Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THANH TOÁN LC tại NGÂN HÀNG VIETCOMBANK CHI NHÁNH sở GIAO DỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.77 KB, 65 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THANH TOÁN L/C
TẠI NGÂN HÀNG VIETCOMBANK CHI NHÁNH
SỞ GIAO DỊCH

Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Khánh Ly
Lớp

: K18NHN

Khóa học

: 2015-2019

Mã sinh viên

: 18A4000452

Giáo viên hướng dẫn: Trần Hữu Tuyến

Hà Nội, tháng 5 năm 2019


HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THANH TOÁN L/C


TẠI NGÂN HÀNG VIETCOMBANK CHI NHÁNH
SỞ GIAO DỊCH

Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Khánh Ly
Lớp

: K18NHN

Khóa học

: 2015-2019

Mã sinh viên

: 18A4000452

Giáo viên hướng dẫn: Trần Hữu Tuyến

Hà Nội, tháng 5 năm 2019


LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp “Thực trạng quy trình thanh toán L/C
tại ngân hàng Vietcombank chi nhánh Sở giao dịch” là kết quả của quá trình nghiên
cứu độc lập của cá nhân em dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Trần Hữu Tuyến. Các
nội dung nghiên cứu, kết quả trong chuyên đề này là trung thực và chưa được công
bố dưới bất kì hình thức nào. Những số liệu trong bảng biểu phục vụ cho quá trình
nghiên cứu, đánh giá, nhận xét đều được lấy từ các nguồn tham khảo rõ ràng. Nếu
có bất kì sự gian lận nào em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về chuyên đề tốt nghiệp

của mình.

Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Phạm Thị Khánh Ly

i


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho phép em được bày tỏ
lòng biết ơn đến tất cả các cá nhân và tổ chức đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ em
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này. Trong suốt thời gian từ khi bắt
đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của
quý Thầy Cô và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Ngân
Hàng Thương Mại – Học Viện Ngân Hàng đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho
chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Nhờ có những lời hướng dẫn, dạy
bảo của các thầy cô nên chuyên đề tốt nghiệp của em mới có thể hoàn thiện tốt đẹp.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Hữu Tuyến - người đã trực tiếp
giúp đỡ, quan tâm, hướng dẫn em hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp này trong
thời gian qua.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc ngân hàng Vietcombank
sở giao dịch Ngô Quyền cũng như các anh chị trong phòng Quản lý rủi ro đã giúp
đỡ, hướng dẫn tận tình cho em, em được thực tập trong một môi trường rất chuyên
nghiệp, được học hỏi rất nhiều nghiệp vụ và những ứng xử hữu ích phục vụ cho
công việc sau này của em.
Chuyên đề tốt nghiệp thực hiện trong khoảng thời gian gần 3 tháng. Bước đầu

đi vào thực tế của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ nên không tránh khỏi những
thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô
để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn đồng thời có điều kiện
bổ sung, nâng cao ý thức của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
.

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii
DANH MỤC VIẾT TẮT.................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH........................................................................................vii
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................1
Chương I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM VIETCOMBANK.........................................3
I. Vài nét về ngân hàng Vietcombank...........................................................3
1. Lịch sử hình thành và phát triển..........................................................3
2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.........5
II. Vài nét về chi nhánh Sở giao dịch ngân hàng Vietcombank.....................6
1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Sở giao dịch
Vietcombank.......................................................................................6
2. Cơ cấu tổ chức chi nhánh Sở giao dịch ngân hàng Vietcombank.......7
2.1.Nhóm hỗ trợ....................................................................................9
2.2.Nhóm tín dụng................................................................................9
2.3.Nhóm thanh toán...........................................................................10
2.4.Nhóm kinh doanh dịch vụ.............................................................10
2.5.Các phòng giao dịch......................................................................11

3. Các sản phẩm chính của chi nhánh Sở giao dịch ngân hàng
Vietcombank......................................................................................11
4. Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016-2018.....................12
III. Vị trí thực tập..................................................................................14
Chương II: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THANH TOÁN BẰNG CHỨNG
TỪ TÍN DỤNG L/C TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG CHI
NHÁNH SỞ GIAO DỊCH...............................................................................16
I. Khái quát vài nét về thanh toán quốc tế và phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ..........................................................................................16

iii


1. Thanh toán quốc tế............................................................................16
1.1.Khái niệm......................................................................................16
1.2.Tầm quan trọng của thanh toán quốc tế........................................16
2. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.......................................17
2.1.Khái niệm......................................................................................17
2.2.Các bên tham gia trong thanh toán tín dụng chứng từ..................17
II. Thực trạng quy trình thanh toán của phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ tại ngân hàng Vietcombank chi nhánh Sở giao dịch................19
1. Cơ sở pháp lý....................................................................................19
1.1.Cơ sở pháp lý mang tính chất quốc tế...........................................19
1.2.Cơ sở pháp lý mang tính chất quốc gia.........................................19
2. Thực trạng quy trình thanh toán L/C tại chi nhánh Sở giao dịch ngân
hàng Vietcombank.............................................................................20
2.1.Tỷ trọng thanh toán quốc tế bằng L/C so với các phương thức
thanh toán khác.............................................................................20
2.2.Doanh số thanh toán bằng L/C tại chi nhánh Sở giao dịch
Vietcombank.................................................................................22

