Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

KHẢO sát mối TƯƠNG QUAN GIỮA RĂNG hàm lớn THỨ BA hàm dưới và RĂNG hàm lớn THỨ HAI hàm dưới BẰNG PHIM CONBEAM CT tại BỆNH VIỆN đại học y hải PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

LÊ THỊ THANH HƯƠNG

KHẢO SÁT MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA RĂNG
HÀM LỚN THỨ BA HÀM DƯỚI VÀ RĂNG
HÀM LỚN THỨ HAI HÀM DƯỚI BẰNG
PHIM CONBEAM CT TẠI
BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HẢI PHÒNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ RĂNG HÀM MẶT
KHOÁ 2013 - 2019

Hải Phòng, năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

LÊ THỊ THANH HƯƠNG

KHẢO SÁT MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA RĂNG
HÀM LỚN THỨ BA HÀM DƯỚI VÀ RĂNG
HÀM LỚN THỨ HAI HÀM DƯỚI BẰNG
PHIM CONBEAM CT TẠI


BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HẢI PHÒNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ RĂNG HÀM MẶT
KHOÁ 2013 – 2019
Người hướng dẫn: ThS.Bs.Nguyễn Thị Phương Anh

Hải Phòng, năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới:
- Đảng ủy, Ban giám hiệu trường Đại học Y Dược Hải Phòng.
- Phòng đào tạo trường Đại học Y Dược Hải Phòng.
- Ban giám đốc Bệnh viện đại học y dược Hải Phòng, phòng kế hoạch
tổng hợp, tập thể cán bộ nhân viên khoa Răng – Hàm – Mặt đã tạo điều kiện
cho tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu cho luận văn.
- Các thầy cô giáo, cán bộ nhân viên trường Đại học Y Dược Hải Phòng
nói chung và Khoa Răng – Hàm – Mặt nói riêng đã tận tình dạy dỗ tôi trong
suốt quá trình học tập tại trường.
- Tôi đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo, thạc sỹ,
bác sỹ Nguyễn Thị Phương Anh đã dành nhiều thời gian tận tình hướng dẫn,
chỉ dạy tôi trong suốt quá trình học tập cũng như nghiên cứu để hoàn thành đề
tài này.
- Xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn bên tôi, cổ vũ, động
viên tôi trong cuộc sống và trong học tập.

Hải Phòng, ngày tháng năm 2019
Người thực hiện

Lê Thị Thanh Hương



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, tất cả số
liệu trong khóa luận này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ
công trình nghiên cứu nào khác.
Hải Phòng, ngày 31 tháng 5 năm 2019


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

RKHD

: Răng khôn hàm dưới


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................3
1.1. Giải phẫu xương hàm dưới.....................................................................

.................................................................................................................
.................................................................................................................3


1.1.1Hình thể ngoài....................................................................................... 3
1.1.2. Hình thể trong......................................................................................4
1.1. Một số đặc điểm sinh lý mọc của RKHD...............................................7
1.2. Liên quan của răng số 8 hàm dưới với các thành phần giải phẫu lân

cận................................................................................................................. 8
1.2.1. Liên quan trực tiếp...............................................................................8
1.2.2. Liên quan gián tiếp..............................................................................9
1.3. Phân loại lệch lạc răng số 8 hàm dưới...................................................9
1.3.1. Thuật ngữ............................................................................................9
1.3.2. Phân loại của Pell, Gregory.................................................................11
1.3.3. Phân loại của Winter...........................................................................12
1.4. Nguyên lí và ứng dụng của phim CT Conebeam.....................................12
1.5. Một số nghiên cứu về tỷ lệ răng số 8 lệch chìm......................................20

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........22
2.1.Đối tượng nghiên cứu..............................................................................22
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu..........................................................22
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................22


