Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN QUA TÁC PHẨM “ĐƯỜNG KÁCH MỆNH”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.34 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA CƠ BẢN




TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN QUA TÁC PHẨM
“ĐƯỜNG KÁCH MỆNH”
(Tiểu luận môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh)

Cán bộ hướng dẫn khoa học: ThS. Vũ Văn Quế
Nhóm sinh viên thực hiện đề tài: Nhóm 8

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THÁNG 9 NĂM 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA CƠ BẢN




TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN QUA TÁC PHẨM
“ĐƯỜNG KÁCH MỆNH”
(Tiểu luận môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh)

Cán bộ hướng dẫn khoa học: ThS. Vũ Văn Quế
Nhóm sinh viên thực hiện đề tài: Nhóm 8

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THÁNG 9 NĂM 2017



DANH SÁCH
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

STT

HỌ VÀ TÊN

MSSV

1

Thiều Quang Bằng

1621004594

2

Lê Hồ Mỹ Duyên

1621004640

3

Hương Minh Đạt

1621001985

4


Trần Cảnh Đức

1621002002

5

Nguyễn Thị Lụa

1621002133

6

Nguyễn Trọng
Nghĩa

1621002166

7

Võ Nhật Cẩm Ngọc 1621002176

8

Lê Thị Mỹ Trinh

1621004956

9

Nguyễn Ngọc

Phương Uyên

1621002353

10

Lê Thị Tường Vi

1621002358

CHỮ KÝ
MẪU

GHI CHÚ


Bố cục đề tài:
1: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Nhiệm vụ của đề tài
1.4. Giới hạn của đề tài
1.5. Kết cấu của đề tài
2: PHẦN NỘI DUNG
2.1. Chương 1
2.2. Chương 2
2.3. Chương 3
3: KẾT LUẬN
4: PHẦN PHỤ LỤC
5: TƯ LIỆU, TÀI LIỆU THAM KHẢO




1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Hồ Chí Minh (1890-1969), người là một nhà cách mạng người sáng lập ra Đảng
Cộng Sản Việt Nam, là một người đặt nền móng và lãnh đạovà công cuộc đấu tranh
giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam ở thế kỉ 20. Năm 1911 người con của
Việt Nam mang tên Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước sang
phương Tây. Năm 1917, cuộc cách mạng tháng 10 Nga mở ra và giành thắng lợi.
Tháng 7 năm 1920 người đọc sơ thảo luận cương của Lê Nin và đây là sự kiện mang
tính bước ngoặt trong sự nghiệp giải phóng dân tộc của Việt Nam.
Suốt cuộc đời hoạt động của cách mạng của mình người đã để lại rất nhiều tác
phẩm văn học. Mỗi tác phẩm gắm liền với một giai đoạn lịch sử. Và tiêu biểu là tác
phẩm Đường Kách Mệnh gắm liên với tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng Sản.
Đảng Cộng Sản là một nội dung quan trọng, chỉ ra lịch sử Đảng Cộng Sản buộc
Nga thành lập và cuộc cách mạng tháng 10 Nga ra đời là bằng chứng khẳng định giá
trị thực tiễn của chủ ngĩa Mác- lênin, báo hiệu thời kì đấu tranh giành thắng lợi của
giai cấp vô sản đầu tiên trên thế giới.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Từ tác phẩm, phân tích và chứng minh tính đúng đắn để hiểu được vai trò, tầm
quan trọng cũng như ý nghĩa to lớn của Đảng Cộng Sản trong sự nghiệp giải phóng
dân tộc và theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời nhấn mạnh vai trò vô cùng quan
trọng và to lớn của Đảng Cộng Sản trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
1.3 Nhiệm vụ của đề tài
Tìm hiểu nội dung của tác phẩn Đường Kách Mệnh, phân tích các quan niệm và
tư tưởng của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng Sản. Tìm hiểu bối cảnh lịch sử cũng như
nguyên nhân về tầm quan trọng và sự cấp thiết ra đời của Đảng Cộng Sản.



Tìm hiểu rõ hoàn cảnh ra đời, nội dung, nghiên cứu giá trị lý luận và thực tiễn
của tác phẩm.
1.4 Giới hạn của đề tài
Tác phẩm “Đường cách mệnh” được chuẩn bị vào những năm 1925 - 1926 và
được xuất bản vào năm 1927. Cho đến thời gian này tác phẩm vẫn còn mang giá trị
rất to lớn nó áp dụng tư tưởng Hồ Chí Minh một cách đúng đắn nó luôn luôn đúng
cho mọi thời đại.
Tập trung chủ yếu về vấn đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của Đảng Cộng Sản”

1.5 Kết cấu của đề tài
Đề tài được chia làm 3 chương
Chương 1: Khái quát hoàn cảnh ra đời và kết cấu của tác phẩm Đường Kếch Mệnh
- Hoàn cảnh ra đời
- Kết cấu của tác phẩm
- Giá trị của tác phẩm
Chương 2: Hồ Chí Minh viết Đảng Cộng Sản trong Đường Kách Mệnh
- Nguồn gốc của Đảng
- Vai trò của Đảng
- Bản chất của Đảng
Chương 3: Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đảng cộng sản trong xây dựng đảng
cộng sản việt nam trong thời kì đổi mới (1986 – 2016).
- Xây dựng Đảng về chính trị
- Xây dựng Đảng về tư tưởng
- Xây dựng Đảng về tổ chức
- Xây dựng Đảng về đạo đức


2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Chương 1: Khái quát về hoàn cảnh ra đời và kết cấu tác phẩm “Đường
kách mệnh”.

