Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

TRI GIÁC và HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.7 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC HỌC

-----------------------------

TIỂU LUẬN
TRI GIÁC VÀ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI

Sinh viên thực hiện

: Vương Thu Hương

Lớp

: K67A

Mã sinh viên

: 675604009

Hà Nội - 2018


MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU

3

NỘI DNG


I.Những vấn đề cơ bản

4-7

II. Các giác quan và vai trò của nó

7-8

III. Phát huy tích cực nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động học
định hướng trong không gian
TÀI LIỆU THAM KHẢO

8 - 13


LỜI MỞ ĐẦU
Trong ngành tâm lý học và các khoa học nhận
thức, tri giác là quá trình thu thập, giải nghĩa, lựa chọn
và tổ chức các thông tin từ giác quan. Các phương
pháp nghiên cứu tri giác trải dài từ các cách tiếp cận
theo hướng sinh học hay sinh lý học, qua các cách tiếp
cận tâm lý học tới triết học tinh thần và trong nhận
thức luận kinh nghiệm chủ nghĩa, chẳng hạn của David
Hume, John Locke, George Berkeley, hay như trong
khẳng định của Merleau Ponty rằng tri giác là cơ sở
của khoa học và tri thức. Tri giác có tính phụ thuộc và
biến đổi. Nó không đồng nhất về một thể. Nó ảnh
hưởng đến phân tích, kết luận của con người đưa ra
thông tin có thể sai hoặc đúng, nó không trong một
phạm trù cơ bản hay quy định tổng thể. Các giác quan

cảm nhận mà tạo thành nó phụ thuộc vào cách bạn cảm
nhận .
Lịch sử ghi nhận rất nhiều những tình huống kì lạ
tương tự so với góc nhìn bình thường – những người
lính mù có thể né được những viên đạn bay tới, những
bệnh nhân có thể thấy được ánh sáng mà không cần
dùng mắt, và những người có thể định vị các chướng
ngại vật bằng cách dùng âm thanh. Suốt bao thế kỉ qua,
những câu chuyện như thế gợi ra sự tò mò mà không
có lời giải thích nào, được coi như là có tài dùng phép
hoặc là những tình huống dị biệt về thần kinh – những
3


ngoại lệ đối với các qui luật cơ bản của tri giác. Vì thế
mà các nhà thần kinh học mới bắt đầu nghi vấn rằng
chúng ta có thể có một số cơ chế vận hành nào đó vốn
là nguyên do tạo ra những hoàn cảnh dị biệt như vậy.
Từ những nghi vấn, người ta nghiên cứu và cho ta
biết tri giác là công việc của từng giác quan riêng biệt.
Và vị triết gia Hi-lạp Aristotle là người đầu tiên phân
loại ra bộ năm giác quan nổi tiếng: thị giác, thính giác,
vị giác, khứu giác, và xúc giác. Trong quá trình tiến
hoá của các giác quan thì lúc đầu dường như không có
sự thay đổi nhưng sau đó đã có sự tiến hoá và dần dần
có sự chuyển hoá thành các chức năng. Mỗi giác quan
đã được phát triển theo hướng chuyên môn hoá, để tiếp
nhận các loại kích thích phù hợp. Nhờ đó mà sự phản
ánh được chính xác hơn, đem lại hiệu quả cao hơn.
Do kiến thức của sinh viên còn những hạn chế

nhất định nên bài tiểu luận của em không tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong nhận được những nhận
xét quý báu của quý thầy, cô giáo để kiến thức và kĩ
năng của em được hoàn thiện hơn.

NỘI DUNG

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
1. Khái niệm
Tri giác là quá trình tâm lý phản ánh một cách
trọn vẹn các thuộc tính cơ bề ngoài của sự vật, hiện

4


tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan
ta.
2. Đặc điểm
Tri giác phản ánh sự vật hiện tượng một cách trọn
vẹn: tính trọn vẹn của sự vật hiện tượng là do tính trọn
vẹn khách quan của bản thân sự vật hiện tượng quy
định.
Tri giác phản ảnh sự vật hiện tượng theo những
cấu trúc nhất định. Cấu trúc này không phải tổng số các
cảm giác mà là sự khái quát đã được trừu xuất từ các
cảm giác đó trong mối liên hệ qua lại giữa các thành
phần của cấu trúc ấy ở một khoảng thời gian nào đó.
Sự phản ánh này không phải đã có từ trước mà nó diễn
ra trong quá trình tri giác.
Tri giác là quá trình tích cực gắn liền với hoạt