2.4. Các bước tiến hành.................................................................................23
2.5. Nhập và xử lí số liệu...............................................................................29
2.6.Dự kiến sai số và cách khống chế sai số.................................................29
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu......................................................................30
2.8. Nội dung nghiên cứu..............................................................................30
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ.............................................................................32
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN...........................................................................44
KẾT LUẬN..................................................................................................50
KIẾN NGHỊ.................................................................................................51

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Hình thể ngoài xương hàm dưới....................................................3
Hình 1.2: Phân nhánh dây thần kinh hàm dưới.............................................6
Hình 1.3: Phân bố dây thần kinh nhìn từ mặt trong xương hàm dưới...........7
Hình 1.4: Phân loại của Pell và Gregory.......................................................11
Hình 1.5: Phân loại của Pell và Gregory.......................................................11
Hình 1.6: Phân loại của Winter.....................................................................12
Hình 1.7: Nguyên lý phát tia và chuyển động xoay của CTCB....................14
Hình 1.8: Bệnh nhân chụp phim CTCB ở tư thế ngồi...................................15
Hình 1.9: Bệnh nhân chụp phim CBCT ở tư thế đứng..................................15
Hình 1.10: Chùm tia hình nón của CTCB và sự khác nhau giữa CT
thường quy và CTCB.....................................................................................16
Hình 1.11: Phần mềm Ez3D-i.......................................................................17
Hình 1.12: Ứng dụng CTCB trong đo đạc, tính toán trước khi cắm
Implant...........................................................................................................18
Hình 1.13: Đánh giá tình trạng răng và xương ổ và theo dõi sự di chuyển
của răng trong nắn chỉnh...............................................................................19
Hình 1.14: Khảo sát hình dạng ống tủy và tình trạng chân răng trước khi
điều trị nội nha...............................................................................................
.......................................................................................................................20
Hình 2.1 : Mặt phằng axial trên phim CBCT................................................24
Hình 2.2 : Mặt phẳng sagittal trên phim CBCT............................................25
Hình 2.3 : Mặt phẳng coronal trên phim CBCT............................................25
Hình 2.4: Hình ảnh 3D và các mặt phẳng trên phim CBCT.........................26
Hình 2.5: Đo góc trên lát cắt đứng dọc sagittal.............................................27
Hình 2.6: Đo góc trên lát cắt đứng ngang coronal........................................28

Hình 2.7: Đo góc trên lát cắt đứng ngang coronal........................................28
Hình 2.8: Phân loại góc theo Winter.............................................................29


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi.............................32
Bảng 3.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính...............................33
Bảng 3.3: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới.................34
Bảng 3.4: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo vị trí......................................35
Bảng 3.5: Phân bố độ sâu của RKHD...........................................................36
Bảng 3.6: Phân bố vị trí thân RKHD so với thân răng hàm lớn thứ hai
trên mặt phẳng ngang axial...........................................................................37
Bảng 3.7: Phân bố tỉ lệ các hướng của RKHD so với trục của răng hàm
lớn thứ hai trên mặt phẳng đứng dọc sagittal................................................38
Bảng 3.8: Phân bố tỉ lệ các hướng của RKHD trên mặt phẳng đứng ngang
Coronal..........................................................................................................39
Bảng 3.9: Phân bố vị trí của RKHD trên 3 chiều không gian.......................40
Bảng 3.10: Trung bình các số đo góc............................................................41
Bảng 3.11 : Phân bố tỉ lệ các hướng của trục răng khôn so với trục răng
cối lớn thứ hai hàm dưới theo giới và vị trí...................................................42
Bảng 3.12: Phân bố độ sâu theo giới và vị trí...............................................43
Bảng 3.13: Trung bình các số đo góc tại vùng RKHD theo giới tính,
vị trí...............................................................................................................43
Bảng 4.1: So sánh các tỉ lệ hướng lệch của răng khôn trong một số
nghiên cứu.....................................................................................................47


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi.........................32
Biểu đồ 3.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính............................33

