Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

Hình thái và kích thước mũi ở một nhóm dân tộc tày 18 25 tuổi tại tỉnh lạng sơn trên ảnh chuẩn hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.79 MB, 85 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên khuôn mặt, mũi là trung tâm và là đơn vị thẩm mỹ nhô nhất. Một
chiếc mũi được coi là cân đối chỉ khi đặt nó trong một khuôn mặt cho sẵn [1].
Hiện nay, nhu cầu hiểu biết về các chỉ số nhân trắc mũi của người Việt nói
chung và người dân tộc thiểu số nói riêng là hết sức cần thiết. Đó chính là những
hằng số sinh học đại diện cho dân tộc, và có thể đóng góp cho các ngành khoa học
khác như: phẫu thuật thẩm mỹ, giải phẫu học và pháp y.
Để phân tích sự khác nhau về hình thái khuôn mặt nói chung, chúng ta
có 3 phương pháp chính đó là: đo trực tiếp trên cơ thể sống, phân tích gián
tiếp qua ảnh, phân tích gián tiếp qua phim XQuang. Mỗi phương pháp đều có
ưu, nhược điểm nhất định, trong đó phương pháp phân tích gián tiếp qua ảnh
được đánh giá là nhanh gọn, thu thập được số lượng mẫu lớn với thời gian
ngắn, chi phí thấp [2], [3], [4].
Cho đến nay, hầu hết các nghiên cứu về hình thái và kích thước của mũi
đều được tiến hành trên người da trắng của tác giả Nguyen và Turley (1998)
[5], Farkas và cộng sự (2005) [6]…, một số nghiên cứu trên người da đen của
Porter (2001) [7], hay của Husein [8]; và một số ít với đối tượng là người
Trung Quốc của Aung SC (2000) [9]. Thời gian qua, tại Việt Nam, một số tác
giả nghiên cứu về hình thái và kích thước mũi trên nhóm đối tượng là người
Kinh như tác giả Hoàng Tử Hùng (1999) [10], tác giả Võ Trương Như Ngọc
(2010) [11]; chứ chưa có nhiều nghiên cứu thực hiện trên nhóm đối tượng là
người dân tộc thiểu số. Theo thống kê, nước ta hiện có hơn 1,6 triệu người
dân tộc Tày và đây là dân tộc có số dân đông thứ hai chỉ đứng sau người Kinh
[12].


2

Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hình thái và


kích thước mũi ở một nhóm dân tộc Tày 18-25 tuổi tại tỉnh Lạng Sơn
trên ảnh chuẩn hoá” với hai mục tiêu như sau :
1.

Nhận xét hình thái mũi ở một nhóm dân tộc Tày 18-25 tuổi tại tỉnh Lạng Sơn
trên ảnh chuẩn hóa năm 2017.

2.

Xác định một số kích thước, tỷ lệ của mũi ở khuôn mặt của nhóm đối
tượng trên.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Giải phẫu mũi
Mũi là phần đầu của hệ hô hấp, có nhiệm vụ chủ yếu là dẫn khí, làm
sạch và sưởi ấm không khí trước khi vào phổi, đồng thời là cơ quan khứu
giác. Mũi gồm có 3 phần: mũi ngoài, mũi trong hay ổ mũi, các xoang cạnh
mũi [13].
Mũi ngoài
Mũi ngoài lồi lên ở giữa mặt, có dạng hình tháp ba mặt mà mặt nhỏ
nhất là hai lỗ mũi trước, hai mặt bên nằm ở hai bên. Phía trên là gốc mũi, ở
giữa hai mắt, một gờ dọc tiếp tục từ gốc mũi xuống dưới là sống mũi và tận
cùng là đỉnh mũi. Sau sống mũi là vách mũi, hai bên là hai cánh mũi. Giữa
vách mũi và cánh mũi là hai lỗ mũi trước. Giữa cánh mũi và má là rãnh mũi
má. Mũi ngoài được cấu tạo bởi một khung xương sụn, cơ và da, bên trong
được lót bởi niêm mạc [13].


Hình 1.1. Khung xương sụn của mũi ngoài [13]
1. Xương mũi.

2. Các sụn mũi

Mũi trong hay ổ mũi
Gồm hai ổ mũi, nằm ngay dưới nền sọ và trên khẩu cái cứng, hai ổ cách
nhau bởi vách mũi, thông với bên ngoài qua lỗ mũi trước và thông với hầu ở


4

sau qua lỗ mũi sau. Mỗi ổ mũi có bốn thành: trong, ngoài, trên và dưới. Có
nhiều xoang nằm trong các xương lân cận, đổ vào ổ mũi [13].
Tiền đình mũi: Là phần đầu tiên của ổ mũi, hơi phình ra, tương ứng với
phần sụn cánh mũi lớn. Phần lớn tiền đình mũi được lót bởi da có nhiều lông
và tuyến nhầy để cản bụi [13].
Lỗ mũi sau: Là nơi thông thương giữa ổ mũi với tỵ hầu. Gồm 2 lỗ, cách
nhau bởi vách mũi [13].
Thành mũi trong: Thành mũi trong hay vách mũi có hai phần:
 Phần sụn: ở trước, gồm trụ trong sụn cánh mũi lớn (tạo nên phần
màng di động phía dưới của vách mũi) và sụn vách mũi, sụn lá mía mũi.
 Phần xương: ở sau, do mảnh thẳng đứng của xương sàng và xương
lá mía tạo nên [13].

