Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

BẢN THU HOẠCH về CÔNG tác dược tại KHO NGOẠI TRÚ KHOA dược BỆNH VIỆN đại học y hải PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (909.94 KB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

BẢN THU HOẠCH VỀ CÔNG TÁC DƯỢC TẠI
KHO NGOẠI TRÚ - KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN
ĐẠI HỌC Y HẢI PHÒNG

BÁO CÁO THỰC HÀNH DƯỢC KHOA II

HẢI PHÒNG, NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

BẢN THU HOẠCH VỀ CÔNG TÁC DƯỢC
TẠI KHO NGOẠI TRÚ - KHOA DƯỢC
BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HẢI PHÒNG
BÁO CÁO THỰC HÀNH DƯỢC KHOA II
Nơi thực hiện:
Kho ngoại trú - Khoa Dược- Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng
Thời gian thực hiện: 08/04/2019 - 26/04/2019
Nhóm sinh viên thực hiện:
1.
2.


3.
4.

Nguyễn Thị Việt Anh
Đỗ Thị Nam
Nguyễn Thu Thùy (1554010048)
Lương Thị Tuyết

HẢI PHÒNG, NĂM 2019


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
TS. DS. Phạm Văn Trường - Trưởng Khoa Dược Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng,
Trưởng bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược Trường Đại học Y Dược Hải Phòng.
DS. Trương Đình Phong - Giảng viên bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược Trường
Đại học Y Dược Hải Phòng.
Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị trong khoa Dược
Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng đã tạo điều kiện, hướng dẫn, giúp đỡ, truyền đạt kiến
thức cho chúng em trong suốt thời gian thực tập tại khoa Dược bệnh viện. Tuy thời
gian không nhiều nhưng chúng em đã học hỏi được nhiều kiến thức và kinh nghiệm
thực tế mà khi ngồi trên ghế nhà trường chúng em chưa được biết.
Trong quá trình thực tập, cũng như trong quá trình làm bài báo cáo thực tập, với
trình độ còn nhiều hạn chế chúng em không tránh khỏi sai sót. Chúng em rất mong
nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của Thầy cô và các anh chị trong khoa để chúng em có
điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình, hoàn thành tốt hơn trong các đợt thực tập
tiếp theo, đặc biệt là bài báo cáo khóa luận sắp tới, cũng như góp phần phục vụ tốt hơn
công tác thực tế sau này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, ngày 10 tháng 6 năm 2019

Nhóm sinh viên:
Nguyễn Thị Việt Anh
Đỗ Thị Nam
Nguyễn Thu Thùy (1554010048)
Lương Thị Tuyết

MỤC LỤC



DANH MỤC BẢNG
Bảng
Bảng 1.1.
Bảng 1.2.
Bảng 1.3.
Bảng 2.1.
Bảng 2.2.
Bảng 2.3.
Bảng 2.4.
Bảng 2.5.
Bảng 2.6.
Bảng 2.7.
Bảng 2.8.
Bảng 2.9.
Bảng 2.10.
Bảng 2.11.
Bảng 2.12.
Bảng 2.13.

Nội dung


Trang

Bảng cơ cấu nhân lực của khoa Dược Bệnh viện ĐH Y
Hải Phòng

14

Quy trình quản lý thuốc tại kho ngoại trú - khoa Dược Bệnh
viện Đại học Y Hải Phòng
Các bước cấp phát thuốc tại kho ngoại trú - khoa Dược
Các thuốc đọc giống nhau (SA)
Các thuốc đọc gần giống nhau (SA)
Các thuốc nhìn giống nhau
Các thuốc nhìn gần giống nhau
Số lượng thuốc chủ yếu trong danh mục thuốc tại kho ngoại
trú
Bảng thể hiện tỉ lệ thuốc BDG/ Generic tại kho ngoại trú
Số lượng thuốc hóa dược trong 10 ngày
Số lượng thuốc cổ truyền trong 10 ngày từ ngày 08/0418/04/2019
Tỉ lệ phần trăm số tiền thuốc hóa dược tiêu thụ trong 10 ngày
từ ngày 08/04- 18/04/2019
Tỉ lệ phần trăm số tiền thuốc cổ truyền tiêu thụ trong 10 ngày
từ ngày 08/04- 18/04/2019
Tương tác thuốc- thuốc trong một số đơn thuốc
Tương tác thuốc- thức ăn, đồ uống của một số thuốc
Thời điểm dùng thuốc

7
9

21
22
22
24
25
29
30
34
36
38
40
46
49


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ

Hình, sơ đồ

Nội dung

Trang

Sơ đồ hệ thống khoa Dược - Bệnh viện Đại học Y Hải
Phòng

4

Biểu đồ thể hiện tỷ lệ cơ cấu nhân sự của khoa Dược Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng


5

Sơ đồ xuất thuốc tại kho ngoại trú khoa Dược

8

Biểu đồ thể hiện tỉ lệ thuốc BDG/ Generic tại kho ngoại
trú

29

Hình 2.2.

Tỉ lệ phần trăm số lượng các nhóm thuốc cổ truyền xuất ra
trong 10 ngày từ 08/04-18/04/2019

35

Hình 2.3.

Biểu đồ phần trăm số tiền của các nhóm thuốc hóa dược
trong 10 ngày

37

Hình 2.4.

