Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ KHUÔN mặt hài hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

HOÀNG THỊ ĐỢI

TI£U CHUÈN §¸NH GI¸ KHU¤N MÆT HµI
HßA
Chuyên ngành : Răng hàm mặt
Mã số

: 62720601

TIỂU LUẬN TỔNG QUAN
Người hướng dẫn khoa học:
1.
2.

PGS.TS. Võ Trương Như Ngọc
PGS.TS. Nguyễn Thị Thúy Hạnh

HÀ NỘI – 2018


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG



DANH MỤC HÌNH


5

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, với tốc độ phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói
chung và khoa học y học nói riêng, đòi hỏi y học Việt Nam phải cập nhật các
giá trị sinh học người bình thường trong đó các chỉ số đánh giá nét đẹp khuôn
mặt người Việt Nam trưởng thành là một nhu cầu cần thiết. Mặt khác, tình
hình kinh tế, xã hội của đất nước đang trên đà phát triển, trình độ khoa học kỹ
thuật của cán bộ y tế được nâng cao, các trang thiết bị nghiên cứu ngày càng
hiện đại. Đó là cơ sở cho thấy sự cần thiết phải có các nghiên cứu về các giá
trị sinh học nói chung, các chỉ tiêu khuôn mặt nói riêng nhằm nâng cao chất
lượng cuộc sống, chất lượng điều trị, khám chữa bệnh, chất lượng chẩn đoán,
xác định các vấn đề sinh học (Tai nạn giao thông, nhận dạng v.v.) và các vấn
đề khác liên quan tới y tế.
Nhờ sự quan tâm của Nhà Nước, của Bộ Y tế, dự án “ Điều tra có bản
một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90” đã được ra
đời. Trong tài liệu này các giá trị sinh học về hình thái phát triển vùng đầu
mặt trên phim XQ ở trẻ em từ 3 đến 5 tuổi đã được đề cập đến như: Các giá
trị sinh học về hình thái học phát triển vùng đầu mặt và giá trị sinh học về
hình thái phát triển cung răng ở trẻ em đã được đề cập đến [1]..... Gần đây
cũng đã có một số nghiên cứu về các kích thước, chỉ số vùng sọ - mặt dựa
trên phương pháp đo trực tiếp, đo trên ảnh chụp, trên phim sọ nghiêng, đo trên
mẫu … Tuy những nghiên cứu mang tính định lượng này đã góp phần xác
định được một số các chỉ số sọ - mặt và đưa ra được một số kết luận về đặc
điểm khuôn mặt của một nhóm người Việt Nam nhưng vẫn là chưa đủ. Một
khuôn mặt được cho là hài hoà không chỉ phụ thuộc vào các những con số

khô cứng mà chúng ta đo đạc được mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố


6

khác như: nguồn gốc dân tộc, vùng lãnh thổ địa lý, nền văn hóa, môi trường
xã hội, hoàn cảnh gia đình, trình độ học vấn, tuổi tác, thời đại đang sống, sự
giao lưu văn hóa xã hội của cá nhân với xã hội và với thế giới…. Chính vì vậy,
quan niệm khuôn mặt hài hoà của mỗi vùng đất, mỗi dân tộc là rất khác nhau
khác nhau. Quan điểm của người Việt Nam về vấn đề này như thế nào? Đây vẫn
là một câu hỏi lớn mà các nghiên cứu định lượng không thể trả lời được.
Việt Nam là một quốc gia đa dạng về thành phần dân tộc trong đó phải kể
đến dân tộc Kinh – Dân tộc chiếm số lượng đông đảo nhất, có sự phân bố rộng
lớn ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước và đặc biệt tập trung cao ở các thành phố
lớn. Do vậy, việc nghiên cứu trên nhóm đối tượng này mang tính đại diện cao.
Nét đẹp, sự hài hòa vốn có của mỗi cá thể là một di sản lớn góp phần tạo
nên sức sống tinh thần và vật chất của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Vì vậy
chúng ta không thể lấy tiêu chuẩn đánh giá hình thái khuôn mặt của một dân
tộc nào đó để áp dụng thành tiêu chuẩn cho người Việt Nam. Vậy, với người
Việt Nam, khuôn mặt như thế nào thì được coi là hài hòa? Quan điểm của xã
hội hiện nay về khuôn mặt hài hoà là như thế nào? Xuất phát từ những nhu
cầu thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với 05 mục tiêu:
1.
2.
3.
4.
5.

Các quan niệm thẩm mỹ về khuôn mặt hiện nay
Đặc điểm giải phẫu khuôn mặt đo trên ảnh chuẩn hóa

Đặc điểm giải phẫu đầu mặt trên phim sọ mặt từ xa
Một số nghiên cứu đặc điểm khuôn mặt trên thế giới và ở Việt Nam
Tính ưu việt của phương pháp nghiên cứu định tính trong nghiên
cứu, phân tích các quan điểm xã hội


7

NỘI DUNG
1. Khái niệm đẹp, hài hoà trong xã hội hiện nay
Trước khi tìm hiểu khái niệm đẹp và hài hoà, chúng ta hãy cùng xem một
thử nghiệm thú vị của một phóng viên đang hoạt động trong lĩnh vực truyền
thông và nghiên cứu con người tại Mỹ - Cô Esther Honig – người đã có nhiều
cơ hội khám phá nhiều vùng đất trên thế giới và nhận thấy rằng ở mỗi nước
khác nhau thì định nghĩa về cái đẹp cũng hoàn toàn khác nhau. Chính vì vậy,
Cô đã gửi bức ảnh chụp chân dung của mình chưa được chỉnh sửa tới 26 quốc
gia trên thế giới nhằm mục đích xem ở các nước này họ định nghĩa về “khuôn
mặt đẹp” là như thế nào và kết quả đã khiến Cô thấy rất thú vị.
Bức ảnh đầu tiên cô gửi tới đất nước Srilanka, người dân ở đây thích
khuôn mặt với mắt xanh nhẹ và đôi môi màu cam.
-

Australia: lại thích một khuôn mặt tươi trẻ với đôi má ửng hồng và đôi

-

môi đỏ.
Bangladesh: yêu vẻ đẹp mơ màng và quyến rũ.
Argentina lại thích đôi mắt được nhấn màu đen cùng đôi môi hồng


-

ánh nhũ.
Đức: yêu thích vẻ đẹp cổ điển của các cô gái bước ra từ những bức tranh.
Hy lạp thích gam hồng và sử dụng cho cả mắt và đôi môi.
Ấn độ lại thích các vẻ đẹp khác nhau nhưng đôi chân mày luôn được kẻ

-

đậm và nổi bật.
Indonesia:chuộng vẻ đẹp tự nhiên
Isarel thích làn da của các cô gái hơi ngăm một chút, khuôn mặt vẫn

-

giữ vẻ đẹp tự nhiên.
Ý lại yêu đôi chân mày nhỏ gọn, đôi môi màu hồng nhẹ và đôi mắt

-

được nhấn màu xanh rêu ngọt.
Kenya nổi bật với đôi mắt màu xanh cùng đôi môi màu nude gợi cảm.
Morocco kín đáo với khan trùm đầu với khuôn mặt góc cạnh tự nhiên.
Pakistan trông thật cuốn hút với đôi mắt trong xanh cùng đôi môi màu nude.


