Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Đề tài NCKH đánh giá cải tiến quy trình KCB theo qđ 1313 bộ y tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.84 KB, 14 trang )

SỞ Y TẾ TỈNH YÊN BÁI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NGHĨA LỘ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

NHẬN XÉT
THỜI GIAN THỰC HIỆN QUY TRÌNH KHÁM BỆNH
THEO QUYẾT ĐỊNH 1313/QĐ-BYT CỦA BỘ Y TẾ
TẠI BỆNH VIỆN ĐKKV NGHĨA LỘ NĂM 2016

Chủ đề tài:

Đỗ Văn Quý

Mã số :

CS/NL/16/13

Nghĩa Lộ, tháng 11 năm 2016


MỤC LỤC
Mục
I

Nội dung
Đặt vấn đề

Trang
3


- Sự cần thiết phải nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu
II

Tổng quan tài liệu

4

III

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

8

IV

Kết quả nghiên cứu

9

V

Bàn luận

10

VI

Kết luận


11

VII Kiến nghị

12

VIII Quá trình thực hiện nghiên cứu

13

IX

Tài liệu tham khảo

14

2


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Sự cần thiết phải nghiên cứu áp dụng

Bệnh viện đa khoa khu vực Nghĩa Lộ là bệnh viện hạng II tuyến tỉnh,
chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh cho nhân dân 4
huyện thị phía tây của tỉnh Yên Bái với khoảng 300.000 người, hàng năm đã
khám chữa bệnh cho hàng ngàn lượt bệnh nhân, cứu sống rất nhiều ca bệnh
nặng.
Vấn đề nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm thời gian chờ khám
bệnh là vấn đề quan trọng của tất cả các cơ sở khám chữa bệnh. Giảm thời
gian chờ khám bệnh bao gồm: thời gian lấy số thứ tự, đăng ký, khám bệnh,

đóng viện phí, thực hiện cận lâm sàng, ra toa thuốc, nhận thuốc là tiêu chí có
ý nghĩa đối với người bệnh, đặc biệt là người bệnh có BHYT. Ngày 22 tháng
4 năm 2013 bộ Y Tế ban hành quyết định số 1313/QĐ – BYT về việc Hướng
dẫn Quy trình khám bệnh tại khoa khám bệnh của bệnh viện. Theo hướng dẫn
quy trình khám bệnh gồm 4 bước và chỉ tiêu thời gian khám bệnh trung bình
là 2 giờ, nếu làm 01 kỹ thuật cận lâm sàng là 3 giờ, 2 cận lâm sàng là 3.5 giờ
và 3 cận lâm sàng là 4 giờ. Để nâng cao chất lượng khám bệnh và giảm thời
gian chờ đợi trong thời gian qua, bệnh viện ĐKKV Nghĩa Lộ đã áp dụng
nhiều biện pháp như: Cải tiến, sắp xếp quy trình khám bệnh, tăng thêm phòng
khám, triển khai hệ thống công nghệ thông tin, lắp đặt hệ thống cấp và gọi số
tự động, triển khai và ứng dụng hệ thống đọc thông tin sử dụng mã vạch
(barcode), kết nối máy xét nghiệm trả kết quả tự động vào phần mềm
OneMES…tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được mong đợi của người bệnh.
Để đánh giá hiệu quả của công tác cải tiến quy trình khám bệnh và đề
ra những biện pháp tiếp theo nhằm giảm thời gian chờ đợi tăng sự hài lòng
người bệnh, chúng tôi tiếp tục làm nghiên cứu khảo sát trung bình thời gian
khám bệnh và chi phí khám bệnh của bệnh nhân có bảo hiểm y tế năm 2016.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định trung bình thời gian thực hiện quy trình khám bệnh của bệnh nhân bảo
hiểm y tế ngoại trú.
- Xác định một số yếu tố liên quan đến thời gian thực hiện quy trình khám bệnh.

3


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Để giảm sự phiền hà và giảm thời gian chờ đợi khám bệnh là nhiệm vụ
hết sức cần thiết mà các bệnh viện phải thực hiện nhằm nâng cao sự hài lòng
của người bệnh và thay đổi hình ảnh người thầy thuốc trong mắt người dân.

