Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

ẢNH HƯỞNG của lễ hội VU LAN đến đời SỐNG đạo đức của NHÂN dân THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.48 KB, 69 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

DƯƠNG QUANG LINH

ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI VU LAN
ĐẾN ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC CỦA NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Thái Nguyên, năm 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

DƯƠNG QUANG LINH

ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI VU LAN
ĐẾN ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC CỦA NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Ngành: Giáo dục Chính trị

Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Minh Tuyên

Thái Nguyên, năm 2019



LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn thầy, cô giáo Khoa Giáo dục chính trị Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đã trang bị cho em những
kiến thức, kinh nghiệm quý giá trong thời gian học tập tại khoa và nhiệt tình
giúp đỡ em thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo hướng dẫn –
TS. Vũ Minh Tuyên đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho em trong suốt quá trình
nghiên cứu và thực hiện khóa luận.
Tuy đã có những cố gắng nhất định nhưng do trình độ nhận thức và năng
lực còn hạn chế nên chắc chắn khóa luận vẫn còn nhiều thiếu sót. Em kính
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để khóa luận của
em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 02 tháng 05 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Dương Quang Linh

i


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................i
MỤC LỤC..........................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG.........................................................................................iv
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.............................................................................2
3. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu của đề tài..................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài...................................................3
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài......................................4

6. Đóng góp của đề tài.........................................................................................5
7. Kết cấu đề tài...................................................................................................5
Chương 1. LỄ HỘI VU LAN VÀ Ý NGHĨA CỦA LỄ HỘI NÀY ĐỐI VỚI
ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI DÂN NƯỚC TA................................6
1.1. Khái quát về lễ hội và lễ hội Vu Lan............................................................6
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của lễ hội..............................................................6
1.1.2. Khái quát chung về lễ hội Phật giáo........................................................12
1.1.3. Lễ hội Vu Lan của Phật giáo....................................................................15
1.2. Ý nghĩa của lễ hội Vu Lan đối với đời sống đạo đức của nhân dân Việt Nam. 20
1.2.1. Khái quát chung về đời sống đạo đức......................................................20
1.2.2. Ý nghĩa của lễ hội Vu Lan đối với đời sống đạo đức của nhân dân Việt Nam
...........................................................................................................................20
Kết Luận chương 1..........................................................................................24
Chương 2 ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI VU LAN ĐẾN ĐỜI SỐNG ĐẠO
ĐỨC NHÂN DÂN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI
PHÁP.................................................................................................................25
2.1. Khái quát về đời sống đạo đức của nhân dân thành phố Thái Nguyên.......25
2.1.1. Giới thiệu chung về thành phố Thái Nguyên...........................................25
2.1.2. Đời sống đạo đức của nhân dân thành phố Thái Nguyên........................30
ii


2.2. Thực trạng ảnh hưởng của lễ hội Vu Lan đến đời sống đạo đức nhân dân
thành phố Thái Nguyên......................................................................................34
2.2.1. Ảnh hưởng của lễ hội Vu Lan đến ý thức đạo đức của nhân dân thành
phố Thái Nguyên...............................................................................................34
2.2.2. Ảnh hưởng của lễ hội Vu Lan đến thực tiễn đạo đức của nhân dân thành
phố Thái Nguyên...............................................................................................41
2.2.3. Ảnh hưởng của lễ hội Vu Lan đến quan hệ đạo đức của nhân dân thành
phố Thái Nguyên...............................................................................................47

2.3. Một số giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế
những ảnh hưởng tiêu cực của lễ hội Vu Lan đến đời sống đạo đức nhân dân
thành phố Thái Nguyên......................................................................................49
2.3.1. Nâng cao trình độ nhận thức của nhân dân, tuyên truyền giáo dục cho
nhân dân về ý nghĩa thực sự của lễ hội Vu Lan.................................................49
2.3.2. Nâng cao đời sống vật chất, đạo đức cho nhân dân thành phố Thái Nguyên
...........................................................................................................................51
2.3.3. Chính quyền địa phương cần có chính sách phù hợp để tổ chức có hiệu
quả lễ hội Vu Lan...............................................................................................52
2.3.4. Đề ra các hình thức tổ chức lễ hội phù hợp với phong tục tập quán của
địa phương, dân tộc............................................................................................54
Kết luận chương 2............................................................................................56
KẾT LUẬN.......................................................................................................57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................59
PHỤ LỤC.........................................................................................................61

iii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Nhận thức của một bộ phận nhân dân thành phố Thái Nguyên về lễ
hội Vu Lan......................................................................................................... 36
Bảng 2.2. Đánh giá về tầm quan trọng của ảnh hưởng lễ hội Vu Lan đến.......36
đời sống đạo đức của nhân dân thành phố Thái Nguyên...................................36
Bảng 2.3. Ảnh hưởng lễ hội Vu Lan đến đời sống đạo đức của nhân dân........42
thành phố Thái Nguyên......................................................................................42
Bảng 2.4. Những mặt hạn chế của lễ Vu Lan trong đời sống nhân dân.............45
thành phố Thái Nguyên......................................................................................45
Bảng 2.5. Mục đích tham gia lễ hội Vu Lan của nhân dân................................47

Thành phố Thái Nguyên....................................................................................47

iv


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tại Việt Nam trong những năm gần đây, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đang
diễn ra rất mạnh mẽ. Trong số những tôn giáo lớn có ảnh hưởng tới đời sống đạo đức
của dân Việt Nam hiện nay thì Phật giáo là một trong những tôn giáo có ảnh hưởng
đáng kể. Trải qua hơn 2500 năm tồn tại và phát triển Phật giáo đã nhanh chóng hòa
quyện với nhiều tôn giáo khác và nhiều hình thức văn hóa bản địa của người Việt để
có những hoạt động phù hợp với tâm thức tôn giáo của người Việt Nam và được
người Việt Nam thừa nhận như một tôn giáo truyền thống của mình. Cùng với các tôn
giáo khác như: nho giáo, đạo giáo thì Phật giáo đã mang lại những giá trị văn hóa,
đạo đức độc đáo, làm đa dạng hơn nền văn hóa, đạo đức cho nước nhà. Nổi bật trong
số các hoạt động văn hóa có ảnh hưởng tới đời sống đạo đức ấy là việc thường xuyên
tổ chức các lễ hội truyền thống của quê hương, đất nước.
Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của
vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa
vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc
Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các
tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km);
diện tích tự nhiên 3.562,82 km². Trên địa bàn tỉnh còn lưu giữ nhiều lễ hội truyền
thống: Lễ hội Đền Đuổm, lễ hội Lồng Tồng, Lễ hội chùa Hang…
Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn thành phố cũng rất được quan tâm,
chú trọng ( nên 1 vài hoạt động tín ngưỡng) và bên cạnh đó phải kể đến các lễ hội
Phật giáo cũng được tổ chức rộng khắp thu hút nhiều người dân tham gia. Ở nước ta,
lễ hội Phật giáo từ lâu đã hòa quyện vào văn hóa của người Việt, nó đã thực sự trở
thành điểm sáng, nét độc đáo trong văn hóa Việt, có ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều

mặt đời sống đạo đức của nhân dân. Một trong những lễ hội Phật giáo có ảnh hưởng
lớn đến các mặt đời sống đạo đức của nhân dân là lễ hội Vu Lan. Đây là lễ hội mà
những hoạt động của nó đã quyện chặt chẽ với truyền thống hiếu thuận của dân tộc ta,
lễ hội Vu Lan còn có ý nghĩa giáo dục thiết thực về đạo hiếu, về truyền thống “Uống
nước nhớ nguồn” của dân tộc, đây cũng trở thành dịp để mỗi người con không chỉ
báo hiếu với cha mẹ mà cả với quê hương, đất nước.