Biểu đồ 3.3: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới.............34
Biểu đồ 3.4: Tỉ lệ các nhóm răng nghiên cứu phân theo vị trí......................35
Biểu đồ 3.5: Phân bố độ sâu của RKHD.......................................................36
Biểu đồ 3.6: Phân bố vị trí thân RKHD so với thân răng hàm lớn thứ hai
trên mặt phẳng axial......................................................................................37
Biểu đồ 3.7: Tỉ lệ hướng mọc của RKHD trên lát cắt đứng dọc sagittal.......38
Biểu đồ 3.8: Tỉ lệ hướng mọc RKHD trên lát cắt đứng ngang coronal.........39


11

ĐẶT VẤN ĐỀ
Răng hàm lớn thứ ba hàm dưới hay còn gọi là răng khôn hàm dưới,
răng số 8 hàm dưới là răng mọc cuối cùng trên cung hàm ở độ tuổi trưởng
thành từ 18 – 25 tuổi. Do có thời gian hình thành, phát triển và mọc lên muộn
so với các răng khác, ở trong vùng góc hàm chật hẹp nên răng khôn hàm dưới
luôn có xu hướng thiếu chỗ, thường có hiện tượng mọc ngầm trong xương
hàm, kẹt bởi các tổ chức xung quanh hay lệch trục…(tỷ lệ răng số 8 hàm dưới
mọc lệch lớn hơn so với các răng khác từ 9,5-39% - Elsey and Rock, 2000;
Yavuz và cs, 2006). Đó là một trong những nguyên nhân chính làm răng gây
những biến chứng phức tạp và nặng nề cho người bệnh, nhất là những trường
hợp răng số 8 mọc chìm. Những biến chứng thường gặp như: viêm mô tế bào,
viêm túi răng số 8, viêm xương, sâu mặt xa răng số 7 dẫn đến mất sớm răng
này, nặng hơn nữa là phlegmon có thể nguy hiểm đến tính mạng... Và mới
đây, giáo sư Sato còn đề cập đến những rối loạn về cắn khớp do sự thiếu chỗ
của các răng khôn chính là nguyên nhân quan trọng của bệnh loạn năng khớp
thái dương hàm.
Chính vì thế phẫu thuật nhổ bỏ sớm (nhổ chủ động) răng khôn nói
chung và răng khôn hàm dưới nói riêng rất cần thiết để tránh được những biến
chứng nặng nề nêu trên và mang lại sức khoẻ cho người bệnh. Trong đó, phim

X quang là một công cụ bắt buộc để hỗ trợ và lập kế hoạch điều trị. Nó cho
phép các thầy thuốc nha khoa đánh giá được vị trí và liên quan của răng khôn
hàm dưới với các cấu trúc giải phẫu xung quanh. Một vài phân loại răng khôn
hàm dưới mọc lệch dựa trên các kết quả Panorama đã được giới thiệu trong
các tài liệu. Trong đó, có hai phân loại được áp dụng trong một khoảng thời
gian dài, đó là phân loại của Winter năm 1926 dựa vào góc giữa trục răng
khôn và trục răng hàm lớn thứ hai. Pell và Gregrory đưa ra cách phân loại thứ
hai năm 1933 dựa vào vị trí của răng khôn trong hai mặt phẳng. Tuy nhiên


12

những hình ảnh hai chiều khiến các cấu trúc bị chồng và biến dạng. Vì thế,
phim CT conbeam từ khi được ra đời với những lợi ích của nó đã trở nên ngày
càng quan trọng trong điều trị phẫu thuật răng khôn hàm dưới. Phim CT
Conbeam không những đánh giá chính xác hơn về cấu trúc răng, hướng mọc
và còn có thể đo đạc được vị trí trong không gian 3 chiều với các cấu trúc giải
phẫu quan trọng xung quanh giúp cho các bác sỹ có thể chủ động đưa ra quy
trình phẫu thuật và tiên lượng kết quả chính xác trước khi bắt đầu.
Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu bước đầu về mối tương quan giữa
răng khôn hàm dưới và ống răng dưới của Tô Nhật Minh 2017 nhưng số
lượng bài công bố còn quá ít. Và chưa thấy nghiên cứu nào được công bố
đánh giá mối tương quan giữa răng khôn và răng hàm lớn thứ hai hàm dưới
trên phim CT Conbeam, do vậy, nghiên cứu được thực hiện với đề tài: “Khảo
sát mối tương quan giữa răng hàm lớn thứ ba hàm dưới và răng hàm lớn
thứ hai hàm dưới bằng phim Conbeam CT tại bệnh viện Đại học y Hải
Phòng” nhằm 2 mục tiêu:
1. Mô tả mối tương quan giữa thân răng hàm lớn thứ ba hàm dưới và răng

