Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

KIẾN THỨC – THÁI độ THỰC HÀNH về QUẢN lý HUYẾT áp của BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT áp điều TRỊ NGOẠI TRÚ tại BỆNH VIỆN đại học y hải PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (653.76 KB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

BỘ Y TẾ



MAI THU HÀ

KIẾN THỨC – THÁI ĐỘ - THỰC HÀNH VỀ QUẢN LÝ
HUYẾT ÁP CỦA BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP


ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y
HẢI PHÒNG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ ĐA KHOA


HẢI PHÒNG - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

BỘ Y TẾ


MAI THU HÀ


KIẾN THỨC – THÁI ĐỘ - THỰC HÀNH VỀ QUẢN LÝ
HUYẾT ÁP CỦA BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP


ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y
HẢI PHÒNG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ ĐA KHOA
MÃ SỐ:

Người hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Thúy Hiếu


Ts. Nguyễn Thị Thắm


HẢI PHÒNG - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Mọi số liệu,
thông tin thu thập trong quá trình nghiên cứu là hoàn toàn trung thực, chưa
được công bố trên các bài báo hay tạp chí nào.

Tác giả

Mai Thu Hà



LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các Khoa, Bộ môn, Phòng Ban
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập.
Em xin cảm ơn Ban giám đốc bệnh, các y bác sĩ và các cán bộ y tế khoa
Khám bệnh, phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Đại viện Đại học Y Hải
Phòng đã cho phép, tạo điều kiện thuận lợi giúp em trong quá trình thu thập số
liệu.
Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ths. Nguyễn Thị Thúy Hiếu và Ts.
Nguyễn Thị Thắm là những người thầy đã tận tình hướng dẫn và động viên em
hoàn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn các bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại
trú tại bệnh viện Đại học Y Hải Phòng đã tham gia giúp đỡ em trong quá trình
thu thập số liệu.
Con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, những người luôn động viên,
khích lệ con trong quá trình làm đề tài.
Cuối cùng tôi xin được gửi lời cảm ơn tới bạn bè, tập thể lớp K35H đã
động viên, ủng hộ tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành khóa luận.

Hải Phòng, ngày tháng năm 2019
Sinh viên

Mai Thu Hà


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BMI

Body mass index (chỉ số khối cơ thể)


BN

Bệnh nhân

CS

Cộng sự

CT

Cholesterol toàn phần

TG

Triglycerid

ĐTĐ

Đái tháo đường

THA

Tăng huyết áp

HA

Huyết áp

HDL-C


High Density Lipoprotein Cholesterol

LDL – C

Low Density Lipoprotein Cholesterol

JNC

United States Joint National Committee (Ủy ban quốc gia Hoa Kỳ)
World Health Organisation (Tổ chức y tế thế giới)

WHO

International Society of Hypertension ( Hội tăng huyết áp quốc tế)

ISH

European Society of Cardiology ( Hiệp hội tim mạch châu Âu)
European Society of Hypertension ( Hiệp hội tăng huyết áp châu

ESC

Âu)

ESH

Dietary Approaches to Stop Hypertension ( Phương pháp ăn kiêng
để ngăn chặn tăng huyết áp)

DASH



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................- 1 Chương 1: TỔNG QUAN..............................................................................- 3 1.1. Bệnh tăng huyết áp...................................................................................- 3 1.2. Nguyên nhân tăng huyết áp......................................................................- 5 1.3. Duy trì huyết áp ở mức giới hạn bình thường ở bệnh nhân tăng huyết áp- 12
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............- 17 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu.........................................- 17 2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................- 17 2.3. Phân tích và xử lý số liệu........................................................................- 22 2.4. Sai số và khống chế sai số trong nghiên cứu..........................................- 22 2.5. Đạo đức trong nghiên cứu.......................................................................- 23 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................- 24 3.1. Kiến thức, thái độ và thực hành về quản lý HA ở bệnh nhân THA điều trị
ngoại trú Bệnh viện Đại học Y dược Hải Phòng............................................- 24 3.2. Một số yếu tố liên quan đến kiểm soát HA của bệnh nhân THA............- 34 Chương 4: BÀN LUẬN...............................................................................- 39 4.1. Kiến thức, thái độ, thực hành quản lý HA của bệnh nhân THA.............- 39 4.2. Một số yếu tố liên quan đến kiểm soát huyết áp của bệnh nhân THA. . .- 50 Chương 5: KẾT LUẬN...............................................................................- 55 5.1. Kiến thức, thái độ và thực hành về quản lý HA ở bệnh nhân THA........- 55 5.2. Một số yếu tố liên quan đến kiểm soát HA của bệnh nhân THA............- 55 KHUYẾN NGHỊ..........................................................................................- 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA
PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH BỆNH NHÂN THAM GIA ĐIỀU TRA


