Tải bản đầy đủ (.doc) (762 trang)

ĐỀ CƯƠNG học PHẦN TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.88 MB, 762 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGỮ VĂN

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN
TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH
MÃ HỌC PHẦN: VIU 121N

Ban hành kèm theo Quyết định số ..……/QĐ-ĐHSP ngày 28 tháng 12 năm 2018 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên

Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN
TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH
(VIETNAMESE IN USE)
MÃ HỌC PHẦN: VIU 121N
1. Thông tin về học phần
- Số tín chỉ: 02; Tổng số tiết quy chuẩn: 30
(Lý thuyết: 15; Bài tập: 15; Thực hành:15, Tự học: 60)
- Loại học phần: Tự chọn
- Học phần tiên quyết: Không
- Học phần học trước: Không


- Học phần học song hành: Không
- Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt: 
Tiếng Anh: 
- Đơn vị phụ trách: Bộ môn: Ngôn ngữ; Khoa: Ngữ văn
2. Thông tin về các giảng viên
TT Học hàm, học vị, họ và
Số điện
Email
tên
thoại
1. ThS. Lê Thị Hương Giang 0989090076

2. ThS. Hồ Phương Trang
0977804963
3. ThS. Nguyễn Thị Hạnh 0914435676
Phương
4. ThS. Nguyễn Diệu Thương 0948210155 dieuthuong2212@ gmail.com
5. ThS Nguyễn Thu Quỳnh
0975459119
3. Mục tiêu của học phần (kí hiệu MT)
* Về kiến thức
MT1: Hiểu và trình bày được những kiến thức cơ bản về chính âm, chính tả,
dùng từ, đặt câu, tiếp nhận và tạo lập một số loại văn bản thông dụng trong nhà trường.
MT2: Hiểu và vận dụng được những kiến thức chuyên môn về chính âm, chính
tả, dùng từ, đặt câu, tiếp nhận và tạo lập một số loại văn bản thông dụng vào dạy học
Ngữ văn và giáo dục lời nói cho học sinh phổ thông, vào phát triển kiến thức mới và
làm cơ sở để tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn.
MT3: Hiểu và vận dụng được những kiến thức cơ bản về Lí luận dạy học, Tâm lí
học, Giáo dục học, khoa học Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về việc giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt trong dạy học ngôn ngữ và giáo dục học sinh.

* Về kĩ năng:
MT4: Phát âm đúng theo chuẩn chính âm và viết theo đúng chuẩn chính tả
nhằm đạt hiệu quả giao tiếp cao.
MT5: Sử dụng từ phù hợp về mặt hình thức ngữ âm, ngữ nghĩa, phong cách;
nhận diện, phân biệt các cấp độ đọc hiểu; xác định được đề tài, chủ đề, cấu trúc của
văn bản, xác định các yếu tố, quan hệ, định hướng của lập luận để có được những bài
1


thuyết trình thuyết phục được người nghe trong những nhiệm vụ cụ thể của việc dạy
học Ngữ văn.
MT6: Vận dụng được các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn
luyện và sự tiến bộ của người học trong học tập môn Ngữ văn ở trường phổ thông.
MT7: Thực hiện được hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học,
giáo dục và hướng nghiệp; tổ chức hoạt động trải nghiệm về khoa học Ngữ văn cho
học sinh trong môi trường giáo dục đa văn hóa.
MT8: Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về công nghệ thông tin vào việc tìm kiếm
tài liệu học tập, nghiên cứu, soạn giáo án điện tử; vận dụng được kiến thức tiếng Anh để
đối chiếu với tiếng Việt về mặt ngữ âm giúp nâng cao hiệu quả học tập tiếng Việt.
* Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
MT8: Có lòng yêu quý tiếng Việt, tự hào về những nét riêng bền vững của tiếng
Việt; có ý thức sử dụng tiếng Việt chuẩn mực và phù hợp với từng tình huống giao
tiếp; có đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm đối với người học, nhà trường, xã hội.
MT9: Có năng lực làm việc độc lập và làm việc theo nhóm về các vấn đề chính
âm, chính tả, dùng từ, đặt câu, tiếp nhận và tạo laaph một số loại văn bản tiếng Việt
trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với
nhóm, thể hiện được quan điểm cá nhân trước các vấn đề cần giải quyết.
MT10: Nhận thức được và có khả năng lập được kế hoạch học tập tiếng Việt và
ngôn ngữ suốt đời; xây dựng được kế hoạch chuyên môn, phát triển được chương trình
môn học phù hợp thực tiễn PT.

4. Mức đóng góp của học phần cho chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
Học phần đóng góp cho chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo (kí hiệu C) theo
mức độ sau:
0 = Không đóng góp; 1 = Mức thấp; 2= Mức trung bình; 3= Mức cao
Mức độ đóng góp của học phần cho CĐR của CTĐT
Mã HP

Tên HP

TIẾNG VIỆT
VIU 121N THỰC HÀNH

Kiến thức
chung
C1
C2
1
1

NL tự chủ và
trách nhiệm
C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 C10
3
2
0
0
1
2
2
2

Kĩ năng chung

C1: Hiểu và vận dụng được các kiến thức cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; pháp luật
Việt Nam, quốc phòng - an ninh trong hoạt động nghề nghiệp và cuộc sống.
C2: Hiểu và vận dụng được các kiến thức cơ bản của tâm lý học, giáo dục học và
quản lý nhà trường vào việc tổ chức hoạt động dạy học toán và hoạt động giáo dụcở
trường phổ thông.
C3: Giao tiếp có hiệu quả với học sinh, đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và các bên
liên quan khác.
C4: Thực hiện được hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học,
giáo dục và hướng nghiệp.
2


C5: Đạt trình độ tin học IC 3, ICDL, MOS hoặc tương đương và ứng dụng được
trong hoạt động chuyên môn, giáo dục.
C6: Đạt trình độ tiếng Anh bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt
Nam và sử dụng được trong hoạt động giao tiếp.
C7: Thực hiện được các hoạt động tự trải nghiệm nghề nghiệp để tìm kiếm cơ hội
khởi nghiệp và dẫn dắt người khác tìm kiếm cơ hội khởi nghiệp.
C8: Hiểu và thực hiện đúng các quy định về đạo đức nhà giáo, quy chế dân chủ ở
trường phổ thông.
C9: Làm việc độc lập và làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi,
chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm, thể hiện được quan điểm cá
nhân trước các vấn đề cần giải quyết.
C10: Nhận thức được nhu cầu và có khả năng lập kế hoạch học tập suốt đời.
5. Chuẩn đầu ra của học phần (kí hiệu Ch)
Mục CĐR
Nội dung CĐR của học phần

CĐR của
tiêu
của
Hoàn thành học phần này, sinh viên đạt được:
CTĐT
HP
HP
Kiến thức
MT1
MT2
MT3
MT7
MT1
MT2
MT3

MT1
MT2
MT9

MT4
MT5

MT4
MT5

Ch1

Hiểu và trình bày được các tri thức cơ bản về chính âm,
chính tả, dùng từ, đặt câu tiếng Việt. Xác định được các

kiểu lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu. Nắm được khái niệm,
đặc trưng văn bản; khái niệm, năng lực, cấp độ, hình thức
đọc hiểu.

