Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

THỰC TRẠNG và mối LIÊN QUAN GIỮA lạm DỤNG rượu BIA và sức KHỎE tâm THẦN ở NAM GIỚI từ 18 TUỔI ở một số xã TỈNH hà NAM năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.75 KB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM ĐÌNH LONG

THỰC TRẠNG VÀ MỐI LIÊN QUAN GIỮA LẠM DỤNG
RƯỢU BIA VÀ SỨC KHỎE TÂM THẦN Ở NAM GIỚI
TỪ 18 TUỔI Ở MỘT SỐ XÃ TỈNH HÀ NAM NĂM 2017

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA
KHÓA 2013-2019

HÀ NỘI 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM ĐÌNH LONG

THỰC TRẠNG VÀ MỐI LIÊN QUAN GIỮA LẠM DỤNG
RƯỢU BIA VÀ SỨC KHỎE TÂM THẦN Ở NAM GIỚI
TỪ 18 TUỔI Ở MỘT SỐ XÃ TỈNH HÀ NAM NĂM 2017
Ngành đào tạo


: Bác sĩ y học dự phòng

Mã ngành

: 52720103

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA
KHÓA 2013-2019

Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ VĨNH GIANG
HÀ NỘI - 2019


LỜI CÁM ƠN
Em xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu trường Đại Học Y Hà Nội,
Ban Lãnh đạo Viện Y tế dự phòng và Y tế công cộng, Phòng Quản lý đào tạo
Trường Đại Học y Hà Nội, Phòng đào tạo Viện đào tạo y tế dự phòng và y tế
công cộng, Bộ môn Dịch tễ học đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ em trong quá
trình học tập, nghiên cứu để em có thể hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cám ơn sự hợp tác, tạo điều kiện của các trạm y tế
các xã Tượng Lĩnh, Thanh Sơn, Bối Cầu, Hưng Công của tỉnh Hà Nam và sự
tham gia nhiệt tình trách nhiệm của nhóm cộng tác viên, nhân viên y tế các
trạm xá.
Với tất cả sự kính trọng biết ơn sâu sắc của người học trò bày tỏ lòng
biết ơn tới TS Lê Vĩnh Giang người Thầy kính mến đã dạy dỗ, tận tình chỉ
bảo, định hướng và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Và cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình bạn bè
đã luôn bên cạnh dành cho em mọi sự động viên, khích lệ giúp em vượt qua
mọi khó khăn trong quá trình học tập, nghiên cứu.

Hà Nội ngày 12 tháng 05 năm 2019
Sinh viên

Phạm Đình Long


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
 Phòng Quản lý đào tạo Trường Đại Học y Hà Nội.
 Phòng đào tạo Viện đào tạo y tế dự phòng và y tế công cộng.
 Bộ môn Dịch Tễ Học Viện đào tạo Y tế dự phòng và Y tế công cộng.
 Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu “Thực trạng và mối liên quan
giữa lạm dụng rượu bia và sức khỏe tâm thần của nam giới từ 18 tuổi ở
một số xã tỉnh Hà Nam năm 2017” có sự tham gia đóng góp tích cực của tôi
trong quá trình nghiên cứu. Các số liệu, cách xử lý số liệu, phân tích số liệu
hoàn toàn trung thực và khách quan. Các kết quả nghiên cứu này chưa từng
công bố ở bất kỳ tài liệu nào.
Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Phạm Đình Long


MỤC LỤC
Lời cám ơn
Lời cam đoan
Danh mục chữ viết tắt
Mục lục bảng, biểu đồ, hình v
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1. Khái niệm và một số yếu tố liên quan đến rượu bia...............................3
1.1.1. Định nghĩa rượu bia.........................................................................3
1.1.2. Phân loại rượu bia............................................................................3
1.1.3. Đơn vị uống chuẩn...........................................................................3
1.1.4 Một số ảnh hưởng của rượu bia đến sức khỏe con người.................3
1.1.5. Bộ công cụ AUDIT (The Alcohol Use Disorders Indentification
Test) và mức độ nguy cơ trong sử dụng rượu bia......................................5
1.2. Thực trạng sử dụng rượu bia trên thế giới và Việt Nam.........................7
1.2.1. Thực trạng sử dụng rượu bia trên thế giới.......................................7
1.2.2 Thực trạng sử dụng rượu bia ở Việt Nam.........................................8
1.3. Mối liên quan giữa lạm dụng rượu bia và sức khỏe tâm thần..............10
1.3.1 Mối liên quan giữa lạm dụng rượu bia và trầm cảm.......................10
1.3.2. Mối liên quan giữa lạm dụng rượu và lo âu...................................11
1.3.3. Mối liên quan giữa lạm dụng rượu và stress..................................12
1.3.4. Thang đánh giá trầm cảm- lo âu- stress DASS 21 ( Depresion
Anxiety Stress Scales 21)........................................................................13
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................15
2.1 Đối tượng tham gia nghiên cứu.............................................................16
2.2. Thời gian địa điểm nghiên cứu.............................................................16
2.3 Chọn mẫu cỡ mẫu..................................................................................16