hàm lớn thứ hai hàm dưới theo 3 chiều không gian.

2. Xác định trục của răng hàm lớn thứ ba hàm dưới so với trục của răng hàm
lớn thứ hai hàm dưới theo 3 chiều không gian.


13

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Giải phẫu xương hàm dưới [3],[4]
Xương hàm dưới là 1 xương lẻ đối xứng qua đường giữa, ngoài có cấu
trúc đặc, trong xốp, là một xương di động duy nhất trong khối xương vùng
hàm mặt, tiếp khớp với xương thái dương.
Xương hàm dưới là một trong hai bộ phận chính của bộ máy nhai, so với
xương hàm trên xương hàm dưới ít mạch máu nuôi dưỡng hơn.
1.1.1. Hình thể ngoài
Xương hàm dưới là một xương dẹt, giống hình móng ngựa. Hình dạng
đại thể được chia làm hai phần: cành ngang và cành cao.

Hình 1.1: Hình thể ngoài xương hàm dưới [3].
* Cành ngang: có hình chữ U gồm có các cấu trúc:
- Mặt ngoài: ở giữa và dưới là phần nhô ra được gọi là lồi cằm, dọc theo
đường giữa có khớp dính của xương hàm dưới, hai bên có hai gờ chéo
ngoài chạy chếch ra ngoài lên trên, ra sau hướng tới bờ trước cành cao. Trên


14

đường chéo, ngang mức răng hàm nhỏ thứ hai hoặc ở giữa hai răng hàm nhỏ
có lỗ cằm là nơi mạch máu và thần kinh cằm đi qua.
- Mặt trong: ở giữa có bốn mấu nhỏ được gọi là gai cằm, là chỗ bám

của cơ cằm lưỡi ( phía trên) và cơ hàm móng ( phía dưới). Hai bên cũng có hai
gờ chéo trong chạy chếch lên trên ra sau, tương ứng với hai gờ chéo ngoài, là
chỗ bám của cơ hàm móng.
- Bờ trên: có các huyệt ổ răng cho răng mọc.
- Bờ dưới: hai bên đường giữa có cơ nhị thân, gần góc hàm có khuyết
động mạch mặt.
* Cành cao:
Liên tiếp với cành ngang, đi chếch lên trên, ra sau, góc hàm là nơi gặp
nhau của cành ngang và cành cao.
- Mặt ngoài: có nhiều gờ cho cơ cắn bám.
- Mặt trong: ở giữa có lỗ ORD, nơi thần kinh và mạch máu đi qua, ở
phía trên có gai Spix, dưới có chỗ bám của cơ chân bướm trong. - Bờ trước:
lõm.
- Bờ sau: dày và tròn nhẵn cong hình chữ S liên quan đến tuyến nước
bọt mang tai.
- Bờ dưới: cùng với bờ sau tạo nên góc hàm, góc hàm ở trẻ sơ sinh
150o- 160o, người lớn 115o-120o, người già 130o-140o.
- Bờ trên: có hõm sigma, trước hõm sigma là mỏm vẹt, nơi bám của cơ
thái dương. Sau hõm là lồi cầu xương hàm dưới có chỏm lồi cầu tiếp khớp với
xương thái dương ở hố thái dương và cổ lồi cầu liên tục với cành cao.