8

-


Philippines lại yêu thích vẻ đẹp kiêu sa của một khuôn mặt được trang
điểm đậm. Ngoài ra, họ cũng thích một khuôn mặt khác tự nhiên mang

-

dáng dấp của những cô gái trong trang phục văn phòng.
Romania với vẻ đẹp tự nhiên vô cùng quyến rũ.
Serbia cũng là khuôn mặt tự nhiên, đẹp không tì vết, thêm nữa là những

-

dấu chấm biểu tượng dành cho phụ nữ của đất nước này.
Mỹ có hai lựa chọn yêu thích cho khuôn mặt với một là mặt nhỏ, đôi môi
dày và đôi mắt to màu xanh ngọc còn khuôn mặt còn lại với khuôn mặt dài

-

cùng đôi mắt xếch.
Anh cũng yêu thích vẻ đẹp tự nhiên khi chỉ cần điểm nhấn chính ở đôi

-

chân mày sắc nét.
Ukraine với khuôn mặt góc cạnh và xinh đẹp.
Venezuela cũng là khuôn mặt tự nhiên với những đường nét thu hút.
Việt Nam cũng yêu thích vẻ đẹp tự nhiên không qua chỉnh sửa hay
trang điểm quá nhiều.
Có thể nói “Đẹp” là một khái niệm rất rộng lớn. Trong sự rộng lớn của

“đẹp”, ta chỉ giới hạn bàn luận trong phạm vi sắc đẹp, cụ thể là nhan sắc của

con người, là vẻ đẹp nhìn thấy được, vẻ đẹp ngoại hình… Phạm vi sắc đẹp
này chính là đối tượng, mục tiêu của giải phẫu thẫm mỹ. Vậy, sắc đẹp là từ
dùng để chỉ chung vẻ đẹp của cả phụ nữ và đàn ông. Con người luôn luôn
hướng tới cái đẹp và tranh thủ mọi lúc, mọi nơi dể làm cho mình đẹp hơn lên
trong mắt những người xung quanh. Cái đẹp nói chung và sắc đẹp nói riêng
hết sức đa dạng và không phải là bất biến mà luôn luôn thay đổi, phụ thuộc
vào nhiều yếu tố:
- Nòi giống di truyền
- Nguồn gốc dân tộc
- Vùng lãnh thổ địa lý
- Nền văn hóa
- Môi trường xã hội


9

- Hoàn cảnh gia đình
- Trình độ học vấn
- Tuổi tác
- Thời đại đang sống.
- Sự giao lưu văn hóa xã hội của cá nhân với xã hội và với thế giới.
- Những tố chất bẩm sinh…
Chính vì vậy, quan niệm sắc đẹp của mỗi vùng đất, mỗi dân tộc khác
nhau. Nhưng
Có 3 yếu tố chính tạo nên một khuôn mặt đẹp đó là kiểu tóc, da mặt,
cấu trúc xương và mô mềm thể hiện bởi các số đo về kích thước, tỷ lệ. Sự
khác nhau giữa các khuôn mặt chính là vị trí các mốc giải phẫu, kích thước,
hình dạng và các góc tạo bởi xương, da và mô mềm. Ngoài ra, còn có sự đóng
góp của các yếu tố khác như lông mày, mắt, má, mũi, môi, cằm, màu mắt,
màu tóc, cách trang điểm, trạng thái tâm lý...

Đến nay, tại Việt Nam, trong các cuộc thi sắc đẹp đều chưa đưa ra những
tiêu chuẩn của một khuôn mặt đẹp chủ yếu vẫn dựa vào cảm quan của Ban
giám khảo, không có cuộc thi nào công bố cỡ mắt, cỡ mũi của thí sinh dự thi
hay khuôn mặt chuẩn, ngay cả các cuộc thi hoa hậu quốc tế. Tuy Ban giám
khảo làm việc nghiêm túc, thảo luận khá kỹ về khuôn mặt của mỗi thí sinh,
nhưng chỉ số cụ thể không ai đo đạc, mà nói theo cảm quan. Trên thực tế đã
có một số nghiên cứu về kích thước khuôn mặt của người Việt Nam. Nhưng đó
mới là kích thước cho khuôn mặt cân đối còn chưa có tiêu chuẩn cho một khuôn
mặt đẹp. Tiêu chuẩn đẹp không chỉ là vấn đề kích thước mà phải phù hợp hình
dáng, các nét tương đối phù hợp với người Việt. Chẳng hạn như tiêu chuẩn châu
Âu thì miệng phải thật rộng mới đẹp nhưng ở Việt Nam thì ngược lại: “Đàn ông
miệng rộng thì sang, đàn bà miệng rộng tan hoang cửa nhà”.