2.3.Tốc độ tăng trưởng doanh số........................................................24
2.4.Rủi ro thanh toán bằng L/C tại Sở giao dịch ngân hàng
Vietcombank.................................................................................25
2.5.Biểu phí thanh toán quốc tế bằng L/C tại Sở giao dịch
Vietcombank.................................................................................28
3. Đánh giá tác động của quy trình thanh toán L/C đối với các bên tham
gia tại ngân hàng Vietcombank chi nhánh Sở giao dịch...................28
3.1.Những kết quả đạt được..................................................................28
3.2.Những hạn chế, tồn tại....................................................................30
Chương III: GIẢI PHÁP CHO QUY TRÌNH THANH TOÁN L/C TẠI
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH. .33
I. Định hướng phát triển của chi nhánh Sở giao dịch.................................33
iv


II. Đề xuất một số giải pháp.........................................................................35
1. Hoàn thiện quy trình thanh toán tín dụng chứng từ..........................35
1.1.Hoàn thiện thanh toán L/C hàng xuất...........................................35
1.2.Hoàn thiện quy trình thanh toán L/C hàng nhập...........................37
2. Giải pháp chiến lược khách hàng......................................................39
3. Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng........................................40
4. Tăng cường công tác cố vấn khách hàng..........................................40
4.1.Đối với các đơn vị xuất khẩu........................................................40
4.2.Đối với đơn vị nhập khẩu..............................................................41
5. Tăng cường công tác tổ chức cán bộ và đào tạo...............................42
6. Mở rộng mạng lưới hoạt động, hoàn thiện cơ cấu tổ chức...............45
7. Tiếp tục đổi mới công nghệ ngân hàng.............................................46
8. Tăng cường công tác kiểm tra và kiểm soát......................................46
III. Một số kiến nghị..................................................................................47
1. Kiến nghị đối với nhà nước...............................................................47

1.1.Cần có những văn bản pháp lý cho giao dịch thanh toán quốc tế....48
1.2.Có chính sách khuyến khích và kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu...49
2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước...........................................50
2.1.Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, tiến
hành thành lập thị trường hối đoái ở Việt Nam.............................50
2.2.Công tác điều hành chính sách tỷ giá cần linh hoạt phù hợp với
thực tế............................................................................................50
2.3.Tăng cường chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng
ngân hàng nhà nước .....................................................................51
3. Kiến nghị đối với khách hàng...........................................................51
3.1.Nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại thương và trình độ thanh toán
quốc tế...........................................................................................51
3.2.Tìm hiểu kỹ và lựa chọn đúng bạn hàng nước ngoài....................52
3.3.Tranh thủ sự tư vấn của các ngân hàng khác................................52
KẾT LUẬN.....................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
v


DANH MỤC VIẾT TẮT

Tên viết tắt

Tên chi tiết

NH

Ngân hàng

NHĐCĐ


Ngân hàng được chỉ định

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHNT

Ngân hàng Ngoại thương

NHPH

Ngân hàng phát hành

NHTB

Ngân hàng thông báo

NHTM

Ngân hàng thương mại

NQH

Nợ quá hạn

PGD

Phòng giao dịch


PH

Phát hành

SGD

Sở giao dịch

TDCT

Tín dụng chứng từ

TMCP

Thương mại cổ phần

TTQT

Thanh toán quốc tế

TW

Trung ương

VCB

Vietcombank

DANH MỤC HÌNH


Bảng biểu
Hình 1
Hình 2
Hình 3

Logo ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Bộ máy quản lý củaVCB
Sơ đồ mô hình tổ chức tại SGD Vietcombank

vi


Biểu đồ 1
Biểu đồ 2
Biểu đồ 3

Lợi nhuận trước thuế của SGD VCB giai đoạn 2016- 2018
Hoạt động huy động vốn của SGD VCB giai đoạn 2016- 2018
Tỷ trọng phương thức TTQT trong thanh toán nhập khẩu tại SGD

Biểu đồ 4

VCB năm 2018
Tỷ trọng phương thức TTQT trong thanh toán xuất khẩu tại SGD

Biểu đồ 5

VCB năm 2018
Doanh số thanh toán quốc tế tại SGD Vietcombank giai đoạn


Đồ thị 1

2016- 2018
Tốc độ tăng trưởng L/C xuất khẩu, L/C nhập khẩu giai đoạn

Đồ thị 2

2016-2018
Tỷ lệ nợ quá hạn trong thanh toán quốc tế bằng L/C tại SGD

Bảng 1

Vietcombank giai đoạn 2016 - 2018
Doanh số thanh toán L/C tại SGD Vietcombank giai đoạn

Bảng 2

2016 - 2018
Biểu phí các dịch vụ thanh toán L/C tại SGD Vietcombank

vii


LỜI MỞ ĐẦU
I.

