Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị nhiễm trùng rò luân nhĩ tái phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 64 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rò luân nhĩ là một dị tật bẩm sinh do bất thường trong quá trình biệt
hóa các cung mang, được Van Heusinger mô tả lần đầu tiên vào năm 1864 [1].
Rò luân nhĩ là dị tật bẩm sinh ít gặp ở người da trắng 0,1 % ở châu Âu, 0,9%
ở Mỹ [2] rất phổ biến ở người da màu Nigeria 4,4%, Đài Loan 2,5%, Hàn
Quốc 1,91% [3],[4],[5]. Bệnh thường không được quan tâm, chỉ khi có nhiễm
trùng nặng hoặc áp - xe người bệnh mới đi khám và điều trị. Do đó việc điều
trị gặp rất nhiều khó khăn, tình trạng tái phát cao.
Nhiễm trùng rò luân nhĩ tái phát là tình trạng nhiễm trùng, áp xe tái
phát ở bệnh nhân có tiền sử rò luân nhĩ đã được điều trị nội khoa hoặc ngoại
khoa. Nhiễm trùng rò luân nhĩ tái phát xảy ra rất phổ biến, theo nghiên cứu
của Yeo S.W tại đại học Catholic, Hàn Quốc thì tỷ lệ rò luân nhĩ tái phát là
19-40% [6]. Ở Việt Nam, tác giả Nhan Trừng Sơn [7], Phạm Thị Bích Thủy
[8] có đề cập đến một số trường hợp rò luân nhĩ và phẫu thuật lấy bỏ đường rò
nhưng chưa có nghiên cứu cũng như số liệu chi tiết về tình trạng rò luân nhĩ
tái phát.
Nhận thấy nhiễm trùng rò luân nhĩ tái phát là một vấn đề lâm sàng rất
thiết thực nhưng chưa có nghiên cứu đầy đủ nào về tình trạng này, đặc điểm
bệnh học lâm sàng còn chưa rõ ràng, phương pháp điều trị và đánh giá sớm
kết quả chưa cụ thể. Từ thực tế trên, chúng tôi quyết định tiến hành Nghiên
cứu đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị nhiễm trùng rò luân
nhĩ tái phát với mục tiêu sau:
1.
2.

Mô tả đặc điểm lâm sàng nhiễm trùng rò luân nhĩ tái phát.
Đánh giá kết quả phẫu thuật nhiễm trùng rò luân nhĩ tái phát.



2

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

1.1.1 Trên thế giới


Năm 1827 Von Baer lần đầu tiên mô tả các cung mang ở người [9].



Năm 1864 Van Heusinger đã đưa ra thuật ngữ rò khe mang [1].



Năm 1865 Virchow đã báo cáo một trường hợp đa dị tật ở trẻ em trong đó có
một đường rò chạy từ sau dưới của vành tai, bị thiểu sản và đến phần mũi
họng, mà ông cho rằng xuất phát từ mang I [10].



Tại Pháp, các tác giả Champroux, Gaillard de Collogny, Lafaye, Russier,
Becaud, Banus đã đề cập đến rò cung mang. Các tác giả đã nhắc đến một
cách có hệ thống nguồn gốc mô phôi thai của các đường rò thuộc phạm vi
khe mang đồng thời cũng nêu lên một số đặc điểm lâm sàng cơ bản của
đường rò cung mang. Các tác giả này đã dùng thuật ngữ “Rò – Tai - Mang”
để chỉ các đường rò cung mang I nhằm nhấn mạnh vị trí của đường rò [11].




Tại Đại học Catholic Hàn Quốc, các tác giả Yeo S.W, Jun B.C, Park S.N và
cộng sự có đề cập đến các yếu tố góp phần vào tái phát sau mổ rò luân nhĩ
trong nghiên cứu năm 2006 [6].
1.1.2 Ở Việt Nam
Một số nghiên cứu có liên quan đến nhiễm trùng rò luân nhĩ tái phát
như:



Năm 1981, Vũ Sản đã đề cập đến rò cung mang I trong luận văn tốt nghiệp
BSNT bệnh viện [12].



Tháng 9/1991, các tác giả Thái Thành Nhơn, Bùi Thị Minh Khai, Trần Quan
Dưỡng, Nguyễn Hoàng Lĩnh đã đưa ra nghiên cứu về một số vấn đề trong rò
luân nhĩ đăng trên nội san Tai Mũi Họng [13].


3



Tháng 8/2000, Nhan Trừng Sơn đã đưa ra một số nhân xét về Rò luân nhĩ
gặp tại bệnh viện Nhi Đồng I trong tạp chí thời sự Y- Dược học [7].




Tháng 10/2002, Lê Minh Kỳ đã đề cập tới một số vấn đề của rò cung mang I
trong luận án tiến sĩ Y học [14].