15

1.1.2. Hình thể trong
Xương hàm dưới là xương ngoài đặc trong xốp. Bên ngoài là lớp vỏ
xương dày cứng. Bên trong là xương xốp, có ORD là đường đi của bó mạch
thần kinh răng dưới. Có nhiều chân răng từ bờ trên cắm sâu vào lớp xương
xốp.
* Ống răng dưới:

Bắt đầu từ lỗ vào ORD ở phần giữa mặt trong cành cao, ở đằng trước
đó có gai Spix. ORD tạo thành một hình cong lõm ở trong lòng xương mà
điểm thấp nhất vào khoảng răng hàm lớn thứ nhất, cách bờ dưới xương hàm
dưới khoảng 4-10mm. Đến khoảng vị trí răng cối nhỏ thì ORD chia đôi thành
hai nhánh không bằng nhau. Nhánh nhỏ hơn là nhánh cửa tiếp tục đường đi
của ORD đi đến đường giữa. Nhánh thứ hai lớn hơn chạy quặt lên trên và ra
sau rồi đổ ra ngoài ở lỗ cằm. ORD là nơi động mạch và thần kinh răng dưới đi
qua cấp máu và chi phối cảm giác cho xương hàm dưới.
1.1.3. Động mạch và thần kinh chi phối
Mạch máu: là động mạch huyệt ổ răng dưới.
Động mạch huyệt ổ răng dưới là nhánh bên của động mạch hàm trên
(một nhánh của động mạch cảnh ngoài). Động mạch này chạy xuống dưới ở
phía sau thần kinh huyệt răng dưới để tới lỗ hàm dưới. Trước khi chui vào lỗ
hàm dưới, động mạch tách ra nhánh hàm móng và nhánh lưỡi. Nhánh hàm
móng cùng với thần kinh hàm móng chạy xuống trong rãnh hàm móng trên
ngành hàm, phân nhánh cho mặt nông cơ hàm móng và tiếp nối với nhánh
dưới cằm của động mạch mặt. Nhánh lưỡi chạy xuống cùng với thần kinh
lưỡi.
Sau đó động mạch hàm dưới chạy trong ORD cùng với thần kinh huyệt
răng dưới, khi tới ngang mức răng hàm nhỏ thứ nhất thì chia đôi thành hai
động mạch là động mạch răng cửa và động mạch cằm. Động mạch răng cửa


16

tiếp tục chạy ra trước, dưới các răng cửa và tới đường giữa thì tiếp nối với
nhánh cùng bên đối diện. Động mạch cằm chui qua lỗ cằm, cấp máu cho cằm
và tiếp nối với các động mạch dưới cằm và môi dưới. Trong ORD, động mạch
huyệt răng dưới và động mạch răng cửa cho một loạt các nhánh nhỏ cấp máu
cho các chân răng và xương hàm dưới.

Ngoài ra, cung cấp máu cho khớp thái dương hàm là các nhánh: động
mạch thái dương giữa, động mạch màng não giữa, động mạch nhĩ trước, động
mạch hầu lên.
Thần kinh: là dây thần kinh huyệt ổ răng dưới.
Thần kinh huyệt ổ răng dưới là nhánh của dây thần kinh hàm dưới
thuộc dây thần kinh V. Sau khi đi vào ORD cùng động mạch răng dưới, nó
tách ra các nhánh cho răng hàm rồi thoát ra ở lỗ cằm và chia ra thành dây cằm
chi phối cho da cằm và niêm mạc môi dưới, dây nanh chi phối cho răng cửa
và răng nanh.
Trước khi chui vào lỗ hàm dưới, thần kinh huyệt ổ răng dưới tách ra
nhánh hàm móng chi phối cho cơ hàm móng.


17

Hình 1.2: Phân nhánh dây thần kinh hàm dưới (V3).

Hình 1.3: Phân bố dây thần kinh nhìn từ mặt trong xương hàm dưới [8].