Biểu đồ thể hiện tỉ lệ số tiền tiêu thụ của các nhóm thuốc
cổ truyền trong 10 ngày


39

Hình 1.1.

Hình 2.1.


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Kí hiệu
BDG
BN
BHYT
CLS
DS
DSCK 1

DSĐH
DSTH
DSCĐ
ĐH
GS. TS
PGS. TS
TS. DS

Giải thích
Biệt dược gốc
Bệnh nhân
Bảo hiểm y tế
Cận lâm sàng
Dược sĩ
Dược sĩ chuyên khoa 1
Dược sĩ đại học
Dược sĩ trung học
Dược sĩ cao đẳng
Đại học
Giáo sư Tiến sĩ
Phó giáo sư Tiến sĩ
Tiến sĩ Dược sĩ


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh viện là cơ sở khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người
bệnh, là đơn vị khoa học kĩ thuật có nghiệp vụ cao về y tế. Một trong những nhiệm vụ
quan trọng có ảnh hưởng đến chất lượng công tác khám chữa bệnh của bệnh viện là vấn
đề cung ứng thuốc đầy đủ và kịp thời, đảm bảo chất lượng của khoa Dược bệnh viện.
Từ những năm cuối thế kỉ 20 đến nay, với xu hướng phát triển kinh tế, văn hóa,

khoa học kỹ thuật và tiềm năng ứng dụng khoa học quản lý tiên tiến, thế giới ngày nay
đang bước vào một kỷ nguyên mới mà trong đó nhu cầu được chăm sóc về sức khỏe
đã trở nên cao hơn bao giờ hết. Các hoạt động chăm sóc sức khỏe, các dịch vụ y tế ở
cả khu vực công lập và dân lập đã song hành cùng với các hoạt động bảo hiểm y tế
mang lại cho bệnh nhân những lợi ích ngày càng to lớn ở Việt Nam.
Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng với lịch sử 40 năm hoạt động và phát triển đã
đóng góp một phần to lớn trong công tác khám chữa bệnh, đảm bảo sức khỏe của
người dân khu vực Hải Phòng nói riêng và trong cả nước nói chung. Để hoàn thành tốt
nhiệm vụ đó không thể không kể đến vai trò của khoa Dược bệnh viện, trong đó, kho
ngoại trú - khoa Dược bệnh viện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo khoa, với
nhiệm vụ quản lý, cung ứng, cấp phát thuốc cho các bệnh nhân điều trị ngoại trú đã
góp phần to lớn trong hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Dưới sự chỉ dẫn và giúp đỡ tận tình của Trưởng khoa và các anh chị đang công
tác tại khoa Dược Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng, chúng em thực hiện báo cáo “Bản
thu hoạch về công tác Dược tại kho ngoại trú - khoa Dược Bệnh viện Đại học Y
Hải Phòng” với ba nhiệm vụ:
1. Tổng quan về chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện và khoa Dược - Bệnh viện

Đại học Y Hải Phòng.
2. Tổng quan về hoạt động của kho ngoại trú - khoa Dược Bệnh viện.
3. Tình hình sử dụng thuốc tại kho ngoại trú - khoa Dược Bệnh viện từ ngày 08/04

- 18/04/2019.


9

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN
1.1.1. Lịch sử hình thành


ĐẠI HỌC Y HẢI PHÒNG [5]

Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng tiền thân là một phòng khám đa khoa trực thuộc
Trường Đại học Y Hải Phòng, do các giáo sư và bác sĩ của trường phụ trách khám và
điều trị: GS. TS. Nguyễn Hữu Chỉnh, PGS. TS. Nguyễn Khắc Sơn, GS. TS. Phạm Văn
Thức, PGS. TS. Phạm Văn Nhiên, PGS. TS. Nguyễn Văn Mùi. Phòng khám hoạt động
tốt đảm bảo nhu cầu khám, chữa bệnh của dân cư khu vực, tạo điều kiện thực hành tốt
cho sinh viên và cải thiện đời sống cho cán bộ công chức, viên chức.
Ngày 04/04/2007, theo Quyết định số 1247/QĐ-BVYHP của Bộ trưởng Bộ Y
tế, Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng được thành lập trên cơ sở phòng khám đa khoa của
Trường Đại học Y Hải Phòng. Bệnh viện hoạt động theo điều lệ tổ chức ban hành kèm
theo quyết định số 2512/QĐ-BYT ngày 12/07/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
1.1.2.

Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện
Khám chữa bệnh

Phục vụ đào tạo

Chức năng,
nhiệm vụ

Nghiên cứu khoa học và chuyển giao
công nghệ mới

Hợp tác quốc tế


10


1.1.2.1. Khám chữa bệnh
Thực hiện công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân với chất
lượng và kỹ thuật cao.
 Khám chữa bệnh phục vụ nhân dân thành phố Hải Phòng và các tỉnh lân cận theo dịch

vụ và bảo hiểm y tế.
 Khám sức khoẻ định kỳ cho các đối tượng và khám chữa bệnh cho người nước ngoài
có nhu cầu.
 Khám chữa bệnh nhân đạo: Mỗi năm khám bệnh miễn phí cho hàng ngàn người thuộc
đối tượng chính sách, phẫu thuật miễn phí cho hàng trăm cháu khe hở môi vòm miệng
bẩm sinh.