Năm 2003, Phạm Thị Bích Thủy đã nghiên cứu về rò quanh tai tại viện Tai
Mũi Họng trong luận văn tốt nghiệm BSNT [8].
Tuy nhiên các nghiên cứu trên chưa có nghiên cứu nào đề cập cụ thể
về nhiễm trùng rò luân nhĩ tái phát.
1.2 SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU TAI NGOÀI

Tai ngoài gồm vành tai và ống tai ngoài
1.2.1 Vành tai

Hình 1.1: Vành tai [15], [16].
1. Hố tam giác, 2. Rễ luân nhĩ, 3. Bình nhĩ, 4. Khuyết gian bình tai, 5. Đối
bình tai, 6. Dái tai, 7. Xoắn tai, 8. Xoắn tai hố thuyền, 9. Gờ đối luân, 10. Hố
thuyền, 11. Củ loa tai, 12. Rễ gờ đối luân, 13. Gờ luân nhĩ.


4



Vành tai là một cái loa bằng sụn ngoài có da bao bọc, vành tai có những chỗ
lồi chỗ lõm, những chỗ lồi lõm tính từ chu vi về trung tâm là: luân nhĩ, gờ
đối luân, đối bình tai, và bình tai hay nắp tai.




Những chỗ lõm là hố thuyền, rãnh luân nhĩ, loa tai và cửa tai.



Phần dưới của vành tai không có sụn, chỉ có da và mỡ được gọi là dái tai.



Cấu trúc lồi lõm của vành tai giúp cho việc dẫn âm được tốt hơn.



Vành tai hợp với thành bên của xương sọ tạo nên một góc 40° - 45° để thuận
tiện cho việc định hướng âm thanh.
1.2.2 Ống tai ngoài

Hình 1.2: Ống tai ngoài và liên quan [15],[16].


Là một ống tịt bắt đầu từ lỗ tai và tận cùng ở màng nhĩ


5



Ống này có hai đoạn, đoạn ngoài là sụn, đoạn trong là xương. Ở tư thế bình
thường giữa đoạn sụn và xương có một chỗ gấp khuỷu hơi cong. Thiết diện
ngang của ống tai hình bầu dục, dẹt theo chiều trước sau.
1.2.3 Liên quan của ống tai ngoài (Hình 1.2)




Thành trước: liên quan đến khớp thái dương hàm



Thành sau: liên quan đến dây thần kinh số VII thông qua tường dây VII và
xương chũm



Thành trên: liên quan đến hố não



Thành dưới: liên quan đến tuyến mang tai



Thành trong: hay đáy ống tai là màng nhĩ, qua màng nhĩ liên quan đến tai
giữa
1.3 PHÔI THAI HỌC BỘ PHẬN MANG VÀ RÒ CUNG MANG I

1.3.1 Sự hình thành bộ phận cơ thể
Vào khoảng tuần thứ 3 của đời sống phôi thai, ba lá phôi: Ngoại bì (lá
phôi ngoài), trung bì (lá phôi giữa) và nội bì (lá phôi trong) đã biệt hóa và
tạo ra mầm nhiều cơ quan.



Ngoại bì: là lá phôi bên ngoài, nguồn gốc của da và các bộ phận phụ thuộc
da, ống thần kinh, các tấm giác quan.



Trung bì: là lá phôi trung gian, nguồn gốc của các mô liên kết, sụn xương,
cơ, máu, bạch huyết và một số biểu mô (nội mô phủ thành các mạch máu,
trung biểu mô phủ các màng phổi, màng bụng, màng ngoài tim), mầm các cơ
quan niệu – sinh dục.



Nội bì: là lá phôi trong cùng, là nguồn gốc ruột nguyên thủy, biểu mô phủ
ống tiêu hóa từ họng đến hậu môn và biểu mô các tuyến tiêu hóa, nguồn gốc
của ống thanh – khí quản, biểu mô đường hô hấp từ thanh quản đến phế
nang.


6

Hình 1.3: Vùng mang phôi người đầu tuần thứ 5 [17],[18].
1.3.2 Sự phát sinh vùng mang
Khoảng cuối tuần thứ 4, các tế bào mầm thần kinh đã di cư tới thành
bên của ruột họng, đoạn đầu của ruột nguyên thủy và là họng phôi. Ở đó,
chúng tạo thành một mô gọi là ngoại trung mô (trung mô có nguồn gốc
ngoại bì) rồi cùng trung mô phát sinh từ trung bì, tăng sinh để tạo ra những
khối mô gọi là cung mang. Những khối này dài theo hướng lưng bụng, rồi
lên mặt ngoài phôi và được phủ bởi ngoại bì, đồng thời lồi vào họng phôi,
được phủ bởi nội bì. Mỗi bên có 6 cung mang lần lượt được tạo ra và đánh
số thứ tự theo hướng đầu – đuôi phôi. Trong khi các cung mang ở đuôi phôi

xuất hiện, các cung mang phía đầu phôi đã phát triển khá xa.
Nhưng ngay sau khi được tạo ra, cung mang V biến đi rất sớm và cung
mang VI rất thô sơ nên mặt ngoài phôi ngoài phôi người trong khoảng tuần
thứ 4, 5, 6 chỉ có bốn cung mang xuất hiện rõ rệt mỗi bên.
Chen vào giữa cung mang, ở mặt ngoài phôi, ngoại bì lõm vào trung
mô, tạo thành các khe rãnh gọi là túi nang ngoại bì hay còn gọi là khe mang