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Phân độ THA theo JNC VII (năm 2003)......................................- 4 Bảng 1.2: Phân độ THA theo Hội tim mạch Việt Nam (năm 2018).............- 4 Bảng 2.1. Phân độ THA theo Hội tim mạch Việt Nam (năm 2018).............-20Bảng 2.2. Phân độ chỉ số BMI theo tiêu chí của WHO năm 2000 áp dụng cho
người Châu Á - Thái Bình Dương..............................................................- 21 Bảng 2.3. Đánh giá mức độ tuân thủ dùng thuốc điều trị THA theo thang đo
Morisky-8...................................................................................................- 21 Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới và nhóm tuổi................................- 24 Bảng 3.2. Đặc điểm vòng bụng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu.............- 25 Bảng 3.3. Tình trạng BMI của bệnh nhân tăng huyết áp............................- 25 Bảng 3.4. Thực trạng có bệnh lý phối hợp của bệnh nhân tăng huyết áp...- 26 Bảng 3.5. Thực trạng hiểu biết về định nghĩa tăng huyết áp của bệnh nhân- 26 Bảng 3.6. Thực trạng hiểu biết về biến chứng của tăng huyết áp...............- 28 Bảng 3.7. Thực trạng hiểu biết về yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp.........- 29 Bảng 3.8. Đánh giá của đối tượng nghiên cứu về mức độ nguy hiểm của bệnh
THA............................................................................................................- 27 Bảng 3.9. Thái độ của đối tượng nghiên cứu về khả năng điều trị khỏi bệnh tăng
huyết áp.......................................................................................................- 30 Bảng 3.10. Thái độ về phòng bệnh tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu - 31
Bảng 3.11. Thực trạng về chế độ ăn nhạt ở BN THA.................................- 32 Bảng 3.12. Thực trạng về chế độ luyện tập và hoạt động thể lực của bệnh nhân
THA............................................................................................................- 32 Bảng 3.13. Thực trạng về thực hành điều trị bằng thuốc của BN THA.....- 33 Bảng 3.14. Liên quan giữa giới tính với kiểm soát huyết áp.....................- 35 Bảng 3.15. Liên quan giữa BMI với kiểm soát huyết áp...........................- 35 -


Bảng 3.16. Liên quan giữa số đo vòng bụng với kiểm soát huyết áp.........- 36 Bảng 3.17. Liên quan giữa có bệnh phối hợp với kiểm soát huyết áp........- 36 Bảng 3.18. Liên quan giữa hiểu biết về THA với kiểm soát huyết áp........- 37 Bảng 3.19. Liên quan giữa hoạt động thể lực với kiểm soát huyết áp............-37Bảng 3.20. Liên quan giữa chế độ ăn mặn với kiểm soát huyết áp...............- 38Bảng 3.21. Liên quan giữa tuân thủ điều trị thuốc với kiểm soát huyết áp...- 38 -


DANH MỤC HÌNH
Biểu đồ 3.1. Thực trạng hiểu biết về triệu chứng của tăng huyết áp..........- 26 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ bệnh nhân kiểm soát đạt huyết áp mục tiêu..................- 34 -


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Từ lâu, bệnh Tăng huyết áp (THA) đã trở thành mối quan tâm của y
học thế giới. Đây là bệnh lý phổ biến trong xã hội hiện nay ở cả các nước phát
triển và đang phát triển.
Tăng huyết áp là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh tim mạch, đột
quỵ [27]. Tăng huyết áp là bệnh lý nguy hiểm do mức độ cũng như bệnh tiến
triển gây nhiều biến chứng nguy hiểm, nặng nề cho người bệnh như nhồi máu
não, suy tim, suy thận mạn, phình động mạch, xuất huyết võng mạc gây mù
lòa… Những biến chứng này có thể gây tử vong hoặc tàn phế cho bệnh nhân.
Theo ước tính của WHO các biến chứng trong bệnh THA liên quan tới
9,4 triệu ca tử vong mỗi năm. THA gây nên 45% ca tử vong do các bệnh lý
tim mạch và ít nhất 51% số ca tử vong do đột quỵ [27]
Theo điều tra của Nguyễn Lân Việt năm 2007, THA là yếu tố nguy cơ
hàng đầu gây tai biến mạch máu não với tỷ lệ 79,17%. Người bị THA giai đoạn
II trở lên có nguy cơ đột quỵ tăng gấp 4 lần so với người có huyết áp bình
thường [1]. Vì vậy, việc điều trị để kiểm soát huyết áp sẽ hạn chế tai biến, biến
chứng xuất hiện, giảm tỷ lệ tử vong và gánh nặng bệnh tật trên thế giới.
Ngoài những yếu tố về tuổi, giới có liên quan đến tình trạng THA ở
người cao tuổi đã được chứng minh thì những hành vi nguy cơ như hút thuốc
lá, lạm dụng rượu, chế độ ăn nhiều muối, nhiều chất béo, ít hoạt động thể lực
được xem là các yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp [27]. Hơn nữa, tình
trạng thừa cân, béo phì, rối loạn lipid máu và ĐTĐ cũng là các yếu tố mà hầu
hết các nghiên cứu đều khẳng định có liên quan chặt chẽ với tình trạng tăng
huyết áp [52],[69].