2.1.1 Hoàn cảnh:
- Bối cảnh quôc tế:
Cuối thế kỷ XIX, CNTB ở phương Tây đã chuyển sang giai đoạn độc quyền,
giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, tiến hành xâm lược, thôn tính các dân tộc khác, biến
các nước khác trở thành thuộc địa để vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công; lúc này
Phương Đông, trong đó có Việt Nam trở thành đối tượng trực tiếp xâm lược của các
nước đế quốc Phương Tây. Chiến tranh thế giới thứ nhất là đỉnh cao của tư tưởng
xâm lược, thôn tính nhằm biến các nước thành thuộc địa của mình. Chiến tranh thế
giới lần thứ nhất là sự tranh giành thuộc địa của các thế lực đế quốc, phơi bày bản
chất hiếu chiến, xâm lược của CNĐQ. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, hầu hết
các nước trên thế giới trở thành thuộc địa của các nước đế quốc lớn như Mỹ, Anh,
Pháp. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, để bù đắp cho những thua thiệt trong chiến
tranh, các nước đế quốc bắt đầu tiến hành vơ vét bóc lột ở các thuộc địa, do đó tạo
ra sự căm phẩn và làn sóng đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa. Đầu thế kỷ
XX, ở Phương Đông bắt đầu có sự thức tỉnh, đầu tiên là Cách mạng Tháng Mười
Nga năm 1905, đây là dấu hiệu thức tỉnh của giai cấp trên thế giới, hàng trăm triệu
người Phương Đông đã bắt đầu hướng tới ánh sáng của tự do độc lập và cũng là dấu
hiệu mới của tình hình thế gới. Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thành công,
đây là cuộc cách mạng vô sản nhưng có thể coi là cuộc cách mạng giải phóng dân
tộc. Bởi vì trước đó, nước Nga là nhà tù của chủ nghĩa đế quốc. Vì vậy, cách mạng
Tháng Mười Nga có thể nói là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Cách mạng Tháng
Mười Nga thành công đã cổ vũ và là tấm gương cho các dân tộc đứng lên đấu tranh
giành độc lập.


Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản lần thứ III thành lập. Tại Đại hội II Quốc tế
Cộng sản III đã công bố “Sơ thảo luận cương những vấn đề dân tộc và thuộc địa của
Lênin”, Sơ thảo đã vạch ra phương hướng và chỉ rõ con đường để các dân tộc bị áp
bức đứng lên đấu tranh giành độc lập. Sự kiện Cách mạng Tháng Mười Nga cũng
như sự ra đời của Quốc tế Cộng sản III đã cổ vũ và từ đó hàng loạt đảng cộng sản

trên thế giới được thành lập, tình hình đó có tác động rất lớn đối với cách mạng Việt
Nam, trước hết tác động vào suy nghĩ của những người yêu nước đang đi tìm đường
cứu nước, trong đó có Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh với tư chất
thông minh và bản lĩnh chính trị rất nhạy bén trước những thay đổi của thời cuộc, do
đó Người đã sớm nắm bắt được đặc điểm của thời cuộc và xu thế của thời đại.
- Trong nước:
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, đến năm 1884 cơ bản hoàn
thành xâm lược nước ta bằng vũ trang, thực dân Pháp bắt đầu áp dụng các chính sách
cai trị và bóc lột ở Việt Nam.
Từ năm 1898, công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp
được tiến hành. Đặc biệt từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, cuộc khai thác thuộc
địa lần thứ hai đã làm cho xã hội Việt Nam phân hóa. Dưới tác động của các chính
sách cai trị và bóc lột của thực dân Pháp làm cho xã hội Việt Nam phân hóa sâu sắc,
dẫn tới sự ra đời của giai cấp mới, đó là giai cấp công nhân, một giai cấp sớm thể
hiện bản chất cách mạng và có khả năng to lớn trong việc tập hợp, lôi kéo lực lượng.
Ngay từ đầu, giai cấp công nhân đã thể hiện khả năng lãnh đạo cách mạng, đây là
một đặc điểm hết sức quan trọng.
Phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế
kỷ XX nổ ra mạnh mẽ và có sự kế thừa truyền thống dân tộc, các phong trào yêu
nước nổ ra liên tục nhưng tất cả đều nhanh chóng bị thực dân Pháp dập tắt. Sự thất
bại của phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã cho thấy hệ tư
tưởng phong kiến không còn đáp ứng được yêu cầu của dân tộc. Hệ tư tưởng phong
kiến không thể là con đường đưa dân tộc thoát khỏi nô lệ. Khi phong trào Cần Vương