động của con người. Tri giác mang tính tự giac giải
quyết một nhiệm vụ nhận thức cụ thể nào đó là một
hành động tích cực trong đó có sự kết hợp chặt chẽ của
các yếu tố của cảm giác vận động.
3. Phân loại
a) Phân loại theo cơ quan phân tích nào giữ vai trò
chính trong số các cơ quan tham gia vào quá trình tri
giác ta có: tri giác nhìn, tri giác nghe, tri giác sờ mó

b) Phân loại theo đối tượng phản ánh
Tri giác không gian: là tri giác về hình dáng, độ
lớn, vị trí, độ xa và phương hướng của các sự vật đang
5


tồn tại trong không gian, tri giác này giữ vai trò quan
trọng trong sự tác động qua lại của con người với môi
trường xung quanh, nó là điều kiện để con người định
hướng trong môi trường.
Tri giác thời gian: Lọai tri giác này cho biết độ
dài lâu, tốc độ, nhịp điệu và tính liên tục khách quan
của các hiện tượng trong hiện thực . Nhờ tri giác thời
gian mà những biến đổi xẩy ra trong thế giới chung
quanh được phản ánh.
Tri giác vận động: là sự phản ánh những thay đổi
về vị trí các sự vật trong không gian, lọai này cho ta
biết phương hướng, tốc độ, thời gian chuyển động của
đối tượng tri giác.
Tri giác con người (tri giác xã hội): Là quá trình
nhận thức lẫn nhau của con người trong điều kiện giao

lưu trực tiếp. Đây là lọai tri giác đặc biệt vì đối tượng
tri giác cũng là con người. Quá trình này bao gồm tất
cả các mức độ của sự phản ánh tâm lý từ cảm giác cho
đến tư duy.
4. Vai trò
Tri giác là thành phần chính trong nhận thức cảm
tính, là điều kiện quan trọng cho sự định hướng hành vi
và hoạt động của con người trong thế giới khách quan.
Dựa vào các hình ảnh của tri giác, con người điều
chỉnh hoạt động của mình cho thích hợp với sự vật
hiện tượng khách quan. Quan sát - hình thức cao nhất
của tri giác đã trở thành một bộ phận không thể thiếu
6


của hoạt động và là một phương pháp nghiên cứu khoa
học.
5. Quy luật
a) Quy luật về tính đối tượng của tri giác
Tri giác bao giờ cũng có đối tượng là các sự vật
trong hiện thực khách quan. Tri giác phản ánh các sự
vật hiện tượng trong hiện thực khách quan không phải
dưới hình thức tập hợp đơn thuần các cảm giác lẫn lộn
về mọi sự vật hiện tượng, mà nó phản ánh một cách
trọn vẹn, cụ thể sự vật hiện tượng độc lập với sự vật
hiện tượng khác.

b) Quy luật về tính ổn định của tri giác
Tính ổn định của tri giác chính là khả năng tri giác
sự vật hiện tượng một cách không thay đổi trong những

điều kiện luôn biến đổi.Con người có đươc tính ổn
định trong tri giác chủ yếu là do kinh nghiệm.
c) Quy luật về tính lựa chọn của tri giác
Bất kì đối tượng nào khi tác động vào các cơ quan
cảm giác của chúng ta cũng đều nằm trong một bối
cảnh nào đó, tri giác sẽ tách đối tượng đó ra khỏi các
sự vật xung quanh để phản ánh chính bản thân đối
tượng.
d) Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác
Hình ảnh tri giác bao giờ cũng có một ý nghĩa nào
đó, được gắn với một tên gọi nhất định. Điều này có
được do sự gắn bó chặt chẽ của tri giác với tư duy các
7


