Tải bản đầy đủ (.pdf) (287 trang)

Luận án tiến sĩ triết học: Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 287 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





THÂN NGỌC ANH





ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO
ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ TINH THẦN
CỦA NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH





LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC









THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
♣♣♣…………….


THÂN NGỌC ANH


ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO
ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ TINH THẦN
CỦA NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng
và Chủ nghĩa duy vật lịch sử
Mã số: 62.22.80.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. VŨ VĂN GẦU


Phản biện: 1. PGS.TS. Nguyễn Đức Lữ
2. PGS.TS. Trương Văn Chung
3. TS. Nguyễn Sinh Kế
Phản biện độc lập:
1. PGS.TS. Nguyễn Đức Lữ

2. TS. Nguyễn Quốc Tuấn


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2012






LỜI CAM ĐOAN

Tác giả cam đoan đây là công trình do tác giả nghiên cứu. Kết quả công
trình nghiên cứu khoa học này là trung thực và chưa được công bố.


Người thực hiện


THÂN NGỌC ANH














MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU
1
PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM
CỦA PHẬT GIÁO Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
16
1.1. Cơ sở xã hội và tiền đề tư tưởng cho quá trình du nhập, phát
triển của Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh
16
1.1.1. Cơ sở kinh tế, chính trị - xã hội cho sự du nhập và phát triển của
Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh 16
1.1.2. Tiền đề văn hóa, tư tưởng cho sự du nhập và phát triển của Phật
giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh 27
1.2. Khái quát các giai đoạn phát triển và những đặc điểm cơ bản
của Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh
38
1.2.1. Khái quát các giai đoạn phát triển của Phật giáo ở Thành phố Hồ
Chí Minh 38
1.2.2. Những đặc điểm cơ bản của Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh 49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 67
Chương 2: ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ
TINH THẦN CỦA NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NGUYÊN

NHÂN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
69
2.1. Ảnh hưởng của Phật giáo đến một số lĩnh vực chủ yếu trong đời
sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
69
2.1.1. Những khái niệm liên quan tới sự ảnh hưởng của Phật giáo đến
đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân 69
2.1.2. Một số nội dung cơ bản trong giáo lý, giới luật, lễ nghi, các hoạt động
của Phật giáo ảnh hưởng đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân 75
2.1.3. Ảnh hưởng của Phật giáo đến quan niệm, tư tưởng 91
2.1.4. Ảnh hưởng của Phật giáo đến đạo đức, lối sống 106
2.1.5. Ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hoá - nghệ thuật 126
2.2. Nguyên nhân, dự báo và những vấn đề đặt ra từ việc nghiên cứu
ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân
dân Thành phố Hồ Chí Minh
151
2.2.1. Nguyên nhân những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của Phật giáo
đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh 151
2.2.2. Dự báo xu hướng biến đổi ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống
văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới 152
2.2.3. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng ảnh hưởng của Phật giáo đến
đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh 159
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 163
Chương 3: QUAN ĐIỂM XUẤT PHÁT VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CÓ TÍNH
ĐỊNH HƯỚNG NHẰM PHÁT HUY MẶT TÍCH CỰC, HẠN CHẾ MẶT TIÊU
CỰC ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ TINH
THẦN CỦA NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

167
3.1. Những quan điểm xuất phát về tôn giáo và công tác tôn giáo của chủ

nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam
167
3.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
về tôn giáo
167
3.1.2. Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối
với tôn giáo 179
3.2. Những giải pháp định hướng trong công tác tôn giáo để phát huy
ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo đến đời
sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
188
3.2.1. Tiếp tục đổi mới nhận thức về tôn giáo nói chung và về Phật giáo
188
3.2.2. Thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của
Thành phố nhằm nâng cao đời sống vật chất và đời sống văn hoá tinh
thần cho đồng bào Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh

191
3.2.3. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội
195
ngũ cán bộ làm công tác Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh
3.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách tôn giáo của
Nhà nước cho nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
198
3.2.5. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với Phật giáo ở Thành
phố Hồ Chí Minh 206
3.2.6. Đấu tranh ngăn chặn các hành vi lợi dụng tín ngưỡng của Phật giáo
làm phương hại đến lợi ích của đất nước nói chung và Thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng, vi phạm quyền tự do tôn giáo của công dân Thành phố 214
3.2.7. Bảo tồn, khai thác và phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt

đẹp của Phật giáo trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành
phố Hồ Chí Minh 219
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 226
PHẦN KẾT LUẬN CHUNG
229
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
234
TÀI LIỆU THAM KHẢO
236
PHỤ LỤC
250




1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Phật giáo du nhập Việt Nam khoảng thế kỷ thứ II sau Công nguyên.
Trong gần 20 thế kỷ tồn tại, Phật giáo đã tiếp thu, kế thừa tinh hoa văn hoá và
truyền thống yêu nước của dân tộc ta; luôn gắn bó chặt chẽ với quá trình thăng
trầm của lịch sử dân tộc Việt Nam, tích cực đóng góp công sức của mình
chống lại giặc ngoại xâm, vì nền độc lập và thống nhất đất nước.
Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nhiều chùa đã trở thành nơi
nuôi giấu cán bộ cách mạng, có vị Hoà thượng tự thiêu để phản đối Mỹ -
Ngụy… Phải khẳng định rằng, Phật giáo đã hoà nhập và trở thành một bộ
phận không thể tách rời truyền thống văn hoá dân tộc. Với thời gian dài đồng
hành cùng dân tộc, Phật giáo đã ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều lĩnh vực của
đời sống xã hội, trong đó có đời sống văn hoá tinh thần.

Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố trẻ, là một trong những thành
phố lớn nhất nước, nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi hội tụ
nhiều thành phần cư dân đến từ khắp nơi trong cả nước; ngoài người Kinh
chiếm đa số, có một bộ phận người Hoa đến từ Trung Quốc, người Chăm
xuống từ miền Trung, người Khmer lên từ miền Tây Nơi đây cũng là một
trong những trung tâm Phật giáo lớn, với hơn một ngàn chùa, có nhiều chùa đã
được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử - văn hoá.
Vì vậy, đời sống văn hoá tinh thần người dân ở đây rất phong phú, đa dạng.
Từ Đại hội VI, với chủ trương đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo,
đã ảnh hưởng tích cực đến Thành phố, làm cho kinh tế phát triển năng động,
mạnh mẽ, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, cùng với đó là sự thay đổi
của đời sống chính trị, văn hoá, khoa học, tôn giáo… trong đó có Phật giáo.
Những năm gần đây, các ngày lễ Phật Đản, lễ Vu Lan báo hiếu và một số
hoạt động khác của Phật giáo đã diễn ra với quy mô ngày càng lớn và có ý


2
nghĩa xã hội ngày càng tích cực hơn. Nhiều chùa được xây, sửa khang trang
hơn. Người đi chùa cũng ngày một đông và thường xuyên hơn.
Với triết lý đạo đức, nhân sinh mang tính nhân văn sâu sắc, Phật giáo đã
có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân; có
nhiều người không phải là phật tử nhưng có cảm tình với Phật giáo, vẫn đến lễ
Phật và tham gia các nghi lễ Phật giáo với tính cách là các hoạt động mang giá
trị văn hoá tinh thần xã hội. Phật giáo đã trở thành một nhu cầu tâm linh không
thể thiếu của một bộ phận nhân dân. Xu hướng thế tục hoá của Phật giáo ngày
càng đậm nét.
Với vai trò, chức năng và những giá trị nhân văn sâu sắc của mình, Phật
giáo đã trở thành chỗ dựa, bù đắp một phần những thiếu hụt về tinh thần của
một bộ phận quần chúng trong cuộc sống, đặc biệt là đối với những người gặp
hoạn nạn. Một số chuẩn mực của đạo đức Phật giáo có tác dụng điều chỉnh

hành vi, nhân cách con người; ảnh hưởng tích cực đến một bộ phận trong quần
chúng nhân dân, phù hợp với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Tuy nhiên, ngoài những ảnh hưởng tích cực, bản thân Phật giáo và sự
hoạt động của tổ chức Phật giáo đang đứng trước nhiều thách thức, phát sinh
những hạn chế, có tác động tiêu cực đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân
dân, như do tuyệt đối hoá đời sống tâm linh, trong Phật giáo dễ phát sinh mê
tín dị đoan. Lạm dụng thế giới quan, nhân sinh quan Phật giáo thực hiện
những tập tục đã lạc hậu trên quan niệm về nghiệp, nhân quả, kiếp người…
Tin theo bùa phép, ấn quyết (Mật Tông). Trong Thành hội Phật giáo vẫn còn
mâu thuẫn về phương châm hoạt động; một số chức sắc, tăng ni mất đoàn kết
nội bộ. Sự cấu kết của một số phần tử cực đoan trong Phật giáo với các thế lực
thù địch để chống phá chế độ. Do sự thay đổi nhanh chóng của đời sống xã
hội, Phật giáo buộc phải thay đổi để thích ứng, dẫn tới sự lỏng lẻo, niềm tin trở
nên đa chiều. Phật giáo không có tổ chức quốc tế, có nhiều hệ phái, thiếu
thống nhất về cách quản lý nên dễ phát sinh những tiêu cực. Mặc dù nhiều giá


3
trị đạo đức của Phật giáo có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, góp phần điều chỉnh
hành vi đạo đức của con người, nhưng đạo đức Phật giáo chưa bao quát đạo
đức xã hội và chưa đáp ứng được hết yêu cầu của đạo đức mới. Phật giáo
không xem con người của xã hội trong quan hệ sản xuất, quan hệ kinh tế,
chính trị mà chỉ đơn giản trong quan hệ đạo đức giữa ranh giới thiện - ác.
Những hoạt động xã hội của Phật giáo rất hữu ích nhưng chưa triệt để, nó chỉ
góp phần san bằng xã hội bằng đạo đức chứ không phải là cải tạo điều kiện
sống. Cho nên triết lý đạo đức Phật giáo chưa theo kịp thời đại mới, chưa đạt
đến trình độ của đạo đức xã hội, không thể thay thế đạo đức xã hội. Những
khiếm khuyết đó đã hạn chế sự dấn thân của con người vào xã hội. Một số nội
dung trong giáo lý, giới luật, lễ nghi của Phật giáo lạc hậu so với sự phát triển
của xã hội. Những năm qua do sự phát triển nhanh về số lượng chức sắc, tăng

ni, phật tử dẫn đến nguy cơ giảm chất lượng của đội ngũ này. Mặt trái của xu
hướng thế tục hoá của Phật giáo đã làm cho một bộ phận chức sắc, tăng ni,
phật tử vi phạm giới luật nhà Phật. Việc xây dựng, sửa chữa, nâng cấp chùa
chiền ở một số nơi còn chắp vá, xa hoa. Một số lễ hội của Phật giáo mang tính
phô trương, hình thức. Vẫn còn tình trạng lợi dụng hoạt động của Phật giáo để
hành nghề mê tín dị đoan. Văn hoá - nghệ thuật của Phật giáo mang tính chân
chất, trung bình, mộc mạc, không theo kịp sự phát triển của văn hoá - nghệ
thuật hiện đại. Tất cả những biểu hiện trên đã làm biến dạng Phật giáo, thậm
chí trái với tôn chỉ của Phật giáo, ảnh hưởng đến mối quan hệ tốt đẹp giữa
Phật giáo với đời sống xã hội. Mặt khác, công tác tôn giáo trong thời gian qua
đã bộc lộ những bất cập sau: Số lượng cán bộ thiếu; chất lượng cán bộ còn hạn
chế, chủ yếu chuyển từ các ngành khác sang làm công tác tôn giáo; các Nghị
quyết, Chỉ thị, Thông tư, Pháp lệnh… về tôn giáo chưa hoàn thiện nên đã ảnh
hưởng nhất định đến công tác tôn giáo. Tình hình đó đòi hỏi phải nhanh chóng
khắc phục cả về lý luận lẫn thực tiễn, tạo điều kiện nâng cao đời sống văn hoá
tinh thần cho nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Đúng như Văn kiện Đại hội