7

(branchial grooves) ngăn cách các cung mang, và ở mặt họng phôi, nội bì
cũng lõm vào trung mô, tạo thành các khe rãnh gọi là túi mang nội bì hay túi
mang (branchial pouches) cũng ngăn cách các cung mang. Các khe mang
cũng được đánh số thứ tự theo hướng đầu – đuôi phôi. Phôi người không có
khe mang V, còn túi mang tương ứng với nó, nhiều tác giả coi là ngách phụ
của túi mang IV. Vùng phôi người có các cung mang, các khe mang, túi
mang gọi là vùng mang.

a

b

Hình 1.4: Phôi thai người tuần thứ 5 (a), thiết đồ hệ thống cung mang (b) [11].
1.3.3 Sự phát triển của các thành phần vùng mang:
Các cung mang phát triển rất sớm (tuần thứ 4) của phôi thai khi các
tế bào mào thần kinh di chuyển vào vùng đầu và cổ tương lai, góp phần chủ
yếu tạo thành mặt, cổ, các khoang mũi, miệng, thanh quản và họng.
Vì sự liên quan chặt chẽ của rò luân nhĩ với sự hình thành của cung
mang I do đó chúng tôi chỉ nhắc tới sự hình thành của cung mang I, các cung
mang khác sẽ ít nhắc tới.



8

Bảng 1.1. Thành phần các bộ phận phát sinh từ cung mang [11]
Cung mang

Sụn



Thần kinh

Cung động
mạch

Sụn Meckel
Cung mang
I

Xương hàm dưới
Xương búa

Dây thần kinh

ĐM hàm

tam thoa(V)

trong


Cơ mặt

Dây thần kinh

ĐM cơ bàn

Cơ trâm móng

VII

đạp

Cơ màn hầu

Dây thần kinh

ĐM cảnh

Cơ trâm họng

IX

trong

Dây thần kinh

ĐM dưới

phế vị (X)


đòn phải

(dây thanh quản

Quai ĐM

trên)

chủ

Cơ cắn

Xương đe
Sụn Reichert

Cung mang
II

Xương bàn đạp
Sừng bé xương
móng

Cung mang
III

Thân và sừng lớn
xương móng
Sụn giáp


Cơ họng

Cung mang

Cơ nhẫn giáp

IV

Cư nhẫn họng
Sụn nhẫn

Cung mang
VI

Dây thần kinh

Sụn phễu
Cơ thanh quản

phế vị (X)
(dây thần kinh
quặt ngược)

(Tài liệu tham khảo của giáo sư Oliver Deguin 11/2001)

ĐM phổi


9


Hình 1.5: Sự phát triển của vùng mang và sàn họng [19].
A, A’. phôi thai người khoảng 8mm, B,B’. phôi thai người khoảng 13mm, C.
sơ đồ tuyến ức và thể mang cuối I,II. Các cung mang I’, II’, III’, IV’. Túi
mang nội bì I”, II”, III”, IV”. Túi mang ngoại bì.
1. Ống giáp lưỡi, 2. Mầm tuyến giáp, 3. Lưỡi, 4. Ống thanh khí quản, 5.
Thực quản, 6. Ống họng – hòm nhĩ, 7. Mầm hạnh nhân khẩu cái, 8. Mầm
tuyến cận giáp dưới, 9. Mầm tuyến ức, 10. Mầm tuyến cận giáp trên, 11. Thể
mang cuối, 12. Ống tai ngoài, 13. Xoang cổ, 14. Sụn Meckel, 15. Sụn
Reichert, 16. Lỗ tịt, 17. Tuyến giáp, 18. Họng, 19. Mào thượng tâm mạc.
1.3.3.1 Cung mang I:
Cung mang I là cơ quan sơ khai của hàm dưới, lõi sụn gồm một đoạn
lưng ngắn gọi là sụn của mỏm hàm trên, lan tới vùng sau mắt và một đoạn
bụng dài hơn gọi là sụn của mỏm hàm dưới hay sụn Meckel. Sau đó, lõi