cảm giác khi được tổ hợp lại thành một hình ảnh trọn
vẹn, sẽ được đem so sánh đối chiếu với các biểu tượng
của sự vật, hiện tượng đã được lưu giữ trong trí nhớ và
được xếp vào một nhóm, một lớp hay một loại hiện
tượng nhất định.
e) Quy luật tổng giác
Trong khi tri giác thế giới, con người không chỉ
phản ánh thế giới bằng những giác quan cụ thể mà toàn
bộ những đặc điểm nhân cách, đặc điểm tâm lí của con
người cũng tham gia tích cực vào quá trình tri giác, làm
cho khả năng tri giác của con người sâu sắc và chính
xác hơn
g) Ảo giác
Là sự phản ánh không chính xác về sự vật, hiện
tượng. Trong thực tế hay gặp các ảo giác quang học và

ảo giác hình học.
6. Những sai lầm có thể của tri giác
Sai lầm do hiện tượng vật lí tạo nên: ánh sáng
phản chiếu hay khúc xạ có thể gây ra hiện tượng tri
giác sai lầm .
Sai lầm do các giác quan tạo nên: các giác quan
của con người có thể bị đánh lừa trong những điều
kiện nhất định do dó tri giác có thể sai trong trường
hợp này.
Sai lầm do đại não gây nên: sai lầm này có thể
chia thành nhiều loại: do nhu cầu gây nên, do tình cảm
gây nên, do không chú ý mà gây nên
7. Những yếu tố ảnh hưởng đến tri giác
8


Kinh nghiệm trong quá khứ : tri giác của con
người chịu ảnh hưởng của quá khứ rất mạnh. Con
người nhận biết đối tượng một phần do thói quen và
những điều đã biết trong hoạt động và cuộc sống này.
Nhu cầu hiện tại: nhu cầu đã hướng dẫn tri giác
của con người về cái họ cần. Thông thường một nhu
cầu khó đạt, con người hay gán cho nó giá trị lớn. Một
khi nhu cầu đã thỏa mãn, tri giác của con người về đối
tượng sẽ trở nên khách quan hơn.
Tình cảm hiện tại: tình cảm ảnh hưởng mạnh mẽ
đến tri giác nhất là ở tuổi nhỏ khi những hiểu biết chưa
được kiện toàn. Tâm trạng của con người sẽ chi phối rõ
ràng đến hình ảnh đang tri giác.
II. CÁC GIÁC QUAN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ

Mỗi giác quan có một vai trò nhất định nhưng
chúng đều được cấu tạo nên từ 3 bộ phận:bộ phận nhận
cảm, bộ phận dẫn truyền, bộ phận trung ương
1. Cơ quan xúc giác (cơ quan không chuyên trách)
Là hệ thống cảm giác không có cơ quan chuyên
trách, các tế bào xúc giác nằm rải rác ở trên bề mặt da.
Xúc giác là cơ quan đầu tiên chúng ta có được và
cũng là cơ quan cuối
cùng tồn tại khi chúng ta mất đi.
Tiếp nhận thông tin bằng: cảm giác cơ học, cảm
giác nhiệt độ, cảm giác xúc giác tinh vi có ý thức,
cảm giác nội tạng, cảm giác bản thể.Các cảm giác xúc
giác mang tính chủ thể, nó có tác động giúp cho cơ thể
thích ứng với các hoạt động ở trong mỗi một thời điểm,
nó giống như một “ăng ten” để tiếp nhận sóng.
9


2. Hệ thống cảm giác có cơ quan chuyên trách.
a) Cơ quan thị giác
90 % thông tin từ bên ngoài vào con người là
thông qua thị giác, thị giác tiếp nhận kích thích ánh
sáng từ các sự vật hiện tượng, nó giống như một “máy
ảnh”. Cơ quan thị giác đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
b) Cơ quan khứu giác
Chuyên tiếp nhận các kích thích về mùi do các tế
bào cảm giác nằm ở màng nhày của khoang mũi truyền
đến cho chúng ta thông tin về trạng thái của sự vật hiện
tượng xung quanh, từ đó ảnh hưởng đến thái độ tình
cảm của mỗi người và quy định nên những hành động