4
Đảng toàn quốc lần thứ X đã viết: “Đồng bào các tôn giáo là bộ phận quan
trọng của khối đại đoàn kết dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng
và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công
dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật. Đoàn kết đồng bào
theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo
tôn giáo. Phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo.
Động viên, giúp đỡ đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo sống tốt đời,
đẹp đạo. Các tổ chức tôn giáo hợp pháp hoạt động theo pháp luật và được pháp
luật bảo hộ. Thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao
đời sống vật chất, văn hoá cho đồng bào các tôn giáo. Tăng cường công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo. Đấu tranh ngăn chặn các hoạt

động mê tín dị đoan, các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm phương hại
đến lợi ích chung của đất nước, vi phạm quyền tự do tôn giáo của công dân”
[42, tr.122-123]. Với ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài: “Ảnh hưởng của Phật
giáo đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh”
làm chủ đề nghiên cứu cho luận án tiến sĩ Triết học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh thần ở Việt
Nam nói chung và ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng từ lâu đã được nhiều
nhà khoa học quan tâm với nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu về Phật
giáo và ảnh hưởng của nó đối với các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Có thể khái quát các công trình đó theo ba hướng sau:
Thứ nhất, nghiên cứu về quá trình du nhập, tồn tại và phát triển của Phật
giáo ở Việt Nam; về tư tưởng Phật giáo Việt Nam và những đóng góp của
Phật giáo Việt Nam cho xã hội có những tác giả sau: Nguyễn Đăng Thục
(1974), Phật giáo Việt Nam, Sài Gòn xuất bản; Lê Mạnh Thát (1975), Khương
Tăng hội toàn tập, Tu thư Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn; Trần Văn Giàu (1975),
Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà


5
Nội; Lê Mạnh Thát (1979), Toàn nhật thiền sư toàn tập, Viện Phật học Vạn
Hạnh, Thành phố Hồ Chí Minh; Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng
Việt Nam (1986), Viện triết học, Hà Nội; Nguyễn Tài Thư (1991), Lịch sử
Phật giáo Việt Nam, Viện triết học, Hà Nội; Nguyễn Hiền Đức (1995), Lịch sử
Phật giáo Đàng trong, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh; Doãn Chính
(1998), Lịch sử tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia, Hà Nội; Nguyễn Duy Hinh (1999), Tư tưởng Phật giáo Việt Nam, Nhà
xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội; Nguyễn Lang (2000), Việt Nam Phật giáo
Sử luận I-II-III, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội; Lê Mạnh Thát (2001), Lịch sử
Phật giáo Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh; Lê Mạnh

Thát (2001), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Thành phố Hồ
Chí Minh; Nguyễn Hùng Hậu (2002), Đại cương triết học Phật giáo Việt
Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội; Minh Chi (2003), Truyền thống
văn hoá và Phật giáo Việt Nam, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội; Mật Thể
(2004), Việt Nam Phật giáo sử lược, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội; Trần
Hồng Liên (2004), Góp phần tìm hiểu Phật giáo Nam bộ, Nhà xuất bản Khoa
học xã hội, Hà Nội
Những tác phẩm của các nhà nghiên cứu đã trình bày, phân tích Phật giáo
Việt Nam dưới nhiều khía cạnh khác nhau.
Nguyễn Tài Thư, trong tác phẩm Lịch sử Phật giáo Việt Nam đã khẳng
định rằng thực tế lịch sử đã cho thấy chủ trương gắn đạo với đời, với đời sống
văn hoá dân tộc là phù hợp với yêu cầu của lịch sử.
Nguyễn Hiền Đức, trong cuốn sách Lịch sử Phật giáo Đàng trong đã làm
rõ quá trình du nhập, tồn tại, phát triển của Phật giáo ở Đàng trong; sự thích
ứng và ảnh hưởng sâu rộng của Phật giáo đối với tâm thức người dân trên
vùng đất mới.
Nguyễn Duy Hinh, trong tác phẩm Tư tưởng Phật giáo Việt Nam đã
bước đầu tìm hiểu nội dung tư tưởng Phật giáo Việt Nam, nhằm tìm kiếm


6
đặc điểm của Phật giáo Việt Nam với tư cách là một sản phẩm tôn giáo được
hình thành trên sơ sở tín ngưỡng, tâm linh của cư dân bản địa, có tiếp thu tôn
giáo ngoại nhập.
Nguyễn Lang, trong tác phẩm Việt Nam Phật giáo Sử luận I-II-III đã phân
tích các vấn đề Phật học then chốt và ảnh hưởng của nó đối với đời sống văn
hoá tinh thần ở Việt Nam một cách tự nhiên như “nước thấm vào lòng đất”.
Nguyễn Hùng Hậu, trong cuốn sách Đại cương triết học Phật giáo Việt
Nam đã làm rõ lược sử Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến thế kỷ XIV;
phân tích thế giới quan, nhân sinh quan Phật giáo và Phật giáo Việt Nam.