Hình 1.2. Thành trong của mũi [13]
1. Xoang bướm 2. Xương lá mía 3. Lỗ mũi sau
4. Mảnh thẳng đứng xương sàng 5. Sụn vách mũi 6. Khẩu cái cứng
Trần ổ mũi: Trần của ổ mũi do một phần của các xương: mũi, trán, sàng

và thân xương bướm tạo nên [13].
Nền ổ mũi: Nền ổ mũi là khẩu cái cứng, ngăn cách giữa ổ mũi và ổ
miệng [13].
1.2. Các phân loại về hình thái của mũi
Tại Việt Nam, Trần Thị Anh Tú năm 2003 đã nghiên cứu hình thái mũi
của 400 sinh viên người Việt. Dựa vào phân loại dạng mũi của Olivier dựa


5

trên tiêu chuẩn hình dạng đường viền sống mũi, góc mũi môi, Trần Thị Anh
Tú bổ sung tiêu chuẩn xếp loại dựa trên hình dạng lỗ mũi trên ảnh thẳng, và
sử dụng cách gọi tên thông dụng của người dân, sắp xếp thành sáu dạng mũi
(Hình 1.3): mũi thẳng (53,5%), mũi lõm (39,25%), mũi gãy (2%), mũi gồ
(5,25%), mũi hếch (17%), mũi khoằm (1,5%) [14].

A

B

C

D

E

F

A: Mũi thẳng; B: Mũi lõm; C: Mũi gãy; D: Mũi gồ; E: Mũi hếch; F: Mũi khoằm


Hình 1.3. Các hình thái của mũi [14]
Tiêu chuẩn phân loại dựa theo số đo góc mũi môi có ý nghĩa trong việc
đánh gía thẩm mỹ mô mềm vùng mũi môi, là một yếu tố then chốt phản ánh
sự hài hòa/ bất hài hòa của mũi trên khuôn mặt nhìn nghiêng.

Mũi hếch

Mũi khoằm

Hình 1.4. Phân loại các dạng mũi dựa vào góc mũi môi [14]


6

1.2.1. Phân loại sống mũi dựa vào đường nối gốc chóp mũi
Hình dạng sống mũi là một tiêu chuẩn được nhiều tác giả sử dụng trong
nghiên cứu hình thái mũi cũng như trong phân tích, chẩn đoán và lập kế
hoạch phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ. Theo nghiên cứu của Farhad B.N. trên
người da trắng (2011), đường viền sống mũi lý tưởng nên song song và lõm
nhẹ xuống dưới so với đường thẳng nối gốc mũi và đỉnh mũi. Ở nữ, sống mũi
lý tưởng lõm nhẹ dưới 1mm so với đường này. Trong khi ở nam giới, sống
mũi lý tưởng trùng với đường này [15].
Đường viền sống mũi so với đường nối sống mũi có thể thẳng, gồ, lõm.
Từ đó có các loại mũi tương ứng: Mũi thẳng, Mũi gồ, Mũi lõm (Hình 1.5).
Mũi lõm

Mũi thẳng

Mũi gồ


Hình 1.5. Phân loại hình thái mũi dựa vào đường nối gốc chóp mũi [15]
Qua các nghiên cứu về hình thái mũi trên thế giới, có thể thấy tồn tại rất
nhiều cách để phân loại các dạng mũi. Một số cách phân loại khá phổ biến
được nêu tóm tắt trong bảng 1.1.

Bảng 1.1. Phân loại dạng mũi dựa theo Olivier và Trần Thị Anh Tú [14]


7

Dạng mũi

Sống mũi so với đường

Góc mũi

nối gốc mũi – chóp mũi

môi
(độ)

Đặc điểm lỗ mũi nhìn
thấy trên ảnh thẳng

Mũi thẳng

Trùng nhau hoặc ± 1mm

80-110


Lộ dưới 50% lỗ mũi

Mũi lõm

Lõm >1-5 mm

80-110

Lộ dưới 50% lỗ mũi

Mũi gãy

Lõm > 5mm

80-110

Lộ dưới 50% lỗ mũi

Mũi gồ

Gồ > 1mm

80-110

Lộ dưới 50% lỗ mũi

Mũi hếch

Bất kì


>110

Lộ trên 50% lỗ mũi

Mũi khoằm

Bất kì

< 80

Không nhìn thấy lỗ mũi

1.2.2. Phân loại hình dạng mũi theo chỉ số của mũi
Chỉ số mũi của Olivier có giá trị trong nhân trắc học, là một trong
những tiêu chuẩn đánh giá đặc trưng hình thái chủng tộc với giá trị rất khác
biệt [15].
Theo nghiên cứu của Olivier, ông phân ra thành bảy dạng mũi [16]:
Cực hẹp:

< 40

Rất hẹp:

40 – 54,99

Hẹp:

55 – 69,99

Trung bình:


70 – 84,99

Rộng:

85 – 99,99

Rất rộng:

100 – 114,99

Cực rộng:

>115


8

1.3. Một số kích thước, tỷ lệ của mũi ở khuôn mặt
Mũi là khối lồi nhất và nằm ở vị trí trung tâm của mặt nên ảnh hưởng
nhiều đến thẩm mỹ khuôn mặt. Khi nhìn nghiêng, mũi bắt đầu từ điểm gốc mũi,
lý tưởng là ngang mức nếp gấp mi mắt trên và kết thúc ở điểm chân trụ mũi.
Tương quan giữa kích thước mũi và kích thước khuôn mặt
Theo tiêu chuẩn tân cổ điển, chiều dài mũi (N-Sn) chiếm khoảng 45%
chiều cao tầng mặt đặc biệt (N-Gn). Chiều rộng cánh mũi (Al-Al) nên bằng
với khoảng cách giữa hai mí mắt (En-En), và bằng với chiều rộng của mắt
(En-Ex), theo nguyên tắc 1/5, khuôn mặt được chia thành năm phần bằng
nhau, mỗi phần tương đương chiều rộng của một mắt [17].
Bảng 1.2. Một số quan điểm Tân cổ điển về các tỷ lệ của mũi [17]
TÊN CHUẨN

Khoảng gian góc mắt trong = Chiều rộng mũi
Khoảng gian góc mắt trong = Chiều rộng mắt
Chiều rộng mũi = 2/3 Chiều rộng miệng
Chuẩn tỷ lệ mũi mặt (Chiều rộng mũi = 1/4
khoảng gian điểm gò má)
Chiều dài mũi = 0,43 Chiều cao tầng mặt đặc
biệt
Chiều dài mũi = Chiều dài tai
Khoảng cách từ mũi đến góc mép ngoài miệng =
góc mép ngoài miệng đến đồng tử

KÍ HIỆU
En- En= Al- Al
En-En = Ex-En
Al- Al =2/3 Ch- Ch
Al- Al=1/4 Zy –Zy
N- Sn = 0,43 N- Gn
N-Sn = Sa – Sba
Al-Ch = Ch-Pp

Tương quan của mũi với các thành phần khác trên khuôn mặt
Mối tương quan của mũi với các thành phần xung quanh bao gồm: trán,
cằm, môi; thể hiện ở tương quan giữa các góc trán – mũi, góc mũi – cằm, và
góc mũi môi.
Góc trán mũi tạo bởi tiếp tuyến đi qua điểm N (nasion) và Gl (glabella)
với tiếp tuyến sống mũi đi qua điểm N và Pn (pronasale) [15]. Ở người da
trắng, theo Powell và Humphreys (1984) giá trị góc trán mũi lý tưởng từ 115 o
– 130o [18].



9

Dean M. Torumi và Daniel G. Becker, chiều dài mũi ảnh hưởng bởi góc
trán mũi và góc mũi môi. Một góc trán – mũi nông và/ hoặc góc mũi môi
nhọn góp phần làm mũi dài ra. Và một góc trán – mũi sâu và/ hoặc góc mũi
môi quá tù góp phần làm mũi ngắn lại [19].
Góc mũi môi tạo bởi đường thẳng tiếp tuyến của môi trên (Sn-Ls) với
tiếp tuyến bờ dưới mũi (Sn-Cm) đi qua điểm dưới mũi subnasale (Sn), có vai
trò rất quan trọng trong lập kế hoạch điều trị cho các bệnh nhân biến dạng
mặt. Góc mũi môi trung bình ở nam da trắng từ 100 o ± 12o, , ở nữ từ 105o ± 10o
[15] và được sử dụng để đánh giá độ nghiêng của nền mũi.
Theo Holdaway, góc mũi-môi là yếu tố phát hiện mất hài hòa vùng dưới
mũi, là dấu hiệu báo động điều trị nhưng giá trị tham khảo bị hạn chế [20].
Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là bản thân góc mũi môi xác định (định
hướng) những phần còn lại của khuôn mặt.
Theo Scheideman G. B. (1980), phân tích góc mũi môi cần dựa trên
phân tích hai góc thành phần tạo nên góc mũi môi. Góc A tạo bởi đường tiếp
tuyến gốc mũi với mặt phẳng ngang một góc 26 0 , trong khi đó, góc B tạo bởi
đường tiếp tuyến môi trên hơi nghiêng ra trước tạo với mặt phẳng ngang một
góc 860. Giá trị hai góc này thay đổi độc lập nhau, do đó mỗi góc nên được
đánh giá riêng trong quá trình điều trị [21].

Hình 1.6. Phân tích góc mũi môi theo Sheidemann [21]


10

Góc mũi cằm tạo bởi tiếp tuyến sống mũi đi qua điểm N và Pn với
đường thẳng nối đỉnh mũi Pn và điểm trước nhất của Pg, góc này nên có giá
trị từ 120o – 132o [15]. Giá trị góc này giảm rõ rệt ở các trưởng hợp khuôn mặt

bất hài hòa.