10

cung mang I biến đi gần hết, chỉ còn sót lại hai đoạn nhỏ ở gần đầu phía
lưng của sụn hàm trên, trên nền đó các mô xương đắp vào để tạo ra xương
búa và xương đe.
Trung - biểu mô: mỏm hàm trên sẽ tạo ra trực tiếp (không cốt hóa trên
mô hình sụn) đoạn xương hàm trên mang răng nanh và răng hàm, xương gò
má và mỏm gò má của xương thái dương (đoạn xương hàm trên mang 4 răng
cửa phát sinh từ nụ mũi trong). Mỏm xương hàm dưới vây quanh sụn
Meckel sẽ tạo ra trực tiếp xương hàm dưới. một phần sụn này biến thành mô
xơ và tạo ra dây chằng bướm hàm. Vì tạo ra các phần hàm trên và dưới nên
cung mang I còn gọi là cung hàm.
Thành phần của cung mang I sinh ra các cơ nhai (gồm cơ cắn, cơ thái
dương và cơ chân bướm), đoạn bụng trước cơ nhị thân, cơ búa, cơ bao vòi
ngoài. Dây thần kinh của cung mang I là dây thần kinh tam thoa (V). Cung

động mạch chủ I biến đi rất sớm, ở giai đoạn 4mm, chỉ còn sót lại mỗi bên
đoạn ngắn, sẽ trở thành động mạch hàm trong.
1.3.3.2 Túi mang ngoại bì I
Mang ngoại bì I dài ra tạo thành một ống là ống tai ngoài được phủ
bởi biểu bì da có nguồn gốc từ ngoại bì da phủ cung mang I. Biểu mô ngoại
bì phủ đáy túi mang sẽ trở thành biểu mô phủ mặt ngoài màng nhĩ. Như vậy,
màng nhĩ là một màng xơ có nguồn gốc ngoại trung mô ngăn cách đáy các
túi mang nội và ngoại bì I.
1.3.3.3 Túi mang nội bì I
Đoạn gần họng phát triển thành một ống dài, gọi là ống họng – hòm
nhĩ, về sau sẽ là vòi Eustachi của trẻ em và người trưởng thành. Biểu mô nội
bì phủ ống ấy sẽ trở thành biểu mô phủ vòi Eustachi. Tới tháng thứ năm của
đời sống trong bụng mẹ, tế bào lympho xâm nhập vào trung mô để tạo ra
hạnh nhân vòi. Ở thành sau bên của họng, phần họng mũi và ở sàn họng, nơi


11

sau này trở thành phần sau của lưỡi cũng xảy ra những hiện tượng như vậy
để tạo thành tương ứng hạnh nhân họng và hạnh nhân lưỡi.
Đoạn xa họng giáp với đáy túi nang ngoại bì I, tạo ra hòm nhĩ. Biểu
mô nội bì phủ đoạn này sẽ trở thành biểu mô phủ hòm nhĩ và phủ trên các
mặt xương con của tai giữa (xương búa, xương đe, xương bàn đạp) có nguồn
gốc từ ngoại trung mô cung mang I và II.
1.3.3.4 Đặc điểm và ngồn gốc phát sinh của rò cung mang I:
Các đường rò khe mang I là do sự phát triển bất thường của hệ thống
mang trong thời kỳ phô thai. Phần lớn những dị tật này là do còn tồn tại các
vết tích của bộ phận mang, mà lẽ ra sẽ tiêu biến đi. Người ta có thể xếp các
loại rò của cung mang I ra làm 4 loại:
1.3.3.5 Rò cung mang I - Loại I (Rò luân nhĩ):


Hình 1.6: Rò cung mang I - Loại I [20],[21].
Di tích phôi thai trước tai của đoạn đầu rãnh mang I nguyên vẫn hở để
tạo thành ống tai ngoài. Xoang bắt đầu thường từ một vùng giữa bờ trước
vành của loa tai và bờ dưới của bình tai. Có những xoang chỉ chạy nông dưới


12

da độ 1 – 2mm nhưng cũng có những xoang thông với tai giữa hoặc ống tai
ngoài và tận cùng thành một đầu bám vào màng sụn của loa tai hoặc bình tai.
Những xoang nông và kín thường không được để ý vì nó không gây nên dấu
hiệu gì ngoài một nốt gồ nhỏ như một hạt cơm không đau. Có thể bị cả 2 bên
hoặc bị đơn thuần 1 bên. Dị dạng chỉ gây phiền phức trong 2 trường hợp:


Về thẩm mĩ nó để lại một cục u to đôi khi làm hẹp lỗ ống tai ngoài.



Hoặc nó khá sâu để chứa chất ứ đọng và gây nên những đợt nhiễm trùng tái
diễn. Những xoang đó lại có thể vỡ để tạo ra miệng lỗ rò cho dịch viêm chảy
ra làm tấy đỏ xung quanh vùng và ngứa ngáy khó chịu. Khi đó, chẩn đoán
trở nên dễ dàng hơn.
1.3.3.6 Rò cung mang I - Loại II:

Hình 1.7: Rò cung mang I – Loại II [20],[21].
Các bệnh tích nằm phía sau xương hàm dưới với một nang ở phía sau
dưới vùng tuyến mang tai. Đường rò chạy đến chỗ nối giữa xương sụn ống
tai ngoài. Nó có liên quan rất gần với dây thần kinh mặt (VII) mà có thể đi

bên trong, bên ngoài hoặc đi ngang giữa các nhánh dây thần kinh.