Minh Chi, trong các bài viết của cuốn sách Truyền thống văn hoá và Phật
giáo Việt Nam chỉ ra dòng tư tưởng cơ bản ảnh hưởng tới sự hình thành nền
văn hoá và con người Việt Nam, trong đó có sự ảnh hưởng của Phật giáo; bàn
về truyền thống văn hoá Việt Nam; sự hội nhập của Phật giáo vào nền văn hoá
Việt Nam; bản sắc của Phật giáo miền Nam; Phật giáo trong đời sống của
người Việt…
Mật Thể, với tác phẩm Việt Nam Phật giáo sử lược đã trình bày nguồn
gốc của Phật giáo, sơ lược sự thăng trầm của Phật giáo Việt Nam qua các thời
kỳ; sự ảnh hưởng của các hệ phái, tổ sư của Phật giáo đối với lịch sử, xã hội
Việt Nam.
Trần Hồng Liên, trong cuốn sách Góp phần tìm hiểu Phật giáo Nam bộ,
tác giả đã khái quát những biến đổi lịch sử, những đặc thù của Phật giáo Nam
bộ; những dấu ấn của Phật giáo trong sinh hoạt, nếp sống, văn hoá, tín ngưỡng
của các tầng lớp nhân dân; vai trò của Phật giáo trong công tác giáo dục; hiện
trạng và xu hướng phát triển của Phật giáo trong tương lai…
Thứ hai, đó là các công trình nghiên cứu ảnh hưởng của tư tưởng triết học
Phật giáo trong đời sống văn hoá tinh thần ở Việt Nam, như các công trình
Phật giáo và nền văn hoá Việt Nam của Thích Mãn Giác, Ban tu thư Đại học
Vạn Hạnh, Sài Gòn xuất bản, 1967; Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư


7
tưởng Việt Nam, Viện Triết học, Hà Nội, 1986; Đạo đức học Phật giáo (Nhiều
tác giả), Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí
Minh, 1995; Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người
Việt Nam hiện nay do Nguyễn Tài Thư (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1997; Ảnh hưởng của những tư tưởng triết học Phật giáo
trong đời sống văn hoá tinh thần ở Việt Nam của Nguyễn Hữu Tuấn, luận án
tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1999; Vài
suy nghĩ về sự hội nhập của Phật giáo vào nền văn hoá Việt Nam của Minh

Chi, Nguyệt san Giác Ngộ, 1999 - 2001; Nhận thức, thái độ, hành vi đối với
Phật giáo của cộng đồng dân cư Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh trong
giai đoạn hiện nay của Trần Văn Trình, luận án tiến sĩ xã hội học, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2004; Ảnh hưởng của đạo đức Phật
giáo trong đời sống đạo đức của xã hội Việt Nam hiện nay của Tạ Chí Hồng,
luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội,
2004… Trong những công trình nghiên cứu này, nổi bật lên các công trình sau:
Trong Đạo đức học Phật giáo, các tác giả chủ yếu phân tích những chuẩn
mực của đạo đức Phật giáo; nhấn mạnh một số đặc sắc của đạo đức Phật giáo;
dấu ấn của Phật giáo trong lòng dân tộc Việt Nam; vai trò, sự ảnh hưởng của
đạo đức Phật giáo đối với dân tộc Việt Nam; mối quan hệ giữa công cuộc đổi
mới với đạo đức Phật giáo; sự hoà nhập của đạo đức Phật giáo trong đạo lý
dân gian Việt Nam; đạo đức Phật giáo là một bộ phận của hệ thống giá trị văn
hoá tinh thần Việt Nam trong lịch sử; đạo đức Phật giáo là một yếu tố tạo nên
bản sắc văn hoá Việt Nam; vị trí của đạo đức Phật giáo trong hệ thống giá trị
văn hoá tinh thần Việt Nam; giáo lý nhà Phật trong đời sống tinh thần Việt
Nam hôm nay; sự áp dụng đạo đức Phật giáo vào cuộc sống; đạo đức Phật
giáo trong đời sống Thiền; đạo đức Phật giáo và kinh tế; đạo đức Phật giáo
trong sự phát triển khoa học kỹ thuật; đạo Phật là tiêu cực hay tích cực?


8
Trong Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt
Nam hiện nay, từ trang 224 - 250, tác giả Nguyễn Tài Thư đã nghiên cứu sự
ảnh hưởng của Phật giáo đối với con người Việt Nam, phân tích ảnh hưởng
của Phật giáo đến sự hình thành nhân cách và hệ tư tưởng con người Việt Nam
hiện nay.
Với Ảnh hưởng của những tư tưởng triết học Phật giáo trong đời sống
văn hoá tinh thần ở Việt Nam, tác giả Lê Hữu Tuấn đã trình bày sự du nhập
của Phật giáo vào Việt Nam; làm rõ khái niệm văn hoá và văn hoá tinh thần.