10

Ngày nay, khi nhắc tới thẩm mỹ khuôn mặt, chúng ta thường nhắc đến
thuật ngữ “hài hoà” hơn. Vậy như thế nào là một khuôn mặt hài hoà? Với các
nhà nhân trắc học, khuôn mặt hài hoà được coi là yếu tố quan trọng nhất. Với
một khuôn mặt cụ thể, mắt thế này là đẹp nhưng với khuôn mặt khác có thể là
quá to. Do đó, để nhận diện một khuôn mặt hài hoà, ngoài việc dựa vào cảm
quan thông qua mô tả còn phải căn cứ vào các chỉ số đo đạc cụ thể. Hiện nay,
có nhiều tiêu chuẩn để đánh giá một khuôn mặt hài hoà. Có 3 điểm mốc giải
phẫu thường được dùng để đánh giá khuôn mặt hài hoà khi nhìn nghiêng: Gốc
mũi, dưới mũi và điểm lõm giữa môi dưới và cằm. Khuôn mặt hài hoà thì
đường nối 3 điểm này là một đường cong lồi ra ngoài. Còn ở khuôn mặt kém
hài hoà, 3 điểm nối sẽ là đường thẳng hoặc lõm vào trong”.
Ngoài ra còn một số phương pháp xác định tỷ lệ chuẩn cho khuôn mặt
hài hoà. Theo chiều rộng, mặt có thể được chia thành 5 phần bằng nhau bởi
các đường thẳng đứng song song đều nhau. Đó là các đường thẳng đi qua phía

ngoài tai, đuôi mắt, đầu mắt của hai bên mặt và vuông góc với trục giữa của
mặt. Một cách phân chia nữa là: nếu theo chiều đứng, dựa vào các điểm như
điểm chân tóc, điểm giao nhau giữa hai cung mày, điểm dưới mũi và cằm,
khuôn mặt được chia thành 3 tầng, một khuôn mặt hài hòa thì 3 tầng này phải
bằng nhau.
Trên thực tế, rất hiếm người có khuôn mặt và cơ thể hoàn toàn cân xứng
theo các tiêu chuẩn đặt ra. Một khuyết điểm nhỏ của lông mày, mi mắt,
miệng, má hay tai đều có thể tìm thấy trên bất kỳ khuôn mặt nào. Sự cuốn hút
của phụ nữ hay nam giới qua vẻ bề ngoài thường thể hiện ở những số đo. Sự
khác nhau cơ bản giữa một khuôn mặt xấu, trung bình, đẹp và rất đẹp chỉ là
một sự sai khác một vài mm hay chênh lệch rất nhỏ ở các góc của khuôn mặt.
Khi nói tới khuôn mặt hài hoà, chúng ta cần bỏ qua yếu tố ảnh hưởng
đến vẻ đẹp của khuôn mặt như kiểu tóc và da. Tóc có thể thay đổi và da có thể


11

trang điểm, chỉ nên xét đến yếu tố kích thước và tỷ lệ”. Trong đó, mỗi khuôn
mặt đều có những tỷ lệ nhất định cho các bộ phận cấu thành nên nó: Trán đẹp
thì chiều cao phải chiếm 1/3 chiều toàn bộ khuôn mặt, rộng gấp đôi chiều cao;
Độ rộng mắt phải bằng 1/5 tổng chiều rộng khuôn mặt; Má phải đầy đặn, hình
oval, gò má không quá cao và đầy; miệng có độ rộng không quá 50,9mm;
Chiều rộng của tai xấp xỉ bằng 1/2 chiều dài tai, chiều dài tai xấp xỉ bằng
chiều dài mũi...
2. Một số quan niệm về thẩm mỹ khuôn mặt hiện nay
2.1.

Khái niệm về thẩm mỹ khuôn mặt

Người đầu tiên nhắc đến khái niệm này là Baumgarten. Từ đó, thuật ngữ

thẩm mỹ đã trải qua một chặng đường phát triển rất dài từ Platon, Aristote đến
Hegel… Nhìn chung, theo quan niệm của các nhà triết học này, khi nhắc tới
thẩm mỹ cần phải có sự cân xứng và hài hoà. Theo Hegel, sự đều đặn, hài hoà
và trật tự là các đặc tính của thẩm mỹ. Quan niệm về khuôn mặt đẹp bao giờ
cũng gắn liền với điều kiện lịch sử nhất định. Cái đẹp trong hiện thực tồn tại
ngoài ý thức chủ quan của mỗi người. Cái đẹp là khách quan nhưng những
quan niệm và cảm xúc về cái đẹp bao giờ cũng là chủ quan. Mỗi thời đại, mỗi
giai cấp đều có những tiêu chuẩn khác nhau về cái đẹp và thường gắn với lợi
ích thực tiễn nhất định. Do đó quan niệm về cái đẹp luôn có tính giai cấp và
xã hội. Để đánh giá một khuôn mặt thẩm mỹ là một công việc rất khó và phức
tạp, có rất nhiều tiêu chuẩn được đưa ra.
Ngày nay, khi phân tích thẩm mỹ khuôn mặt, chúng ta hay nhắc tới thuật
ngữ hài hoà hơn là thẩm mỹ. Khuôn mặt đẹp, hài hoà là sự thống nhất và hoà
nhập của nhiều yếu tố khác nhau. Làm thế nào để có được một khuôn mặt
đẹp, hài hoà, đó là một vấn đề rất quan trọng với các bác sĩ chỉnh hình răng
mặt, tạo hình... ngày nay.
2.2.

Quan niệm về thẩm mỹ khuôn mặt của người Châu Á


12

Phụ nữ phương Đông và phương Tây vốn có nhiều nét khác nhau về
chuẩn mực vẻ đẹp. Trải qua thời gian, chuẩn mực này cũng có những thay đổi
nhất định.
Ngày nay, trào lưu mặt V-line thon gọn, cằm dài đang nở rộ tại nhiều
nước châu Á trong đó có Việt Nam. Khuôn mặt trái xoan tỷ lệ vàng, đôi môi
mọng, dày vừa phải, không quá rộng, chiếc mũi dáng S - line, làn da trắng và
thân hình đồng hồ cát được coi là chuẩn mực vẻ đẹp và thường thấy ở các mỹ

nhân màn bạc. Ánh mắt thơ ngây, hiền hậu, trong sáng luôn được đánh giá cao.
Những nét đẹp như vậy ngày nay được tôn vinh và xem như chuẩn mực
đối với đa phần người dân trên thế giới. Do đó, không ít phái đẹp châu Á
quyết dành ra một số tiền không nhỏ để phẫu thuật thẩm mỹ, giúp mình sở
hữu vẻ đẹp chuẩn mực này.
Ở châu Á hiện nay chỉ có Nhật Bản thích vẻ đẹp của khuôn mặt tròn bầu bĩnh.
Người phụ nữ châu Á với vẻ đẹp lý tưởng là người phụ nữ không bao
giờ lớn lên. Cô sở hữu những nét đẹp đầy thơ trẻ với làn da trắng, mỏng mịn,
đôi mắt tròn to, cơ thể mảnh khảnh, mái tóc buông xõa.
Đàn ông phương Đông cũng có xu hướng cố gắng giữ gìn nét “trẻ trung”
của làn da mà ít chạy theo vẻ ngoài bụi bặm như của phương Tây. Chính vì
những sự khác biệt này mà nhiều người đẹp của các nước Châu Á lại ít được
đánh giá cao ở các nước phương Tây.
2.3.