1.1.2.2. Phục vụ đào tạo
Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc sau đại học, đại học,
cao đẳng, trung học (đào tạo liên tục, ngắn hạn, dài hạn, cầm tay chỉ việc,...), chỉ đạo
tuyến và tham gia phòng, chống dịch bệnh.

1.1.2.3. Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ mới
Nghiên cứu khoa học y học (ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển
giao kỹ thuật chuyên môn để nâng cao chất lượng khám bệnh, điều trị và đào tạo, đặc
biệt là các kỹ thuật lần đầu tiên được áp dụng ở Việt Nam).
Những công nghệ mới được chuyển giao từ cộng hòa Pháp: công nghệ chẩn
đoán và điều trị bệnh lý giấc ngủ, Loop điện điều trị tổn thương do HPV phòng ung
thư cổ tử cung; từ Nhật: ứng dụng PCR trong chẩn đoán, cấy ghép nha khoa; từ Đài
Loan: quy trình chống độc.

1.1.2.4. Hợp tác quốc tế
Hợp tác với các cơ sở Y, Dược trong nước và quốc tế theo quy định của pháp
luật. Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác quốc tế Trường giao, đặc biệt chuyên sâu với

cộng hòa Pháp cho tuần lễ Việt - Pháp hàng năm, với Nhật: cho đào tạo và nghiên cứu
ứng dụng PCR, cấy ghép nha khoa tại Trung tâm nha khoa quốc tế Việt - Nhật, với Đài
Loan cho trung tâm chống độc.


11

1.2. TỔNG QUAN VỀ
1.2.1. Chức năng

KHOA DƯỢC [1]

Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh
viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn
bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có
chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
1.2.2.

-

Nhiệm vụ

Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị
và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa
bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).

-

Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu
đột xuất khác khi có yêu cầu.


-

Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.

-

Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.

-

Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất thuốc từ
dược liệu sử dụng trong bệnh viện.

-

Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công
tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong
muốn của thuốc.

-

Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong
bệnh viện.

-

Nghiên cứu khoa học và đào tạo, là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao đẳng
và Trung học về Dược.



12

-

Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát
việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình
kháng kháng sinh trong bệnh viện.

-

Tham gia chỉ đạo tuyến.

-

Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.

-

Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.

-

Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.

-

Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật tư
y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế đối với các cơ sở y tế chưa có phòng Vật
tư - Trang thiết bị y tế và được người đứng đầu các cơ sở đó giao nhiệm vụ.


1.2.3. Sơ đồ tổ chức khoa dược

KHOA DƯỢC

Kho chính

Kho Ngoại trú

Kho Đông Y

Nhà thuốc

Kho Nội trú

Kho hóa chất
Kho gây nghiện,
hướng thần


13

Kho thuốc viên

Kho thuốc tiêm

Kho nhân mắt

Kho thuốc ung thư


Vật tư y tế
Sơ đồ hệ thống khoa Dược - Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng.


14

1.2.3.1. Cơ cấu nhân sự
Bảng 1.1. Bảng cơ cấu nhân lực của khoa Dược Bệnh viện ĐH Y Hải Phòng

Trình độ chuyên môn

Số lượng

Tỉ lệ (%)

TS. DS

1

7.69

DSCK1

1

7.69

DSĐH

3


23.08

DSCĐ, DSTH

8

61.54

Tổng số

13

100

Hình 1.1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ cơ cấu nhân sự của khoa Dược - Bệnh viện
Đại học Y Hải Phòng
Nhận xét:
Bộ máy nhân lực của khoa Dược bao gồm 13 nhân sự trong đó có 01 TS. DS,
đóng vai trò là Trưởng khoa, 01 DSCK1, 03 DSĐH và 08 DSTH. Trong đó ở mỗi
bộ phận nhà thuốc, kho chính hay kho đông dược đều có DSĐH đã đáp ứng được
đầy đủ công việc của khoa.
Khoa Dược đã có DSĐH chuyên trách làm công tác dược lâm sàng và thông
tin thuốc. Thông tin thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc của dược sĩ trong bệnh viện cơ


15

1.2.3.2. Nhiệm vụ của từng bộ phận


- Kho chính: Tổ chức dự trù, mua thuốc, quản lí, cấp phát, đảm bảo đủ thuốc có
chất lượng cho công tác điều trị của bệnh viện.
-

Kho đông dược: Chịu trách nhiệm cung ứng, quản lí, cấp phát, pha chế, sắc thuốc đông
dược sử dụng tại bệnh viện.