Góc trán mũi
Góc mũi mặt
Góc mũi cằm

Góc trán mũi
Góc mũi mặt
Góc mũi cằm

Hình 1.7. Các góc mũi trên khuôn mặt


11

1.4. Một số nghiên cứu về hình thái, kích thước, tỷ lệ của mũi ở khuôn mặt
1.4.1. Những nghiên cứu về hình thái, kích thước và tỷ lệ của mũi ở khuôn
mặt trên thế giới
Năm 1996, Miyajima nghiên cứu nhóm 52 đối tượng nam, nữ người
Nhật, so sánh với người Châu Âu thấy có sự khác biệt các số đo vùng mặt
như góc mũi môi của nhóm nam nữ người Nhật nhỏ hơn nhóm nam nữ người
châu Âu, góc mũi môi có hướng thẳng đứng, răng hô...[22].
Năm 2003, Fernandez-Riveiro và cộng sự nghiên cứu các góc mô mềm
nhìn nghiêng trên ảnh chuẩn hóa ở tư thế đầu tự nhiên (NHP) ở 212 người da
trắng độ tuổi 18 – 20 (50 nam và 162 nữ). Kết quả cho thấy sự khác biệt về
giới được nhận thấy ở một số góc như góc trán mũi, góc mũi dọc và góc lưng
mũi. Các góc có giá trị thay đổi trong khoảng rộng là góc mũi – môi và góc
cằm – môi [23].
Năm 2009, Farhan Zaib và các cộng sự nghiên cứu phân tích khuôn
mặt nhìn nghiêng bằng phương pháp đo trên ảnh chuẩn hóa. Kết quả cho thấy

góc trán mũi (130,16o ± 5,31o), độ rộng mũi (78,23o ± 8,45o), góc mặt lưng
mũi, góc tổng lồi mặt ở Nam lớn hơn. [24].
Năm 2014, Li KZ, Guo S, Sun Q, Jin SF, Zhang X và Xiao M tiến hành
nghiên cứu trên 900 người Trung Quốc, cho thấy kết quả như sau: Chiều dài,
chiều rộng và chiều cao của mũi phụ nữ nhỏ hơn so với nam giới [25].
Năm 2014, Ahmet Uzun, Fikri Ozdemir đã nghiên cứu 115 người Thổ
Nhĩ Kì thì nhận thấy rằng đa số có hình thái mũi hẹp [26].
Năm 2017, Arslan Zaidi và cộng sự, nhóm giáo sư đến từ trường đại
học Pennsylvania State, đã tiến hành nghiên cứu trên tổng cộng 140 phụ nữ
đến từ Tây Phi, Đông Á, Bắc Âu và Nam Á. Kết quả nghiên cứu cho thấy
“Mũi rộng hơn thường gặp ở khu vực có khí hậu nóng ẩm, trong khi mũi hẹp
lại phổ biến hơn đối với khu vực ở vĩ độ cao, như vùng Bắc Âu, để có thể
thích nghi với điều kiện khí hậu lạnh khô”. [27]


12

1.4.2. Những nghiên cứu về hình thái, kích thước và tỷ lệ của mũi ở khuôn
mặt tại Việt Nam
Năm 1999, Trần Thị Anh Tú nghiên cứu trên 400 đối tượng là sinh viên
Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh thấy rằng: Hình dạng mũi người Việt
Nam có những đặc điểm của mũi người da vàng: mũi thấp, sống mũi lõm
chiếm tỷ lệ cao, cánh mũi phồng, nền mũi hình đa cung....Nghiên cứu cho
thấy tỷ lệ các dạng mũi như sau: mũi thẳng chiếm tỷ lệ 53,5%, mũi lõm:
39,25%, mũi gồ: 5,25%, mũi gãy: 2%, mũi hếch: 17%, mũi khoằm: 1,5%;
Chiều dài mũi N-Sn : 48 ± 3,9 mm; chiều rộng mũi Al-Al: 40 ± 3,0 mm; góc
mũi mặt 35o ± 2,3o. Kết luận được rút ra sau nghiên cứu: Mũi người Việt Nam
có các đặc điểm của mũi người da vàng: Mũi thấp, sống mũi lõm chiếm tỷ lệ
cao, cánh mũi phồng… Mũi người Việt Nam ngắn, thấp, và ít nhô hơn người
da trắng, tuy nhiên so về nền mũi thì chóp mũi người Việt Nam cao và rộng

hơn chóp mũi người da trắng. [28]
Năm 2004, nghiên cứu của Phạm Bình Ái Phương về mô mềm mũi ở
người trưởng thành cho thấy: Mũi nam giới dài hơn, nhô hơn, nhọn hơn, sống
mũi thẳng hơn của nữ giới. [29]
Năm 2013, Võ Trương Như Ngọc, Nguyễn Thu Phương, Trịnh Thị Thái
Hà, Nguyễn Thị Thuỳ Linh, Trương Mạnh Nguyên nghiên cứu hình thái mô
mềm mũi ngoài trên 100 đối tượng sinh viên Đại học Y Hà Nội ở độ tuổi 18 –
25 bằng phương pháp chụp ảnh chuẩn hóa tư thế thẳng, nghiêng và ngả sau
nhiều. Kết quả nghiên cứu cho thấy mũi thẳng chiếm chiếm tỷ lệ là 44%, mũi
lõm là 22% , mũi hếch chiếm 20% và các dạng mũi còn lại chiếm tỷ lệ thấp
như mũi gãy 5%, mũi gồ 6%, mũi khoằm 6%. Trong đó các chỉ số đo được
như sau: Chiều dài mũi N-Sn là 49,27 ± 3,6 mm, chiều rộng mũi Al-Al: 41,62
± 3,7 mm, góc mũi mặt 32,24o ± 3,66 o. So với người da trắng, mũi người
Việt Nam thấp, ngắn, ít nhô hơn. Mũi của nữ nhỏ và ít nhô hơn so với mũi của
nam [30].


