Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Nghiên cứu một số chỉ số sinh học của học sinh trung học phổ thông dân tộc tày, nùng huyện bình gia, tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 121 trang )

B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐAI HOC s ư PHAM HÀ NÔI 2








BÙI XUÂN LINH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
DÂN TỘC TÀY, NÙNG HUYỆN BÌNH GIA,
TỈNH LẠNG SƠN

LU Â N VĂN T H A C s ĩ SIN H H O C




HÀ NỘI, 2015




B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2









BÙI XUÂN LINH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
DÂN TỘC TÀY, NÙNG HUYỆN BÌNH GIA,
TỈNH LẠNG SƠN


Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 60 42 01 14

LU • N VĂN T H A• C s ĩ SIN H H O• C

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ HỒNG CƯỜNG

HÀ NỘI, 2015


L Ờ I CẢM ƠN

Em bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Đỗ Hồng Cường, người đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em hoàn thành luận văn.
Em chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Sinh lý người và động
vật khoa Sinh - Kỹ thuật nông nghiệp, Phòng Sau đại học trường Đại học Sư phạm

Hà Nội 2, đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Tôi trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên và các em học sinh
trường Trung học phổ thông Pác Khuông và trường Trung học phổ thông Bình Gia,
huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện luận văn.
Tôi chân thành cảm ơn Lãnh đạo quản lý, các bác sỹ, y tá bệnh viện Đa khoa
huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện luận văn này.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện,
giúp đỡ và động viên tôi hoàn thành luận văn.

Hà Nội, Ngày 28 tháng 6 năm 2015

Bùi Xuân Linh


L Ờ I CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất cứ công trình khoa học nào khác.

Tác giả luận văn

Bùi Xuân Linh


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


CQ

Creative Intelligence (Trí thông minh sáng tạo)

FAO

Food and Agriculture Organization of the United Nations (TỔ
chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc)

GTSH TK 90

Các giá trị sinh học người Việt Nam bình tường thập kỷ 90 thế kỷ XX

HS

Học sinh

HSSH

Hằng số sinh học người Việt Nam

IQ

Intelligence Quotient (Chỉ số thông

NXB

Nhà xuất bản




Quyết định

THPT

Trung học phổ thông

Tr

Trang

TS

Tiến sĩ

TSL HSPT

Các chỉ số cơ bản về sinh lí và tâm lí học sinh phổ thông hiện

minh)

nay
TTg

Thủ tướng

VNTB

Vòng ngực trung bình


WHO

World Heath Organization (Tổ chức y tế thế giới)


MỤC LỤC

MỞ Đ À U ..............................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tà i..............................................................................................................1
2. Mục tiêu............................................................................................................................ 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứ u ..................................................................................................... 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tà i..................................................................... 2
NỘI D U N G .........................................................................................................................4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆ U ....................................................................... 4
1.1.1. Chỉ số sinh h ọ c..........................................................................................................4
1.2. Các nghiên cứu về hình thái - thể lựccơ thể người................................................4
1.2.1. Các vấn đề chung về hình thái - thể lực cơ thể người......................................... 4
1.2.2. Nghiên cứu chỉ số hình thái - thể lực trên thế giới............................................... 6
1.2.3. Nghiên cứu chỉ số hình thái - thể lực ở Việt N a m ................................................ 8
1.3. Nghiên cứu về các chức năng sinh lý.................................................................... 14
1.3.1. Tổng quan về một số đặc điểm chức năng sinh lý ..............................................14
1.3.2. Những nghiên cứu về một số chức năng sinh lýtrên thế g iớ i........................... 17
1.3.2.1. Những nghiên cứu về chức năng tuần hoàn..................................................... 17
1.3.2.2. Những nghiên cứu về chức năng hô hấp phổi.................................................. 17
1.3.3. Những nghiên cứu về một số chức năng sinh lý ở Việt N am .......................... 18
1.3.3.1. Những nghiên cứu về chức năng tuần hoàn..................................................... 18
1.3.3.2. Những nghiên cứu về chức năng hô hấp phổi..................................................20

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u ....................22
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................ 22

2.2. Khái quát về địa bàn nghiên cứu..............................................................................22
2.3. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................23
2.3.1. Tổ chức nghiên cứu................................................................................................ 23
2.3.2. Các chỉ số được nghiên c ứ u .................................................................................. 23
2.3.3. Phương pháp xác định các chỉ số ......................................................................... 24


2.3.4.

Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................. 28

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u VÀ BÀN LU Ậ N .................................. 30
3.1. Một số chỉ số hình thái thể - lực của học sinh THPT dân tộc Tày, Nùng
huyện Bình G ia ................................................................................................................. 30
3.1.1. Một số kích thước hình th á i..................................................................................30
3.1.1.1. Chiều cao đứng.................................................................................................... 30
3.1.1.2. Cân nặng............................................................................................................... 33
3.1.1.3. Vòng ngực trung b ìn h ........................................................................................ 36
3.1.1.4. Vòng đùi phải...................................................................................................... 40
3.1.1.5. Vòng cánh tay phải co........................................................................................ 43
3.1.1.6 . Vòng bụng............................................................................................................47
3.1.2.