Ch2

Phân tích và phân biệt được nguyên nhân mắc lỗi, các cách
chữa lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu trong những tình huống giao
tiếp cụ thể. Phân biệt được các cấp độ đọc, các hình thức đọc.
Phân biệt được cách viết văn bản khoa học với cách viết văn
bản chính luận, văn bản hành chính.
Ch3 Vận dụng được tri thức về lỗi chính tả, dùng từ, tạo câu để
làm các bài tập chữa lỗi; vận dụng được các tri thức về đọc
hiểu, tóm tắt, tổng thuật và viết các loại văn bản vào việc
giải quyết các bài tập tiếp nhận và tạo lập văn bản với sự
chỉ dẫn của giảng viên.
Kĩ năng
Nhận diện, phát hiện, đề xuất cách chữa các lỗi, và tránh mắc
Ch4 lỗi khi viết văn bản. Có kĩ năng đọc hiểu, tóm tắt, tổng thuật
và viết các loại văn bản và tự mình đề xuất và giải quyết các
nhiệm vụ tiếp nhận, tạo lập văn bản trong thực tiễn.
Ch5

C1,
C3,
C5,
C8,
C16

C2,

C4,
C6,
C9,

C1,
C3,
C5,
C11.

C2,
C4,
C6,

C3,
C1,
C15

C4,
C2,

C11, C12

Vận dụng tri thức về lỗi chính tả, dùng từ, tạo câu, tri thức C11, C12
về đọc hiểu để đọc các tài liệu phục vụ cho học tập, nghiên
cứu; vận dụng tri thức về tiếp nhận, tạo lập văn bản để xác
định nội dung, lựa chọn phương pháp dạy học các tri thức
tiếng Việt thực hành có liên quan trong trường học.
3



MT6

Ch6

Thực hiện được hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh trong khi
dạy học, giáo dục và hướng nghiệp; tổ chức được hoạt
động nghiên cứu, giảng dạy, trải nghiệm về Ngữ văn cho
học sinh trong môi trường giáo dục đa văn hóa.
MT7 Ch7 Vận dụng được kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin
vào việc tìm tài liệu học tập, nghiên cứu, soạn giáo án điện tử;
vận dụng được kiến thức tiếng Anh để đối chiếu với tiếng
Việt về cách dùng từ, đặt câu, tiếp nhận và tạo lập văn bản
trong tiếng Việt giúp nâng cao hiệu quả học tập tiếng Việt.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm
MT8 Ch8 Yêu quý tiếng Việt, tự hào về những những thành quả lao
động sáng tạo của cha ông, có ý thức giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt và phù hợp với tình huống giao tiếp; có đạo
đức nghề nghiệp và trách nhiệm đối với người học, nhà
trường, xã hội.
MT9 Ch9 Làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, chịu trách nhiệm
cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm, thể hiện được quan
điểm cá nhân trước các vấn đề cần giải quyết.
MT10 Ch10 Có năng lực tự học, tự nghiên cứu về các vấn đề thực hành
tiếng Việt, có khả năng lập kế hoạch học tập cho bản thân;
xây dựng được kế hoạch chuyên môn, phát triển được
chương trình môn học phù hợp thực tiễn PT.

C7,
C13


C10,

C8,C9

C1, C14

C15

C16, C17

6. Nội dung tóm tắt của học phần
Học phần nằm trong khối kiến thức chuyên ngành, trang bị cho sinh viên
những kiến thức cơ bản về cách chính âm, chính tả, dùng từ, đặt câu; cách tiếp nhận và
tạo lập một số loại văn bản thông dụng.
Học phần có cấu trúc gồm 2 chương. Chương 1: Rèn luyện kĩ năng về chính
âm, chính tả, dùng từ, đặt câu. Chương 2: Rèn luyện kĩ năng tiếp nhận và tạo lập văn
bản.
Nhờ các kỹ năng này, người học có thể nâng cao năng lực giao tiếp của mình trong
các hoạt động đọc, viết, nghe, nói. Đồng thời người học có thể vận dụng các tri thức kĩ
năng có được từ môn học để làm các đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên, nâng cao hiệu
quả giao tiếp hành chính, hiệu quả giảng dạy các bài tiếng Việt thực hành ở trường PT, bồi
dưỡng năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tin học.
7. Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ: Sử dụng ở tất cả các chương với mục đích
giúp SV tích cực, chủ động làm sáng rõ đặc điểm về chính âm, chính tả, quy tắc dùng
từ, đặt câu; cấu trúc, bố cục của một số loại văn bản thông dụng. Phương pháp này
giúp sinh viên đạt Ch1, Ch2, Ch3, Ch4, Ch5, Ch6
- Phương pháp thông báo - giải thích: Sử dụng ở tất cả các chương với mục đích
cung cấp hệ thống tri thức nền tảng về chính âm, chính tả, dùng từ, đặt câu; về cách
thức tiếp nhận và tạo lập văn bản dựa trên kiến thức cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê

4


Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiến thức tâm lí, giáo dục; tư vấn, hỗ trợ SV. Phương pháp
này giúp SV đạt Ch1, Ch2, Ch3, Ch4
- Phương pháp hệ thống: Sử dụng ở tất cả các chương với mục đích giúp SV tích
cực, chủ động phát hiện tính lô gic, hệ thống của các tri thức tiếng Việt. Đây là phương
pháp giúp SV đạt Ch1, Ch2, Ch3, Ch4, Ch5, Ch6.
- Phương pháp rèn luyện theo mẫu: Sử dụng ở tất cả các chương với mục đích
củng cố kiến thức, rèn kĩ năng sử dụng từ, kĩ năng đặt câu, kĩ năng tiếp nhận và tạo lập
văn bản cho SV. Phương pháp này giúp SV đạt Ch1, Ch2, Ch3, Ch4, Ch5, Ch6.
- Phương pháp giao tiếp: Sử dụng ở tất cả các chương với mục đích giúp SV tự phát
hiện tri thức mới, rèn kĩ năng sử dụng từ, đặt câu, tiếp nhận và tạo lập văn bản, có được
những bài thuyết trình thuyết phục được người nghe trong những nhiệm vụ cụ thể của việc
dạy học Ngữ văn. Đây là phương pháp giúp SV đạt Ch4, Ch5, Ch6, Ch7, Ch8, Ch9
- Phương pháp Seminar, thảo luận nhóm: Sử dụng trong hầu hết chương nhằm
giúp cho SV thực hiện các nghiên cứu nhỏ phù hợp với môn học, tạo được sự tham gia
tích cực của SV trong học tập và phát triển khả năng hợp tác giữa các sinh viên.
Phương pháp này giúp SV đạt được các Ch4, Ch5, Ch7, Ch9
- Phương pháp nghiên cứu bài học: Sử dụng trong tất cả các chương giúp SV tăng
cường năng lực tự học, tự nghiên cứu, rút ra kết luận. Đây là phương pháp giúp SV
đạt các chuẩn Ch4, Ch5, Ch3, Ch7, Ch9, Ch10
- Hình thức: Sử dụng cả 3 hình thức ở tất cả các chương:
+ Dạy học theo lớp để tập thể lớp cùng phát hiện, củng cố những tri thức chung
về ngữ pháp, đáp ứng hầu hết các chuẩn.
+ Theo nhóm và theo góc để SV trao đổi ý tưởng, cùng nhau giải quyết những
vấn đề khó của bài học
+ Học theo cá nhân để tổ chức cho SV làm việc độc lập và hướng dẫn cho cá nhân
8. Nhiệm vụ của sinh viên
8.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.
- Chuẩn bị thảo luận, và bài mới.
- Hoàn thành các bài tập được giao trong giáo trình.
8.2. Phần thí nghiệm/thực hành
- Thực hành sửa lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, tóm tắt, tổng thuật, tạo lập văn bản.
- Thực tế chuyên môn tại trường phổ thông. Sau đợt thực tế SV phải nộp gồm:
bản thu hoạch từ 4 đến 6 trang A4 có thu hoạch về việc dạy học chính âm, chính tả,
cách dùng từ, đặt câu; cách tiếp nhận và tạo lập một số loại văn bản thông dụng (làm
theo các câu hỏi gợi ý), phiếu dự giờ.
8.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận:
- SV lựa chọn một trong các vấn đề sau:
+ Trình bày quy tắc chính âm, chính tả tiếng Việt hiện hành.
+ Trình bày quy tắc dùng từ, đặt câu tiếng Việt
+ Trình bày các bước tổng thuật
+ Trình bày cấu trúc và các bước tạo lập một số loại văn bản thông dụng.
+ Khảo sát thực trạng nói và viết sai chính tả trong học sinh, sinh viên hiện nay.
5


+ Sưu tầm, phát hiện và sửa lỗi các câu có chứa lỗi chính tả, dùng tờ, đặt câu của
học sinh, sinh viên hiện nay.
+ Khảo sát thực trạng và năng lực tiếp nhận và tạo lập một số loại văn bản thông
dụng của học sinh, sinh viên hiện nay.
+ Đề xuất phương hướng cải thiện năng lực dùng từ, đặt câu, tiếp nhận và tạo lập
một số loại văn bản thông dụng cho học sinh phổ thông.
- Yêu cầu: đảm bảo đúng mục tiêu giúp học sinh nâng cao năng lực dùng từ, đặt
câu, tiếp nhận và tạo lập văn bản trong nói/ viết; đúng về mặt lí thuyết, hấp dẫn và
sáng tạo trong cách thức tổ chức dạy học.
9. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên
9.1. Thang điểm đánh giá

Sử dụng thang 10 điểm cho tất cả các hình thức đánh giá trong học phần.
9.2. Hình thức, tiêu chí đánh giá và trọng số điểm
Trọng
Hình
Điểm
TT
số
Tiêu chí đánh giá
CĐR của HP
thức
tối đa
điểm
Đánh giá quá trình (trọng số 50%)
- Tính chủ động, mức độ tích cực chuẩn bị
Chuyên
bài (chấm vở BT) và tham gia các hoạt
Ch8, Ch9,
5
10%
cần
động trong giờ học.
Ch10
- Thời gian tham dự buổi học bắt buộc
5
- Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, đúng hạn
Ch1, Ch2,
2
Bài tập
- Nội dung sản phẩm đáp ứng yêu cầu
5

Ch3, Ch4,
cá nhân,
5%
- Sử dụng công nghệ đáp ứng yêu cầu
2
Ch5, Ch7,
tiểu luận
- Ý tưởng sáng tạo
1
Ch9
- Tích cực nêu vấn đề thảo luận và chia sẻ
1
- Thực hiện đúng các thao tác, quy trình
2
Ch1, Ch2,
Thực
3
10% - Kết quả đầy đủ và đáp ứng yêu cầu
Ch3, Ch4,
hành
- Kết quả được giải thích và chứng minh
3
Ch5
- Báo cáo thực hành đúng yêu cầu
1
Bài
Ch1, Ch2,
kiểm tra
25% Theo đáp án, thang điểm của giảng viên
Ch3, Ch4,

10
định kì
Ch5
Thi kết thúc học phần (trọng số 50%)
Ch1, Ch2,
Theo đáp án và thang điểm đề thi kết thúc
Tự luận
50%
Ch3, Ch4,
10
học phần.
Ch5

6


10. Học liệu
10.1. Tài liệu học tập:
[[1]. Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp, Tiếng Việt thực hành, Nxb.ĐHQG,
1996 (Thư viện)
[2]. Tổ Ngôn ngữ, Đề cương bài giảng: Tiếng Việt thực hành, ĐHSP – ĐH Thái
Nguyên, 2015 (Thư viện)
10.2. Tài liệu tham khảo
[3]. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán, Phương pháp dạy học Tiếng Việt,
Nxb. Giáo dục, 2000 (Thư viện)
[4]. Hữu Đạt, Tiếng Việt thực hành, Nxb. Giáo dục, 1995 (Thư viện)
[5]. Hoàng Văn Hành, Hoàng Phê, Đào Thản, Sổ tay dùng từ tiếng Việt, Nxb KHXN,
2002 (Thư viện)
[6]. Hồ Lê, Lê Trung Hoa, Sửa lỗi ngữ pháp (lỗi về kết cấu câu), Nxb KHXH, 2003
(Thư viện)

