Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu mối quan hệ giữa một số chỉ số hình thái và hô hấp phổi ở học sinh trường THPT nguyễn văn cừ, huyện gia lâm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 69 trang )



TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

PHẠM THỊ MỸ HOA


NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA
MỘT SỐ CHỈ SỐ HÌNH THÁI
VÀ HÔ HẤP PHỔI Ở HỌC SINH
TRƢỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ,
HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành : Sinh lí ngƣời và động vật






HÀ NỘI - 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN


PHẠM THỊ MỸ HOA




NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA
MỘT SỐ CHỈ SỐ HÌNH THÁI
VÀ HÔ HẤP PHỔI Ở HỌC SINH
TRƢỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ,
HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành : Sinh lí ngƣời và động vật

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
PGS.TS MAI VĂN HƢNG



HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN
Trải qua quá trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng Đại học Sƣ phạm
Hà Nội 2 tôi đã hoàn thành khóa luận văn. Bên cạnh sự cố gắng và nỗ lực của
bản thân còn có sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và
gia đình. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
PGS. TS. Mai Văn Hƣng, ngƣời hƣớng dẫn khoa học đã dành nhiều
thời gian đọc bản thảo, bổ sung và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt
quá trình xây dựng và hoàn thành khóa luận. Thầy luôn là ngƣời động viên,
giúp đỡ tôi vƣợt qua những khó khăn khi thực hiện khóa luận.
Tất cả các thầy cô khoa Sinh – KTNN, đặc biệt là các thầy cô trong tổ
Sinh lí ngƣời và động vật trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tận tình giảng

dạy, mở rộng kiến thức chuyên môn cho tôi trong quá trình học tập tại trƣờng.
Ban Giám Hiệu và tập thể giáo viên tổ Sinh, học sinh Trƣờng THPT
Nguyễn Văn Cừ, Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội đã có nhiều sự quan tâm, giúp đỡ
tôi trong quá trình thực nghiệm sƣ phạm.
Và cuối cùng là gia đình tôi, luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc và tạo
mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt luận văn này.

Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên


Phạm Thị Mỹ Hoa



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là khóa luận của riêng tôi. Các số liệu và kết quả
nêu trong khóa luận là chân thực và chƣa từng đƣợc công bố ở bất cứ một
công trình khoa học nào khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên


Phạm Thị Mỹ Hoa








DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Đọc là
CN
Cân nặng
Cs
Cộng sự
CCĐ
Chiều cao đứng
ĐHSP
Đại học sƣ phạm
ERV
Thể tích khí dự trữ thở ra
(ERV: Expiratory reserved volume)
FEV
1

Thể tích khí thở ra tối đa giây đầu
(Forced expiratory volume in second)
FVC
Dung tích sống thở mạnh
(Forced vital capacity)
HSSH
Hằng số sinh học
IRV
Thể tích khí dự trữ hít vào
(IRV:Inspiratory reserved volume):

Nxb
Nhà xuất bản
PGS
Phó giáo sƣ
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
Tr
Trang
TV
Thể tích khí lƣu thông
(Tidal Volume)
VC
Dung tích sống (Vital capacity)
VNTB
Vòng ngực trung bình




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Một số vấn đề chung 4
1.1.1. Một số vấn đề về chỉ số hình thái 4
1.1.2. Một số vấn đề về hoạt động hô hấp 5
1.2. Lịch sử nghiên cứu 12
1.2.1. Các chỉ số hình thái và hô hấp trên thế giới 12

1.2.2. Các chỉ số hô hấp và hình thái ở Việt Nam 14
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 19
2.1.1. Đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu 19
2.1.2. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu 19
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 19
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 20
2.3.1. Các chỉ số đƣợc nghiên cứu 20
2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu các chỉ số 20
2.2.3. Phƣơng pháp xử lí số liệu điều tra 22
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 24
3.1. Một số chỉ số hình thái cơ bản của học sinh THPT Nguyễn Văn Cừ 24
3.1.1. Chiều cao đứng của học sinh 24
3.1.2. Cân nặng của học sinh 27
3.1.3. Vòng ngực trung bình của học sinh 30
3.2. Các chỉ số hô hấp cơ bản của học sinh trƣờng THPT Nguyễn Văn Cừ 32
3.2.1. Dung tích sống của học sinh (VC: Vital capacity) 32
3.2.2. Dung tích sống thở mạnh của học sinh (FVC: Forced vital capacity) 35


3.2.3. Thể tích khí thở ra tối đa giây đầu của học sinh (FEV
1
: Forced
expiratory volume in second) 37
3.3. Mối tƣơng quan giữa các chỉ số hình thái cơ bản với dung tích sống 40
3.3.1. Mối tƣơng quan giữa chiều cao đứng với dung tích sống 41
3.3.2. Mối tƣơng quan giữa cân nặng với dung tích sống 45
3.3.3. Mối tƣơng quan giữa vòng ngực trung bình với dung tích sống 49
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54
KẾT LUẬN 54

1. Các chỉ số hình thái cơ bản của học sinh 54
2. Các chỉ số hô hấp cơ bản của học sinh 54
3. Mối quan hệ giữa các chỉ số hình thái cơ bản và dung tích sống 54
KIẾN NGHỊ 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
PHỤ LỤC 59



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Phân bố các đối tƣợng nghiên cứu 19
Bảng 3.1. Chiều cao đứng của học sinh 24
Bảng 3.2. Cân nặng của học sinh 28
Bảng 3.3. Vòng ngực trung bình của học sinh 30
Bảng 3.4. Dung tích sống của học sinh 33
Bảng 3.5. Dung tích sống thở mạnh của học sinh 35
Bảng 3.6. Thể tích khí thở ra tối đa giây đầu của học sinh 38
Bảng 3.7. Mối tƣơng quan giữa các chỉ số hình thái với dung tích sống của
học sinh 40
Bảng 3.8. Hệ số tƣơng quan giữa CCĐ – VC của học sinh nam 42
Bảng 3.9. Hệ số tƣơng quan giữa CCĐ –VC của học sinh nữ 42
Bảng 3.10. Mô hình hồi quy tuyến tính giữa CCĐ – VC của nam 44
Bảng 3.11. Mô hình hồi quy tuyến tính giữa CCĐ – VC của nữ 44
Bảng 3.12. Hệ số tƣơng quan giữa CN – VC của học sinh nam 46
Bảng 3.13. Hệ số tƣơng quan giữa CN – VC của học sinh nữ 46
Bảng 3.14. Mô hình hồi quy tuyến tính giữa cân nặng và dung tích sống
(CN – VC) của nam 48
Bảng 3.15. Mô hình hồi quy tuyến tính giữa cân nặng và dung tích sống 48
(CN – VC) của nữ 48