Các chỉ số thể lự c ................................................................................................ 50

3.1.2.1. Chỉ số Pignet....................................................................................................... 50
3.1.2.2. Chỉ số khối cơ thể(B M I).................................................................................... 54
3.1.2.3. Chỉ số Q V C ..........................................................................................................57
3.1.2.4. Khối m ỡ................................................................................................................ 60
3.1.2.5. Khối n ạ c ...............................................................................................................62

3.1.2.6 . Tỉ lệ phần trăm m ỡ ..............................................................................................64
3.2. Một số chỉ số chức năng sinh lý của học sinh THPT dân tộc Tày, Nùng
huyện Bình G ia ................................................................................................................. 6 6
3.2.1. Chỉ số tuần hoàn..................................................................................................... 6 6
3.2.1.1. Tần số tim ............................................................................................................. 6 6
3.2.1.2. Huyết áp tối đ a .................................................................................................... 6 8
3.2.1.3. Huyết áp tối thiểu................................................................................................ 71
3.2.1.4. Lưu lượng tim ..................................................................................................... 75
3.2.2.

Một số thông số chức năng p h ổ i....................................................................... 76

3.2.2.1. Dung tích sống (V C ).......................................................................................... 76
3.2.2.2. Dung tích sống thở mạnh (FVC)........................................................................ 79
3.2.2.3. Hệ số phổi (Hệ số Demeny)...............................................................................83


3.3. Mối tương quan giữa một số chỉ số hình thái và chức năng sinh lý của học
sinh THPT dân tộc Tày, Nùng huyện Bình G ia............................................................. 85
3.3.1. Tương quan giữa chiều cao đứng với một số chỉ số chức năng hệ tuần
hoàn..................................................................................................................................... 85
3.3.1.1. Tương quan giữa chiều cao đứng với tần số tim .............................................. 8 6
3.3.1.2. Tương quan giữa chiều cao đứng với huyết áp tối đ a ..................................... 8 8
3.3.1.3. Tương quan giữa chiều cao đứng với huyết áp tối thiểu.................................89
3.3.2.

Tương quan giữa cân nặng với một số chỉ số chức năng hệ tuần h o à n ..........91

3.3.2.1. Tương quan giữa cân nặng với tần số tim ....................................................... 91
3.3.2.2. Tương quan giữa cân nặng với huyết áp tối


đ a ..........................................92

3.3.2.3. Tương quan giữa cân nặng với huyết áp tối

thiểu..................................... 94

3.3.3. Tương quan giữa vòng ngực trung bình với một số chỉ số chức năng hệ
tuần h oàn............................................................................................................................ 95
3.3.3.1. Tương quan giữa vòng ngực trung bình với tần số tim ...................................96
3.3.3.2. Tương quan giữa vòng ngực trung bình với huyết áp tối đa.......................... 98
3.3.3.3. Tương quan giữa vòng ngực trung bình với huyết áp tối th iể u .....................99
3.3.4.

Giá trị phương trình hồi quy tính số đối chiếu các thông số chức năng

phổi.....................................................................................................................................1 0 1
KẾT LUẬN VÀ KIẾN N G H Ị.....................................................................................102
TÀI LIỆU THAM K H Ả O ........................................................................................... 105

PHU LUC





DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
Trang
Bảng 2.1. Phân bố HS theo tuổi, giới tính, dân tộc


