Converse kỹ thuật Farrior tạo gờ đối
luân với đường cong mềm mại hơn.
*Phẫu thuật chỉnh hình vành tai vùi (Cryptotia)
Có 3 kỹ thuật chính sử dụng chỉnh hình vành tai vùi là chỉnh hình kiểu Z,
kiểu V – Y nâng cao, vạt da sau tai [34], [21].
- Chỉnh hình kiểu Z: Kỹ thuật này được thực hiện ở vùng quanh tai đến
đường chân tóc còn gọi là phương pháp Onizuka cải biên:

Hình 1.13. Chỉnh hình kiểu Z [34]
- Chỉnh hình kiểu V – Y : Kỹ thuật này sử dụng vạt da thái dương hình
tam giác được áp dụng đầu tiên vào năm 2005. Vạt da được lấy đến hết phần
phía trên của cân cơ thái dương, diện tích của vạ da lớn hơn rất nhiều so với
kỹ thuật chỉnh hình chữ Z. Vì vậy kỹ thuật này được áp dụng với những
trường hợp dị dạng trầm trọng.

Hình 1.14. Chỉnh hình kiểu V – Y [34]
- Vạt da sau tai với cuống mạch là cân cơ nông vùng chũm


23

Hình 1.15. Chỉnh hình vành tai vùi với vạt da sau tai [21]
* Phẫu thuật chỉnh hình vành tai cụp
- Type I: bóc tách phần gờ luân nhĩ bị gập cuộn và đưa lên trên có thể áp
dụng kỹ thuật của Park:

+ Tạo một vạt sụn hình chữ T hoặc hình chữ nhật từ loa tai.
+ Bẻ cong vạt sụn lên trên và khâu đính vào phần gờ luân hoặc hố
thuyền bị cụp, lực kéo của vạt sụn về phía loa tai sẽ giữ cho phần vành tai cụp
được giữ thẳng về vị trí bình thường.

Hình 1.16. Kỹ thuật chuyển vị trí của vạt sụn
- Type II: chỉnh sửa phần trước gờ luân nhĩ, chỉnh sửa gờ luân và hố
thuyền, chỉnh hình phần trên của vành tai bằng vạt sụn hoặc vạt da. Cần kết
hợp nhiều kỹ thuật khác nhau như:
+ Kỹ thuật Z hoặc V – Y để chỉnh sửa phần rễ gờ luân.


24

+ Tạo hình gờ đối luân và kéo vành tai ra sau theo kỹ thuật của Mustarde
hoặc dùng vạt sụn tạo hình gờ đối luân.
+ Kỹ thuật Mastoid hitch, khâu đính phần trên của gờ luân vào cân cơ
thái dương để nâng phần vành tai bị cụp và tránh tái phát.
* Phẫu thuật chỉnh hình vành tai dơi (Stahl’s ear)
Có rất nhiều kỹ thuật chỉnh hình vành tai dơi khác nhau nhưng kỹ thuật
khâu và gấp sụn có thể đem lại hiệu quả cao về thẩm mỹ
- Đánh dấu vị trí của rễ trên gờ đối luân mong muốn tạo được ở mặt sau
của vành tai. Rạch da theo đường đánh dấu. Bóc tách sụn vành tai khỏi lớp
da phía sau.
- Rạch da mặt trước vành tai theo rễ thứ 3 của gờ đối luân (phần gờ sụn
bất thường), bóc tách sụn vành tai khỏi lớp da phía trước.
- Gấp sụn kiểu nan quạt tạo hình dáng của gờ đối luân và rễ trên gờ đối
luân như mong muốn, đánh dấu bằng kim hoặc chỉ.
- Khâu đính sụn ở mặt sau để tái tạo lại rễ trên của gờ đối luân.
- Chèn gelfoam hoặc gạc tẩm vazeline vào các khe rãnh của vành tai vừa

tạo để cố định.
1.4.2.5. Phẫu thuật chỉnh hình dái tai
- Dị dạng dái tai có rất nhiều hình thái khác nhau, kỹ thuật chỉnh hình dái
tai không quá phức tạp.
- Cắt bỏ phần dái tai thừa hoặc làm mới 2 mép của dái tai bị xẻ thùy.
- Khâu phục hồi 2 vạt dái tai bằng chỉ 5.0 hoặc 6.0 kiểu zetaplasty với
toàn bộ độ dày của dái tai hướng trước sau [35].


25

- Với trường hợp không có dái tai có thể tạo hình dái tai bằng vạt tại chỗ

Hình 1.17. Kỹ thuật chỉnh hình dái tai [36]

Hình 1.18. Kỹ thuật tạo hình dái tai bằng vạt tại chỗ dưới tai và sau tai [37]
1.5. Biến chứng của phẫu thuật chỉnh hình vành tai
1.5.1. Biến chứng sớm
- Tụ máu, chảy máu
- Nhiễm trùng tại chỗ
- Viêm sụn vành tai
- Thiểu dưỡng da, vạt da
1.5.2. Biến chứng muộn
- Sẹo phì đại vành tai, sẹo lồi
- Đường rò vành tai do phẫu thuật
- U hạt


×