18

1.2. Một số đặc điểm sinh lý mọc của RKHD. [5],[13]
Các nụ biểu bì của răng hàm lớn vĩnh viễn không phát sinh trực tiếp từ lá
răng như các răng vĩnh viễn khác mà hình thành từ đoạn phát triển kéo dài về
phía xa của nó.
Từ bờ tự do đầu xa của các lá răng, xuất hiện một dây biểu bì phát triển
về phía xa, và đây sẽ là đoạn hình thành các nụ biểu bì của răng hàm lớn vĩnh
viễn.
Vào lúc phôi được 9 cm (tháng thứ 3 hoặc thứ 4) nụ biểu bì răng hàm lớn

vĩnh viễn thứ nhất xuất hiện ngay cạnh mặt xa của răng hàm sữa thứ 2.
Sau đó dây biểu bì tiếp tục phát triển lan về phía xa và hình thành nụ biểu bì
của mầm răng hàm lớn vĩnh viễn thứ 2 vào lúc bào thai được khoảng 9 tháng
và cuối cùng cho nụ biểu bì của mầm răng khôn vào khoảng lúc đứa trẻ lên 45 tuổi. [5]
Như vậy, các nụ biểu bì của răng hàm lớn vĩnh viễn đều lần lượt xuất
hiện ở vị trí giữa mặt xa của mầm răng phía gần kế cận và cành lên xương
hàm dưới. Khoảng giữa của cành lên xương hàm dưới và mầm răng phía gần
kế cận thường chỉ đủ cho sự mọc răng bình thường của răng hàm lớn vĩnh
viễn thứ nhất và thứ hai, nhưng với răng khôn thì không phải lúc nào cũng đủ
chỗ để mọc lên, do vậy rất hay bị ngầm, kẹt hay mọc lệch.
Sự canxi hóa răng khôn bắt đầu lúc 8-9 tuổi và hoàn tất quy trình này
qua 2 giai đoạn:
- Hoàn tất sự canxi hóa thân răng lúc 12-15 tuổi.
- Hoàn tất sự canxi hóa chân răng lúc 18-25 tuổi. Quá trình mọc răng 8
bao gồm 2 chuyển động:
- Chuyển động ở sâu: Mầm răng di chuyển theo trục của nó và sự phát
triển của xương hàm dưới. Chuyển động này xảy ra trong giai đoạn hình thành
thân răng khoảng từ 4-13 tuần.


19

- Chuyển động mọc lên: Bắt đầu từ khi hình thành chân răng, răng xoay
đứng dần, hướng về khoảng hậu hàm trượt theo mặt xa răng 7 để mọc vào ổ
miệng ở độ tuổi 16-20.
Tuy nhiên do dây nang răng bị kéo và xương hàm có xu hướng phát triển
về phía sau, nên mặt nhai răng hàm thường có xu hướng húc vào cổ răng 7,
chân răng 8 thường có xu hướng kéo về phía xa.[7]
Quá trình hình thành và phát triển của RKHD cũng trải qua các giai đoạn
giống như các răng vĩnh viễn khác. Giai đoạn hoàn thiện thân răng lúc khoảng

12-15 tuổi và hoàn thiện chân răng khoảng 18-25 tuổi. Quá trình này chịu
nhiều yếu tố tác động đến, vì vậy mà răng khôn có thể mọc được ở vị trí bình
thường, thẳng đứng như các răng khác, hoặc cũng có thể mọc lệch, lạc chỗ,
kẹt thậm chí không mọc lên được. Chính vì vậy nó gây ra nhiều rối loạn bệnh
lý khác nhau.
1.3.Liên quan của răng số 8 hàm dưới với các thành phần giải phẫu lân

cận [15]
1.3.1. Liên quan trực tiếp:
- Phía sau: Liên quan với ngành lên xương hàm dưới, RKHD có thể
nằm ngầm một phần trong ngành lên.
- Phía trước: Liên quan với răng số 7, là cản trở mọc tự nhiên cho răng 8.
- Mặt trong: Qua lớp xương mỏng liên quan đến thần kinh lưỡi.
- Mặt ngoài: Liên quan với một lớp xương dầy.
- Phía trên: Tùy từng trường hợp mà có sự liên quan với khoang miệng
hay còn một lớp xương, niêm mạc.
- Phía dưới: Liên quan với ORD, trong ORD có chứa mạch máu và thần
kinh, chân răng có thể nằm sát ORD. Đôi khi ORD đi qua giữa các chân răng
nhưng thường nằm lệch về phía tiền đình của chân răng.