2.4. Biến số /chỉ số nghiên cứu....................................................................17
2.5. Quy trình thu thập số liệu.....................................................................19
2.6. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu.......................................................20
2.7. Sai số và cách khắc phục......................................................................20
2.8. Đạo đức nghiên cứu..............................................................................21
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................22
3.1. Thực trạng sử dụng rượu bia của nam giới từ 18 tuổi ở một số xã tỉnh

Hà Nam năm 2017.......................................................................................22
3.1.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu.....................................22
3.1.2. Thực trạng sử dụng rượu bia của đối tượng nghiên cứu................24
3.2. Mối liên quan giữa lạm dụng rượu bia và sức khỏe tâm thần..............28
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN............................................................................34
4.1. Thực trạng sử dụng rượu bia của nam giới từ 18 tuổi ở 4 xã tỉnh Hà
Nam năm 2017.............................................................................................34
4.1.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu.....................................34
4.1.2. Thực trạng sử dụng rượu bia của đối tượng nghiên cứu................34
4.1.3. Mức độ nguy cơ trong sử dụng rượu bia của người dân dựa trên
thang điểm AUDIT..................................................................................37
4.2. Mối liên quan giữa sử dụng rượu bia và sức khỏe tâm thần của đối
tượng nghiên cứu.........................................................................................38
4.2.1. Mối liên quan lạm dụng rượu bia và trầm cảm của đối tượng
nghiên cứu................................................................................................38
4.2.2. Mối liên quan lạm dụng rượu bia và rối loạn lo âu của đối tượng
nghiên cứu................................................................................................39
4.2.3. Mối liên quan lạm dụng rượu bia và stress của đối tượng nghiên
cứu............................................................................................................40
4.3. Hạn chế của nghiên cứu....................................................................40
KẾT LUẬN....................................................................................................41
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AUDIT

: Bộ công cụ đánh giá mức độ nguy cơ sử dụng rượu bia (The

Alcohol Use Disorders Identification Test)

DASS 21

: Thang đánh giá trầm cảm- lo âu- stress (Depresion Anxiety
Stress Scales 21)

ĐVUC

: “Đơn vị uống chuẩn”

ICD 10

: Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (International Classification
of Diseases)

WHO

: Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Đặc điểm chung của đối tượng.......................................................22
Bảng 3.2: Tần suất uống rượu bia lớn hơn hoặc bằng 6 ĐVUC trong 1 lần
uống.................................................................................................26
Bảng 3.3: Tần suất mất khả năng kiểm soát lượng rượu bia sử dụng trong 12
tháng qua.........................................................................................26
Bảng 3.4: Phân bố mức độ nguy cơ trong sử dụng rượu bia dựa trên thang
điểm AUDIT...................................................................................27

Bảng 3.5: Mối liên quan giữa mức độ nguy cơ sử dụng rượu bia và trầm cảm....28
Bảng 3.6: Mối liên quan giữa sử dụng rượu bia không hợp lý và trầm cảm...28
Bảng 3.7: Mối liên quan giữa sử dụng rượu bia không hợp lý và trầm cảm nhẹ. 29
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa sử dụng rượu bia không hợp lý và trầm cảm vừa
và nặng............................................................................................29
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa mức độ nguy cơ sử dụng rượu bia và rối loạn lo âu....30
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa sử dụng rượu bia không hợp lý và lo âu chung...30
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa sử dụng rượu bia không hợp lý và lo âu mức
độ nhẹ..............................................................................................31
Bảng 3.12: Mối liên quan giữa sử dụng rượu bia không hợp lý và lo âu mức
độ vừa, nặng, rất nặng.....................................................................31
Bảng 3.13: Mối liên quan giữa mức độ nguy cơ sử dụng rượu bia và stress. .32
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa sử dụng rượu bia không hợp lý và stress.......32
Bảng 3.15: Mối liên quan giữa sử dụng rượu bia không hợp lý và stress nhẹ 33
Bảng 3.16: Mối liên quan giữa sử dụng rượu bia không hợp lý và stress vừa,
nặng rất nặng...................................................................................33



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1:Tỉ suất đối tượng đã từng sử dụng rượu bia.........................................24
Biểu đồ 3.2: Tỉ lệ đối tượng sử dụng rượu bia 12 tháng qua....................................25
Biểu đồ 3.3: Tần suất uống rượu trong 12 tháng qua...............................................25
Biểu đồ 3.4: Lượng rượu bia sử dụng trong một ngày tính theo “đơn vị uống chuẩn”.....26