Bảng 3.16. Hệ số tƣơng quan giữa VNTB – VC của học sinh nam 50
Bảng 3.17. Hệ số tƣơng quan giữa VNTB – VC của học sinh nữ 50
Bảng 3.18. Mô hình hồi quy tuyến tính giữa vòng ngực và dung tích sống
(VNTB – VC) của nam 52
Bảng 3.19. Mô hình hồi quy tuyến tính giữa vòng ngực và dung tích sống
(VNTB – VC) của nữ 52


DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 3.1. Biểu đồ biểu diễn chiều cao đứng của học sinh 26
Hình 3.2. Biểu đồ biểu diễn cân nặng của học sinh 29
Hình 3.3. Biểu đồ biểu diễn vòng ngực trung bình của học sinh 59
Hình 3.4. Biểu đồ biểu diễn dung tích sống của học sinh 34
Hình 3.5. Biểu đồ biểu diễn dung tích sống thở mạnh của học sinh 37
Hình 3.6. Biểu đồ biểu diễn thể tích khí thở ra tối đa giây đầu của học sinh 39
Hình 3.7. Ma trận đồ thị phân tán các chỉ số hình thái và hô hấp CCĐ, CN,
VNTB, VC 41
Hình 3.8. Đồ thị phân tán mô tả mối quan hệ tuyến tính giữa CCĐ và VC
của học sinh nam 43
Hình 3.9. Đồ thị phân tán mô tả mối quan hệ tuyến tính giữa CCĐ và VC
của học sinh nữ 43
Hình 3.10. Đồ thị phân tán mô tả mối quan hệ tuyến tính giữa CN và VC
của học sinh nam 47
Hình 3.11. Đồ thị phân tán mô tả mối quan hệ tuyến tính giữa CN và VC
của học sinh nữ 47
Hình 3.12. Đồ thị phân tán mô tả mối quan hệ tuyến tính giữa VNTB và
VC của học sinh nam 51
Hình 3.13. Đồ thị phân tán mô tả mối quan hệ tuyến tính giữa VNTB và

VC của học sinh nữ 51


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đối với mỗi quốc gia thì nhân tố con ngƣời là nhân tố quan trọng nhất
để phát triển. Con ngƣời chính là chủ thể cải tạo tự nhiên và xã hội. Vì vậy
phát huy tối đa tiềm lực của con ngƣời vừa là yêu cầu vừa là động lực để phát
triển đất nƣớc. Nƣớc ta hiện nay, nền kinh tế, văn hóa, chính trị, khoa học, kỹ
thuật đã và đang phát triển nhằm tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nƣớc. Việc nâng cao thể lực và trí tuệ cho mỗi ngƣời dân Việt Nam là vấn đề
cấp thiết, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân.
Chính vì vậy, trong những năm gần đây đã có rất nhiều các công trình
nghiên cứu xoay quanh nhân tố con ngƣời và đƣa ra các chỉ số về sự tăng
trƣởng hình thái, thể lực, trí tuệ, tâm - sinh lí mối tƣơng quan giữa các yếu
tố đó với nhau. Các chỉ số này cần phải nghiên cứu định kì, ở từng thập kỉ để
đánh giá sự phát triển về thể chất và trí tuệ của thế hệ tƣơng lai trƣớc sự thay
đổi liên tục của đất nƣớc. Từ đó góp phần cho sự hoạch định các chính sách
kinh tế xã hội của đất nƣớc trong thời kì đổi mới nhƣ hiện nay.
Các chỉ số sinh học đƣợc coi là những đặc điểm quan trọng nhằm đánh
gía chất lƣợng con ngƣời, trong đó chỉ số hô hấp đƣợc coi là nhóm các chỉ số
sinh học quan trọng đặc biệt ở lứa tuổi học sinh. Việc nghiên cứu các chỉ số
hô hấp của phổi ở học sinh chính là một trong những biện pháp giúp cho các
trƣờng học, các cơ sở giáo dục có thể đƣa ra phƣơng pháp dạy học phù hợp
cho từng học sinh.
Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về các chỉ số sinh học trên
các đối tƣợng học sinh. Kết quả nghiên cứu của các công trình này cho thấy
các chỉ số sinh lí của con ngƣời thay đổi theo lứa tuổi và điều kiện xã hội đặc
biệt là đối với các em học sinh ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Vì thế việc nghiên cứu các chỉ số sinh học của học sinh phải đƣợc tiến hành


2
thƣờng xuyên. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi đã thực hiện đề tài “Nghiên
cứu mối quan hệ giữa một số chỉ số hình thái và hô hấp phổi ở học sinh
trường THPT Nguyễn Văn Cừ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định thực trạng của chỉ số hô hấp của học sinh THPT Nguyễn
Văn Cừ - Gia Lâm - Hà Nội.
- Tìm hiểu về các chỉ số hình thái (chiều cao đứng, cân nặng, vòng
ngực trung bình) và dung tích sống trong mối tƣơng quan giữa các chỉ số hình
thái cơ bản với dung tích sống.
- Rút ra nhận xét về sự hoàn thiện chức năng của hệ hô hấp thông qua
các chỉ số hô hấp của học sinh ở độ tuổi từ 16 - 18.
3. Nội dung nghiên cứu
- Thu thập, tìm hiểu các tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan đến các
chỉ số hình thái và hô hấp của học sinh THPT.
- Đo các chỉ số hô hấp và chỉ số hình thái tại trƣờng THPT Nguyễn Văn
Cừ, huyện Gia Lâm, Hà Nội: dung tích sống (VC), dung tích sống thở mạnh
(FVC), thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu (FEV
1
), các chỉ số hình thái:
chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình.
- Thu thập một số dữ liệu để tìm hiểu các yếu tố liên quan đến các chỉ số
hô hấp cơ bản.
- Rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa một số chỉ số hình thái và các chỉ
số hô hấp ở phổi của học sinh qua các lứa tuổi từ 16 - 18.
4. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài
- Đánh giá đƣợc thực trạng của sự tăng trƣởng các chỉ số hình thái và

các chỉ số hô hấp của học sinh trƣờng THPT Nguyễn Văn Cừ, huyện Gia
Lâm, thành phố Hà Nội.
- Là cơ sở dữ liệu trong chiến lƣợc phát triển con ngƣời chất lƣợng cao.


