Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Phân tích tính đa hình và đột biến nhiễm sắc thể ở các cặp vợ chồng có tiền sử sẩy thai và thai chết lưu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 99 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sẩy thai (ST), thai chết lưu (TCL) có thể do nhiều nguyên nhân như
nhiễm trùng, bất thường hormon, các bệnh mãn tính, dị dạng tử cung, bất
thường di truyền… Đặc biệt đối với thai sẩy, thai chết lưu trong ba tháng đầu
thai kì thì phôi thai mang đột biến nhiễm sắc thể (NST) đóng vai trò chủ yếu
[1]. Trường hợp này nguyên nhân có thể do bố hoặc mẹ mang đột biến NST
dẫn đến bất thường phân ly NST trong quá trình giảm phân tạo nên những
giao tử bất thường và nguy cơ mang thai bất thường cao gây sẩy thai, thai
chết lưu.
Bị sẩy thai và thai chết lưu là gánh nặng về tâm lý và kinh tế cho bệnh
nhân, gia đình bệnh nhân và xã hội. Xét nghiệm và phân tích NST ở những
cặp vợ chồng này nhằm tìm ra nguyên nhân gây sẩy thai, thai chết lưu đồng
thời đưa ra lời khuyên di truyền góp phần nâng cao chất lượng sinh sản ở
cộng đồng và xã hội.
Nhiều công trình nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới phân
tích NST ở các cặp vợ chồng có tiền sử ST, TCL, đã phát hiện ra nhiều loại
đột biến NST về số lượng cũng như cấu trúc ví dụ như chuyển đoạn tương hỗ,
chuyển đoạn hòa nhập tâm, đảo đoạn, mất đoạn… Các đột biến này có ảnh
hưởng rõ rệt đến quá trình thai sản, đặc biệt là gây ST, TCL ở các thai phụ.
Ngoài các đột biến về số lượng và cấu trúc NST nói trên, hiện nay các
nhà di truyền học nói riêng và các nhà khoa học nói chung cũng có nhiều
nghiên cứu về tính đa hình nhiễm sắc ở người. Theo hệ thống danh pháp quốc
tế về di truyền người (ISCN) và quan điểm của một số tác giả, những biến đổi
ở vùng dị nhiễm sắc là những biến đổi bình thường trong bộ NST người,
không tác động lên kiểu hình [2], [3], [4], trong y văn thế giới gọi là
chromosome variation. Trong nghiên cứu này chúng tôi gọi là tính đa hình


2



nhiễm sắc thể. Tuy nhiên trong một số nghiên cứu mới đây người ta nhận thấy
tỷ lệ đa hình nhiễm sắc thể ở nhóm ST, TCL cao hơn nhiều so với nhóm
những người không có tiền sử bất thường sinh sản này. Vậy liệu đột biến NST
và tính đa hình NST có tác động đến sẩy thai thai chết lưu như thế nào? Trả
lời được câu hỏi này sẽ giúp chúng ta có thể chẩn đoán, phòng tránh và tiên
lượng được các nguyên nhân gây sẩy thai, thai chết lưu, từ đó nâng cao chất
lượng sinh sản.
Với mong muốn làm sáng tỏ nguyên nhân của sảy thai, thai chết lưu,
làm cơ sở cho tư vấn di truyền và định hướng cho việc điều trị, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu “Phân tích tính đa hình và đột biến nhiễm sắc thể ở các
cặp vợ chồng có tiền sử sẩy thai và thai chết lưu” với các mục tiêu:
1. Mô tả các dạng đa hình của NST ở các cặp vợ chồng có tiền sử sẩy
thai, thai chết lưu.
2. Phân tích các đột biến nhiễm sắc thể ở các cặp vợ chồng có tiền sử
sẩy thai, thai chết lưu.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về sẩy thai, thai chết lưu
1.1.1. Khái niệm về sẩy thai thai chết lưu
1.1.1.1. Sẩy thai
Có nhiều quan niệm về ST khác nhau tùy theo từng nước, chủ yếu khác
nhau về quy định đối với thời gian mang thai. Theo Tổ chức Y tế thế giới
(TCYTTG), ST là hiện tượng kết thúc quá trình thai nghén một cách tự nhiên
trước khi thai nhi đạt tới độ tuổi có thể sống bên ngoài tử cung; đó là sự trục
xuất hoặc tống phôi thai hoặc thai nhi ra ngoài khi nó có trọng lượng < 500

gam (tương ứng với tuổi thai < 22 tuần) [5].
Theo hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản
của Việt Nam, ST là trường hợp thai và rau bị tống ra khỏi buồng tử cung
trước 22 tuần (kể từ ngày đầu của kỳ kinh cuối) [6]. Như vậy, đối với thời
gian mang thai, Việt Nam áp dụng định nghĩa của TCYTTG.
Ở Mỹ có một số định nghĩa liên quan đến ST như sau [7]:
- ST sinh hóa là hiện tượng sẩy thai sau khi đã có dấu hiệu sinh hóa về
sự tồn tại của thai.
- ST sớm là ST trong 3 tháng đầu, sau khi đã có dấu hiệu về mặt mô
học hoặc có hình ảnh trên siêu âm.
- ST tự nhiên là ST < 20 tuần tuổi tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối.
- Sẩy thai liên tiếp (STLT) là ST từ hai hoặc hơn hai lần kế tiếp nhau.
1.1.1.2. Thai chết lưu
Khái niệm về thai chết lưu chưa có sự thống nhất giữa các nước. Theo
TCYTTG, TCL là thai chết trước khi ra khỏi tử cung người mẹ không phân
biệt thời gian mang thai [5]. Ở Việt Nam, thai chết lưu là thai chết và lưu


4

trong buồng tử cung trên 48 giờ. Cũng tại Việt Nam, dựa vào triệu chứng và
hướng xử trí, thai chết lưu được phân loại là thai chết lưu sớm dưới 20 tuần và
thai chết lưu muộn trên 20 tuần [8].
1.1.2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây sẩy thai, thai chết lưu
Bảng 1.1: Nguyên nhân mất thai [9]
Nhóm nguyên nhân
Di truyền

Tự miễn


Dị dạng tử cung

Nhiễm trùng

Nội tiết

Bệnh lý đông máu
Môi trường

Các nguyên nhân cụ thể
Lệch bội, đột biến NST giới tính, rối loạn đơn gen
(Mendel), di truyền đa nhân tố, đột biến NST bố mẹ,
đảo đoạn.
Bệnh tự miễn (lupus hệ thống, hội chứng
antiphospholipid…), nguyên nhân miễn dịch đồng loại
(truyền máu, ghép tạng…)
Tử cung: Bất thường ống Muller, vách ngăn tử cung, tử
cung một sừng, tử cung đôi, polyp tử cung.
Khuyết tật mắc phải như hội chứng Asherman.
Cổ tử cung bất thường.
Listeria monocytogens, Toxoplasma gondii, rubella,
Herpes simplex virus, sởi, Clamydia, CMV, Coxackie
virus.
Tiểu đường
Kháng thể kháng giáp, suy giáp, cường giáp
Bất thường pha hoàng thể
Buồng trứng đa nang
Tăng prolactin
Prothombin G20210 A gen trội
Thiếu yếu tố V Leiden trội

Thiếu yếu tố Protein S, C
Thiếu Antithrombin III
Hút thuốc, nghiện rượu, sử dụng quá nhiều cafein

Tuy nhiên, 20-50% số trường hợp thai chết lưu không rõ nguyên nhân
mặc dù có đầy đủ các phương tiện thăm dò hiện có [10].