Phân tích ảnh hưởng của tư tưởng triết học Phật giáo đối với hệ tư tưởng chính
trị trong lịch sử dân tộc, nghệ thuật dân tộc, đạo đức dân tộc. Từ đó vạch ra
hướng đi của Phật giáo Việt Nam, đưa ra một số giải pháp về tuyên truyền
giáo dục, ban hành pháp luật, chính sách tôn giáo với văn hoá, nâng cao trình
độ cho đồng bào Phật giáo, đào tạo cán bộ làm công tác Phật giáo, nâng cao
hiệu quả lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực tín ngưỡng Phật giáo với văn hoá
nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của Phật giáo
trong đời sống văn hoá tinh thần ở Việt Nam hiện nay.
Với Nhận thức, thái độ, hành vi đối với Phật giáo của cộng đồng dân cư
Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, tác giả Trần
Văn Trình đã nêu lịch sử hình thành Phật giáo; một số nội dung của giáo lý,
giới luật, lễ nghi, tổ chức của Phật giáo; quá trình du nhập, phát triển của Phật
giáo vào Việt Nam. Đặc điểm, vị thế, vai trò, hạn chế của Phật giáo Việt Nam.
Những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với tôn giáo. Đưa ra
một số phương pháp tiếp cận xã hội học nghiên cứu tôn giáo. Tình hình kinh
tế, xã hội, sự phát triển của Phật giáo Việt Nam trong thời gian gần đây. Khái
quát đặc điểm địa lý, lịch sử, văn hoá có liên quan đến sự hình thành, phát
triển của Phật giáo ở Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh. Phân tích thực
trạng nhận thức, thái độ, hành vi đối với Phật giáo của cư dân Hà Nội, Huế,
Thành phố Hồ Chí Minh. Nhu cầu tôn giáo, sơ sở hình thành nhận thức, thái


9
độ, hành vi. Nhận thức đối với Phật giáo; thái độ, hành vi của người dân đối
với đạo Phật. Những yếu tố tác động đến xu hướng biến đổi về nhận thức, thái
độ, hành vi đối với Phật giáo; chỉ ra xu hướng biến đổi nhận thức, thái độ,
hành vi đối với Phật giáo của cư dân Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh.
Đưa ra một số giải pháp để Phật giáo hoạt động đúng pháp luật. Trong đó có
các giải pháp về phía Đảng, Nhà nước; về phía Giáo hội; về công tác nghiên
cứu; về công tác giáo dục và đào tạo.

Với Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức của xã hội
Việt Nam hiện nay, tác giả Tạ Chí Hồng đã phân tích vị trí của tư tưởng đạo
đức Phật giáo, so sánh với tư tưởng đạo đức của Nho giáo, Lão giáo; những cơ
sở triết lý của đạo đức Phật giáo; những quan điểm của Phật giáo về đạo đức.
Làm rõ những phạm trù của đạo đức Phật giáo; những đặc điểm của đạo đức
Phật giáo, từ đó rút ra các giá trị, những hạn chế của đạo đức Phật giáo. Khái
quát quá trình du nhập và những ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời
sống đạo đức Việt Nam truyền thống. Phân tích ảnh hưởng của đạo đức Phật
giáo trong đời sống đạo đức Việt Nam hiện đại. Nêu lên những yêu cầu, vai
trò tham gia của đạo đức Phật giáo trong xây dựng đạo đức. Đưa ra những giải
pháp để phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức
Phật giáo như cần thấu suốt quan điểm của Đảng ta về vai trò của đạo đức
Phật giáo, phát huy tinh thần tham gia của phật tử trong việc chống tiêu cực và
xây dựng nền văn hoá mới trong xã hội ta hiện nay, đấu tranh chống những
hành vi lợi dụng tôn giáo gây ảnh hưởng xấu đến đời sống đạo đức.
Thứ ba, đó là các công trình tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của Phật
giáo đối với đời sống văn hoá tinh thần ở một số địa phương.
Tác giả Phạm Thị Xê (1996), Ảnh hưởng của tư tưởng triết học Phật giáo
trong lối sống của người Huế hiện nay, luận văn thạc sĩ triết học, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Tác giả đã chỉ ra những tư tưởng
triết học chủ yếu của Phật giáo ảnh hưởng đến lối sống của người Huế. Phân


10

tích lối sống Huế và những lĩnh vực chủ yếu của nó dưới sự tác động của Phật
giáo. Dự báo xu hướng biến đổi ảnh hưởng của Phật giáo trong lối sống người
Huế, đưa ra một số kiến nghị nhằm xây dựng lối sống mới ở Huế hiện nay.
Nguyễn Thị Bảy (1997), Văn hoá Phật giáo và lối sống của người Việt ở
Hà Nội và châu thổ Bắc bộ, Nhà xuất bản Văn hoá Tư tưởng, Hà Nội. Tác giả

làm rõ những đặc trưng của văn hoá Phật giáo, tác động của những giá trị văn
hoá ấy đối với lối sống của người Việt ở Hà Nội và châu thổ Bắc bộ.
Trần Cao Phong (1999), Phật giáo Huế và ảnh hưởng của tư tưởng Phật
giáo đến sự hình thành nhân cách con người Huế hiện nay, luận văn thạc sĩ
triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Tác giả nêu
những tư tưởng chủ yếu của Phật giáo ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách
con người Huế; những nét nhân cách con người Huế hiện nay mang dấu ấn
của tư tưởng Phật giáo. Tìm ra phương hướng phát huy những giá trị văn hoá,
đạo đức; đấu tranh loại bỏ những mặt tiêu cực của Phật giáo nhằm góp phần
xây dựng con người mới, nền văn hoá mới ở Huế hiện nay.
Võ Thị Bích Thuý (2001), Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn
hoá tinh thần nhân dân Lâm Đồng hiện nay, luận văn thạc sĩ khoa học tôn
giáo, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Tác giả phân tích ảnh
hưởng của Phật giáo đến đạo đức, lối sống, văn hoá - nghệ thuật trong đời
sống văn hoá tinh thần của nhân dân ở Lâm Đồng; nêu những vấn đề đặt ra
của Phật giáo Lâm Đồng hiện nay; trên cơ sở ấy, tìm ra một số giải pháp nhằm
phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của Phật giáo đối với đời sống văn
hoá tinh thần của nhân dân Lâm Đồng.
Chủ yếu các tác giả phân tích ảnh hưởng của Phật giáo đối với lối sống,
sự hình thành nhân cách, văn hoá - nghệ thuật trong các tầng lớp nhân dân.
Ngoài ra, còn có những công trình nghiên cứu một số vấn đề liên quan
đến đời sống văn hoá tinh thần cũng được thực hiện trong một số cuốn sách,
luận án, tạp chí, kỷ yếu, chẳng hạn: Kimura Taiken (1969), Nguyên thuỷ Phật