3
- Các số liệu nghiên cứu có thể bổ sung vào thông tin về các chỉ số sinh
học ngƣời Việt Nam ở giai đoạn hiện nay.
- Tăng cƣờng sự hiểu biết về bản chất sinh học của học sinh nhằm xây
dựng các nội dung và phƣơng pháp dạy học thích hợp đối với từng đối tƣợng
học sinh khác nhau, từ đó nâng cao chất lƣợng học tập của học sinh bậc
THPT.
5. Những đóng góp mới của đề tài
- Xác định thực trạng của chỉ số hình thái cơ bản và các chỉ số hô hấp
cơ bản của học sinh THPT.
- Tìm thấy mối tƣơng quan giữa các chỉ số hình thái cơ bản với các chỉ
số hô hấp cơ bản của học sinh trƣờng THPT Nguyễn Văn Cừ, huyện Gia
Lâm, thành phố Hà Nội.
- Góp phần đề xuất biện pháp giáo dục phù hợp với học sinh trong
trƣờng.
















4
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số vấn đề chung
1.1.1. Một số vấn đề về chỉ số hình thái
1.1.1.1. Chiều cao đứng
Chiều cao đứng (CCĐ) là một trong những kích thƣớc đƣợc đề cập và
đƣợc đo đạc trong hầu hết các công trình điều tra cơ bản về hình thái, nhân
chủng, sinh lý và bệnh lý Chiều cao đứng nói lên tầm vóc của một ngƣời, do
đó các nhà y học dựa vào chiều cao đứng để đánh giá sức lớn của trẻ em; so
sánh chiều cao đứng với các kích thƣớc khác trong cơ thể, phối hợp với các
kích thƣớc khác để xây dựng các chỉ số thể lực Chiều cao đứng cũng đƣợc
các nhà phân loại học sử dụng khi nghiên cứu chủng tộc. Nói chung, cũng
nhƣ ở các nƣớc khác trên thế giới, ở Việt Nam nam giới cao hơn nữ giới
khoảng từ 8 đến 11 cm [2].
Có rất nhiều ý kiến giải thích sự gia tăng về chiều cao đứng ở thế hệ sau
tốt hơn thế hệ trƣớc. Tuy nhiên, về nguyên nhân ảnh hƣởng tới chiều cao
đứng có 2 yếu tố chính:
- Yếu tố di truyền và yếu tố lai giống đứng hàng đầu trong việc ảnh
hƣởng tới chiều cao đứng. Nó tác động nhanh và tức thời ở ngay thế hệ con
cháu.
- Yếu tố ngoại cảnh nói chung, trong đó bao gồm cả điều kiện sinh hoạt
tinh thần và vật chất, khí hậu và ánh nắng, sự thích nghi với môi trƣờng,
Ảnh hƣởng ở mức độ lớn tới tốc độ phát triển cũng nhƣ chiều cao đứng cuối
cùng ở ngƣời lớn, tuy nhiên yêu tố ngoại cảnh tác động từ từ, chậm chạp và

cần phải liên tục [2].


5
1.1.1.2. Cân nặng
Cũng nhƣ CCĐ, cân nặng là số đo thƣờng đƣợc sử dụng trong tất cả các
nghiên cứu cơ bản về hình thái ngƣời. Mặc dù vậy, độ chính xác của chỉ số
này không cao lắm do nó dễ thay đổi vào thời điểm nghiên cứu (buổi sáng cân
nhẹ hơn buổi chiều ) [2].
Tuy nhiên, cân nặng của một ngƣời nói lên mức độ và tỷ lệ giữa sự hấp
thụ các chất và tiêu hao năng lƣợng. Cân nặng của một ngƣời bao gồm 2
phần:
- Phần cố định, chiếm 1/3 tổng cân nặng gồm xƣơng, da, tạng và thần
kinh.
- Phần thay đổi, chiếm 2,3 tổng cân nặng, trong đó bao gồm 3/4 là khối
lƣợng của cơ và 1/4 là mỡ và nƣớc. Vì vậy, tăng cân nói lên phần nào mức độ
tăng thể lực cơ thể.
Nhìn chung, để đánh giá chính xác thể lực của một ngƣời bình thƣờng
ngƣời ta thƣờng phối hợp cân nặng với một số kích thƣớc khác của cơ thể.
1.1.1.3. Vòng ngực trung bình
Vòng ngực trung bình (VNTB) là một trong những kích thƣớc quan
trọng do nó phối hợp với CCĐ, cân nặng để đánh giá thể lực của con ngƣời.
Tuy nhiên, đây cũng là kích thƣớc dễ thay đổi, ngƣời ta nhận thấy đo nhiều
lần trên cùng một ngƣời, các kết quả có thể chênh lệch nhau 2 - 3 cm. VNTB
lớn thì thể lực tốt, do đó nó có liên quan đến khả năng hô hấp của con ngƣời
[2].
1.1.2. Một số vấn đề về hoạt động hô hấp
Muốn duy trì sự sống, tế bào cần có oxy để biến năng lƣợng hóa học của
thức ăn thành các dạng năng lƣợng khác nhau nhƣ cơ năng, nhiệt năng dùng
cho mọi hoạt động sống. Đồng thời, cacbondioxit (CO

2
) sinh ra trong quá
trình sống cần phải thải ra ngoài. Cung cấp oxy và thải CO
2
là chức năng của
bộ máy hô hấp.