5

1.1.2.1. Các nguyên nhân không do bất thường di truyền [8]
 Nguyên nhân từ phía mẹ
- Mẹ bị các bệnh lý mạn tính, các bệnh nội tiết, nhiễm độc thai nghén,
nhiễm trùng đặc biệt là TORCH, nhiễm kí sinh trùng như sốt rét, nhiễm độc
mạn tính hay cấp tính…
- Tử cung: tất cả các kiểu dị dạng tử cung đều có thể gây sẩy thai, thai
chết lưu: tử cung nhi tính, tử cung dị dạng, tử cung kém phát triển làm cho
thai bị nuôi dưỡng kém dẫn đến chết lưu, hở eo tử cung là nguyên nhân rất
hay gặp gây sẩy thai liên tiếp đặc biệt trong 3 tháng đầu.
- Ngoài ra các sang chấn, tuổi mẹ cao, dinh dưỡng kém, lao động vất
vả, đời sống khó khăn cũng là những nguyên nhân và yếu tố thuận lợi dẫn đến
sẩy thai, thai chết lưu.
 Nguyên nhân từ phía thai
- Thai già tháng: bánh rau bị lão hóa, không đảm bảo nuôi dưỡng thai,
dẫn đến thai chết lưu nếu không được xử trí kịp thời.
- Đa thai: thai có thể chết trong trường hợp truyền máu cho nhau, thai
cho máu dễ bị chết lưu hơn.
- Bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con do yếu tố Rh, thai rất dễ bị sẩy
thai, thai chết lưu ở các lần có thai tiếp theo.
 Nguyên nhân từ phần phụ

- Dây rốn: dây rốn thắt nút, dây rốn ngắn tuyệt đối, dây rốn quấn cổ…
- Bánh rau: bánh rau xơ hóa, bánh rau bị bong…
- Nước ối: đa ối cấp tính hay mạn tính, thiểu ối.
1.1.2.2. Các yếu tố nguy cơ gây sẩy thai, thai chết lưu


6

- Tiểu đường: Đây là nguyên nhân hay gặp gây các biến chứng cho thai
cũng như cho người mẹ trong thời gian mang thai. Tỷ lệ sẩy thai, thai chết lưu
giữa nhóm mẹ tiểu đường tuýp 2 cao gấp 2,5 lần so với nhóm mẹ không bị
tiểu đường [11].
- Viêm nhiễm phụ khoa: Nhiễm khuẩn ngược dòng có thể gây thai dị
dạng, đẻ non, nếu nặng có thể gây thai chết lưu [8],[12].
- Chỉ số khối cơ thể của mẹ trước khi mang thai (PBMI): Những phụ nữ
có PBMI ≥25 có nguy cơ TCL cao hơn 4 lần nhóm PBMI ≤20 [13].
- Tuổi mẹ: Hoesli và cs nhận thấy tỷ lệ sẩy thai tăng lên theo tuổi mẹ. Tỷ
lệ này tăng lên 1 cách rõ rệt khi người phụ nữ từ 35 tuổi trở lên [14].
- Tuổi bố: Slama R. và cộng sự nghiên cứu ở nhóm phụ nữ 25 tuổi và 35
tuổi có chồng trên 35 tuổi đã kết luận tuổi người chồng tăng chỉ tăng nguy cơ
sẩy thai khi người vợ dưới 30 tuổi [15].
- Hút thuốc lá trong thời kì mang thai: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ sẩy
thai và thai chết lưu ở cả nhóm mẹ hút thuốc lá chủ động và thụ động [16].
- Uống rượu trong thời kì mang thai: Windham và cs nhận thấy: nguy cơ
sẩy thai tăng gấp 2 lần ở nhóm phụ nữ uống rượu ≥3 cốc/tuần trong 3 tháng
đầu thai kì [17].
1.1.2.3. Nguyên nhân do bất thường di truyền
 Nguyên nhân bất thường về gen
Rối loạn đơn gen ngày càng được quan tâm hơn khi tìm nguyên nhân
sẩy thai, thai chết lưu. Những nhóm chính của rối loạn đơn gen liên quan tới

ST, TCL bao gồm đột biến những gen liên quan tới điều hòa hệ thống miễn
dịch và làm tổ (như đột biến vô nghĩa của gen HLA-G) [18, 19], đột biến gen
gây tình trạng tăng đông máu (như prothrombin G20210A gen trội, thiếu yếu
tố V Leiden trội, Thiếu yếu tố Protetin S; C, thiếu Antithrombin III) [20] và
đột biến gen của các enzyme đặc hiệu, bao gồm enzyme chuyển angiotensin,


7

ubiquitin proteinase, phosphatase kiềm ở người [21],[22, 23]. Các gen có vai
trò trong chu trình khử độc Glutathione, bảo vệ phôi không bị suy yếu bởi quá
trình oxy hóa ví dụ Glutathione S-transferase theta 1(GSTT1) và Glutathione
S-transferase Mu 1(GSTM1) [24]. Đột biến gen MTHFR gây rối loại hấp thu
acid folic cũng gây ST,TCL [25].
 Nguyên nhân do bất thường di truyền ở mức độ nhiễm sắc thể
- Bất thường nhiễm sắc thể ở bố mẹ