22

Bảng 2.2. Phân loại thể lực theo chỉ số Pignet

25

Bảng 2.3. Phân loại thể lực theo chỉ số BMI

26

Bảng 2.4. Phân loại thể lực theo chỉ số QVC

26

Bảng 3.1. Chiều cao đứng của HS theo lứa tuổi, giới tính, dân tộc

30

Bảng 3.2. Chiều cao đứng của HS theo nghiên cứu của các tác giả khác

32

Bảng 3.3. Cân nặng của HS theo lứa tuổi, giới tính, dân tộc

33

Bảng 3.4. Cân nặng của HS theo nghiên cứu của các tác giả khác

35


Bảng 3.5. VNTB của HS theo lứa tuổi, giới tính, dân tộc

37

Bảng 3.6. VNTB của HS theo nghiên cứu của các tác giả khác

38

Bảng 3.7. Vòng đùi phải của HS theo lứa tuổi, giới tính, dân tộc

40

Bảng 3.8. Vòng đùi phải của HS theo nghiên cứu của các tác giả khác

42

Bảng 3.9. Vòng cánh tay phải co của HS theo lứa tuổi, giới tính, dân tộc

44

Bảng 3.10. Vòng cánh tay phải co của HS theo nghiên cứu của các tác
giả khác

45

Bảng 3.11. Vòng bụng của HS theo lứa tuổi, giới tính, dân tộc

47

Bảng 3.12. Vòng bụng của HS theo theo nghiên cứu của các tác giả khác


48

Bảng 3.13. Chỉ số Pignet của HS theo lứa tuổi, giới tính, dân tộc

50

Bảng 3.14. Chỉ số Pignet của HS theo nghiên cứu của các tác giả khác

52

Bảng 3.15. BMI của HS theo lứa tuổi, giới tính, dân tộc

54

Bảng 3.16. BMI của HS theo nghiên cứu của các tác giả khác

55

Bảng 3.17. Chỉ số QVC của HS theo lứa tuổi, giới tính, dân tộc

57

Bảng 3.18. Chỉ số QVC của HS theo nghiên cứu của các tác giả khác

59

Bảng 3.19. Khối mỡ của HS theo lứa tuổi, giới tính, dân tộc

60



Bảng 3.20. Khối nạc của HS theo lứa tuổi, giới tính, dân tộc

62

Bảng 3.21. Tỉ lệ phần trăm mỡ của HS theo lứa tuổi, giới tính, dân tộc

64

Bảng 3.22. Tần số tim của HS theo lứa tuổi, giới tính, dân tộc

66

Bảng 3.23. Tần số tim của HS theo nghiên cứu của các tác giả khác

68

Bảng 3.24. Huyết áp tối đa của HS theo lứa tuổi, giới tính, dân tộc

68

Bảng 3.25. Huyết áp tối đa của HS theo nghiên cứu của các tác giả khác

70

Bảng 3.26. Huyết áp tối thiểu của HS theo lứa tuổi, giới tính, dân tộc

72


Bảng 3.27. Chỉ số huyết áp tối thiểu của HS theo nghiên cứu của các tác
giả khác

73

Bảng 3.28. Lưu lượng tim của HS theo lứa tuổi, giới tính, dân tộc

75

Bảng 3.29. Dung tích sống của HS theo lứa tuổi, giới tính, dân tộc

77

Bảng 3.30. Dung tích sống của HS theo nghiên cứu của các tác giả khác

78

Bảng 3.31. Dung tích sống của HS theo nghiên cứu của các tác giả khác

80

Bảng 3.32. Dung tích sống thở mạnh của HS theo nghiên cứu của các
tác giả khác

81

Bảng 3.33. Hệ số phổi của HS theo lứa tuổi, giới tính, dân tộc

83


Bảng 3.34. Hệ số phổi của HS theo nghiên cứu của các tác giả khác

84

Bảng 3.35. Tương quan giữa chiều cao đứng với một số chỉ số chức
năng hệ tuần hoàn

86

Bảng 3.36. Tương quan giữa cân nặng với một số chỉ số chức năng hệ
tuần hoàn

91

Bảng 3.37. Tương quan giữa VNTB với một số chỉ số chức năng hệ
tuần hoàn
Bảng 3.38. Các phương trình hồi quy 3 thông số chức năng phổi

96
101


DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN
Trang
Hình 3.1. Đồ thị thể hiện mức tăng chiều cao đứng của HS nam, nữ

31

Hình 3.2. Đồ thị thể hiện chiều cao đứng của HS nam theo nghiên
cứu của các tác giả khác


32

Hình 3.3. Đồ thị thể hiện chiều cao đứng của HS nữ theo nghiên cứu
của các tác giả khác

33

Hình 3.4. Đồ thị thể hiện mức tăngcân nặng đứng của HS nam, nữ

34

Hình 3.5. Đồ thị thể hiện cân nặng của HSnam theonghiên cứu của
các tác giả khác

36

Hình 3.6. Đồ thị thể hiện cân nặng của HS nữ theo nghiên cứu của
các tác giả khác

36

Hình 3.7. Đồ thị thể hiện mức tăng VNTB của HS nam, nữ

38

Hình 3.8. Đồ thị thể hiện VNTB của HS nam theo nghiên cứu của
các tác giả khác

39


Hình 3.9. Đồ thị thể hiện VNTB của HS nữ theo nghiên cứu của các
tác giả khác

39

Hình 3.10. Đồ thị thể hiện mức tăng vòng đùi phải của HS nam, nữ

41

Hình 3.11. Đồ thị thể hiện vòng đùi phải của HS nam theo nghiên
cứu của các tác giả khác

43

Hình 3.12. Đồ thị thể hiện đùi phải của HS nữ theo nghiên cứu của
các tác giả khác

^

Hình 3.13. Đồ thị thể hiện mức tăng vòng cánh tay phải co của HS
nam, nữ

45

Hình 3.14. Đồ thị thể hiện vòng cánh tay phải co của HS nam theo
nghiên cứu của các tác giả khác

46



Hình 3.15. Đồ thị thể hiện vòng cánh tay phải co của HS nữ theo
nghiên cứu của các tác giả khác

46

Hình 3.16. Đồ thị thể hiện mức tăng vòng bụng của HS nam, nữ

48

Hình 3.17. Đồ thị thể hiện vòng bụng của HS nam theo nghiên cứu
của các tác giả khác

49

Hình 3.18. Đồ thị thể hiện vòng bụng của HS nữ theo nghiên cứu của
các tác giả khác
Hình 3.19. Đồ thị thể hiện mức giảm chỉ số pignet của HS nam, nữ

49
51

Hình 3.20. Đồ thị thể hiện chỉ số pignet của HS nam theo nghiên cứu
của các tác giả khác

53

Hình 3.21. Đồ thị thể hiện chỉ số pignet của HS nữ theo nghiên cứu
của các tác giả khác


53

Hình 3.22. Đồ thị thể hiện mức tăng BMI của HS nam, nữ

55

Hình 3.23. Đồ thị thể hiện BMI của HS nam theo nghiên cứu củacác
tác giả khác

56

Hình 3.24. Đồ thị thể hiện BMI của HS nữ theo nghiên cứu của các
tác giả khác

56

Hình 3.25. Đồ thị thể hiện mức giảm chỉ số QVC của HS nam, nữ

58

Hình 3.26. Đồ thị thể hiện chỉ số QVC của HS nam theo nghiên cứu
của các tác giả khác

59

Hình 3.27. Đồ thị thể hiện chỉ số QVC của HS nữ theo nghiên cứu
của các tác giả khác

60


Hình 3.28. Đồ thị thể hiện mức tăng khối mỡ của HS nam, nữ

61

Hình 3.29. Đồ thị thể hiện mức tăng khối nạc của HS nam, nữ

63

Hình 3.30. Đồ thị thể hiện mức giảm tỉ lệ mỡ của HS nam, nữ

65

Hình 3.31. Đồ thị thể hiện mức giảm tần số tim của HS nam, nữ

67

Hình 3.32. Đồ thị thể hiện mức tăng huyết áp tối đa của HS nam, nữ

69


Hình 3.33. Đồ thị thể hiện chỉ số huyết áp tối đa của HS nam theo
nghiên cứu của các tác giả khác

71

Hình 3.34. Đồ thị thể hiện chỉ số huyết áp tối đa của HS nữ theo
nghiên cứu của các tác giả khác