13

1.3.3.7 Rò cung mang I - Loại III:
Do sự tách đôi của ống tai ngoài màng, đường rò thường đi lên trong,
phía dưới và sau vành tai, loa tai, hướng về phía mặt bên ngoài dây thần
kinh mặt (VII), đi song song với nó và ống tai ngoài, được bao bọc bởi nhu
mô tuyến mang tai, để rồi tận hết trong một túi cùng vùng trước trên của tai.

Hình 1.8: Rò cung mang I – Loại III [20],[21].
1.3.3.8 Rò cung mang I - Loại IV
Vành tai được tạo thành từ liên hợp 6 nụ phôi (chúng liên hợp lại rồi
chia thành các rãnh). Những thiếu sót của sự hợp thành giữa hai nụ phôi
cũng tạo thành đường rò quanh vành tai.

Hình 1.9: Rò cung mang I – Loại IV [20],[21]


14

Rò luân nhĩ là thể hay gặp nhất trong 4 hình thái của rò cung mang I
nói trên. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, chúng tôi chỉ đề cập
đến Rò luân nhĩ, 3 thể còn lại sẽ ít được nhắc đến.
1.4 HÌNH THÁI LÂM SÀNG CỦA RÒ LUÂN NHĨ

1.4.1 Đặc điểm rò luân nhĩ
Rò luân nhĩ là dị tật bẩm sinh tương đối phổ biến so với các dị tật bẩm
sinh khác trên toàn cơ thể, hay gặp ở những bệnh nhân có thể trạng bình

thường, trẻ em. Có thể gặp ở cả hai bên hoặc đơn thuần 1 bên.
1.4.2 Vị trí miệng lỗ rò
Miệng lỗ rò hay gặp nhất ở rễ luân nhĩ hoặc ở 0,5cm trên gờ bình tai,
ngoài ra có thể gặp ở các vị trí khác như: trên vành tai, các hố vành tai, trong
ống tai hoặc sau tai (ít gặp).

a

b

Hình 1.10: Vị trí miệng lỗ rò luân nhĩ ở dái tai (a) và rễ gờ luân (b) [22].


15

c

d

Hình 1.11: Vị trí miệng lỗ rò luân nhĩ ở trước bình tai (c) và chân rễ gờ luân (d) [22].
1.4.2.1 Hình dạng miệng lỗ rò
Miệng lỗ rò thường nhỏ bằng đầu kim, đường dò đi ngoằn nghoèo về
phía dưới và sau sát chân bám của sụn luân nhĩ, tận cùng bằng một xoang.
Trong trường hợp có biến chứng (viêm tấy, áp-xe, vỡ mủ tái đi tái lại
nhiều lần miệng lỗ rò tấy đỏ, sưng nề xung quanh, ấn có thể có mủ, dịch
chảy ra qua miệng lỗ rò, có thể thấy sẹo xơ chằng chịt miệng lỗ rò ở những
trường hợp được chích rạch nhiều lần mà vẫn tái phát.
1.4.2.2 Cận lâm sàng



XQ: chụp phim có cản quang cho ta thấy vị trí, hình dạng đường rò. Việc
chụp đường rò trực tiếp bằng cách bơm thuốc cản quang vào đường rò, cho
phép ta thấy được đường rò dưới dạng một đường rất mảnh, không đồng
đều. Tuy nhiên, còn một số hạn chế, khó khăn khi chụp ở trẻ sơ sinh hoặc
trong đường rò có nhiều chất cản trở nên:


16



Kết quả rất thay đổi, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giai đoạn viêm, khẩu
kính đường rò.



Nhiều đường rò bị che lấp bởi xương.



Do đó, sự dương tính của xét nghiệm cho phép chẩn đoán nhưng sự âm tính
lại không cho phép loại trừ.



Chọc dò chẩn đoán: được thực hiện dưới hướng dẫn của XQ khi đứng trước
một bệnh cảnh áp-xe, cho phép:




Hút mủ



Xác định vi khuẩn



Loại trừ khối u đặc



Xét nghiệm tế bào học.
1.4.3 Triệu chứng lâm sàng
Rò luân nhĩ là thể rất hay gặp, nhất là ở trẻ em, lỗ rõ nằm ở rễ luân
nhĩ, có thể bị 1 bên hoặc cả 2 bên.



Lỗ rò nông: bệnh nhân vẫn khỏe mạnh, chỉ thấy ở phía trước ống tai ngoài
một lỗ rất nông, đường kính nhỏ hơn 1mm, ấn không đau, không có nước
vàng chảy ra hoặc có ít chất bã hôi chảy ra.