Nguyên nhân chủ yếu của ST, TCL là do di truyền, đặc biệt là di
truyền tế bào [26], [27]. Trung bình khoảng 4% các cặp vợ chồng bị ST,
TCL có vợ hoặc chồng mang đột biến NST trong khi tỷ lệ này ở các cặp đôi
bình thường chỉ là 0,2% [28]. Mặc dù những người mang NST chuyển đoạn
cân bằng luôn có kiểu hình bình thường nhưng tỷ lệ ST, TCL cao hơn, điều
này là do bố hoặc mẹ mang chuyển đoạn cân bằng NST, trong quá trình
phân ly giảm phân sẽ dẫn tới 50-70% giao tử và phôi có bộ nhiễm sắc thể
không cân bằng [29].
- Bất thường nhiễm sắc thể ở phôi thai
Theo các nghiên cứu trên các phôi thai sẩy, thai chết lưu cho thấy tỷ lệ
phôi thai bị hỏng có đột biến nhiễm sắc thể lên đến 50% [30], [31]. Các đột
biến về bộ nhiễm sắc thể liên quan đến NST thường là 60%, monosomy X
(20%) và đa bội (20%) [32]. Nguyên nhân gây ra những đột biến này là do sự

không phân chia của nhiễm sắc thể hoặc bất thường trong quá trình thụ tinh.
Khi sử dụng kỹ thuật FISH để sàng lọc các phôi làm thụ tinh ống nghiệm ở
cặp vợ chồng sẩy thai liên tiếp, các tác giả nhận thấy tỷ lệ bất thường phôi là
70% cao hơn hẳn so với cặp chứng cùng lứa tuổi nhưng không có tiền sử sẩy
thai liên tiếp [29]. Ở các cặp vợ chồng có tiền sử sẩy thai thai chết lưu, nếu
thai hỏng lần trước là do đột biến nhiễm sắc thể thì tỉ lệ đột biến nhiễm sắc
thể ở thai lần sau cũng tăng lên. Hassold nghiên cứu 40 cặp vợ chồng và thấy


8

nguy cơ thai có nhiễm sắc thể đột biến lên tới 70% nếu trước đó cặp vợ chồng
này đã mang thai đột biến nhiễm sắc thể. Nguy cơ này chỉ còn là 20% nếu
thai trước đó không đột biến nhiễm sắc thể [33].
 Tác động của tính đa hình nhiễm sắc thể trong sẩy thai, thai chết lưu
Như đã trình bày ở trên, tính đa hình NST được coi là những biến đổi
bình thường trong bộ NST người, và được cho rằng không có tác động đến
kiểu hình. Tuy nhiên ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tính đa hình
NST có thể gây ra những ảnh hưởng lâm sàng nhất định như vô sinh hay ST,
TCL. Các biến đổi đa hình này được quan sát có tỷ lệ cao hơn ở các cặp vợ
chồng có tiền sử ST và TCL so với những người có khả năng sinh sản bình
thường [34]. Một số nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng các biến đổi vùng dị
nhiễm sắc ở nhánh dài các NST 1, 9, 16 có liên quan tới bất thường sinh sản [35].
Tuy nhiên một số nghiên cứu khác phủ nhận tác động của tính đa hình nhiễm sắc
thể tới ST, TCL [36]. Một số khác chỉ công nhận trường hợp đa hình inv(9)
(p12q13) có vai trò nhẹ trong gây ST, TCL [37]. Hiện nay, tính đa hình nhiễm sắc
thể gây ra các bất thường sinh sản như thế nào vẫn là câu hỏi còn nhiều tranh luận
của các nhà khoa học nói chung và các nhà di truyền học nói riêng.
1.2. Các đột biến nhiễm sắc thể và tính đa hình nhiễm sắc thể
1.2.1. Các đột biến về bộ nhiễm sắc thể người.

Trong các nguyên nhân dẫn đến ST, TCL thì đột biến NST là một
nguyên nhân chủ yếu và đáng quan tâm. Hầu hết các dạng đột biến NST đều có
ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi, có thể gây thai chết lưu trong
tử cung, sẩy thai, các dị dạng bẩm sinh hay các bệnh lý di truyền.
Đột biến NST có thể do di truyền từ bố mẹ, do đột biến mới phát sinh
trong quá trình tạo noãn, tạo tinh trùng, thụ tinh và phát triển phôi. Trong giai
đoạn hợp tử nếu chết sớm thường do bất thường ở trứng hoặc tinh trùng.
1.2.1.1. Đột biến số lượng


9

Đột biến số lượng NST gồm hai dạng: đa bội (polyploidy) và lệch bội
(aneuploidy).
* Đa bội thể: là hiện tượng tăng chẵn hoặc tăng lẻ cả bộ NST. Ví dụ: ở
người 3n = 69 NST = thể tam bội (3n).
Ở người, các trường hợp đa bội phần lớn phôi thai chết ở giai đoạn
trước sinh, một vài trường hợp sống đến khi sinh hoặc sau sinh vài giờ, nhưng
hầu hết là các sơ sinh bị dị tật.
* Lệch bội: là hiện tượng số lượng NST của tế bào tăng lên hoặc giảm
đi một hoặc vài NST so với bộ NST lưỡng bội.
* Lệch bội NST thường
Ở người, hợp tử trisomy thuần NST thường có được tiếp tục phát triển
hay không, số lượng các dị tật và khả năng sống sót của thai ở bên trong hay
bên ngoài tử cung còn phụ thuộc vào trisomy về NST nào trong bộ NST.
Trong số 22 cặp NST thường, thường chỉ có trisomy 13, trisomy 18 và
trisomy 21 thai nhi có thể sống sót sau khi sinh ra, đặc biệt trisomy 21 có khả
năng sống lâu hơn, thậm chí có thể sống đến tuổi trưởng thành, nhưng chỉ có
một số ít bệnh nhân nữ sinh con. Nam mắc hội chứng Down bị vô sinh. Nhìn
chung trisomy của nhóm A (1-3), nhóm B (4-5) hoặc nhóm C (6-12), phôi thai

thường chết ở giai đoạn sớm trong tử cung.
Những dòng tế bào hoặc hợp tử monosomy NST thường, nhìn chung
không có khả năng phát triển và thường chết ở giai đoạn sớm.
* Lệch bội NST giới tính
Trường hợp 47,XXX thường không có biểu hiện hình thái gì đặc biệt.
Đa số sinh đẻ bình thường hoặc có tình trạng thai sẩy, thai chết lưu, một số
trường hợp vô kinh thứ phát, thường mãn kinh sớm. Trường hợp 47,XYY,
cũng có thể phát triển đến tuổi trưởng thành và có thể có hoặc không có biểu