Đặt vấn đề

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ thương mại và giao lưu quốc tế

ngày càng đặt ra những đòi hỏi và thách thức mới đối với các NHTM trong hoạt
động thanh toán quốc tế. Được xem như chất xúc tác cho sự phát triển thương mại
quốc tế, công tác thanh toán quốc tế đã không ngừng được đổi mới và hoàn thiện,
với việc đa dạng hoá các hình thức thanh toán trong đó có phương thức thanh toán
tín dụng chứng từ nhằm đáp ứng yêu cầu an toàn và tăng nhanh tốc độ vòng quay
vốn, đảm bảo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình hợp tác và phân công lao động
quốc tế. Hơn nữa, thông qua hoạt động thanh toán quốc tế các ngân hàng thương
mại có cơ hội khẳng định mình trên trường quốc tế, tăng thu nhập và phát triển ổn
định trong môi trường cạnh tranh.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động thanh toán quốc tế trong hoạt
động của NHTM, trong thời gian thực tập tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại
thương em nhận thấy: hoạt động TTQT đã đạt được những kết quả nhất định, tuy
quy mô hoạt động của ngân hàng khá rộng xong lại chịu sự cạnh tranh gay gắt
không những từ các ngân hàng thương mại trong nước mà còn có các chi nhánh của
ngân hàng nước ngoài nên hoạt động thanh toán nói chung nên tài trợ thương mại
theo phương thức tín dụng chứng từ đã gặp rất nhiều khó khăn vướng mắc. Chính vì
vậy, việc tìm ra những giải pháp phát triển hoạt động TTQT theo phương thức
TDCT của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là hết sức cần thiết, nó không
những góp phần phát triển hoạt động TTQT của hệ thống NHTM nói chung mà còn
của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói riêng đồng thời thúc đẩy hoạt
động xuất nhập khẩu phát triển. Xuất phát từ lý do trên, trong thời gian thực tập tại
ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, cùng với những kiến thức về TTQT đã
được học tại trường đại học, em đã lựa chọn đề tài: “Thực trạng quy trình thanh
toán bằng phương thức chứng từ tín dụng L/C tại NHTM Cổ phần Ngoại thương
Việt Nam chi nhánh Sở giao dịch.” Trong phạm vi của bài viết chủ yếu tìm hiểu về
quy trình, thực trạng tình hình về quy trình thanh toán bằng phương thức tín dụng
chứng từ L/C, từ đó đưa ra những đánh giá về quy trình này tại ngân hàng chi nhánh

1



Sở giao dịch và đề xuất một số giải pháp cũng như một số kiến nghị của bản thân
nhằm nâng cao hiệu quả cho quy trình này.

II.

Giới thiệu nghiệp vụ thực tập của bản thân tại Ngân hàng

TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Sở giao dịch.
Trong quá trình thực tập tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam, em được thực tập tại phòng Thanh toán quốc tế được nằm tại Phòng
quản lý nợ. Các nghiệp vụ chính của Phòng Thanh toán quốc tế là các hoạt
động như: Chuyển tiền, Nhờ thu và Phương thức thanh toán kèm theo chứng từ
tín dụng,….
Được học tập và quan sát cac công việc tại Sơ giao dịch, em cũng nắm bắt
được quy trình từ việc tiếp nhận các hồ sơ nghiệp vụ thanh toán quốc tế về L/C,
chuyển tiền hay nhờ thu được chuyển từ phòng khách hàng doanh nghiệp lên. Từ
những bộ hồ sơ đó các chuyên viên trong Phòng Thanh toán sẽ kiểm tra bộ chứng
từ, so sánh đối chiếu để tìm ra những lỗi sai, những thiếu xót rồi liên hệ với khách
hàng để sửa những lỗi sai đó, hoàn thành bộ hồ sơ. Sau khi hoàn tất bộ hồ sơ hoàn
chỉnh, các chuyên viên sẽ gửi bộ hồ sơ này lên Trung tâm tài trợ thương mại đặt tại
Trụ sở chính để đánh điện L/C

III.

Kết cấu chuyên đề

Kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương
Vietcombank.

Chương 2: Thực trạng quy trình thanh toán bằng phương thức chứng từ tín
dụng L/C tại ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Sở giao dịch
Chương 3: Giải pháp cho quy trình thanh toán L/C tại ngân hàng TMCP Ngoại
thương chi nhánh Sở giao dịch.

