Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

HỖ TRỢ NGƯỜI KHUYẾT tật vận ĐỘNG TIẾP cận các DỊCH vụ xã hội tại xã TRUNG MINH, THÀNH PHỐ hòa BÌNH dựa vào NHÓM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 97 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài

HỖ TRỢ NGƯỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TIẾP CẬN
CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI TẠI XÃ TRUNG MINH,
THÀNH PHỐ HÒA BÌNH DỰA VÀO NHÓM

Người hướng dẫn

: Th.S Đỗ Nghiêm Thanh Phương

Họ và tên sinh viên

: Kiều Thị Minh Thúy

Lớp

: K63B

HÀ NỘI - 2017
1


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành khóa luân tốt nghiệp này, trước tiên tôi xin chân
thành cảm ơn Nhà trường cùng các thầy cô giáo trong khoa Công tác xã hội Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Th.S Đỗ Nghiêm Thanh
Phương- giảng viên bộ môn Công tác xã hội với người khuyết tật và nạn nhân


chiến tranh- Giáo viên trực tiếp hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp đã luôn quan
tâm, lắng nghe ý kiến, ủng hộ, động viên cũng như chỉ bảo tận tình cho tôi
hoàn thành khóa luận này.
Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, cán bộ cơ
quan Ủy ban nhân nhân xã Trung Minh, thành phố Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình
đã tạo điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ hướng dẫn cho tôi trong quá trình thực
hiện khóa luận.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến ông bà, anh chị, các bạn khuyết
tật nói chung và khuyết tật vận động nói riêng cùng những người đã giúp đỡ
tôi trong quá trình thực hiện khoá luận này.
Với vốn kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, khóa luận chắc chắn sẽ
còn nhiều những hạn chế và thiếu sót. Kính mong Hội đồng khoa học, các
thầy cô giáo và các bạn đóng góp ý kiến để khóa luận được hoàn thiện.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Tháng 4 năm 2017
Sinh viên

2


Kiều Thị Minh ThuýDANH MỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT

3

CTXH

: Công tác xã hội

NVCTXH


: Nhân viên công tác xã hội

LĐ – TB & XH

: Lao động – Thương binh và xã hội

NKT

: Người khuyết tật

NKTVĐ

: Người khuyết tật vận động

UBND

: Ủy ban nhân dân

DVXH

: Dịch vụ xã hội

TP

: Thành phố

KT

: Khuyết tật



MỤC LỤC

4


DANH MỤC BẢNG BIỂU

5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Người khuyết tật là người có một hoặc nhiều khiếm khuyết về thể chất
hoặc tinh thần gây ra suy giảm đáng kể và lâu dài đến khả năng thực hiện các
hoạt động, sinh hoạt hàng ngày. Là người chịu nhiều thiệt thòi và dễ bị tổn
thương trong xã hội.
Theo con số của Bộ LĐ-TB&XH, tính đến tháng 6-2015,
Việt Nam có khoảng 7 triệu người khuyết tật, chiếm 7,8% dân
số, người khuyết tật đặc biệt nặng và nặng chiếm khoảng
28,9%, khoảng 58% người khuyết tật là nữ, 28,3% người
khuyết tật là trẻ em, 10,2% người khuyết tật là người cao
tuổi, khoảng 10% người khuyết tật thuộc hộ nghèo. Dự báo trong
nhiều năm tới số lượng người khuyết tật ở Việt Nam chưa giảm do tác động
của ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng của chất độc hoá học do Mỹ sử dụng
trong chiến tranh Việt Nam, tai nạn giao thông và tai nạn lao động, hậu quả
thiên tai.
Tiếp cận các dịch vụ xã hội là một vấn đề cơ bản của mỗi người trong

xã hội, đặc biệt là những người khuyết tật vận động. Người khuyết tật vận
động thường gặp những khó khăn như vận động tay kém, chân yếu, tư thế và
dáng đi bất thường, khó khăn trong việc vệ sinh cá nhân, thân thể. Những khó
khăn mà người khuyết tật ở Việt Nam gặp phải là: Nhận thức của xã hội về
vấn đề người khuyết tật còn hạn chế; Sự thiếu đồng bộ trong hệ thống chính
sách khiến nhiều người khuyết tật gặp trở ngại hoà nhập; Huy động sự ủng hộ
từ bản thân nội lực các cơ quan tổ chức trong nước chưa nhiều; Điều kiện
giao thông chưa tiếp cận; Các chính sách an sinh xã hội như giáo dục, y tế,
việc làm còn chưa đi vào chiều sâu và hiệu quả; Bản thân nhiều người khuyết
tật còn chưa khẳng định được tiếng nói của chính mình trong xã hội do mặc

6


cảm, tự ti… Vì vậy việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của người khuyết tật vận
động rất hạn chế.
CTXH là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng
đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ
và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu. đó Nghề
CTXH thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của
con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc
sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng thuyết hành vi con
người và hệ thống xã hội, CTXH góp phần đảm bảo cho việc thực hiện
chính sách xã hội tốt hơn. Công tác xã hội nhóm là một phương pháp nhằm
giúp tăng cường củng cố xã hội của cá nhân thông qua những hoạt động
nhóm và khả năng ứng phó các vấn đề của cá nhân. Công tác xã hội nhóm
là quá trình mà nhân viên Công tác xã hội sử dụng tiến trình sinh hoạt
nhóm để giúp đỡ nhóm và từng cá nhân tăng cường khả năng tự giải quyết
vấn đề nhằm thỏa mãn nhu cầu.
Trong những đối tượng cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhân viên công tác