10

hiện hình thái gì đặc biệt, tính tình hung hăng, và có khả năng thai sẩy, thai
lưu sau này.
Chỉ có trường hợp monosomy NST giới X là có khả năng sống đến tuổi
trưởng thành nhưng có những biểu hiện đột biến phát triển hình thái của cơ
thể, về cơ quan sinh dục và có thể chậm phát triển trí tuệ. Các bệnh nhân này
thường vô sinh, tuy nhiên có trường hợp có thai sinh con, gặp ở trạng thái
khảm 45,X/46,XX. Ở những phụ nữ ở trạng thái khảm này cũng thường có
ST, TCL.
1.2.1.2. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
* Mất đoạn (deletion): là hiện tượng NST bị đứt rời ra một hoặc nhiều
đoạn, đoạn bị đứt rời ra không có tâm sẽ tiêu biến đi, phần còn lại mang tâm
trở lên ngắn hơn bình thường.
Sự mất đoạn NST tức là sự mất đi vật liệu di truyền và tùy theo mức độ
tổn thương nhiều hay ít mà ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của phôi thai,
hoặc thai nhi sinh ra với nhiều dị tật. Ở người tần số gặp mất đoạn rất hiếm.
Ví dụ: hội chứng mèo kêu: 46,XX(XY),del(5p)… đã được mô tả bởi Lejeune
và cs năm 1963. Triệu chứng lâm sàng là trọng lượng khi sinh thấp, thời kỳ sơ
sinh, trẻ nhỏ có tiếng khóc không bình thường, yếu, rên rỉ giống như tiếng

mèo kêu, đầu nhỏ, mặt tròn như mặt trăng, hai mắt xa nhau, có nếp quạt, lẹm
cằm… Nhiều bệnh nhân sống đến tuổi trưởng thành nhưng cơ thể vẫn trong
tình trạng kém phát triển.
* Chuyển đoạn (Translocation): Chuyển đoạn NST đã được xác định
là hay gặp nhất trong đột biến cấu trúc của NST. Có hai kiểu chuyển đoạn là
chuyển đoạn tương hỗ (reciprocal translocation) và chuyển đoạn không tương
hỗ, trong chuyển đoạn tương hỗ có chuyển đoạn hòa nhập tâm (Robertsonian
translocation).


11

Chuyển đoạn tương hỗ (reciprocal translocation): là hiện tượng trao
đổi đoạn giữa hai NST. Mỗi NST đứt một chỗ, trao đổi đoạn đứt cho nhau và
hình thành hai NST mới. Cả hai đều thay đổi hình thái nếu những đoạn trao
đổi khác nhau về kích thước. Người mang NST chuyển đoạn tương hỗ có
phenotype hoàn toàn bình thường và trong bộ NST chứa 46 chiếc với 2 NST
bất thường. Trong quá trình hình thành giao tử, hợp tử mang chuyển đoạn
không cân bằng (thường gây ST, TCL) hoặc có karyotype bình thường hoặc
mang chuyển đoạn cân bằng giống bố mẹ. Dưới đây là sơ đồ mô tả quá trình
hình thành giao tử và hợp tử ở những người mang chuyển đoạn tương hỗ.

Hình 1.1. Sự hình thành giao tử và hợp tử ở người mang chuyển đoạn
tương hỗ
Chuyển đoạn hòa nhập tâm (Robertsonian translocation): Chuyển đoạn
hòa nhập tâm là do phần tâm của hai NST hợp nhất hình thành và hay gặp
nhất là sự chuyển đoạn giữa các NST tâm đầu số 13, 14, 15 (nhóm D), số 21, 22


12


(nhóm G) bao gồm là sự chuyển đoạn giữa các NST nhóm D với nhóm D (D/D)
hoặc giữa nhóm D với nhóm G (D/G) hoặc giữa nhóm G với nhóm G (G/G).
Ở những người mang chuyển đoạn hòa nhập tâm trong bộ NST có 45
NST thiếu 2 NST tâm đầu và thay vào đó 1 NST tâm giữa nếu là sự chuyển
đoạn giữa 2 NST nhóm D (D/D) hoặc 2 NST nhóm G (G/G); hoặc 1 NST tâm
lệch nếu là sự chuyển đoạn giữa 1 NST nhóm D với 1 NST nhóm G (D/G).
Những người mang NST chuyển đoạn hòa nhập tâm thì có phenotype
bình thường nhưng trong quá trình hình thành giao tử, hợp tử và sinh ra
những đứa con hoặc là monosomy (thường chết trong thời kỳ bào thai) hoặc
có bộ NST bình thường hoặc mang chuyển đoạn hòa nhập tâm giống như bố
mẹ, hoặc trisomy (chết trong thời kỳ bào thai hoặc sinh ra bị dị tật bẩm sinh).

Hình 1.2. Sơ đồ hình thành hợp tử của người mang chuyển đoạn rob(14;21)


13

Hình 1.3. Sơ đồ hình thành hợp tử của người mang chuyển đoạn rob(21;21)
* Lặp đoạn (duplication): là hiện tượng một đoạn nào đó của NST được nhân
đôi lên. Lặp đoạn xảy ra khi 2 NST tương đồng ghép đôi với nhau, trao đổi
không tương xứng trong kỳ đầu của phân bào giảm phân, có sự đứt của 2 NST
và trao đổi đoạn giữa 2 đoạn khác nhau của 2 NST trong cặp tương đồng.
Trong trường hợp này có 2 NST bị thay đổi cấu trúc, nhưng không mất đi
hoặc tăng thêm vật liệu di truyền trong tế bào. Khi các NST trong cặp tương
đồng này phân ly nhau trong giảm phân sẽ tạo ra hợp tử mang NST lặp đoạn
(trisomy một phần) hoặc NST thiếu một đoạn có liên quan (monosomy một
phần)…
Ví dụ trisomy một phần nhánh dài hoặc monosomy một phần nhánh dài
hoặc nhánh ngắn của NST số 18 (nhóm E). Biểu hiên lâm sàng với triệu

chứng là chậm phát triển trí tuệ, đặc biệt là dị dạng về mắt, sọ nhỏ, cổ ngắn,
kèm theo dị tật chân và tay…
* Đảo đoạn (inversion): là sự đột biến cấu trúc do NST bị đứt ở hai điểm,
đoạn giữa hai điểm đứt quay ngược 1800 rồi nối lại, do đó một số gen bị đảo
ngược thứ tự so với đoạn ban đầu. Có ba kiểu đảo đoạn: đảo đoạn ngoài tâm,
đảo đoạn quanh tâm đối xứng, đảo đoạn quanh tâm không đối xứng.