Ngày 22/4/2013 Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1313/QĐ-BYT
hướng dẫn quy trình khám bệnh tại bệnh viện. Với mục đích nhằm:
(1). Thống nhất quy trình khám bệnh của các bệnh viện: Quy trình
giảm từ 12-14 bước trước đây xuống còn 4- 8 bước tùy theo loại bệnh, cơ cấu
tổ chức của từng bệnh viện.
(2). Hướng dẫn các bệnh viện thực hiện các giải pháp cải tiến quy
trình, thủ tục khám bệnh, rút ngắn thời gian chờ, tránh gây phiền hà và tăng
sự hài lòng của người bệnh, đặc biệt đối với người bệnh BHYT.
(3). Tuyên truyền để người bệnh biết rõ quy trình và cùng phối hợp với
bệnh viện
Theo báo cáo số 3 tháng 1 năm 2015 của Bộ Y tế:
Bảng 1. Trung bình thời gian khám bệnh chung của cả 3 tuyến, theo
từng loại hình khám bệnh

STT

Loại hình khám bệnh

Thời gian
khám

Thời gian
quy định

1

Khám lâm sàng đơn thuần trung bình

49,6 phút


< 2 giờ

2

Khám lâm sàng có làm thêm 01 kỹ
thuật xét nghiệm/chẩn đoán hình ảnh,
thăm dò chức năng trung bình

89,1 phút

< 3 giờ

3

Khám lâm sàng có làm thêm 02 kỹ
thuật phối hợp cả xét nghiệm và chẩn
đoán hình ảnh hoặc xét nghiệm và thăm
dò chức năng

116,2 phút

< 3,5 giờ

4

Khám lâm sàng có làm thêm 03 kỹ
thuật phối hợp cả xét nghiệm, chẩn
đoán hình ảnh và thăm dò chức năng

145,3 phút


< 4 giờ


Bảng 2. Trung bình thời gian khám bệnh đơn thuần của mỗi tuyến BV

STT

Khám bệnh đơn thuần

Thời gian bình quân
(phút)

1

Bệnh viện tuyến Trung ương

53,7

2

Bệnh viện tuyến tỉnh

46,0

3

Bệnh viện tuyến huyện

40,1


Người bệnh đến khám tại tuyến trung ương là có thời gian khám bệnh lâu
nhất, tương ứng với 53,7 phút, tuyến huyện là 40,1 phút, tuyến tỉnh là 46 phút.
Bảng 3. Trung bình thời gian khám bệnh có làm thêm 01 kỹ thuật xét
nghiệm/chẩn đoán hình ảnh, TDCN của mỗi tuyến bệnh viện

STT

Loại hình khám bệnh có làm thêm 01 kỹ thuật
xét nghiệm/chẩn đoán hình ảnh, TDCN

Thời gian bình
quân (phút)

1

Bệnh viện tuyến Trung ương

97,5

2

Bệnh viện tuyến tỉnh

88,7

3

Bệnh viện tuyến huyện


80,8

Bảng 4. Trung bình thời gian khám bệnh có làm thêm 02 kỹ thuật xét
nghiệm/chẩn đoán hình ảnh, TDCN của mỗi tuyến bệnh viện

STT

Loại hình khám bệnh có làm thêm 02 kỹ thuật
xét nghiệm/chẩn đoán hình ảnh, TDCN

Thời gian bình
quân (phút)

1

Bệnh viện tuyến Trung ương

129

2

Bệnh viện tuyến tỉnh

115

3

Bệnh viện tuyến huyện

109,5


Bảng 5. Trung bình thời gian khám bệnh có làm thêm 03 và trên 03 kỹ
thuật xét nghiệm/chẩn đoán hình ảnh, TDCN của mỗi tuyến bệnh viện

STT

Loại hình khám bệnh có làm thêm 03 kỹ thuật
xét nghiệm/chẩn đoán hình ảnh, TDCN

Thời gian bình
quân (phút)

1

Bệnh viện tuyến Trung ương

168,4

2

Bệnh viện tuyến tỉnh

142,2

3

Bệnh viện tuyến huyện

135,6


5


Hiệu quả kinh tế xã hội
Kết quả cải tiến quy trình khám bệnh có thể thấy đã mang lại một số
hiệu quả kinh tế, xã hội quan trọng sau:
(1) Việc rút ngắn thời gian chờ, tránh gây phiền hà đã góp phần làm
tăng sự hài lòng của người bệnh, tăng lòng tin của người bệnh vào người
thầy thuốc, tăng sự hợp tác giữa người bệnh và người thầy thuốc, tuân thủ
chế độ điều trị sẽ giúp cho việc chẩn đoán của người thầy thuốc nhanh hơn,
chính xác hơn và đặc biệt là thời gian điều trị của người bệnh sẽ được rút
ngắn hơn.
(2) Bớt được một số nhân lực thực hiện quy trình khám bệnh, ước
tính giảm được 1 người để thực hiện các thủ tục hành chính.
(3) Với việc thống nhất quy trình khám bệnh, cải cách thủ tục hành
chính, sắp xếp liên hoàn… đã giúp rút ngắn thời gian khám bệnh của người
bệnh khám ngoại trú trung trên một lượt khám bệnh. Như vậy việc rút ngắn
thời gian khám bệnh bổ sung thêm ngày công lao động cho xã hội thay vì số
thời gian này lãng phí do phải chờ đợi khám bệnh kéo dài của người bệnh
và người thân.