6
Phổi cùng với tim, những mạch máu lớn và thực quản làm thành khối mô
choán hết bên trong lồng ngực. Phổi có cấu trúc phức tạp, gồm ống dẫn khí,
mạch, máu và mô liên kết đàn hồi. Không khí từ mũi hoặc miệng xuống khí
quản, các phế quản, các tiểu phế quản. Các tiểu phế quản phân nhánh nhiều
lần, đƣờng kính của ống càng xa càng nhỏ đi, cuối cùng tới những túi là
những phế nang. Phế nang là nơi trao đổi khí. Đƣờng dẫn khí đều có máu
nuôi dƣỡng, đặc biệt ở thành phế nang có mạng lƣới mao mạch dày đặc. Mô
liên kết đàn hồi ở giữa các ống dẫn khí và mạch máu, có vai trò quan trọng
trong hô hấp.
1.1.2.1. Cấu tạo bộ máy hô hấp
Lồng ngực
Lồng ngực cấu tạo nhƣ một hộp kín có khả năng thay đổi đƣợc thể tích,
nó gồm có khung xƣơng (12 đốt sống ngực, 12 đốt xƣơng sƣờn, xƣơng ức),
cơ bám vào khung xƣơng (cơ liên sƣờn, cơ hoành). Trong đó cơ hoành là cơ
quan trọng nhất trong hoạt động hô hấp bình thƣờng, khi cơ hoành liệt hoạt
động hô hấp sẽ bị rối loạn [2].
Đường dẫn khí
Không khí qua mũi hoặc miệng đến hầu. Ở đây đƣờng dẫn khí đƣợc
chia thành hai nhánh, nhánh phía sau là thực quản, nhánh phía trƣớc là đƣờng
dẫn khí đến phổi. Đƣờng dẫn khí có thanh quản, nơi có hai dây thanh âm. Hai
dây này khép để viên nuốt không lọt vào đƣờng dẫn khí. Tiếp theo thanh quản

là khí quản. Khí quản đƣợc chia làm hai phế quản đi vào hai lá phổi. Trong lá
phổi, phế quản chia thành nhiều nhánh nhỏ dần và nhỏ nhất là ống phế nang
dẫn vào phế nang.
Đƣờng dẫn khí có cấu trúc đặc biệt thực hiện chức năng quan trọng là
dẫn khí. Ngoài ra còn có chức năng quan trọng khác nhƣ:
- Bảo vệ: Lớp biểu mô lát mặt trong đƣờng thở có những lông luôn
chuyển động “quét” về phía hầu. Các tuyến ở biểu mô tiết chất nhầy láng


7
khắp bề mặt đƣờng dẫn khí. Hàng ngày, nhiều hạt bụi theo không khí hít vào
đƣờng hầu, sau đó đƣợc nuốt vào dạ dày. Hoạt động của lông và dịch nhầy
nêu trên là một cơ chế thanh thải hữu hiệu không chỉ giữ sạch, chống bụi mà
còn bảo vệ chống nhiễm khuẩn theo bụi. Bất kì nguyên nhân nào làm liệt cử
động lông (trong đó có khói thuốc lá) thì phổi dễ bị nhiễm khuẩn.
Ở niêm mạc đƣờng hô hấp còn có nhiều đại thực bào tham gia vào cơ
chế bảo vệ phổi.
- Sƣởi không khí: Không khí hít vào tiếp xúc với lớp biểu mô đƣờng dẫn
khí, đƣợc sƣởi ấm lên xấp xỉ 37
0
C và bão hòa hơi nƣớc trƣớc khi đến phế
nang.
- Phát âm: Hai dây thanh âm rung động khi có dòng không khí đi qua
góp phần thực hiện phát âm. Đó là một khâu của chức năng ngôn ngữ.
- Biểu hiện tình cảm: Hoạt động của đƣờng hô hấp cùng với dây thanh
âm tạo ra âm thanh nhƣ tiếng cƣời, tiếng khóc, thở dài [2].
Khoang màng phổi
Màng phổi là một lớp màng thanh dịch bao phủ quanh bề mặt phổi và
thành lồng ngực. Màng phổi gồm lá thành dán vào thành trong lồng ngực và
lá tạng dán vào mặt ngoài của phổi. Lá thành và lá tạng áp sát nhau (có lớp

dịch rất mỏng, trơn, giúp cho hai lá trƣợt lên nhau khi thở).
Khoang màng phổi là khoang ảo nằm giữa lá thành và lá tạng. Gọi là
khoang ảo bởi vì chỉ khi có dịch hay khí trong đó (tràn dịch hay tràn khí màng
phổi) thì khoang ảo này mới trở thành khoang thật để chứa một lƣợng dịch
hay khí.
Khoang màng phổi có áp suất thấp hơn áp suất khí quyển nên đƣợc gọi
là áp suất âm. Áp suất âm này kết hợp với áp suất thấp trong lồng ngực có ý
nghĩa lớn trong sinh lí hô hấp và tuần hoàn. Bình thƣờng, trong khoang màng
phổi không có không khí và dịch (trừ lớp thanh dịch cực mỏng đủ làm trƣợt
hai màng) vì khi trong máu vòng tiểu tuần hoàn có áp lực riêng phần thấp hơn