Quan niệm về thẩm mỹ khuôn mặt của người Châu Âu

Châu âu là cái nôi của nghệ thuật và cái đẹp, vẻ đẹp của phụ nữ châu Âu
luôn khiến nhiều phụ nữ trên thế giới ghen tỵ. Phần lớn, phụ nữ nơi đây có làn
da trắng và mái tóc nhạt màu bẩm sinh và chiều cao lý tưởng. Họ thích làn da
nâu khỏe khoắn. Tuy vậy, họ thường không chú ý nhiều đến màu da, điều
quan trọng nhất đối với họ là chất lượng của làn da. Một làn da ẩm mịn và trẻ
trung không vết nhăn chính là tiêu chí đầu cho vẻ đẹp hoàn hảo và đương


13

nhiên, những đốm tàn nhang hay nốt ruồi trên mặt thường là điểm nhấn cho
vẻ đẹp độc đáo mà họ trân quý.
Vẻ đẹp châu Âu, tiêu biểu là nước Pháp, là vẻ đẹp cá tính và không cầu

kỳ. Họ luôn xuất hiện cực kỳ thanh lịch và đơn giản. Mái tóc của họ có thể rối
nhẹ nhưng vẫn rất đẹp. Đôi mắt hai mí, đường chì kẻ mắt đậm, hơi nhòe khiến
đôi mắt thêm phần sống động, quyến rũ sắc sảo. Đôi môi dày, tô son đỏ,
miệng rộng cũng được coi là vẻ đẹp quyến rũ và hấp dẫn của các ngôi sao
phương Tây. Đường nét khuôn mặt sắc sảo với hình dạng đa dạng, không theo
một chuẩn mực nhất định. Nhiều ngôi sao ở phương Tây như Angelina Jolie,
Keira Knightley sở hữu khuôn mặt vuông vức vẫn được coi là những biểu
tượng sắc đẹp hàng đầu Hollywood.
Mới đây tại Anh, Tiến sĩ Chris Solomon thuộc ĐH Kent đã nghiên cứu
và đưa ra những tiêu chí để đánh giá một khuôn mặt đẹp hoàn hảo. Ông đã
cùng các đồng nghiệp tiến hành cuộc thử nghiệm kéo dài hai tháng và sử dụng
e-fits (kỹ thuật nhận diện mặt điện tử) để tạo ra bức chân dung của người đàn
ông, phụ nữ đẹp nhất trên thế giới. Qua đó, ông cho rằng, khuôn mặt của nam
người mẫu David Gandy và diễn viên người Mỹ gốc Israel - Natalie Portman
là ví dụ thực tế nhất cho vẻ đẹp hoàn hảo. Phần mềm e-fits được sử dụng
nhiều trong công tác nhận diện khuôn mặt của tội phạm truy nã, dựa vào nhân
chứng mô tả. Các chuyên gia sẽ nhập thông số về độ dày của môi, chiều dài,
rộng của mũi... Dựa vào phần mềm này và bảng đánh giá của 100 người hấp
dẫn nhất thế giới, tiến sĩ Chris Solomon và các chuyên gia sẽ phác họa lại
đường nét hoàn hảo và ấn tượng nhất. Họ tập hợp những kết quả để cho ra
khuôn mặt với vị trí hoàn hảo từ chân mày, mi mắt đến mũi, môi, cằm... Tiến
sĩ Chris Solomon chia sẻ: "Điều bạn cần lưu ý rằng, đây là những gương mặt
lý tưởng theo chuẩn mực của người sống ở Anh. Do đó, một nghiên cứu về
khuôn mặt chuẩn mực đẹp hoàn hảo được tiến hành ở châu Á hoặc châu Phi


14

sẽ đưa ra những kết quả có phần khác biệt". Những phụ nữ đã vẽ ra cho đàn
ông chuẩn mực vẻ đẹp khuôn mặt có phần hơi nữ tính. Cụ thể, một người đàn

ông có khuôn mặt đẹp thì cần có quai hàm nhỏ, mắt to, gò má cao, đôi môi
dày dặn, bộ râu được cạo sạch sẽ, nhẵn mịn... Tiến sĩ Solomon cho rằng:
"Thật thú vị, vẻ nam tính cùng bộ râu quai nón đã không còn là chuẩn mực
của vẻ đẹp hoàn hảo ở nam giới. Thay vào đó, tiêu chuẩn được đề ra ở trên có
phần nữ tính hơn nhưng lại được phái nữ lựa chọn là hấp dẫn hơn". Còn với
phụ nữ, một khuôn mặt với đôi môi dày dặn, mặt nhỏ, mắt to và gò má cao
cũng khiến nam giới cảm thấy "xiêu lòng". Các chuyên gia cũng đưa ra một
bảng tỉ lệ cụ thể giúp bạn hiểu hơn những thông số về tiêu chuẩn để có một
khuôn mặt đẹp hoàn hảo. Với những số liệu nghiên cứu trên, tiến sĩ đã kết
luận người phù hợp và lý tưởng nhất với những chuẩn mực cái đẹp ở trên là
diễn viên Natalie Portman và người mẫu David Gandy.
2.4.

Quan niệm về thẩm mỹ khuôn mặt của người Châu Mỹ

Cơ thể khỏe mạnh với những đường cong gợi cảm, ánh mắt ma mị và bờ
môi nũng nịu là những điều người ta dễ tưởng tượng về một người đẹp châu
Mỹ. Nếu vào những năm 1950, vẻ đẹp tròn trịa của Marilyn Monroe được
xem là hoàn hảo, thì nay, hình ảnh của những cô búp bê Barbie tràn ngập tại
Hollywood đã đảo lộn những giá trị làm đẹp ấy. Trái ngược hẳn với chuẩn
mực Á Đông, làn da rám nắng ở đây sẽ khiến mọi người liên tưởng đến
những kỳ nghỉ xa hoa ở khu vực Địa Trung Hải thay vì suốt ngày chôn chân
trong văn phòng. Vì thế vào những ngày nắng đẹp, bạn đừng ngạc nhiên khi
thấy mọi người đổ xô ra những thảm cỏ nơi công viên để tắm mình dưới ánh
nắng cũng như đua nhau đi nhuộm da.
Đất nước có số người phẫu thuật thẩm mỹ mũi cao nhất chính là Iran,
một đất nước hồi giáo với khoảng 60.000 ca sửa mỗi năm. Nếu như việc sửa


15


một bộ phận nào đó trên khuôn mặt thường được cá nhân che giấu, thì tại đây,
mọi người giữ miếng băng hậu phẫu trên mũi với thái độ đầy tự hào.
Do chi phí của việc phẫu thuật thẩm mỹ tại Iran cao nên người dân coi
đây như một tấm huy chương danh dự. Có người đã liên tục mang băng hậu
phẫu suốt hai năm sau khi sửa mũi để khoe với mọi người về ca phẫu thuật
mà họ đã trải qua. Thậm chí có nhiều người không có điều kiện sửa mũi
nhưng họ cũng trang bị cho mình những miếng băng gạc danh dự này.
2.5.