[7] Nguyễn Thanh Hùng, Kĩ năng đọc hiểu Văn, Nxb Đại học Sư phạm, 2014 (Thư
viện)
[8] Phạm Thị Thu Hương, Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản trong nhà trường
phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm, 2012 (Thư viện)
[9]. Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng , Tiếng Việt thực hành, Nxb. Giáo dục, 1997
(Thư viện)
[10]. Phan Thiều, Rèn luyện ngôn ngữ, Nxb. Giáo dục, 1998 (Thư viện)
11. Nội dung chi tiết của học phần
Tuần Nội dung
Tài liệu CĐR
của
HP
Chương 1: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG CHÍNH ÂM, CHÍNH
TẢ, DÙNG TỪ, ĐẶT CÂU

7


1-7

A. Nội dung thực hiện trên lớp (22 tiết)
[1]
* Nội dung giảng dạy lí thuyết (7 tiết)
Chương
1.1. Rèn kĩ năng về chính âm, chính tả
1
1.1.1. Rèn kĩ năng về chính âm
1.1.1.1. Một số quan điểm về chính âm tiếng Việt
1.1.1.2. Các lỗi thông thường về phát âm
1.1.2. Một số quy tắc của chính tả tiếng Việt

1.1.2.1. Quy tắc viết hoa
1.1.2.2. Quy tắc phiên âm tiếng nước ngoài
1.1.3. Các lỗi thông thường về chính tả
1.1.3.1. Lỗi về âm đầu
1.1.3.2. Lỗi về phần vần
1.1.3.3. Lỗi về thanh điệu
1.2. Rèn kĩ năng dùng từ
1.2.1. Khái quát về từ tiếng Việt
1.2.2. Một số lỗi thông thường khi dùng từ
1.2.2.1. Dùng từ sai về hình thức ngữ âm
1.2.2.2. Dùng từ sai về ý nghĩa
1.2.2.3. Dùng từ sai về phong cách
1.2.2.4. Dùng từ sáo rỗng và trùng lặp
1.3. Rèn luyện kĩ năng đặt câu
1.3.1. Khái quát về câu tiếng Việt
1.3.2. Chữa các lỗi thông thường về câu
1.3.2.1. Lỗi về ngữ pháp (về cấu tạo câu, trật tự thành phần trong
câu, dấu câu)
1.3.2.2. Lỗi về ngữ nghĩa (vi phạm quan hệ logic, phản ánh sai
thực tế khách quan)
Hình thức tổ chức dạy học:
- Hướng dẫn nghiên cứu bài học
- Phân nhóm, giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm.
- Hướng dẫn người học trải nghiệm sáng tạo qua thực hành
chuyên môn.
Yêu cầu đối với SV:
- Chú ý nghe giảng.
- Tích cực tự đọc tài liệu, làm bài tập, chuẩn bị tốt nội dung thảo
luận, thực hành.
* Nội dung bài tập cá nhân/ nhóm (7 tiết)

- Làm bài tập Chương 1: Xác định lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi phát âm/ chính tả?
- Các đặc trưng cơ bản của câu tiếng Việt?
Yêu cầu sinh viên: SV chuẩn bị, làm bài tập theo yêu cầu của
giáo viên, nộp sản phẩm.
* Nội dung thực hành/thí nghiệm (8 tiết)
- Thực hành sửa lỗi chính tả, dùng từ,8đặt câu

Ch1,
Ch2,
Ch3,
Ch4,
Ch5,
Ch6,
Ch7,
Ch8,
Ch9


B. Nội dung tự học (29 tiết)
1.3.2.1. Lỗi về ngữ pháp (mục Lỗi về dấu câu)
- Yêu cầu sinh viên: Làm vào vở bài tập, nộp sản phẩm.
Chương 2: Rèn luyện kĩ năng tiếp nhận và tạo lập văn bản

9


8-15

A. Nội dung thực hiện trên lớp (23 tiết)

[1]
* Nội dung giảng dạy lí thuyết (8 tiết)
Chương
2.1. Khái quát về văn bản
2
2.1.1. Khái niệm văn bản, đặc trưng của văn bản
2.1.2. Giản yếu về một số loại văn bản
2.1.2.1. Văn bản khoa học
2.1.2.2. Văn bản chính luận
2.1.2.3. Văn bản hành chính - công vụ
2.2. Rèn luyện kĩ năng tiếp nhận văn bản
2.2.1. Khái quát về đọc hiểu
2.2.1.1. Khái niệm đọc hiểu
2.2.1.2. Năng lực đọc hiểu
2.2.1.3. Cấp độ đọc hiểu
2.2.1.4. Hình thức đọc hiểu
2.2.2. Một số kĩ năng hỗ trợ trong đọc hiểu
2.2.2.1. Xác định đề tài, chủ đề
2.2.2.2. Xác định cấu trúc của văn bản
2.2.2.3. Xác định các yếu tố, quan hệ, định hướng của lập luận
2.2.2.4. Tóm tắt
2.2.2.5. Tổng thuật
2.3. Rèn kĩ năng tạo lập một số loại văn bản thông dụng
2.3.1. Viết văn bản khoa học
2.3.1.1. Các bước tiến hành viết khóa luận, luận văn, luận án
2.3.1.2. Cấu trúc thường gặp của một khóa luận, luận văn, luận
án
2.3.2. Viết văn bản chính luận
2.3.2.1. Các bước tiến hành viết văn bản chính luận
2.3.2.2. Cấu trúc văn bản chính luận

2.3.3. Viết văn bản hành chính – công vụ
2.3.3.1. Những quy định chung về phông chữ, khổ giấy, kiểu
trình bày, định lề trang
2.3.3.2. Thể thức và kĩ thuật trình bày
2.3.3.3. Sơ đồ bố trí các thành phần thể thức văn bản
2.3.3.4. Mẫu chữ cho các chi tiết trình bày
2.3.3.5. Luyện viết đơn từ, báo cáo, tường trình, biên bản
2.3.3.6. Mẫu một số văn bản hành chính (Mẫu một số văn bản
hành chính thông dụng; Mẫu đơn dành cho sinh viên; Mẫu phát
biểu, diễn văn, thư thăm hỏi, chia buồn)
Kiểm tra: 1 tiết
Hình thức tổ chức dạy học:
- Hướng dẫn nghiên cứu bài học
- Phân nhóm, giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm.
- Hướng dẫn người học trải nghiệm sáng tạo qua thực hành
chuyên môn.
10