14

- Đảo đoạn ngoài tâm: hai chỗ đứt ở cùng một nhánh của NST và đoạn
đảo không chứa tâm, NST không thay đổi hình thái.
- Đảo đoạn quanh tâm đối xứng: hai chỗ đứt ở hai nhánh và cách đều
tâm, NST không thay đổi hình thái.
- Đảo đoạn quanh tâm không đối xứng: hai chỗ đứt ở hai nhánh,
khoảng cách tâm không đều nhau, NST có cấu trúc lại và thay đổi hình thái.
1.2.2. Chất dị nhiễm sắc và tính đa hình nhiễm sắc thể
1.2.2.1. Chất dị nhiễm sắc (heterochromatin)
Chuỗi chromatin gồm có hai dạng: chất nhiễm sắc thực (euchromatin)
và chất dị nhiễm sắc [38]. Ban đầu hai dạng này được phân biệt bằng cách
nhuộm màu, trong đó chất dị nhiễm sắc bắt màu nhiều hơn và cuộn chặt hơn.
Như vậy chất dị nhiễm sắc là một dạng cuộn rất chặt của DNA, gồm nhiều thể
khác nhau. Vì cuộn chặt nên enzyme polymerase không thể tiếp cận, do đó
chúng không được sao chép. Theo Heitz, chất nhiễm sắc điển hình chứa vùng
gen hoạt động, chất dị nhiễm sắc là vùng gen thụ động. Tác giả cũng cho rằng
chất dị nhiễm sắc là vùng không chứa gen hoặc chứa những gen không hoạt
động [39]. Chính vì thế nên các thay đổi ở vùng dị nhiễm sắc không gây ra
bất thường kiểu hình. Chất dị nhiễm sắc bao gồm vệ tinh không hoạt động
gen [40], vùng đầu mút và vùng tâm động đều là chất dị nhiễm sắc.
Chất dị nhiễm sắc gồm có chất dị nhiễm sắc ổn định và chất dị nhiễm

sắc ngẫu nhiên. Chất dị nhiễm sắc ổn định có thể ảnh hưởng tới các gen gần
nó, thường có tính chất lặp lại, không mã hóa protein và tạo thành những cấu
trúc như vùng tâm động hay vùng đầu mút. Nó không chứa bất kì trình tự đơn
độc nào và không có chức năng mã hóa rõ rệt [41]. Ở người, NST 1, 9, 16, Y
chứa những vùng dị nhiễm sắc ổn định lớn. Và ở hầu hết các sinh vật, chất dị
nhiễm sắc ổn định tồn tại xung quanh vùng tâm động NST và gần đầu mút.


15

Các vùng nhiễm sắc thể chứa chất dị nhiễm sắc ngẫu nhiên thì không giống
nhau giữa các tế bào cũng như ở các loài, do đó, vùng chứa chất dị nhiễm sắc
ngẫu nhiên ở tế bào này nhưng có thể lại là vùng chứa chất dị nhiễm sắc ổn
định ở các tế bào khác. Tuy nhiên sự hình thành của chất dị nhiễm sắc ngẫu
nhiên có sự điều chỉnh và thường liên quan tới hình thái hay sự biệt hóa [42].
Chất dị nhiễm sắc có liên quan tới một số chức năng như điều chỉnh
gen để bảo vệ sự toàn vẹn NST [42], một số khác có vai trò quyết định cho sự
đóng gói dày đặc của DNA, làm nó khó tiếp cận với các yếu tố protein, là các
yếu tố thường gắn với DNA hoặc các yếu tố liên quan của nó. Chính vì vai trò
này nên các thay đổi ở vùng dị nhiễm sắc có thể tạo ra các bất thường thứ sinh
khi bắt cặp và phân ly các nhiễm sắc thể tương đồng trong kì đầu giảm phân,
dẫn đến tạo các giao tử bất thường gây ST, TCL hoặc sinh con dị tật. Chất dị
nhiễm sắc có thể di truyền được qua sự phân chia tế bào. Khi vùng dị nhiễm
sắc biến đổi có thể lan tới các vùng gen khác hoặc lùi ra xa vùng cực.
1.2.2.2. Tính đa hình nhiễm sắc thể (chromosome variation)
Tính đa hình NST là các dạng biến thể bình thường được quan sát
bằng kỹ thuật nhuộm băng. Tuy nhiên những biến đổi về hình thái trong
những vùng nhất định của bộ gen người đã được ghi nhận từ rất sớm, ngay
cả trước khi có sự ra đời của kỹ thuật nhuộm băng NST [2]. Tính đa hình
NST được xem là dạng biến thể bình thường trong bộ NST người và có thể

di truyền được [2]. Các biến đổi này của NST được cho là không gây bất
thường về kiểu hình, được quan sát thấy thường xuyên và duy trì trong quần
thể [2], [3]. Vùng biến đổi này được nhận định là có sự biến đổi khi vùng
NST quan tâm có sự thay đổi khác biệt so với vùng tương ứng trên NST
tương đồng của nó, quan sát được trên tất cả các cụm nhiễm sắc thể [2].
Theo ISCN 2016, các hình ảnh mô tả nhiễm sắc thể (idiogram) có 2
vùng thay đổi được kí hiệu bằng 2 vùng có đường gạch chéo. Một vùng là


16

vùng dị nhiễm sắc quanh tâm (pericentromeric heterochromatin regions) (kí
hiệu là các đường gạch chéo dạng dấu sắc “/”) thấy ở tâm tất cả các nhiễm
sắc thể. Một vùng khác là vùng biến thể (variable regions) (kí hiệu là các
đường gạch chéo dạng dấu huyền “\”) như 1q12, 3q11.2, 9q12, 16q11.2
19p12, 19q12, Yq12 và nhánh ngắn tất cả các nhiễm sắc thể tâm đầu. Hình
ảnh đại diện trên idiogram của các vùng biến thể này là rất thay đổi: dài hơn,
ngắn hơn hoặc không có. Cấu trúc băng có thể nhìn thấy bên trong các vùng
biến thể này, đặc biệt là ở 1q12, 9q12, và Yq12 nhưng không gây ra bất
thường về kiểu hình nên được coi là các biến thể bình thường của NST [43].
Bảng 1.2: Tính đa hình NST thường gặp trong phương pháp
nhuộm băng G theo ISCN 2016 [43]
NST
Đa
hình
NST
Đa

1


2

3

6

9

q12

inv(p11.2q13)

inv(p11.2q13)

p11.1

q12

inv(p13q21)
10

Nhóm D

16

Nhóm

inv(p12q13)
Y


inv(p11.2q21.2)

p

q11.2

G
p

q12

hình

inv(p11.2q12.1)

inv(p11.2q11.2)

Theo ISCN 2016, tính đa hình NST (chromosome variation) bao gồm
các biến thể của vùng dị nhiễm sắc, cuống, vệ tinh và các vị trí dễ gãy (fragile
sites) [43].