11


12


ĐẶT VẤN ĐỀ

Rượu bia là một loại thức uống được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia.
Theo ước tính của Tổ chức y tế thế giới (WHO), số người sử dụng rượu bia
trên thế giới chỉ sau cafe. Sử dụng rượu bia với mức độ hợp lý có thể đem lại
cho con người cảm giác hưng phấn, thoải mái. Song rượu bia lại là chất kích
thích, gây nghiện vì vậy người sử dụng rất dễ bị lệ thuộc với mức độ dung
nạp ngày càng nhiều dẫn đến tình trạng lạm dụng rượu bia. Lạm dụng rượu
bia gây ra ảnh hưởng lên các cơ quan như tiêu hóa, tim mạch, hệ nội tiết gây
lên những bệnh lý cho cơ quan đó, ngoài ra rượu bia còn gây ra các bệnh lý
tâm thần [1].
Theo WHO hiện có khoảng 1/3 dân số thế giới có sử dụng rượu bia và
khoảng 77 triệu người lạm dụng rượu bia. Lạm dụng rượu bia xếp thứ 5 trong
số 10 nguy cơ hàng đầu với sức khỏe. Lạm dụng rượu bia chiếm 4% gánh
nặng bệnh tật toàn cầu, chỉ sau sử dụng thuốc lá (4,1%) và tăng huyết áp
(4,4%). Ngoài ra rượu bia còn là nguyên nhân khiến con người không làm chủ
được hành vi của mình, dẫn đến các vấn đề xã hội như bạo lực, tai nạn giao
thông, tự tử [2].
Ở Việt Nam, quá trình đổi mới và phát triển nền kinh tế trong những
năm qua đã giúp cho đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Xu hướng
sử dụng rượu bia và các loại đồ uống có cồn khác trong sinh hoạt hàng ngày,
trong những dịp lễ, hội, trong quan hệ công việc đang ngày càng gia tăng
[3].Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí Lancet, lượng rượu bia tiêu thụ
bình quân đầu người ở Việt Nam năm 2017 là 8,9 lít, và là quốc gia có chiều
hướng gia tăng mạnh nhất giai đoạn 2010-2017 (89%) cho thấy tình trạng
đáng báo động[4].


13


Những lo ngại về mức độ tiêu thụ rượu bia và các vấn đề sức khỏe liên
quan đến rượu bia trên thế giới ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm. Điều
này đã được phản ánh nhiều trong các chính sách phát triển gần đây tại nhiều
quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, các chính sách này hiện mới chỉ tập trung
vào việc giảm những tác hại gây nên về mặt thể chất, các hành vi bạo lực,
chống đối xã hôi. Trong khi đó vấn đề sức khỏe tâm thần liên quan đến việc
sử dụng rượu bia vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mực. Nhiều nghiên
cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng có mối liên quan giữa việc sử dụng rượu bia
và sức khỏe tâm thần[5] [6].
Hà Nam là một tỉnh nằm ở vùng Đồng bằng Sông Hồng Việt Nam. Phía
Bắc tiếp giáp với Hà Nội, phía Đông giáp với tỉnh Hưng Yên và Thái Bình,
phía Nam giáp tỉnh Ninh Bình, Đông Nam giáp tỉnh Nam Định và phía Tây
giáp tỉnh Hòa Bình. Trong những năm gần đây kinh tế xã hội của tỉnh đã có
những bước phát triển đáng kể, kéo theo đó là nhiều vấn đề phức tạp về y tế
xã hội, giáo dục. Thực trạng sử dụng rượu bia và sức khỏe tâm thần liên quan
đến sử dụng rượu bia tại 2 Huyện Bình Lục và Huyện Kim Bảng ít được quan
tâm, và cần được nghiên cứu. Nhằm cung cấp bằng chứng cho can thiệp cộng
đồng tại Tỉnh Hà Nam sau này, đặc biệt trong vấn đề về rượu bia và sức khỏe
tâm thần chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Thực trạng và mối liên quan
giữa lạm dụng rượu bia và sức khỏe tâm thần của nam giới từ 18 tuổi ở
một số xã tỉnh Hà Nam năm 2017” với mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng sử dụng rượu bia của nam giới từ 18 tuổi tại 4 xã
thuộc huyện Kim Bảng và Bình Lục, tỉnh Hà Nam năm 2017.
2. Mô tả mối liên quan giữa sử dụng rượu bia và sức khỏe tâm thần của
nam giới từ 18 tuổi tại 4 xã thuộc huyện Kim Bảng và Bình Lục, tỉnh Hà
Nam năm 2017.


14


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm và một số yếu tố liên quan đến rượu bia
1.1.1. Định nghĩa rượu bia
Rượu bia là đồ uống có cồn được tạo ra chủ yếu nhờ quá trình lên men
tinh bột và đường có trong nhiều loại hoa quả, ngũ cốc [3].
1.1.2. Phân loại rượu bia
Có nhiều cách phân loại khác nhau đối với rượu bia, WHO thường
phân loại theo nồng độ cồn và chia thành 3 loại:
- Bia: thường có độ cồn 5%.
- Rượu nhẹ: thường có độ cồn từ 12-15%.
- Rượu mạnh: có độ cồn khoảng 40%.
Chú ý: Cồn dùng để sản xuất dung môi chất tẩy (methyl alcohol, iso
propyl) được sản xuất với khối lượng lớn, giá thành rẻ: không phải là rượu bia
và không uống được [3].
1.1.3. “Đơn vị uống chuẩn” (ĐVUC).
“Đơn vị uống chuẩn” là đơn vị đo lường dùng để quy đổi các loại
rượu bia với nhiều nồng độ khác nhau. Việt Nam là nước đang áp dụng
“đơn vị uống chuẩn” theo khuyến cáo của WHO 1 đơn vị rượu bia bằng
10g rượu bia nguyên chất. Một ĐVUC tiêu chuẩn tương đương 30ml rượu
40 độ, 40ml rượu 30 độ, 60ml rượu 20 độ, một cốc 285ml bia 4,5 độ,
120ml rượu vang 11 độ [2].
1.1.4 Một số ảnh hưởng của rượu bia đến sức khỏe con người.
Ảnh hưởng của rượu bia đến sức khỏe:
Rượu bia ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người uống và có nguy
cơ gây ra các vấn đề kinh tế - xã hội. Tác hại của rượu, bia chủ yếu là do cồn
gây ra cho cơ thể người uống như: làm tổn thương tế bào và các mô dẫn đến
mắc các bệnh cấp tính và mạn tính, gây nhiễm độc, tác động lên hệ thống thần