8
khí quyển và áp lực thẩm thấu trong thanh dịch rất thấp, lƣợng protein thấp
hơn nhiều so với huyết tƣơng. Tất cả những nguyên nhân trên khiến cho nếu
có dịch hay khí trong khoang màng phổi thì chúng sẽ bị hấp thụ. Áp suất âm
trong khoang màng phổi thay đổi theo thì thở. Lúc nghỉ ngơi, là cuối kì thở ra
bình thƣờng, áp suất khoang màng phổi chừng -4mm Hg. Cuối kì hít vào bình
thƣờng, ngực nở thêm, phổi nở theo, sợi đàn hổi của mô phổi bị căng thêm
tạo sức co đàn hổi mạnh hơn nên áp suất khoang màng phổi càng âm thêm và
chừng -7mmHg. Khi hít vào hết sức, áp suất màng phổi có thể thấp khoảng -
30mmHg. Khi thở ra hết sức, áp suất trong màn phổi bằng -1mmHg hoặc xấp
xỉ bằng 0 [2].
1.1.2.2. Các động tác hô hấp
Thở là sự cử động do co giãn các cơ hô hấp, làm thay đổi thể tích lồng
ngực gây biến đổi áp suất trong ngực và phế nang, tạo điều kiện cho dòng khí
từ ngoài vào phế nang và từ phế nang ra ngoài.
Mục đích của động tác hô hấp là thay đổi kích thƣớc của lồng ngực để
làm phổi co giãn, tạo nên một sự chênh lệch áp suất giữa phế nang và khí
quyển. Sự chênh lệch áp suất đó có tác dụng hút không khí từ ngoài vào phế

nang và ngƣợc lại đẩy không khí từ phế nang ra ngoài.
Động tác hít vào
Hít vào là động tác tiêu tốn năng lƣợng để co cơ hoành và các cơ hít vào
khác, làm tăng kích thƣớc lồng ngực theo ba chiều: chiều thẳng đứng, chiều
trƣớc – sau, chiều ngang.
Cuối kì thở ra bình thƣờng, áp suất màng phổi khoảng -4mmHg, áp suất
trong phế nang bằng 0mmHg. Lúc này phế nang thông với khí quyển qua
đƣờng hô hấp và không có dòng lƣu chuyển.
Cơ hoành là cơ thở vào chính. Bắt đầu hít vào, cơ hoành co kéo phần
trung tâm xuống dƣới làm tăng chiều thẳng đứng của lồng ngực. Diện tích cơ
hoành khoảng 250 cm
2
. Khi hít vào bình thƣờng, cơ hoành hạ 1,5 cm thì thể


9
tích tăng gần 400 ml. Cơ hoành co đồng thời các cơ liên sƣờn co giúp xƣơng
sƣờn, xƣơng ức nâng lên, nhô ra phía trƣớc làm tăng thể tích lồng ngực theo
chiều ngang và chiều trƣớc sau.
Lồng ngực tăng thể tích nhờ áp suất âm, phổi nở theo. Phổi nở ra, phế
nang mở ra theo làm áp suất phế nang giảm xuống thấp hơn áp suất khí quyển
có tác dụng hút không khí ngoài trời vào đƣờng dẫn khí đến phế nang.
Hít vào gắng sức có thêm một số cơ tham gia nhƣ cơ ngực, cơ chéo.
Những cơ này là những cơ hít vào phụ. Bình thƣờng, chúng tì vào bộ phận
tƣơng đối bất động là lồng ngực để làm cử động đầu và tay. Lúc hít vào gắng
sức thì đầu và tay trở thành tƣơng đối bất động và các cơ hô hấp phụ tì vào
các nơi đó mà nâng xƣơng sƣờn lên thêm nữa. Do đó sẽ tăng thêm các đƣờng
kính của lồng ngực và thêm vào phổi một lƣợng khí chừng 1 lít. Vì vậy cần
phải cố định đầu và tay để huy động các cơ hô hấp phụ, ngƣời hít vào hét sức
sẽ có một tƣ thế rất đặc biệt: cổ hơi ngửa, hai cánh tay dang ra, không cử

động. Đây là thể tích khí dự trữ hít vào (IRV) [2].
Động tác thở ra
Thở ra bình thƣờng là động tác thụ động, không đòi hỏi năng lƣợng co
cơ. Các cơ hô hấp không co nữa, lồng ngực trở về vị trí cũ dƣới tác động của
mô đàn hồi ngực, phổi và sức chống lại của các tạng ổ bụng bị nén ép trong kì
hít vào. Các xƣơng sƣờn hạ thấp xuống, cơ hoành nâng lên làm giảm dung
tích của lồng ngực làm cho phổi xẹp xuống đẩy khí từ phổi ra.
Thở ra gắng sức là động tác tích cực, đòi hỏi năng lƣợng co cơ. Cơ thể
huy động thêm một số cơ nữa, chủ yếu là các cơ thành bụng. Các cơ này khi
co kéo các xƣơng sƣờn xuống thấp hơn nữa, đồng thời ép thêm vào các tạng ở
bụng, dồn cơ hoành nâng thêm lên phía lồng ngực làm thể tích lồng ngực
càng giảm thêm [2].
1.1.2.1. Các chỉ số thông khí


10
Dụng cụ đầu tiên chế tạo năm 1846 dùng để đo thể tích thở gọi là
Spirometer. Đó chính là máy đo thông khí hoặc gọi là “hô hấp kế” tức “máy
đo hô hấp” vì spiro do chữ la tinh spirare có nghĩa là hô hấp. Hô hấp bao hàm
các quá trình cả ở phổi lẫn tế bào, nhƣng spiro ở đây hiểu theo nghĩa hẹp, chỉ
là thông khí ở phổi. Máy spirometer từ thời Hutchinson đến nay, dù ngày nay
máy tinh xảo phức tạp hơn nhiều, đều dùng đo các thông số của thông khí
phổi [7].
Các chỉ tiêu chức năng hô hấp bao gồm các chỉ tiêu về thông khí phổi,
khuếch tán khí, các chỉ tiêu về phân áp các chất khí trong máu Các chỉ tiêu
chức năng thông khí phổi thƣờng đƣợc nghiên cứu và sử dụng trong thăm dò
chức năng phổi là dung tích sống, dung tích sống thở mạnh, thể tích khí lƣu
thông, thể tích khí thở ra tối đa giây đầu, [2].
Thể tích lưu thông (TV)
TV là lƣợng khí lƣu thông của phổi trong một lần thở bình thƣờng. Ở

ngƣời trƣởng thành bình thƣờng, thể tích khí lƣu thông khoảng 0,5 lít, bằng
12% dung tích sống.
TV quyết định tốc độ đổi với thông khí phế nang.
Dung tích sống (VC)
VC là lƣợng khí tối đa huy động đƣợc trong một lần thở (hít vào và thở
ra tối đa). Gồm các thể tích khí sau:
VC = IRV + TV + ERV
Bình thƣờng VC = 1,8 +0,5 +1,5 = 3,8 lít
Nhiều tác giả đã nghiên cứu về dung tích sống và chức năng hô hấp [7].
Dung tích sống của học sinh phụ thuộc vào sự phát triển của hệ hô hấp. Số
lƣợng và kích thƣớc phế nang tăng dần theo tuổi. Số lƣợng phế nang và dung
tích của chúng cũng tăng dần theo tuổi làm cho dung tích sống học sinh tăng
dần theo tuổi và tăng mạnh vào thời kỳ dậy thì. Đến đầu thời kỳ dậy thì dung
tích sống của học sinh tăng gấp 10 lần và đến cuối thời kỳ này dung tích sống