13

Năm 2016, Nguyễn Thành Nhân nghiên cứu hình thái tháp mũi bằng
phương pháp tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 400 người trưởng thành ở độ tuổi
từ 18 – 40 đã rút ra được kết luận: Mũi người Việt trưởng thành có 9 dạng:
mũi thẳng, mũi lõm, mùi gồ, mũi hếch, mũi trung gian và mũi khoằm, mũi
hẹp, mũi rộng và mũi rất rộng. Ngoài ra xác định được 7 thông số mũi cơ bản
dùng để định lượng và tính toán các tỷ lệ khi cần so sánh trong lâm sàng bao
gồm: Chiều cao mũi từ gốc mũi đến chóp mũi (N-Pn), chiều dài mũi từ gốc
mũi đến trụ mũi (N-Sn), chiều ngang cánh mũi (Al-Al), chiều ngang nền mũi
(Ac – Ac), chiều cao chóp mũi (Sn – Tp), góc trán mũi, góc mũi môi [31].
1.5. Phương pháp đo trên ảnh chuẩn hoá


Hình 1.8. Ảnh chụp chuẩn hóa
Phân tích trên ảnh chụp được thực hiện trên ảnh chụp tư thế thẳng và
nghiêng. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực
khác nhau như nhân trắc, hình sự với ưu điểm: rẻ tiền và có thể giúp đánh giá
tốt hơn về tương quan của các cấu trúc ngoài sọ gồm cơ và mô mềm. Khi
phân tích thẩm mỹ khuôn mặt nên chủ yếu quan sát trực tiếp và phân tích qua
ảnh. Hai phương pháp này có tác dụng bổ trợ cho nhau. Phép đo trực tiếp trên


14

người sống cho các giá trị của các kích thước trên từng cá thể chính xác hơn.
Phép đo ảnh chụp dễ đánh giá về sự cân xứng của vùng mặt, cũng như dễ trao
đổi thông tin hơn. Đo đạc trên máy ảnh kỹ thuật số với phần mềm đo thích
hợp sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, nhân lực và đỡ phức tạp hơn nhiều so
với đo trực tiếp trên người, có nhiều ưu điểm về khả năng thông tin, lưu trữ và
bảo quản. Qua ảnh, có thể đánh giá định tính đẹp hay không đẹp. Từ đó chúng
ta có thể yêu cầu một phương pháp khoa học để đánh giá định lượng. Có
nhiều tác giả đã phân tích khuôn mặt qua ảnh và đã đưa ra các tiêu chuẩn để
chụp mặt với các tư thế khác nhau như Ferrario, Bishara, Farkas, mục đích để
chuẩn hoá kỹ thuật chụp ảnh nhằm đánh giá và so sánh dễ dàng hơn [32],
[33], [34].
1.5.1. Ưu điểm của phương pháp đo trên ảnh chụp chuẩn hóa
- Những mốc ngoài mặt cần xác định được không chỉ là những mốc nằm
dọc theo chiều mặt nghiêng mà còn phải kể đến các mốc giải phẫu khác nằm
phía trong, thuộc mô mềm như cánh mũi, mép hai môi, khóe mắt... những
điểm rất khó xác định trên phim chụp sọ nghiêng nhưng dễ xác định hơn trên
ảnh chụp chuẩn hóa.
- Phương pháp được dùng chủ yếu khi phân tích thẩm mỹ khuôn mặt là
quan sát trực tiếp và phân tích qua ảnh.

- Thao tác đơn giản, dễ dàng đánh giá về sự cân xứng vùng mặt, dễ dàng
lưu trữ và trao đổi thông tin.
- Tiết kiệm thời gian, nhân lực khi đo đạc và phân tích bằng phần mềm
trên máy tính.
1.5.2. Nhược điểm của phương pháp đo trên ảnh chụp chuẩn hóa
Mặc dù là phương pháp có nhiều ưu điểm, tuy nhiên, một số nguyên
nhân sau tạo ra những bức ảnh kém chất lượng, dẫn tới sai số trong khi đo đạc
và phân tích.


15

- Tiêu cự ống kính: Nếu sử dụng ống kính có tiêu cự ngắn 35mm thì
khoảng cách từ máy ảnh đến người được chụp sẽ ngắn lại, ảnh bị biến dạng:
Cằm và mũi to ra, chiều trước sau bị kéo dài, các phần xung quanh bị uốn
cong quá mức. Với ống kính tele vừa (tiêu cự lý tưởng 100mm hay 105mm)
có một bức ảnh tốt nhất. Nếu ống kính có tiêu cự lớn hơn 300mm, các bộ
phận gần bị thu nhỏ, chiều trước sau bị ngắn lại và khuôn mặt bị bẹt ra.
- Ánh sáng, môi trường và yếu tố tâm lý: Phông chụp nên có màu trắng
hoặc xanh nếu không đèn flash sẽ phản chiếu màu phông lên mặt người chụp,
tạo ra một bức ảnh có màu không trung thực. Ánh sáng nên đơn giản để có thể
lặp lại trong những lần chụp sau nhưng cũng phải đủ để có một ảnh rõ nét.
Phần lớn chúng tôi chụp chân dung đều cho rằng ánh sáng lý tưởng để chụp
chân dung là ánh sáng tự nhiên, còn trong trường hợp chụp trong phòng chụp
cần phải bố tri sao cho ánh sáng càng tự nhiên càng tốt. Phòng chụp ảnh cần
có không khí thân thiện, tránh ồn ào. Người được chụp ngồi trên ghế có thể
điều chỉnh di chuyển theo những hướng chụp khác nhau. Không nên mặc
quần áo hay đồ trang sức rực rỡ, sẽ làm giảm chú ý đến các điểm mốc quan
trọng trên ảnh. Tóc nên được kẹp ra phía sau để có thể thấy rõ đường chân tóc
và lỗ tai. Người được chụp cần tập trung vào một vật cố định phía trước (ví dụ