2


Chương I
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM VIETCOMBANK
I. Vài nét về ngân hàng Vietcombank
1. Lịch sử hình thành và phát triển
* Hình ảnh của ngân hàng Vietcombank
- Trụ sở chính:
198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Telex: 411504/411229 VCB – VT
Tel: 84-24-39343137
Fax: 84-24-38269067
Swift: BFTV VNVX
-

Logo:

Ngày 1/4/2015 Vietcombank đã chính thức thay đổi bộ nhận diện thương
hiệu với thiết kế logo 3D hiện đại hơn, màu xanh truyền thống trên của
Vietcombank vẫn được giữ lại trong thiết kế logo Vietcombank này.
Hình 1: Logo ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

* Quá trình hình thành và phát triển


3


Được thành lập từ ngày 01/04/1963 với tiền thân là Cục ngoại hối Ngân hàng
nhà nước, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam( tên giao dịch là Vietcombank, viết
tắt là VCB/ NHNTVN) là một trong những ngân hàng thương mại quốc doanh đầu
tiên của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Sau gần 40 năm hoạt động và trưởng thành,
VCB luôn giữ vai trò chủ chốt trong hoạt động kinh doanh đối ngoại và đóng góp
một phần to lớn trong việc phát triển kinh tế Việt Nam.
Khi mới thành lập, VCB mới chỉ có một cơ sở tại Hà Nội, ngày nay Ngân
hàng đã trở thành một hệ thống ngân hàng hoàn chỉnh gồm Ngân hàng Ngoại
thương trung ương, 22 ngân hàng VCB tại các tỉnh thành phố lớn trong cả nước, 3
văn phòng đại diện ở nước ngoài, 1 công ty tài chính tại nước ngoài, đầu tư vốn góp
vào 14 doanh nghiệp gồm có: 3 liên doanh với nước ngoài, 6 ngân hàng cổ phần, 2
công ty bảo hiểm, 3 công ty kinh doanh bất động sản. Ngân hàng cũng đã thiết lập
quan hệ đại lý với hơn 1300 ngân hàng tại 85 quốc gia trên khắp các châu lục, đảm
bảo cho công tác thanh toán quốc tế diễn ra thuận lợi.
Trong suốt thời kì kế hoạch hóa tập trung, ngân hàng đóng vai trò là ngân
hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó trong lĩnh
vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ nhập khẩu và các dịch vụ kinh doanh
đối ngoại khác( vận tải, bảo hiểm…), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối,
quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ
trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa.
Ngoài ra, NHNT còn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách
quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với
Ngân hàng trung ương các nước, các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế. Cuối thập kỉ
80 và những năm đầu thập kỉ 90, Việt Nam bước sang cơ chế thị trường cùng với
việc nhà nước ban hành Pháp lệnh Ngân hàng rồi đến Luật Ngân hàng, VCB không
còn vị trí độc tôn trong quan hệ quốc tế, tín dụng và thanh toán xuất nhập khẩu nữa.

Hàng loạt các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh ra đời đặt VCB
trước sự cạnh tranh quyết liệt. Dù vậy với uy tín lâu năm, với bề dày kinh nghiệm
trong công tác thanh toán quốc tế, quan hệ thương mại với Việt Nam, VCB luôn
chiếm lĩnh thị trường và củng cố vị trí là một trung tâm thanh toán quốc tế lớn nhất
cả nước.

4


Ngày 02/06/2008, theo Quyết định số 138/CP-NHNN ngày 23/05/2008 của
Thống đốc NHNN, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức chuyển đổi
thành từ Ngân hàng thương mại Nhà nước thành Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam, tên đầy đủ bằng tiếng Anh là: Joint Stock Commercial
Bank for Foreign Trade of Vietnam.
Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức
được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
VCB đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn và ngày càng khẳng định vị thế
của mình trong nước cũng như trường quốc tế.
Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có nhiều lợi thế
trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng,
phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệ
cao. Không gian giao dịch công nghệ số (Digital lab) cùng các dịch vụ: VCB
Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, Phone Banking,…đã, đang và sẽ tiếp
tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả,
tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho đông đảo khách hàng.
Bằng trí tuệ và tâm huyết, các thế hệ cán bộ nhân viên Vietcombank đã, đang
và sẽ luôn nỗ lực để xây dựng Vietcombank phát triển ngày một bền vững, với mục
tiêu đến năm 2020 đưa Vietcombank trở thành Ngân hàng số 1 tại Việt Nam, 1 trong
300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới và được quản trị theo các thông
lệ quốc tế tốt nhất.

2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Cơ cấu tổ chức VCB gồm các bộ phận chính: Đại hội đồng cổ đông, Ban
Kiểm soát, Hội đồng quản trị, Ban điều hành và các Khối phòng ban. Đại hội cổ
đông là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của NH bao gồm tất cả các cổ đông
có quyền biểu quyết, hoạt động thông qua cuộc họp Đại hội cổ đông thường niên.
Bên cạnh đó gồm những Ban điều hành khác như là Tổng giám đóc điều hành các
công việc thường xuyên của NH và đều do Đại hội cổ đông bổ nhiệm, miễn nhiễm.
Ban Điều hành NH được chia thành các bộ phận phụ trách từng mảng trong hoạt
động như: Khối NH bán buôn, Khối kinh doanh và quản lý vốn, Khối NH bán lẻ,
Khối quản lý rủi ro, Khối tác nghiệp, Khối tài chính kế toán và các bộ phận hỗ trợ.
Hình 2: Bộ máy quản lý của Vietcombank
5


( Nguồn: Báo cáo thường niên các năm)

I.