11
của học sinh tăng gấp 20 lần so với lúc mới sinh. Tuy nhiên, tốc độ gia tăng
dung tích sống không đồng đều, thời kỳ đầu tăng chậm, thời kỳ dậy thì tăng
nhanh và nhanh nhất ở nam lúc 12 – 13 tuổi, còn ở nữ lúc 11 – 12 tuổi. Ở thời
kỳ dậy thì có sự khác biệt dung tích sống theo giới tính. Dung tích sống của
nữ thấp hơn của nam. Dung tích sống còn phụ thuộc vào các đặc điểm hình
thái của con ngƣời nhƣ chiều cao đứng, cân nặng. Dung tích sống là lƣợng khí
mà phổi của một ngƣời sau khi đã hít vào gắng sức rồi thở ra tận lực. Theo
các số liệu đƣợc công bố trong cuốn “Hằng số sinh học ngƣời Việt Nam” năm
1975, dung tích sống của ngƣời Việt Nam có xu hƣớng giảm theo tuổi, tăng
theo chiều cao đứng và dung tích sống của nam cao hơn so với nữ [19 ].
VC phản ánh khả năng chun giãn của phổi và lồng ngực, cũng nhƣ phản
ánh khả năng đáp ứng nhu cầu trao đổi khí của cơ thể. Đánh giá khả năng lao
động và tình trạng bệnh lí của phổi.

Cùng thể trọng, dung tích sống có thể khác nhau giữa ngƣời này và
ngƣời khác. Ở ngƣời béo, thƣờng có dung tích sống thấp. Ở những vận động
viên, dung tích sống thƣờng tăng, có thể tăng 30 - 40% so với bình thƣờng.
Về già dung tích sống giảm theo tuổi.
Các chỉ tiêu chức năng thông khí phổi phụ thuộc vào tuổi, giới và chiều
cao đứng. Ở lứa tuổi ≤ 16 tuổi các chỉ số chức năng thông khí phổi tăng lên
theo tuổi. Từ 17 – 25 tuổi, cũng thay đổi chậm và sự tăng lên không đáng kể,
nhƣng từ 26 tuổi trở đi các chỉ tiêu chức năng thông khí phổi giảm theo tuổi.
Chức năng thông khí phổi còn phụ thuộc vào tƣ thế đo của đối tƣợng, tƣ thế
nằm thƣờng thấp hơn tƣ thế đứng và tƣ thế ngồi [19].
Dung tích sống thở mạnh (FVC)
Dung tích sống thở mạnh (FVC) cũng chính là dung tích sống (VC), chỉ
có khác là đo bằng phƣơng pháp thở ra mạnh. Động tác thở ra mạnh và đồ thị
FVC có rất nhiều ứng dụng trong đánh giá chức năng thông khí. Ở ngƣời bình


12
thƣờng FVC bằng VC, cho nên trong điều tra, phân loại sức khỏe rộng rãi ở
cộng đồng đo FVC rất nhanh gọn, tiện lợi.
Thể tích thở ra tối đa giây đầu (FEV
1
)
Thể tích thở ra tốiđa giây đầu là số lít tốiđa đã thở ra đƣợc trong một
giây đầu. FEV
1
thƣờng có giá trị 80% dung tích sống và giảm khi co hẹp
đƣờng dẫn khí.
1.2. Lịch sử nghiên cứu
1.2.1. Các chỉ số hình thái và hô hấp trên thế giới
Sinh học cơ thể là một môn khoa học cổ điển ra đời rất sớm trong lịch

sử hình thành xã hội loài ngƣời và đang ngày càng phát triên. Nghiên cứu
hình thái - thể lực của con ngƣời đƣợc xem nhƣ một bộ phận của sinh học cơ
thể, nó cũng có lịch sử tồn tại và phát triển hết sức phong phú thể hiện ở sự
tăng trƣởng, phát triển đặc trƣng theo chủng tộc, giới tính
Vấn đề đƣợc quan tâm khi nghiên cứu con ngƣời là hình thái. Từ thế kỷ
XIII Tenon đã coi cân nặng là một chỉ số quan trọng để đánh giá thể lực[22].
Sau này, các nhà giải phẫu học kiêm họa sỹ thời phục hƣng nhƣ: Leonard de
Vinci, Mikenlangielo, Raphael đã tìm hiểu rất kỹ cấu trúc và mối tƣơng
quan giữa các bộ phận trong cơ thể ngƣời để đƣa lên những tác phẩm hội hoạ
của mình. Mối quan hệ giữa hình thái với môi trƣờng sống cũng đã đƣợc
nghiên cứu tƣơng đối sớm mà đại diện cho nó là các nhà nhân trắc học
Ludman, Nold và Volanski.
Rudolf Martin, ngƣời đặt nền móng cho nhân trắc học hiện đại qua 2
tác phẩm nổi tiếng: "Giáo trình về nhân trắc học" và "Kim chỉ nam đo đạc cơ
thể và xử lý thống kê". Trong các công trình này, ông đã đề xuất một số
phƣơng pháp và dụng cụ đo đạc các kích thƣớc của cơ thể, cho đến nay vẫn
đƣợc sử dụng [23]. Hƣớng nghiên cứu sâu về sự tăng trƣởng về mặt hình thái
là nghiên cứu sự tăng trƣởng của cơ thể và có thể đo lƣờng bằng kĩ thuật nhân
trắc. Công trình đầu tiên trên thế giới cho thấy sự tăng trƣởng một cách hoàn