xã hội thì người khuyết tật là một nhóm cần được sự quan tâm, trợ giúp đặc
biệt. Việc trợ giúp của nhân viên công tác xã hội đối với người khuyết tật
được coi là một lĩnh vực chuyên môn sâu của người làm công tác xã hội, lĩnh
vực này được gọi là “công tác xã hội với người khuyết tật”. Việc hỗ trợ, giúp
đỡ đối với người khuyết tật không chỉ có sự trợ giúp của nhân viên công tác
xã hội mà còn là công việc của các chuyên gia giáo dục đặc biệt, giáo viên,
chuyên gia tâm lý. Tuy nhiên, sự trợ giúp của nhân viên công tác xã hội
không đi sâu vào bản thân người khuyết tật hay tìm kiếm nguyên nhân gây
khuyết tật, cũng như các phương pháp, biện pháp giáo dục và trị liệu cụ thể
mà nhấn mạnh đến việc tác động vào hệ thống chăm sóc và giáo dục người
khuyết tậ như: gia đình của người khuyết tật; nhà trường, cơ quan, đoàn thể;
cộng đồng mà họ sinh sống, làm việc cũng như các chính sách của nhà nước.

7


Tại Việt Nam chưa có các nghiên cứu đặc thù về vấn đề hỗ trợ người
khuyết tật vận động tiếp cận các dịch vụ xã hội, đây đang là vấn đề cấp thiết
được xã hội đặc biệt quan tâm.
Tại xã Trung Minh, thành phố Hòa Bình khi đời sống vật chất ngày
càng ổn định, người khuyết tật vận động có những mong muốn, nhu cầu tiếp
cận dịch vụ xã hội ngày càng nhiều. Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài
“Vận dụng phương pháp công tác xã hội nhóm hỗ trợ người khuyết tật vận
động tiếp cận các dịch vụ xã hội tại xã Trung Minh, thành phố Hòa Bình”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích
Đề tài làm rõ thực trạng của việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của người
khuyết tật vận động và nhu cầu tiếp cận các dịch vụ xã hội của người khuyết
tật vận động và từ đó áp dụng phương pháp công tác xã hội nhóm giúp cho

người khuyết tật vận động xã Trung Minh, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa
Bình được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
2.2 Nhiệm vụ

Để thực hiện mục đích của đề ra của đề tài, nghiên cứu thực hiện những
nhiệm vụ sau:
-

Khái quát các vấn đề lý luận liên quan đến người khuyết tật, người khuyết tật

-

vận động, dịch vụ xã hội và công tác xã hội nhóm.
Làm rõ thực trạng việc tiếp cận và nhu cầu tiếp cận các dịch vụ xã hội của

-

người khuyết tật vận động tại xã Trung Minh, thành phố Hòa Bình
Áp dụng phương pháp công tác xã hội nhóm trong việc hỗ trợ người khuyết
tật vận động xã Trung Minh, thành phố Hòa Bình tiếp cận với các dịch vụ xã

hội
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Vận dụng phương pháp công tác xã hội nhóm để hỗ trợ người khuyết
tật vận động tại xã Trung Minh, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình tiếp cận
các dịch vụ xã hội.
3.2. Khách thể nghiên cứu

8



Đề tài tập trung khai thác thông tin từ người khuyết tật vận động xã
Trung Minh, Thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình độ tuổi 20 – 50, với số mẫu
khảo sát là 30 người/ 6215 người (số liệu thống kê 2015) trên địa bàn xã
Trung Minh, thành phố Hòa Bình.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: tiến hành nghiên cứu là 4 tháng, từ
01/2017 đến 04/2017
- Phạm vi không gian nghiên cứu: địa bàn xã Trung Minh, thành phố
Hòa Bình
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Dịch vụ xã hội cho người khuyết tật vận động là gì?
- Thực trạng của việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của người khuyết tật vận động
-

tại xã Trung Minh, thành phố Hòa Bình là như thế nào?
Người khuyết vận động xã Trung Minh, thành phố Hòa Bình có nhu cầu như

-

thế nào trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội?
Áp dụng phương pháp công tác xã hội nhóm như thế nào trong việc giúp
người khuyết tật vận động xã Trung Minh, thành phố Hòa Bình tiếp cận các
dịch vụ xã hội mang lại hiệu quả như thế nào?
5. Giả thuyết nghiên cứu
Nhu cầu được tiếp cận dịch vụ xã hội của người khuyết tật ngày càng
cao và đa dạng phong phú song việc tiếp cận này gặp rất nhiều khó khăn, đặc
biệt là do các yếu tố khách quan như cơ chế, chính sách, các dịch vụ chất
lượng kém…và đặc biệt là do yếu tố chủ quan từ phía người khuyết tật vận

động không có nhiều thông tin, ít sự hiểu biết về các dịch vụ dành cho mình.
Chính vì vậy, việc áp dụng phương pháp công tác xã hội nhóm sẽ giúp cho
người khuyết tật có thể tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xã hội.
6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Các phương pháp được sử dụng chủ yếu cho việc nghiên cứu đề tài này là:

6.1 Phương pháp phỏng vấn sâu
- Đối tượng phỏng vấn: người khuyết tật vận động, người dân địa phương

9


-

Mục đích phỏng vấn: thu thập thông tin, làm rõ vấn đề
Nội dung phỏng vấn: Thực trạng nhu cầu, thuận lợi, khó khăn gặp phải khi

tiếp cận dịch vụ xã hội
6.2 Phương pháp phân tích tài liệu
- Thu thập số liệu: từ phòng lao động thương binh xã hội, ban dân số xã Trung
Minh, thành phố Hòa Bình
- Xử lí số liệu: thống kê toán học, tổng hợp số liệu
6.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Sử dụng bảng hỏi với các câu hỏi đóng, mở, đóng mở kết hợp làm rõ thực
trạng nhu cầu mong muốn tiếp cận dịch vụ xã hội của người khuyết tật
6.4 Phương pháp công tác xã hội nhóm
Đề tài sử dụng phương pháp công tác xã hội nhóm bao gồm các kỹ
năng, tiến trình, giai đoạn của công tác xã hội nhóm trong việc chuẩn bị thành
lập nhóm, giai đoạn hoạt động đến lượng giá.
Công tác xã hội nhóm là quá trình mà nhân viên Công tác xã hội sử

dụng tiến trình sinh hoạt nhóm để giúp đỡ nhóm và từng cá nhân tăng cường
khả năng tự giải quyết vấn đề nhằm thỏa mãn nhu cầu. Công tác xã hội nhóm
là phương pháp nhằm giúp tăng cường củng cố xã hội của cá nhân thông qua
những hoạt động nhóm và khả năng ứng phó các vấn đề của cá nhân.
Các mục tiêu xã hội được thiết lập bởi nhân viên Công tác xã hội trong
kế hoạch hỗ trợ thân chủ (cá nhân, nhóm, cộng đồng) thay đổi hành vi, thái
độ, niềm tin nhằm giúp thân chủ tăng cường năng lực đối phó, chức năng xã
hội thông qua các kinh nghiệm của nhóm có mục đích nhằm để giải quyết vấn
đề của mình và thỏa mãn nhu cầu
7. Đóng góp của đề tài
7.1 Về lý luận

Việc nghiên cứu đề tài trên một phần là củng cố tri thức, phương pháp
nghiên cứu khoa học cho người nghiên cứu. Đồng thời đề tài sẽ làm phong
-

phú thêm phạm vi nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu cho công tác xã hội.
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ một số khái niệm như: dịch vụ xã
hội, khuyết tật, người khuyết tật vận động, công tác xã hội,…góp phần bổ
sung cơ sở lý luận về phương pháp công tác xã hội nhóm trong việc trợ giúp
NKTVĐ.

7.2 Về thực tiễn

10


Đối với nhà nước
Kết quả nghiên cứu có thể là một tiền đề để làm cơ sở cho các cơ quan
chức năng có cái nhìn khái quát hơn, có những chương trình, dự án…nhằm hỗ

trợ hiệu quả cho NKTVĐ được tiếp cận các dịch vụ xã hội của địa phương,
nhà nước.
Đối với NKTVĐ địa phương
Giúp NKTVĐ được đáp ứng những nhu cầu cơ bản như những người
bình thường khác
Đối với cá nhân
Đề tài: “Vận dụng phương pháp công tác xã hội nhóm để hỗ trợ người
khuyết tật vận động tại xã Trung Minh, thành phố Hòa Bình tiếp cận các dịch
vụ xã hội” nhằm nâng cao hiểu biết của sinh viên về vai trò, tầm quan trọng
của bình đẳng mọi đối tượng trong xã hội, ai cũng được hưởng những quyền
lợi họ xứng đáng được hưởng. Đồng thời giúp cho sinh viên có cái nhìn thực
tế đối chứng với lý thuyết mình được học trên giảng đường cũng như có cái
nhìn thực tế trong xã hội để biết được lý thuyết mình học có vận dụng được
hết không. Đặc biệt giúp cho sinh viên thử sức xâm nhập vào thị trường xã
hội để có được kinh nghiệm thực tế bởi " học cần đi đôi với hành" hay lý
thuyết không có thực tế chỉ là lý thuyết suông, còn thực tế không đi liền với lý
thuyết là thực hành mù quáng .
Bên cạnh đó, qua nghiên cứu, sinh viên được rèn luyện cho mình
phương pháp tư duy khoa học, cách tìm ra các giải pháp phù hợp với từng
hoàn cảnh, từng đối tượng. Trau dồi nhiều vốn kiến thức mới.
8. Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài có 3 phần là: Mở đầu, nội dung và kết luận. Trong
đó, phần nội dung gồm có 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương II: Thực trạng việc tiếp cận và nhu cầu tiếp cận dịch vụ xã hội
của người khuyết tật vận động xã Trung Minh, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
Chương III: Xây dựng nhóm tự lực cho người khuyết tật vận động nâng
cao khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội tại xã Trung Minh, thành phố Hòa Bình
NỘI DUNG
11



CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề

Đề tài: “Nhu cầu hòa nhập xã hội của người khuyết tật và khả năng
đáp ứng từ phía xã hội cho họ ở những nơi công cộng tại khu vực trung tâm
của TP Hồ Chí Minh: Thực trạng và Giải Pháp” do ThS.Nguyễn Hải Nguyên
nhằm tìm hiểu nhu cầu và khả năng đáp ứng của các công trình công cộng
(nhà vệ sinh, lối đi lên xuống…) dành cho người khuyết tật tại khu vực TP Hồ
Chí Minh, một trung tâm văn hoá lớn của đất nước. Đề tài đã chỉ ra được
những nhu cầu cấp thiết nhất của người khuyết tật khi sử dụng các phương
tiện công cộng. Tuy nhiên đề tài chỉ tập trung khai thác những phương tiện
công cộng mà chưa đi sâu làm rõ những nhu cầu tiếp cận khác của người
khuyết tật như tiếp cận sử dụng dịch vụ y tế, giáo dục, việc làm…
Đề tài báo cáo tại hội thảo khoa học sinh viên lần thứ IX, trường khoa
học xã hội và nhân văn: “Nhu cầu hòa nhập xã hội của người khuyết tật” của
nhóm sinh viên Trương Kim Kiều Duyên, Nguyễn Ngọc Thúy Vy, Phạm thị
Diễm My, Dương Thanh Văn nhằm làm rõ nhu cầu hòa nhập, các yếu tố cản
trở sự hòa nhập của người khuyết tật nói chung. Đề tài chưa làm nổi bật được
những cản trở khó khăn của người khuyết tật vận động, đối tượng gặp nhiều
khó khăn nhất trong việc hoà nhập xã hội.
Tác giả Nguyễn Thị Minh Thủy và Trần Trọng Hải với nghiên cứu
“Nhu cầu trợ giúp trong sinh hoạt và hòa nhập xã hội của người khuyết tật”
nhằm tìm hiểu nhu cầu trợ giúp trong sinh hoạt hằng ngày và hòa nhập xã hội
của người khuyết tật tại đồng bằng sông Hồng theo vùng địa lý, tuổi, giới, số
tật mắc và dạng tật. Đề tài nghiên cứu khá rộng về người khuyết tật tại đồng
bằng sông Hồng và chưa đưa ra được phương pháp trợ giúp cụ thể cho người
khuyết tật để họ có thể hoà nhập xã hội dễ dàng.
Các đề tài nêu trên đã có phần chạm đến nhu cầu hòa nhập của người