Ch1,
Ch2,
Ch3
Ch4
Ch5
Ch6
Ch7
Ch8
Ch 9
Ch 10



B. Nội dung tự học (31 tiết)
2.2. SV tự nghiên cứu nội dung 2.2.1; 2.2.2, học bài cũ; làm các
bài tập trong TL 1 và 2.
Yêu cầu sinh viên: Đọc tài liệu, nộp sản phẩm
12. Yêu cầu của giảng viên đối với học phần
- Phòng học, thực hành: Đủ ánh sáng, có quạt hoặc điều hòa.
- Phương tiện phục vụ giảng dạy: Máy chiếu
- Điều kiện khác: không.
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 12 năm 2018
P. TRƯỞNG BỘ MÔN
GIẢNG VIÊN BIÊN SOẠN
(Ký và ghi rõ họ tên)
(Ký và ghi rõ họ tên)

TS. Nguyễn Thị Hạnh Phương

TS. Lê Thị Hương Giang
ThS. Hồ Thị Phương Trang

TRƯỞNG KHOA
(Ký và ghi rõ họ tên)

HIỆU TRƯỞNG
(Ký, đóng dấu)

PGS. TS Ngô Thị Thanh Quý

11



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
CỬ NHÂN SƯ PHẠM NGỮ VĂN

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN
CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
MÃ HỌC PHẦN: VCF121N

Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ - ĐHSP ngày 28 tháng 12 năm 2018 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên

Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN
TÊN HỌC PHẦN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
VIETNAMESE CULTURE’S FOUNDATION
MÃ HỌC PHẦN: VCF121N
1. Thông tin về học phần
- Số tín chỉ: 02; Tổng số tiết quy chuẩn:30
(Lý thuyết:.21; Bài tập:04; Thực hành:06; Thảo luận/Seminar: 08; Tự học: 60 tiết)
- Loại học phần: Bắt buộc

- Học phần tiên quyết: Không
- Học phần học trước: Không
- Học phần học song hành:. Không
- Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt: 
Tiếng Anh: 
- Đơn vị phụ trách: Bộ môn:Văn học Việt Nam.; Khoa: Ngữ văn
2. Thông tin về các giảng viên
TT Học hàm, học vị, họ và tên
Số điện
Email
thoại
1 PGS.TS. Ngô Thị Thanh Quý 0989793169
2 TS. Ngô Thị Thu Trang
0915176762
3 TS. Dương Nguyệt Vân
0982145125
4 TS. Trần Thị Nhung
0962211286
3. Mục tiêu của học phần (kí hiệu MT)
* Về kiến thức
MT1: Hiểu và trình bày được một cách hệ thống các khái niệm văn hóa, văn hóa
học; đặc trưng cơ bản của hai loại hình văn hóa; định vị văn hóa Việt Nam; tiến trình
phát triển của văn hóa Việt Nam; các thành tố văn hóa cơ bản; các vùng văn hóa Việt
Nam...
MT2: Hiểu và phân tích được các vấn đề về văn hóa Việt Nam, vận dụng được
trong dạy học môn Ngữ văn và trong công tác giáo dục học sinh ở trường phổ thông.
* Về kĩ năng
MT3: Ứng dụng được các kiến thức của học phần vào nghiên cứu, giảng dạy, tổ
chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong môi trường giáo dục đa văn hóa.
MT4: Thích nghi được với môi trường làm việc đa dạng để có thể công tác trong

nhiều lĩnh vực (truyền thông, du lịch, nghiên cứu...).
MT5: Hình thành được kĩ năng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc;
tích hợp giáo dục tinh hoa văn hóa dân tộc cho thế hệ sau.
MT6: Vận dụng được các kĩ năng sư phạm, kĩ năng thuyết trình, ứng dụng công
nghệ thông tin trong thực hiện các hoạt động dạy học ở trường phổ thông.
1


* Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
MT7: Vận dụng được những kiến thức phù hợp để giáo dục học sinh biết yêu
quý, trân trọng các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
MT8: Vận dụng được theo hướng tích hợp tri thức văn hóa phù hợp vào dạy học
những bài giảng cụ thể trong chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông.
MT9: Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm, có đạo đức nghề nghiệp
và có khả năng sáng tạo trong công việc.
4. Mức đóng góp của học phần cho chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
Học phần đóng góp cho chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo (kí hiệu C) theo
mức độ sau:
0 = Không đóng góp; 1 = Mức thấp; 2= Mức trung bình; 3= Mức cao
Mã HP
Tên HP
Mức độ đóng góp của học phần cho CĐR của CTĐT

VCF121N

Cơ sở văn
hóa Việt Nam

C1


C2

C3

C4

C5

C6

C7

C8

C9

1

1

3

3

1

2

3


2

2

C14
1

C15
3

C10 C11 C12 C13
2
3
2
3
5. Chuẩn đầu ra của học phần (kí hiệu Ch)
Mục CĐR
Nội dung CĐR của học phần
tiêu của
Hoàn thành học phần này, sinh viên đạt
HP
HP
được:
Kiến thức
Trình bày được một cách khái quát tiến
trình phát triển của văn hóa Việt Nam qua
MT1
các giai đoạn; các thành tố cơ bản của văn
MT2
hóa Việt Nam; những đặc trưng cụ thể

Ch1
MT6
của từng vùng văn hóa; những vấn đề cơ
bản của sự phát triển văn hóa Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập và giao lưu quốc
tế.
MT1
Phân tích được những thế mạnh và hạn
MT2 Ch2 chế của văn hóa Việt Nam trong quá trình
MT4
hội nhập quốc tế.
MT1
Phân tích được sự ảnh hưởng của việc
MT2
Ch3 phát triển kinh tế - xã hội hiện nay đến
MT3
văn hóa truyền thống vùng miền.
MT4
Kĩ năng
MT1
MT2 Ch4 Vận dụng được kiến thức văn hóa trong
MT3
các giai đoạn để giáo dục niềm tự hào về
MT5
văn hóa Việt Nam cho học sinh
MT7
2