Quan niệm về thẩm mỹ khuôn mặt của người Châu Phi

Nếu bạn nghĩ việc sở hữu một vóc dáng mình hạc xương mai là tiêu
chuẩn của cái đẹp trên toàn thế giới tức là bạn chưa biết đến Mauritania, nằm
ở khu vực Tây Bắc của châu Phi. Tại đây, đẹp là phải to béo. Các cô gái ở đây
bị ép ăn từ nhỏ, thậm chí họ còn uống thuốc tăng trọng dành cho gia súc để
lên cân nhanh chóng. Đặc biệt, người phụ nữ được tăng giá trị lên rất nhiều
lần sau mỗi lần ly dị. Sau mỗi cuộc ly hôn, họ sẽ tổ chức những bữa tiệc ăn
mừng linh đình và sự hấp dẫn của họ hoàn toàn tỷ lệ thuận với số lần ly dị.
2.6.

Quan niệm về thẩm mỹ khuôn mặt ở Việt Nam

Những thăng trầm, biến thiên của 4.000 năm lịch sử, sự giao thoa văn
hóa và nhân chủng của nhiều tộc người khác nhau đã hòa quyện lại và tạo cho
dân tộc, và nhất là phụ nữ Việt Nam một vẻ đẹp độc đáo. Họ vừa có nét tương
đồng, gần gũi với các dân tộc Á châu khác nhưng lại mang nhiều điểm riêng
biệt rất khác lạ.
Một thực trạng ở những cuộc thi sắc đẹp của Việt Nam hiện nay là thích
những phụ nữ có nhan sắc Thuần Việt với nước da trắng mịn, thân hình mảnh

mai, gương mặt tròn đầy, phúc hậu. Tiêu biểu cho nét đẹp truyền thống này có
thể kể đến hoa hậu Nguyễn Thị Huyền, Phạm Thị Mai Phương, Nguyễn Thụy
Vân...
Bên cạnh đó, vẻ đẹp mang chút dáng dấp của người Ấn Độ có thể dễ bắt
gặp ở những người đẹp gốc Khmer thì lại không giành được nhiều thiện cảm


16

vì quan điểm của người Việt cho rằng nước da tối màu cùng những đường nét
quá sắc sảo trên khuôn mặt đi ngược lại tiêu chuẩn về cái đẹp của phụ nữ
truyền thống. Nhưng với thế giới, đây lại chính là vẻ đẹp đang rất được ưa
chuộng.
Vốn dĩ đất nước ta đã từng trải qua một lịch sử đầy biến động. Điều này
đã tạo cho người Việt Nam một vẻ đẹp pha chút khác biệt so với các dân tộc
châu Á khác.Vào thế kỷ 19 - 20, sự ảnh hưởng của các nước Âu Mỹ đã góp
phần làm sinh động thêm bức tranh về nhan sắc của phụ nữ Việt Nam. Ta có
thể liệt kê một số gương mặt đậm chất Âu Mỹ đại diện như Diễm My, Ngọc
Khánh... Ở một số nước Đông Nam Á khác như Philippines, Thái Lan ,
Indonesia… cũng nhờ vậy mà những người đẹp lai đang ngày càng nổi danh
trên các đấu trường sắc đẹp. Vẻ đẹp theo chuẩn "thuần Việt" thực ra là do ảnh
hưởng nặng nề của truyền thống Nho giáo hơn hàng nghìn năm nay.
Những yếu tố tạo nên một gương mặt phụ nữ Việt Nam được cả người
Việt lẫn các nước khác yêu thích bao gồm một số đặc điểm: khuôn miệng
rộng và vuông vắn, hàm răng trắng đều và đặc biệt là phải có nụ cười tươi tỏa
sáng như ánh mặt trời. Đôi môi mọng, hơi cong, môi dưới hơi dày. Nếu là môi
chẻ thì càng đẹp. Đôi mắt to tròn, thần quang phải sáng và hốc mắt sâu vừa
phải, và đuôi mắt không được xếch lên hay xệ xuống. Chân mày không được
mỏng nhưng gần phía đuôi phải chếch lên. Khuôn mặt cân xứng và hơi vuông
vức nhưng góc quai hàm và cằm phải tròn trịa (Kiểu khuôn mặt hỗn hợp).

Sống mũi cao vừa phải và đầu mũi phải tròn đầy. Dựa trên những đặc điểm
này thì có thể liệt kê ra được một vài gương mặt đáp ứng được phần lớn
những chi tiết kể trên như: Thẩm Thúy Hằng, Trương Ngọc Ánh, Tăng Thanh
Hà, hoa hậu Trần Thị Hương Giang, Đặng Thu Thảo.
Hiện nay, có nhiều tiêu chuẩn để đánh giá một khuôn mặt đẹp. Có 3
điểm mốc giải phẫu thường được dùng để đánh giá khuôn mặt khi nhìn