15

kinh trung ương, làm rối loạn và mất khả năng điều khiển hành vi, nhận thức,
gây nghiện, gây lệ thuộc dẫn đến rối loạn tâm thần kinh và các rối loạn cơ thể
khác. Uống rượu bia gây ra các hậu quả cấp tính hoặc mạn tính, tác hại với cả
người uống, người xung quanh cũng như cộng đồng xã hội nói chung. Một số
tác hại có thể thấy ngay sau khi uống như chấn thương, gây tai nạn giao thông
hay ngộ độc rượu bia. Một số tác hại khác lại diễn ra từ từ và kéo dài như gây
các tổn thương mạn tính đối với sức khỏe (mắc bệnh ung thư, bệnh lý tim
mạch, xơ gan, rối loạn tâm thần, sa sút trí tuệ) hay tác hại đối với gia đình
(sao lãng, tổn hại kinh tế, bạo lực gia đình), công việc (bỏ bê, giảm năng suất
làm việc), mối quan hệ xã hội [7] [8].
Tại Việt Nam, số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy, rượu bia là yếu tố
gây ra 2,9% số trường hợp tử vong và 2,2% gánh nặng bệnh tật quốc gia
trong năm 2008. Năm 2012, 8,3% số trường hợp tử vong cả nước có liên
quan đến việc sử dụng rượu bia[8]. Theo nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn
cầu, rượu bia là yếu tố nguy cơ xếp thứ 05 trong 10 nguy cơ sức khỏe hàng
đầu tại Việt Nam, là nguyên nhân liên quan đến chấn thương, tai nạn giao
thông, rối loạn tâm thần và hành vi, xơ gan, bệnh tim mạch, ung thư, một số
bệnh truyền nhiễm[9].
Tác hại của rượu bia đến sức khỏe tầm thần:
Ở Việt Nam, bệnh lý tâm thần do rượu trước đây rất ít được quan tâm,
nhưng trong những năm gần đây lạm dụng rượu bia và nghiện rượu, bia đang
có xu hướng gia tăng nhanh và trở thành những vấn đề lớn về sức khỏe, kinh
tế - xã hội và an toàn cộng đồng. Các vấn đề sức khỏe tâm thần liên quan đến
rượu bia bao gồm: loạn thần do rượu, sảng rượu, trầm cảm, rối loạn lo âu,
stress.[10]
Loạn thần do rượu bia: là nhóm các biểu hiện rối loạn tâm thần, phát
sinh và phát triển liên quan trực tiếp đến nghiện rượu, là hậu quả tác động



16

trực tiếp và kéo dài của rượu bia lên não, loạn thần do rượu biểu hiện bằng
các rối loạn cảm xúc, hành vi, hoang tưởng, ảo giác. Các biểu hiện rối loạn
tâm thần thường mất đi sau 1-6 tháng ngừng sử dụng rượu [11]
Sảng rượu (sảng run): Đây là một bệnh loạn thần cấp tính và trầm
trọng, xuất hiện ở người nghiện rượu, khi cơ thể bị suy yếu hay vì một bệnh
lý nào đó (nhiễm khuẩn, chấn thương). Sảng rượu cũng có thể xuất hiện sau
khi cai rượu tương đối hoặc tuyệt đối. Trong giai đoạn đầu chủ yếu là mệt
mỏi, chán ăn, rối loạn giấc ngủ, ác mộng, cơn hoảng sợ, kích động, rối loạn
thần kinh thực vật, run rẩy. Thay đổi cảm xúc biểu hiện bằng hoảng hốt, lo âu,
trầm cảm. Bệnh tiến triển nặng dần, nhất là về chiều tối, có thể có ảo tưởng
thị giác, hồi ức. Giai đoạn toàn phát: Ý thức mê sảng hoặc lú lẫn, các ảo
tưởng và ảo giác sinh động và triệu chứng run nặng. Ngoài ra cũng thường có
hoang tưởng, kích động, mất ngủ hoặc đảo lộn nhịp thức ngủ và hoạt động
thần kinh tự trị gia tăng[11].
Chứng nghiện rượu mạn tính thường dẫn đến thay đổi tính tình rõ rệt:
trở nên ích kỷ hung dữ ác độc, đánh đập hành hạ vợ con. Suy đồi đạo đức,
quan hệ tình dục bừa bãi, thiếu bảo vệ, dễ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường
tình dục. Sống thiếu trách nhiệm với gia đình tiêu xài phung phí, thờ ơ với
công việc, năng suất làm việc giảm sút hay vi phạm pháp luật [9].
1.1.5. Bộ công cụ AUDIT (The Alcohol Use Disorders Identification Test)
và mức độ nguy cơ trong sử dụng rượu bia
Bộ công cụ AUDIT được xuất bản năm 1989. Bảng câu hỏi AUDIT là
một phương pháp sàng lọc đơn giản cho các đối tượng sử dụng rượu và uống
rượu quá mức. Độ tin cậy và hiệu lực của nó đã được thiết lập trong nghiên
cứu được tiến hành trong nhiều môi trường và ở nhiều quốc gia khác nhau.
Nó được coi là công cụ sàng lọc rất phù hơp cho phạm vi vấn đề về rượu