6


Quy trình khám chữa bệnh ngoại trú tại Bệnh viện ĐKKV Nghĩa Lộ:

Nhập viện
Điều trị nội trú

Lấy số +

Chỉ dẫn
Bắt đầu

Kết thúc
(Điều trị theo đơn,
chuyển viện)

Thu phí
1

- Lấy số
tiếp nhận
- Mua sổ
nếu có

Kho cấp thuốc
BHYT

Tiếp nhận
(đăng ký)
cửa số
1

2

Đơn thuốc BHYT
6

4


5

7

6

Có CLS
2

3

Thanh toán chi phí
KCB BHYT
cửa số
5

6

Khám lâm
sàng
Phiếu chỉ định
dịch vụ, bảng
kê, phiếu vào
viện

Có BHYT

4

Khám cận

lâm sàng

Thu viện phí
cửa số

7

3

Xét nghiệm,
Xquang, siêu
âm,...

4

5

BN thu phí

Quầy thuốc


III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng: Thu thập ngẫu nhiên 110 mẫu BN có thẻ BHYT hoàn tất
quy trình KCB ngoại trú và được kê đơn thuốc BHYT trong khoảng thời gian
nghiên cứu.
Mẫu loại trừ: Bệnh nhân bỏ khám, bệnh nhân được hẹn tái khám, bệnh
nhân được chỉ định điều trị nội trú.
Mẫu theo giới tính:

Giới tính

Số lượng

Tỷ lệ

Nam

52

47,27%

Nữ

58

52,73%

Tổng cộng:

110

100%

Số lượng

Tỷ lệ

Dưới 6 tuổi


3

2,73 %

Trên 6 tuổi đến 60 tuổi

68

61,82%

Từ 60 tuổi trở lên

39

35,45%

Tổng cộng:

110

100%

Mẫu theo độ tuổi:
Độ tuổi

Mẫu phân bổ theo ngày trong tuần:
Ngày trong tuần

Số lượng


Tỷ lệ

Thứ 2,4,6

79

71,82%

Thứ 3,5

41

37,27%

Tổng cộng:

110

100%

2. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.
3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5/2016 đến hết tháng 10/2016.
4. Địa điểm nghiên cứu: Khoa Khám bệnh, khoa Xét nghiệm và dữ liệu
được khai thác trên hệ thống phần mềm OneMES.


IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong thời gian 6 tháng nghiên cứu, phân tích và đánh giá thời gian
thực hiện quy trình khám bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực Nghĩa Lộ.

Bảng 1: Thời gian bình quân thực hiện quy trình khám bệnh
STT
1
2
3
4

Thời gian Thời gian Bình quân
bình quân quy định bệnh viện
(phút) (QĐ 1313) tuyến tỉnh

Loại hình

95 phút

Khám bệnh đơn thuần

Khám bệnh có làm thêm 01 kỹ thuật xét nghiệm /
167 phút
chẩn đoán hình ảnh, TDCN
Khám bệnh có làm thêm 02 kỹ thuật xét nghiệm /
183 phút
chẩn đoán hình ảnh, TDCN
Khám bệnh có làm thêm 03 hoặc trên 03 kỹ thuật
198 phút
xét nghiệm / chẩn đoán hình ảnh, TDCN

< 2 giờ

46 phút


< 3 giờ

88,7 phút

< 3,5 giờ

115 phút

< 4 giờ

142,2 phút

Bảng 2: Thời gian bình quân thực hiện quy trình khám bệnh theo ngày
trong tuần (Có ưu tiên BN khám bệnh mãn tính)

STT
1
2
3
4

Loại hình
Khám bệnh đơn thuần
Khám bệnh có làm thêm 01 kỹ thuật xét nghiệm / chẩn
đoán hình ảnh, TDCN
Khám bệnh có làm thêm 02 kỹ thuật xét nghiệm / chẩn
đoán hình ảnh, TDCN
Khám bệnh có làm thêm 03 hoặc trên 03 kỹ thuật xét
nghiệm / chẩn đoán hình ảnh, TDCN


Thời gian bình
quân (phút)
Thứ
Thứ 3,5
2,4,6
73

106

171

154

185

174

206

192

Bảng 3:
Thời gian thực hiện ở các bước trong quy trình khám bệnh
(Phụ lục 1)