thất bại, phong trào yêu nước chuyển ngay sang dân chủ tư sản như: phong trào Đông
Du, phong trào Duy Tân hay Đông Kinh Nghĩa Thục… Đó là những phong trào yêu
nước đi theo khuynh hướng dân chủ tư sản, nhưng phong trào yêu nước đi theo
khuynh hướng dân chủ tư sản cũng nhanh chóng bị thực dân Pháp dập tắt. Có thể
nói, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Việt Nam vẫn trong tình trạng bế tắc về đường

lối cứu nước. Nhiều nhà yêu nước đã ra đi tìm đường cứu nước, trong số đó có
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã nghiên
cứu tất cả các tư tưởng, học thuyết. Bác nói: “Khổng Tử có ưu điểm là tu dưỡng đạo
đức cá nhân, Tôn giáo GiêSu có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả, chủ nghĩa Mác có
ưu điểm là phép làm việc biện chứng, chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính
sách gần với nước ta. Các vị đều có một điểm chung là mưu cầu cho xã hội, mưu lợi
cho con người. Nếu như các vị còn sống trên đời này thì có thể sẽ ngồi chung với
nhau một bàn rất hoàn mỹ và tôi nguyện làm học trò nhỏ của các vị ấy”. Bác Hồ
nghiên cứu cả Khổng Tử, nghiên cứu cả Giê Su, nghiên cứu cả Thích Ca, nghiên cứu
cả Các Mác, nghiên cứu cả Tôn Dật Tiên, tất cả các vị đều mong muốn điều tốt đẹp
cho con người, Người cũng tìm ra những nhân tố hết sức tích cực, tiến bộ hợp lý
trong các tư tưởng, các học thuyết, thế nhưng vẫn chưa đủ để khẳng định con đường
cứu nước của dân tộc ta như thế nào?
Đến năm 1920, Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác – Lênin. Khi nghiên cứu
chủ nghĩa Mác – Lênin, Bác mới nhận thức đầy đủ và rút ra kết luận “Bây giờ học
thuyết nhiều, chủ nghĩa lắm, thế nhưng chỉ có chủ nghĩa Mác - Lênin là chân chính
nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất” và Người quyết định đi theo chủ nghĩa Mác –
Lênin, Người đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc là con đường cách mạng vô
sản. Từ đó Bác Hồ bắt đầu tìm cách truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường
cứu nước vào trong nước để tổ chức vận động nhân dân đấu tranh, chuẩn bị cho việc
thành lập Đảng. Đến tháng 6/1925, Bác Hồ đã lập ra tổ chức Hội Việt Nam cách
mạng thanh niên hay còn gọi là Hội Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội,
tập hợp những người yêu nước ra đi tìm đường cứu nước đang ở Trung Quốc. Người


đã mở các lớp để huấn luyện cho hội viên của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
Tài liệu huấn luyện hội viên của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên chính là tác
phẩm Đường Cách Mệnh. Tác phẩm Đường Cách Mệnh là tập hợp những bài giảng
của Bác Hồ cho hội viên Hội Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội
2.1.2. Kết cấu tác phẩm

Về mặt hình thức: Ngoài lời đề tựa, cuốn sách được phân chia theo từng vấn đề,
số trang cũng được đánh theo từng vấn đề, không đánh liền cho cả cuốn sách. Trong
tác phẩm này, Nguyễn Ái Quốc đã tập trung đề cập đến 15 vấn đề tất cả
- Tư cách người kách mệnh
- Vì sao phải viết sách này
- Kách mệnh
- Lịch sử kách mệnh Mỹ
- Kách mệnh Pháp
- Lịch sử cách mạng nga
- Quốc tế
- Phụ nữ quốc tế
- Công dân quốc tế
- Cộng sản thanh niên quốc tế
- Quốc tế giúp đỡ
- Quốc tế cứu tế đỏ
- Cách tổ chức công hội
- Tổ chức dân cày
- Hợp tác xã
Về kết cấu nội dung: Tác phẩm được triển khai theo 3 nội dung cơ bản: Những
vấn đề lý luận cách mạng chung; tổng kết các cuộc cách mạng điển hình trên


thế giới, rút ra bài học cho cách mạng Việt Nam; xác định phương pháp tổ chức
và hoạt động cách mạng.

 Những vấn đề lý luận chung về cách mạng xã hội
- Trên tờ bìa cuốn sách, ngay dưới tên sách, là câu trích tác phẩm “Làm gì?” của
V.I.Lênin, khẳng định vai trò và tầm quan trọng của lý luận đối với sự phát triển của
phong trò cách mạng nói chung: “Không có lý luận cách mệnh thì không có cách
mệnh vận động...Chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, đảng cách mệnh mới làm

nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong”.
- Trong phần mở đầu cuốn sách, Nguyễn Ái Quốc nêu rõ: Mục đích sách này là
để nói cho đồng bào ta biết rõ: (1) Vì sao chúng ta muốn sống thì phải cách mệnh.
(2) Vì sao cách mệnh là việc chung của cả dân chúng chứ không phải việc một hai
người. (3) Đem cách mệnh các nước làm gương cho chúng ta soi. (4) Đem phong
trào thế giới nói cho đồng bào ta rõ. (5) Ai là bạn ta? Ai là thù ta? (6) Cách mệnh thì
phải làm thế nào? Để rồi đạt đến mục đích cao nhất là “đồng bào xem rồi thì nghĩ lại,
nghĩ rồi thì tỉnh dậy, tỉnh rồi thì đứng lên đoàn kết nhau mà làm cách mệnh”.
- Đường cách mệnh xác định chuẩn mực đạo đức của những người cách mạng,
những người tham gia trực tiếp vào sự nghiệp đầy gian khổ, hy sinh, nhưng vẻ vang
của dân tộc. Ở đây, Hồ Chí Minh đã bước đầu thể hiện một quan niệm trở thành triêt
lý nhân sinh: Lý luận cách mạng hàm chứa các giá trị nhân văn cao cả; cách mạng là
sự nghiệp hào hùng, oanh liệt, vẻ vang, người cách mạng phải có nhân cách, đạo đức
và phẩm hạnh thì mới tiếp thu được tinh thần của lý luận, mới làm tròn nhiệm vụ
cách mạng khó khăn.
Nguyễn Ái Quốc nêu ra 23 tiêu chuẩn, quy tụ trong 3 mối quan hệ cơ bản của một
con người.


+ Đối với mình, có 14 tiêu chuẩn: Cần kiệm. Hoà mà không tư. Cả quyết sửa
lỗi mình. Cẩn thận mà không nhút nhát. Hay hỏi. Nhẫn nại (chịu khó). Hay nghiên
cứu, xem xét. Vị công vong tư. Không hiếu danh, không kiêu ngạo. Nói thì phải làm.
Giữ chủ nghĩa cho vững. Hy sinh. Ít lòng tham muốn về vật chất. Bí mật.
+ Đối với người, có 5 chuẩn mực: Với từng người thì khoan thứ. Với Đoàn thể
thì nghiêm. Có lòng bày vẽ cho người. Trực mà không táo bạo. Hay xem xét người.
+ Đối với công việc, có 4 tiêu chuẩn: Xem xét hoàn cảnh kỹ càng. Quyết đoán.
Dũng cảm. Phục tùng đoàn thể.
Những phẩm chất này làm thành các giá trị về nhân cách con người, nhân cách làm
người - Một mẫu người mới đang định hình và xuất hiện trong phong trào cách mạng
của dân tộc.

- Tác phẩm giải quyết các vấn đề về nguyên nhân dẫn đến cách mạng, các loại
cách mạng và vai trò của nó trong lịch sử.
- Về Đảng chính trị, “Đường cách mệnh” xem đảng cách mệnh, đảng cộng sản
là nhân tố quyết định sự thành công của cách mệnh. Người viết: “Cách mệnh trước
hết phải có cái gì? Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ
chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi.
Đảng có vững cách mệnh mới thành công cũng như người cầm lái có vững thuyền
mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải
hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người
không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam.
Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc
chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”.


Luận điểm này của Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định một vấn đề có tính nguyên tắc,
đặt nền móng lâu dài cho công tác xây dựng đảng về tư tưởng - lý luận.
- Đường cách mệnh chỉ rõ cách mạng là sự nghiệp của toàn dân tộc chứ không
phải của một vài cá nhân. Lần đầu tiên trong tác phẩm này, Nguyễn Ái Quốc đã xác
định khái niệm lực lượng cách mạng một cách đúng đắn, khoa học dựa vào tiêu chí
“bị áp bức”: “Ai mà bị áp bức càng nặng thì lòng cách mệnh càng bền, chí cách mệnh
càng quyết”. Theo tiêu chí đó, Người xếp công nông là “gốc cách mệnh”, không chỉ
họ chiếm số đông trong dân chúng mà cơ bản là họ bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất,
tàn bạo nhất. Nguyễn Ái Quốc coi “học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ” là “bầu bạn
cách mệnh của công nông”. Những chỉ dẫn cơ bản này là nền tảng lý luận hình thành
khối liên minh công nông và Mặt trận dân tộc thống nhất trong cách mạng giải phóng
dân tộc ở Việt Nam.
- Đường cách mệnh coi đoàn kết như một trong những nhân tố quan trọng bảo
đảm thắng lơi của cách mạng Việt Nam. Theo Người: “An Nam dân tộc cách mệnh
thành công thì tư bản Pháp yếu, tư bản Pháp yếu thì công nông Pháp làm cách mệnh
giai cấp cũng dễ. Và nếu công nông Pháp cách mệnh thành công, thì dân tộc An Nam

sẽ được tự do”. Mối quan hệ đó chính là hai cánh của con chim cách mạng bay cao
và bay xa.