Các biến thể về kích thước vùng dị nhiễm sắc, cuống và vệ tinh
Các biến thể về kích thước được phân loại thành tăng và giảm kích

thước các vùng, kí hiệu là dấu (+) hoặc (-) theo sau kí hiệu h (heterochromatic
segment- vùng dị nhiễm sắc), stk (satellite stalks- cuống) hoặc s (satellite- vệ
tinh), theo sau nhiễm sắc thể và nhánh tương ứng. Ví dụ: 1qh+.



17


-

Các biến thể về số lượng và vị trí vùng dị nhiễm sắc
Các biến thể về vị trí của vùng dị nhiễm sắc, vùng cuống hay vệ tinh kí

hiệu tương tự như trên. Ví dụ: 17ps kí hiệu cho vệ tinh trên nhánh ngắn nhiễm
sắc thể 17; 9phqh kí hiệu cho dị nhiễm sắc ở cả nhánh ngắn và nhánh dài
nhiễm sắc thể số 9.
- Nhân đôi vùng dị nhiễm sắc. Ví dụ: 21pss kí hiệu cho nhân đôi vệ tinh
nhiễm sắc thể 21.
- Đảo đoạn quanh tâm vùng dị nhiễm sắc. Ví dụ: inv(9)(p12q13).
 Vị trí dễ gẫy (fragile sites): Các vị trí dễ gãy kí hiệu là fra, liên quan
với các băng nhiễm sắc thể cụ thể nào đó có thể xảy ra như là một biến thể
bình thường không thay đổi kiểu hình. Các vị trí đứt gãy này tuân theo quy
luật di truyền trội của Menden và có thể dẫn đến các bất thường NST như mất
đoạn, hình ba - bốn cánh, các đoạn không tâm. Ví dụ, fra(10)(q25.2) kí hiệu
cho đứt ở vị trí q25.2 trên NST số 10, fra(16)(q22) kí hiệu cho đứt ở vị trí q22
trên NST số 16.
 Extra- band: Theo Atlas of human chromosome heteromorphisms các
trường hợp có thêm một band nằm trong vùng dị nhiễm sắc cũng được xếp
vào dạng đa hình NST [91]. Extra- band thường quan sát thấy ở NST số 9.
Extra- band là hậu quả của sự ghép đôi không tương xứng trong quá trình
giảm phân (mà chủ yếu là do đảo đoạn của vùng qh+ ở NST số 9). Kết quả là
extra band này mặc dù có nguồn gốc là vùng nhiễm sắc thực, song lại bị kẹp
giữa vùng dị nhiễm sắc 9p12 nên các gen ở vùng này trở thành không hoạt
động. Kiểu hình của những người này là bình thường [93]. Cơ chế hình thành
extra- band được mô tả như hình bên dưới.



18

Hình 1.4: Cơ chế hình thành dạng extra- band ở nhiễm sắc thể số 9
Tính đa hình NST thường quan sát thấy ở NST 1, 9, 16, Y, nhóm D và
nhóm G [4]. Tại hội nghị London năm 1963 đã xác định cấu trúc nổi bật ở
vùng quanh tâm động của NST 1, 9, 16. Tiếp theo đến năm 1966, tại hội nghị
ở Chicago cũng đã công bố về những vùng nói trên của NST 1, 9, 16, đồng
thời nhận thấy những biến đổi về chiều dài NST Y, biến đổi về hình thái trên
nhánh ngắn, vùng vệ tinh và vùng cuống NST nhóm D, nhóm G [2].
- Biến đổi ở nhóm D, G:
Các biến đổi đầu tiên được ghi nhận trong bộ NST người liên quan đến
nhánh ngắn NST tâm đầu. Các nghiên cứu về sự thay đổi chiều dài và hình
thái nhánh ngắn, vùng vệ tinh của NST tâm đầu ngày càng được báo cáo rộng


19

rãi [3]. Ở các NST nhóm D, G bao gồm biến đổi ở vùng tâm động, vùng vệ
tinh hay vùng cuống. Tăng chiều dài vùng vệ tinh được kí hiệu là ps+, ở vùng
tâm động kí hiệu là cenh+, ở vùng cuống kí hiệu là pstk+. Khi tăng chiều dài
người ta sẽ kí hiệu bằng dấu cộng (+), ngược lại nếu chiều dài vùng dị nhiễm
sắc giảm đi sẽ kí hiệu bởi dấu (-) [43].
- Biến đổi ở nhánh dài NST 1, 9, 16:
Đối với các NST 1, 9, 16, ở các nhánh dài, vùng dị nhiễm sắc có thể
tăng lên hoặc mất đi. Các biến thể của NST số 9 bao gồm 9qh+, 9qh-, 9cenh+
[44]. Trong đó qh+ là tăng chiều dài vùng dị nhiễm sắc, qh- là giảm chiều dài
vùng dị nhiễm sắc trên các nhánh dài của NST, cenh+ là tăng kích thước ở
vùng tâm động. Ngoài ra còn có dạng biến đổi vùng dị nhiễm sắc trên nhánh

ngắn được kí hiệu là 9ph+ và 9ph-. Cũng tương tự như vậy với NST 1 và 16
cũng có các dạng 1qh+, 1qh-, 16qh+, 16qh- [34]. Theo ISCN 2016, các dạng
đảo đoạn quanh tâm ở nhiễm sắc thể số 1, 9, 16 cũng được xếp vào tính đa
hình NST. Cụ thể là các đảo đoạn sau: inv(1)(p13q21); inv(9)(p12q13);
inv(16)(p11.2q12.1) [43].
- Biến đổi NST Y:
Các biến đổi NST Y cũng bao gồm tăng hay giảm vùng dị nhiễm sắc,
ký hiệu là Yqh+ hay Yqh-. Được nhận định là Yqh+ khi quan sát thấy NST Y
lớn hơn NST 18, Yqh- khi nó nhỏ hơn các NST trong nhóm G [34]. Inv(Y)
(p11.2q11.2) cũng được xếp vào tính đa hình NST Y [43].