Lỗ rò rỉ nước vàng: bệnh nhân đến khám vì lý do ở trước tai có một lỗ
thường rỉ nước vàng, đục, không sưng nóng đỏ đau, hoặc có nhưng nhẹ rồi
tự khỏi.




Khám thấy:



Phía trước nắp bình tai thấy phồng hơn (so với bên lành hoặc so với xung
quanh nếu bị cả 2 bên). Trên bề mặt có một lỗ nhỏ (bán kính khoảng 1mm)
ấn không đau, nhưng rỉ ra nước vàng đục hoặc có chất bã tiết ra ở miệng lỗ.



Nếu trong giai đoạn viêm nhiễm nhẹ thì thấy, phía trước trên tai, ngay rễ của
gờ luân sưng, nóng, đỏ, ấn nắp bình tai bệnh nhân rất đau. Bệnh nhân có thể
có sốt kèm theo.


17



Trường hợp có áp-xe quanh lỗ rò thì triệu chứng rầm rộ hơn:



Sưng phồng đau trước tai bên bệnh, sốt, trước tai có một lỗ, thỉnh thoảng ra
nước vàng đục, rất hôi.



Bệnh nhân cũng có thể đã có viêm nhiễm hoặc áp-xe mủ tự vỡ hoặc đã được

chích rạch dẫn lưu, để lại một sẹo nhăn nhúm.



Thực thể: phía trước tai có một lỗ rò, quanh lỗ rò sưng, nóng, đỏ, ấn mềm,
đau nhiều.
1.4.4 Mô bệnh học
Rò luân nhĩ có cấu trúc chung với các loại rò bẩm sinh khác gồm có 2
lớp: lớp phủ và lớp đệm
1.4.4.1 Biểu mô phủ
Lớp biểu mô phủ đường rò là biểu mô lát tầng sừng hóa, rất giống với
biểu bì da có nguồn gốc từ ngoại bì, hoặc là biểu mô trụ giả tầng có lông
chuyển và có tế bào hình dài, rất giống với biểu mô đường hô hấp có nguồn
gốc từ nội bì nguyên thủy. Các biểu mô lát đơn hoặc vuông đơn rất ít gặp.
1.4.4.2 Lớp đệm
Trong lớp đệm, mô liên kết có thể chứa một mô bạch huyết phong phú
với những nang bạch huyết có trung tâm sáng rõ rệt, hoặc mô bạch huyết
kém phong phú. Ở dưới là một mô xơ, ngoài ra có thể có tuyến nước bọt tùy
theo từng loại và từng đoạn của đường rò.
1.4.5 Chẩn đoán
Chẩn đoán xác định dựa vào:



Lâm sàng: thấy lỗ rò ở các vị trí kể trên.



Cận lâm sàng: XQ hình ảnh đường rò.




Mô bệnh học: là tế bào biểu mô.


18

1.4.6 Biến chứng
1.4.6.1

Trước phẫu thuật

Rò luân nhĩ không được chăm sóc đúng cách, khi bị viêm nhiễm nếu
không được điều trị hợp lý có thể để lại các biến chứng sau:


Viêm tấy và áp-xe quanh lỗ rò gây ảnh hưởng đến sinh hoạt.



Áp-xe quanh lỗ rò tái lại nhiều lần.



Áp-xe tự vỡ và để lại sẹo xấu, thậm chí có thể gây dị hình vành tai, trước tai.



Có thể gây viêm tấy lan tỏa gây liệt mặt.
1.4.6.2 Biến chứng sau phẫu thuật




Viêm nhiễm tái phát.
1.4.7 Điều trị
Hiện nay để điều trị triệt để thì phương pháp tốt nhất vẫn là phẫu thuật
lấy bỏ đường rò, có thể điều trị nội khoa trong một số trường hợp.
1.4.7.1 Ngoại khoa



Bước 1: Chuẩn bị bệnh nhân.



Bệnh nhân nằm ngửa, đầu nghiêng về bên lành bộc lộ vùng phẫu thuật.



Tùy theo từng đối tượng có thể cần gây mê đặt nội khí quản hoặc gây tê tại
chỗ (đa phần chỉ cần gây tê tại chỗ): tiêm tê tại chỗ quanh miệng lỗ rò bằng
lidocaine 2%.



Bước 2: Cách thức phẫu thuật:



Bơm xanhmethylene vào đường rò với mục đích chỉ điểm, đường rò sẽ có

màu xanh.



Rạch da: đường rạch da quanh lỗ rò hình thoi.



Bóc tách đường rò theo chỉ dẫn của xanhmethylene.
Đoạn đầu đường rò được phẫu thuật dưới tầm mắt, đoạn sau thì được
bộc lộ bằng kéo hoặc kẹp (pince) cong, đầu nhỏ, bộc lộ đường rò cho tới sát


19

thành trước ống tai ngoài, khi đường rò áp sát màng sụn rễ luân nhĩ hoặc nắp
bình tai.