13
chỉnh ở lứa tuổi từ 1 đến 25 là luận văn tiến sĩ của Christian Frdrich Jumpert
ngƣời Đức vào năm 1754. Công trình này nghiên cứu theo phƣơng pháp cắt
ngang do có ƣu điểm là rẻ tiền, nhanh và thực hiện đƣợc trên nhiều đối tƣợng
cùng một lúc. Cũng thời gian này Philibert Guerneau de Montbeilard thực
hiện nghiên cứ dọc trên con trai mình từ năm 1759 đến năm 1777. Đây là
phƣơng pháp rất tốt đã đƣợc áp dụng cho đến nay. Sau đó còn nhiều công
trình khác của Edwin Chadwick ở Anh, H.P.Bowditch ở Mỹ Năm 1977,
Hiệp hội các nhà tăng trƣởng sinh học đã đƣợc thành lập đánh dấu bƣớc phát

triển mới của việc nghiên cứu vẫn đề này trên thế giới.
Dung tích sống (VC) là thông số đầu tiên đƣợc nghiên cứu dùng trong
thăm dò chức năng phổi kể từ năm 1846. Hutchinson đã đƣa ra định nghĩa,
phƣơng pháp đo và đo đƣợc VC, tiếp đó nhiều tác giả của nhiều nƣớc đã
nghiên cứu về thông số này của ngƣời bình thƣờng và ngƣời mắc bênh với
mỗi tuổi có một giá trị VC. Các nghiên cứu tiếp theo cho thấy VC phụ thuộc
vào giới tính, tuổi, chiều cao đứng [18]. Vào năm 1948 Balfwin và cộng sự là
ngƣời đầu tiên lập ra phƣơng trình hồi quy để tính số VC bình thƣờng dựa
trên giới tuổi, chiều cao đứng. Ông cũng nhấn mạnh công thức đƣa ra có sai
chuẩn lớn có lẽ vì kích thƣớc mẫu nhỏ nhƣng tác giả không nêu phƣơng pháp,
số đối tƣợng [19].
Sau đó nhiều tác giả nghiên cứu về VC nhƣ Bateman (1950), Goldman
(1959) Hầu hết các phƣơng trình tính VC theo hai biến số là tuổi và chiều
cao đứng. Cho đến năm 1983 cộng đồng than thép Châu Âu và Tổ chức Y tế
Thế giới đã lập ra phƣơng trình tính VC cho ngƣời châu Âu theo tuổi và chiều
cao đứng. Cũng từ những năm đầu thế kỉ 20, VC đƣợc dùng để đánh giá hạn
chế hô hấp cho đến nay [19].
Vào những năm đầu của thế kỉ 20, nhiều nhà ngiên cứu đã đo thể tích
thở ra tối đa giây bằng cách thở ra tối đa (FEV
1
) đánh giá tắc nghẽn đƣờng
thở. Tiffeneau đã dùng tỉ lệ FEV
1
/VC gọi là chỉ số để đánh giá tắc nghẽn


14
đƣờng dẫn khí. Sau đó Geansler để đánh giá tắc nghẽn đƣờng dẫn khí. Kể từ
đó FVC cũng đƣợc dùng để đánh giá giới hạn chế hô hấp. Một số tác giả đã
dùng FVC để đánh giá chế độ hô hấp. Một số tác giả đã nghiên cứu chức năng

phổi trong cộng đồng vì không phải đo VC. Đến những năm 50 của thế kỉ 20
nhiều tác giả đã đo FVC và trên đƣờng ghi FVC ngƣời ta còn tính đƣợc lƣu
lƣợng tối đa trong một khoảng nhất định của FVC, lƣu lƣợng tại những thể
tích phổi khác nhau trên đƣờng ghi FVC [19].
Năm 1959 Miller đã xây dựng phƣơng trình tính FVC ở 77 nam và 76
nữ có độ tuổi từ 20 đến 59. Chiều cao trung bình nam là 1,74m và nữ là 1,67
m, đo bằng Spiometer ƣớt nhƣng không nói rõ tƣ thế. Năm 1965 Feris đã xây
dƣng phƣơng trình tính FVC bằng Spirometer ƣớt ở tƣ thế đứng. Ericson
(1969) đo FVC ở tƣ thế ngồi bằng Spirometer. Và rất nhiều tác giả khác
nghiên cứu về FVC nhƣ Moriss (1971), Knudson (1976), Quanjer (1978)
[19].
1.2.2. Các chỉ số hô hấp và hình thái ở Việt Nam
Đặc điểm tăng trƣởng con ngƣời Việt Nam đƣợc nghiên cứu lần đầu
tiên vào năm 1875 do Mondiere thực hiện trên trẻ em. Vào những năm 30 của
thế kỷ 20 tại Viện Viễn Đông Bác Cổ, sau đó là tại trƣờng Đại học Y khoa
Đông Dƣơng (1936 - 1944) đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu về vấn
đề này. Tác phẩm "Những đặc điểm nhân chủng và sinh học của ngƣời Đông
Dƣơng " của P. Huard, A. Bigot và "Hình thái học Ngƣời và giải phẫu thẩm
mỹ học" của P. Huard và Đỗ Xuân Hợp, Đỗ Xuân Hợp đƣợc xem là những
công trình đầu tiên nghiên cứu về hình thái ngƣời Việt Nam. Tuy số lƣợng
chƣa nhiều, nhƣng các tác phẩm này đã nêu đƣợc các đặc điểm nhân trắc của
ngƣời Việt Nam đƣơng thời.
Từ năm 1954 đến nay, việc nghiên cứu các đặc điểm tăng trƣởng đã
đƣợc đẩy mạnh và chuyên môn hóa, thể hiện qua việc thành lập bộ môn hình
thái học ở một số trƣờng đại học và viện nghiên cứu. Các hội nghị về lĩnh vực