20

1.3.2. Liên quan gián tiếp:
- Trong và trước: Liên quan với mô tế bào của sàn miệng.
- Sau và trên: Liên quan với mô tế bào trụ trước vòm miệng và hố
bướm hàm.
- Ngoài và trước: Liên quan với mô tế bào tiền đình và má.
- Sau và ngoài: Liên quan với khối cơ nhai ở thấp, hố thái dương ở cao.
Chính vì cấu trúc răng 8 liên quan với nhiều thành phần giải phẫu quan

trọng nên khi có bất thường răng 8 thường dễ gây nên những biến chứng nguy
hiểm.
1.4. Phân loại lệch lạc răng số 8 hàm dưới [6]
1.4.1. Thuật ngữ
1.4.1.1. Theo Uỷ ban phẫu thuật miệng của Mỹ (1971)

Thuật ngữ đối với các trường hợp lệch lạc của răng số 8 hàm dưới cũng
có nhiều cách gọi khác nhau tuỳ theo các tác giả
- Răng mọc chìm (Impacted teeth):
Răng mọc chìm là răng không mọc một phần hay hoàn toàn do vướng
răng khác bên cạnh, xương ổ răng hay mô mềm ngăn cản sự mọc lên của răng
đó. Tuỳ theo tư thế giải phẫu của răng mà có các kiểu chìm
Việc chẩn đoán một răng mọc chìm chỉ khi nào quá tuổi mọc mà không
mọc mới được xem là một răng mọc chìm
- Răng mọc lệch (Malposed teeth):
Răng mọc lệch là răng đã mọc nhưng nằm ở tư thế bất thường trên
hàm, do không đủ chỗ trên cung hàm hoặc do di truyền.
- Răng không mọc (Unerupted teeth) là răng không xuyên qua được
niêm mạc miệng sau khi đã qua thời kì mọc.
1.4.1.2.

Theo Peter Tets và Wifried Wagner

- Răng kẹt (Embedded teeth)


21

Là răng không mọc tới được mặt phẳng cắn sau khi đã hoàn tất sự phát
triển của răng

- Răng lạc chỗ (Etopic teeth):
Là răng không nằm ở vị trí bình thường của nó trên cung hàm
1.4.1.3.

Theo A. Fare

- Răng ngầm trong xương: là răng nằm hoàn toàn trong xương
- Răng ngầm dưới niêm mạc (Sub mucosa):
Phần lớn thân răng đã mọc ra khỏi xương, nhưng vẫn bị niêm mạc bao
bọc một phần hay toàn bộ.
- Răng kẹt (Embedded teeth):
Một phần thân răng đã mọc ra khỏi xương nhưng bị kẹt không thể mọc
thêm được nữa.
1.4.2. Phân loại của Pell, Gregory

*Dựa vào tương quan của thân răng số 8 và khoảng rộng xương giữa
mặt xa răng số 7 và phần cành cao xương hàm dưới:
- Loại I: Khoảng giữa bờ xa răng số 7 và phần trước cành cao (a) bằng
hoặc lớn hơn bề rộng gần xa của thân răng số 8 (b): a b
- Loại II: Khoảng a < b, nghĩa là khoảng giữa bờ xa răng số 7 và bờ
trước cành cao nhỏ hơn bề rộng gần xa của thân răng số 8
- Loại III: Răng số 8 nằm chìm hoàn toàn trong xương