-

Nhà thuốc: Chịu trách nhiệm cung cấp thuốc, vật tư tiêu hao, thực phẩm chức năng
theo nhu cầu điều trị của người bệnh, một số thuốc ngoài danh mục thuốc bệnh viện.
Danh mục thuốc của nhà thuốc được thông qua Ban quản lí nhà thuốc theo quyết định
của Giám đốc bệnh viện.
1.3. TỔNG QUAN VỀ KHO NGOẠI TRÚ

Kho ngoại trú gồm 01 DSĐH và 02 DSTH. Tổ chức dự trù, mua thuốc, quản lí,
cấp phát, đảm bảo đủ thuốc có chất lượng cho công tác điều trị tại bệnh viện. Số lượng
mặt hàng phải quản lí và số lượng người bệnh tăng qua các năm.
Theo Điều 9 Thông tư 22/2011/TT-BYT: Yêu cầu, chức trách, nhiệm vụ của
dược sĩ phụ trách kho cấp phát thuốc [2]
 Yêu cầu về trình độ: Thủ kho giữ thuốc gây nghiện là dược sĩ đại học hoặc dược sĩ

trung học có giấy ủy quyền theo quy định; Thủ kho giữ các thuốc khác có trình độ tối
thiểu là Dược sĩ trung học.
 Chức trách, nhiệm vụ:

- Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nguyên tắc về “Thực hành tốt bảo quản
thuốc”, đảm bảo an toàn của kho.
- Hướng dẫn, phân công các thành viên làm việc tại kho thực hiện tốt nội quy
của kho thuốc, khoa Dược.



16

- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xuất, nhập thuốc theo quy định của công tác
khoa Dược và báo cáo thường xuyên hoặc đột xuất cho Trưởng khoa về công tác kho
và cấp phát.
-

Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho
các thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phân công.

-

Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao.

-

Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công.

1.3.1. Quy trình quản lý thuốc

Bảng 1.2. Quy trình quản lý thuốc tại kho ngoại trú – khoa Dược
bệnh viện Đại học Y Hải Phòng
Thứ tự
1
2
3

Trách nhiệm thực hiện

Thủ kho
Thủ kho
Dược sĩ cấp phát

Quy trình thực hiện
Dự trù thuốc
Nhập thuốc
Cấp phát thuốc

4

Các nhân viên

Bảo quản thuốc

5

Thủ kho

Kiểm tra, báo cáo

1.3.1.1.
-

Dự trù

Dự trù 1 tuần 1 lần, căn cứ vào số lượng thuốc sử dụng trong tháng, số lượng tồn kho
thực tế, tình hình bệnh nhân trong tháng cân đối lại các thuốc và đặt số lượng thuốc
cần mua cho tháng sau.


-

Nộp bảng dự trù cho Trưởng khoa ký duyệt, sau đó trưởng khoa dược sẽ phân công
cho nhân viên phòng hành chính dược đặt thuốc trực tiếp cho công ty trúng thầu.
1.3.1.2. Nhập

-

Tất cả các loại thuốc phải được kiểm nhập trước khi nhập kho.
Hội đồng kiểm nhập do Giám đốc bệnh viện quyết định. Thành phần gồm: Trưởng

-

khoa dược, Trưởng phòng tài chính - kế toán, thủ kho.
Kế toán kiểm hàng, kê hóa đơn.


17

-

Kho dược nhập thuốc vào phần mềm theo hóa đơn.
Nội dung kiểm nhập: kiểm tra đối chiếu giữa hóa đơn với thực tế và kết quả đấu thầu
về các chi tiết của từng mặt hàng như: tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), đơn vị tính, số

-

lượng, số kiểm soát, đơn giá, hạn dùng, nước sản xuất, thành tiền.
Hàng hóa phải nguyên vẹn bao bì, nếu bị thiếu hoặc mất tem niêm phong phải lập biên


-

bản và thông báo cho nhà phân phối để bổ sung, giải quyết.
Toàn bộ thuốc được kiểm nhập ngay sau khi nhận thuốc về kho.
Khi nhận hàng kiểm tra điều kiện bảo quản đối với các thuốc có yêu cầu bảo quản đặc
biệt hoặc theo yêu cầu trên nhãn hàng hóa.

-

Viết sổ kiểm nhập (theo mẫu). Sổ kiểm nhập phải ghi đầy đủ các nội dung nêu trên và
xác nhận đạt tiêu chuẩn nhập kho, có đầy đủ sự chứng kiến và phải ký xác nhận của
thành viên trong hội đồng chấp thuận cho nhập kho.
1.3.1.3. Xuất

Các bước xuất
thuốc
Cho toa thuốc
Duyệt toa thuốc

Bác sĩ; Điều dưỡng viên
Kế toán lưu đơn thuốc; DS duyệt
toa thuốc

Soạn thuốc theo toa

DS cấp phát

Cấp phát thuốc
cho bệnh nhân


DS cấp phát; Bệnh
nhân/thân nhân

Lưu toa

DS cấp phát; Kế toán viên

Trách
nhiệm


18

Sơ đồ xuất thuốc tại kho ngoại trú khoa Dược -Bệnh viện
Đại học Y Hải Phòng.Cụ thể các bước như sau:
Bảng 1.3. Các bước cấp phát thuốc tại kho ngoại trú - khoa Dược
STT

1

Tên các
bước

Cho toa
thuốc

Trách nhiệm

Hồ sơ/ biểu mẫu liên quan


- Bác sĩ
- Điều dưỡng viên
2.
3.

4.

2

Duyệt toa
thuốc

- Kế toán lưu đơn
thuốc
- Dược sĩ duyệt toathuốc

-

-

-

-

- Bác sĩ: Khám bệnh, cho chẩn đoán,
cho thực hiện CLS (nếu có) và cho
thuốc điều trị trên hệ thống Viettel his. In và kí xác nhận trên 4 toa
thuốc bao gồm: 01 toa bệnh nhân
giữ, 01 toa lưu lại khoa, 01 toa bảo
hiểm lưu, 01 toa kho ngoại trú lưu.