15
này đã đƣợc tổ chức nhiều lần, đặc biệt là vào các năm 1967 và 1972, nhiều
chƣơng trình cấp quốc gia và địa phƣơng đƣợc thực hiện. Đó là công trình

“Hằng số sinh học ngƣời Việt Nam” năm 1975 do GS. Nguyễn Tấn Gi Trọng
chủ biên [19]. Đây cũng là công trình đầu tiên nêu ra khá đầy đủ các thông số
về thể lực ngƣời Việt Nam ở mọi lứa tuổi, trong đó có lớp tuổi từ 18 đến 25.
Đây mới là các chỉ số sinh học của ngƣòi miền Bắc (do hoàn cảnh lịch sử),
song nó thực sự là chỗ dựa đáng tin cậy cho các nghiên cứu sau này trên
ngƣời Việt Nam. Sau này cũng đã có một số công trình nghiên cứu về các đặc
điểm sinh thể con ngƣời Việt Nam [14], [15].
Qua các công trình này có thể thấy, tầm vóc và thể lực ngƣời Việt Nam
nhỏ hơn so với các dân tộc Âu, Mỹ. Đa số các kích thƣớc về tầm vóc - thể lực
của nam lớn hơn của nữ. Các kích thƣớc này tăng dần theo tuổi, đạt giá trị cao
nhất ở lớp tuổi 26 - 40 (đối với nam) rồi sau đó giảm dần từ 41 đến 60 tuổi.
Mức độ giảm mạnh thƣờng thấy ở các lớp tuổi trên 60. Đối với nữ, tầm vóc
thể lực cũng tăng dần, đạt đỉnh cao lúc 18 - 25 tuổi. Từ 26 đến 40 tuổi các chỉ
số thể lực ở nữ đã có xu hƣớng giảm và giảm rõ nhất ở lớp tuổi 41 - 55. Từ 56
tuổi trở đi các chỉ số thể lực của phụ nữ ngày càng giảm nhiều hơn [13].
Việc nghiên cứu hình thái của hoc sinh lứa tuổi THCS nói riêng đƣợc
bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ trƣớc [1].
Năm 1989, Thẩm Thị Hoàng Điệp và cộng sự đã nghiên cứu về sự
phát triển chiều cao, vòng ngực của ngƣời Việt Nam từ 1 - 55 tuổi ở 8 tỉnh
thuộc 3 miền đất nƣớc. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các chỉ số thu đƣợc
trong công trình này đều cao hơn hẳn so với các kết quả nghiên cứu trƣớc đó.
Các tác giả còn cho thấy chiều cao đứng ở trẻ nam ở lớp tuổi 15 đã vƣợt lên
hẳn so với ở trẻ nữ và cho rằng đây có lẽ đây là lứa tuổi mà trẻ em bắt đầu
bƣớc vào tuổi dậy thì. Trong khi đó kích thƣớc vòng ngực của trẻ nữ luôn cao
hơn của trẻ nam ở tất cả các lứa tuổi THCS. Điều này phù hợp với sự xuất
hiện các đặc điểm sinh dục thứ cấp ở cơ thể nữ khác với cơ thể nam.


16
Trịnh Văn Minh và cs [11], [12] đã tiến hành điều tra một số chỉ số

nhân trắc trên 1309 ngƣời bình thƣờng trƣởng thành tại xã Liên Ninh, Hà Nội
và tại phƣờng Thƣợng Đình và xã Định Công, Hà Nội. Kết quả đáng chú ý
qua hai cuộc điều tra này là các kích thƣớc nhân trắc cũng nhƣ các chỉ số thể
lực vẫn còn tiếp tục phát triển cho đến tuổi 19 - 20 ở nữ và 22 ở nam.
Theo Nguyễn Hữu Chỉnh và cs [4], ở sinh viên lớp tuổi từ 18 đến 25
khu vực Kiến An, Hải Phòng vẫn có sự tăng trƣởng, song sự khác biệt theo
các chỉ số nghiên cứu giữa các lớp tuổi kế tiếp nhau không có ý nghĩa thống
kê. Cũng theo Nguyễn Hữu Chỉnh và cs [4], ở dân cƣ khu vực Kiến An, Hải
Phòng có các chỉ số nhân trắc tốt hơn so với “Hằng số sinh học” (1975). So
sánh giữa nam và nữ tác giả cho rằng từ 10 đến 11 tuổi, nữ phát triển nhanh
hơn nam nhƣng từ 14 đến 15 tuổi, các kích thƣớc của nam bắt kịp và vƣợt trội
nữ. Sau 25 tuổi, chiều cao không tăng nữa, cân nặng tăng đến 30 - 39 tuổi sau
đó ổn định rồi suy giảm, trong đó nam giảm chậm hơn nữ.
Năm 2000, trong luận án tiến sĩ nghiên cứu thể lực của ngƣời Êđê và
ngƣời Kinh định cƣ ở Đăc Lăk Đào Mai Luyến [10] đã cho thấy, thể lực của
ngƣời Êđê tốt hơn của ngƣời Kinh định cƣ. Tác giả cho rằng đây là điểm khác
biệt mang tính dân tộc và do môi trƣờng sống có ảnh hƣởng nhất định đến khả
năng tăng trƣởng đối với các chỉ số hình thái. Ngoài ra sự rèn luyện thể lực
cũng có tác động tốt lên chiều cao, cân nặng và một số vòng của cơ thể, các
yếu tố xã hội cũng có ảnh hƣởng đến sự phát triển của cơ thể đặc biệt là tuổi
dậy thì [20].
Năm 2006, Trung tâm Tâm lí học và sinh lí lứa tuổi thuộc Viện Chiến
lƣợc Chƣơng trình giáo dục [13] đã tiến hành nghiên cứu các chỉ số cơ bản về
sinh lý tâm lý của 12.824 học sinh phổ thông từ 8 – 20 tuổi. Kết quả nghiên
cứu về chiều cao đứng cho thấy học sinh nam lớp tuổi 11 - 15 và nữ ở mọi lớp
tuổi (trừ 16 - 18 tuổi) đã thoát khỏi tình trạng còi cọc.

×