20

Hình 1.5. Một số dạng biến đổi tính đa hình NST 1, 9, 16, 15, Y
1.3. Tình hình nghiên cứu đột biến và tính đa hình nhiễm sắc thể ở những
cặp vợ chồng có tiền sử sẩy thai và thai chết lưu
1.3.1. Tình hình nghiên cứu đột biến nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng
sẩy thai, thai chết lưu ở Việt Nam
Năm 2002 Nguyễn Văn Rực và cs sử dụng phương pháp nhuộm băng
G đã phân tích NST ở 30 cặp vợ chồng sẩy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật
bẩm sinh, kết quả đã phát hiện 8 trường hợp mang NST chuyển đoạn cân
bằng [45].
Trịnh Văn Bảo và cs (2002) phân tích NST của 195 cặp vợ chồng sẩy
thai liên tiếp và sinh con bị dị tật. Kết quả đã phát hiện 4 trường hợp mang
NST chuyển đoạn hòa nhập tâm bao gồm 1 người vợ mang chuyển đoạn giữa
NTS số 13 với NST số 13, karyotype là 45,XX,t(13q;13q); 2 trường hợp
người chồng cũng mang NST chuyển đoạn giữa NST số 13 với NST số 13,
karyotype là 45,XY,t(13q;13q); 1 trường hợp người chồng mang NST chuyển
đoạn giữa NST số 13 với NST số 21, karyotype là 45,XY,t(13q;21q) [46].



21

Nguyễn Nam Thắng và cs (2004) đã báo cáo về tình hình ST, TCL ở
một số xã của tỉnh Thái Bình và đặc điểm NST của một số cặp vợ chồng ST,
TCL. Khi phân tích NST bằng kỹ thuật nhuộm băng G cho 34 người vợ và 33
người chồng có tiền sử bị sẩy thai. Trong số đó đã phát hiện có 3 người mang
NST chuyển đoạn hòa nhập tâm dạng cân bằng (2 nữ, 1 nam), 64 trường hợp
còn lại có karyotype bình thường [47].
Nguyễn Văn Rực và cs (2006) phân tích NST ở 69 cặp vợ chồng
(138 trường hợp) ST liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh. Kết quả thu
được có 7 trường hợp bị đột biến NST cân bằng chiếm 5,07% bao gồm 3
nữ và 4 nam. Trong đó có 6 trường hợp là đột biến về cấu trúc (3 chuyển
đoạn tương hỗ và 3 chuyển đoạn hòa nhập tâm), 1 trường hợp mang đột biến
về số lượng NST [48].
Cũng trong năm 2006 Nguyễn Văn Rực đã báo cáo nguy cơ bất thường
về sinh sản ở một số cặp vợ chồng mang NST chuyển đoạn cân bằng. Trong
số 9 cặp vợ chồng có tiền sử sẩy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh
đã được phát hiện là mang NST chuyển đoạn cân bằng. Trong đó có 4 trường
hợp gặp ở người vợ và 5 trường hợp gặp ở người chồng. Trong 9 trường hợp
mang NST chuyển đoạn này có 8 trường hợp là kiểu chuyển đoạn hòa nhập
tâm và 1 trường hợp là kiểu chuyển đoạn tương hỗ [49].
Nguyễn Văn Rực và cs (2012) phân tích NST ở 365 cặp vợ chồng
STLT và sinh con bị dị tật bẩm sinh. Kết quả có 24 cặp vợ chồng có đột biến
NST gồm 19 trường hợp chuyển đoạn (11 trường hợp chuyển đoạn tương hỗ, 8
chuyển đoạn hòa nhập tâm), 1 trường hợp đứt nhánh dài NST số 15, và 1 đảo
đoạn quanh tâm NST số 9. Có 3 trường hợp đột biến về số lượng NST:
45,X[5]/46,XX[95]; 47,XXX[4]/46,XX[96] và 47,XXY[5]/46,XY[95] [50].
Mai Thị Hiền (2014) tiến hành phân tích bộ NST của 715 cặp vợ chồng

có bất thường sinh sản. Kết quả tỉ lệ đột biến NST là 4,3% (62 trường hợp),
trong đó 61 trường hợp đột biến về cấu trúc NST (19 trường hợp chuyển đoạn


22

tương hỗ, 16 trường hợp chuyển đoạn hòa nhập tâm, 11 trường hợp đảo đoạn,
15 trường hợp nhân đoạn). Có 1 trường hợp là đột biến số lượng NST là
47,XYY [51].
1.3.2. Tình hình nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng có
tiền sử sẩy thai và thai chết lưu trên thế giới
1.3.2.1. Tần số đột biến nhiễm sắc thể trong những đối tượng sẩy thai, thai
chết lưu
U. Diedrich và cs (1983) nghiên cứu di truyền tế bào ở 136 cặp vợ
chồng với tiến sử mất thai tái diễn. Các tác giả đã phát hiện 15 trường hợp
(chiếm tỷ lệ 5,5%) có đột biến NST [52].
Báo cáo của J.P. Fryns và cs (1984) khi phân tích NST trong 1068 cặp
với tiền sử mất thai tái diễn. Trong tổng số 2136 đối tượng được nghiên cứu,
có 59 trường hợp mang đột biến NST (chiếm 2,8%) [53].
Một nghiên cứu khác trên 202 cặp vợ chồng mất thai tái diễn được thực
hiện bởi Kroshikina VG và cs năm 1984 cho thấy tỷ lệ các cặp mà một trong
hai người có đột biến NST là 2,5% [54].
Năm 1998 Fryns J.P. và Buggenhout GV khi phân tích NST của 1743
cặp vợ chồng mất thai tự phát tái diễn các tác giả đã phát hiện 5,34% trong số
họ mang đột biến NST [55].
Khi tiến hành làm xét nghiệm NST cho 61 cặp vợ chồng có tiền sử ST,
TCL, Jiang J. và cs (2001) đã phát hiện 7 cặp vợ chồng (chiếm tỷ lệ 5,7%) có
một trong hai người bị đột biến NST [56].
M. Azim năm 2003 đã sử dụng kỹ thuật nhuộm băng G phân tích NST ở cả
hai vợ chồng của 300 cặp sẩy thai thai chết lưu nhiều lần. Kết quả cho thấy có 16

cặp (chiếm tỷ lệ 2,7%) có đột biến NST ở một trong hai vợ hoặc chồng [57].