1


Là một người sinh ra trên quê hương thành phố Thái Nguyên, việc tiếp cận, tìm
hiểu các hoạt động của lễ hội Vu Lan sẽ giúp bản thân em hiểu rõ hơn về đời sống
đạo đức của người dân trong thành phố của mình. Đồng thời nó cũng giúp em có thể
làm sáng tỏ những ảnh hưởng tích cực của lễ Vu Lan đến đời sống nhân dân nơi đây
và đề ra các biện pháp khắc phục những hạn chế còn tồn tại của lễ hội này.Vì những
lý do nêu trên chúng em quyết định chọn đề tài nghiên cứu khoa học “Ảnh hưởng của
lễ hội Vu Lan đến đời sống đạo đức của nhân dân thành phố Thái Nguyên ”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về lễ hội Phật giáo nói chung và lễ hội Vu Lan nói riêng là một đề
tài được nhiều học giả quan tâm. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lễ hội Vu
Lan nhưng trong đó có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu sau:
Tác phẩm “Việt Nam phong tục” của tác giả Phan Kế Bính. Trong tác phẩm này,
tác giả Phan Kế Bính đã nói đến nhiều nét đặc trưng trong văn hóa cũng như các
phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam. Ông nghiên cứu các phong tục tập quán ấy
theo hai hướng là “Phong tục gia tộc” và “Phong tục xã hội”. Theo tác giả, Vu Lan là
một lễ hội diễn ra để thể hiện đạo lí của con người, đạo làm con, lòng hiếu thuận…
Với việc vận dụng các tác phẩm của Phật giáo như “Phật sở hành tan” của Bồ Tát Mã
Mũ Minh đã giúp Phan Kế Bính hoàn thiện lĩnh vực mà mình nghiên cứu.
“Giáo dục Phật giáo về Báo hiếu” của Sư Cô Thích Đồng Hóa, Ban Văn hóa
Trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam. Đây là một trong những công trình nghiên

cứu về Vu Lan, công trình này chủ yếu đề cập đến nội dung của lễ hội Vu Lan và
phương thức báo hiếu của con người trong dịp Vu Lan.
“Vai trò của lễ Vu Lan – Báo hiếu với Đạo đức xã hội hiện nay’’ của tác giả
Đặng Tài Tính cũng là một trong những công trình khoa học nêu lên vai trò, ý nghĩa
của lễ Vu Lan đối với đời sống xã hội. Tác giả đã đứng từ góc độ đạo đức để khẳng
định giá trị và sức ảnh hưởng của lễ hội Vu Lan chính từ việc báo hiếu, báo đáp công
ơn sinh thành và dưỡng dục của con cái đối với bậc sinh thành.
“Bản thể luận xã hội về đạo Hiếu ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Đoàn Thị
Thọ (2017), Nxb Khoa học xã hội. Trong tác phẩm này, tác giả cũng đã đề cập tới ý
nghĩa của lễ hội Vu lan đối với đạo Hiếu của người Việt Nam. Những nội dung phân
tích của tác giả đã cho thấy sự ảnh hưởng nhất định của lễ Vu lan trong đời sống đạo
đức của người Việt Nam.

2


Ngoài ra, còn một số các công trình khác như: “Từ lễ Vu Lan nhìn về đạo Hiếu
của dân tộc Việt” của tác giả Lê Công Sự; “Lễ Vu Lan từ phương diện Văn hóa Tôn
giáo” của tác giả Ngô Hữu Thảo, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh… và
những bài báo đăng trên các tạp chí, trang web [] cũng đề
cập đến lễ hội Vu Lan – Lễ hội Phật giáo và những ảnh hưởng sâu rộng của nó trong
đời sống nhân dân.
Tuy nhiên vẫn chưa có một công trình nào đứng trên cái nhìn đúng đắn của
triết học để nghiên cứu riêng về lễ hội Vu Lan và ảnh hưởng của nó đến đời sống
đạo đức nhân dân tại thành phố Thái Nguyên. Đây cũng chính là lí do em chọn đề
tài: “Ảnh hưởng của lễ hội Vu Lan đến đời sống đạo đức của nhân dân thành phố
Thái Nguyên”.
3. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài phân tích thực trạng ảnh hưởng của lễ hội Vu Lan đến đời sống đạo đức

của nhân dân thành phố Thái Nguyên, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm phát huy
những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của lễ hội Vu Lan
đến đời sống đạo đức của nhân dân ở địa phương này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu về mặt lý luận, phân tích đặc điểm của lễ hội Vu Lan và ý nghĩa
của lễ hội Vu Lan đến đời sống đạo đức của người dân nước ta.
- Phân tích thực trạng ảnh hưởng của lễ hội Vu Lan đến đời sống đạo đức nhân
dân thành phố Thái Nguyên; đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích
cực, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của lễ hội Vu Lan đến đời sống đạo đức của nhân
dân thành phố Thái Nguyên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu về lễ hội Vu Lan và thực trạng ảnh hưởng của lễ hội này đến
đời sống đạo đức của nhân dân thành phố Thái Nguyên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung vào khảo sát và nghiên cứu ảnh hưởng của lễ hội Vu Lan đến ý
thức đạo đức, thực tiễn đạo đức, quan hệ đạo đức của nhân dân thành phố Thái Nguyên.

3


5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
5.1. Cơ sở lý luận
Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng; chủ nghĩa duy vật lịch
sử; quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta; tư tưởng Hồ Chí Minh về tín
ngưỡng, tôn giáo và Phật giáo.
5.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
- Phương pháp điều tra xã hội học: Tiến hành lập bảng điều tra xã hội học với hệ
thống các câu hỏi đóng có phương án lựa chọn và câu hỏi mở nhằm tìm hiểu về nhận

thức của người dân thành phố Thái Nguyên đối với sự ảnh hưởng của lễ Vu Lan diễn
ra ở thành phố Thái Nguyên như thế nào.
- Phương pháp điền dã: Tác giả trực tiếp đến các chùa của thành phố Thái
Nguyên tìm hiểu về các hoạt động lễ hội Phật giáo diễn ra ở thành phố Thái Nguyên
như thế nào, tham dự vào lễ Vu lan để khảo cứu và thu thập tư liệu phục vụ cho quá
trình làm đề tài.
- Phương pháp phỏng vấn: Tác giả cũng đã đến các chùa và gặp gỡ, trò c, phỏng
vấn trực tiếp nhân dân trong thành phố Thái Nguyên để có thể tìm hiểu về tác động
của lễ hội Vu Lan đến đời sống đạo đức nhân dân trong thành phố nhằm thu thập
thêm tài liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: Trên cơ sở các tài liệu thu thập được từ
thực tế điều tra và nghiên cứu tư liệu trong sách, tạp chí, các công trình nghiên cứu
khoa học của những người đi trước, nhóm tác giả tập trung làm sáng tỏ những ảnh
hưởng tích cực và tiêu cực của lễ hội Vu Lan đến đời sống đạo đức nhân dân thành
phố Thái Nguyên, đánh giá và đề xuất các giải pháp nhằm phát huy giá trị của lễ hội
Vu Lan ở địa phương này.
- Phương pháp so sánh: Đề tài còn tiến hành tìm hiểu các hoạt động của các lễ
hội Phật giáo khác nhau, cũng như hoạt động của lễ Vu Lan không chỉ ở thành phố
Thái Nguyên mà còn diễn ra ở trong cả nước ta; để có thể đối chiếu xem mức độ ảnh
hưởng tác động của lễ hội Vu Lan đến đời sống đạo đức người dân như thế nào; ý
nghĩa của lễ hội này được nhận thức ở nhân dân thành phố Thái Nguyên giống và
khác gì với người dân trong cả nước...