Điều dưỡng viên thực hiện như sau:
1. Kiểm tra thông tin bệnh nhân, hạn
bảo hiểm.
Kiểm tra thể thức toa thuốc.
In bảng kê chi tiết tiền khám chữa
bệnh và đính kèm toa thuốc cho bệnh
nhân.
Bấm 01 toa thuốc, kết quả cận lâm
sàng đưa bệnh nhân đến quầy phát
thuốc BHYT.
Bệnh nhân nộp toa thuốc trực tiếp
cho Dược sĩ cấp phát thuốc:
Đối với đối tương ưu tiên (BN già
trên 80 tuổi, người tàn tật, người có
công với cách mạng, phụ nữ có thai,
trẻ em dưới 6 tuổi): được ưu tiên
phát trước không phải xếp hàng.
Đối với đối tượng còn lại: xếp hàng
theo đúng quy định.
Xác nhận thuốc trên máy
Điều dưỡng in bảng kê nhận toa là
lưu toa trên máy cho bệnh nhân theo
mã y tế của bệnh nhân, kiểm tra trên
máy tính đảm bảo dùng đúng kho và
ngày xuất thuốc.
Dược sĩ kiểm tra sự phù hợp giữa toa
thuốc và thuốc trên bảng kê khám
chữa bệnh và thuốc thực tế: tên
thuốc, nồng độ, hàm lượng, quy
cách, số lượng.

Dược sĩ lâm sàng kiểm tra kê toa hợp


19

-

-

3

Soạn thuốc
- Dược sĩ cấp phát
theo toa

-

-

4

Cấp phát
thuốc cho
bệnh nhân

- Dược sĩ cấp phát
- Bệnh nhân/ thân
nhân
-


-

5

Lưu toa

- Dược sĩ cấp phát
- Kế toán viên

-

lý, tương tác thuốc, liều dùng, dùng
đúng thuốc chữa bệnh.
Chuyển toa thuốc cho bộ phận cấp
phát khi không có gì sai sót.
Dược sĩ phụ trách cấp phát thuốc
nhận toa và soạn thuốc theo toa,
chuyển cho dược sĩ phụ trách kiểm
tra
Dược sĩ kiểm tra đối chiếu giữa số
thuốc đã chuẩn bị và toa thuốc: tên
thuốc, hàm lượng, số lượng, quy
cách, cảm quan chất lượng và
chuyển cho dược sĩ phụ trách trả
thuốc cho bênh nhân.
Dược sĩ phụ trách trả thuốc cho bệnh
nhân gọi tên bệnh nhân, đối chiếu họ
và tên, tuổi, giới tính, địa chỉ bệnh
nhân so với toa thuốc, báo bệnh nhân
kiểm tra thuốc và ký tên trước khi ra

về. Đóng mộc “Đã phát thuốc” hoặc
“BN đã nhận đủ, đúng thuốc” trên
toa thuốc BN giữ và yêu cầu BN kí
xác nhận trên toa thuốc lưu.
Dược sĩ phụ trách trả thuốc cho bệnh
nhân, gọi tên bệnh nhân.
Đối chiếu họ và tên, tuổi, giới tính,
địa chỉ bệnh nhân so với toa thuốc.
Báo bệnh nhân/ thân nhân bệnh nhân
kiểm tra thuốc và ký tên, ghi rõ họ
tên (ghi rõ mối quan hệ với bệnh
nhân nếu là thân nhân bệnh nhân), đề
nghị BN kiểm tra kĩ tên thuốc, nồng
độ, hàm lượng, số lượng thuốc trước
khi ra về.
Đóng mộc “Đã phát thuốc” hoặc “BN
đã nhận đủ, đúng thuốc” trên toa
thuốc BN giữ.
Hướng dẫn sử dụng thuốc khi có yêu
cầu.
Ưu tiên phát thuốc những toa ưu tiên.
Lưu toa thuốc: cuối ngày, dược sĩ
quầy BHYT sẽ tập hợp toàn bộ toa
thuốc, đếm số lượng.


20

Lưu ý: Trước khi cấp pháp thuốc theo yêu cầu phải thực hiện
 3 kiểm tra:

-

Kiểm tra thể thức đơn hay phiếu lĩnh thuốc, liều dùng cách dùng tránh giao thuốc khi
chưa rõ nội dung.
Kiểm tra chất lượng thuốc bằng cảm quan.
Kiểm tra liều lượng các dùng, phát hiện sai sót của người kê đơn viết phiếu.
 3 đối chiếu:
Đối chiếu tên, tuổi người nhận thuốc tránh nhầm lẫn, sai sót trong quá trình cấp phát
thuốc.
Đối chiều nồng độ hàm lượng thuốc ở đơn với số lượng thuốc sẽ giao.
Đối chiếu số lượng, số khoản thuốc ở đơn với số thuốc sẽ giao.
1.3.1.4. Bảo quản
Thuốc nhập về sau khi đã kiểm tra đầy đủ theo hóa đơn. Thủ kho sắp xếp theo từng
loại thuốc, nhóm thuốc vào tủ, kệ, tên thuốc quay ra ngoài, sắp xếp thuốc theo nguyên
tắc dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra. Hàng nhập trước để bên ngoài, hàng nhập sau để bên