17

trong chăm sóc sức khỏe ban đầu và là xét nghiệm sàng lọc duy nhất được
thiết kế đặc biệt để sử dụng quốc tế[12].
Qua nghiên cứu thử nghiệm của tác giả Kim Bảo Giang và cộng sự tại
Ba Vì Hà Nội năm 2004 kết luận: bộ công cụ AUDIT hoàn toàn khả thi để áp
dụng tại Việt Nam[13]. Bộ công cụ AUDIT được sử dụng phù hợp với tất cả
các đối tượng trong cộng đồng. Bộ câu hỏi AUDIT gồm 10 câu hỏi, câu từ 1-8
tính theo thang điểm 0-4, câu 9,10 tính theo thang điểm 0-2. AUDIT còn được
chia thành 3 phần[3]:
 Phần 1 có 3 câu hỏi (câu 1, 2, 3) thu thập bằng chứng về sử dụng rượu
bia đến mức có hại.
 Phần 2 có 3 câu hỏi (câu 4, 5, 6) thu thập bằng chứng về phụ thuộc
rượu bia
 Phần 3 có 4 câu hỏi (câu 7, 8, 9, 10) thu thập bằng chứng về sử dụng
rượu bia ở mức nguy hiểm
Dựa theo hướng dẫn trong bộ công cụ AUDIT phân loại thành 4 mức
độ nguy cơ trong sử dụng rượu bia [3] bao gồm:
 Sử dụng bia hợp lý, nguy cơ thấp với mức độ dung nạp này,
những hậu quả của rượu bia đối với sức khoẻ thường ở mức tối
thiểu, tương ứng với mức <8 điểm (đánh giá theo bộ công cụ
sàng lọc).
 Sử dụng rượu bia ở mức nguy cơ là việc sử dụng rượu bia ở mức
độ dẫn đến nguy cơ gây hại cho người uống. Những người này
mặc dù chưa chịu những tác hại về sức khỏe do rượu/bia gây ra
nhưng họ có nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như: ung thư, tim


18


mạch, hoặc nguy cơ chấn thương, bạo lực hay hành vi liên quan
đến pháp luật, giảm khả năng làm việc, và gặp phải các vấn đề xã
hội do tình trạng nhiễm độc rượu, bia cấp tính gây nên, tương
ứng với mức từ 8-15 điểm.
 Sử dụng rượu bia ở mức có hại là việc sử dụng rượu bia ở mức
gây ra các tổn hại về sức khỏe. Những tổn hại này có thể về thể
chất (tổn thương gan, suy chức năng gan, tim mạch, v.v.) hay tâm
thần (trầm cảm, loạn thần,v.v.) hoặc các hậu quả xã hội khác (tai
nạn thương tích, bạo lực, giảm khả năng làm việc,v.v.), tương
ứng với mức từ 9-16 điểm.
 Phụ thuộc/nghiện rượu bia là tình trạng lệ thuộc vào rượu bia
được đặc trưng bởi sự thèm muốn (nhu cầu uống mãnh liệt), mất
kiểm soát (không thể ngừng uống mặc dù rất muốn dừng), tăng
mức độ dung nạp, ảnh hưởng đến thể chất, tương ứng với mức từ
20 điểm trở lên.
1.2. Thực trạng sử dụng rượu bia trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Thực trạng sử dụng rượu bia trên thế giới.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Lancet năm 2019 đã phát
hiện ra rằng mức tiêu thụ rượu bia trên toàn cầu có chiều hướng tăng. Tổng
lượng rượu tiêu thụ trên toàn cầu mỗi năm đã tăng từ 21 tỷ lít năm 1990 lên
35,7 tỷ lít vào năm 2017 - tăng 70%. Các nước thu nhập thấp và trung bình
như Việt Nam, Ấn Độ và Trung Quốc có xu hướng sử dụng với lượng tăng
đáng kể. Điều đó đã dẫn đến việc tiêu thụ rượu bia tăng 34% ở Đông Nam Á
trong giai đoạn bảy năm từ 2010 đến 2017. Với trung bình 15 lít rượu bia
nguyên chất được tiêu thụ trên mỗi người lớn hàng năm tính đến năm 2017,
Moldova là quốc gia có mức độ sử dụng cao nhất trong khi Kuwait là nước có