4


- Phương pháp toán thống kê: Dùng các công thức toán học của toán thống kê để
xử lý kết quả điều tra xã hội học phục vụ cho công tác nghiên cứu của đề tài.
6. Đóng góp của đề tài
- Đề tài góp phần tìm hiểu sâu sắc hơn những giá trị của lễ hội Vu Lan, phân tích

được những ảnh hưởng của lễ hội này đến đời sống đạo đức nhân dân thành phố Thái
Nguyên. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và
hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của lễ hội Vu Lan đến đời sống đạo đức nhân dân
nơi đây.
- Đề tài sau khi hoàn thành có thể sử dụng làm tư liệu tham khảo cho sinh viên
khoa Giáo dục chính trị khi học môn Tôn giáo học, Văn hóa học, Triết học, Chủ
nghĩa xã hội khoa học, Xã hội học…
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội dung chính đề
tài gồm 2 chương, 5 tiết.

5


Chương 1
LỄ HỘI VU LAN VÀ Ý NGHĨA CỦA LỄ HỘI NÀY ĐỐI VỚI
ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI DÂN NƯỚC TA
1.1. Khái quát về lễ hội và lễ hội Vu Lan
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của lễ hội
1.1.1.1. Khái niệm lễ hội
Lễ hội là một sự kiện văn hóa mang tính hoạt động cộng đồng. Nó phản ánh
nhu cầu cả về vật chất và tinh thần của nhân dân trong xã hội. Có nhiều cách hiểu
khác nhau về lễ hội. Trong dân gian lễ hội thường được gọi là “đám”. “Đám” được
dùng để chỉ sự tập hợp số nhiều, đám đông… và thực thi một loạt hoạt động nào đó
như “đám cưới”, “đám ma”, “đám giỗ”…
Lễ hội thường gồm hai phần “lễ” và “hội”. Một số nhà nghiên cứu cho rằng:
Lễ trong lễ hội là một hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính
của dân làng đối với các thần linh, lực lượng siêu nhiên nói chung, với thần thành
hoàng nói riêng. Ðồng thời, lễ cũng phản ánh những nguyện vọng, ước mơ chính
đáng của con người trước cuộc sống đầy rẫy những khó khăn mà bản thân họ chưa có

khả năng cải tạo. Còn hội là một hệ thống trò chơi, trò diễn phong phú và đa dạng
được tổ chức cùng với lễ.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa nhất quán trong cách sắp đặt trật tự của
cụm từ này. Có người gọi là “hội lễ”, theo tác giả Bùi Thiết trong Từ điển hội lễ Việt
Nam, cho rằng: Khi phần hội phong phú hơn thì gọi là “hội lễ”, còn khi phần lễ lấn át
thì là “lễ hội” [14]. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, cách gọi “lễ hội” về cơ bản đã đi
vào đời sống văn hóa ở nước ta (Quy chế tổ chức lễ hội do Bộ Văn hóa thông tin ban
hành năm 2000 sử dụng lễ hội) và được nhân dân mọi vùng miền đất nước sử dụng
rộng rãi và phổ biến.
Có nhiều cách trình bày khái niệm và định nghĩa khác nhau về lễ hội. Theo Từ
điển văn hóa cổ truyền Việt Nam, nhà xuất bản Thế giới, năm 2000, nghĩa đầu tiên
của lễ là hình thức cúng tế, cầu thần ban phúc, nghĩa rộng chỉ những quy tắc của cuộc
sống trong cộng đồng xã hội (cưới, tang, hỏi thăm…) và ngay cả lối cư xử hàng ngày.
Như vậy, trước hết lễ là hình thức, quy cách, nguyên tắc ứng xử giữa chúng ta
với một đối tượng được cử hành lễ nào đó. Tác giả Đoàn Văn Chúc cho rằng: “Lễ
(cuộc lễ) là sự bày tỏ kính ý đối với một sự kiện xã hội, hay tự nhiên, tư tưởng có
thật, đã qua hoặc hiện tại, được thực hiện theo nghi lễ rộng lớn, mức độ rộng lớn, tùy

6


thuộc cấp nhóm xã hội có nhiệm vụ cử hành biểu hiện giá trị của đối tượng được cử
lễ” [Trích theo 10, tr.125-126]. Còn hội là cuộc vui chơi được thể hiện ra bằng các
hoạt động giải trí công cộng, diễn ra tại một địa điểm nhất định vào dịp lễ kỉ niệm
một sự kiện tự nhiên hay xã hội nhằm diễn đạt sự phấn khởi, hoan hỉ của công chúng
dự lễ” [Trích theo 10, tr.155].
Tác giả Lê Trung Vũ trong tác phẩm Lễ hội Việt Nam, nhà xuất bản Văn hóa
thông tin (2005), khái quát: Lễ hội là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống
của cộng đồng làng xóm, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, sự tồn tại và phát triển cho cả
làng, sự bình yên cho từng cá nhân, niềm hạnh phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh

cho từng dòng họ, sự sinh sống của gia súc, sự bội thu của mùa màng, mà từ niềm mơ
ước chung vào bốn chữ “nhân khang, vật thịnh” hay “quốc thái dân an”.
Tác giả Trần Quốc Vượng lại quan niệm: Khoảng thời gian nghỉ ngơi này, là
dịp để người dân vừa cảm ơn thần linh đã phù hộ cho họ một mùa màng đã qua, vừa
cầu xin thần linh phù hộ cho một mùa màng sắp tới. Dần dà biến thiên thời gian đã
lắng đọng nhiều phù sa văn hóa trong lễ hội. Sinh hoạt văn hóa ấy của cư dân được
gọi là “lễ hội” [Trích theo 14, tr.97].
Tác giả Trần Ngọc Thêm lại hiểu lễ hội là hệ thống phân bố theo mùa vụ: Vào
mùa xuân và mùa thu, khi công việc đồng áng rảnh rỗi nhất, lễ hội diễn ra liên tiếp
hết chỗ này đến chỗ khác, mỗi vùng có lễ hội riêng của mình [Trích theo 14, tr.153].
Nhà văn hóa M.Bachie cho rằng: “Thực chất lễ hội là cuộc sống được tái hiện
dưới hình thức tế lễ và trò diễn, đó là cuộc sống lao động, chiến đấu của cộng đồng
dân cư. Tuy nhiên, bản thân cuộc sống không thể trở thành lễ hội được nếu như chính
nó không được thăng hoa, liên kết và quy tụ thành tôn giáo của tâm linh tư tưởng, của
các biểu tượng vượt lên trên tôn giáo, của phương tiện và đoàn kết tất yếu, đó là tôn
giáo, là cuộc sống thứ hai thoát ly tạm thời thực tại, đạt tới hiện thực lý tưởng mà ở
đó mọi thứ đều trở nên đẹp đẽ, lung linh siêu việt cao cả” [Trích theo 5, tr.19].
Kurahayashi – Nhà văn hóa người Nhật cho rằng: “Xét về tính chất xã hội, lễ
hội là quảng trường tâm hồn; xét về tính chất văn nghệ, lễ hội là cái nôi sản sinh và
nuôi dưỡng nghệ thuật, mỹ thuật, nghệ thuật giải trí, trò diễn, với ý nghĩa đó lễ hội
tồn tại và có liên hệ mật thiết với sự phát triển của văn hóa” [Trích theo 5, tr.20].
Tóm lại, từ những quan niệm khác nhau trên đây của các nhà nghiên cứu, có
thể khái quát: Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, được tổ chức theo
những khuôn mẫu nhất định hoặc theo một chu kỳ nhất định (mùa, năm) nhằm thỏa
mãn nhu cầu tinh thần của con người.