khuyết tật. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đi sâu về nhu cầu tiếp cận các
12


dịch vụ xã hội của người khuyết tật vận động và việc áp dụng phương pháp
công tác xã hội nhóm vào việc trợ giúp người khuyết tật tiếp cận các dịch vụ
xã hội.
2. Cơ sở lý luận
2.1 Khái niệm người khuyết tật và người khuyết tật vận động

2.1.1 Người khuyết tật
 Khái niệm người khuyết tật

Là một vấn đề của xã hội, “khuyết tật” có liên quan đến nhiều khía
cạnh, cơ bản trong chương trình phát triển xã hội như nghèo đói, thất học, bất
công, định kiến xã hội... Do đó, không thể xem “khuyết tật” là vấn đề riêng lẻ
được giải quyết bằng các biện pháp đơn giản, duy nhất. Tùy thuộc vào nền
văn hóa, phong tục tập quán của mỗi địa phương, mỗi Quốc gia hoặc lĩnh vực
quan tâm của các cơ quan, tổ chức, sẽ có những khái niệm khác nhau về
“khuyết tật” và “người khuyết tật”.
Từ khuyết tật có nguồn gốc từ disability trong tiếng Anh. Theo nguyên
ngữ từ này hàm ý có khó khăn có trở ngại khi thực hiện một tác vụ nào đó.
Phân biệt với unability là mất khả năng. Disability không hàm ý về các khiếm
khuyết thể lý, hạn chế sức khỏe. Trước đây, theo Phân loại Quốc tế về khiếm
khuyết, giảm khả năng và tàn tật (International Classification of Impairment,
Disability and Handicap – ICIDH) của Tổ chức Y tế Thế giới(WHO, 1980),
khuyết tật thường được hiểu có ba mức độ theo ba mức độ.
- Impairment: nghĩa tương đương tiếng Việt là “Khiếm khuyết”
- Disability: nghĩa tương đương tiếng Việt là “Giảm khả năng”, “Không
có khả năng”

- Handicap: nghĩa tương đương tiếng Việt là “Tàn tật”, “Tàn phế”, “tình
trạng tật nguyền nghiêm trọng”.
Thực tế là từ “Khuyết tật” của tiếng Việt không có nghĩa tương đương
với các từ tiếng Anh nói trên. Tuy nhiên từ “khuyết tật” hiện nay đang được
sử dụng phổ biến, rộng rãi trong các văn bản dịch từ báo chí, tạp chí, nghiên
13


cứu, báo cáo từ nước ngoài liên quan mà có cụm từ “People with disability”.
Bản thân những người có khiếm khuyết, giảm khả năng hoặc tàn tật thực sự
cũng đều mong muốn được sử dụng một tên chung là “khuyết tật”, nên từ
“Khuyết tật” như là danh từ chung, bao hàm nghĩa của cả 3 từ trên. Nghĩa là,
danh từ người khuyết tật dùng để gọi chung cho cả 1 là người có khiếm
khuyết, 2 là người có giảm khả năng và 3 là người vì khiếm khuyết, giảm khả
năng mà bị tàn tật, không thể tự thực hiện được các chức năng sinh hoạt, học
tập, lao động bình thường hàng ngày.
Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật – 2006 thì “Người
khuyết tật (people with disabilities) bao gồm những người có những khiếm
khuyết lâu dài về thể chất, trí tuệ, thần kinh hoặc giác quan mà khi tương tác với
các rào cản khác nhau có thể cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của họ trong
xã hội trên một nền tảng công bằng như những người khác trong xã hội.
Trước đây, trong các văn bản quốc tế cũng như của Việt Nam thường
theo sử dụng thuật ngữ “người tàn tật” Theo Tuyên ngôn về quyền của người
khuyết tật được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 09/12/1975 thì
“Người tàn tật (handicapped) có nghĩa là bất cứ người nào mà không có khả
năng tự bảo đảm cho bản thân, toàn bộ hay từng phần những sự cần thiết của
một cá nhân bình thường hay của cuộc sống xã hội do sự thiếu hụt bẩm sinh
hay không bẩm sinh trong những khả năng về thể chất hay tâm thần của họ.
Theo Nghị quyết 48/96 do Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua
ngày 20/12/1993 về những chuẩn tắc bảo đảm bình đẳng về cơ hội cho người

khuyết tật- Thuật ngữ “khuyết tật” có nghĩa là mất mát hoặc hạn chế các cơ
hội tham gia vào đời sống cộng đồng ở mức bình đẳng như những thành viên
khác. Thuật ngữ đó mô tả người khuyết tật tiếp xúc với môi trường. Mục đích
của thuật ngữ này là nhằm nhấn mạnh phải tập trung vào những thiếu sót
trong môi trường và các hoạt động có tổ chức trong xã hội, ví dụ như: thông
tin, phổ biến và giáo dục, những thiếu sót này ngăn trở người khuyết tật tham
gia các hoạt động xã hội một cách bình đẳng.
14