Vài nét về chi nhánh Sở giao dịch ngân hàng Vietcombank.

1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Sở giao dịch
Vietcombank.
Năm 1991, Sở giao dịch( SGD) NHNT TW được thành lập. Trong thời gian
đầu thành lập, SGD là đơn vị phụ thuộc NHNT TW ( Hội sở chính), thực hiện các
hoạt động của NHNT TW, SGD đóng vai trò đầu mối thực thi chiến lược phát triển
các sản phẩm, dịch vụ của NHNT VN, là cầu nối cho NHNT VN với khách hàng
của mình.

6



Ngày 20/01/2001, NHNT VN khai trương tòa nhà VCB Tower tại địa chỉ số
198 Trần Quang Khải, Hà Nội, NHNT TW ( Hội sở chính) và SGD NHNT TW
được đặt tại trụ sở này.
Ngày 01/01/2006, SGD chính thức tách khỏi Hội Sở chính, hoạt động như một
chi nhánh, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng. SGD trở thành một
chi nhánh được thực hiện tất cả các nghiệp vụ ngân hàng của ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam.
Ngày 30/10/2008, Sở giao dịch ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã
chính thức khai trương trụ sở hoạt động mới tại địa chỉ số 31-33 Ngô Quyền,
Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Với trụ sở làm việc mới, SGD đã
thêm một bước khẳng định sự độc lập, tự chủ trong hoạt động của mình.
Bên cạnh hoạt động như một Chi nhánh Vietcombank với thị phần lớn trong
nhiều lĩnh vực tại Hà Nội, SGD còn là nơi tiên phong thực hiện các chủ trương
chính sách của VCB, đi đầu trong việc thử nghiệm và phát triển các đơn vị dẫn đầu
trong toàn hệ thống VCB về quy mô huy động vốn, ngay cả trong những thời điểm
công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn. SGD cũng là một trong hai đơn vị đóng
góp lợi nhuận lớn nhất của VCB.
2. Cơ cấu tổ chức chi nhánh Sở giao dịch ngân hàng Vietcombank
Lãnh đạo VCB – Chi nhánh SGD gồm có 1 Giám đốc và 5 Phó giám đốc phụ
trách các mảng nghiệp vụ và quản lý. Hiện tại SGD gồm hơn 700 nhân viên, với 42
phòng chức năng trong đó có 5 phòng chuyên môn, và 18 phòng nghiệp vụ đặt trụ
sở và các phòng giao dịch trên khắp địa bàn thành phố Hà Nội.

Hình 3: Sơ đồ mô hình tổ chức tại SGD Vietcombank.

Tầng 10

Hội Trường


7


Phòng Tin Học

Phòng Quản Lý Nhân Sự

Tầng 8

Giám đốc
Hồ Văn Tuấn

Phòng
Hành Chính Quản Trị

Tầng 7

Phó Giám đốc
Nguyễn Hùng Sơn

Phòng
Khách Hàng DN 1

Phòng Kế Toán

Tầng 6

Phó Giám đốc
Nguyễn Anh Tuấn


Phòng
Khách Hàng Thể Nhân

Phòng Tổng Hợp

Tầng 5

Phó Giám đốc
Phạm Thị Hương Giang

Phòng
Khách Hàng DN 2

Phòng Khách
Hàng SMEs

Tầng 4

Phó Giám đốc
Nguyễn Thị Bích Thủy

Phòng Quản Lý Nợ

Tầng 3

Phó Giám đốc
Nguyễn Văn Vượng

Phòng
Dịch Vụ Khách Hàng Tổ Chức


Tầng 2

Phòng KD dịch vụ thẻ

Phòng Văn Thư

Tầng 1

Phòng Ngân Quỹ

Phòng Dịch Vụ Khách
Hàng Thể Nhân

Tầng 9

8

Tổ Y Tế


1.1.Nhóm hỗ trợ
*Phòng quản lý nhân sự: Thực hiện công tác tổ chức bộ máy và quản lý các
bộ tại SGD.
*Phòng kế toán tài chính: triển khai thực hiện chế độ kế toán tài chính, chế
độ báo cáo và hạch toán kế toán tại SGD.
*Phòng kiểm tra nội bộ: thực hiện kiểm tra giám sát việc thực hiện các văn
bản pháp luật, quy chế, quy định của NHNT VN nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt
động kinh doanh c ủa SGD để bảo vệ lợi ích các bên tham gia( Nhà nước, Ngân
hàng và khách hàng của SGD).

*Phòng hành chính quản trị: thực hiện các công tác hành chính, quản trị tại
SGD. Nghiên cứu, xây dựng, mở rộng phát triển mạng lưới của SGD trên địa bàn
Hà Nội và các vùng lân cận theo phương hướng kế hoạch mà ban lãnh đạo đã đề ra
cho từng giai đoạn cụ thể.
*Phòng tin học: quản lý duy trì hệ thống công nghệ thông tin trong kinh
doanh của SGD đảm bảo hoạt động kinh doanh được duy trì ổn định.
2.2.