Cắt bỏ toàn bộ đường rò.



Sát khuẩn hốc mổ và đóng lại theo các lớp giải phẫu. Có thể đặt một lam
bằng cao su để dẫn lưu dịch trong ngày đầu.



Băng ép trong 2-3 ngày đầu.




Hậu phẫu: thay băng mỗi ngày một lần.



Điều trị kháng sinh 5-7 ngày.



Cắt chỉ sau 7 ngày.

Hình 1.12: Đường rạch da trong phẫu thuật rò luân nhĩ [23].
1.4.7.2 Nội khoa
Điều trị nội khoa được tiến hành trước phẫu thuật khi có nhiễm trùng
đường rò. Hoặc sau khi phẫu thuật, dùng kháng sinh kết hợp với chống viêm
giảm đau trong 5-7 ngày.


20

1.5 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG NHIỄM TRÙNG RÒ LUÂN NHĨ TÁI

PHÁT.
1.5.1 Đặc điểm lâm sang:
1.5.1.1 Tiền sử


Bệnh nhân có tiền sử rò luân nhĩ đã được điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa.




Có một hoặc nhiều đợt nhiễm trùng, áp - xe tái phát.
1.5.1.2 Vị trí
Vị trí vùng sưng nóng đỏ hoặc áp – xe vùng trước tai hoặc trên vành
tai, miệng lỗ rò không còn được xác định rõ ràng, có thể thấy vùng da nhiễm
trùng sưng nề, áp - xe trên nền da xơ hóa do chích rạch rộng rãi trước đó
hoặc sẹo mổ cũ.
1.5.1.3 Hình dạng lỗ rò
Có thể xác định được vị trí miệng lỗ rò trên nền da xơ hóa nhưng hình
thái thì không còn nguyên vẹn hoặc chỉ là sẹo mổ cũ.
1.5.2 Triệu chứng lâm sàng
1.5.2.1 Các triệu chứng cơ năng



Đau tai hoặc vùng trước tai, có thể 1 hoặc cả 2 bên.



Sưng nóng tai hoặc vùng trước tai.



Có khối áp - xe vành tai hoặc trước tai, ấn có mủ chảy ra.



Chảy mủ vành tai, trước tai có khi trong ống tai.




Có thể có triệu chứng kèm theo: nghe kém, ù tai, sưng tuyến nước bọt mang
tai...
1.5.2.2 Triệu chứng toàn thân
Do ảnh hưởng của ổ nhiễm trùng hoặc áp – xe đến toàn trạng của bệnh
nhân gây nên hội chứng nhiễm trùng, nổi hạch...
Mức độ:


21



Nhẹ: không có ảnh hưởng đến toàn trạng.



Vừa: ảnh hưởng ít đến toàn trạng.



Nặng: Có các ảnh hưởng toàn thân nặng nề như nhiễm trùng nhiễm độc.
1.5.2.3 Triệu chứng thực thể:



Vùng trước tai hoặc trên vành tai bên bệnh xuất hiện một vùng da sưng nề,
căng bóng hoặc áp – xe trên nền da xơ hóa do chích rạch, viêm tái phát nhiều
lần.




Sẹo mổ cũ là một đường rạch da chạy từ trên xuống phía trước ống tai ngoài
cách rễ gờ luân và bình tai khoảng 0.5 – 1cm xuất hiện sung nóng đỏ, có thể
có khối áp - xe căng phồng.



Vị trí miệng lỗ rò, tính chất đường rò: thường không xác định được đối với
những trường hợp đã phẫu thuật, những trường hợp chích rạch, dẫn lưa có thể
thấy một phần miệng lỗ rò chưa được lấy hết.



Trên nền sẹo mổ cũ vẫn thấy chất bã đậu rỉ ra, khi ấn có ít dịch mủ kèm theo.
1.5.3 Cận lâm sàng
1.5.3.1 Mô bệnh học
Thường khó thực hiện vì tổ chức đường rò đã được nạo vét hoặc phẫu
thuật lấy bỏ nên rất khó xác định. Một số trường hợp vẫn được gửi làm giải
phẫu bệnh xác định.
1.5.3.2 Chụp XQ bơm thuốc cản quang:
Không xác định được đường rò nên việc chụp XQ không thực hiện được.
1.5.4 Chẩn đoán xác định.



Bệnh nhân có tiền sử rò luân nhĩ đã được điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa,
có một hoặc nhiều đợt tái phát nhiễm trùng, áp – xe.



22



Giai đoạn đang áp – xe: vùng trước tai hoặc trên vành tai bên bệnh xuất hiện
một ổ nhiễm trùng sưng nề, áp – xe trên nền da xơ hóa hoặc có sẹo mổ rò luân
nhĩ cũ.