Còn theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1980, từ những kinh
nghiệm trong lĩnh vực y tế, đã có những định nghĩa: khuyết tật là bất kỳ một
sự hạn chế hoặc thiếu khả năng nào (là hậu quả của sự thiếu năng) đế thực
hiện một hoạt động nào theo cung cách hoặc trong phạm vi được coi là bình
thường của một con người
Trong Pháp lệnh về người khuyết tật, số 06/1998/PL-UBTVQH ngày
30/07/1998 của ủy ban thường vụ Quốc hội, cũng đưa ra đĩnh nghĩa về “người
khuyết tật”. Theo quy định của Pháp lệnh này, “người khuyết tật” không phân
biệt nguồn gốc gây ra khuyết tật là người khiếm khuyết một hay nhiều bộ
phận cơ thể hoặc chức năng, biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm
suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, học tập, sinh hoạt gặp
nhiều khó khăn.
Từ những định nghĩa trên, có thể thấy rằng, người khuyết tật là người
không bình thường về sức khỏe do các khuyết tật hoặc do bệnh tật làm huỷ
hoại, rối loạn các chức năng của cơ thể, hoặc do hậu quả của những chấn
thương dẫn đến những khó khăn trong đời sống và cần được xã hội quan tâm,
giúp đỡ, bảo vệ. Được cấp giấy chứng nhận khuyết tật và hưởng các chế độ
trợ cấp xã hội. Khó khăn lớn nhất mà người khuyết tật phải đối diện không
phải từ sự khiếm khuyết chức năng của cơ thể mà chính là những yếu tố cản
trở về tâm lý, xã hội.

 Các dạng khuyết tật
- Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ,
-

chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.
Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả
nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao

-

tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.
Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng, nhìn và cảm nhận ánh
sang, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình
thường.

15


-

Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn trí giác, trí nhớ, cảm xúc,
kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biều hiện với những lời nói, hành động bất

-

thường.
Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy, biểu
hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng,

-


giải quyết sự việc.
Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến
cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập, gặp khó khăn mà không thuộc các
trường hợp được quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này
(Điều 2 – số 28/2012/NĐ-CP - Nghị định quy định chi tiết và hướng

dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật)
 Mức độ khuyết tật
- Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến
mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được
các hoạt động đi lại, mặc quần sao, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục
vụ nhu cần sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp,
chăm sóc hoàn toàn.
- Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một
phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc tự thực hiện được
một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác
phục vu nhu cần sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ
giúp, chăm sóc.
- Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy
định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
(Điều 3 – số 28/2012/NĐ-CP - Nghị định quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật)
2.1.2 Người khuyết tật vận động
Theo Khoản 1, Điều 2, Nghị định số 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ về
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật : Khuyết tật vận

16



động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân
mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.
Ở Việt Nam, khuyết tật vận động là dạng khuyết tật phổ biến nhất trong
tổng số người khuyết tật. Nguyên nhân dẫn tới dạng khuyết tật này phần lớn
là do hậu quả của chiến tranh, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, do bệnh tật
khác gây ra.
( Báo cáo khảo sát của Bộ Lao đông, Thương binh và Xã hội năm 2015)
2.1.3 Nguyên nhân gây khuyết tật
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên khuyết tật như bẩm sinh, di truyền,
bệnh tật, tai nạn hay chiến tranh hoặc ô nhiễm môi trường…dưới đây khái
quát các nguyên nhân gây nên khuyết tật theo thời điểm tác động của các yếu
tố gây khuyết tật.
 Những nguyên nhân do môi trường sống:

- Đói nghèo, suy dinh dưỡng, tật bệnh không được phát hiện và chữa
trị, phục hồi chức năng kịp thời.
- Điều kiện ăn ở chật chội, yếu kém, mất vệ sinh
- Ô nhiễm và suy thoái môi trường, thiên tai.
- Sử dụng thuốc chữa bệnh bừa bãi dẫn đến nhiễm độc
- Chấn thương do tai nạn, rủi ro (giao thông, trong lao động, trong gia
đình và trong thể thao)
- Thay đổi chế độ ăn uống và hoàn cảnh sống.
- Thiếu chăm sóc trong thời kỳ đầu mang thai và sơ sinh (thiếu Ôxi ,
tổn thương não do ngạt, do trấn thương đầu trong khi sinh, đẻ non. viêm màng
não do bệnh sởi, ho gà, quai bị, thuỷ đậu và viêm phổi sau khi sinh)
- Chiến tranh và bạo lực.
 Những nguyên nhân do xã hội

- Mù chữ và thiếu thông tin về các dịch vụ y tế sẵn có, do không theo
dõi hay thiếu hiểu biết.