của con người đối với đối sự vật hiện tượng đó.
c) Cơ quan vị giác
Trên bề mặt lưỡi có nhiều trồi vị giác để tiếp
nhận các kích thích vị: ngọt, chua, mặn, đắng. Vị giác
giúp chúng ta nhận thức vị của thức ăn, có nghĩa là
giúp chúng ta hiểu biết hơn về đối tượng.
d) Cơ quan thính giác
Là cơ quan cảm giác chuyên nhận các kích thích
của âm thanh. Cơ chế diễn ra của nó là sự tiếp nhận và
truyền âm.
 Tóm lại, các giác quan được ví như “ăng ten” để thu
nhận các thông tin từ thế giới bên ngoài, các giác quan
này là khởi điểm, là bước đầu của quá trình nhận thức
của con người. Hoạt động chủ đạo của con người và
hoạt động nghề nghiệp về thực chất nó là một quá trình
nhận thức, vì thế không thể thiếu đi vai trò của các giác
quan. Muốn vậy, phải bảo vệ các giác quan và phát huy
10


cao độ vai trò của nó, huy động tất cả các giác quan
tham gia vào quá trình nhận thức nhằm nâng cao hiệu
quả của quá trình nhận thức.
III. PHÁT HUY TÍCH CỰC NHẬN THỨC CHO
TRẺ 5 – 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC
ĐỊNH HƯỚNG TRONG KHÔNG GIAN

1. Xây dựng môi trường

Môi trường cho trẻ hoạt động là nơi có nguồn

thông tin phong phú, khuyến khích tính độc lập và khả
năng hoạt động tích cực ở trẻ.Tuy nhiên, môi trường
hoạt động của trẻ không đồng nhất với môi trường giáo
dục. Yếu tố cốt lõi trong môi trường hoạt động là
những giá trị, kinh nghiệm chuẩn mực cần chọn lọc mà
trẻ cần chiếm lĩnh như tri thức, kĩ năng, chuẩn mực
hành vi đạo đức…chứa đựng tiềm năng trở thành động
cơ bên trong của trẻ. Chỉ có những giá trị nào thích hợp
với đặc trưng của trẻ mầm non mới trở thành đối tượng
hoạt động của trẻ.Trong môi trường giáo dục lại có
nhiều môi trường hoạt động khác nhau.Ở môi trường
hoạt động thì vai trò chủ thể tích cực của trẻ và vai trò
hướng dẫn của cô giữ vai trò quan trọng.
Việc tổ chức tốt môi trường hoạt động mang tính
phát triển cho trẻ có ý nghĩa vô cùng to lớn:
-

Nó giúp trẻ tìm tòi, khám phá và phát hiện nhiều

điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống. Các kiến thức, kĩ
năng của trẻ được củng cố và bổ sung.
11


-

Trẻ được tự lực chọn hoạt động: cá nhân hoặc

theo nhóm.
-


Tạo cơ hội để trẻ bộc lộ khả năng của mình.

-

Hơn thế, môi trường phù hợp, đa dạng sẽ gây

hứng thú cho cả cô và trẻ; góp phần hình thành và nâng
cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ
và giữa trẻ với nhau.
Để tổ chức môi trường ĐHTKG cho trẻ, phải đáp
ứng các yêu cầu như an toàn và vệ sinh, không gây
nguy hiểm cho trẻ. Ví dụ đồ dùng, đồ chơi trong lớp
cũng như các thiết bị ngoài trời không sắc nhọn, nếu bị
gãy hỏng phải được sửa, bổ sung ngay…
2. Môi trường vật chất

Trong môi trường vật chất giáo viên cần chú ý
đến hai vấn đề: lựa chọn đồ dùng đồ chơi và bố trí, sắp
xếp chúng.
Khi lựa chọn vật liệu, đồ dùng đồ chơi cho các hoạt
động của trẻ cần chú ý:
-

Đồ dùng đồ chơi phải mang tính mở, tức là có thể

sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
-

Sắp xếp đồ dùng đồ chơi để tạo cơ hội cho trẻ


được giao tiếp, hợp tác với nhau trong quá trình hoạt
động.