71


Hình 3.35. Đồ thị thể hiện mức tăng huyết áp tối thiểu của HS nam,
nữ

73

Hình 3.36. Đồ thị thể hiện chỉ số huyết áp tối thiểu của HS nam theo
nghiên cứu của các tác giả khác

74

Hình 3.37. Đồ thị thể hiện chỉ số huyết áp tối thiểu của HS nữ theo
nghiên cứu của các tác giả khác

74

Hình 3.38. Đồ thị thể hiện mức giảm lưu lượng tim của HS nam, nữ

76

Hình 3.39. Đồ thị thể hiện mức tăng dung tích sống của HS nam, nữ

78

Hình 3.40. Đồ thị thể hiện dung tích sống của HS nam theo nghiên
cứu của các tác giả khác

79

Hình 3.41. Đồ thị thể hiện dung tích sống của HS nữ theo nghiên cứu

của các tác giả khác

79

Hình 3.42. Đồ thị thể hiện mức tăng dung tích sống thở mạnh của HS
nam, nữ

81

Hình 3.43. Đồ thị thể hiện dung tích sống thở mạnh của HS nam theo
nghiên cứu của các tác giả khác

82

Hình 3.44. Đồ thị thể hiện dung tích sống thở mạnh của HS nữ theo
nghiên cứu của các tác giả khác

82

Hình 3.45. Đồ thị thể hiện hệ số phổi của HS nam, nữ

84

Hình 3.46. Tương quan giữa chiều cao đứng với tần số tim của HS
nam dân tộc Tày

87

Hình 3.47. Tương quan giữa chiều cao đứng với tần số tim của HS nữ
1Ạ


,
Ạ_r
p
5

dân tộc Tày

87


Hình 3.48. Tương quan giữa chiều cao đứng với huyết áp tối đa của
HS nam dân tộc Tày

88

Hình 3.49. Tương quan giữa chiều cao đứng với huyết áp tối đa của
HS nữ dân tộc Tày

89

Hình 3.50. Tương quan giữa chiều cao đứng với huyết áp tối thiểu
của HS nam dân tộc Tày

90

Hình 3.51. Tương quan giữa chiều cao đứng với huyết áp tối thiểu
của HS nữ dân tộc Tày

90


Hình 3.52. Tương quan giữa cân nặng với tần số tim của HS nam dân
92

tộc Tày
Hình 3.53. Tương quan giữa cân nặng với tần số tim của HS nữ dân

92

tộc Tày
Hình 3.54. Tương quan giữa cân nặng với huyết áp tối đa của HS
nam dân tộc Tày

93

Hình 3.55. Tương quan giữa cân nặng với huyết áp tối đa của HS nữ
1A

_
_
,
Ạ_r
p


dân tộc Tày

93

Hình 3.56. Tương quan giữa cân nặng và huyết áp tối thiểu của HS

nam dân tộc Tày

94

Hình 3.57. Tương quan giữa cân nặng với huyết áp tối thiểu của HS
_
1Ạ

i Ạ

m \

nữ dân tộc Tày

95

Hình 3.58. Tương quan giữa VNTB với tần số tim của HS nam dân
tộc Tày

97

Hình 3.59. Tương quan giữa VNTB với tần số tim của HS nữ dân tộc
97

Tày
Hình 3.60. Tương quan giữa VNTB với huyết áp tối đa của HS nam
1A

,

Ạ_r
p

_
_
_

dân tộc Tày

Hình 3.61. Tương quan giữa VNTB với huyết áp tối đa của HS nữ

98


_
1Ạ

,
Ạ_m 5

dân tộc Tày
Hình 3.62. Tương quan giữa VNTB với huyết áp tối thiểu của học
HS nam dân tộc Tày
Hình 3.63. Tương quan giữa VNTB với huyết áp tối thiểu của HS nữ


1

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Nghiên cứu các chỉ số sinh học người bình thường là công tác nghiên cứu cơ
bản, nhằm cung cấp thông tin khoa học cần thiết không chỉ cho các nghiên cứu y
sinh học phục vụ công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân mà còn sử dụng
trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh và quốc phòng.
Năm 1975, cuốn sách “Hằng số sinh học người Việt Nam” do Nguyễn Tấn Gi
Trọng, nguyên chủ nhiệm bộ môn Sinh lý trường Đại học Y Hà Nội làm chủ biên,
được xuất bản lần đầu tiên ở nước ta [59]. Cuốn sách đã được các nhà khoa học đón
nhận và hoan nghênh vì đã đề cập đến hầu hết các giá trị sinh học cơ bản của con
người.
Năm 2003, cuốn “Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90
- thế kỷ XX” được xuất bản do Lê Ngọc Trọng làm chủ biên [2], số liệu thống kê
của cuốn sách chứa đựng nhiều thông tin khoa học chính xác, trình bày ngắn gọn,
logic và dễ tra cứu.
Hai cuốn sách trên tuy cách nhau 15 năm nhưng có ý nghĩa thống kê theo xu
hướng tăng lên, vì vậy đã được dùng làm tài liệu tham khảo cho nhiều công trình
khoa học trong và ngoài nước.
Thực tế hiện nay với tốc độ phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đòi
hỏi Việt Nam phải cập nhật liên tục các giá trị sinh học người bình thường liên tục
và kịp thời. Hơn nữa, trình độ cán bộ khoa học ngày một nâng cao hơn, trang thiết
bị nghiên cứu hiện đại hơn, đó là những tiền đề chính để xác định sự cần thiết phải
có nghiên cứu cơ bản về các giá trị sinh học người Việt Nam qua từng thập kỷ, trên
nhiều đối tượng, lứa tuổi, vùng miền, dân tộc. Những nghiên cứu đó nhằm phục vụ
cho việc hoạch định chiến lược con người trong thế kỷ