-

trong và lưu ý hạn sử dụng.
Thực hiện 5 chống:
+ Chống ẩm.
+ Chống mối, mọt, chuột.
+ Chống thảm họa (cháy nổ, ngập lụt).
+ Chống quá hạn dùng.
+ Chống trộm cấp, mất mát, hư hao, nhầm lẫn.
- Không để hỏng vỡ, thừa thiếu, mất mát vượt quá mức quy định, hạn chế xảy
ra đến mức tối thiểu. Nếu có phải báo cáo cho trưởng khoa Dược.
- Kho phải được trang bị hệ thống làm lạnh, nhiệt kế, ẩm kế, quạt thông gió,
đảm bảo nhiệt độ không quá 30oC và độ ẩm < 70%.
- Các thuốc bảo quản trong tủ lạnh theo đúng hướng dẫn ghi trên bao bì sản

phẩm (có nhiệt kế theo dõi nhiệt độ từ 2 - 8oC).
- Kho phải được trang bị hệ thống chữa cháy, có tiêu lệnh chữa cháy, nội quy
phòng cháy, chữa cháy.
- Theo dõi hạn sử dụng:
+ Thuốc nhập phải có hạn sử dụng từ 01 năm trở lên.
+ Hàng tháng có bảng theo dõi chất lượng thuốc (cảm quan, hạn dùng).


21

+ Thuốc hết hạn sử dụng, thuốc hư hỏng bể vỡ khoa Dược làm biên bản và
đề nghị xin hủy theo đúng quy định. Giám đốc ký quyết định thành lập Hội đồng hủy
thuốc. Khoa Dược và các phòng chức năng thực hiện hủy thuốc hết hạn sử dụng, thuốc
hư hỏng, bể vỡ.
+ Thuốc nhập phải có hạn sử dụng từ 06 tháng trở lên đối với thuốc có hạn

dùng từ 02 năm trở lên; 03 tháng đối với thuốc có hạn dùng từ 01 đến 02 năm;
dùng đối với thuốc có hạn dùng dưới 01 năm.
+ Hàng tháng có bảng theo dõi chất lượng thuốc (cảm quan, hạn dùng).

1
4

hạn

+ Thuốc hết hạn sử dụng, thuốc hư hỏng bể vỡ khoa Dược làm biên bản và
đề nghị xin hủy theo đúng quy định. Giám đốc ký quyết định thành lập Hội đồng hủy
thuốc. Khoa Dược và các phòng chức năng thực hiện hủy thuốc hết hạn sử dụng, thuốc
hư hỏng, bể vỡ.
Lưu ý: Thuốc có hạn dùng dưới 06 tháng không nhận.

1.3.4.5. Kiểm tra, báo báo

- Thủ kho thường xuyên kiểm tra số lượng, hạn sử dụng, chất lượng thuốc.
- Kiểm kê kho vào ngày 25 hoặc 26 cuối tháng.
- Hàng tháng báo cáo tình hình sử dụng thuốc, đối chiếu với kế toán của phòng
tài chính kế toán.
- Báo cáo tình hình sử dụng thuốc trong bệnh viện định kỳ hàng quý gửi về Sở Y
tế, Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa bệnh) vào trước thời hạn thẩm định bảo hiểm (số
liệu 01 năm được tính từ 01/01 đến hết ngày 31/12 hàng năm).
- Thông báo kịp thời thuốc ít sử dụng hoặc gần hết hạn sử dụng bằng văn bản
hoặc bằng lời trong giao ban hoặc bằng mail dược lâm sàng để các Trưởng khoa nhắc
nhở các bác sĩ trong quá trình kê toa.
- Hàng tháng báo cáo nhập, xuất, tồn kho cho phòng Tài chính kế toán.


22

1.3.2.

Nguyên tắc sắp xếp thuốc trong kho

1.3.2.1. Nguyên tắc 1: Sắp xếp thuốc theo từng mặt hàng riêng biệt
Sắp xếp riêng biệt theo từng loại mặt hàng như: Dược phẩm dùng để chữa bệnh,
thực phẩm chức năng, thiết bị y tế…
-

1.3.2.2. Nguyên tắc 2: Sắp xếp thuốc theo yêu cầu bảo quản
Thuốc bảo quản ở nhiệt độ thường như: thuốc kháng sinh (Fabamox, Pycip…), thuốc

-


hạ sốt giảm đau (Partamol, Mezafen…).
Thuốc bảo quản ở nhiệt độ đặc biệt như thuốc tiêm insulin (Polhumin) cần bảo quản trong

1.3.2.3.

tủ lạnh, cần tránh nhiệt độ cao và ánh sáng trực tiếp từ môi trường bên ngoài.
Nguyên tắc 3: Cách sắp xếp thuốc trong nhà thuốc theo yêu cầu của các quy chế, quy

-

định chuyên môn hiện hành
Các thuốc độc bảng A, B phải được sắp xếp riêng hoặc phải được đựng trong các ngăn tủ
riêng có khóa chắc chắn, bảo quản và quản lý theo các quy chế chuyên môn ngành Dược

