Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

CHỦ ĐỀ: CACBON VÀ HỢP CHẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.76 KB, 19 trang )

BÀI HỌC MINH HỌA: CHỦ ĐỀ CACBON VÀ HỢP CHẤT

CHỦ ĐỀ: CACBON VÀ HỢP CHẤT
Giới thiệu chung:
- Chủ đề cacbon và hợp chất cacbon gồm các nội dung về: Cacbon, cacbon monooxit, cacbon
đioxit, axit cacbonic và muối cacbonat.
- Bài giảng được thiết kế theo hướng: GV là người tổ chức, định hướng các hoạt động học tập còn
HS thực hiện các nhiệm vụ do GV chuyển giao một cách chủ động tích cực. GV theo dõi quá
trình thực hiện nhiệm vụ của HS hỗ trợ kịp thời những khó khăn vướng mắc nhằm giúp HS giải
quyết vấn đề học tập một cách hiệu quả phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực cho học sinh.
- Chủ đề thực hiện trong 3 tiết.

Tiết 1: CACBON
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS nêu được: Vị trí của nguyên tố cacbon trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, cấu hình
electron nguyên tử, các dạng thù hình của cacbon, tính chất vật lí, ứng dụng của cacbon.
- HS giải thích được: cacbon vừa có tính oxi hóa (tác dụng với kim loại, hiđro), vừa có tính khử
(tác dụng với oxi, oxit kim loại, hợp chất có tính oxi hóa mạnh), trong đó tính khử là chủ yếu và
cacbon có số oxi hóa +2, +4 trong hợp chất.
2. Kĩ năng:
- Dựa vào cấu tạo nguyên tử và độ âm điện của cacbon dự đoán tính chất hóa học của cacbon.
- Viết phương trình phản ứng minh họa tính chất hóa học của cacbon.
3. Thái độ:
- Say mê, hứng thú học tập bộ môn.
- Có ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.
4. Định hướng các năng lực cần hình thành và phát triển:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác.
- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.


II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Phiếu học tập, video, máy tính, máy chiếu.
- Video thí nghiệm minh họa tính chất hóa học của cacbon.
2. Học sinh:
- Ôn lại kiến thức cũ: Cấu hình electron, phản ứng oxi hóa – khử, dạng thù hình.
- Chuẩn bị bài mới theo SGK.
III. Thiết kế, tổ chức hoạt động học
1. Giới thiệu chung:
- Tình huống xuất phát: Khai thác kiến thức đã học ở THCS và kiến thức thực tế về nguyên tố
cacbon, đồng thời tạo hứng thú cho học sinh thông qua trò chơi tìm từ khóa là “Kim cương” và
“Than chì”.
- Hoạt động hình thành kiến thức: Phương pháp chủ yếu: phương pháp sử dụng thí nghiệm (TN
kiểm chứng, thí nghiệm nghiên cứu) và phương pháp hợp tác theo nhóm. Thông qua thí nghiệm
và hoạt động nhóm, HS rút ra được các tính chất hóa học cơ bản của cacbon: Tính khử (mạnh),
tính oxi hóa (yếu).
1


BÀI HỌC MINH HỌA: CHỦ ĐỀ CACBON VÀ HỢP CHẤT

- Hoạt động luyện tập gồm các câu hỏi nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức trọng tâm trong bài.
- Hoạt động vận dụng: Thiết kế cho các nhóm học sinh tìm hiểu tại nhà giúp cho học sinh phát
triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào giải quyết các vấn đề thực tiến và tạo sự kết nối
với bài học tiếp theo.
2. Tổ chức các hoạt động học cho học sinh
Hoạt động 1: Tính huống xuất phát:
a. Mục đích hoạt động
Huy động các kiến thức đã được học, kiến thức thực tế của học sinh và cacbon và nhu cầu tiếp tục
tìm hiểu kiến thức mới của học sinh.