Nhóm tín dụng

*Phòng quan hệ khách hàng: thực hiện công tác phát triển và quan hệ với
các khách hàng có quan hệ tín dụng ngắn hạn với ngân hàng là doanh nghiệp.
*Phòng quản lý rủi ro tín dụng: dựa trên những thông tin do phòng quan hệ
khách hàng thu thập và cung cấp, phòng sẽ thực hiện thẩm định định giá mức độ rủi
ro từ đó có quyết định cho vay hay không xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín
dụng , quản lý danh mục đầu tư,..
*Phòng quản lý nợ: quản lý theo dõi, phát hiện dấu hiệu rủi ro các khoản nợ
vay,..
Ba phòng trên là các phòng nghiệp vụ thực hiện cấp tín dụng theo mô thức
quản lý mới: tín dụng 3 phòng có chức năng triển khai nghiệp vụ tín dụng đối với
những phương án khách hàng của đối tượng khách hàng là các tổ chức theo đúng
quy định, quy chế, thể lệ cho vay hiện hành của NHNN VN và NHNT VN.
*Phòng tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ( SMEs): thực hiện triển
khai nghiệp vụ cho vay đối với những phương án kinh doanh của đối tượng khách
hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

9


2.3.


Nhóm thanh toán

*Phòng thanh toán quốc tế: thực hiện các công tác thanh toán quốc tế hàng
nhập khẩu, xuất khẩu và dịch vụ đối ngoại liên quan đến nhập khẩu, xuất khẩu tại SGD
*Phòng bảo lãnh: thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh của SGD
đối với khách hàng.
*Phòng vay nợ viện trợ: có chức năng quản lý và thực hiện các nghiệp vụ
thanh toán đối ngoại sử dụng nguồn vốn viện trợ ODA.
2.4.

Nhóm kinh doanh dịch vụ

*Phòng thanh toán thẻ: thực hiện việc phát hành và thanh toán các loại thẻ
quốc tế, thẻ Vietcombank tại SGD.
*Phòng hối đoái: có chức năng phục vụ các đối tượng khách hàng là các nhân
bao gồm: Quản lý hồ sơ thông tin tài khoản, thông tin khách hàng; Quản lý và thực
hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi, tiền vay của khách hàng là cá
nhân; Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tiền tệ, thanh toán đối ngoại với các
khách hàng là cá nhân; Thực hiện các chuyển tiền trong nước của khách hàng là cá
nhân, quản lý các chứng từ có giá phục vụ cho nghiệp vụ của phòng.
*Phòng ngân quỹ: có chức năng triển khai thực hiện công tác quản lý giấy tờ
có giá tại SGD, thu chi tiền mặt VNĐ và ngoại tệ.
*Phòng vốn và kinh doanh ngoại tệ: thực hiện quản lý và điều hành lãi suất
tỷ giá, phí, huy động và kinh doanh vốn VNĐ và ngoại tệ tại SGD.
*Phòng khách hàng đặc biệt: chức năng tham mưu cho ban giám đốc trong
việc xây dựng chính sách đối với khách hàng thể nhân và cung cấp dịch vụ tài chính
ngân hàng cho khách hàng đặc biệt của SGD( là các khách hàng thể nhân có số dư
tiên gửi lớn, hoặc cán bộ cấp cao Nhà nước, lãnh đạo các bộ ngành,…).
*Phòng kế toán giao dịch: có chức năng phục vụ đối tượng khách hàng là tổ

chức( có cư trú và không cư trú) có quan hệ với SGD.
2.5.

Các phòng giao dịch

Các Phòng giao dịch (PGD) là đơn vị hạch toán báo sổ trực thuộc SGD, hoạt
động trên địa bàn TP. Hà Nội chịu sự quản lý giám sát trực tiếp của Giám đốc SGD,
có chứng thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn tiết kiệm, cho vay khách hàng là
các cá nhân, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán dịch vụ vãng lai trên địa bàn và các
nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi của các pháp nhân.

10


Giữa các phòng ban của SGD có quan hệ mật thiết với nhau, Phòng tham mưu
hỗ trợ các phòng khác hoạt động liên tục liền mạch, Phòng nghiệp vụ phải phối hợp
phòng tham mưu để quá trình thực hiện nghiệp vụ diễn ra thuận lợi trôi chảy, có tổ
chức. Mặc dù độc lập thực hiện nghiệp vụ của phòng mình nhưng giữa các phòng
nghiệp vụ này vẫn có sự liên phối hợp làm việc với nhau, quy trình làm việc trong
nội bộ SGD được tiến hành chính xác như một dây chuyền mà mỗi phòng ban là
một mắt xích. Các phòng giao dịch tuy được đặt tại nhiều địa điểm khác nha, không
tập trung cùng địa điểm với SGD nhưng hoạt động lại liên quan mật thiết với phòng
Ngân quỹ, các phòng Hành chính Quản trị.
3. Các sản phẩm chính của chi nhánh Sở giao dịch ngân hàng Vietcombank
Cũng giống như hoạt động của các NHTM, VCB chi nhánh SGD cũng có đầy
đủ các sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng, luôn mang đến cho khách hàng
những dịch vụ tốt nhất như: In sao kê tài khoản, Lập lệnh chuyển tiền và Sec, Dịch
vụ thẻ, Đảm bảo, Quản lý tài sản, Các dịch vụ ngân hàng quốc tế, Kiểm đếm tiền,
Chuyển tiền lương theo lô, Thay thế đổi thẻ mới, Rút tiền mặt, Dịch vụ cho vay.
Cùng với toàn bộ hệ thống NHNTVN, SGD thực hiện đa dạng hóa và nâng