- Sự bất lực của y học và khoa học kỹ thuật
17


- Căng thẳng và áp lực trong cuộc sống và công việc hàng ngày - Thái
độ của xã hội, đô thị hoá, dân số gia tăng, di cư
Kết hôn trực hệ (cùng huyết thống)
 Những nguyên nhân bẩm sinh
- Di truyền, dị tật bẩm sinh - Do gen (lỗi do NST, hội chứng đao)
- Do lây truyền từ cha mẹ từ trong bào thai (sởi Rubella, giang mai, HIV)
Và một số nguyên nhân khác như:
- Lạm dụng và nghiện rượu, thuốc lá và ma tuý gây nhiễm độc thai nhi.
- Các thử nghiệm khoa học lên thân thể mà không có sự đồng ý của
nạn nhân.
Hiện nay, các nguyên nhân gây nên khuyết tật có sự biến động và khác
hơn so với giai đoạn trước đây; các nguyên nhân do bệnh tật, bẩm sinh và
chiến tranh sẽ giảm, đặc biệt là các tác động dẫn đến khuyết tật trong giai
đoạn trước sinh và trong khi sinh được hạn chế rất nhiều do sự phát triển của
y học, nhất là vấn đề sàng lọc trước sinh và sự tuyên truyền tốt về việc chăm
sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em cũng như vấn đề sinh đẻ. Tuy nhiên, các nguyên
nhân như do tai nạn lao động, giao thông, ô nhiễm môi trường, môi trường xã
hội không phù hợp như thiếu thốn về tâm lý xã hội và không rõ nguyên nhân
có chiều hướng gia tăng do sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và đô thị hóa. Chính vì vậy, sự tham gia của CTXH đối với vấn đề
khuyết tật, nhất là đẩy mạnh vai trò tuyên truyền, nâng cao nhận thức của
người dân trong việc hạn chế các yếu tố gây nên khuyết tật của người nhân
viên CTXH là vô cũng quan trọng và cần thiết.
2.2 Khái niệm về dịch vụ xã hội

2.2.1 Dịch vụ xã hội

Theo Từ điển Tiếng Việt: Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho
những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công [Từ điển
Tiếng Việt, 2004, NXB Đà Nẵng, tr256]
Dịch vụ xã hội như là những phương thức nhằm đáp ứng nhu cầu xã
hội của con người và được xã hội thừa nhận.
Dịch vụ xã hội cơ bản được chia thành 4 loại chính
18


– Dịch vụ đáp ứng những nhu cầu vật chất cơ bản: Việc ăn uống, vệ
sinh, chăm sóc, nhà ở…..
– Dịch vụ y tế: Bao gồm các hình thức khám chữa bệnh, điều dưỡng
phục hồi chức năng về thể chất cũng như tinh thần.
– Dịch vụ giáo dục: Trường học, các lớp tập huấn, đào tạo kỹ năng
sống, các hình thức giáo dục hoà nhập, hội nhập và chuyên biệt
– Dịch vụ về giải trí, tham gia và thông tin: văn hoá, thể thao, du lịch,
tiếp cận công nghệ thông tin.
2.2.2 Nhu cầu tiếp cận các dịch vụ xã hội
Nhu cầu tiếp cận các dịch vụ xã hội của người khuyết tật là những
mong muốn, nguyện vọng được tham gia vào đời sống xã hội ở các mặt chăm
sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề và việc làm, bảo đảm điều kiện tiếp cận
trong các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch, nhà chung cư,
công trình công cộng, giao thông, công nghệ thông tin và truyền thông,…
cùng với những người bình thường.
2.3 Công tác xã hội nhóm

2.3.1 Định nghĩa CTXH nhóm
Công tác xã hội là hoạt động chuyên nghiệp để giúp đỡ cá nhân, nhóm
hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã
hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đề

ra. Nghề công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong
mối quan hệ của con người nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải
mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội,
công tác xã hội tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của
họ. Nhân quyền và công tác xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề.
Theo tác giả Toseland và Rivas (1998) có rất nhiều cách tiếp cận về
CTXH nhóm và mỗi cách tiếp cận có những điểm mạnh và ứng dụng thực
19


hành cụ thể. Vì vậy, các tác giả này đã đưa ra một định nghĩa bao quát được
bản chất của CTXH nhóm và tổng hợp được những điểm riêng biệt của cách
tiếp cận với CTXH nhóm như sau: “Công tác xã hội nhóm là hoạt động có
mục đích với các nhóm nhiệm vụ, trị liệu nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu tình cảm
xã hội và hoàn thành nhiệm vụ. Hoạt động này hướng trực tiếp đến cá nhân
các thành viên trong nhóm và tới toàn thể nhóm trong một hệ thống cung cấo
dịch vụ”.
Trong giáo trình CTXH nhóm của ThS. Nguyễn Thị Thái Lan (NXB
Lao động – Xã hội), CTXH nhóm được định nghĩa như sau:
“Công tác xã hội nhóm trước hết phải được coi là phương pháp can thiệp
của công tác xã hội. Đây là một tiến trình trợ giúp mà trong đó các thành viên
trong nhóm được tạo cơ hội và môi trường có các hoạt động tương tác lẫn nhau,
chia sẻ những mối quan tâm hay những vấn đề chung, tham gia vào các hoạt
động nhóm nhằm đạt được tới mục tiêu chung của nhóm và hướng đến giải
quyết những vấn đề khó khăn. Trong hoạt động công tác xã hội nhóm, một nhóm
thân chủ được thành lâp, sinh hoạt thường ký dưới sự điều phối của trưởng
nhóm và đặc biệt là sự trợ giúp, điều phối của nhân viên xã hội.”
Trong giáo trính CTXH nhóm của ThS. Nguyễn Duy Nhiên, CTXH
nhóm được định nghĩa:
“ Phương pháp công tác xã hội nhóm là phương pháp công tác xã hội