b. Nội dung hoạt động
- Cho học sinh chơi trò chơi đoán từ khóa dựa trên các thông tin lần lượt được đưa ra về kim
cương và than chì (hai dạng thù hình quan trọng của nguyên tố cacbon).
- Nêu những điều mình đã biết và những điều mình muốn biết về nguyên tố cacbon.
c. Phương thức tổ chức hoạt động
- Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi: Tìm ra từ khóa là kim cương và than chì theo các dữ liệu
gợi ý đưa ra (cho điểm học sinh trả lời đúng).
- Gọi một số học sinh: Hãy cho biết những điều em đã biết và những điều em muốn tìm hiểu về
nguyên tố cacbon.
d. Dự kiến sản phẩm của học sinh
- Học sinh trả lời được hai từ khóa trong trò chơi là Kim cương và Than đá.
- HS biết một số thông tin về nguyên tố cacbon: phi kim, chất rắn ở điều kiện thường, các dạng
thù hình: kim cương, than chì, cacbon vô định hình, trạng thái tự nhiên của cacbon, ứng dụng của
cacbon…
- Học sinh nêu một số vấn đề muốn tìm hiểu: Vị trí, cấu hình electron, độ âm điện, cacbon là phi
kim có độ hoạt động mạnh hay yếu, có tính oxi hóa hay tính khử? Tại sao? Trong hợp chất
cacbon có những số oxi hóa nào? Cacbon tác dụng được với chất nào? Tại sao?
* Dự kiến một số khó khăn vướng mắc của học sinh và giải pháp hỗ trợ
Học sinh có thể không nêu được hết những điều muốn tìm hiểu về nguyên tố cacbon, khi đó GV
đưa ra một số gợi ý khéo cho học sinh: Các em có muốn tìm hiểu xem cacbon cacbon là phi kim
có độ hoạt động mạnh hay yếu, có tính oxi hóa hay tính khử? Tại sao? Trong hợp chất cacbon có
những số oxi hóa nào? Cacbon tác dụng được với chất nào? Tại sao?...
e. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
- Đánh giá bằng điểm số qua trò chơi đón từ khóa.
- Thông qua quan sát, giáo viên đánh giá mức độ hoạt động tích cực của các nhóm học sinh.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
a. Mục tiêu hoạt động
- HS nêu được: Vị trí của nguyên tố cacbon trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, cấu hình
electron nguyên tử, các dạng thù hình của cacbon, tính chất vật lí, ứng dụng của cacbon.
- HS giải thích được: cacbon vừa có tính oxi hóa (tác dụng với kim loại, hiđro), vừa có tính khử

(tác dụng với oxi, oxit kim loại, hợp chất có tính oxi hóa mạnh), trong đó tính khử là chủ yếu và
cacbon có số oxi hóa +2, +4 trong hợp chất.
b. Nội dung hoạt động
ND1: Tìm hiểu vị trí, cấu hình electron, các dạng thù hình chủ yếu, tính chất vật lí, ứng dụng của
cacbon.
ND2: Tìm hiểu tính chất hóa học, trạng thái tự nhiên của cacbon.
c. Phương thức tổ chức hoạt động
ND1: Tìm hiểu vị trí, cấu hình electron, các dạng thù hình chủ yếu, tính chất vật lí, ứng dụng của
cacbon.
* Chia lớp thành 6 nhóm: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ của mình rồi ghi câu trả lời vào
bảng phụ và lên bảng trình bày.
2


BÀI HỌC MINH HỌA: CHỦ ĐỀ CACBON VÀ HỢP CHẤT

Phiếu số 1:
- Cho biết vị trí của nguyên tử cacbon trong BTH, độ âm điện của cacbon (so sánh với độ âm điện
của các nguyên tố phi kim đã học).
- Viết cấu hình electron của nguyên tử cacbon, cho biết số electron lớp ngoài cùng, số electron
độc thân của nguyên tử cacbon ở trạng thái cơ bản và kích thích.
- Số oxi hóa thường gặp của cacbon (lấy ví dụ cho từng trường hợp); giải thích số oxi hóa +2 và
+4 của nguyên tố cacbon.
Phiếu số 2:Giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh tìm hiểu trước.
- Nêu các dạng thù hình chủ yếu của cacbon?
- Nêu đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí của các dạng thù hình chủ yếu của (nên lập bảng để so
sánh)?
- Cho biết ứng dụng của các dạng thù hình chủ yếu của nguyên tố cacbon?
ND2: Tìm hiểu tính chất hóa học, trạng thái tự nhiên của cacbon.
* Giáo viên tiếp tục cho học sinh hoạt động nhóm