 Tổng kết kinh nghiệm các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới và rút ra bài
học cho cách mạng Việt Nam
- Đường cách mệnhgiới thiệu tính chất, nội dung các cuộc cách mạng điển hình
trên thế giới: Cách mạng Mỹ 1776, cách mạng Pháp 1789, cách mạng Nga 1917. Từ
sự phân tích tính chất, nội dung các cuộc cách mạng Mỹ, Pháp, Nguyễn Ái Quốc đi
đến kết luận mang tính so sánh với tiến tình vận động lịch sử: Mặc dầu có ý nghĩa to
lớn trong tiến trình phát triển của nhân loại, nhưng các cuộc cách mạng này vẫn là


những cuộc cách mạng “không đến nơi”, không triệt để. Trong quan niệm của Người,
chỉ có cuộc cách mạng tháng Mười Nga là cuộc cách mạng triệt để.
Nguyễn Ái Quốc viết: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành
công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phuc, tự do,
bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp
khoe khoang bên An Nam. Cách mệnh Nga đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ rồi, lại
ra sức cho công, nông các nước và dân bị áp bức các thuộc địa làm cách mệnh để
đập đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới”.
- Việc phân tích các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới, đối chiếu với nhu
cầu khách quan của cách mạng Việt Nam: Độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho
nhân dân, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra bài học lớn: Dân tộc ta phải đi theo con đường
cách mạng tháng Mười Nga, tức là theo con đường cách mạng vô sản, con đường
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

 Phương pháp tổ chức, hoạt động cách mạng
- Đường cách mệnh giới thiệu công lao to lớn của quốc tế I, Quốc tế II; phê phán
đường lối phi mác-xít của những người cơ hội trong Quốc tế II. Nguyễn Ái Quốc
vạch rõ cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng

thế giới và để đảm bảo sự thắng lợi, cách mạng nước ta phải dựa vào Quốc tế III, tức
Quốc tế Cộng sản.
- Học tập kinh nghiệm của thế giới, tác phẩm hướng dẫn cách thức tổ chức, vận
động quần chúng: Cách mạng Việt Nam phải tổ chức ra các đoàn thể quần chúng
như công hội, nông hội, phụ nữ, thanh niên...theo đường lối của cách mạng tháng
Mười Nga, của Quốc tế Cộng sản.


Một điều đặc biệt là trong tác phẩm Đường cách mệnh, Nguyễn Ái Quốc đã trình
bày hoàn chỉnh lý luận về hợp tác xã như một hình thức tổ chức kinh tế - xã hội, có
vai trò vận động quần chúng nông dân đứng lên làm cách mạng.
2.1.3. Giá trị lý luận và thực tiễn của tác phẩm
2.1.3.1. Giá trị lý luận
Thông qua tác phẩm Đường cách mệnh, Nguyễn Ái Quốc - Người cộng sản Việt
Nam đầu tiên - đã trình bày những điều cốt lõi của học thuyết cách mạng Mác Lênin, phù hợp với điều kiện của một nước thuộc địa nửa phong kiến, nông nhiệp
lạc hậu. Điều này khẳng định tính phổ biến của các nguyên lý của học thuyết Mác Lênin trên phạm vi toàn cầu, không chỉ ở châu Âu mà còn cả ở phương Đông, châu
Á.
Tác phẩm đánh dấu một giai đoạn mới trong nhận thức lý luận của Nguyễn Ái
Quốc, góp phần phát triển sáng tạo nhiều vấn đề trong lý luận cách mạng Mác Lênin.
2.1.3.2. Giá trị thực tiễn
Tác phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc tuyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin
vào Việt Nam những năm 20 thế kỷ XX, trong việc kết hợp phong trào yêu nước với
chủ nghĩa Mác, tạo lập các tiền đề tư tưởng lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản
Việt Nam vào mùa xuân 1930.
Góp phần khắc phục sự khủng hoảng về đường lối cứu nước của dân tộc; khẳng
định rõ xu hướng lựa chọn con đường cách mạng Việt Nam, vừa thoả mãn được các
nhu cầu khách quan của đất nước, vừa phù hợp với xu thế thời đại sau cách mạng
tháng Mười Nga.



Trở thành cuốn sách gối đầu giường của nhiều thế hệ cách mạng Việt Nam; tài
liệu mẫu mực trong việc học tập, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào giải quyết các
vấn đề thực tiễn, nhất là trong những giai đoạn lịch sử có sự thay đổi mang tính chất
bước ngoặt.
Nhiều vấn đề có liên quan đến con đường cách mạng, xây dựng, tổ chức, đoàn
kết các lực lượng cách mạng, về vai trò lãnh đạo của Đảng, công tác xây dựng Đảng
vững mạnh, nhất là các chuẩn mực đạo đức của người cộng sản vẫn giữ nguyên tính
thời sự trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.
2.2. Chương 2: Hồ Chí Minh viết Đảng Cộng sản trong tác phẩm “Đường
kách mệnh”.
2.2.1. Nguồn gốc của Đảng
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 (3/2) là kết quả tất yếu của
cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới, Chủ tịch
Hồ Chí Minh viết: Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa
Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước VN. Đảng Cộng sản
Việt Nam được lịch sử giao cho sứ mệnh nắm quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách
mạng Việt Nam.
- Sự ra đời của Đảng với hệ thống tổ chức chặt chẽ và cương lĩnh cách mạng
đúng đắn đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng về lãnh đạo cách mạng kéo dài mấy
chục năm đầu thế kỷ XX. "Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vô cùng quan
trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã
trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.
2.2.2. Bản chất của Đảng
- Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân. Mục tiêu lí tưởng
của Đảng:


+ Hồ Chí Minh khẳng định: ĐCSVN là Đảng của giai cấp công nhân, đội tiền
phong của giai cấp công nhân.
+ Năm 1951, Hồ Chí Minh nêu rõ: Trong giai đoạn này quyền lợi của giai cấp

công nhân với nhân dân lao động là một. Chính vì đảng lao động Việt Nam là Đảng
của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt
Nam.
- Khi nói ĐCSVN là Đảng của giai cấp công nhân đồng thời là Đảng của dân
tộc Việt Nam hoàn toàn không có nghĩa là không thấy rõ bản chất giai cấp của Đảng.
Đó là bản chất của giai cấp công nhân và được thể hiện:
+ Mục tiêu của Đảng cần đạt tới là CNVS.
+ Nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác-Lênin
+ Đường lối của Đảng: vì độc lập tự do và CNXH, vì sự nghiệp giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
+ Nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng: Đảng tuân thủ 1 cách nghiêm túc, chặt
chẽ những nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản.
- Đảng cộng sản là Đảng của nhân dânlao động, là Đảng củ dân tộc.
+ Trong báo cáo chính trị tại đại hội II, Hồ Chí Minh khi nêu lên Đảng ta còn là
Đảng của nhân dân lao động, người nêu lên toàn bộ cơ sở lí luận và các nguyên tắc
tổ chức, sinh hoạt Đảng mà những nguyên tắc này tuân thủ một cách chặt chẽ về
Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản của Lênin.
+ Đảng đại diện cho lợi ích toàn dân tộc nên nhân dân Việt Nam coi Đảng Cộng
sản Việt Nam là Đảng của mình.
2.2.3. Vai trò của Đảng
– Lựa chọn con đường, xây dựng đường lối chiến lược, sách lược cách mạng.


+ Lựa chọn con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc.
+ Xác định chiến lược, sách lược cách mạng đúng đắn.
=> Hồ Chí Minh cho rằng: Muốn khỏi đi lạc phương hướng, quần chúng phải có
Đảng lãnh đạo để nhận rõ tình hình, đường lối và định hướng phương châm cho
đúng.
– Tổ chức, đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng.
+ Tổ chức, đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng trong nước

+ Cộng sản lãnh đạo nhân dân giành chính quyền.
+ Đảng trao chính quyền cho nhân dân: Xây dựng chính quyền nhà nước của
dân do dân và vì dân. Mang lại ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, đưa cả nước
tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Cách mạng trước hết phải có cái gì? Trước hết
phải có Đảng cách mệnh để trong vận động tổ chức quần chúng, ngoài thì liên lạc
với dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản mọi nơi. Đảng có vững, cách mạng mới
thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy.
– Sự ra đời, tồn tại và phát triển của Đảng cộng sản Việt Nam phù hợp với quy
luật phát triển của xã hội. Vì Đảng cộng sản không có có mục đích tự thân, ngoài lợi
ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, lợi ích của toàn dân tộc Việt Nam,
lợi ích của nhân dân tiến bộ trên thế giới, Đảng không có lợi ích nào khác.
2.3. Chương 3: Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đảng cộng sản trong xây
dựng đảng cộng sản việt nam trong thời kì đổi mới.
Xây dựng Đảng về chính trị
Xây dựng Đảng về chính trị mà Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhấn
mạnh là đảm bảo tính đúng đắn của đường lối chiến lược, sách lược của cương lĩnh


cách mạng trong từng thời kỳ khác nhau. Trong tư tưởng của Người, xây dựng cương
lĩnh, đường lối chiến lược, sách lược là sự cụ thể hoá chủ nghĩa Mác - Lênin vào
những điều kiện lịch sử cụ thể của cách mạng Việt Nam. Và, trong toàn bộ hoạt động
của mình, Đảng phải luôn đảm bảo tính đúng đắn đó của cương lĩnh, của đường lối
chính trị, dù là trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hay cách mạng
xã hội chủ nghĩa. Với quan niệm này, Người luôn nhắc nhở chúng ta rằng, mỗi khi
thực tiễn đất nước nảy sinh những vấn đề cần phải được giải đáp về lý luận, Đảng
cần phải đứng trên "lập trường, quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin"
để tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn và trên cơ sở đó, định ra đường lối, phương
châm, bước đi cụ thể thích hợp với thực tiễn cách mạng nước ta. Quán triệt tư tưởng
này của Người, hơn 70 năm qua, trong công tác xây dựng Đảng, Đảng ta chưa bao