7


Tại Việt Nam, lễ hội là sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng.

Trong đó “lễ” mang một ý nghĩa biết ơn, là những hệ thống những hành vi, tác động
nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, với những người có công với
quê hương, đất nước, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc
sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. Còn “hội” là sinh hoạt văn hóa tôn
giáo, nghệ thuật của cộng đồng xuất phát từ nhu cầu cuộc sống bao gồm các trò vui
chơi giải trí, phong phú đa dạng.
1.1.1.2. Đặc điểm của lễ hội
Lễ hội với tư cách là một loại hình sinh hoạt cộng đồng diễn ra trong những
thời điểm mạnh, đã thể hiện được sâu sắc các giá trị văn hóa của cộng đồng làng xã.
Con người sáng tạo ra lễ hội trước hết để thỏa mãn nhu cầu tâm linh, sau là để thể
hiện ước mơ, khát vọng về một cuộc sống no ấm, an lành, hạnh phúc. Việc tổ chức lễ
hội hàng năm vốn diễn ra theo nhịp sống của cư dân nông nghiệp. Lễ hội ở Việt Nam
được tổ chức nhiều nhất vào ba tháng mùa xuân và mùa thu. Hai khoảng thời gian
trên là lúc người dân nhàn rỗi. Mùa xuân tiết trời ấm áp, mùa thu tiết trời mát mẻ, đều
thuận lợi cho việc tổ chức lễ hội.
Một số đặc điểm của lễ hội:
- Tính Thiêng:
Để hình thành và phát triển thành lễ hội bao giờ cũng phải tìm ra được một lý
do mang “tính thiêng” nào đó. Thường thì chúng ta có thể thấy được đó là những
người anh hùng có công với địa phương ấy. Đó là những vị anh hùng bỗng dưng hiển
thánh, bay về trời. Cũng có khi đó chỉ là một bờ sông, nơi có một xác người chết
đuối, đang trôi bỗng nhiên dừng lại, không trôi nữa; dân vớt lên, chôn cất, thờ
phụng... Cũng có khi lễ hội chỉ hình thành nhằm ngày sinh, ngày mất của một người
có công với xóm, làng với nước, ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác (có người chữa
bệnh, có người dạy nghề, có người đào mương, có người trị thủy, có người đánh
giặc... ). Ngoài ra lễ hội còn được hình thành khi địa phương đó trước khi bắt đầu
hoặc sau một mùa vụ để tỏ lòng biết ơn trời đất đã mang lại một mùa vụ bội thu. Chính
những tính "Thiêng" ấy đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho nhân dân trong những thời
điểm khó khăn, cũng như tạo cho họ những hy vọng vào điều tốt đẹp sẽ đến.
- Tính cộng đồng:

Lễ hội chỉ được sinh ra, tồn tại và phát triển khi nó trở thành nhu cầu tự
nguyện của một cộng đồng. Cộng đồng lớn thì phạm vi của lễ hội cũng lớn. Bởi thế
mới có lễ hội của một họ, một làng, một , một vùng hoặc cả nước.

8


- Tính địa phương
Lễ hội được sinh ra và tồn tại đều gắn với một địa phương nhất định. Bởi thế
lễ hội ở địa phương nào mang sắc thái của vùng đó. Tính địa phương của lễ hội chính
là điều chứng tỏ lễ hội đã gắn bó rất chặt chẽ với đời sống của nhân dân, nó đã đáp
ứng những nhu cầu về mặt tinh thần và văn hóa của nhân dân, không chỉ ở nội dung
lễ hội mà còn ở phong cách của lễ hội nữa. Phong cách đó thể hiện ở lời văn tế, trang
phục tế lễ, kiểu lọng, kiểu kiệu, kiểu cờ, ở lễ vật dâng tế lên thần linh...
- Tính cung đình:
Đa phần các nhân vật được suy tôn thành Thần linh trong các lễ hội của người
Việt, là các người đã giữ các chức vị trong triều đình ngày xưa. Bởi thế những nghi
thức diễn ra trong lễ hội, từ tế lễ, dâng hương, đến rước kiệu... đều mô phỏng sinh
hoạt cung đình. Sự mô phỏng đó thể hiện ở cách bài trí, trang phục, động tác đi lại...
Điều này làm cho lễ hội trở nên trang trọng hơn, lộng lẫy hơn. Mặt khác lễ nghi cung
đình cũng làm cho người tham gia cảm thấy được nâng lên một vị trí khác với ngày
thường, đáp ứng tâm lý, những khao khát nguyện vọng của người dân.
- Tính đương đại:
Tuy mang nhiều sắc thái cổ truyền, lễ hội, trong quá trình vận động của lịch
sử, cũng đã hội tụ nhiều yếu tố đương đại. Có thể thấy được những trò chơi mới,
những cách trang trí mới, những phương tiện kỹ thuật mới như loa đài,amply … đã
phần nào làm cho lễ hội sinh động hơn.
Tuy vậy, những sự tiếp thu này đều phải dần dần qua sự sàng lọc tự nguyện
của nhân dân, được cộng đồng chấp nhận, đảm bảo thuần phong mĩ tục, không thể là
một sự lắp ghép tùy tiện, vô lý...

- Nghệ thuật tạo hình và trang trí:
Nghệ thuật tạo hình và trang trí tồn tại trong Lễ hội như một yếu tố tất yếu. Cờ
hội với năm sắc ngũ hành - năm màu tương ứng với năm yếu tố cơ bản của vũ trụ
theo quan niệm triết học cổ sơ, đặt cạnh nhau rất tương phản, gây sự chú ý. Các loại
kiệu sơn son thếp vàng lộng lẫy, chạm trổ tinh vi. Tượng gỗ với cách tạo hình dân
gian và truyền thống. Và, trong ngày hội làng, các đội tế với cách ăn mặc đặc biệt, đã
gây ấn tượng đối với người dự hội. Thực ra, trang phục của đội tế, từ chủ tế đến các
thành viên của đội, là sự mô phỏng sắc phục của quan lại khi lâm triều. Đó cũng là
yếu tố tâm lý hấp dẫn đối với những người trong đội tế. Dường như trong trang phục
đó, họ cảm thấy một vinh dự đặc biệt dành cho họ và họ được đứng ở một vị trí khác
hẳn ngày thường. ở các Đền phủ, nghệ thuật trang trí đặc biệt được coi trọng. Màu
sắc và các đồ trang sức của người lên đồng chính là yếu tố quan trọng để phân biệt

9


các giá đồng. Nếu Cô Bé Thượng Ngàn chỉ dùng trang phục sắc xanh (miền núi) với
các loại trang sức như vòng bạc, hoa tai thường được đồng bào các dân tộc thiểu số
ưa dùng thì Ông Hoàng Mười, một vị quan văn hào hoa, phong nhã, lại ăn mặc kiểu
quan văn...
Cách bài trí Điện thờ cũng đặc biệt. Khác với chùa chiền thường trang trí giản
dị, gợi cảnh thú nhàn, xa lánh thế tục, các đền phủ ưa trang hoàng lộng lẫy, rực rỡ gần
với cảnh lộng lẫy của các cung điện thế tục. Trong điện thờ, các vị Thánh được thờ ở
một vị trí riêng, vừa phù hợp với thứ bậc của họ trong hệ thống Thần linh của Đạo
Mẫu, vừa phù hợp với tính cách của các vị theo quan niệm truyền thống.
- Nghệ thuật âm nhạc, ca hát và múa:
Nhạc thờ cúng (trong gia đình, chùa, điện, miếu) gồm ba loại sau đây: nhạc tế,
nhạc nhà chùa và nhạc điện miếu.
Trong khi làng mở hội, ngoài sân đình có ca hát, vui chơi giải trí, đối đáp giao duyên
như hát ví, hát đúm, hát trống quân, quan họ... thì trong đình có tế thần.