17

nghiêng: Gốc mũi, dưới mũi và điểm lõm giữa môi dưới và cằm. Khuôn mặt
hài hoà thì đường nối 3 điểm này là một đường cong lồi ra ngoài. Còn ở
khuôn mặt kém hài hoà, 3 điểm nối sẽ là đường thẳng hoặc lõm vào trong.
Ngoài ra còn một số phương pháp xác định tỷ lệ chuẩn cho khuôn mặt. Theo
chiều rộng, mặt có thể được chia thành 5 phần bằng nhau bởi các đường thẳng
đứng song song đều nhau. Đó là các đường thẳng đi qua phía ngoài tai, đuôi
mắt, đầu mắt của hai bên mặt và vuông góc với trục giữa của mặt. Một cách
phân chia nữa là: nếu theo chiều đứng, dựa vào các điểm như điểm chân tóc,
điểm giao nhau giữa hai cung mày, điểm dưới mũi và cằm, khuôn mặt được
chia thành 3 tầng, một khuôn mặt hài hòa thì 3 tầng này phải bằng nhau.
Tuy nhiên, sau này có quan điểm cho rằng, chân tóc không xác định
được vì có người hói, chân mày cũng không xác định được vì phụ nữ có thể
phun xăm thẩm mỹ. Do đó, các điểm mốc đánh giá phải là các điểm mốc cố
định như điểm gốc mũi, điểm nền mũi và cằm, theo cách phân chia này thì
chiều cao khuôn mặt tính từ điểm gốc mũi đến điểm nền mũi chiếm 43%
chiều cao tính từ điểm gốc mũi đến điểm cằm.
Trên thực tế, rất hiếm người có khuôn mặt và cơ thể hoàn toàn cân xứng
theo các tiêu chuẩn đặt ra. Một khuyết điểm nhỏ của lông mày, mi mắt,
miệng, má hay tai đều có thể tìm thấy trên bất kỳ khuôn mặt nào. Sự cuốn hút
của phụ nữ hay nam giới qua vẻ bề ngoài thường thể hiện ở những số đo. Sự

khác nhau cơ bản giữa một khuôn mặt xấu, trung bình, đẹp và rất đẹp chỉ là
một sự sai khác một vài mm hay chênh lệch rất nhỏ ở các góc của khuôn mặt.
Do vậy, phẫu thuật gọt mặt V – line, nâng mũi giúp chị em chỉnh sửa các
khuyết điểm và có được gương mặt chuẩn với các tỉ lệ vàng đáng ao ước.
Có 3 yếu tố chính tạo nên một khuôn mặt đẹp đó là kiểu tóc, da mặt, cấu
trúc xương và mô mềm thể hiện bởi các số đo về kích thước, tỷ lệ. Sự khác


18

nhau giữa các khuôn mặt chính là vị trí các mốc giải phẫu, kích thước, hình
dạng và các góc tạo bởi xương, da và mô mềm. Ngoài ra, còn có sự đóng góp
của các yếu tố khác như lông mày, mắt, má, mũi, môi, cằm, màu mắt, màu
tóc, cách trang điểm, trạng thái tâm lý… Khi phân tích sự hài hoà của khuôn
mặt, cần bỏ qua yếu tố ảnh hưởng đến vẻ đẹp của khuôn mặt như kiểu tóc và
da. Vì tóc có thể thay đổi và da có thể trang điểm, chỉ nên xét đến yếu tố kích
thước và tỷ lệ.
Trong đó, mỗi khuôn mặt đều có những tỷ lệ nhất định cho các bộ phận
cấu thành nên nó: Trán đẹp thì chiều cao phải chiếm 1/3 chiều toàn bộ khuôn
mặt, rộng gấp đôi chiều cao; Độ rộng mắt phải bằng 1/5 tổng chiều rộng
khuôn mặt; Má phải đầy đặn, hình oval, gò má không quá cao và đầy; miệng
có độ rộng không quá 50,9mm; Chiều rộng của tai xấp xỉ bằng 1/2 chiều dài
tai, chiều dài tai xấp xỉ bằng chiều dài mũi…
Hiện nay, trong qui chế 37/2006/QĐ-BVHTT ngày 24/3/2006 về việc
qui định tổ chức thi Hoa Hậu Việt Nam, một trong những tiêu chuẩn mà các
người đẹp dự thi cần phải có đó là “Gương mặt thuần Việt”, tuy nhiên tiêu
chuẩn này cũng còn rất chung chung, tuỳ theo sự lựa chọn của các chuyên gia,
của ban giám khảo và đánh giá của công luận. Do vậy, để khẳng định đó là
một khuôn mặt đẹp hay không đẹp nã có tính chủ quan theo từng cá nhân, ít
có tính khách quan và cơ sở khoa học.

Và cũng như xu hướng chung trên thế giới ngày nay khi nói đến thẩm
mỹ khuôn mặt thì chúng ta hay xét đến, nhắc đến khái niệm khuôn mặt hài
hoà hay không hài hoà hơn là đẹp hay không đẹp.
Hài hòa là yếu tố hết sức cơ bản để đạt được cái đẹp và là cái mà chúng
ta có thể đánh giá được bằng các công thức toán học và đo đạc. Theo từ điển
Tiếng Việt, hài hòa được định nghĩa là sự kết hợp cân đối giữa các yếu tố, các
thành phần, gây được ấn tượng về cái đẹp, cái hoàn hảo.


19

Theo GS Lê Gia Vinh, trên thực tế đã có một số nghiên cứu về kích
thước khuôn mặt của người Việt Nam. Nhưng đó mới là kích thước cho
khuôn mặt cân đối còn chưa có tiêu chuẩn cho một khuôn mặt đẹp. Tiêu
chuẩn đẹp không chỉ là vấn đề kích thước mà phải phù hợp hình dáng, các nét
tương đối phù hợp với người Việt. Chẳng hạn như tiêu chuẩn châu Âu thì
miệng phải thật rộng mới đẹp nhưng ở Việt Nam thì ngược lại. Ông cha ta còn
có câu: “Đàn ông miệng rộng thì sang, đàn bà miệng rộng tan hoang cửa
nhà”. Tuy nhiên, ở thời kỳ nào cũng vậy, mỗi người đều có những quan điểm
riêng về việc cảm nhận cái đẹp.
Quy ước về vẻ đẹp của mỗi vùng miền trên thế giới chịu nhiều ảnh
hưởng khác nhau như chủng tộc, điều kiện thời tiết và những yếu tố lịch sử. Với
hiệu ứng “thế giới phẳng”, nơi mà hầu hết tất cả mọi người đều có thể kết nối và
học hỏi lẫn nhau, tiêu chuẩn của cái đẹp tưởng chừng như sẽ trở nên toàn cầu
hóa. Tuy nhiên, hầu như mỗi châu lục trên thế giới đều gìn giữ cho mình những
giá trị chuẩn mực làm nên cái đẹp truyền thống. Bạn có thể là một cô gái châu Á
với mái tóc bạch kim và đôi mắt xám khói cá tính, nhưng cô bạn thân người
Pháp của bạn lại thích nhuộm màu tóc đen như mun và sùng bái những phục sức
mang hơi hướng Đông phương. Ở kỷ nguyên với sự pha trộn và giao thoa của
những nền văn hóa khác nhau, bạn có điều kiện để tìm hiểu, yêu thích và chọn

cho mình một phong cách từ nửa kia địa cầu, pha trộn với các giá trị truyền
thống của chính mình và tự tin làm một công dân của thế giới.
2.7.