như máy ảnh phía trước) để tránh sự lơ đễnh. Sự thay đổi hướng nhìn của mắt
dù nhẹ cũng có thể ảnh hưởng đến ảnh chụp.
- Tư thế đầu của bệnh nhân không ổn định.

a. Ảnh bị biến dạng do đầu ngả ra
phía sau

b. Ảnh bị biến dạng do đầu cúi về
phái trước


16

c. Sự thay đổi tư thế đầu làm thay

d. Sự thay đổi tư thế đầu che dấu tư

thế của xương hàm
đổi tư thế xương.
Hình 1.9. Những sai lệch trên ảnh do tư thế đầu không ổn định. [35]
1.5.3. Kỹ thuật chụp ảnh chuẩn hoá
1.5.3.1. Tư thế của đối tượng cần chụp
- Đối tượng ngồi thoải mái trên ghế, tư thế đầu tự nhiên, mắt nhìn
thằng về trước hoặc nhìn thẳng vào gương. Hướng dẫn đối tượng điều chỉnh
tư thế sao cho khoảng cách từ khoé mắt ngoài đến đường tóc ở mang tai bằng
nhau ở cả hai bên, đường nối hai đồng từ, đường nối từ khóe mắt tới đỉnh tai
song song với sàn nhà.
- Môi ở tư thế nghỉ.
- Tư thế chụp: Mặt thẳng và mặt nghiêng.
1.5.3.2. Vị trí đặt thước tham chiếu có thuỷ bình

Dùng thước có vạch mm được đặt ngang mức mặt phẳng mặt, giọt nước
nằm ngang cân bằng, không chuyển động. Thước được gắn cố định lên giá đỡ,
để ngang trên đỉnh đầu đối tượng chụp, dùng để chuẩn hoá trước khi đo.


17

1.5.4. Bố cục vị trí đặt máy ảnh

Hình 1.10. Bố cục vị trí đặt máy ảnh
Máy ảnh được đặt cách đối tượng 1,5m, tiêu cự 105, đảm bảo tỷ lệ 1:1
đối với máy ảnh fullframe với kích thước sensor 24-36mm, tương đương máy
máy phim 35mm. Chân máy đỡ lấy máy ảnh và ống kính, đế máy cho phép
điều chỉnh độ cao giúp đảm bảo trục quang học của thấu kính được cố định
trong suốt quá trình chụp ảnh. Một nguồn flash được gắn vào máy ảnh ở
khoảng cách 27cm tính từ trục quang học để tránh hiệu ứng mắt đỏ khi chụp
ảnh. Nguồn flash thứ hai được đặt sau đối tượng để làm sáng nền và loại bỏ
bóng mờ không mong muốn trên ảnh.
1.6. Giới thiệu về người dân tộc Tày ở Lạng Sơn
Số dân: 1.626.392 người (Tổng cục Thống kê năm 2009)
Địa bàn cư trú: Người Tày chủ yếu cư trú tại các tỉnh trung du và miền
núi phía Bắc (1.400.519 người năm 1999). Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây,
người Tày còn di cư tới một số tỉnh Tây Nguyên như Đăk Lăk và Lâm Đồng.


18

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Tày ở Việt Nam
có dân số 1.626.392 người năm 2009, là dân tộc có dân số đứng thứ 2 tại Việt
Nam, có mặt trên tất cả 63 tỉnh, thành phố. Người Tày cư trú tại tỉnh Lạng

Sơn (259.532 người, chiếm 35,4% dân số toàn tỉnh và 31,5% tổng số người
Tày tại Việt Nam).
Tỉnh Lạng Sơn [36]:
Có vị trí 20°27'-22°19' vĩ Bắc và 106°06'-107°21' kinh Đông. Phía bắc
giáp tỉnh Cao Bằng: 55 km, Phía đông bắc giáp Sùng Tả (Quảng Tây, Trung
Quốc): 253 km, Phía nam giáp tỉnh Bắc Giang: 148 km, Phía đông nam giáp
tỉnh Quảng Ninh: 49 km, Phía tây giáp tỉnh Bắc Kạn: 73 km, Phía tây nam
giáp tỉnh Thái Nguyên: 60 km.
Khí hậu của Lạng Sơn thể hiện rõ nét khí hậu cận nhiệt đới ẩm của
miền Bắc Việt Nam. Khí hậu phân mùa rõ rệt, ở các mùa khác nhau nhiệt độ
phân bố không đồng đều do sự phức tạp của địa hình miền núi và sự biến tính
nhanh chóng của không khí lạnh trong quá trình di chuyển ở vùng nội chí
tuyến đã gây nên những chênh lệch đáng kể trong chế độ nhiệt giữa các vùng.