cao chất lượng sản phẩm dịch vụ mới, đi đầu trong ngành ngân hàng như: thẻ rút
tiền tự động ATM, thẻ tín dụng quốc tế Vietcombank Mastercard, thẻ tín dụng
Vietcombank VISA, thẻ Amex,…thực hiện các nghiệp vụ như quyền chọn, bao
thanh toán(Factoring), các hoạt động bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng,…

4. Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016-2018
Biểu đồ 1: Lợi nhuận trước thuế của SGD VCB giai đoạn 2016- 2018
đơn vị: tỷ đồng

11


( Nguồn: Báo cáo hoạt động của SGD)
Với sự bứt phá ấn tượng, vượt mức kỷ lục của ngành ngân hàng do chính VCB
xác lập vào năm 2017, kết thúc năm 2018 lợi nhuận trước thuế hợp nhất của VCB
đạt 18.269 tỷ đồng tăng 61% so với năm 2017 và gấp 3 lần so với năm 2016.
Kỷ lục lợi nhuận này đã vượt xa mức kế hoạch do Đại hội đồng cổ đông đề ra.
Đặc biệt là trên nền tảng tổng tài sản và tăng trưởng tín dụng thấp hơn so với những
năm trước, lãi suất cho vay thuộc nhóm thấp nhất thị trường , kết quả này đã khẳng
định được tính đúng đắn của chiến lược chuyển dịch hoạt động kinh doanh vào 3 trụ
cột chính là bán lẻ, kinh doanh vốn và dịch vụ của VCB.
Đóng góp vào kết quả chung của toàn hệ thống, SGD tự hào là một trong
những đơn vị đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh doanh được giao, đặc biệt là chỉ
tiêu lợi nhuận: tổng lợi nhuận của SGD đạt lớn trên 1.948 tỷ đồng , đóng góp 11%
lợi nhuận toàn hệ thống và đạt mức bình quân trên 2,5 tỷ đồng/1 cán bộ. Lợi nhuận
từ hoạt động kinh doanh sau khi trích lập DPRR là 1.354 tỷ đồng, tăng 167 tỷ( gần
14%) so với năm 2017 và hoàn thành 104 % so với kế hoạch. Đặc biệt, thu ngoài lãi
tăng trưởng tốt với tổng thu là 595 tỷ đồng, tăng 170 tỷ đồng ( 40%) so với năm
2017 và đạt 110% kế hoạch năm. SGD vinh dự được đánh giá là mọt trong hai chi
nhánh đặc biệt xuất sắc của hệ thống.

*Hoạt động huy động vốn
12


Biểu đồ 2: Hoạt động huy động vốn của SGD Vietcombank giai đoạn 2016- 2018
Đơn vị: tỷ đồng

( Nguồn: Báo cáo hoạt động của SGD)
Tổng kết năm 2018, Tổng huy động vốn của SGD đạt hơn 73.400 tỷ đồng,
tăng hơn 8.700 tỷ đồng ( gần 14%) so với năm 2017 và đã hoàn thành 105% kế
hoạc năm 2018.
Huy động vốn ngoại tệ đạt 1.235 triệu USD, tăng 102 triệu USD ( 9,8 %) so
với cuối năm 2017, và đạt 102% kế hoạch năm 2018, trong đó huy động vốn ngoại
tệ của tổ chức kinh tế tăng 95,7 triệu USD và của khách hàng thể nhân tăng 6,3 triệu
USD so với cuối năm 2017.
Huy động không kỳ hạn đạt 18.125 tỷ đồng tăng 1.819 tỷ đồng so với năm
2017, chiếm 24,7% tổng huy động vốn. Huy động vốn không kỳ hạn bình quân đạt
15.110 tỷ đồng chiếm 20,6% tổng huy động vốn bình quân.
Huy động từ khách hàng bán buôn đạt 39.890 tỷ đồng tăng 4.270 tỷ
đồng( 12%) so với năm 2017, và chiếm 54% tổng huy động vốn và hoàn thành
105% kế hoạch được giao. Huy động từ khách hàng bán lẻ đạt 33.510 tỷ đồng, tăng

13


4.451 tỷ đồng( 15.3%) so với năm 2017, hoàn thành 109% kế hoạch được giao. Huy
động từ khách hàng SEM và thể nhân đều tăng so với cuối năm 2017 là 4%.
*Hoạt động tín dụng:
Hoạt động tín dụng của SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam vẫn
giữ được nhịp độ tăng trưởng. Tỷ lệ dư nợ cho vay/ huy động vốn năm 2018 đạt