nằm tạo dựng và phát huy sự tương tác, chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực giữa
các thành viên, giúp củng cố, tăng cường chức năng xã hội và khả năng giải
quyết vấn đề, thỏa mãn nhu cầu của nhóm. Thông qua sinh hoạt nhóm, mỗi
cá nhân hòa nhập, phát huy tiềm năng, thay đổi hành vi và khả năng đương
đầu với các nan đề của cuộc sống, tự lực và hợp tác giải quyết vấn đề đặt ra
vì mục tiêu cai thiện hoàn cảnh một cách tích cực”
Mặc dù có nhiều cách hiểu, cách tiếp cận khác nhau về CTXH nhóm,
nhưng đều có điểm chung thống nhất là sử dụng phương pháp CTXH nhóm,
tiến trình sinh hoạt nhóm để tạo dựng, duy trì và tăng cường sự tương tác giữa
các thành viên của nhóm nhằm thay đổi thái độ, hành vi cá nhân một cách tích
20


cực, nâng cao khả năng giải quyết vấn đề, đáp ứng nhu cầu của mỗi thành
viên trong nhóm.
2.3.2 Các hình thức CTXH nhóm
• Công tác xã hội nhóm hỗ trợ
CTXH nhóm hỗ trợ hướng trọng tâm vào việc tạo dựng môi trường mà
ở đó các nguồn lực bên trong và bên ngoài, đề cao và phát huy sự hỗ trợ lẫn
nhau giữa các thành viên trong nhóm. Các thành viên tham gia nhóm sẽ tìm
kiếm những nguồn lực hỗ trợ về tài chính, nguồn vốn, pháp lý, tinh thần.. Tuy
nhiên, nguồn lực và sự hỗ trợ lớn nhất nằm ngay trong nhóm, các thành viên
nhóm. Đến với nhóm, được chia sẻ, được khích lệ, động viên, có những cơ
hội, những kì vọng và sự mong đợi là sự hỗ trợ lớn nhất mà nhóm mang lại
cho các thành viên. Đối với những căng thẳng hay bế tắc trong cuộc sống của
mỗi cá nhân sẽ giúp cho cá nhân cảm nhận rõ ràng chỗ dựa vững chắc, vì thế
vững tin hơn trong ý chí, hành động vượt qua vấn đề gặp phải cũng như khả
năng ứng phó trong tương lai.
• Công tác xã hội nhóm trị liệu
Loại hình CTXH nhóm này có mục đích giúp cá nhân chia sẻ những

cảm xúc, tình cảm, kinh nghiệm với các thành viên khác từ đó hiểu rõ và có
phương pháp giải quyế vấn đề của mình dựa trên sự hỗ trợ từ nhóm. Nhóm trị
liệu xây dựng kế hoạch, thời gian định kì gặp mặt, trao đổi thông tin, thực
hiện các sinh hoạt có chủ đề và mục đích rõ rang, phù hợp nhằm tạo sự hấp
dẫn, đem lại giá trị đáp ứng nhu cầu của thành viên tham gia. Để thực hiện
điều đó, đòi hỏi, người điều hành hoạt động nhóm đòi hỏi phải được đào tạo
chuyên môn. Họ phải có hiểu biết về cơ chế tâm sinh lý, tâm lý xã hội và
hành vi con người, có kĩ năng sử dụng năng động nhóm để hỗ trợ tinh thần,
khuyến khích nhóm cùng thành viên tham gia.
• Công tác xã hội nhóm thực hiện chức năng giải trí
Loại hình CTXH nhóm này có mục đích là cung cấp những hoạt động
vui chơi giải trí có ý nghĩa xã hội cho các thành viên. Thông qua các hoạt
động vui chơi giải trí đó, các thành viên 8trong nhóm giúp nhau nhận thức
đúng đắn chuẩn mực, hình thành thái độ, niềm tin, thực hành hành vi tích
cực,tránh hành vi tiêu cực.
21




Công tác xã hội nhóm giáo dục
Loại hình CTXH nhóm này hình thành với mục đích giáo dục , truyền
đạt cho các thành viên những kiến thức, kĩ năng về một lĩnh vực nào đó trong
đời sống, hoặc nhằm thay đổi thái độ, hành vi của các thành viên trong nhóm.
Sự tác động từ nhóm sẽ làm thay đổi thái độ, hành vi và phát huy vai trò của
từng cá nhân, nhất là ở nhóm đối tượng đặc thù (người nghiện ma túy, hành
nghề, hoạt động mại dâm, người có HIV/AIDS). Hiện nay, loại hình CTXH

nhóm này được gọi là nhóm giáo dục đồng đẳng.
• Công tác xã hội nhóm tái tạo - tái xã hội hóa phẩm chất cá nhân

Mục đích của loại hình nhóm này là tăng cường khả năng quan hệ xã
hội của cá nhân, tiếp thu các chuẩn mực xã hội, học hỏi và thực hành sự tương
tác, hợp tác với các người khác từ đó thay đổi thái độ, hành vi của cá nhân
theo hướng tích cực. Với loại hình CTXH nhóm này, nhân viên CTXH hay
người điều hành nhóm, ngoài những yêu cầu kiến thức, kỹ năng chung về
CTXH nhóm cần phải có sự am hiểu sâu sắc về lý thuyết, thực hành mối quan
hệ giữa hành vi cá nhân và môi trường xã hội.
• Công tác xã hội nhóm tự giúp
Nhóm tự giúp là những nhóm nhỏ có tính chất tự nguyện với mục đích
hỗ trợ qua lại lẫn nhau để hoàn thành mục tiêu cụ thể trong cuộc sống mà bản
thân một cá nhân có thể không tự tin hoặc không đủ nguồn lựuc thực hiện.
Nhóm này thường được thành lập bởi những người cùng cảnh ngộ hoặc điều
kiện tập hợp lại để giúp đỡ nhau đáp ứng những nhu cầu chung, giúp nhau
vượt qua những khó khăn của cuộc sống và tạo ra những thay đổi cá nhân hay
xã hội cần thiết… nhóm tự giúp có những điểm tương đồng nhóm giáo dực và
nhóm hỗ trợ, tuy nhiên ở đây nhấn mạnh tính tự nguyện, tự giác hòa nhập
nhóm và góp sức của những người tham gia.
• Công tác xã hội nhóm nhiệm vụ
Nhóm nhiệm vụ là loại hình nhóm rất phổ biến và cần thiết ứng dụng
CTXH nhóm. Loại hình nhóm này sử dụng CTXH nhóm để có được giải pháp
tối ưu, thực thi kế hoạch hiệu quả theo nhiệm vụ, công việc và mục tiêu cần
hoàn thành. CTXH nhóm nhiệm vụ có giá trị và ưu thế trong tổ chức, lấy ý
22