C16 C17
2

2

CĐR của CTĐT

C3,C4,C5,C7,C11,C15

C3,C4,C5,C6,C7,C11,C15

C3,C4,C7,C11,C15

C3,C4,C7,C10,C11,C13


MT2
Định hướng được cho học sinh việc bảo C3,C4,C7,C11,C12,C13
MT3 Ch5 tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa
MT6
của dân tộc qua các tín ngưỡng, phong
MT7
tục truyền thống.
MT1
C5,C3,C4,C7,C8,C9,C11,C13
MT2 Ch6 Vận dụng được kiến thức về các vùng văn
MT3
hóa để nghiên cứu đặc trưng văn hóa của
MT9
từng vùng miền.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm
MT2
Biết trân trọng những giá trị văn hóa C1,C2,C3,C7,C13, C14,C17

MT3 Ch7 truyền thống tốt đẹp của dân tộc; có thái
MT5
độ khách quan, khoa học với các hiện
MT7
tượng văn hóa lạc hậu. Từ đó, giáo dục
trách nhiệm bảo tồn, phát huy tinh hoa
văn hóa dân tộc trong thời kì mới; hình
thành và phát triển những giá trị nhân văn
ở SV.
MT3 Ch8 Có năng lực làm việc độc lập và chịu C15,C16,C17
MT4
trách nhiệm trong làm việc nhóm.
MT9
MT2 Ch9 Có năng lực tự học, tự nghiên cứu để tự C15,C16,C17
MT3
phát triển nghề nghiệp; sáng tạo trong giải
MT4
quyết các vấn đề thực tiễn giảng dạy ở
MT6
trường phổ thông.
6. Nội dung tóm tắt của học phần
Môn học trang bị cho SV những tri thức cơ bản, quan trọng, mang tính chất đặc
thù của văn hóa Việt Nam. Môn học gồm có 3 chương, ngoài những kiến thức đại
cương nhằm cung cấp cho người học cái nhìn khái quát về văn hóa và văn hóa học nói
chung, nội dung chủ yếu đi sâu vào hầu hết các vấn đề cơ bản của văn hóa Việt Nam
như: định vị văn hóa Việt Nam; tiến trình văn hóa Việt Nam; một số thành tố văn hóa
cơ bản; các vùng văn hóa Việt Nam; văn hóa Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại.
7. Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
Phương pháp, hình thức
Mục đích

CĐR của HP
tổ chức dạy học
đạt được
Cung cấp cho SV hệ thống kiến thức nền
Thuyết trình
tảng của môn học một cách khoa học, Ch1, Ch2, Ch3
logic.
Thông qua việc hỏi đáp giữa GV và SV
Đàm thoại
để giải quyết các nội dung kiến thức Ch4, Ch5, Ch6
trong môn học.
Giúp cho SV thực hiện các nghiên cứu Ch7, Ch8, Ch9
Seminar, thảo luận nhóm
nhỏ phù hợp với môn học, tạo được sự
tham gia tích cực của SV trong học tập
và phát triển khả năng hợp tác giữa các
3


sinh viên.
Giúp người học tăng cường năng lực tự Ch4, Ch5, Ch6,
học, tự nghiên cứu, rút ra kết luận.
Ch7, Ch8, Ch9

Nghiên cứu bài học
8. Nhiệm vụ của sinh viên
Sinh viên tham gia học phần này phải thực hiện:
- Chuyên cần: Đi học đúng giờ, đảm bảo dự tối thiểu 80% số giờ lên lớp lí thuyết,
100% giờ thực hành; chuẩn bị cho bài học; chuẩn bị thảo luận; hoàn thành các bài tập
được giao.

- Bài tập, tiểu luận: Hoàn thành 01 bài tập nhóm, 01 bài tiểu luận, 01 bài kiểm tra định
kì (nộp sản phẩm đúng hạn cho giảng viên)
- Thực tế chuyên môn tại Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Sau đợt thực tế SV
phải nộp bài thực hành nhóm gồm: hình ảnh, video clip, bài thuyết trình powerpoint,
(trình bày báo cáo trước lớp).
9. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên
9.1. Thang điểm đánh giá
Sử dụng thang 10 điểm cho tất cả các hình thức đánh giá trong học phần.
9.2. Hình thức, tiêu chí đánh giá và trọng số điểm
Hình
Trọng
Điểm
TT
Tiêu chí đánh giá
CĐR của HP
thức
số điểm
tối đa
Đánh giá quá trình (trọng số 50%)
- Tính chủ động, mức độ tích cực
chuẩn bị bài và tham gia các Ch1,Ch2,Ch3,Ch4,C
5
Chuyên
10%
hoạt động trong giờ học
h5,Ch6,Ch7,Ch8,Ch
cần
- Thời gian tham dự buổi học bắt 9
5
buộc

- Thời gian tham gia họp nhóm
1
Thái
độ
tham
gia
1
Bài tập
Ch1,Ch2,Ch3,Ch4,C
- Ý kiến đóng góp
2
nhóm
15%
h5,Ch6,Ch7,Ch8,Ch
- Thời gian giao nộp sản phẩm
1
9
- Chất lượng sản phẩm giao nộp
5
Bài
Ch1,Ch2,Ch3,Ch4,C
Theo đáp án, thang điểm của
kiểm tra
25%
h5,Ch6,Ch7,Ch8,Ch
10
giảng viên
định kì
9
Thi kết thúc học phần (trọng số 50%)

Theo đề cương đáp án và Rubric Ch1,Ch2,Ch3,Ch4,C
Tiểu
50%
đánh giá tiểu luận quy định h5,Ch6,Ch7,Ch8,Ch
10
luận
chung của Trường
9

4


10. Học liệu
10.1. Tài liệu học tập:
[1]. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, 1999 (Thư viện
Trường ĐHSP).
10.2. Tài liệu tham khảo:
[2]. Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Văn hoá thông tin, 2001
(Trung tâm học liệu Đại
học Thái Nguyên)
[3]. Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, Nxb Tp HCM, 2008
(Trung tâm học liệu
Đại học Thái Nguyên)
[4]. Phan Ngọc, Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin, 2004 (Thư viện
Trường ĐHSP).
[5]. Trần Quốc Vượng chủ biên, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, 2006
(Trung tâm học
liệu Đại học Thái Nguyên)
[6]. Nguyễn Khắc Thuần, Đại cương lịch sử văn hóa Việt Nam T4, Nxb. Giáo dục,
2006 (Thư viện Trường ĐHSP).