Khái niệm về Visagism

Sự phát triển liên tục của vật liệu nha khoa và kĩ thuật đã mang lại hiệu
quả trong việc phục hồi hình dạng và chức năng của răng với sự can thiệp
xâm lấn tối thiểu. Tuy nhiên, kết quả thẩm mỹ cuối cùng có thể không đáp
ứng được sự mong đợi của bệnh nhân do sự bất hài hòa giữa thiết kế nụ cười
và tính cách của bệnh nhân. Bệnh nhân có thể cảm thấy rằng răng được phục


20

hình không thực sự thuộc về họ. Nếu không có những kiến thức đúng đắn,
nguồn gốc của sự bất hài hòa này có thể rất khó để xác định.
Trong nhiều thập kỉ, các bác sĩ nha khoa đã tìm cách để hài hòa giữa
hình dạng răng với toàn bộ khuôn mặt dựa trên các thông số như giới tính,
tính cách và tuổi, tuy nhiên, kết quả thành công thực sự lại khó xác định. Khái
niệm Visagism giúp các bác sĩ nha khoa mang đến những phục hình không
chỉ thẩm mỹ mà còn đặc trưng cho tâm lý xã hội mà bức ảnh chụp tạo ra.
Điều này sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc, ý thức về đặc trưng bản thân, hành vi và
lòng tự trọng của bệnh nhân. Những yếu tố này ảnh hưởng đến việc bệnh
nhân sẽ phản ứng như thế nào sau khi điều trị. Có nguồn gốc từ mặt của một
người Pháp, nghĩa là khuôn mặt, khái niệm Visagism chưa bao giờ được định
nghĩa chính xác cho đến khi nó được mở rộng và phát triển bởi nghệ sĩ
Phiplip Hallawell. Visagism liên quan đến sự tạo ra một hình ảnh cá nhân tùy
chỉnh diễn tả được đặc trưng cá nhân của người đó. Phương pháp được sử
dụng để áp dụng khái niệm này được bắt nguồn từ sự kết hợp các nguyên tắc

của nghệ thuật ngôn ngữ hình ảnh với các ngành như tâm lý học, thần kinh
học, nhân chủng học và xã hội học. Visagism mang đến khả năng có thể xác
định cảm xúc và tính cách đặc điểm mà bệnh nhân muốn bày tỏ thông qua vẻ
ngoài và đặc biệt với nha khoa đó là thông qua nụ cười của họ. Với khái niệm
Visagism, các bác sĩ lâm sàng có thể thiết kế một nụ cười mà pha trộn cả vẻ
ngoài của bệnh nhân lẫn cá tính và mong muốn của bệnh nhân. Một trong
những thách thức lớn nhất là làm thế nào phát hiện ra đặc điểm tính cách cũng
như mong muốn của họ để chuyển chúng vào hình dạng răng tự nhiên trong
sự hài hòa với khuôn mặt. Thành công của mục tiêu này là cái mà những gì
chúng ta gọi là đẹp.
Những biểu tượng nguyên mẫu và cảm nhận của não bộ: tác giả Carl
Jung đã dành những năm cuối của cuộc đời để nghiên cứu sự khác nhau giữa


21

những nền văn hóa và các nền văn minh. Ông phát hiện ra rằng một số biểu
tượng và hình ảnh nhất định đã được sử dụng trong tất cả các nền văn hóa với
cùng một ý nghĩa. Carl Jung đã tạo ra thuật ngữ các biểu tượng nguyên mẫu
để định nghĩa các bức hình này. Đơn giản nhất của các nguyên mẫu này là các
hình dạng hình học: hình vuông, hình tam giác, hình tròn, vô cực và các biến
thể của chúng. Màu sắc sơ cấp và thứ cấp cũng là nguyên mẫu. Hallawel đã
quan sát được rằng mỗi thành phần thị giác được cấu tạo từ một hoặc là sự
kết hợp của các hình dạng và đường hình thành nên chúng cũng có thể được
coi là nguyên mẫu. Những thành phần nhìn thấy như đường nét, hình dạng và
màu sắc tạo nên một ngôn ngữ phổ quát mà không phân biệt đó là nền văn
hóa, chủng tộc hay nền giáo dục nào.
Jung đưa ra giả thuyết rằng ngôn ngữ này là một phần của tiềm thức.
Mặc dù chưa biết làm thế nào não nhận ra một nguyên mẫu nhưng nghiên cứu
gần đây đã khám phá ra làm thế nào các biểu tượng này được chế biến tinh

thần và làm thế nào chúng ảnh hưởng đến người xem. Nhà thần kinh học
Joseph LeDoux phát hiện ra rằng hệ thống limbic là không chịu trách nhiệm
cho việc tạo ra cảm xúc như thường giả định. Một số hệ thống tự trị/ tự điều
khiển được kết hợp với các chức năng sống cơ bản, cho thấy rằng đồi thị có
khả năng nhận biết các nguyên mẫu và kích hoạt các hệ thống đó tạo ra cảm
xúc. Điều này giải thích tại sao một hình ảnh luôn luôn khiêu khích một phản
ứng ngay lập tức, đúng như theo quan sát của rất nhiều nhà nghiên cứu và các
nghệ sĩ. Khi một cá nhân quan sát một bức ảnh, cảm nhận đầu tiên của não
thu nhận được là một sự kết hợp của các đường, các hình dạng và màu sắc mà
có những ý nghĩa cụ thể. Chỉ sau đó, khi vỏ não thị giác bị kích thích, thì hình
ảnh quan sát được như một khái niệm đầy đủ. Khi các bác sĩ lâm sàng cung
cấp kế hoạch điều trị cho mỗi bệnh nhân dựa trên Visagism, bệnh nhân phản


22

ứng lại ngay bằng cảm xúc là điều hiển nhiên, có thể kèm theo những thay đổi
trong hành vi, tư thế và thậm chí cả ngữ âm.
Các tính cách: theo Hippocrates, nhân cách mỗi người được hình thành
bởi sự kết hợp của 4 loại tính cách: nóng tính (hình 4), lạc quan (hình 5), u
sầu (hình 6), lạnh lùng (hình 7). Một hoặc 2 trong số những tính cách này
thường chiếm ưu thế trong mối quan hệ với những tính cách khác [6], [7], [8].
Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ có khả năng cảm thấy khó chịu khi bị phân loại
là u sầu hay nóng tính và có thể không hiểu các từ như lạc quan /lạnh
lùng/lãnh đạm. Do đó, các tác giả giải thích thay thế các từ nguyên gốc của
Hippocrates thành các từ như mạnh mẽ, năng động, nhạy cảm và hòa bình.