giờ mắc sai lầm về đường lối, mặc dù đã có sự sai lầm về phương pháp vận dụng,
như bệnh giáo điều, chủ quan duy ý chí, bảo thủ, trì trệ. Cũng nhờ đó, trong hơn 70
năm qua, Đảng ta luôn là tấm gương mẫu mực trong xây dựng đường lối cách mạng,
chưa khi nào rơi vào sai lầm tả khuynh hoặc hữu khuynh về mặt đường lối.
Xây dựng Đảng về tư tưởng
Cùng với việc xây dựng Đảng về chính trị, việc xây dựng Đảng về tư tưởng có
ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công tác xây dựng Đảng trong tư tưởng Hồ Chí
Minh.
Xây dựng Đảng về tổ chức
Đảng phải tiên phong trên phương diện tổ chức. Thông qua tổ chức, đường lối,
chủ trương, quan điểm của Đảng biến thành hành động cách mạng của cán bộ, đảng
viên và quần chúng nhân dân. Tổ chức là cốt vật chất để đảm bảo cho sự thống nhất
về chính trị, tư tưởng của Đảng. Tổ chức làm cho sức mạnh của Đảng nhân lên gấp
bội. Xây dựng hệ thống tổ chức, cơ cấu bộ máy của Đảng từ cấp uỷ đến các ban
Đảng, từ cơ sở đến Trung ương đúng theo nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của


Đảng; Xây dựng đội ngũ đảng viên, đội ngũ cán bộ; Xác định đúng đắn mối quan
hệ và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, các đoàn thể nhân dân;
xây dựng thể chế Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; Bảo vệ chính trị nội bộ Đảng,
xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Xây dựng Đảng về đạo đức
Xây dựng Đảng về đạo đức, về văn hóa trong tình hình hiện nay là điểm mấu
chốt, cốt lõi làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh, ngang tầm nhiệm vụ, xứng đáng
là Đảng lãnh đạo và cầm quyền.
Đảng ta nhấn mạnh: “Tập trung thực hiện mục tiêu: Xây dựng Đảng trong
sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức
3. KẾT LUẬN
“Đường Kách mệnh” nhấn mạnh vai trò quan trọng hàng đầu của Đảng Cộng
sản - nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam và việc lựa chọn mô

hình nhà nước trong tương lai. Trên cơ sở nhận thức sâu sắc bản chất của thời đại
mới, về nhiệm vụ và sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản, về vai trò của những nhân
tố đảm bảo cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc theo quỹ đạo của cách mạng vô
sản đi đến thắng lợi cuối cùng. Cùng với những định hướng cụ thể về mục đích, đối
tượng, nhiệm vụ, lực lượng và tổ chức tiền phong lãnh đạo cuộc cách mạng, Đường
Kách mệnh cũng đồng thời nêu rõ vấn đề mô hình nhà nước trong tương lai khi cách
mạng thành công. Nhận thức này đã giúp Hồ Chí Minh xác định rõ con đường giải
phóng dân tộc Việt Nam theo quỹ đạo cách mạng vô sản và thiết lập một thể chế
quyền lực thuộc về nhân dân theo mô hình nhà nước Xô - Viết. Đó chính là con
đường “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, để đi tới xã hội cộng sản chủ
nghĩa”. Như vậy, khác với cuộc cách mạng vô sản ở các nước chính quốc, giai cấp
công nhân giải phóng mình, đi tới (giúp đỡ) giải phóng các dân tộc bị áp bức và sau
đó là giải phóng nhân loại. Theo Hồ Chí Minh, khi tiến hành dân tộc cách mệnh để


giành lại độc lập cho Tổ quốc và tự do cho nhân dân, cách mạng giải phóng dân tộc
ở các nước thuộc địa đã giải quyết được một phần của nhiệm vụ giải phóng giai cấp,
tạo cơ sở để đi tới giải phóng giai cấp hoàn toàn.
Hơn 80 năm đã trôi qua, những tư tưởng Hồ Chí Minh trong tác phẩm Đường Kách
mệnh vẫn luôn là cẩm nang, là bó đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam đi từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác. Kiên định mục tiêu “độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội” để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ trong thời kỳ chiến lược mới, chúng ta càng phải nhận thức rõ “vai trò
then chốt”, ý nghĩa to lớn của công tác xây dựng Đảng. Vì vậy, tác phẩm “Đường
Kách Mệnh” bao lâu nay vẫn luôn là nền tảng, kim chỉ nam cho công cuộc giải phóng
dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước ta.
4. PHỤ LỤC
Bảo vật Quốc gia
“Đường Kách mệnh” là tác phẩm tập hợp các bài giảng của đồng chí Nguyễn
Ái Quốc tại các lớp huấn luyện cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tổ

chức tại Quảng Châu (Trung Quốc) trong những năm 1925-1927. Đây là những bài
giảng được Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức tập hợp lại và
xuất bản thành sách năm 1927.
Cuốn sách ra đời trong hoàn cảnh phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản các nước
trên thế giới phát triển mạnh mẽ, phong trào giải phóng dân tộc ở trong nước đã xuất
hiện nhiều tổ chức yêu nước mang sắc màu chính trị khác nhau, thực tiễn lịch sử đòi
hỏi phải có một tổ chức mới, có đường lối đúng đắn, có tổ chức chặt chẽ thì mới lãnh
đạo cách mạng đi đến thành công. Bởi vậy, cuốn sách “Đường Kách mệnh” có ý
nghĩa và vai trò như kim chỉ nam cho đường lối của cách mạng Việt Nam.
Với cách viết súc tích, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, cuốn sách “Đường Kách mệnh”
hàm chứa giá trị lý luận và thực tiễn to lớn, đóng vai trò quan trọng trong việc truyền


bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, trong việc kết hợp phong trào yêu nước với
chủ nghĩa Mác, tạo lập các tiền đề tư tưởng, lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản
Việt Nam.