11

giáo tư tưởng luận, Vạn Hạnh, Sài Gòn; Kimura Taiken (1969), Đại thừa Phật
giáo tư tưởng luận, Vạn Hạnh, Sài Gòn; Kimura Taiken (1969), Tiểu thừa
Phật giáo tư tưởng luận, Vạn Hạnh, Sài Gòn; O.O.RoZenBerg (1990), Phật

giáo những vấn đề triết học, Trung tâm tu liệu Phật học xuất bản, Hà Nội; Đại
Tạng kinh Việt Nam (1993 - 1997), Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam; Trần
Hồng Liên (1996), Phật giáo Nam bộ từ thế kỷ 17 đến 1975, Nhà xuất bản
Thành phố Hồ Chí Minh; H.W.Schumann (1997), Đức Phật lịch sử, Viện
Nghiên cứu Phật học, Việt Nam; Thera Narada (1998), Đức Phật và Phật
pháp, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Đăng Duy (1999),
Phật giáo với văn hoá Việt Nam, Hà Nội; Đinh Công Định (2000), Quá trình
du nhập và ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn hoá truyền thống Trung
Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 2 (30), tr.53-59; D.T.SuZuKi
(Thuần Bạch soạn dịch - 2000), Thiền, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh;
Trần Chí Mỹ (2002), Xây dựng đời sống văn hoá tinh thần ở Thành phố Hồ
Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Hội thảo khoa học 300 năm Phật giáo Gia
Định - Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh (2002), Nhà xuất bản Thành phố
Hồ Chí Minh; Trần Hồng Liên (2002), Di tích văn hoá Phật giáo ở Thành phố
Hồ Chí Minh trước thách thức của nền kinh tế thị trường, Tạp chí Khoa học
xã hội Thành phố Hồ Chí Minh (số1), tr.81-84; Kỷ yếu Hội thảo Tăng sự 2010
- 2554, Ban trị sự Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh…
Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau
của chủ đề này, cung cấp nhiều ý kiến có thể tham khảo. Song, do mục đích và
nhiệm vụ cụ thể của từng bài viết, luận văn, luận án, cuốn sách, các công trình
đó chưa tập trung đi sâu bàn về “Ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn
hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh”. Trong quá trình
nghiên cứu, trình bày luận án tác giả đã tiếp thu, kế thừa có chọn lọc các tài
liệu liên quan đến luận án.


12

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án

Mục đích: Luận án làm rõ ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hoá
tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất một số giải
pháp có tính định hướng để giữ gìn và phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế
ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân
dân Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nhiệm vụ:
Thứ nhất, làm rõ cơ sở xã hội, tiền đề lý luận cho quá trình du nhập và
phát triển của Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh, các giai đoạn phát triển
của Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh; chỉ ra những đặc điểm cơ bản của
Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ hai, trình bày và phân tích thực trạng ảnh hưởng của Phật giáo đến
một số lĩnh vực chủ yếu, từ đó tìm ra nguyên nhân, đưa ra dự báo, nêu những
vấn đề đặt ra trong quá trình ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hoá
tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ ba, trên cơ sở thực trạng ảnh hưởng của Phật giáo đến một số lĩnh
vực chủ yếu trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh, đề xuất một số giải pháp có tính định hướng nhằm giữ gìn, phát huy ảnh
hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo đến đời sống văn
hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đến một số
lĩnh vực trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh như quan niệm, tư tưởng; đạo đức, lối sống; văn hoá - nghệ thuật. Đối
tượng chịu ảnh hưởng của Phật giáo chủ yếu là chức sắc, tăng ni, phật tử và
một số người dân có niềm tin, có tình cảm với Phật giáo.
Phạm vi nghiên cứu: Văn hoá tinh thần là một lĩnh vực vô cùng rộng lớn,
nhưng do mục đích của đề tài, luận án giới hạn việc nghiên cứu ảnh hưởng của


13


giáo lý, giới luật, lễ nghi, văn hoá Phật giáo, tổ chức Phật giáo và các hoạt
động của Phật giáo đến một số lĩnh vực chủ yếu trong đời sống văn hoá tinh
thần của nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Cơ sở phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư
liệu của luận án
Cơ sở phương pháp luận: Luận án dựa trên cơ sở thế giới quan duy vật,
phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử; cơ sở phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh và quan
điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo để luận
giải những vấn đề đặt ra trong đề tài.
Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng
tổng hợp các phương pháp sau đây:
Phương pháp điều tra xã hội học (có mẫu - phiếu kèm theo, xử lý bằng
SPSS): Điều tra trực tiếp bằng bảng hỏi về sự ảnh hưởng của Phật giáo đến
đời sống văn hoá tinh thần các tầng lớp nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh;
căn cứ theo độ tuổi, giới tính, trình độ văn hoá…
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Tác giả phân tích, mổ xẻ thực trạng
ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành
phố Hồ Chí Minh; sau đó tổng hợp, rút lại vấn đề về thực trạng, nguyên nhân
những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh
thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Đồng thời còn sử dụng các phương pháp kết hợp lịch sử và lôgíc, qui nạp
và diễn dịch, hệ thống hoá, so sánh đối chiếu, phỏng vấn…
Nguồn tư liệu: Tác giả sử dụng các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các Văn kiện, Nghị quyết, chính sách của
Đảng, Nhà nước, của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
liên quan đến Phật giáo; Kinh điển Phật giáo; các công trình nghiên cứu của
nhiều tập thể, cá nhân, các nhà khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến



14

đề tài nghiên cứu; các báo cáo tôn giáo của Ban Tôn giáo và Dân tộc, của
Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh; số liệu thống kê của Cục thống
kê Thành phố Hồ Chí Minh; các số liệu, tài liệu do tác giả điều tra, khảo sát
thực tế.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Luận án có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn, nhất là trong quá trình
xây dựng đời sống văn hoá tinh thần hiện nay.
Về ý nghĩa khoa học: Luận án góp phần làm rõ ảnh hưởng của Phật giáo
đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, như:
Ảnh hưởng đến quan niệm, tư tưởng; đạo đức, lối sống; văn hoá - nghệ thuật.
Về ý nghĩa thực tiễn: Luận án góp phần vào việc xây dựng những cơ sở,
luận cứ khoa học để củng cố, hoàn thiện quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà
nước ta về tôn giáo và công tác tôn giáo trong tình hình mới.
Luận án được vận dụng có thể giúp cho thực hiện công tác quản lý Phật
giáo của Thành hội Phật giáo, Ban Tôn giáo và Dân tộc ở Thành phố Hồ Chí
Minh được tốt hơn; góp phần nâng cao hơn nữa đời sống văn hoá tinh thần của
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu
có nội dung liên quan đến Phật giáo; cũng như có thể sử dụng làm tài liệu
tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn Tôn giáo học, Triết học,
Chính trị học, Văn hoá học trong các trường Đại học, Cao đẳng và các trường
Chính trị tỉnh, thành trong cả nước.
7. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Thứ nhất, luận án đã chỉ ra được những đặc điểm cơ bản của Phật giáo ở
Thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ hai, luận án đã làm rõ được ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của Phật
giáo đến quan niệm, tư tưởng; đạo đức, lối sống; văn hoá - nghệ thuật trong

đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Đưa ra


15

được những dự báo xu hướng biến đổi ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống
văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
Thứ ba, luận án đã đưa ra được một số giải pháp có tính định hướng
nhằm giữ gìn và phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của
Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, góp phần nâng cao đời
sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong những
năm tới.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án
được kết cấu 3 chương, 6 tiết.





















16

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA
PHẬT GIÁO Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1.1. CƠ SỞ XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ TƯ TƯỞNG CHO QUÁ TRÌNH DU NHẬP,
PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1.1. Cơ sở kinh tế, chính trị - xã hội cho sự du nhập và phát triển
của Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, mỗi một hình thái ý thức
xã hội hình thành, phát triển bao giờ cũng phản ánh và chịu sự quy định của
điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội nhất định; đồng thời nó là sự tiếp thu, kế thừa
những quan niệm, tư tưởng đã hình thành trước nó; do vậy để tìm hiểu, nhận
xét, đánh giá, chỉ ra những đặc điểm cơ bản của Phật giáo ở Thành phố Hồ
Chí Minh và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân
dân Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra những giải pháp định hướng nhằm
khai thác, phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu
cực phát sinh từ Phật giáo, phải làm rõ cơ sở kinh tế, chính trị - xã hội, tiền đề
văn hoá, tư tưởng cho sự du nhập và phát triển của Phật giáo ở Thành phố Hồ
Chí Minh. Đúng như C.Mác và Ăngghen đã từng khẳng định: “Ý thức không
bao giờ có thể là cái gì khác hơn là sự tồn tại được ý thức… Không phải ý
thức quyết định đời sống mà chính đời sống quyết định ý thức” [94, tr.37-38].
Về kinh tế: Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích tự nhiên là 2.093,7

km
2
. Thành phố nằm thoải dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Chiều dài
nhất từ Củ Chi đến Cần Giờ là 150 km. Chiều ngang nơi rộng nhất từ Thủ
Đức đến Bình Chánh là 50 km. Nơi hẹp nhất giữa Nhà Bè và huyện Cần
Giờ là 6,5 km [58, tr.7].


17

Thành phố là một đô thị lớn nhất nước ta, một trung tâm lớn về kinh tế,
văn hoá, khoa học công nghệ, và là đầu mối giao lưu quốc tế, có vị trí chiến
lược của cả nước. Thành phố nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,
phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông
Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây
Nam giáp tỉnh Long An, tỉnh Tiền Giang, phía Nam giáp với biển Đông, có bờ
biển dài 15 km.
Thành phố được chia thành 25 quận, huyện. Khu vực nội thành gồm 20
quận: 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình,
Tân Phú, Tân Tạo, Bình Tân, Thủ Đức, với diện tích 440 km
2
và bao gồm 238
phường. Khu vực ngoại thành gồm 5 huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh,
Nhà Bè, Cần Giờ, với diện tích 1.653,7 km
2
và bao gồm 68 xã [167, tr.3].
Giai đoạn trước năm 1975:
Sài Gòn xưa là một vùng đất hoang vu, rừng rậm, sình lầy, dân cư thưa
thớt, nhiều cọp beo, cá sấu, trăn, rắn. Theo Trịnh Hoài Đức thì lưu dân người
Việt đã vào vùng đất này từ thế kỷ XVI - XVII, thời các “Tiên Hoàng” của

nhà Nguyễn. Đến cuối thế kỷ XVII, Sài Gòn đã trở thành một trung tâm lớn,
có bến sông, một phố chợ, là ngã tư giao dịch với bên ngoài, trở thành một
đồn luỹ chiến lược, có vị trí quan trọng. Vì đất rộng, người thưa, Nhà nước
phong kiến đã khuyến khích nhân dân khẩn hoang, tự do chiếm hữu ruộng đất
phát triển nông nghiệp, thậm chí cho mua bán nô tì, khuyếch trương thương
mại. Với chính sách trên làm cho chế độ tư hữu phát triển mạnh mẽ, ruộng đất
được tập trung, việc mua bán luá gạo đã biến luá gạo thành hàng hoá. Buôn
bán diễn ra nhộn nhịp, tập trung đông thương nhân Âu, Á, là nơi xuất bến của
nhiều thương thuyền ngoại quốc và Việt Nam đem gạo, muối, tơ lụa, đồi
mồi… đến Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Inđônêxia, Philippin để bán.