9


V. BÀN LUẬN


Dựa vào kết quả các bảng trên ta có nhận xét sau:
- Thời gian thực hiện quy trình khám bệnh ngoại trú BHYT tại Bệnh
viện ĐKKV Nghĩa Lộ tuy có đảm bảo theo Quyết định 1313 của Bộ Y tế, tuy
nhiên thời gian thực hiện còn quá dài (gấp > 2 lần đối với khám bệnh đơn
thuần, gấp ~2 lần đối với khám bệnh có thêm 1 chỉ định cận lâm sàng, gấp ~
1,5 lần đối với khám bệnh có từ 2 dịch vụ cận lâm sàng trở lên).
- Vào các ngày thứ 2,4,6 (có tổ chức bàn khám riêng cho bệnh nhân
tiểu đường) thời gian khám bệnh đơn thuần nhanh hơn các ngày thứ 3,5 (73
phút / 106 phút). Thời gian thực hiện quy trình khám bệnh có từ 1 chỉ định
cận lâm sàng trở lên chậm hơn so với các ngày thứ 3,5 do số lượng người
bệnh đến khám tăng.
- Căn cứ vào bảng 3 ta thấy: Thời gian từ khi lấy số thứ tự đến khi
người bệnh được tiếp nhận còn quá lâu (Có người bệnh chờ > 60 phút) và thời
sau khi có kết quả cận lâm sàng đến khi hoàn tất kê đơn tại phòng khám Tổng
hợp 1 còn lớn (từ 1giờ đến 2 giờ)
Đề xuất các biện pháp cải tiến rút ngắn thời gian thực hiện quy trình
KCB của người bệnh có BHYT.
- Cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn các bước trong quy trình khám
bệnh tại Bệnh viện ĐKKV Nghĩa Lộ.
- Tăng cường thêm trang thiết bị và nhân lực cho bộ phận tiếp nhận
đăng ký khám bệnh, đảm bảo các bệnh nhân khi đông cục bộ chờ dưới 60
phút trong năm 2017.
- Bổ sung thêm 01 bàn khám cho người bệnh tiểu đường vào các ngày
2,4,6 để giảm thời gian chờ đợi trước khám và sau khi có kết quả cận lâm
sàng.
- Cải tiến quy trình xét nghiệm để người bệnh được lấy mẫu và trả kết
quả nhanh chóng, chính xác.
- Tăng cường truyền thông, hướng dẫn để người bệnh thực hiện quy
trình dễ dàng, tiện lợi.


10


VI. KẾT LUẬN

Sau khi ứng dụng hệ thống này, qua các bảng biểu thống kê, mục đích
của nội dung nghiên cứu đã được chứng minh rất rõ.
- Tính được thời gian trung bình thời gian thực hiện quy trình khám
bệnh của bệnh nhân bảo hiểm y tế ngoại trú, nắm bắt được thực trạng về thời
gian chờ và thực hiện quy trình khám bệnh BHYT tại Bệnh viện ĐKKV
Nghĩa Lộ .
- Cung cấp chỉ số đưa ra mục tiêu cải tiến chất lượng bệnh viện trong
năm 2017, tiếp tục khảo sát và tăng sự hài lòng của người bệnh.

11


VII. KIẾN NGHỊ

Liên tục cải tiến quy trình khám bệnh, giảm thời gian chờ đợi và tăng
sự hài lòng người bệnh là mục tiêu cơ bản của tất cả các cơ sở y tế.
Đề nghị tập trung giải quyết 1 số vấn đề:
- Đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn các bước không cần thiết.
- Sắp xếp khoa học, hợp lý bàn khám, các bộ phận phục vụ.
- Tăng cường biển báo, truyền thông, hướng dẫn người bệnh.
- Tăng cường ứng dụng CNTT đảm bảo quy trình thông suốt, chính
xác, giảm thiểu sai sót và mất thời gian sửa chữa sai sót.
- Tăng cường nhân lực, quán triệt thực hiện quy tắc giao tiếp, ứng xử
của nhân viên y tế với người bệnh.

- Thường xuyên khảo sát, lấy y kiến của người bệnh, tăng sự hài lòng
của người bệnh.

12


VIII. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU

1. Nhân lực: Phối hợp với khoa Xét nghiệm, Khoa Khám bệnh, Phòng
TC-KT, Phòng Kế hoạch tổng hợp.
2. Thời gian:
Hoàn thành đề cương trong tháng 4/2016
Đánh giá tiến độ thực hiện trong tháng 5/2016 đến tháng 10/2016
Hoàn thành đề tài trong tháng 11/2016 để nghiệm thu.
3. Kinh phí: Theo mức quy định của quy chế chi tiêu nội bộ đã phê
duyệt.

13


IX. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Cục Quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế (tháng 1 năm 2015). Kết quả
bước đầu thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong cải tiến quy trình khám
bệnh theo Quyết định 1313/QĐ-BYT ngày 22/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Các tài liệu trên mạng Intenet.
X. PHỤ LỤC:

Tài liệu từ các biểu thống kê quản lý của bệnh viện.
Nghĩa Lộ, ngày 02 tháng 12 năm 2016


HỘI ĐỒNG KH-KT
PHÓ CHỦ TỊCH

Đào Thanh Quyết

CHỦ ĐỀ TÀI

Đ
ỗ Văn Quý

14



×