19


lượng sử dụng thấp nhất [4]. Lượng rượu bia được báo cáo đã giảm ở các
nước phát triển, nhưng nó đã tăng lên ở các nước đang phát triển. Tiêu thụ
rượu bia đã tăng mạnh ở Việt Nam, tốc độ tăng là 89,4% so với năm 2010. Ấn
Độ cũng chứng kiến sự gia tăng đáng chú ý với lượng tiêu thụ trung bình
hàng năm tăng 37,2% trong cùng kỳ. Nhiều quốc gia phát triển đã thấy tăng
hoặc giảm nhẹ với mức tiêu thụ của Mỹ tăng 5,4% kể từ năm 2010. Người
Nga đang sử dụng có xu hướng giảm, cùng với Anh, Canada và Úc cũng đang
giảm. [4]
1.2.2 Thực trạng sử dụng rượu bia ở Việt Nam.
Hành vi uống rượu bia trong những dịp lễ tết cưới hỏi, ma chay có ở
hầu hết các địa phương trong cả nước. Hành vi này đã trở thành văn hóa từ rất
lâu ở nước ta, đối với người dân uống rượu bia là hành vi rất bình thường [7].
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Lancet năm 2019, Việt Nam là
quốc gia sử dụng rượu bia tăng mạnh nhất giai đoạn 2010-2017 đã tăng
89,4% với lượng tiêu thụ trung bình 8,9 lít/người/năm. Điều đó cho thấy tình
trạng sử dụng rượu bia ở nước ta đang ở mức độ đáng báo động, theo dự báo
nếu không có điều chỉnh thì sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo [4].
Kết quả nghiên cứu ở Thường Tín Hà Nội do tác giả Nguyễn Thị Thanh
Hà thực hiện 2008 cho thấy: Với dân số 6704 người trên 18 tuổi ở xã có 884
người sử dụng rượu bia đạt tiêu chuẩn chẩn đoán lạm dụng rượu bia và
nghiện có tỉ lệ là 13,2% dân số điều tra. Trong đó 884 người lạm dụng rượu
bia và nghiện rượu bia có 734 người, lạm dụng rượu bia là 11,1% và 141
người nghiện rượu bia là 2,1%. Số lần uống rượu bia mỗi ngày chiếm tỷ lệ
cao nhất ở nhóm từ 1-3 lần (91%) thấp nhất ở nhóm trên 10 lần (9%) [14].
Theo kết quả công bố của tác giả Kim Bảo Giang và cộng sự thực hiện
tại huyện Thanh Oai Hà Nội năm 2013 cho thấy: sử dụng rượu và vấn đề rượu
là phổ biến hơn nhiều ở nam giới. Tỷ lệ sử dụng rượu trong thời gian 12 tháng



20

là 49,6% (ở nam là 82,9% và ở nữ là 17,8% ). Tỷ lệ sử dụng rượu trong 1 tuần
trước cuộc phỏng vấn là 34,7% (ở nam là 65,5% và ở nữ là 5,3%). Tỷ lệ uống
quá nhiều là 24,4% ở tất cả nam giới và ở tất cả phụ nữ là 0,4%. Tỷ lệ uống
rượu quá mức là 35% trong số tất cả những người sử dụng rượu (37,3% ở
những người sử dụng rượu nam và ở nữ là 7,1) [15].
Trong nghiên cứu của tác giả Phạm Hiền Vương và cộng sự năm 2014
kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đã từng uống hết 1 đơn vị rượu trong nhóm
nam giới 15-60 trên địa bàn xã Ninh Hiệp là 90,8%. Tỷ lệ sử dụng rượu bia
trong vòng 1 năm trở lại đây là 87,1% và 1 tuần trở lại đây là 66,9%. Tỷ lệ
phụ thuộc rượu bia là 3,0%. Tuổi trung bình bắt đầu uống rượu bia là 17,9 ±
2,7. Có tới 26,4% nam giới uống rượu bia hàng ngày. Lượng rượu bia uống
trung bình trong 1 ngày là 3,4 ± 3,37 đơn vị rượu chuẩn. Rượu tự nấu/bia sản
xuất thủ công là loại đồ uống phổ biến nhất (67,3%). Phần lớn những người
sử dụng rượu bia thường uống ngay tại nhà: 61,1%. Và thường là uống với
bạn bè/đồng nghiệp là 63,3% [16]
Trong một nghiên cứu khác của tác giả Tạc Văn Nam và cộng sự năm
2014 tại tỉnh Bắc Kạn cho thấy tỉ lệ đối tượng đã từng sử dụng rượu bia có tỉ
lệ đến 96,5%. Trong đó tỉ lệ uống rượu ở mức nguy cơ, lạm dụng rượu bia
chung cho cả 2 giới là 25%, ở nam là 29,1%, ở nữ là 6,8%. Lý do uống rượu
bia nhiều nhất là vì thói quen khi gặp bạn bè/người thân/khách (82%), tiếp
đến là do có đồ ăn ngon (20,8%), chỉ 12,8% cho rằng thấy tự tin hơn khi có
chút rượu. Thời gian sử dụng rượu bia của các đối tượng trong từ 5-10 năm
chiếm cao nhất 29,25%, dưới 5 năm là 26,25%, 11- 20 năm là 25,25%, và có
tới 19,0% người uống rượu trên 20 năm. Tỷ lệ đối tượng có số lần uống rượu
bia nhiều hơn 2 lần/ngày chiếm 44,8%. Tỷ lệ đối tượng sử dụng 1-3 chén
rượu/lần chiếm 46,1%. Vẫn có tới 14,5% số đối tượng uống trên 10 chén