19

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9/2017 đến tháng 08/2018
- Địa điểm nghiên cứu: tỉnh Lạng Sơn
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên một nhóm người dân tộc Tày tại tỉnh
Lạng Sơn có độ tuổi từ 18 – 25, thuộc nhóm đối tượng của đề tài cấp Nhà nước
“Nghiên cứu nhân trắc đầu mặt của người Việt Nam để ứng dụng trong Y học”
của Viện đào tạo Răng Hàm Mặt – Đại học Y Hà Nội năm 2016 – 2017.
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Nam nữ thanh niên khỏe mạnh, dân tộc Tày ở Lạng Sơn, độ tuổi 18-25.
- Có bố mẹ, ông bà nội ngoại là người dân tộc Tày.

- Hợp tác nghiên cứu.
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Có dị dạng hàm mặt, có tiền sử chấn thương hay phẫu thuật vùng hàm
mặt.
- Đã được điều trị nắn chỉnh răng và các phẫu thuật tạo hình khác.
- Các đối tượng mất nhiều răng ảnh hưởng đến tầm cắn dọc.
- Có viêm nhiễm cấp tính ở mũi và hàm mặt.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mô tả cắt ngang.
2.3.2. Cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước tính một chỉ số trung bình cho
nghiên cứu điều tra cắt ngang.


20

Trong đó:
- n: Cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu.
- α: Sai lầm loại I, chọn α = 0,05, tương ứng có ít hơn 5% cơ hội rút ra
một kết luận dương tính giả. Với α = 0,05 thì Zα = 1,96.
- β: Sai lầm loại II hoặc lực mẫu (power là 1- β), chọn β = 0,1 (hoặc lực
mẫu = 0,9), tương ứng có 90% cơ hội tránh được một kết luận âm tính giả.
Với β = 0,1 thì Zβ = 1,28.
- σ : độ lệch chuẩn.
Hiện chưa có nghiên cứu đánh giá nhân trắc đầu mặt của người trưởng
thành dân tộc Tày.
Theo nghiên cứu năm 2010 của Võ Trương Như Ngọc và cộng sự, góc
mũi môi ở nữ là 96,61 ± 9,98mm, [11] nên chọn  = 9,98o.
- δ: là sai số mong muốn (cùng đơn vị với σ). Chọn δ = 0,57o .

Thay vào công thức, có:
n = = 3219 người.
Cỡ mẫu tối thiểu cần điều tra hình thái và kích thước mũi trên ảnh
chuẩn hóa cho nhóm trưởng thành người dân tộc Tày trong độ tuổi 18 – 25 ở
Lạng Sơn là 3219 người.
Tuy nhiên, khi tiến hành nghiên cứu, tác giả lấy mẫu là toàn bộ 3285
người dân tộc Tày mà nhóm nghiên cứu đã thực hiện công tác thu thập số liệu.
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu: Có chủ đích
Người Tày hiện trên cả nước có hơn 1,6 triệu người trong đó Lạng Sơn
là tỉnh chiếm số dân đông nhất với hơn 35%. Vì vậy chúng tôi chọn tỉnh Lạng
Sơn là địa điểm nghiên cứu.


21

Nhóm nghiên cứu liên hệ với đại diện UBND tỉnh Lạng Sơn, Sở Y tế
và Sở Giáo dục & đào tạo tỉnh Lạng Sơn để thông báo về mục đích và đối
tượng nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu đề nghị các Sở phối hợp lập danh sách
cách sinh viên có các tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn của đối
tượng nghiên cứu. Các đối tượng nghiên cứu được giải thích về nội dung và
phương pháp nghiên cứu, và hoàn toàn tự nguyên tham gia vào nghiên cứu.
Sau đó nhóm nghiên cứu đến các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp
trên địa bàn tỉnh, có các nhóm sinh viên đã được lập danh sách để tiến hành rà
soát, phỏng vấn và thăm khám, để chắc chắn nhóm đối tượng nghiên cứu phù
hợp với tiêu chuẩn lựa chọn mà đề tài nghiên cứu đã đề ra. .
Người tham gia nghiên cứu phải có đầy đủ các tiêu chuẩn như đã nêu ở
mục 2.2.1 và 2.2.2.
2.3.4. Phương tiện nghiên cứu

Hình 2.1. Máy ảnh, ống kính, hắt sáng, chân máy ảnh và thước đo có thủy

bình được sử dụng trong nghiên cứu [37]
- Mẫu phiếu cam kết tham gia nghiên cứu.