Giai đoạn ổn định: vùng trước tai có sẹo mổ cũ, chích rạch hoặc vùng da xơ
hóa cạnh lỗ rò.
1.5.5 Biến chứng
1.5.5.1 Trước phẫu thuật
Rò luân nhĩ tái phát nếu không được điều trị tích cực, đúng phương
pháp sẽ tiếp tục nhiễm trùng, áp - xe tái phát lại nhiều đợt có thể gây ra
những biến chứng sau.



Viêm tấy áp - xe lan tỏa xung quanh gây viêm sụn vành tai, viêm tuyến nước
bọt mang tai thậm chí có thẻ gây liệt mặt.



Viêm nhiễm tái phát nhiều lần gây sẹo co kéo, biến dạng vùng trước tai hoạc
vành tai.
1.5.5.2 Sau phẫu thuật:




Viêm nhiễm tái phát sau phẫu thuật.



Liệt mặt ngoại biên do cắt lọc quá rộng gây tổn thương dây thần kinh số VII.
1.5.6 Điều trị
1.5.6.1 Điều trị nội khoa
Đối với những trường hợp đang sưng nề cần được điều trị tích cực cho
khu trú ổ viêm và được theo dõi 7-10 ngày trước khi tiến hành phẫu thuật
triệt để.
Với những trường hợp đã có áp - xe cần chích rạch tháo mủ kết hợp
điều trị nội khoa tích cực 7-10 ngày sau đó mới tiến hành phẫu thuật triệt để.
1.5.6.2 Điều trị ngoại khoa:



Là phương pháp điều trị chủ yếu.


23



Phương pháp phẫu thuật: mở rộng cắt lọc rộng tổ chức viêm hoại tử, tìm và
lấy phần đường rò còn sót lại, làm giải phẫu bệnh.




Tiến hành phẫu thuật:
Bước 1: Chuẩn bị bệnh nhân.



Bệnh nhân nằm ngửa, đầu nghiêng về bên lành bộc lộ vùng phẫu thuật.



Tùy theo từng đối tượng có thể cần gây mê đặt nội khí quản hoặc gây tê tại
chỗ (đa phần chỉ cần gây tê tại chỗ): tiêm tê tại chỗ theo vết mổ, chích rạch
cũ bằng lidocaine 2%
Bước 2: Cách thức phẫu thuật:



Rạch da: rạch da hình elip bao quanh lấy sẹo mổ cũ và có thể mở rộng về hai
phái trên dưới nếu cần thiết.



Bóc tách hết tổ chức xơ hóa, cắt bỏ tổ chức viêm hoại tử, tìm đường rò còn
sót lại.



Cắt bỏ đường rò còn sót lại làm giải phẫu bệnh.




Sát khuẩn hốc mổ bằng betadin10% và đóng lại theo các lớp giải phẫu. Có
thể đặt một lam bằng cao su để dẫn lưu dịch trong ngày đầu.



Băng ép trong 2-3 ngày đầu.



Hậu phẫu: thay băng mỗi ngày một lần.



Điều trị kháng sinh 5-7 ngày.



Cắt chỉ sau 7 ngày.


24

Hình 1.13: Đường rạch da trong phẫu thuật nhiễm trùng rò luân nhĩ tái
phát [24].
1.5.7 Theo dõi


Gần: Chảy máu sau mổ, tụ máu, nhiễm trùng vết mổ, toàn trạng bệnh nhân.




Xa: tình trạng tái phát.


25

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Gồm những bệnh nhân chẩn đoán xác định và phẫu thuật nhiễm trùng
rò luân nhĩ tái phát tại Bệnh viện Tai - Mũi - Họng TƯ, Bệnh viện Đại học Y
Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 7/2016 đến tháng 11/2017.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân


Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm trùng rò luân nhĩ tái phát:
→ Tiền sử bệnh nhân có lỗ rò luân nhĩ, đã được điều trị nội


khoa hoặc ngoại khoa.
Bệnh nhân có đợt tái phát nhiễm trùng, áp - xe lỗ rõ hoặc vị



trí mổ rò luân nhĩ cũ.
Thực thể vùng trước tai bệnh nhân có sẹo mổ cũ, da xơ hóa
cạnh miệng lỗ rò có thể đang trong giai đoạn tái phát hoặc ổn





định.
Được điều trị phẫu thuật nhiễm trùng rò luân nhĩ tái phát và theo
dõi sau phẫu thuật ít nhất 3 tháng.
Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ


Bệnh nhân không được chẩn đoán là nhiễm trùng rò luân nhĩ tái



phát.
Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm trùng rò luân nhĩ tái phát nhưng
không phẫu thuật: tuổi quá cao, thể trạng gầy yếu, bệnh lý nội khoa




hoặc toàn thân.
Một số rò quanh tai khác: rò khe mang I, II...
Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.


×