1.3.2.4.
-

hiện hành (Ví dụ: Tamifen được sắp xếp trên ngăn tủ riêng).
- Hàng chờ xử lý xếp vào khu vực riêng, có nhãn “ hàng chờ xử lý”.
- Ghi rõ tên các nhóm thuốc trên tủ thuốc sau khi sắp xếp.
Nguyên tắc 4: Sắp xếp, trình bày thuốc trên giá tủ thỏa mãn một số nguyên tắc sau:
Sắp xếp thuốc theo một trong số nguyên tắc sau: Theo nhóm tác dụng dược lí, theo
công thức hóa học, theo đơn vị sản xuất, theo dạng thuốc…Tuy nhiên dù sắp xếp theo

-

nguyên tắc nào cũng cần phải đảm bảo “3 dễ” “ Dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra”.
Sắp xếp thuốc gọn gàng ngay ngắn, thẩm mỹ, không sắp xếp lộn xộn giữa các mặt


-

hàng.
Nhãn hàng của các loại thuốc (Tên, chữ số, hình ảnh…) trên các bao bì: Quay ra

1.3.2.5.

ngoài, thuận chiều nhìn.
Nguyên tắc 5: Sắp xếp thuốc theo nguyên tắc FIFO (nhập trước - xuất trước) hoặc

-

FEFO (hết hạn trước - xuất trước):
Cấp phát hộp thuốc đã mở trước, mở hộp nguyên sau, tránh tình trạng mở nhiều hộp

-

một lúc.
Sắp xếp ngay ngắn, chắc chắn, chống đổ vỡ.
Hàng nặng để dưới, hàng nhẹ để trên.
Các mặt hàng dễ vỡ như chai lọ để ở trong, không xếp chồng lên nhau, xếp theo đúng

1.3.2.6.

nguyên tắc, nặng để dưới, nhẹ để trên.
Nguyên tắc 6: Cách sắp xếp thuốc trong kho thuốc cần các tài liệu, văn phòng phẩm,

-

tư trang, các giấy tờ, sổ sách, tài liệu chuyên môn:

Phải được phân loại, bảo quản cẩn thận, sạch sẽ (theo quy định), ghi nhãn
Sắp xếp trên ngăn tủ riêng


23

-

Văn phòng phẩm, dụng cụ phục vụ cho cấp phát thuốc (bút, kéo…), tư trang phải xếp
gọn gàng, để đúng nơi quy định, tư trang không để trong khu vực quầy thuốc.
Một số lưu ý khác:

-

Các thuốc có bao bì đóng gói gián tiếp hoặc bao bì trực tiếp giống nhau cần xếp xa nhau,
tránh xếp gần dễ gây nhầm lẫn thuốc. Ví dụ: các biệt dược Novahexin - A.T calmax -

-

Atisalbu cần xếp xa nhau vì có bao bì trực tiếp giống nhau.
Các thuốc có tên giống nhau, thuốc có cách phát âm gần giống nhau không xếp gần
tránh nhầm lẫn thuốc. Ví dụ Mezafen (hoạt chất là Loxoprofen) và Mezabastin (hoạt
chất là Ebastin).
1.3.3.

-

Danh mục thuốc dễ nhầm lẫn

1.3.3.1. Định nghĩa các thuốc nhìn giống nhau, đọc viết giống nhau (LASA)

LASA (Look Alike - Sound Alike).
Thuốc nhìn gần giống nhau (Look Alike): Thuốc được đóng gói trong bao bì trực tiếp
(Vỉ, viên, ống, lọ, chai, túi) hoặc bao bì gián tiếp ( thùng, hộp) tương tự nhau về hình

-

dạng, màu sắc, kích thước, thiết kế trên bao bì.
Thuốc đọc viết gần giống nhau (Sound alike): Là thuốc có tên phát âm tương tự nhau

-

hay có cách viết tương tự nhau.
Thuốc LASA dễ bị nhầm lẫn trong quá trình lưu trữ, kê đơn, cấp phát, giao nhận và sử

-

dụng thuốc cho bệnh nhân.
Năm 2012 tại Malaysia: 5003 báo cáo về sự sai sót sử dụng thuốc, 6% liên quan đến
nhầm lẫn do LASA. [3]


24

1.3.3.2. Một số yếu tố gây nhầm lẫn thuốc
Có nhiều yếu tố góp phần gây ra nhầm lẫn thuốc nhìn gần giống nhau và/ hoặc
đọc viết gần giống nhau. Trong đó, năm yếu tố cơ bản gây nhầm lẫn các thuốc này
gồm có:
-

Lỗi nhận thức bằng thị giác.