21

rượu/lần. Tỷ lệ dùng ≤ 1 cốc bia/lần chiếm 59,1%, 2-3 cốc/lần chiếm 23,6%,
>5 cốc/lần chiếm 6,9% [17]
Nghiên cứu của tác giả Lưu Bích Ngọc và cộng sự tại 12 tỉnh thành phố
năm 2015 cho kết quả 86,5% nam giới sử dụng rượu bia. Tỷ lệ người sử dụng
rượu bia không khác biệt nhiều giữa người trẻ, trung niên hay người cao tuổi,
cũng không khác nhau giữa khu vực thành thị hay nông thôn. Sự khác biệt chỉ
xuất hiện theo vùng địa lý kinh tế. Tây Nguyên là vùng có tỷ lệ người dân sử
dụng rượu bia nhiều nhất (73,4%), tiếp theo, xếp hàng thứ hai là vùng Đồng
bằng sông Hồng (65%), xếp thứ ba là vùng Trung du và miền núi phía Bắc
(61%). Trong các nhóm nghề nghiệp khác nhau, hai nhóm dân số có tỷ lệ
người sử dụng rượu bia nhiều nhất là nhóm người làm nghề tự do (xe ôm, bán
hàng rong) (71,6%) và nhóm nhân viên hành chính (70%). Lượng rượu bia
được sử dụng trung bình trong một ngày tăng dần theo các nhóm tuổi của
người sử dụng. Nhóm thanh niên dưới 25 tuổi đã sử dụng lượng ít nhất
(7,4g/ngày), tiếp đến là nhóm tuổi 26-35 (12,7g/ngày), nhóm tuổi 36-45
(14,8g/ngày) và 46-55 tuổi (15,5 g/ngày) [18].
1.3. Mối liên quan giữa lạm dụng rượu bia và sức khỏe tâm thần.
1.3.1 Mối liên quan giữa lạm dụng rượu bia và trầm cảm.
Trầm cảm là một trạng thái cảm xúc buồn rầu, chán nản khác với phản
ứng buồn chán nhất thời ở người bình thường. Trầm cảm có nguyên nhân và
cơ chế bệnh sinh phức tạp, biểu hiện lâm sàng không chỉ bằng các triệu chứng
đặc trưng về tâm thần là giảm khí sắc mà còn kèm theo nhiều triệu chứng về
cơ thể nên người bệnh trầm cảm thường đến với các chuyên khoa khác và dễ
bị bỏ sót chẩn đoán [19].
Trầm cảm điển hình được mô tả bằng sự ức chế toàn bộ các quá trình
hoạt động tâm thần biểu hiện bằng 3 triệu chứng đặc trưng sau: khí sắc trầm
biểu hiện bằng nét mặt, dáng điệu buồn rầu, ủ rũ. Mất hoặc giảm sự quan tâm



22

thích thú: không quan tâm đến mọi việc, không còn ham thích gì kể cả vui
chơi. Mất hoặc giảm năng lượng, giảm hoạt động, dễ mệt mỏi không còn sức
lực chỉ sau một cố gắng nhỏ [20].
Rượu bia có thể tác động gây mắc trầm cảm: nó làm thay đổi sự cân
bằng các chất trong não. Khi mới sử dụng, rượu bắt đầu ảnh hưởng đến một
phần của não liên quan đến sự ức chế. Đó là lý do tại sao rượu bia đôi khi làm
cho người uống cảm thấy tự tin và thoải mái hơn. Nhưng khi uống nhiều hơn,
có thể những tác dụng dễ chịu trên sẽ được thay thế bằng những cảm xúc tiêu
cực như trầm cảm, lo âu hoặc tức giận[21]. Uống thường xuyên làm giảm
serotonin, một chất của não giúp điều chỉnh tâm trạng. Đây là một yếu tố dẫn
đến triệu chứng trầm cảm nếu uống nhiều và thường xuyên. Ngoài ra, rượu và
trầm cảm có thể tác động lẫn nhau để tạo ra một vòng luẩn quẩn [22].
Trong một nghiên cứu của tác giả Trần Quỳnh Anh và cộng sự năm
2017 tại tỉnh Sơn La đối tượng là người trưởng thành kết quả cho thấy có
mối liên quan giữa việc sử dụng rượu và trầm cảm. Những đối tượng sử
dụng rượu bia có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp 6,1 lần người không sử dụng
rượu bia [23]
Trong nghiên cứu của Meronias và cộng sự tại Tây Ban Nha vào năm
2017 đối tượng là thanh thiếu niên cho thấy những đối tượng sử dụng rượu
bia có nguy cơ mắc trầm cảm vừa và nặng cao hơn 1,71 lần nhóm không sử
dụng rượu bia [5].
1.3.2. Mối liên quan giữa lạm dụng rượu bia và lo âu.
Rối loạn lo âu là sự lo sợ quá mức trước một tình huống xảy ra, có tính
chất vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống.
Rối loạn lo âu lan tỏa được xếp vào nhóm các rối loạn liên quan đến stress với
các đặc tính là những mối lo dai dẳng, lan tỏa mạn, không khu trú vào một sự
kiện hoàn cảnh đặc biệt nào ở xung quanh hoặc có liên quan với những sự