kiến và ra quyết định. CTXH nhiệm vụ có ba dạng cơ bản: nhóm nhiệm vụ
đáp ứng nhu cầu của đối tượng – nhóm đối tượng tác nghiệp của CTXH
nhóm; nhóm đáp ứng yêu cầu của tổ chức – thực thi chương trình, kế hoạch
hành đông được giao; nhóm đáp ứng nhu cầu của động đồng và xã hội.
3. Các văn bản pháp luật và chính sách liên quan đến NKTVĐ tại Việt Nam

Vấn đề người khuyết tật được thể hiện trong văn bản luật pháp cao nhất
đó là hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội
thông qua năm 1992 và sửa đổi năm 2013. Trên cơ sở của Hiến pháp và Pháp
lệnh người tàn tật ban hành, triển khai áp dụng trong thực tiễn đảm bảo quyền
lợi và lợi ích hợp pháp của NKT trên mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó
có nhóm các văn bản về lao động, dạy nghề cho người khuyết tật cũng được
triển khai.
Pháp lệnh về người tàn tật ngày 30/07/1998, Ủy ban thường vụ Quốc
hội thông qua Pháp lệnh người tàn tật. Pháp lệnh gồm 8 chương và 35 điều
thể hiện quan điểm của Đảng, Nhà nước trong việc khuyến khích, tạo điều
kiện thuận lợi cho NKT, trong đó có NKTVĐ thực hiện bình đẳng các quyền
về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và phát huy khả năng của mình để ổn
định đời sống, hòa nhập cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội.
Kỳ họp thứ 7, ngày 17 tháng 6 năm 2010, Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII đã thông qua Luật người khuyết tật, góp
phần hoàn thiện hơn nữa hệ thống chính sách dành cho người khuyết tật cũng
như NKTVĐ. Luật trên có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2011. Trên cơ sở
thừa kế Pháp lệnh người tàn tật và các văn bản có liên quan, tiếp thu, vận
dụng có chọn lọc các điều ước Quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia, bảo
đảm phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam, Luật quy định
tương đối đầy đủ, toàn diện người khuyết tật, về quyền và nghĩa vụ của người
khuyết tật; trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối với người khuyết
tật, từng bước được hoàn thiện hệ thống chính sách về người khuyết tật nói
chung và người khuyết tật vận động nói riêng.

23


Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ra ngày 10/04/2012 của Chính phủ: Nghị
định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết

tật. Trong đó ghi rõ các dạng tật, cách xác định mức độ khuyết tật, các mức trợ cấp
xã hội cho từng đối tượng KT, những quyền ưu tiên khi tham gia giao thông, miễn
giảm giá vé khi tham quan du lịch, sử dụng các dịch vụ công cộng…..
Nghị định số 136/2013/ NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ
quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Trong đó có đối tượng được hưởng trợ cấp là người khuyết tật, văn bản
nêu rõ NKT được cấp thẻ bảo hiểm y tế, trợ giúp giáo dục, đào tạo và dạy
nghề, hỗ trợ mai tang phí.
4. Lý thuyết áp dụng

4.1 Thuyết nhu cầu
- Maslow nhà khoa học xã hội nổi tiếng đã xây dựng học
thuyết về nhu cầu của con người vào những năm 1950. Lý
thuyết của ông nhằm giải thích những nhu cầu nhất định của
con người cần được đáp ứng như thế nào để một cá nhân hướng
đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần.
- Lý thuyết của ông giúp cho sự hiểu biết của chúng ta về
những nhu cầu của con người bằng cách nhận diện một hệ
thống thứ bậc các nhu cầu. Ông đã đem các loại nhu cầu khác
nhau của con người, căn cứ theo tính đòi hỏi của nó và thứ tự
phát sinh trước sau của chúng để quy về 5 loại sắp xếp thành
thang bậc về nhu cầu của con người tư thấp đến cao.

24


Nhu cầu sinh lý:
Đây là nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống của con
người như nhu cầu ăn uống, ngủ, nhà ở, sưởi ấm và thoả mãn
về tình dục.

Là nhu cầu cơ bản nhất, nguyên thủy nhất, lâu dài nhất,
rộng rãi nhất của con người. Nếu thiếu những nhu cầu cơ bản
này con người sẽ không tồn tại được. Ông quan niệm rằng, khi
những nhu cầu này chưa được thoả mãn tới mức độ cần thiết
để duy trì cuộc sống thì những nhu cầu khác của con người sẽ
không thể tiến thêm nữa.
Nhu cầu về an toàn hoặc an ninh:
An ninh và an toàn có nghĩa là một môi trường không
nguy hiểm, có lợi cho sự phát triển liên tục và lành mạnh của
con người.
Nội dung của nhu cầu an ninh: An toàn sinh mạng là nhu
cầu cơ bản nhất, là tiền đề cho các nội dung khác như an toàn
lao động, an toàn môi trường, an toàn nghề nghiệp, an toàn
kinh tế, an toàn ở và đi lại, an toàn tâm lý, an toàn nhân sự,…
25


×