2 1

, góp phần thực hiện thành

công sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Chiều cao trung bình của thanh niên trên 1,65 m; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em
dưới 5 tuổi nhỏ hơn 5% và tuổi thọ trung bình là 75. Đó là những chỉ tiêu chỉ số cơ


2

bản đặt ra trong chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam đến năm 2020 được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt ngày 19 tháng 4 năm 2011 [3].
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về chỉ số sinh học người Việt
Nam, các công trình cho thấy các chỉ số sinh học có sự khác nhau theo lứa tuổi, giới
tính, dân tộc, ... Vì thế, nghiên cứu các chỉ số sinh học cơ thể người phải được tiến
hành thường xuyên.
Đối với tỉnh Lạng Sơn các công trình nghiên cứu về chỉ số sinh học của học
sinh trung học phổ thông, đặc biệt học học sinh dân tộc ít người là chưa có. Do đó
chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số chỉ số sinh học của học sinh trung
học phổ thông dân tộc Tày, Nùng huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn”.
2. Mục tiêu
Xác định một số chỉ số sinh học của học sinh trung học phổ thông (THPT) dân
tộc Tày, Nùng huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Trên cơ sở đó tìm ra mối liên hệ
giữa sự tăng trưởng hình thái và chức năng sinh lý.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu một số chỉ số hình thái - thể lực của học sinh THPT dân tộc
Tày, Nùng huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn tuổi từ 16 đến 18.
3.2. Nghiên cứu một số chỉ số chức năng sinh lý của cơ quan tuần hoàn, hô
hấp của học sinh THPT dân tộc Tày, Nùng huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn tuổi từ
16 đến 18.
3.3. Nghiên cứu mối tương quan giữa một số chỉ số hình thái và chức năng
sinh lý của học sinh THPT dân tộc Tày, Nùng huyện Bình Gia theo lứa tuổi, giới
tính và dân tộc.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Cho thấy thực trạng một số chỉ số sinh học của học sinh THPT dân tộc Tày,
Nùng tuổi từ 16 đến 18 ở huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
- Các kết quả thu được trong đề tài nghiên cứu này có thể sử dụng cho việc
nâng cao thể chất của học sinh.


3

-

Kết quả nghiên cứu được sử dụng làm tư liệu tham khảo cho các nghiên cứu

về các chỉ số sinh học đối tượng dân tộc thiểu số sau này.


4

NỘI DUNG
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Chỉ số sinh học
Chỉ số sinh học là các số liệu phản ánh cấu trúc tổng hợp của cơ thể có liên
quan chặt chẽ tới sức lao động và thẩm mỹ của con người. Việc đo đạc các chỉ số
sinh học có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn, không chỉ phục vụ công tác điều tra
y tế (điều tra, đánh giá sự phát triển thể lực, đánh giá trong tuyển quân, tuyển sinh
vận động viên thể dục thể thao, ...) mà còn cho hầu hết các ngành kinh tế quốc dân
như: xây dựng tiêu chuẩn kích thước người để thiết kế máy móc, phương tiện sản
xuất, phương tiện sinh hoạt, ... [28].
Nghiên cứu chỉ số sinh học tập trung vào các chỉ số hình thái - thể lực (chiều
cao, cân nặng, vòng ngực, pignet, nhịp tim, huyết áp, dinh dưỡng, ...) và chỉ số về

tâm lí (IQ và trí nhớ, chỉ số CQ, hứng thú học tập, ...) [2], [8 ], [13], [38], [59], ...
1.2. Các nghiên cứu v ề hình thái - thể lực Ctf thể người
1.2.1. Các vẩn đề chung về hình thái - thể lực cơ thể người
Tầm vóc và thể lực là những khái niệm phản ánh cấu trúc tổng hợp của cơ thể
đặc biệt có liên quan chặt chẽ đến khả năng, sức lao động và thẩm mỳ của con
người. Vì vậy, các chỉ số này từ lâu đã được nhiều nhà khoa học quan tâm [24]. Đe
đánh giá được thể chất của học sinh phải dựa vào mối tương quan về các chỉ số hình
thái giải phẫu sinh lí khác nhau.
Trong mối quan hệ giữa môi trường và sức khoẻ, các đặc điểm hình thái thể
lực được coi là thước đo một mặt về sức khoẻ, mặt khác về khả năng lao động.
Cùng với sự phát triển của y học và sinh học, các công trình nghiên cứu hình thái
thể lực được bắt đầu từ rất sớm trong lịch sử và đến nay vẫn là vấn đề thời sự khoa
học về con người, nên việc nghiên cứu hình thái thể lực ngày càng phát triển mạnh
mẽ [24].
Chiều cao đứng của cơ thể là dấu hiệu được nhận xét sớm nhất trong hầu hết
các lĩnh vực ứng dụng của nhân trắc học trước cả giai đoạn hình thành khoa học


5

nhân trắc. Ý nghĩa phổ biến hơn cả của chiều cao là ở chỗ được coi như biểu hiện
của thể lực và nó là một chỉ tiêu quan trọng trong công tác tuyển chọn vào quân đội,
tuyển học sinh, tuyển thợ, ... [24]. Hiện nay có rất nhiều ý kiến giải thích về chiều
cao đứng có xu hướng tăng ở các thế hệ sau, về nguyên nhân ảnh hưởng có