2

Việc điều trị THA cần phải được thực hiện một cách liên tục và lâu dài,
tuy nhiên trên thực tế, nhiều người bệnh chưa thực hiện được đúng theo
những nguyên tắc này, cũng có thể do người bệnh tự lầm tưởng là bệnh đã

khỏi hoặc do điều kiện kinh tế còn có khó khăn, không tiếp tục mua được
thuốc nữa hoặc do một vài tác dụng phụ của thuốc gây ra đối với bệnh nhân
[69].... Điều tra của Bộ Y tế khẳng định, 77% người dân hiểu sai về bệnh tăng
huyết áp và các yếu tố nguy cơ của bệnh. Hơn 70% người dân không biết
cách phát hiện sớm và dự phòng bệnh tăng huyết áp [69].
Có nhiều yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành dự phòng
biến chứng của bệnh THA, trong đó phần lớn các yếu tố nguy cơ có thể kiếm
soát được nếu người dân có hiểu biết đúng và thực hành dự phòng đúng cách.
Vì vậy, việc xác định thực trạng Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến
chứng của bệnh THA và các yếu tố liên quan là rất cần thiết, góp phần làm
giảm thiểu gánh nặng bệnh tật và tử vong do THA gây nên.
Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Kiến thức, thái độ, thực hành
về quản lý huyết áp của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại
Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng” với 2 mục tiêu:
1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành quản lý huyết áp của bệnh nhân
tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học y Hải Phòng.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân tăng
huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học y Hải Phòng.


3

Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Bệnh tăng huyết áp
1.1.1. Định nghĩa
Theo định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới WHO (World Health
Organization) và hội THA quốc tế ISH (International Society Hypertension)
một người lớn được gọi là THA khi HATT ≥140 mmHg và/hoặc HATTr ≥ 90
mmHg hoặc đang điều trị thuốc hạ áp hằng ngày hoặc có ít nhất 2 lần được
bác sĩ chẩn đoán là tăng huyết áp [1],[7],[72]. Tăng huyết áp tâm thu đơn độc

khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và huyết áp tâm trương < 90 mmHg.
1.1.2. Dịch tễ học
Bệnh tăng huyết áp là một vấn đề sức khỏe cộng đồng do tính phổ biến
của bệnh lý này và xu hướng ngày càng gia tăng tại tất cả các nước trên thế
giới. Theo tài liệu của Tổ chức y tế thế giới (WHO) THA là một trong sáu yếu
tố nguy cơ chính ảnh hưởng tới gánh nặng bệnh tật toàn cầu [74].
Trên thế giới: năm 2000 có khoảng 972 triệu người trưởng thành
(chiếm khoảng 26,4% dân số thế giới) bị THA, trong đó các nước phát triển là
333 triệu người và các nước đang phát triển là 639 triệu người. Ước tính đến
năm 2025, tỷ lệ THA trên thế giới sẽ tăng lên khoảng 60% đạt 1,56 tỷ người
trưởng thành THA [73],[7].
Tại Việt Nam: tần suất THA ở người lớn ngày càng gia tăng. Trong
những năm 1960, tỷ lệ THA là khoảng 1%, năm 1992 là 11,2%, năm 2001 là
16,3% và năm 2005 là 18,3%.
Theo một điều tra năm 2008 của Viện Tim mạch Việt Nam tiến hành ở
người lớn (từ 25 tuổi trở lên) tại 8 tỉnh và thành phố của nước ta thì tỷ lệ THA
đã tăng lên đến 25,1%, nghĩa là cứ 4 người lớn thì có 1 người bị THA [51].