Hình 1: Nóng tính/ mạnh mẽ: quyết

Hình 2: Tính khí lạc quan/ năng


đoán, khách quan, dễ bùng nổ, mãnh

động: hướng ngoại, cởi mở, thích trò

liệt và đam mê.

chuyện, vui tươi, tràn đầy sức sống
và nhiệt tình


23

Hình 3: Tính khí u sầu/ nhạy cảm: có

Hình 4: Tính khí lạnh lùng/ hòa bình:

tổ chức, tỉ mỉ, cầu toàn, rụt dè, dè dặt

ngoại giao, theo chủ nghĩa hòa bình,

và có một khả năng tuyệt vời để suy

thần bí, nội tâm, thờ ơ và nguyên tắc.

nghĩ trừu tượng.
Phân tích mặt: bằng cách kết hợp các giả thuyết về các biểu tượng
nguyên mẫu với các yếu tố thị giác từ nghệ thuật thế giới, Hallawell đã quy ý
nghĩa của các đường, các góc, các hình dạng và màu sắc mà tạo nên đối
tượng. Bây giờ, tất cả các chuyên gia làm về thẩm mỹ trên khuôn mặt đều có

thể áp dụng các yếu tố này cho công việc của họ.Các hình dạng của khuôn
mặt liên quan với bốn cách có thể được miêu tả như sau:
+ Nóng tính/ mạnh mẽ: Đây là lại có khuôn mặt hình chữ nhật được hình
thành bởi các góc, các đường dọc và đường ngang xung quan trán và miệng
và hai mắt sâu rõ ràng. Người nóng tính/ mạnh mẽ đặc trưng bởi tính lãnh đạo
mạnh mẽ, tính quyết đoán, táo bạo và can đảm.
+ Lạc quan/ năng động: Đây là loại người có khuôn mặt góc cạnh được
tạo nên bởi các đường dốc quanh trán và mắt, mũi nổi bật và miệng rộng.
Người lạc quan/ năng động là rất tích cực, cởi mở và hướng ngoại.


24

+ U sầu/ nhạy cảm: Đây là loại có 2 mắt sát nhau và mặt hình oval với
đặc trưng là tròn hay hình thành bởi các đường mảnh. Tính khí u sầu/ nhạy
cảm được đặc trưng bởi sự nhẹ nhàng và có khả năng nhận thức và suy nghĩ
trừu tượng.
+ Lạnh lùng/ hòa bình: Đây là loại người nhẹ nhàng, kín đáo và khéo
léo, người này thường có một khuôn mặt tròn hay vuông, môi dưới hơi nhô ra
và mí mắt nặng.
Visagism trong nha khoa: các hình dạng của nhóm răng trước được xác
định bởi vùng mà sự phản chiếu ánh sáng trực tiếp về phía trước, ví dụ khu
vực của sự phản xạ ánh sáng nối từ các đỉnh phía gần,phía xa, từ cổ răng và
rìa cắn, tạo thành nên cái gọi là Pincus silhouette (Hình 5).

Hình 5. Hình dạng răng cửa

Hình 6: Nụ cười và các đường hình thể

hình thang


và dạng hình thể của nó: mặt phẳng
cắn, trục răng, điểm cao nhất của lợi ở
cổ răng, nhú lợi, khe giữa 2 răng phía

rìa cắn và hình dạng răng.
Khi quan sát các răng trước hàm trên, một số đường tham khảo nên được
xem xét, chẳng hạn như những đường nối giữa các điểm cao nhất ở cổ răng,
khoảng hở phía rìa cắn giữa 2 răng, nhú lợi và mặt phẳng cắn (hình 6). Những
đường này là những biểu tượng nguyên mẫu, có nghĩa là những biến thể đặc
trưng mà trong thành phần của nó sẽ khơi dậy những cảm xúc khác nhau ở
người quan sát. Các bác sĩ nha khoa phải hiểu được những cảm xúc, thông


25

điệp đằng sau các thiết kế nụ cười, và phương diện này cần được thảo luận
với bệnh nhân trước khi điều trị.

Hình 7: Các hình dạng cơ bản của các

Hình 8: Các dạng cung hàm cơ bản: a.

răng cửa hàm trên: a. hình chữ nhật, b.

hình chữ nhật, b. hình tam giác, c. hình

hình tam giác, c. hình bầu dục, d. hình

bầu dục, d. tròn


tròn
Có 4 loại hình dạng răng cơ bản: hình chữ nhật, hình tam giác, hình bầu
dục và hình vuông ( hình 10) với một số biến thể. Các đường dọc, đường
ngang, nghiêng hay thẳng tương tác với nhau theo vô số cách tạo nên sự đa
dạng của hình dạng răng. Những đường này chứa khả năng biểu đạt riêng và
có ý nghĩa cảm xúc riêng và được phân loại như sau:
+ Đường thẳng dọc biểu thị cho sức mạnh, quyền lực và nam tính.
+ Đường thẳng ngang biểu thị cho bề mặt mà chúng ta được sinh ra,
sống và chết và thể hiện trạng thái cân bằng, thụ động và bình an. Nó cũng
biểu thị cho chướng ngại vật.
+ Đường cong biểu thị cho quá trình chuyển đổi dần dần giữa 2 mặt
phẳng (dọc và ngang) và thể hiện sự dịu dàng, tinh tế, nữ tính và gợi cảm.
Cung hàm cũng theo các dạng cơ bản, dù vậy cũng thường xuyên gặp
các biến thể của nó (hình 9).
Vùng miệng thống trị tầng mặt dưới của khuôn mặt và ngay lập tức thu
hút mắt của mọi người vì nó có chức năng giao tiếp cả bằng lời và không


×