77,68% và luôn đạt trên 75% từ năm 2016. Tổng dư nợ cho vay tính đến cuối năm
2018 tăng 37% so với năm 2016. Tỷ lệ nợ xấu năm 2018 đạt mức 0,97% và luôn
duy trì trong khoảng 1% từ năm 2016. Để giữ được tỷ lệ nợ xấu an toàn như vậy,
SGD đã luôn tuân thủ chặt chẽ các chỉ thị từ NHNT Việt Nam cũng như tuân thủ
nghiêm ngặt các quy định của NHNN đề ra.
Công tác trích lập dự phòng rủi ro được thực hiện nghiêm ngặt nhằm đảm bảo
tính lành mạnh của hoạt động cho vay ; chất lượng tín dụng được chú ý, quan tâm.
III. Vị trí thực tập
Ngày nay, mặc dù các ngân hàng thương mại Việt Nam hầu hết đều đã có

phòng Thanh toán quốc tế bởi lẽ sự hội nhập nền kinh tế toàn cầu, nhu cầu trao đổi
hàng hóa giữa các nước ngày càng tăng cao, Việt Nam cũng đã kí kết rất nhiều hiệp
định, cam kết mở rộng mối quan hệ thương mại với các quốc giá khác trên toàn thế
giới. Sự ra đời của phòng TTQT là một tất yếu để đáp ứng với nhu cầu trên.
Nhưng thực tế hiện nay, không phải chi nhánh nào cũng có phòng TTQT bởi
nghiệp vụ thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán phương thức tín dụng chứng
từ nói riêng khá phức tạp, đòi hỏi chuyên môn nghiệp vụ cao và khả năng giải quyết
các vấn đề ngay tức khắc. Sở giao dịch Vietcombank là một trong những những chi
nhánh được phép thực hiện nghiệp vụ TTQT bởi với bề dày lịch sử cũng như khả
năng đáp ứng tốt yêu cầu của nó.
Trong quá trình 3 tháng thực tập tại đây, em đã được các anh chị trong phòng
tận tình giúp đỡ, chỉ bảo các công việc liên quan đến quy trình TTQT đặc biệt là
thanh toán bằng tín dụng chứng từ. Theo đó công việc chủ yếu của một Chuyên
viên phòng Thanh toán quốc tế như sau:

14


*Thứ nhất: Tìm hiểu kĩ các sản phẩm tài trợ TTQT để có thể tư vấn cho
khách hàng khi cần thiết.

*Thứ hai: Tìm kiếm khách hàng
*Thứ ba: Tiếp nhận hồ sơ từ phòng Khách hàng
*Thứ tư: Xem xét hồ sơ, liên lạc với khách hàng để hoàn thiện bộ hồ sơ
chứng từ và các giấy tờ có liên quan để làm hồ sơ L/C
*Thứ năm: Sau khi bộ hồ sơ đã hoàn chỉnh, gửi lên Trung tâm tài trợ ở Hội sở
*Thứ sáu: Theo dõi quá trình XNK để chủ động thanh toán L/C và giải quyết
kịp thời những tranh chấp xảy ra nếu có.
.

15


Chương II:
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THANH TOÁN BẰNG CHỨNG
TỪ TÍN DỤNG L/C TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI
THƯƠNG CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH
I.

Khái quát vài nét về thanh toán quốc tế và phương thức

thanh toán tín dụng chứng từ
1. Thanh toán quốc tế
1.1.Khái niệm
Trên cơ sở phát triển sự hợp tác quốc tế giữa các nước, về nhiều lĩnh vực như:
chính trị, văn hóa, kinh tế,…và trong quá trình thực hiện các mối quan hệ thường
xuyên này nảy sinh những quyền lợi và nghĩa vụ tiền tệ của các nước sinh ra hoạt
động thanh toán quốc tế.
Như vậy có thể nói thanh toán quốc tế là quá trình thực hiện các khoản thu chi
tiền tệ quốc tế, thông qua hệ thống Ngân hàng thế giới nhằm phục vụ cho các mối
quan hệ phát sinh giữa các nước với nhau.

Các mối quan hệ được chia thành hai loại như sau:
* Thanh toán quốc tế mậu dịch
* Thanh toán quốc tế phi mậu dịch.
Hình thức thanh toán mậu dịch là hình thức thanh toán chủ yếu trong thanh
toán quốc tế.
Do khối lượng mua bán, giao dịch, đầu tư quốc tế ngày càng tăng cho nên
thanh toán quốc tế đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động ngoại
thương nói riêng và hoạt động kinh tế nói chung.
1.2.

Tầm quan trọng của thanh toán quốc tế

Hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng hoàn thiện, góp phần thúc đẩy cho
hoạt động ngoại thương ngày càng được mở rộng và phát triển.
Thanh toán quốc tế trong ngoại thương là khâu cuối cùng kết thúc cho quá
trình lưu thông hàng hóa, nếu như quá trình này được tiến hành một cách liên tục,

16


×