4

Theo điều tra quốc gia gần đây (2015) của Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế ở
người trưởng thành từ 18 – 69 tuổi tại 63 tỉnh/thành phố cho thấy tỷ lệ tăng
huyết áp là 19,8% [4]. Như vậy, trong khoảng gần 50 năm mà tỷ lệ THA trong
cộng đồng tăng gấp 20 lần. Với dân số hiện nay của Việt Nam là khoảng 92
triệu dân thì ước tính sẽ có khoảng 20,8 triệu người bị THA [51].
1.1.3. Phân loại tăng huyết áp
Theo Liên ủy ban quốc gia về dự phòng, phát hiện, đánh giá, điều trị
THA Hoa Kỳ (Join National Committee – JNC) qua các kỳ họp và gần đây
JNC VII (năm 2003) [60] chia THA như sau:

Bảng 1.1: Phân loại độ THA theo JNC VII (năm 2003) [60][25][9]
Phân loại THA

HA tâm thu

HA tâm trương

(mmHg)

(mmHg)

Bình thường

<120



< 80

Tiền THA

120 – 139

Và/hoặc

< 80 – 89

THA giai đoạn 1

140 – 159


Và/hoặc

90 – 99

THA giai đoạn 2

≥ 160

Và/hoặc

≥ 100

Phân loại mức huyết áp mới theo Hội Tim mạch Việt Nam năm 2018
như sau:


5

Bảng 1.2. Phân độ THA theo Hội tim mạch Việt Nam (năm 2018)[17]
Huyết áp tâm thu

Huyết áp tâm

(mmHg)

trương (mmHg)

Tối ưu


< 120



< 80

Bình thường

120 -129

Và/hoặc

80 - 84

Bình thường cao

130 - 139

Và/hoặc

85 -89

THA độ 1

140 - 159

Và/hoặc

90 - 99


THA độ 2

160 - 179

Và/hoặc

100 -109

THA độ 3

≥ 180

Và/hoặc

≥ 110

THA tâm thu đơn độc

≥ 140



< 90

* Nếu huyết áp không cùng mức để phân loại thì chọn mức HA tâm
thu hay tâm trương cao nhất. THA tâm thu đơn độc xếp loại theo
mức HATT.
1.2. Nguyên nhân tăng huyết áp
1.2.1. Tăng huyết áp nguyên phát:
92% - 94% THA không tìm được nguyên nhân [1] hay còn gọi là

bệnh tăng huyết áp, ngay cả trong số người trẻ tuổi thì cũng khoảng 50% là
nguyên phát.
Các yếu tố thuận lợi thường thấy trong THA nguyên phát như sau:
-

Vai trò của muối Natri: ăn nhiều muối Natri (>14gram/ngày) có

-

nhiều nguy cơ THA, ăn <1gram/ngày, huyết áp giảm.
Nòi giống: người da đen có tỷ lệ THA cao hơn người da trắng (trong
cùng hoàn cảnh, điều kiện làm việc như nhau).


6

-

Thừa cân và béo phì: người ta thấy ở người có chỉ số khối cơ thể

-

(BMI >30) ở tuổi 40-49 thì tỷ lệ THA gấp 4 lần người bình thường.
Yếu tố gia đình: 50% bệnh nhân bị THA có người trong gia đình bị

-

THA.
Nghiện rượu: ở những người nghiện rượu, nguy cơ THA gấp 2-3 lần


-

người bình thường.
Hút thuốc lá.
Stress: những người làm việc căng thẳng, có nhiều sang chấn thần
kinh tâm thần, gia tăng hoạt động thần kinh giao cảm thì có tỷ lệ

-

THA cao hơn người bình thường.
Đái tháo đường: là bệnh lý thường đi kèm với THA và làm cho nguy
cơ tổn thương cơ quan đích ngày càng tăng lên.

1.2.2. Tăng huyết áp thứ phát
THA là triệu chứng của một bệnh hoặc có tác nhân rõ ràng gây ra,
vì vậy người ta gọi là THA có nguyên nhân. Loại này chỉ chiếm 4-5% và
thường gặp ở người trẻ hoặc các trường hợp THA khó điều trị [60]. Các
nguyên nhân có thể gặp là:
1.2.2.1. Các bệnh thận
Chiếm phần lớn (50%) trong THA thứ phát, 2-3% trong THA chung:
- Hẹp động mạch thận rất thường gặp.
- Bệnh nhu mô thận:
+ Có thể chỉ một bên: với thận to hoặc thân nhỏ. Có thể do thận ứ
nước, lao thận, u thận tăng Renin.
+ Có thể cả hai bên: cấp hoặc bán cấp trong các tình trạng sốc, viêm
cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu khuẩn. Trong viêm cầu thận mạn,
viêm thận kẽ mạn tính, bệnh thận do tiểu đường, suy thận trong
thận đa nang.
1.2.2.2 . Bệnh ở động mạch lớn



×