[7]. Nguyễn Duy Quý, Nhận thức văn hóa Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, 2008
(Thư viện Trường ĐHSP).
11. Nội dung chi tiết của học phần
Tuần
Nội dung
Tài liệu
CĐR của HP
Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ VĂN
HÓA, VĂN HÓA HỌC VÀ VĂN
1 - 4 HÓA VIỆT NAM

5


A. Nội dung thực hiện trên lớp (11
tiết)
* Nội dung giảng dạy lí thuyết: (7 tiết)
1.1. Văn hóa
1.1.1. Nguồn gốc và định nghĩa
1.1.2. Các đặc trưng và chức năng của
văn hóa
1.1.3. Phân biệt văn hóa với văn minh,
văn hiến, văn vật
1.2. Văn hóa học
1.3. Định vị văn hóa Việt Nam
1.3.1. Loại hình văn hóa gốc nông
nghiệp
1.3.2. Chủ thể, thời gian và không gian
văn hóa
1.4. Tiến trình văn hóa Việt Nam

1.4.1. Lớp văn hóa bản địa
1.4.2. Lớp văn hóa giao lưu với Trung
Hoa và
khu vực
1.4.3.
Lớp văn hóa giao lưu với
phương Tây
Hình thức tổ chức dạy học:
Giảng viên thuyết trình, hướng dẫn SV
nghiên cứu nội dung bài học.
Yêu cầu đối với SV:
SV phải có đầy đủ tài liệu học tập,
nghiên cứu bài học trước khi đến lớp,
đọc tài liệu, ghi chép
* Nội dung bài tập cá nhân: (2 tiết)
Anh (chị) hãy lấy các ví dụ thực tế để
chứng minh văn hóa Việt Nam thuộc
loại hình văn hóa gốc nông nghiệp.
Yêu cầu sinh viên: Làm bài tập theo yêu
cầu của GV, đảm bảo đúng thời gian, sản
phẩm có chất lượng.
* Nội dung thảo luận : (2 tiết)
Anh (chị) sẽ chọn nội dung và hình thức
nào để giáo dục cho học sinh niềm tự
hào về truyền thống yêu nước của dân
tộc Việt Nam thời Đại Việt?
Yêu cầu sinh viên: Đọc tài liệu, chuẩn
bị câu hỏi, chuẩn bị báo cáo, thảo luận
ngay tại lớp.
6


[1]
chương 1

Ch1,Ch2,Ch3,Ch4,Ch5,
Ch6,Ch7,Ch8,Ch9


B. Nội dung tự học: (18 tiết)
1.5. Anh (chị) có suy nghĩ gì về trách
nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn,
phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp
của dân tộc trong bối cảnh hội nhập
quốc tế hiện nay?
Yêu cầu sinh viên: nghiên cứu tài liệu,
viết bài, nộp sản phẩm.
Chương 2: MỘT SỐ THÀNH TỐ
VĂN HÓA CƠ BẢN

7


5 - 11 A. Nội dung thực hiện trên lớp (20
tiết)
* Nội dung giảng dạy lí thuyết: (12
[1]
Ch1,Ch2,Ch3,Ch4,Ch5,
tiết)
chương 2, Ch6,Ch7, Ch8, Ch9
2.1. Văn hóa nhận thức

3, 4, 5, 6
2.1.1. Triết lí Âm - Dương
2.1.2. Mô hình Tam tài - Ngũ hành
2.1.3. Lịch âm dương và hệ can chi
2.2. Văn hóa tổ chức cộng đồng
2.2.1. Tổ chức đời sống tập thể
2.2.2. Tổ chức đời sống cá nhân
2.3. Văn hóa ứng xử với môi trường tự
nhiên
2.4. Văn hóa ứng xử với môi trường xã
hội
Hình thức tổ chức dạy học:
Giảng viên thuyết trình, hướng dẫn SV
nghiên cứu nội dung bài học, hướng dẫn
thảo luận, hướng dẫn làm bài tập.
Yêu cầu đối với sinh viên: SV phải có
đầy đủ tài liệu học tập, nghiên cứu bài
học trước khi đến lớp, đọc tài liệu, ghi
chép.
* Nội dung bài tập cá nhân: (2 tiết)
BT 1: Giới thiệu về cơ cấu bữa ăn truyền
thống và các đặc trưng cơ bản trong văn
hóa ăn uống của người Việt Nam.
BT 2: Giới thiệu những đặc điểm cơ bản
trong chất liệu và cách thức may mặc
truyền thống của người Việt Nam.
Yêu cầu sinh viên: Làm bài tập theo yêu
cầu của GV, đảm bảo đúng thời gian, sản
phẩm có chất lượng.
* Nội dung thảo luận : (6 tiết)

TL 1: Anh (chị) hãy chỉ ra những ảnh
hưởng của triết lí âm dương, ngũ hành
trong đời sống văn hóa người Việt.
TL 2: Theo anh (chị) cần phải giáo dục,
định hướng cho học sinh như thế nào
trong việc bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá
trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc qua các
tín ngưỡng, phong tục truyền thống ?
TL 3: Theo anh (chị), văn hóa giao tiếp
của người Việt có những ưu điểm8và hạn


B. Nội dung tự học: (32 tiết)
2.5. Anh (chị) hãy chỉ ra những ưu điểm
cần phát huy và những nhược điểm cần
khắc phục trong tính cách người Việt bắt
nguồn từ truyền thống văn hóa.
Yêu cầu sinh viên: nghiên cứu tài liệu,
viết bài, nộp sản phẩm.
Chương 3: CÁC VÙNG VĂN HÓA
VIỆT NAM
12 - 15 A. Nội dung thực hiện trên lớp (8 tiết)
* Nội dung giảng dạy lí thuyết: (2 tiết)
3.1. Khái quát về vùng văn hóa
3.1.1. Khái niệm vùng văn hóa
3.1.2. Các quan niệm khác nhau về cách
phân vùng văn hóa
3.2. Các vùng văn hóa Việt Nam
3.2.1. Vùng văn hóa Tây Bắc
3.2.2. Vùng văn hóa Việt Bắc

3.2.3. Vùng văn hóa Bắc Bộ
3.2.4. Vùng văn hóa Trung Bộ
3.2.5. Vùng văn hóa Tây Nguyên
3.2.6. Vùng văn hóa Nam Bộ
Hình thức tổ chức dạy học:
Nghe giảng do GV trình bày; tự học
Yêu cầu đối với sinh viên: Giảng viên
hướng dẫn SV thực tế tại Bảo tàng văn
hóa các dân tộc Việt Nam, đọc tài liệu,
thảo luận nhóm và hoàn thiện sản phẩm
thực tế.
* Nội dung bài tập nhóm: (6 tiết)
Giới thiệu về một vùng văn hóa ở Việt
Nam.
Yêu cầu sinh viên:
- Chia nhóm, phân công mỗi nhóm giới
thiệu về một vùng văn hóa.
- Đọc tài liệu, ghi chép, nghiên cứu nội
dung bài học
- Sưu tầm tư liệu
- Đi thực tế
- Thực hành theo nhóm, trình bày sản
phẩm trước lớp (yêu cầu nội dung trình
bày phong phú, chính xác; hình thức
trình bày sáng tạo, hấp dẫn)
9