Trong khi tế có dâng trà, dâng rượu, đọc văn tế đều có nhạc bát âm phụ họa
cùng với chiêng trống. Hiện nay tại Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ, phổ biến một số
bài bản chính cho nhạc bát âm gồm: Lưu Thủy, Ngũ Đối, Kim Tiền...
Trong dàn nhạc bát âm phục vụ cho tế thần, tiếng Kèn dăm (Kèn bóp) chủ
động dẫn nhịp, có tác dụng khá lớn. Bài bản cũng tùy từng địa phương chế tác sử
dụng. Nhưng cần phân biệt rõ Kèn dăm trong dàn nhạc bát âm Tế Thần khác hẳn thứ
kèn bóp "Già nam" trong phường nhạc hiếu (nhạc tang ma) và nhất là phi phân biệt
với loại kèn bóp "so na" phục vụ cho Nhạc tuồng
Hiện nay, nhiều nơi dàn nhạc tế đã có vai trò rất quan trọng, như ở Lệ Mật,
Việt Hưng (Gia Lâm, Hà Nội), đội nhạc bát âm còn xếp đội hình thành các chữ
"Thượng công lưu nhất" rất độc đáo, lại tăng thêm phần ngoạn mục và tinh tế xen kẽ
các tuần tế. Tại Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội), dàn nhạc tế còn phục vụ cho múa
Bồng truyền thống. Vai trò của dàn nhạc bát âm quán xuyến suốt từ đầu tới cuối buổi
tế thần, kết hợp với các tuần đổ hồi chiêng trống.
Trong khi niệm kinh thờ phật, không có ca nhạc, chỉ dùng chiêng mõ điểm
xuyết trong các câu kinh kệ. Chỉ tới khi lập đàn chay, chạy đàn... nhà chùa mới sử
dụng toàn thể bộ gõ gồm: trống cái, trống la, thanh la, tiu bộc, với tiết tấu ồn ào sôi
động gây không khí náo nhiệt, thành kính cho những người dự lễ, cuốn khúc theo sư
tổ chạy đàn. Trong chùa thờ phật lúc nào cũng cần sự yên tĩnh, trầm tư mặc tưởng nên
từ trước tới nay, ngoài chuông mõ không dùng nhạc khí nào khác.

10


Các Điện thường thờ thần. Theo quan niệm tín ngưỡng dân gian, thế gian chia
làm ba giới: Thiên đình, Âm Phủ và Thủy Phủ. Các vị thần chấn thủ ba nơi này mang
các danh hiệu Tứ Đại Thiên Vương, Nhị Thập Bát Tú, Thập Tam Hoàng Thái Tử,
Ngũ Vị Vương Quan...Các vị đó có nhiệm vụ che trở cho loài người chống hạng yêu
quái quấy nhiễu dương gian. Nhưng muốn đạt tới các vị đó, người đời phải mượn
trung gian là các Đạo sỹ, Phù thủy, ông Đồng Bà Cốt. Rồi từ việc mượn người trung

gian để cầu xin các vị Thần linh phù hộ che chở cho đến việc tự nhận mình là "Con
công đệ tử". Từ đó đã hình thành một loại tín ngưỡng rất phức tạp, trong đó ca nhạc
đóng vai trò quan trọng, đó là hát chầu văn. Giai điệu Hát văn mượt mà, hấp dẫn.
Nhịp điệu dồn dập, khỏe mạnh vui tươi. Tới cao trào, bóng thường hay múa gươm
hoặc bơi thuyền. Cung văn phi chuyển sang "nhịp một" sôi nổi kích động. Trống
thanh la gõ rộn ràng và "Hòa khoan" theo làn điệu "Chèo đò" phù hợp với động tác
chèo thuyền của bóng.
- Nhạc rước:
Tiếng trống rước vang rất xa làm náo nức lòng người, thúc dục tới xem hội. Bộ
trống rước gồm một trống cái do hai người khiêng và bộ trống con thường gồm 4
hoặc 6 chiếc. Người đánh trống lớn sau khi đổ hồi, đánh dõng dạc từng tiếng một,
điểm hòa vào bộ trống con. Người đánh trống con đeo trống qua vai, đánh bằng hai
dùi nhỏ theo nhịp bước, theo từng khổ quy định, có trống cái điểm. Rứt khổ trống cái
đổ ba tiếng liền. Theo nhịp trống, dàn nhạc bát âm tấu Lưu Thủy- Kim Tiền, có tiếng
mõ và sênh tiền hòa theo.
Nhịp trống rước khoan thai hơn nhịp tiến của bộ trống quân nhạc: đổ vào nhịp
mạnh, rung vào các phần nhịp và nhịp yếu, tiếng trống con kết hợp với tiếng chũm chọe,
sênh tiền, tiu, mõ. Tiếng trống cái đệm vào nhịp yếu từng tiếng một và cắt khổ trống.
Dàn nhạc bát âm thường gồm có nhị, hồ, nguyệt, sáo, tiêu, mõ, sênh tiền, tiu
bộc và có dùng kèn dăm (kèn bóp). Gần đây còn thêm đàn tứ và đàn tam.
1.1.2. Khái quát chung về lễ hội Phật giáo
Theo tinh thần của giáo lý của nhà Phật, đạo Phật là đạo của sự giải thoát.
Thực hành những điều trong giáo lý đề cập chính là đem lại niềm vui cho mọi người
và mong muốn mọi người hết khổ. Chính vì vậy, trong Phật giáo bao gồm nhiều nghi
lễ, nhưng hai nghi lễ quan trọng nhất chính là nghi lễ cầu an và cầu siêu.