2

yếu tố

chính gồm: yếu tố di truyền và lai giống tác động nhanh và tức thời ở ngay thế hệ

con cháu; yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng tới tốc độ cũng như chỉ số cuối cùng, tuy
nhiên tác động chậm chạp và cần phải liên tục.
Cân nặng cũng được khảo sát thường xuyên trong các nghiên cứu thể lực của
con người. Cân nặng gồm hai phần: phần cố định chiếm 1/3 khối lượng cơ thể gồm
có xương, da, nội tạng, thần kinh, ... và phần không cố định chiếm 2/3 khối lượng
cơ thể là khối lượng cơ, khối lượng mỡ và nước [50]. Ở người trưởng thành, sự tăng
cân chủ yếu là tăng phần không cố định và có liên quan chặt chẽ đến chế độ dinh
dưỡng [7], [16].
Vòng ngực trung bình cũng được coi là một đặc trưng cơ bản của thể lực.
Những người đầu tiên lưu ý đến số đo vòng ngực trung bình là các bác sĩ lâm sàng,
ở đầu thế kỷ 19, khi họ nhận thấy có sự liên quan giữa mức độ phát triển của lồng
ngực và các bệnh hô hấp. Dần dần cuối thế kỷ 19, vòng ngực trở thành chỉ tiêu quan
trọng trong các cuộc tuyển chọn binh lính và nhân công lao động [24]. Tuy nhiên
đây cũng là chỉ số dễ thay đổi, người ta nhận thấy đo nhiều lần trên một người cho
các kết quả khác nhau có thể chênh lệch 2-3 cm. Vòng ngực trung bình lớn thì thể
lực tốt, do nó có liên quan đến khả năng hô hấp của con người [ 1 ].
Khảo sát những đặc điểm hình thái có liên quan đến việc đánh giá mức độ tăng
trưởng và phát triển thể lực, người ta dần dần nhận ra rằng ở mức độ khác nhau
trong những hoàn cảnh khác nhau, với các loại hình cơ thể khác nhau, các chỉ tiêu
hình thái có tương quan theo nhiều mức độ. Thể lực không chỉ thể hiện đồng nhất ở
từng loại chỉ tiêu riêng rẽ, ngược lại là tổng hoà của một số yếu tố cấu thành. Người
ta bắt đầu suy nghĩ đến việc tính các chỉ số dựa trên một số chỉ tiêu quan trọng nhất
và phương pháp đánh giá thể lực bằng các chỉ số ra đời (Pignet, BMI, ...). Chỉ số
thể lực là tổng hợp các tương quan của các dấu hiệu nhân trắc được biểu thị dưới


6

dạng công thức toán học. Các chỉ số khác nhau bao gồm các dấu hiệu khác nhau
[24].

Nhiều công trình nghiên cứu về thể lực đã cho thấy sự khác nhau giữa trẻ em
thành phố và trẻ em nông thôn, giữa nam và nữ. Trên thực tế, sự phát triển thể lực
phụ thuộc rất nhiều yếu tố và là kết quả của sự tác động qua lại giữa cơ thể và môi
trường [38], [43], [56].
1.2.2. Nghiên cứu chỉ số hình thái - thể lực trên thế giới
Đây là phương pháp đánh giá thể chất bằng các chỉ số sinh học. Trên thế giới
đã có nhiều công trình tiêu biểu nghiên cứu về các chỉ số đánh giá thể chất [64],
[65], [6 6 ]. Việc nghiên cứu các chỉ số hình thái - thể lực đã có từ lâu, tuy nhiên đến
đầu thế kỉ

2 0

vần đề này mới trở thành khoa học thật sự với đầy đủ ý nghĩa và tính

chính xác của nó.
Từ thế kỷ 18, Tenon đã coi cân nặng là một chỉ số quan trọng để đánh giá thể
lực. Sau này các nhà giải phẫu học kiêm hoạ sỹ thời phục hưng (Leonard de Vinci;
Mikenlangielo; Raphael) đã tìm hiểu rất kỹ cấu trúc và mối tương quan giữa các bộ
phận trong cơ thể người để đưa vào tác phẩm hội hoạ của mình. Mối quan hệ giữa
hình thái với môi trường sống cũng đã được nghiên cứu tương đối sớm mà đại diện
cho nó là các nhà nhân trắc học Ludman, Nold và Volanski (theo [26]).
Rudolf Martin, người đặt nền móng cho nhân trắc học hiện đại qua hai tác
phẩm nổi tiếng “Giáo trình về nhân trắc học” và “Kim chỉ nam đo đạc cơ thể và xử
lý thống kê”. Trong các công trình này, ông đã đề xuất một số phương pháp và dụng
cụ đo đạc các kích thước của cơ thể, cho đến nay vẫn được sử dụng (theo [25]). Sau
Rudolf Martin đã có nhiều công trình bổ sung và hoàn thiện thêm các đề xuất của
ông cho phù hợp với từng nước, v ấ n đề nhân trắc học còn được thể hiện qua các
công trình của P.N Baskirov- “Nhân trắc học”, Evan Dervael- “Nhân trắc học”,
công trình của Bunak, A.M Uruxon. Song song với sự phát triển của các bộ môn Di
truyền, Sinh lý học, Toán học, ... việc nghiên cứu nhân trắc học ngày càng hoàn

chỉnh và đa dạng hơn. v ấ n đề này được thể hiện qua các công trình của X.