23

kiện đã qua không còn tính thời sự nữa. Rối loạn này thường có xu hướng
mạn tính[24]. Các triệu chứng đặc trưng trong giai đoạn toàn phát là căng
thẳng, sợ hãi vô cớ, căng thẳng về cơ thể, bồn chồn căng cơ, tim đập nhanh,
đau đầu, khó chịu, tim đập nhanh, vã mồ hôi, đi tiểu nhiều lần. Các triệu
chứng này thường kéo dài vài tháng và tái diễn nhiều lần[25].
Theo nghiên cứu của Wenbin Liang và cộng sự tại Úc năm 2007 đối
tượng là người trưởng thành 18-85 tuổi cho thấy có mối liên quan giữa sử
dụng rượu và rối loạn lo âu. Những đối tượng sử dụng rượu bia ở mức lạm
dụng nghiện có khả năng mắc rối loạn lo âu cao hơn gấp 2,15 lần (CI=1,343,43) những đối tượng không sử dụng rượu bia [6].
1.3.3. Mối liên quan giữa lạm dụng rượu bia và stress.
Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một
yếu tố tác động nào đe dọa đến sự tồn tại lành mạnh của con người cả về thể
chất lẫn tinh thần. Stress là một khái niệm đa hình. Trong thường ngày chúng
ta đều trải nghiệm stress ở nhiều khía cạnh khác nhau trong các hoạt động của
chúng ta: ở trường, ở nhà, nơi công sở và thậm chí cả trong các hoạt động thể
dục thể thao cũng có stress, luôn luôn tồn tại quanh ta [26].
Theo giáo sư Đặng Phương Kiệt phân loại mức độ stress như sau:[27]
-

Stress mức độ nhẹ: là mức độ mà chủ thể có thể cảm nhận như một

thách thức làm tăng thành tích.
-

Stress mức độ vừa: là mức độ phá vỡ ứng xử và có thể dẫn đến những


hành động rập khuân, lặp lại.
-

Stress mức độ nặng: là mức độ dẫn đến ngăn chặn ứng xử gây ra

những phản ứng lệch lạc, dễ bối rối, giận dữ và trầm nhược.


24

Trong nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng khẳng định có mối liên quan
giữa sử dụng rượu và stress. [28] [29]. Nghiên cứu của Seung Jin Yoon và
cộng sự tại Hàn Quốc năm 2016 kết quả có mối liên quan giữa sử dụng rượu
bia không hợp lý và stress [30].
1.3.4. Thang đánh giá trầm cảm- lo âu- stress DASS 21 ( Depresion Anxiety
Stress Scales 21)
Thang đánh giá về trầm cảm, lo âu, stress trên đối tượng vị thành niên
và người trưởng thành được phát triển bởi Livibond S.H và Livibond P.E
(1995), ký hiệu DASS 42 gồm 42 câu hỏi. Đến năm 1997, cũng chính nhóm
các nhà khoa học này lại cho ra đời thang đo DASS 21 – đây là phiên bản rút
gọn của Dass 42 nhằm tạo ra sự tiện lợi hơn cho người dung [31]. Thang đánh
giá DASS 21 là một phương pháp sàng lọc đơn giản cho các đối tượng. Độ tin
cậy và hiệu lực của nó đã được thiết lập trong nghiên cứu được tiến hành
trong nhiều môi trường và ở nhiều quốc gia khác nhau[32]. Thang đo DASS
21 đã được viện sức khỏe tâm thần Quốc gia Việt Nam biên dịch và thử
nghiệm trên các đối tượng khác nhau. Thang đánh giá DASS 21 gồm 21 mục
tiêu, mỗi biểu hiện sức khỏe tâm thần được đánh giá bằng 7 tiêu mục và đã
được viện sức khỏe tâm thần đánh giá biên dịch, thử nghiệm và được sửa
dụng rộng rãi trong nghiên cứu và điều trị trong bệnh viện[33] [34]. Mức độ
đánh giá cho điểm cho mỗi mục là 0 đến 3 điểm.

Sau khi cộng điểm của từng nhóm 7 mục tiêu kết quả sau đó nhân hệ số
2 thu được sẽ nhận dạng theo mức độ biểu hiện về sức khỏe tâm thần theo các
mức độ bình thường, nhẹ, vừa, nặng, rất nặng ứng với các điểm tương ứng
(phụ lục 2):
Các hạng mục câu hỏi:
Stress:


25

- Tôi khó mà cảm thấy thoải mái được
- Tôi có xu hướng phản ứng thái quá với các tình huống
- Tôi thấy mình đang suy nghĩ quá nhiều
- Tôi thấy bản thân dễ bị kích động
- Tôi thấy khó thư giãn được
- Tôi không chấp nhận được việc có cái gì đó xen vào cản trở việc tôi
đang làm
- Tôi thấy mình khá dễ phật ý, tự ái
Lo âu:
- Tôi cảm thấy khô miệng
- Tôi cảm thấy khó thở (thở gấp, khó thở dù chẳng làm việc gì nặng)
- Tôi cảm thấy run (ví dụ: tay)
- Tôi lo lắng về những tình huống có thể làm tôi hoảng sợ hoặc biến tôi
thành trò cười
- Tôi thấy mình gần như hoảng loạn
- Tôi nghe thấy rõ tiếng nhịp tim dù không làm việc gì nặng cả (ví dụ:
cảm thấy nhịp tim tăng, tim lỡ nhịp)
- Tôi thấy sợ vô cớ
Trầm cảm:



×