Từ cấu hình electron, độ âm điện, các mức oxi hóa của cacbon, quy luật biến đổi tính chất trong
bảng tuần hoàn … Hãy dự đoán tính chất hóa học của cacbon:
+ Cacbon có tính phi kim như thế nào? Tại sao?
+ Cacbon có tính oxi hóa hay tính khử? Giải thích?
+ Cacbon có thể tác dụng được với những chất nào? Tại sao?
* Giáo viên cho học sinh quan sát thí nghiệm: Đốt mẩu than củi trong không khí và oxi; Cho than
củi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc. Yêu cầu học sinh mô tả hiện tượng thí nghiệm, giải thích,
viết ptpư xảy ra và xác định vai trò của cacbon trong các phản ứng đó?
* Giáo viên yêu cầu học sinh đọc trong SGK về trạng thái tự nhiên của cacbon và cho biết tại sao
cacbon có thể tồn tại cả dạng đơn chất và hợp chất?
d. Dự kiến sản phẩm của học sinh
ND1, học sinh có thể trả lời được các ý sau:
- Vị trí: Ô 6, chu kì 2, nhoma IVA.
- Cấu hình electron: 1s22s22p2; có 4 electron lớp ngoài cùng; số electron độc thân ở trạng thái cơ
bản là 2; số electron độc thân ở trạng thái kích thích là 4.
- Độ âm điện: 2,55 nhỏ hơn so với độ âm điện của các phi kim đã học.
- Số oxi hóa: -4 (CH4); 0 (C); +2 (CO); +4 (CO2).
- Các dạng thù hình chủ yếu của cacbon: Kim cương, than chì, Cacbon vô định hình, Fuleren.
- Cấu trúc, tính chất vật lí và ứng dụng của than chì, kim cương, cacbon vô định hình.

Cấu trúc
T/c vật lí

Ứng dụng

Than chì
Cấu trúc lớp

Kim Cương
Tứ diện đều


Chất rắn màu xám đen,
mềm, dẫn điện

Chất rắn trong suốt,
không màu, không dẫn
điện, rất cứng, có khả
năng khúc xạ ánh sáng

Bút chì, điện cực, chế tạo
chất bôi trơn, nồi nấu
chảy hợp kim

đồ trang sức, mũi khoan,
dao cắt tuỷ tinh bột mài

Cacbon vô định hình
Cấu tạo xốp, không có
cấu trúc tinh thể
Chất rắn màu đen, không
dẫn điện, có khả năng hấp
thụ mạnh chất khí và chất
tan trong dung dịch
Chất khử luyện kim,
thuốc nổ, thuốc pháo, mặt
nạ phòng độc, chất độn
cao su, mực in

ND2, học sinh có thể thực hiện được các yêu cầu sau:
3



BÀI HỌC MINH HỌA: CHỦ ĐỀ CACBON VÀ HỢP CHẤT

- Quan sát và nhận xét hiện tượng các thí nghiệm đốt mẩu than ngoài không khí và trong bình
chứa oxi và thí nghiệm cacbon tác dụng với dung dịch HNO3 đặc.
- Viết được ptpư minh họa tính khử và tính oxi hóa của cacbon.
Tính khử: Tác dụng với các chất có tính oxi hóa
+ Tác dụng với oxi:
C + O2 → CO2
CO2 + C → 2CO (độc)
+ Ở nhiệt độ cao, cacbon khử được nhiều oxit kim loại:
C + 2CuO → 2Cu + CO2
+ Tác dụng với các chất oxi hóa mạnh: HNO3, H2SO4 đặc, …
C + 4HNO3 → CO2 + 4NO2 + 2H2O
Tính oxi hóa yếu: Tác dụng với chất khử mạnh
+ Tác dụng với H2:
C + 2H2 → CH4
+ Tác dụng với một số kim loại hoạt động:
3C + 4Al → Al4C3
- Nêu được trạng thái tự nhiên của cacbon:
Trong tự nhiên cacbon tồn tại cả dạng đơn chất như kim cương, than chì, … và ở dạng hợp
chất như đá vôi, than đá, dầu mỏ, khí CO2, … Ngoài ra cacbon còn là cơ sở của các tế bào động
thực vật.
Dự kiến một số khó khăn vướng mắc của học sinh và giải pháp hỗ trợ:
- Ở ND1, HS có thể không giải thích được số oxi hóa +2 và +4 của cacbon, khi đó GV có
thể gợi ý HS dựa vào số electron độc thân ở trạng thái cơ bản và kích thích.
HS có thể không nêu đủ các dạng thù hình của cacbon và ứng dụng của cacbon vô định hình, GV
gợi ý để học sinh nhớ lại kiến thức đã học ở THCS.
- Ở ND2, HS có thể không chú ý quan sát hết được hiện tượng và giải thích hiện tượng.