22

Hình 1.4: Phân loại của Pell và Gregory
*Dựa vào độ sâu của răng số 8 so với mặt cắn răng số 7
- Vị trí A: khi điểm cao nhất (H) nằm ngang hay cao hơn mặt cắn
răng số 7

- Vị trí B: khi điểm cao nhất của răng số 8 nằm ở giữa mặt cắn và cổ
răng số 7
- Vị trí C: khi điểm cao nhất nằm thấp hơn cổ răng số 7

Hình 1.5: Phân loại của Pell và Gregory
1.5.3. Phân loại của Winter
*Dựa vào vị trí của trục răng 8 so với trục răng số 7
Có 7 tư thế lệch của trục răng số 8 so với trục răng số 7 và mỗi loại có
thể phối hợp với sự xoay
- Trục răng thẳng ngầm
- Trục răng nằm ngang
- Trục răng lộn ngược
- Răng lệch gần
- Răng lệch xa
- Răng lệch má
- Răng lệch lưỡi

Hình 1.6: Phân loại của Winter
1.5. Nguyên lý và ứng dụng của phim CT conebeam [10]


23

- CBCT là một dạng chụp cắt lớp vi tính cho phép sử dụng các tia Xquang kết hợp với chương trình máy tính để tạo ra hình ảnh 3 chiều (3D) của
cơ thể để cung cấp hình ảnh rõ nét của cấu trúc răng, mô mềm, thần kinh và
xương ở vùng sọ mặt chỉ trong một lần quét với cường độ tia x thấp hơn nhiều
so với CT thông thường. Hình ảnh thu được với chùm tia CT cho phéo bác sĩ
dựng lại hình ảnh 3 chiều chi tiết của bệnh nhân, từ đó lập kế hoạch điều trị
chính xác hơn.
- Nguyên tắc hoạt động của CTCB cũng tuân theo các khái niệm vật lý

cơ bản được đưa ra bởi Goldfrey N. Housfield đó là chùm tia X sau khi đi qua
vật sẽ tới bộ cảm biến đặt đối diện với nguồn tia phát và cường độ tín hiệu của
các photon phát ra từ bộ cảm biến sẽ được ghi lại.
- Nguyên lý tạo ảnh của CBCT:
+ Nguồn phát tia và bộ cảm biến được đặt ở 2 bên với khung tròn
trên mặt phẳng ngang cho bệnh nhân ở tư thế ngồi hoặc đứng và trên mặt
phẳng đứng cho bệnh nhân ở tư thế nằm. Nguồn phát tia và bộ cảm biến tương
tác chuyển động xoay (180-360 độ) đồng bộ xung quanh đầu bệnh nhân được
giữ cố định với bộ cố định đầu.
+ CBCT sử dụng chùm tia hình nón hẹp thay cho chùm tia hình quạt
rộng, do đó trường thăm khám được giới hạn hơn trong mặt phẳng axial so với
CT cổ điển.
+ Trong khi xoay, các hình ảnh 2 chiều được thu lại liên tục, các ảnh
này được gọi là dữ liệu thô. Giai đoạn tái tạo tiếp theo bao gồm sự liên kết các
hình ảnh đã thu thập để tái tạo ra bộ dữ liệu thể tích. Bộ dữ liệu thể tích này là
các hình ảnh ban đầu được tái tạo trong 3 mặt phẳng trực giao (axial, coronal,
sagittal) với chiều dày lát cắt mặc định.


24

+ Tất cả các dữ liệu của CBCT đều được thu thập tại 1 thời điểm. Sau
đó các phần mềm tái tạo được sử dụng kết hợp với các thuật toán phức tạp để
tạo ra bộ dữ liệu thể tích 3D.

Hình 1.7: Nguyên lý phát tia và chuyển động xoay của CTCB [10].


25


Hình 1.8: Bệnh nhân chụp phim CTCB ở tư thế ngồi [10].

Hình 1.9: Bệnh nhân chụp phim CBCT ở tư thế đứng.


×