12


-

Đồ dùng được lựa chọn cần dễ sử dụng, tránh

phải hướng dẫn trẻ nhiều lần vì với những đồ dùng đồ
chơi mà phải hướng dẫn nhiều lần đôi khi làm giảm
hứng thú của trẻ.
-

Đồ dùng đồ chơi phải phù hợp với chiều cao, sức

khỏe của trẻ.
-

Mỗi góc vật liệu xếp theo trình tự thao tác của trẻ

(kiến thức phức tạp dần) phù hợp với trình tự và
phương pháp cho trẻ hoạt động với chúng.
-

Đồ vật không nên quá nhiều để trẻ biết đợi đến

lượt mình qua đó biết điều chỉnh mình cho phù hợp với

hoạt động của nhóm.
-

Nên bổ sung thay đổi đồ dùng đồ chơi thường

xuyên để thích ứng với hứng thú và nhu cầu của trẻ.
Bố trí sắp xếp lớp học:
Thực tế hiện nay vấn đề sắp xếp, bố trí phòng ốc
như thế nào cho hợp lý trong điều kiện phòng chật hẹp
và số lượng trẻ trong lớp đông đang là vấn đề nan giải
đòi hỏi sự kết hợp khéo léo một số nguyên tắc sau:
-

Không gian chơi phải đủ diện tích để trẻ dễ di

chuyển.
-

Nên chuẩn bị sẵn và đủ số lượng đồ dùng đồ chơi

cho mỗi hoạt động.

13


-

Ranh giới cho mỗi trẻ hoạt động phải được xác

định rõ ràng.

-

Cần tính toán xem số lượng trẻ trong mỗi hoạt

động là bao nhiêu cho phù hợp.
Còn môi trường xung quanh lớp học là môi
trường trong khuôn viên nhà trường/lớp gồm các
phòng chức năng, nhóm, lớp của trường, sân chơi và
các thiết bị chơi ngoài trời, khu chơi với cát nước, cổng
trường, hàng rào, vườn hoa, vườn cây, luống rau và các
con vật cũng cần được chú ý để thu hút hứng thú nhận
thức của trẻ.
3. Môi trường xã hội

Môi trường xã hội chúng tôi việc đề cập ở đây là
mối quan hệ giữa cô và trẻ và giữa trẻ với nhau.
Để thực hiện tốt việc tạo ra môi trường xã hội lành
mạnh, tạo điểu kiện thuận lợi cho trẻ trong quá trình tổ
chức giờ học ĐHTKG, giáo viên cần lưu ý một số
điểm sau:
Tạo mối quan hệ tốt giữa cô và trẻ: Mối quan hệ
tốt là mối quan hệ hợp tác lẫn nhau, bình đẳng, cởi mở,
đáp ứng được nhu cầu giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ
và trẻ; Giọng nói thiện cảm của cô, sự ủng hộ tinh thần
khi thất bại hoặc thành công sẽ giúp trẻ mạnh dạn, chủ
động hơn khi thực hiện nhiệm vụ. Tạo được mối quan
hệ như vậy mới giúp trẻ tích cực hoạt động và có điều
kiện bộc lộ hết khả năng của mình.
14



Việc tạo mối quan hệ tốt giữa cô và trẻ được thể hiện ở
hai góc độ sau:
Tạo bầu không khí tự tin, phấn khởi cho trẻ: Một
bầu không khí thoải mái, dễ chịu trong quá trình học
tập sẽ giúp trẻ tích cực hơn trong việc thực hiện nhiệm
vụ nhận thức. muốn làm được việc này giáo viên cần
phải xây dựng môi trường học tập mang tính phát triển,
cô tôn trọng sự lựa chọn của trẻ, tạo điều kiện để mỗi
trẻ đểu được hoạt động.
Quan tâm đến khả năng, tính tính cực của từng
trẻ.Mỗi trẻ đều có những đặc điểm tâm lý, sức khỏe và
năng khiếu khác nhau. Vì vậy, trong quá trình tổ chức
giờ học ĐHTKG cho trẻ 5-6 tuổi, giáo viên cần dựa
vào đặc điểm của từng trẻ ở thời điểm khác nhau mà có
sự sắp xếp, lựa chọn từng bài tập, trò chơi, phân nhóm
chơi cho phù hợp.
Đối với trẻ nhút nhát thiếu tự tin , giáo viên cần
phải kiên nhẫn, động viên, giúp đỡ nhằm hình thành ở
trẻ tính tự tin, độc lập khi thực hiện các nhiệm vụ chơi
nói riêng. Còn đối với những trẻ nhận thức nhanh, tự
tin trong quá trình chơi, thì giáo viên một mặt cần khen
ngợi trẻ đúng lúc, mặt khác cần gợi mở để trẻ gần gũi
với các bạn chơi đồng thời giúp đỡ bạn trong quá trình
chơi.
Tạo mối quan hệ hợp tác, hòa đồng giữa trẻ với
nhau: Mối quan hệ thường ngày giữa trẻ với nhau là
quan hệ bạn bè, còn trong hoạt động học tập trẻ cùng
15