18

Năm 1800, Nguyễn Đính đắp thành Bát Quái, lập Gia Định Kinh rồi
chuyển thành Gia Định Thành. Từ đó, Gia Định trở thành trung tâm cai trị,
thương mại [10, tr.14].
Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, kinh tế Sài Gòn phát triển khác trước rất
xa. Khẩn khai đất đai được mở rộng nhiều. Sài Gòn trở thành nơi đô hội nhộn
nhịp với hai thị trấn là Sài Gòn - Gia Định và Chợ Lớn, có khoảng 100.000 đến
150.000 dân; là trung tâm thương mại giao tiếp với phương Tây. Là Thành phố
sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, một trong những
trung tâm xuất nhập khẩu lớn của khu vực Đông Nam Á [10, tr.15].
Mặc dù đã đạt được những thành tựu lớn về nông nghiệp, thương nghiệp,
nhưng trong thời kỳ đầu khai phá vùng đất mới, thiếu thốn đủ bề, người dân
phải chống chọi với cọp beo, thú dữ, phát hoang rừng để canh tác, thành lập
làng xã. Mặt khác, do cơ sở vật chất còn sơ khai, thiên tai tàn phá, làm cho đời
sống của người dân bấp bênh, túng thiếu, để cầu mưa thuận gió hoà, mùa màng
tươi tốt, họ đã tìm đến với Phật giáo để được phù hộ, vỗ về, an cư, lạc nghiệp.
Theo chân những cư dân Việt, Hoa đến Gia Định để tìm cuộc sống mới có cả

các thiền sư, phật tử, họ đã xây nền móng, phát triển Phật giáo tại đây.
Sau năm 1859, thực dân Pháp phát triển Sài Gòn thành trung tâm thương
mại trong nước và quốc tế. Sau năm 1954, với chính sách thực dân mới, Mỹ
xây dựng Sài Gòn thành một Thành phố lệ thuộc Mỹ. Mặc dù thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ đã đầu tư phát triển kinh tế ở Sài Gòn, nhưng chỉ để phục vụ
cho chiến tranh, vơ vét tài nguyên, đưa ra hàng trăm thứ thuế để bóc lột sức
lao động của nhân dân ta. Trong thời kỳ này, trải qua nhiều cuộc chiến tranh
ác liệt, kéo dài đã huỷ hoại nhiều cơ sở kinh tế; vì chiến tranh nên các nhà đầu
tư không dám mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế dẫn đến đời sống người lao
động càng khó khăn. Trong quá trình phát triển kinh tế đã xuất hiện những
xung đột về lợi ích giai cấp. Để tăng lợi nhuận, làm giàu nhanh chóng, giới
chủ giảm chi phí bằng cách tăng cường bóc lột sức lao động của công nhân


19

như kéo dài thời gian lao động trong ngày, chậm trả lương, không đóng bảo
hiểm y tế, xã hội… Các chủ tư bản thương mại ép giá nông sản của nông dân.
Cho nên để mong có việc làm, yên tâm phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống
những người lao động cầu nguyện vào đức Phật. Một số đồng bào Khmer lên
Sài Gòn tìm kế sinh nhai, họ cũng đem theo tín ngưỡng Phật giáo Nam tông
để làm chỗ dựa tinh thần.
Giai đoạn từ năm 1975 đến 1985:
Sau khi thống nhất đất nước, Thành phố chuyển sang xây dựng nền kinh
tế kế hoạch hoá xã hội chủ nghĩa. Giai đoạn 1976 – 1980, do không tuân thủ
đúng quy luật về quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ của lực lượng sản
xuất, không phù hợp với kinh tế thị trường vốn phát triển trước đây nên đã trói
buộc sản xuất, thiếu nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng thiết yếu; thất nghiệp, giá
cả tăng, đời sống nhân dân rất khó khăn [129, tr.33-34].
Để thoát khỏi tình trạng suy thoái, Đảng bộ Thành phố đã chủ động mở

cửa sản xuất, từng bước hình thành mô hình quản lý mới theo hướng tự chủ, tự
cân đối trang trải trong sản xuất, kinh doanh. Nhờ đó, kinh tế phát triển nhảy
vọt, tăng trưởng cao gần bốn lần so với giai đoạn trước. Giai đoạn 1980 - 1985
tốc độ bình quân 8,2%/năm [167, tr.27].
Giai đoạn này Thành phố là địa phương dẫn đầu cả nước về kinh tế,
nhưng vì hậu quả của nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, đã thui chột
tiềm năng, động lực phát triển kinh tế, làm cho đời sống của các tầng lớp nhân
dân rơi vào khó khăn, bất ổn. Lúc này Phật giáo tuy không có điều kiện phát
triển nhưng một bộ phận nhân dân vẫn có niềm tin vào đức Phật.
Giai đoạn từ năm 1986 đến nay:
Thực hiện đường lối đổi mới bằng tinh thần Nghị quyết Đại hội VI của
Đảng, những năm 1986 - 1990 Thành phố nhanh chóng phát triển các thành phần
kinh tế, nhưng do thiếu nhiều chính sách để quản lý dẫn đến sai sót để kẻ xấu lợi

×