11


Lễ nghi của Phật giáo thể hiện sự trang nghiêm, tôn kính tới người sáng lập

(đức Phật Thích Ca Mâu Ni). Ban đầu, lễ nghi của Phật giáo khá đơn giản và đồng
nhất, song cùng với quá trình phát triển, Phật giáo phân chia thành nhiều tông phái và
du nhập vào các dân tộc khác nhau, hoà đồng cùng với tín ngưỡng của người dân ở
tại nơi đó, lễ nghi của Phật giáo dần có sự khác biệt giữa các khu vực, vùng miền…
Một số ngày lễ, kỷ niệm lớn trong năm của Phật giáo (tính theo ngày âm lịch):
- Tết Nguyên đán
- Rằm tháng giêng: lễ Thượng nguyên
- Ngày 08/02 : Đức Phật Thích Ca xuất gia
- Ngày 15/02: Đức Phật Thích Ca nhập Niết bàn
- Ngày 19/02: Khánh đản Đức Quán Thế Âm Bồ tát
- Ngày 21/02: Khánh đản Đức Phổ Hiền Bồ tát
- Ngày 16/3: Khánh đản Đức Chuẩn Đề Bồ tát
- Ngày 04/4: Khánh đản Đức Văn Thù Bồ tát
- Ngày 15/4: Đức Phật Thích Ca đản sinh
- Ngày 13/7: Khánh đản Đức Đại Thế Chí Bồ tát
- Ngày 14/7: Lễ Tự tứ
- Ngày 15/7 : Lễ Vu lan
- Ngày 30/7: Khánh đản Đức Địa Tạng Bồ tát
- Ngày 30/9: Khánh đản Đức Phật Dược sư
- Ngày 17/11: Khánh đản Đức Phật A Di Đà
- Ngày 08/12: Đức Phật Thích Ca thành đạo
Đối với Phật giáo Nam tông Khmer còn có một số ngày lễ theo truyền thống
người Khmer, như:
- Ngày 13 - 15/4 dương lịch: Lễ mừng năm mới (CholChơnam Thmây - Tết
dân tộc của người Khmer);
- Ngày 30/8 dương lịch: Lễ cúng ông bà tổ tiên (lễ Donta)…
- Đầu tháng 9 hoặc tháng 10 âm lịch (sau khi kết thúc khoá hạ): Lễ Dâng Y
(hay lễ Dâng Bông);
- Ngày 15/10 âm lịch: Lễ cúng trăng (Okcombok).


12


Với những giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết, hữu nghị mà
Phật giáo đóng góp cho xã hội, năm 1999, tại phiên họp thứ 54 Đại hội đồng Liên
hợp quốc đã công nhận Đại lễ Phật đản, tên gọi theo truyền thống của Việt Nam (hay
Đại lễ Vesak, Đại lễ Tam hợp Đức Phật - theo tên gọi quốc tế để kỷ niệm ngày Phật
đản sinh, ngày Phật thành đạo và ngày Phật nhập Niết bàn) là lễ hội văn hoá - tôn
giáo quốc tế của Liên hợp quốc. Lễ hội này được tổ chức hàng năm tại trụ sở Liên
hợp quốc và các trung tâm Liên hợp quốc trên thế giới.
Một số quốc gia với đa số phật tử chịu ảnh hưởng Phật giáo Bắc tông (như
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam…) thường tổ chức ngày lễ Phật Đản
vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch. Các quốc gia theo Phật giáo Nam tông thường tổ
chức vào ngày trăng tròn trong tháng 4 âm lịch. Có những năm có 2 ngày trăng tròn
trong tháng 5 dương lịch như năm 2007, có nơi tổ chức ngày Vesak vào ngày trăng
tròn đầu tiên (ngày 1 tháng 5) trong khi tại nơi khác lại kỷ niệm vào ngày trăng tròn
thứ 2 (ngày 31 tháng 5). Cách tính kỷ nguyên Phật lịch tại các quốc gia theo truyền
thống Nam tông cũng khác nhau, nên năm Phật lịch có thể cách nhau một năm.
Vào ngày lễ Phật Đản một số nơi tổ chức lễ tắm Phật với nước thơm để tưởng
nhớ đến sự kiện chư thiên tắm thái tử khi ngài vừa mới ra đời. Phật Đản là ngày nghỉ
lễ quốc gia tại nhiều quốc gia châu Á như Thái Lan, Nepal, Sri Lanka, Malaysia,
Miến Điện, Singapore, Indonesia, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Campuchia,...
Vào ngày lễ, phật tử thường vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng (qua các hình thức
như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng), thực hành ăn chay, giữ Ngũ giới,
Tứ vô lương tâm (từ, bi, hỷ, xả), thực hành bố thí và làm việc từ thiện, tặng quà, tiền
cho những người yếu kém trong cộng đồng. Kỷ niệm Vesākha cũng có nghĩa là làm
những nỗ lực đặc biệt để mang lại hạnh phúc, niềm vui cho những người bất hạnh
như người già cao niên, người khuyết tật và người bệnh, chia sẻ niềm vui và hòa bình
với mọi người.
Ở một số quốc gia, đặc biệt là Sri Lanka, vào hai ngày cử hành lễ Vesākha,

việc bán rượu và thịt thường bị cấm. Chim, côn trùng và thú vật được phóng sinh như
là một "hành động mang tính biểu tượng của sự giải thoát", của sự trả tự do cho
những người bị giam cầm, bị bỏ tù, bị tra tấn trái với ý muốn của họ. Ở Ấn Độ,
Nepal, người dân thường mặc áo trắng khi lên các tịnh xá và ăn chay. Tại hầu hết các

13


quốc gia Châu Á đều có diễn hành xe hoa và nghi lễ tụng niệm; ở Hàn Quốc có lễ hội
đèn hoa sen rất lớn. Lễ Phật Đản được công nhận là một ngày nghỉ lễ chính thức tại
miền Nam Việt Nam bắt đầu từ năm 1958 do chính phủ Đệ nhất Cộng hòa của chính
thể Việt Nam Cộng hòa thông qua, vào ngày này thường có diễn hành xe hoa trên
đường phố với sự tham gia của nhiều phật tử. Khi Việt Nam thống nhất sau năm
1975, thì ngày này không còn là ngày lễ quốc gia.
Năm 2008, Đại lễ Phật Đản Liên hợp Quốc được tổ chức ở Việt Nam tại Trung
tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội từ ngày 13 đến 17 tháng 5, tức ngày 9 đến 13 tháng 4
âm lịch. Từ sau Đại lễ Phật Đản Vesak 2008, ngày lễ này ngày càng được Giáo hội
Phật giáo Việt Nam tổ chức long trọng trên cả nước với nhiều hoạt động phong phú
như diễn hành, rước xe hoa, văn nghệ mừng sự ra đời của Đức Phật và các hoạt động
từ thiện khác.
Đại lễ Phật Đản Liên hợp Quốc - Vesak 2014 lần thứ 11 và Hội thảo Phật giáo
quốc tế do Việt Nam đăng cai diễn ra tại chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình, từ ngày 7 –
11/5/2014. Chủ đề chính của Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2014 là "Phật giáo góp phần
thực hiện thành tựu các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc".
Những năm gần đây, ngày Phật Đản được coi là một ngày lễ hội quan trọng,
thu hút sự tham gia không chỉ của phật tử mà còn là của người dân trên mọi miền của
Việt Nam. Bảy tuần lễ sau ngày Phật Ðản là lễ kỷ niệm ngày Ðức Phật thuyết bài
pháp đầu tiên tức bài kinh Chuyển Pháp Luân. Ðây là ngày tưởng nhớ đến sự kiện
Ðức Phật tuyên thuyết “Tứ thánh đế” ở vườn Lộc Uyển.
Theo Phật giáo Tây Tạng, 4 lễ hội đặc biệt quan trọng về cuộc đời của Ðức

Phật gồm có: Phật Ðản và lễ Phật Chuyển Pháp Luân; kế đến, ngày 15 tháng giêng
âm lịch là lễ hội kỷ niệm Phật hiển bày những phép thần thông để đối trị với những
người bất tín, dắt dẫn họ trở về Chính đạo và lễ hội thứ tư được đón mừng vào một
tuần sau mùa an cư kiết hạ. Ðây là lễ kỷ niệm ngày Ðức Phật trở về thế gian sau khi
đã ở trên thiên giới ba tháng để thuyết pháp độ cho mẫu thân.
Bên cạnh lễ Phật Đản, lễ Vu Lan cũng là một trong những lễ hội Phật giáo
mang ý nghĩa giáo dục xã hội sâu sắc. Nhiều năm qua, tiếp nối truyền thống tốt đẹp
này, lễ Vu Lan đã được cử hành, thu hút hàng ngàn người tham gia trong đó có tầng
lớp các bạn trẻ là học sinh, sinh viên tham gia rất đông vào hội lễ với một số lễ thức
nhằm giải tội cho người chết, cầu phúc đức, bình an cho người sống. Ngoài các mục