7

Galperin, Tomiewicz, Tarasov, Tomner, M.Sempé, G.Pédron, M.p. Rog-Pernot
(theo [26]).
Quyển sách đầu tiên về sự tăng trưởng chiều cao ở người (Wachstum der
Menschen in die Lange) của A.Stoeller được xuất bản ở Magdeburg (Đức) năm
1793 tuy nhiên cuốn sách chưa có số liệu đo đạc cụ thể. Nghiên cứu về sự tăng
trưởng được trình bày trong luận án tiến sĩ của Christian Friedrich Jumpert ở Halle
(Đức) năm 1754, trong đó các số liệu đo đạc về chiều cao, cân nặng và các chỉ số
khác ở một loạt bé trai, gái và thanh niên từ 1-25 tuổi tại các trại mồ côi Hoàng gia
ở Berlin và một số nơi khác trên nước Đức. Công trình này được xem là nghiên cứu
cắt ngang đầu tiên ở trẻ em (theo [ 8 ]).
Phương pháp cắt ngang (Cross - sectional study) là phương pháp được dùng
phổ biến do có ưu điểm là rẻ tiền, nhanh và thực hiện được trên nhiều đối tượng
cùng lúc [8 ], [26]. Cũng trong khoảng thời gian này Philiuert Guéneau de
Montbeilard thực hiện nghiên cứu dọc (Longitudinal study) đầu tiên về chiều cao
trên con trai mình từ năm 1759 đến năm 1777. Trong 18 năm liên tục, mỗi năm
được đo 2 lần, cách nhau

6

tháng. Đây là một nghiên cứu tốt nhất được tiến hành

cho đến nay và được trích dẫn trong các nghiên cứu về tăng trưởng trong suốt thế
kỷ 19 (theo [8 ], [28], [57]).
Sau đó còn có nhiều công trình khác của Edwin Chadwick ở Anh, Carlschule ở
Đức, H.p. Bowditch ở Mỹ; Paul Godin ở Pháp, ... Năm 1977, hiệp hội các nhà tăng

trưởng học đã được thành lập đánh dấu một bước phát triển mới của việc nghiên
cứu vấn đề này trên thế giới (theo [26]). Trong đó H.p. Bowditch đã đưa ra chuẩn
tăng trưởng của trẻ em Mỹ và lần đầu tiên sử dụng hệ thống bách phân vị trong
nghiên cứu (theo [57]).
Vòng ngực là chỉ số được nghiên cứu ở những năm 20 của thế kỷ 19 đến cuối
thế kỷ này, vòng ngực trở thành một chỉ tiêu đánh giá thể chất con người sau chiều
cao và cân nặng [8 ].
Từ nhiều năm nay trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về thể lực.
Việc nghiên cứu cụ thể về bề dày lớp mỡ dưới da, khối nạc khối mỡ lại chỉ mới


8

được đặt ra trong những năm gần đây. Năm 1955, Tanner và Whitehouse đã giới
thiệu một thước đo bề dày lớp mỡ dưới da một cách chính xác được gọi là
Harpenden Skinfold caliper. Với thước đo này, nhiều công trình nghiên cứu về vấn
đề này đã ra đời. Năm 1969 Wilmore và Behnke đã đưa ra công thức đánh giá tỷ
trọng cơ thể, từ đó tác giả đề nghị công thức tính khối mỡ (Fat body mass), khối nạc
(Lean body mass) (theo [14]).
Tuy nhiên, việc đánh giá thể lực chỉ dựa trên một trong các chỉ số như cân
nặng, chiều cao, vòng ngực chưa cho kết quả như mong muốn. Vì vậy người ta đã
hợp nhất nhiều đại lượng tăng trưởng vào một chỉ số chung để đánh
hai chỉ số cân nặng và chiều cao như chỉ số Broca, Quetelet, ...

giá. Ban đầu là

sau đólà ba chỉ số

như chỉ số Pignet, Vervaek, ... [50], [65].
Các nghiên cứu chỉ số hình thái - thể lực diễn ra ở nhiều nước, bởi nhiều tác

giả khác nhau. Từ các dẫn liệu thu được các tác giả nhận định rằng sự phát triển và
tốc độ tăng trưởng không đều qua các thời kỳ khác nhau, trong đó có những giai
đoạn “nhảy vọt” đó là giai đoạn từ 5-7 tuổi và giai đoạn tuổi dậy thì 11-15 tuổi
(theo [8 ]).
Kết quả của các nhà nghiên cứu cũng cho thấy sự khác biệt theo các chỉ số
giữa các vùng, miền, giữa trẻ nam và nữ, giữa các giai đoạn phát triển có sự khác
nhau. Sự phát triển của các chỉ số này phụ thuộc nhiều vào yếu tố di truyền, chế độ
dinh dưỡng và các yếu tố môi trường sống (theo [8 ]).
1.2.3. Nghiên cứu chỉ số hình thái - thể lực ở Việt Nam
Sinh học cơ thể con người Việt Nam được nghiên cứu lần đầu tiên năm 1875
do Mondiere thực hiện trên trẻ em, vào cuối những năm 30 của thế kỷ 20 tại Ban
nhân trắc học thuộc Viện Viễn Đông Bác cổ. Kết quả nghiên cứu nhân trắc đã được
công bố trong các công trình nghiên cứu của Viện giải phẫu học, Đại học Y khoa
Đông Dương 1936-1944. Tác phẩm “Những đặc điểm nhân chủng và sinh học của
người Đông Dương” của p. Huard, A. Bigot và “Hình thái học Người và giải phẫu
thẩm mỹ học” của p. Huard và Đỗ Xuân Hợp được xem là những công trình đầu
tiên nghiên cứu về hình thái người Việt Nam (theo [26], [57]). Tuy số lượng không