23

Nghiên cứu ở 742 cặp vợ chồng (1484 trường hợp) có tiền sử ST, TCL
liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh. Dubey và cs (2005) phân tích NST và
lập karyotype ở những cặp vợ chồng này đã phát hiện được 31 trường hợp
(chiếm tỷ lệ 2,1%) có đột biến về NST [58].
Năm 2006 Figen Celepa và cs đã phân tích NST của 645 cặp (1290
trường hợp) có tiền sử sẩy thai thai chết lưu liên tiếp. Kết quả tìm thấy có 25
trường hợp (chiếm tỷ lệ 1,94%) mang đột biến NST [59].
Theo Razied Dehghani Firoozabadi và cs năm 2006 phân tích NST của
88 cặp vợ chồng có tiền sử ST, TCL liên tiếp. Kết quả cho thấy 6,25% trong
số họ mang đột biến NST [60].
L.V. Tavokina và cs (2007) đã phát hiện 46 trường hợp (10,95%) có
karyotype mang đột biến NST khi phân tích NST của 210 cặp vợ chồng có
vấn đề về sinh sản [61].
Usha R. Dutta (2010) và cs đã phân tích sự đột biến về di truyền tế bào
trong 1162 cặp vợ chồng có tiền sử ST, TCL liên tiếp ở vùng phía nam Ấn độ.
Sử dụng phương pháp nhuộm băng G các tác giả đã phát hiện 78 trường hợp
có đột biến NST [62].
1.3.2.2. Tần số đột biến nhiễm sắc thể giữa người bố hoặc người mẹ ở những
cặp vợ chồng sẩy thai thai chết lưu
Năm 1981 Claude Stoll đã phân tích NST của 122 cặp vợ chồng có tiền
sử ST, TCL liên tiếp từ ba lần trở lên. Sử dụng phương pháp nhuộm băng R
các tác giả đã phát hiện 5 người nữ và 1 người nam mang chuyển đoạn NST
t(2;17), t(5;9), t(11;12),t(17;22) và t(13q;14q) [63].
Năm 1983 A. Lippman-Hand đã phân tích NST của 177 cặp vợ chồng
có tiền sử ST, TCL liên tiếp từ hai lần trở lên. Kết quả chỉ ra rằng số phụ nữ

mang đột biến NST chiếm tỷ lệ nhiều hơn nam giới [64].


24

J.P. Fryns và cs (1984) đã phân tích NST trong 1068 cặp với tiền sử ST,
TCL liên tiếp và sinh ra con bị dị tật bẩm sinh. Các tác giả đã phát hiện trong
số những người mang NST chuyển đoạn thì chuyển đoạn hòa nhập tâm xảy ra
ở nữ cao hơn ở nam còn chuyển đoạn tương hỗ thì ngược lại xảy ra ở nam cao
hơn ở nữ [53].
M. Azim (2003) sử dụng kỹ thuật nhuộm băng G phân tích NST ở cả
hai vợ chồng của 300 cặp có hai hoặc nhiều hơn hai lần ST, TCL tự nhiên.
Tác giả phát hiện thấy có 5 trường hợp mang đảo đoạn bao gồm: 1 trường hợp
bố mẹ mang đảo đoạn quanh tâm NST số 16, 3 người mẹ và 1 người bố mang
đảo đoạn NST số 9 [57].
Theo Razied Dehghani Firoozabadi và cs (2006): Phân tích NST của 88
cặp vợ chồng có tiền sử ST, TCL liên tiếp cho thấy số phụ nữ mang đột biến
về NST nhiều hơn đáng kể so với nam giới [60].
Một báo cáo khác của Franssen M.T.M. và cs (2007) khi nghiên cứu về
vai trò của đột biến cấu trúc NST ở những cặp vợ chồng ST, TCL liên tiếp từ
2 lần trở lên. Các tác giả cũng cho biết đột biến NST ở người vợ cao hơn ở
người chồng [65].
Simona Farcas và cs (2007) khi phân tích NST tế bào máu ngoại vi ở cả
hai bố và mẹ của 260 cặp vợ chồng ST, TCL liên tiếp. Các tác giả đã phát hiện
được ở người nam mang NST chuyển đoạn chiếm tỷ lệ 1,53%, người nữ
mang NST chuyển đoạn chiếm tỷ lệ 4,23% [66].
1.3.2.3. Tần số mang chuyển đoạn nhiễm sắc thể ở các cặp vợ chồng sẩy thai,
thai chết lưu
A. Lippman-Hand (1983) đã phân tích NST của 177 cặp vợ chồng có tiền
sử ST, TCL liên tiếp từ hai lần trở lên. Kết quả chỉ ra rằng 2-3% các cặp vợ

chồng có tiền sử sẩy thai sớm mang chuyển đoạn cân bằng [64].


25

Fortuny và cs (1988) đã phân tích NST và lập karyotype ở 445 cặp vợ
chồng có tiền sử ST, TCL liên tiếp. Trong tổng số các cặp nghiên cứu các tác
giả đã phát hiện 19 cặp vợ chồng (chiếm 2,1%) mang NST chuyển đoạn [67].
M. Azim năm 2003 đã sử dụng kỹ thuật nhuộm băng G phân tích NST
ở cả hai vợ chồng của 300 cặp có hai hoặc nhiều hơn hai lần ST, TCL tự
nhiên. Kết quả cho thấy có 7 trường hợp mang đột biến NST kiểu chuyển
đoạn [57].
Razied Dehghani Firoozabadi M.D và cs (2006): Phân tích NST của 88
cặp vợ chồng có tiền sử ST, TCL liên tiếp kết quả cho thấy 2,27% trong số họ
mang đột biến NST kiểu chuyển đoạn cân bằng [60].
Theo A L Zarina và cs (2006) sẩy thai tự nhiên là một hiện tượng phổ
biến chiếm tỉ lệ 1/8 các trường hợp mang thai. Các tác giả cũng cho biết gần
5% các trường hợp ST, TCL là do bố mẹ mang đột biến NST chuyển đoạn cân
bằng [68].
Phân tích NST tế bào máu ngoại vi ở cả hai bố và mẹ của 260 cặp vợ
chồng ST, TCL liên tiếp từ 2 lần trở lên được thực hiện bởi Simona Farcas và
cs (2007). Kết quả cho thấy trong tổng số 260 cặp này các trường hợp đột
biến NST kiểu chuyển đoạn chiếm 2,88% [66].
1.3.2.4. Tần số giữa chuyển đoạn tương hỗ và chuyển đoạn hòa nhập tâm
Năm 1984 J.P. Fryns và cs đã báo cáo kết quả phân tích NST trong
1068 cặp với tiền sử ST, TCL liên tiếp và sinh ra con bị dị tật bẩm sinh. Có 33
trường hợp mang chuyển đoạn tương hỗ (chiếm tỷ lệ 1,54%) và 20 trường
hợp mang chuyển đoạn hòa nhập tâm (chiếm tỷ lệ 0,94%) [53].
Mauro Campana và cs (năm 1986) nghiên cứu 5445 cặp vợ chồng có ST,
TCL liên tiếp. Kết quả 5% trong số những cặp vợ chồng này có một trong hai

người vợ hoặc chồng mang chuyển đoạn cân bằng, trong đó chuyển đoạn tương
hỗ chiếm 2/3 và chuyển đoạn hòa nhập tâm chiếm 1/3 [69].


×