tham gia hoàn thành các nhiệm vụ nhận thức. Tuy
nhiên, mối quan hệ này lại phụ thuộc vào nội dung giờ
học: nếu giờ học mang tính chất thi đua (trò chơi) thì
mối quan hệ của trẻ là ngang bằng nhau và cùng gắng
sức thi đua nhằm đạt kết quả cao, còn nếu giờ học là
cung cấp bài học mới thì mỗi trẻ sẽ tự phát huy khả
năng nhận thức riêng của mình. Vấn đề đặt ra cho giáo
viên là cần tạo ra ở trẻ một mối quan hệ thân mật, thi
đua để làm tốt hơn chứ không phải là sự ganh đua
nhau.
Hay nói một cách khác mối quan hệ giữa trẻ với
nhau đó là mối quan hệ hợp tác cùng nhau thực hiện
nhiệm vụ nhận thức, cùng nhau học tập vui chơi.
Vậy có thể nói rằng, sự tích cực nhận thức của trẻ
phụ thuộc rất nhiều môi trường xung quanh trẻ, phụ
thuộc vào người dạy dỗ và cách tổ chức việc dạy dỗ
đó.Tổ chức tốt môi trường này và xác định đúng vai trò
của người giáo viên là điều kiện quan trọng trong giờ
học phát huy TTCNT của trẻ.
4. Tạo nhiều cơ hội hoạt động khác nhau

Đối với trẻ 5-6 tuổi, tâm lý của trẻ chỉ phát triển
khi trẻ hoạt động.Trẻ hoạt động càng tích cực thì tâm
lý trẻ càng phát triển, đứa trẻ ưa hoạt động là đứa trẻ
thông minh. Vì vậy hướng trẻ tham gia tích cực vào
các hoạt động là nhiệm vụ của người giáo viên, đặc
biệt đối với trẻ 5-6 tuổi cần tổ chức các hoạt động nhận

16



thức đa dạng để trẻ có cơ hội hoàn thiện các chức năng
tâm lý, chuẩn bị cho việc học ở phổ thông sau này.
Hoạt động học tập ở trẻ 5-6 tuổi là một loại hoạt
động đặc biệt, nó chưa hẳn là một giờ học như ở phổ
thông nhưng cũng không là giờ chơi như ở lứa tuổi nhà
trẻ. Nó vừa có hình thức tổ chức như một giờ học ở
trường phổ thông nhưng những phương pháp, biện
pháp tác động lên trẻ trong quá trình hoạt động lại kết
hợp nhiều dạng hoạt động tự nhiên, thoải mái; không
gò bó trẻ như thông qua trò chơi, qua lao động, qua các
loại hình văn học, nghệ thuật tạo hình, âm nhạc…Ở các
loại hình này khi tổ chức trên giờ học là giáo viên tạo
cơ hội cho trẻ trao đổi, trò chuyện, được phát biểu, nói
lên ý kiến của mình, được tự tìm hiểu, tự làm, tự khám
phá để nhận biết bằng nhiều giác quan khác nhau.
Một hình thức mà trẻ có nhiều cơ hội hoạt động
nhất là trò chơi.Đặc biệt là trò chơi đối với trẻ mẫu
giáo là biểu hiện ở tính tự nguyện, tự lực, hợp tác, giàu
xúc cảm chân thực.Trong trò chơi trẻ hoạt động hết
mình độc lập và tự chủ.Như vậy, trò chơi là con đường,
cách thức để thể hiện quan hệ tích cực của mình đối
với môi trường xung quanh.Nó xuất phát từ tính ham
hiểu biết, tính tò mò và vốn ưa thích hoạt động của trẻ.
Để sử dụng hợp lý trò chơi trong việc tạo ra các hoạt
động giúp trẻ phát huy TTCNT trong giờ học ĐHTKG,
giáo viên cần:

17



+ Xác định nhiệm vụ nhận thức dựa vào mục đích học
tập theo nội dung chương trình, trên cơ sở đặc điểm
nhận thức của trẻ.
+ Lựa chọn nội dung phù hợp với nội dung chủ điểm
dạy trẻ ĐHTKG.
+ Tổ chức các trò chơi linh hoạt, hợp lí tạo điều kiện để
mỗi trẻ tham gia một cách tích cực, hứng thú…bằng
cách động viên giúp đỡ từng trẻ hoạt động.
+ Lựa chọn đồ dùng, đồ chơi, tận dụng những nguyên
vật liệu có sẵn trong thiên nhiên, gần gũi, hấp dẫn,
thích hợp với nhu cầu nhận thức của trẻ. Đồ dùng, đồ
chơi phải kích thích được sự hứng thú hoạt động với
đối tượng nhận thức, vận dụng nhiều giác quan cùng
lúc để tri giác đối tượng nhận thức, làm giàu thêm tư
liệu cảm tính của trẻ.Đồ chơi là chỗ dựa bên ngoài cho
những hành động bên trong của trẻ dưới sự hướng dẫn
của cô.
+ Giữ nhịp điệu hợp lý của trò chơi để tạo hứng thú,
hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tham gia hoạt động, tạo cơ hội
phát huy TTCNT cho trẻ.
Giáo viên phải tổ chức các hoạt động sao cho trẻ
được quan sát, tiếp xúc hoạt động với đối tượng nhiều
lần bằng nhìn thấy, trẻ được làm, được trực tiếp khám
phá với sự giúp đỡ của nhiều giác quan, được thử-sai,
được thể hiện những kinh nghiệm, những hứng thú của
mình trên cơ sở đó trẻ mới hiểu biết chính xác về sự
vật, hiện tượng. Giáo viên tổ chức cho trẻ thảo luận,
18



mô tả, nói lên những hiểu biết về đối tượng được củng
cố, mở rộng, chính xác hóa giúp tư duy ngôn ngữ của
trẻ phát triển.giáo viên cho trẻ vận dụng những kiến
thức kĩ năng đã có về đối tượng qua nhiều loại hình
công việc: vẽ, nặn, cắt, dán, trò chơi mô tả bằng lời, thể
hiện bằng động tác.
+ Đàm thoại: cô và trẻ cùng đàm thoại về các nhiệm vụ
của trò chơi, bài tập nhận thức.
Như vậy, hoạt động dạy trẻ ĐHTKG được tổ chức
và thiết kế qua nhiều hoạt động nhận thức và các hoạt
động đó được sắp xếp, luân chuyển hợp lý. Thông quan
giờ học thì cần sử dụng hợp lý các phương pháp như:
quan sát, thực hành, làm mẫu, giải quyết tình huống có
vấn đề, hệ thống câu hỏi, trò chơi, bài tập, các loại hình
nghệ thuật (bài hát, bài thơ, câu đố…) để kích thích
chú ý, hứng thú, lôi cuốn trẻ tham gia nhiều hoạt động
nhận thức. Thông qua đó, các chức năng tâm lý của trẻ
được phát triển, các giác quan của trẻ được hoàn thiện
dần, các biểu tượng không gian, ĐHTKG trở nên
phong phú và chính xác hơn, năng lực nhận thức,
năng lực hành động, mà quan trọng là các phẩm chất
tư duy của trẻ được phát triển. Đó chính là những cơ
sở cần thiết để phát huy TTCNT ở trẻ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

19



1.Nền tảng Tâm lý học – Nicky Hayes
2.Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 7/1999 – Nguyễn
Thị Như Mai trang 4,5
3.Tâm lí học đại cương – Nguyễn Quang Uẩn
4. Phương pháp hình thành biểu tượng toán học sơ
đẳng cho trẻ mầm non – Đỗ Thị Minh Liên

20



×