[5]
chương 4 Ch1,Ch2,Ch3,Ch4,Ch5,
Ch6, Ch7,Ch8, Ch9



B. Nội dung tự học: (10 tiết)
3.3. Đề xuất một số giải pháp để vừa giữ
gìn truyền thống văn hóa vùng miền vừa
phát triển kinh tế, xã hội.
Yêu cầu sinh viên: nghiên cứu tài liệu,
viết bài, nộp sản phẩm.
12. Yêu cầu của giảng viên đối với học phần
- Phòng học: có bảng lớn và máy chiếu;
- Phương tiện phục vụ giảng dạy: loa, mic;
- Điều kiện khác: không.
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 12năm 2018
GIẢNG VIÊN BIÊN SOẠN
(Ký và ghi rõ họ tên)

TRƯỞNG BỘ MÔN
(Ký và ghi rõ họ tên)

PGS.TS. Dương Thu Hằng

TS. Ngô Thị Thu Trang

TRƯỞNG KHOA
(Ký và ghi rõ họ tên)

HIỆU TRƯỞNG
(Ký, đóng dấu)

PGS.TS. Ngô Thị Thanh Quý


10


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN
TÊN HỌC PHẦN: CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC
BASIC OF LINGUISTICS
MÃ HỌC PHẦN: BLG 221N
1. Thông tin về học phần
- Số tín chỉ: 02; Tổng số tiết quy chuẩn: 30 (Lý thuyết: 21; Bài tập: 4, Thực hành: 6;
Thảo luận/Seminar: 8)
- Loại học phần: Bắt buộc
- Học phần tiên quyết: Không
- Học phần học trước: Không
- Học phần học song hành: Không
- Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt: ()
Tiếng Anh: 
- Đơn vị phụ trách: Bộ môn: Ngôn ngữ; Khoa: Ngữ văn
2. Thông tin về các giảng viên
T
Học hàm, học vị, họ và tên
Số điện
Email
T

thoại
1 ThS. Nguyễn Thị Hạnh Phương 0914435676
0961199366 .vn;
2 PGS.TS. Nguyễn Thị Nhung
0986390863
3 ThS. Hồ Thị Phương Trang
0977804963
3. Mục tiêu của học phần (kí hiệu MT)
* Về kiến thức
MT1: Hiểu và trình bày được một cách hệ thống những tri thức cơ bản, mang
tính cơ sở của ngôn ngữ nói chung; về đặc điểm loại hình, sự phát triển của tiếng Việt
nói riêng.
MT2: Phân tích, đánh giá được điểm giống và điểm khác biệt của tiếng Việt so
với các ngôn ngữ cùng loại hình cũng như khác loại hình. Đây là kiến thức cơ sở để
người học vận dụng trong học tập, giảng dạy, nghiên cứu tiếng Việt sau này.
MT3: Hiểu và vận dụng được một cách toàn diện những tri thức môn học vào
việc phát triển kiến thức mới, làm cơ sở để tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn, cũng
như trong dạy học Ngữ văn và giáo dục lời nói cho học sinh phổ thông.
* Về kĩ năng
MT4: Ứng dụng được các tri thức của học phần vào nghiên cứu, giảng dạy, tổ
chức hoạt động trải nghiệm về khoa học tiếng Việt cho học sinh trong môi trường đa
văn hóa.
MT5: Vận dụng được các kỹ năng sư phạm, kĩ năng thuyết trình, công nghệ
thông tin vào hoạt động dạy học, giáo dục tiếng Việt ở trường phổ thông.

1


MT6: Xây dựng được kế hoạch giảng dạy, học tập cũng như các phương pháp
kiểm tra đánh giá kết quả học tập, sự rèn luyện và tiến bộ của người học trong học tập

môn ngữ văn ở trường phổ thông.
MT7: Thực hiện được hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh trong dạy học, giáo dục
và hướng nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn.
* Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
MT8: Có động lực tự học, tự nghiên cứu, vận dụng được những nội dung phù
hợp trong môn học để giáo dục người học biết yêu quý, giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt, có thái độ đúng đắn trong sử dụng tiếng Việt.
MT9: Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Phát huy năng lực
và trách nhiệm trong hoạt động nhóm cũng như thể hiện được quan điểm cá nhân
trước các vấn đề cần giải quyết; có đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm đối với người
học, nhà trường, xã hội.
MT10: Có năng lực vận dụng được kiến thức tiếng Anh để đối chiếu với tiếng
Việt giúp nâng cao hiệu quả học tập tiếng Việt.
MT11: Nhận thức được nhu cầu học tập liên tục, suốt đời. Xây dựng được kế
hoạch học tập tiếng Việt, kế hoạch phát triển chuyên môn, phát triển được chương
trình môn học đáp ứng yêu cầu thực tế của giáo dục phổ thông.
4. Mức đóng góp của học phần cho chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
Học phần đóng góp cho chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo (kí hiệu C) theo
mức độ sau:
0 = Không đóng góp; 1 = Mức thấp; 2= Mức trung bình; 3= Mức cao
Mã HP
Tên HP
Mức độ đóng góp của học phần cho CĐR của CTĐT
C1
CƠ SỞ
BLG 221N NGÔN NGỮ 1
HỌC
C10
2


C2

C3

C4

C5

C6

C7

C8

C9

1

3

3

3

2

2

1


1

C11
3

C12
2

C13
2

C14
1

C15
2

C16
1

17
3

5. Chuẩn đầu ra của học phần (kí hiệu Ch)
Mục CĐR
Nội dung CĐR của học phần
CĐR của
tiêu
của
Hoàn thành học phần này, sinh viên đạt được:

CTĐT
HP
HP
Kiến thức
Hiểu và trình bày được những khái niệm cơ bản liên
Ch1
C1, C2, C3
quan đến nội dung môn học
MT1
Mô tả và nhận diện được các đơn vị, các quan hệ, các đặc
Ch2 điểm; bản chất và chức năng của ngôn ngữ; đặc điểm loại C3,C4
hình tiếng Việt; sự phát triển của tiếng Việt.
MT2 Ch3 Phân tích và làm rõ được các quan điểm thuộc về nội
C3,C6
dung tri thức môn học

2


×