14


đọc tụng kinh Vu Lan Bồn, kinh Báo ân cha mẹ, cầu siêu độ vong, còn có các nghi lễ
Đại Phật tuyên dương, Mông Sơn thí thực. Buổi chiều hoặc tối, một số chùa còn diễn
tích Mục Liên cứu mẫu hoặc trò Phá ngục…
Khi lan tỏa vào nhiều khu vực văn hóa khác nhau, Phật giáo đã hội nhập với
các hoạt động văn hóa ở nơi đó. Kết quả là những hoạt động văn hóa cổ xưa được
duy trì nhưng lại mang sắc thái của Phật giáo như Tết Nguyên Ðán. Ðây là một lễ hội
của nền văn hóa có trước Phật giáo. Ở Tây Tạng, không khí nô nức của ngày Tết hòa
quyện với không khí nhiệt thành của các khóa lễ nhà chùa để cúng dường phẩm vật
lên chư Phật, chư Bồ Tát và những vị Hộ Pháp ở ngôi chùa đó.
Như vậy, lễ hội Phật giáo đã trở thành một trong những hoạt động văn hóa tinh
thần của nhiều dân tộc trên thế giới. Ở Việt Nam, các lễ hội của Phật giáo được tổ
chức long trọng tại các chùa và thu hút được đông đảo nhân dân tham gia. Những nét
văn hóa của Phật giáo đã hòa quyện vào bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam làm
nên nét độc đáo của các lễ hội Việt Nam ngày nay.
1.1.3. Lễ hội Vu Lan của Phật giáo
Lễ Vu Lan còn là một trong những lễ hội quan trọng của Phật giáo, nó thể hiện

một trong “Tứ đại trọng ân” của nhà Phật (1. Ân cha mẹ; 2. Ân Tam Bảo Sư trưởng;
3. Ân Quốc gia ; 4. Ân chúng sinh vạn loại). Theo lời Phật dạy, Báo hiếu cha mẹ là
điều thiện lớn nhất, vì: “Cùng tột điều thiện không gì hơn hiếu, tột điều ác không gì
hơn bất hiếu”. Theo những người phật tử Việt Nam, cha, mẹ chính là những vị Phật
tại gia.
Vu Lan đọc theo chữ Uilambana (tiếng Pali), có nghĩa là cứu vớt những người
đau khổ, xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ mình ra
khỏi kiếp ngạ quỷ. Ông Ma Ha Một Đặc Già La, thường được gọi là Đại Mục Kiền
Liên (gọi tắt là Mục Liên) vốn là một tu sĩ khác đạo, sau này ông quy y, đạt được sáu
phép thần thông, được liệt vào hạng thần thông đệ nhất trong hàng đệ tử của Đức
Phật. Sau khi đạt chứng quả A La Hán, Mục Liên ngậm ngùi nhớ đến mẫu thân, bèn
dùng huệ nhãn nhìn xuống các cõi khổ thì thấy mẹ đã đọa vào kiếp ngạ quỷ nơi địa
ngục với thân hình hài tiều tụy, da bọc xương, bụng ỏng đầu to, cổ như cọng cỏ. Mẹ
Mục Liên đói không được ăn, khát không được uống.
Quá thương xót mẹ, Mục Liên vận dụng phép thần thông, đến ngay chỗ mẹ.
Tay bưng bát cơm dâng mẹ mà nước mắt lưng tròng. Mẹ Mục Liên vì đói khát lâu

15


ngày nên giật vội bát cơm mà ăn. Tay trái bưng bát, tay phải bốc cơm nhưng chưa vào
đến miệng, cơm đã hóa thành lửa. Mục Liên đau đớn vô cùng, khóc than thảm thiết
rồi trở về bạch với Đức Phật để xin được chỉ dạy cách cứu mẹ. Phật cho Mục Kiền
Liên biết vì nghiệp chướng của các kiếp trước mà mẹ ông mới phải sinh vào nơi ác
đạo làm loại ngạ quỷ. Một mình Mục Liên vô phương cứu được mẹ dù ông có thần
thông đến đâu và dù lòng hiếu thảo của ông có thấu đến đất trời, động đến thánh thần.
Phải nhờ đến uy đức của chúng tăng khắp các nẻo đồng tâm hiệp ý cầu xin cứu rỗi
cho mới được. Bởi vậy, Phật dạy Mục Liên phải thành kính đi rước chư tăng khắp
mười phương về, đặc biệt là các vị đã chứng được bốn quả thánh hoặc đã đạt được
sáu phép thần thông. Nhờ công đức cầu nguyện của các vị này, vong linh mẹ Mục

Liên mới thoát khỏi khổ đạo, Phật lại dạy Mục Liên sắm đủ các món để dâng cúng
các vị ấy. [Trích theo 16, tr.47- 48].
Đúng vào ngày rằm tháng bảy, ông lập trai đàn để cầu nguyện, thiết trai diên
để mời chư tăng thọ thực. Trước khi thọ thực, các vị này sẽ tuân theo lời dạy của Đức
Phật mà chú tâm cầu nguyện cho cha mẹ và ông bà bảy đời của thí chủ được siêu
thoát. Mục Liên làm đúng như lời Đức Phật dạy. Quả nhiên, vong mẫu của ông được
thoát khỏi kiếp ngạ quỷ mà sinh về cảnh giới lành. Từ đó về sau, mỗi năm cứ đến
ngày rằm tháng bảy các phật tử chí hiếu đều thiết lễ trai tăng.
Ngày lễ Vu Lan còn gắn liền với kinh “Báo đáp phụ mẫu ân” tích truyện Đức
Phật lạy đống xương khô ở chân núi Thứu Lĩnh. Đức Phật không chỉ là thầy dạy đạo
pháp, chỉ đường giải thoát mà còn là nhà giáo dục, dạy chúng đệ tử biết lòng nhân,
hiếu. Cảm động và sâu sắc nhất phải kể đến câu trong Kinh Báo hiếu.
Một hôm trên đường du hóa từ Thành Xá Vệ về phương Nam, Đức Phật cùng
Đại chúng lần lượt bước đi với những bước chân thật thong thả vững chãi thanh nhàn.
Trên con đường ấy, Đức Phật đã gặp một bãi xương khô ngoài đồng vắng. Với tất cả
sự trân trọng thành kính, Ngài đã lạy xuống đống xương ba lạy, khiến Tôn Giả A Nan
hết sức ngạc nhiên, nên bạch với đức đạo sư rằng: “Thế Tôn là bậc Cha lành của bốn
loài trong ba cõi, sao Ngài lại lạy xương khô ?”.
Phật bảo Ngài lạy là lạy những bậc tiền bối, vì trong đống xương khô ấy có hài cốt
của lục thân quyến thuộc và có thể ngay cả của chính mình trong nhiều đời trước.