Tác phẩm đã chỉ rõ những quan điểm cơ bản về phương pháp cách mạng Việt Nam
trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và tổng kết kinh nghiệm cách
mạng các nước, là tư liệu tham khảo đặc biệt quan trọng, cơ sở lý luận để Đảng ta
xây dựng phương pháp cách mạng phù hợp với tình hình đất nước.
Đặc biệt, năm 2012, cuốn sách "Đường Kách mệnh" đã được công nhận là Bảo vật
quốc gia Việt Nam (hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia) và trở
thành một trong 5 tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh được công nhận là Bảo vật
Quốc gia. Đến nay, cuốn sách liên tục được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật
xuất bản, phát hành rộng rãi đến đông đảo bạn đọc.
Giá trị thực tiễn lớn lao


Với 15 đầu mục lớn, trong một số trang không nhiều (bản gốc dày 100 trang),

“Ðường Kách mệnh” tuy được viết rất ngắn gọn, nhưng những nội dung hàm chứa
trong đó có giá trị thực tiễn lớn lao.
- Đạo đức cách mạng là gốc
“Ðường Kách mệnh” đề cập trước tiên đến vấn đề Tư cách người cách mạng, với
một hệ tiêu chuẩn gồm 3 bộ phận cấu thành: với mình, với người, với công việc. Với
23 điều răn, Người chỉ rõ: Với mình phải cần kiệm, vị công vong tư, hy sinh, ít lòng
ham muốn về vật chất...; với từng người thì phải khoan thứ, với đoàn thể thì phải
nghiêm, có lòng bày vẽ cho người...; với công việc phải dũng cảm quyết đoán nhưng
không phiêu lưu mạo hiểm, phải phục tùng đoàn thể...
Người coi việc giáo dục đạo đức cách mạng là một trong những nguyên tắc cơ bản,
nhằm xây dựng những con người cách mạng chân chính, để tiến tới xây dựng một
Ðảng cách mạng chân chính của giai cấp công nhân Việt Nam.
Có thể nói, việc lấy tiêu chuẩn đạo đức làm một trong hai tiêu chuẩn (đức và tài) của
người cán bộ cách mạng, người đảng viên cộng sản, ngay từ khi chuẩn bị về chính
trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Ðảng Cộng sản Việt Nam là một sáng tạo
độc đáo, mang đậm dấu ấn Hồ Chí Minh.
- Xác định rõ mục tiêu Ðộc lập dân tộc và CNXH
“Ðường Kách mệnh” xác định rõ mục tiêu Ðộc lập dân tộc và CNXH, khẳng định
con đường cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn trên một nền tảng chung,
đó là: Dân tộc cách mệnh (quốc gia) và cách mạng XHCN (quốc tế).
Cương lĩnh “Ðường Kách mệnh” trình bày một cách khái quát những quan điểm cốt
lõi của chủ nghĩa Mác-Lênin về con đường cách mạng Việt Nam. Đó là con đường:
Ðộc lập dân tộc gắn liền với CNXH, nhưng trước hết phải tập trung vào nhiệm vụ
"dân tộc cách mệnh" "giành lấy quyền tự do bình đẳng của dân nước mình", để chuẩn
bị những tiền đề cho cuộc cách mạng thứ hai (thế giới cách mệnh) về chính trị, tổ
chức, kinh tế, văn hóa. Ðối tượng của "dân tộc cách mệnh" là đánh đổ chính quyền
thuộc địa của Pháp. Chủ thể là toàn dân tộc, lấy quần chúng công nông làm nền tảng.


- Nhấn mạnh vai trò quan trọng hàng đầu của Ðảng

“Ðường Kách mệnh” nhấn mạnh vai trò quan trọng hàng đầu của Ðảng - nhân tố
quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam và việc lựa chọn mô hình nhà
nước trong tương lai: "Trước hết phải có Ðảng cách mệnh, để trong thì vận động và
tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi
nơi. Ðảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững
thuyền mới chạy. Ðảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt... " (Sđd, tập 2, tr
267)…
Có thể thấy, trong suốt 90 năm, kể từ sau khi tác phẩm ra đời, những tư tưởng và lý
luận mà “Ðường Kách mệnh” đề cập luôn có ý nghĩa to lớn, là ngọn đuốc soi đường
cho cách mạng Việt Nam đi tới thắng lợi, từ Cách mạng Tháng Tám 1945 đến cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, trong những năm cả nước
cùng đi lên CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, trong 30 năm
Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới và trong cả tương lai.
5. TƯ LIỆU, TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Thạc sỹ Đinh Xuân Lý, MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀ VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
 Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các môn khoa học
Mác-Leenin , giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
 Bộ Giáo dục và đào tạo: Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Dùng trong
các trường đại học, cao đẳng), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009.
 Bộ Giáo dục và đào tạo: Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (Dùng trong các trường
đại học, cao đẳng), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.


×