9

nhiều nhưng các tác phẩm này đã nêu ra được các đặc điểm nhân trắc của người
Việt Nam đương thời.
Từ sau năm 1954, việc nghiên cứu hình thái học đã được đẩy mạnh và chuyên
môn hoá, thể hiện qua việc thành lập bộ môn hình thái học ở một số trường đại học
và viện nghiên cứu. Các hội nghị về lĩnh vực này đã được tổ chức nhiều lần, đặc
biệt là vào các năm 1967 và 1972, nhiều chương trình cấp quốc gia và địa phương
được thực hiện. Đó là công trình “Hằng số sinh học người Việt Nam” năm 1975 do
Nguyễn Tấn Gi Trọng chủ biên [59]. Đây cũng là công trình đầu tiên nêu khá đầy
đủ các thông số về thể lực người Việt Nam ở mọi lứa tuổi, trong đó có lớp tuổi từ

16 đến 18. Tuy mới là các chỉ số sinh học của người miền Bắc (do hoàn cảnh lịch
sử), song nó thực sự là chỗ dựa đáng tin cậy cho các nghiên cứu sau này trên người
Việt Nam.
Ở miền Bắc trong những năm 1975 và 1976, Nguyễn Quang Quyền và Lê Gia
Vinh [48], [49] đã tiến hành nghiên cứu tầm vóc thể lực của 2100 người (816 nam
và 1284 nữ), tuổi từ 16-70 theo những kỹ thuật và phương pháp tiêu chuẩn trong
nhân trắc học. Qua nghiên cứu, các tác giả rút ra nhận định về sự tăng trưởng tầm
vóc thể lực theo lứa tuổi như sau: ở nam, các biểu hiện tuổi dậy thì xuất hiện lúc 1516 tuổi, trong lớp tuổi 16-25 tầm vóc thể lực phát triển mạnh và đạt cao nhất ở lớp
tuổi 26-40. Ở nữ, quy luật tăng trưởng hơi khác, dậy thì sớm hơn (trước tuổi 15) rồi
tầm vóc thể lực phát triển mạnh và đạt cực đại vào lớp tuổi từ 16-25. Như vậy nữ
dậy thì sớm hơn và cũng già sớm hơn so với nam giới [51].
Năm 1977, lần đầu tiên ở Việt Nam, Nguyễn Quang Quyền, Lê Gia Vinh và
Trịnh Hùng Cường [48] đã nghiên cứu một cách hệ thống bề dày lớp mỡ dưới da
bằng compas Harpenden Skiníbld Caliper theo sơ đồ 36 điểm đo của Erdheim, cùng
với các chỉ số khối nạc, khối mỡ, khối cơ thể, ... bề dày lớp mỡ dưới da là một chỉ
số đánh giá tình trạng dinh dưỡng. Các chỉ số này phần nào cũng phản ánh tầm vóc
thể lực của cơ thể.
Năm 1989, Thẩm Thị Hoàng Điệp và cộng sự (cs) [20] đã nghiên cứu về sự
phát triển chiều cao đứng, vòng đầu, vòng ngực của người Việt Nam từ 1 đến 55


10

tuổi ở

8

tỉnh thuộc 3 miền của đất nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các chỉ số thu

được trong công trình này đều cao hơn hẳn so với các chỉ số nghiên cứu trước đó. Ở

lứa tuổi từ 16-18 chiều cao đứng của nam vượt lên hẳn so với nữ, có lẽ do thời kỳ
này nam đã bước vào tuổi dậy thì. Theo khoa học, vì nam dậy thì muộn hơn nữ nên
lứa tuổi 15-18 chiều cao đứng của nam vượt trội so với nữ. Trong khi đó kích thước
vòng ngực của trẻ nữ luôn cao hơn trẻ nam, điều này cũng phù hợp với sự xuất hiện
của các đặc điểm sinh dục thứ cấp ở cơ thể nữ khác với cơ thể nam.
Năm 1991, thông qua việc nghiên cứu gần 50 chỉ số nhân trắc của 1478 học
sinh phổ thông, Đào Huy Khuê [33] đã rút ra một số kết luận về sự tăng trưởng thể
lực theo tuổi ở cả hai giới, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không đồng đều theo tuổi
và giới tính. Đa số các kích thước ở nam tăng trưởng bình quân hàng năm cao hơn ở
nữ, riêng về kích thước vòng thì nữ tốt hơn nam. Tác giả cũng cho rằng nhìn chung
các kích thước ở nữ tốt hơn ở nam, đặc biệt là lứa tuổi 13. Tác giả cũng nhận định
về sự ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của điều kiện sống và văn hóa xã hội lên sự
tăng trưởng và phát triển cơ thể con người ở giai đoạn đang lớn này.
Từ năm 1991-1995, nhóm tác giả Trần Văn Dần và cộng sự [11] đã nghiên
cứu trên học sinh một số tỉnh thành Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Bình và nhận thấy so
với dẫn liệu trong cuốn “Hằng số sinh học người Việt Nam” [59] thì sự phát triển
chiều cao của trẻ em 8-14 tuổi tốt hơn, đặc biệt là trẻ em thành phố, thị xã; còn ở
khu vực nông thôn chưa thấy có sự thay đổi đáng kể.
Năm 1992, bằng phương pháp nghiên cứu dọc đối với 31 chỉ số nhân trắc học
của 100 học sinh phổ thông từ 16-17 tuổi ở Hà Nội, Thẩm Thị Hoàng Điệp [19] đã
đưa ra những kết luận rất đáng chú ý về đặc điểm hình thái và thể lực của học sinh
phổ thông. Tác giả kết luận rằng chiều cao đứng của học sinh phát triển mạnh nhất
lúc 11-12 tuổi ở nữ và 13-15 tuổi ở nam; còn cân nặng phát triển mạnh nhất lúc 13
tuổi ở nữ và 15 tuổi ở nam. Tác giả cũng nhận thấy rằng, quy luật phát triển theo
giai đoạn chỉ phù hợp với quy luật chiều cao còn quy luật phát triển kích thước các
vòng gần giống với quy luật phát triển cân nặng.


×