16


Đứng bên đống xương bừa bãi, hình ảnh bà con quyến thuộc bao đời trôi lăn
trong sinh tử hiện ra, gợi nguồn cảm xúc về ân nghĩa tương thân, về đạo lý làm người
đối với các đấng sinh thành dưỡng dục. Nhân đó, Đức Phật đã nói về sự khó nhọc,
cằn cỗi, héo hon của người mẹ do mang thai, sinh đẻ, bú mớm làm cho xương tủy hao
mòn. Và vì vậy, xương của đàn bà nhẹ và đen hơn xương của đàn ông.
Đống xương dồn dập bấy lâu

Cho nên trong đó biết bao cốt hài
Chắc cũng có ông bà, cha mẹ
Hoặc thân ta, hoặc kẻ ta sinh
Luân hồi sinh tử tử sinh
(Trích: “Kinh Vu Lan”)
Tiếp nhận lời dạy của Phật, Tôn Giả A Nan nghĩ đến công lao sinh dưỡng của cha mẹ
thật là sâu nặng, nên Ngài cầu Phật chỉ dạy phương pháp báo hiếu để người hiếu thảo
vâng hành.
Trước khi huấn thị về cách báo hiếu, Đức Phật trình bày tóm lược mười công đức của
cha mẹ như sau:
Một là, trong thời gian mười tháng cưu mang, người mẹ phải thận trọng giữ
gìn, nuôi nấng chăm sóc thai nhi hết sức chu đáo.
Hai là, đến ngày sinh nở sự nguy hiểm và khó nhọc trăm phần: sinh được thì
sống, không sinh được thì chết.
Ba là, mẹ chịu cực khổ nuôi con từ tấm bé. Mỗi khi trở trời trái gió em bé
nóng mình khó ở thì người thao thức bỏ ăn mất ngủ, nhưng không vì vậy mà
phiền hà.
Bốn là, mẹ ăn đắng nuốt cay, để dành bùi ngọt cho con.
Năm là, săn sóc chăm chút cho con từng ly từng tí, chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo
con lăn.
Sáu là, sú nước nhai cơm, bế bồng bú mớm.
Bảy là, mẹ phải chịu đựng ô uế, tắm rửa giặt giũ đồ dơ cho con.
Tám là, lớn lên, khi con đi ra, cha mẹ phải lo lắng buồn phiền.
Chín là, cha mẹ cam chịu nghiệp chướng khổ đau, chỉ mong cho con được
sung sướng.

17


Mười là, cha mẹ kham nhẫn sự thiếu thốn để con được sống thanh nhàn.

Theo Đức Phật, công ơn sinh dưỡng của cha mẹ sâu nặng như thế mà không
có mấy người biết được ân đức cao dày này, nên khi bị rày la thì liền trả treo ngỗ
nghịch, phùng mang trợn mắt, chẳng kể người trên trước, không biết nghĩa tương
thân. Hoặc bỏ nhà ra đi biền biệt không về thăm viếng. Hoặc phá hết của cải, theo
bọn trộm cướp để rồi bị tù tội hay bỏ xác nơi xứ người. Vậy mà, khi nghe tin cha mẹ
vẫn xót thương buồn khóc, có thể vì thế mà mắt bị mù thân bị bại, song vẫn không
nguôi. Như thế, con có thể không thương cha mẹ, nhưng cha mẹ bao giờ cũng yêu
thương con. Nên tục ngữ có câu: “Hùm dữ không ăn thịt con” là vậy. Cha mẹ sinh
con bao giờ cũng muốn cho con nên người hữu dụng và có hiếu thảo. Lòng mong ước
ấy thật bền bỉ kiên trì và dễ thương vô hạn. Nhưng gặp phải đứa con bất hiếu cha mẹ
cũng phải cam chịu cảnh bất hạnh phũ phàng đơn côi đói rách, nhất là trong những
ngày tàn, trống vắng dưới mái tranh leo lét đìu hiu.
Đại chúng nghe Phật kể tội bất hiếu của con người thì sinh lòng cảm thương bi
lụy, thấy chính mình cũng phạm vào những lỗi lầm này, nên có người tự trách và tự
hành hạ mình cho đến thân thể đẫm máu và tâm thần bất tỉnh, rồi tự thán rằng:
Bọn ta quả thiệt tội nhân
Xưa nay chẳng rõ không hơn người mù
Nay tỏ ngộ biết bao lầm lạc
Ruột gan dường như nát như tan.
Đã thật sự thấy được ân đức cao dày của cha mẹ nhiều đời mà từ trước tới nay
vì vô minh nên hờ hững lãng quên, ngày nay tỏ bày lòng thành hối hận, nên Đại
chúng lại cầu Phật chỉ cách báo đáp thù ân.
Phật bảo ân cha mẹ không có gì so sánh được, không có cách phụng dưỡng
nào có thể đền đáp được:
Ví có người ơn sâu dốc trả
Cõng mẹ cha tất cả hai vai
Giáp vòng hòn núi Tu Di
Đến trăm ngàn kiếp ơn kia chưa đền.
Ví có người gặp cơn đói rét
Nuôi song thân dùng hết thân này


18


Xương nghiền thịt nát phân thây
Trải trăm nghìn kiếp thân đây chưa đồng.
(Trích “Kinh Đại Báo Phụ Mẫu Trọng Ân”)
Nhưng ân đức của cha mẹ có thể báo đáp được khi người con chí thành ăn năn
hối lỗi trước, vì cha mẹ biên chép, lưu truyền và trì tụng kinh này. Đồng thời cúng
dường Tam bảo, phụng hiếu chúng Tăng trong ngày Tự Tứ để cầu nguyện cho cha mẹ
hiện tại và lục thân quá vãng được an vui tự tại, giải thoát khổ đau, nhất là tự mình
phải chuyên trì tam quy ngũ giới, sống đời gương mẫu cho con cháu noi theo.
Cuối cùng Đức Phật xác định: bất hiếu là tội đứng đầu trong năm trọng tội. Kẻ
mắc vào tội này bị rơi vào địa ngục vô gián, nghĩa là bị hành hạ suốt ngày đêm cho
đến trăm nghìn kiếp không có một giây gián đoạn.
Đến đây hai con đường họa, phúc mở ra rõ ràng cho hàng tứ chúng. Vì vậy, tất
cả Đại chúng đồng thanh phát nguyện tuân giữ phụng hành lời dạy vàng ngọc về hiếu
đạo của Đức Thế Tôn.
Về nghi thức tổ chức ngày lễ Vu lan Báo hiếu trong các chùa mỗi địa phương
làm khác nhau, không thống nhất, thường là tổ chức lễ “ Trai đàn chẩn tế,”cúng cầu
siêu độ cho các vong hồn tại các chùa, hoặc từng gia đình có yêu cầu riêng, văn cúng
nhiều năm nay ở một số chùa miền Bắc thường lấy “Văn tế Thập loại chúng sinh”
của cụ Nguyện Du làm nội dung chính. Ở các tỉnh phía Nam lại có những nghi thức
khác. Những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ trước (TKXX) xuất hiện một nét
mới đó là: trong ngày lễ Báo ân- báo hiếu ngoài nhưng nghi thức thông thường trong
Phật giáo ra còn có một nét rất đặc biệt đó là những người đến chùa dự lễ, (nhất là
giới trẻ) mỗi người đều được cài lên ngực áo một bông hoa Hồng nhỏ ( ai còn cha
hoặc mẹ thì được cài bông Hồng đỏ, người không còn cha mẹ thì được cài bông Hồng
trắng) để mọi người nhớ về người mẹ của mình. Đây có lẽ là một nét mang ý nghĩa
nhân văn cao cả.

1.2. Ý nghĩa của lễ hội Vu Lan đối với đời sống đạo đức của nhân dân Việt Nam
1.2.1. Khái quát chung về đời sống đạo đức
Đạo đức là một trong những hình thái của ý thức – xã hội, là tổng hợp những
nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực giúp con người tự giác điều chỉnh hành vi ứng xử của
mình trong quan hệ giữa người với người, giữa con người với xã hội nhằm đạt tới

19


×