22

- Tờ cung cấp thông tin nghiên cứu.
- Khẩu trang, mũ, găng tay y tế.
- Máy ảnh kĩ thuật số Nikon D700, ống kính Nikon 105mm f/2.8
VRG, chân máy, giá đỡ, thước thăng bằng có thuỷ bình, tấm hắt sáng, dây
rọi gương treo.
- Phần mềm đo đạc VNCEPH được sử dụng trong đề tài cấp nhà nước.
2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu
- Bước 1: Tập huấn chụp ảnh, đánh giá ảnh, đo ảnh chụp chuẩn hoá
- Bước 2: Khoanh vùng và lập danh sách đối tượng tham gia nghiên cứu.
- Bước 3: Chụp ảnh chuẩn hoá thẳng, nghiêng bằng máy ảnh kĩ thuật số
Nikon D700 với ống kính Nikon 105mm f/2.8 VRG.
Ảnh được chụp dưới ánh sáng đèn chiếu, khẩu độ, tốc độ phù hợp với
ánh sáng tại chỗ. Một nhãn dán số tương ứng với mã số của mỗi đối tượng
được dính lên phông nền trắng phía sau đối tượng.
Trục ống kính được đặt ở ngang tầm mắt của đối tượng, lần lượt từng
đối tượng được chỉ định ngồi tại ghế đã được cố định phía trước phông nền.
Tóc được cài lên và vén ra sau để thấy rõ được đường chân tóc và hai tai. Đối
tượng được yêu cầu nhìn thằng vào ống kính đối với ảnh chụp thẳng và nhìn
vào gương đặt phía bên phải hoặc bên trái đối với ảnh chụp nghiêng.
Tiêu chuẩn của ảnh chụp
o Mặt tự nhiên, môi ở tư thế nghỉ.
o Nhìn thấy rõ toàn bộ mặt và hai tai.
o Hai đồng tử phải song song với thước thủy bình đặt trên đầu. Mắt
nhìn song song mặt phẳng ngang.

o Các tiêu chuẩn khác của ảnh:
 Ảnh chụp rõ nét, đủ sáng, không bị nhòe.
 Thước có chỉ số rõ ràng.
 Bố cục cân đối.


23

- Bước 4: Chuẩn hóa ảnh, đánh dấu các mốc giải phẫu mô mềm cần
nghiên cứu trên ảnh chuẩn hóa thẳng, nghiêng bằng phần mềm được sử dụng
trong nghiên cứu của đề tài cấp nhà nước VNCeph.

Hình 2.2. Giao diện phần mềm VNCEPH được sử dụng trong nghiên cứu
[37]
- Bước 5: Phân tích kết quả thu được, đối chiếu kết quả với các nghiên
cứu trước đó.
o Nhập số liệu và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.
o Kết quả sau xử lý được xuất sang file exel.
2.5. Các điểm mốc giải phẫu cần xác định, các kích thước, góc, chỉ số cần
đo bằng phương pháp đo trên ảnh chuẩn hóa thẳng, nghiêng
2.5.1. Các điểm mốc giải phẫu trên ảnh chuẩn hoá:
Trong phạm vi đề tài, chúng tôi lựa chọn một số các điểm mốc giải
phẫu được sử dụng trên ảnh chuẩn hóa để đánh giá như sau:


24

Bảng 2.1. Các điểm mốc giải phẫu trên ảnh thẳng chuẩn hóa
Ký hiệu
En

Al
Zy
Ch
Pp

Định nghĩa
Nơi gặp nhau của mí trên và mí dưới của khoé mắt trong
Điểm ngoài nhất của cánh mũi
Điểm ngoài cùng của mô mềm trên xương gò má
Nơi gặp nhau của môi trên và môi dưới ở khoé miệng
Điểm chính giữa đồng tử

Bảng 2.2. Các điểm mốc giải phẫu trên ảnh nghiêng chuẩn hoá
Ký hiệu

Định nghĩa

Gl

Điểm nhô nhất của đường giữa trán

N

Chỗ lõm nhất ở rễ mũi

Pn

Điểm trước nhất trên đỉnh mũi

Cm


Điểm trước nhất của trụ mũi

Sn

Điểm trên đường giữa chân mũi, nơi gặp nhau của mũi và môi
trên

Ls

Điểm trước nhất của đường viền môi trên trên đường giữa

Pg

Điểm nhô ra trước nhất của cằm

Gn

Điểm trước nhất và dưới nhất của cằm

Sa

Điểm cao nhất của vành tai

Sba

Điểm thấp nhất của vành tai


25


Hình 2.3. Các điểm mốc giải
phẫu trên ảnh thẳng [37]

Hình 2.4. Các điểm mốc giải phẫu
trên ảnh nghiêng [37]

Cách xác định các điểm mốc giải phẫu trên ảnh chuẩn hóa nhìn chung
gần giống với đo trực tiếp và trên phim X-quang, tuy nhiên, có một số điểm
khác đó là:
- Điểm Gn là điểm thấp nhất vùng dưới cằm trên mặt phẳng dọc giữa.
Trên ảnh nghiêng chuẩn hóa, Gn là điểm giao nhau giữa đường viền da với tia
phân giác của góc tạo bởi đường thẳng đứng qua điểm Pg và đường thẳng
ngang qua điểm Menton trên mô mềm.
2.5.2. Các kích thước, góc được sử dụng để phân tích trên ảnh chuẩn hoá
Bảng 2.3. Một số kích thước trên ảnh chuẩn hóa
STT

Kích thước

I
1

Định nghĩa

Kí hiệu

Kích thước ngang trên ảnh thẳng chuẩn hóa
Khoảng cách giữa
hai mắt


2 Chiều rộng mũi

Khóe mắt trong trái – phải
Điểm ngoài nhất ở cánh mũi trái – điểm
ngoài nhất ở cánh mũi phải

En-En
Al-Al


×