Lỗi nhận thức bằng thính giác.
Lỗi khi ghi nhớ tên thuốc trong thời gian ngắn.
Lỗi nhập dữ liệu vào máy tính (chọn sai tên thuốc từ hộp thoại thả rơi các tên thuốc đọc

-

viết gần giống nhau đã được cài đặt trên phần mềm bảo quản và kê đơn thuốc).
Yếu tố con người như thói quen trong công việc, thiếu sự tập trung trong quá trình cấp
phát và sử dụng thuốc cho bệnh nhân, nhân viên y tế chưa nắm rõ tên thuốc đặc biệt là

-

các tên thuốc mới.
1.3.3.3. Một số biện pháp chống nhầm lẫn thuốc
1.3.3.3.1. Lưu trữ thuốc
Sắp xếp các thuốc nhìn gần giống nhau và/ hoặc đọc viết gần giống nhau vào các tủ,
kệ, khay chứa thuốc khác nhau. Các thuốc cấp phát lẻ đã bóc khỏi hộp thuốc phải để
vào khay riêng hoặc phải tách riêng ra bằng vách ngăn nếu đựng trong cùng một khay

-

thuốc.
Dán nhãn bên ngoài các tủ, kệ, khay chứa thuốc và dán ở vị trí dễ thấy. Dùng thêm

-

nhãn cảnh báo cho những tủ, kệ, khay chứa thuốc có nguy cơ nhầm lẫn cao.
Đối với những tên thuốc nhìn gần giống nhau, đọc viết gần giống nhau, đánh dấu
những chữ cái khác biệt của của tên thuốc bằng cách in hoa, in màu, tô màu, đánh số…
để làm rõ sự khác biệt của hai tên thuốc.



1.3.2.1.1. Kê đơn thuốc
Ghi tên thuốc trong hồ sơ bệnh án và đơn thuốc phải rõ ràng, dễ đọc, chính xác, không
25
được viết tắt. Phải ghi rõ tên thuốc, hàm lượng,
liều dùng, số lượng, cách dùng của

mỗi thuốc.
Kê đơn thuốc nên viết tên thuốc theo tên chung quốc tế hoặc nếu ghi tên biệt dược phải
ghi tên chung quốc tế trong ngoặc đơn (trừ trường hợp thuốc có nhiều hoạt chất).
Trường hợp vi tính hóa việc kê đơn, bác sĩ hoặc người kê đơn cần lưu ý việc lựa chọn
đúng tên thuốc từ hộp thoại thả rơi các tên thuốc đọc viết gần giống nhau đã được cài
đặt trên phần mềm kê đơn thuốc. Nếu có thể những tên thuốc đọc viết gần giống nhau
nên được đánh dấu điểm khác biệt trên tên thuốc bằng chữ cái in hoa hoặc tô màu để
dễ phân biệt khi nhập liệu.
1.3.2.1.2. Cấp phát, giao nhận thuốc
Đọc kỹ đơn thuốc, sổ hoặc phiếu xuất nhập thuốc. Nếu các thông tin này chưa rõ ràng,
không được suy diễn mà phải xác nhận lại với người ghi thông tin trước khi thực hiện
việc cấp phát hoặc giao nhận thuốc.
Chỉ thực hiện việc cấp phát, giao nhận thuốc đối với đơn thuốc, sổ hoặc phiếu xuất
nhập thuốc được viết rõ ràng, dễ đọc.
Nhận diện thuốc dựa vào tên thuốc, hàm lượng, nồng độ, dạng bào chế hoặc đường dùng.
Không nên nhận diện thuốc dựa vào hình dạng bao bì và vị trí đặt để thuốc.
Đọc kỹ nhãn thuốc. Kiểm tra thuốc trước khi cấp phát, giao nhận:
Đúng nhãn thuốc.
Đúng nồng độ, hàm lượng, thể tích, dạng bào chế hoặc đường dùng.
Đúng với thuốc được ghi trên đơn thuốc, sổ hoặc phiếu xuất nhập thuốc.
Kiểm tra chéo nên được thực hiện ở tất cả các công đoạn của quá trình cấp phát
thuốc.


1.3.2.1.3. Sử dụng thuốc cho bệnh nhân
Đảm bảo việc sao chép y lệnh dùng thuốc từ hồ sơ bệnh án vào sổ thuốc phải rõ ràng
và chính xác, hoặc nhập đúng dữ liệu từ hồ sơ bệnh án vào phần mềm lưu trữ và bảo
quản thuốc.
Đọc kỹ sổ thuốc, nếu chữ viết không rõ ràng, không được suy diễn, phải xác nhận lại
thông tin chưa rõ với người ghi sổ hoặc bác sĩ ra y lệnh. Nhận diện thuốc dựa vào tên
thuốc, nồng độ, hàm lượng, thể tích, liều dùng, đường dùng, số lần dùng thuốc trong
24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc và hướng dẫn
thông tin kê toa của sản phẩm.
Nhân viên chịu trách nhiệm thực hiện thuốc cho bệnh nhân cần xem xét, phân loại và
chú ý sắp xếp các thuốc nhìn gần giống nhau, đọc viết gần giống nhau vào khay riêng
trên xe thuốc trước mỗi đợt thực hiện thuốc.
Đánh dấu bằng ký hiệu các thuốc có nguy cơ nhầm lẫn cao.
Đọc kỹ nhãn thuốc. Kiểm tra thuốc trước khi dùng thuốc cho bệnh nhân:
 Đúng nhãn thuốc.
 Đúng nồng độ, hàm lượng, thể tích, dạng bào chế.
 Đúng với thuốc được ghi trên sổ thuốc.
1.3.2.1.4. Tổ chức thực hiện việc chống nhầm lẫn thuốc
Dựa vào cơ số thuốc tủ trực và danh mục thuốc nhìn gần giống nhau, đọc viết gần
giống nhau do khoa Dược xây dựng, mỗi khoa xác định các thuốc có nguy cơ xảy ra


×