GV cần gợi ý bằng các câu hỏi định hướng.
+ Từ số oxi hóa của cacbon học sinh có thể suy ra được cacbon vừa có tính oxi hóa, vừa có tính
khử nhưng có thể học sinh không nêu và giải thích được tính chất hóa học đặc trưng của cacbon
là tính khử. Khi đó GV học sinh dựa vào giá trị độ âm điện của cacbon so với các nguyên tố phi
kim khác.
+ HS có thể không giải thích được tại sao trong tự nhiên cacbon lại tồn tại cả dạng đơn chất và
hợp1 chất, khi đó GV gợi ý, cacbon là phi kim khá trơ ở nhiệt độ thường.
e. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
+ Thông qua quan sát, GV đánh giá mức độ hoạt động tích cực của các nhóm và của các
HS.
+ Thông qua vở ghi của HS, GV đánh giá kĩ năng ghi bài của học sinh, đồng thời hướng
dẫn học sinh ghi bài hợp lí, khoa học.
+ Thông qua báo cáo, thảo luận, chia sẻ giữa các học sinh, giữa các nhóm GV đánh giá
được khả năng diễn đạt của học sinh, cách góp ý chia sẻ của học sinh với nhau, qua đó giáo viên
hướng dẫn, điều chỉnh khi cần thiết, đồng thời phát triển năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp cho
học sinh. Thông qua thảo luận, báo cáo của học sinh và các nhóm, GV cũng đánh giá được mức
độ hiểu bài của học sinh, đồng thời GV giúp HS chuẩn hóa và khắc sâu kiến thức.
+ GV cần hướng dẫn học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về tinh thần làm việc, khả
năng hợp tác, kết quả hoạt động của học sinh.
GV đánh giá HS chủ yếu bằng lời nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu hoạt động
- Củng cố kiến thức về tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng các dạng thù hình của cacbon.
- Rèn kĩ năng viết phương trình và kĩ năng tính toán hóa học liên quan đến tính chất hóa học của
cacbon.
b. Nội dung hoạt động
4


BÀI HỌC MINH HỌA: CHỦ ĐỀ CACBON VÀ HỢP CHẤT


Học sinh giải quyết các câu hỏi và bài tập sau:
Câu 1: Mệnh đề nào sau đây đúng?
A. Kim cương là cacbon tinh khiết, trong suốt, không màu, dẫn điện.
B. Than chì mềm do có cấu trúc lớp, các lớp lân cận liên kết với nhau bằng lực tương tác yếu.
C. Than gỗ, than xương chỉ có khả năng hấp phụ các chất khí.
D. Trong hợp chất, cacbon chỉ có số oxi hóa -4 và +4.
(Câu hỏi 1 nhằm củng cố lại cấu tạo và tính chất vật lí của cacbon)
Câu 2: Hãy chỉ ra vai trò của cacbon trong các phản ứng sau:
A. C + O2  CO2
B. 3C + 4Al  Al4C3
C. C + 2CuO  2Cu + CO2
D. C + H2O  CO + H2
Câu 3: Cacbon thể hiện tính khử khi tác dụng với dãy chất nào
A. FeO, CO2 , HNO3
B. Al , F , HNO3
C. H2O , H2 , CuO
D. O2 , H2SO4 , Ca
Câu 4: Điền công thức hoá học hoặc chữ số vào chỗ (….) để hoàn thành các phương trình hoá
học sau:
A:....H2SO4 đ + C → ....SO2+ .... + ....H2O
B:....HNO3đ + .... → ….NO2 + CO2 + ……
C: CaO + ………… → ……….CaC2 +…………
D: Fe2O3 + …………. → …… Fe + ………
(Câu 2, 3, 4 củng cố lại tính chất hóa học của cacbon)
Câu 5: Để xác định hàm lượng phần trăm trong một mẫu gang trắng, người ta đốt gang trong oxi
dư. Sau đó, xác định hàm lượng khí CO2 tạo thành bằng cách dẫn khí qua nước vôi trong dư: lọc
lấy kết tủa, rửa sạch, sấy khô rồi đem cân. Với một mẫu gang khối lượng là 5g và khối lượng kết
tủa thu được là 1g. Tính hàm lượng (%) cacbon trong mẫu gang trên.
Câu 6: Cho 1,82 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 phản ứng với bột cacbon ở nhiệt độ cao thu

được 0,112 lít khí CO2 (đktc). Tính thành phần % của hỗn hợp trên?
(Câu 5, 6 rèn luyện kĩ năng tính toán và giải quyết bài toán thực tiễn)
c. Phương thức tổ chức hoạt động
- Câu 1,2,3,4 GV cho HS hoạt động cá nhân.
- Câu 5,6 cho học sinh hoạt động cặp đôi, rồi cử đại diện trả lời.
GV mời đại diện của các cặp khác nhận xét, bổ sung. GV chuẩn hóa kiến thức giúp học sinh hình
thành kĩ năng giải các bài tập có tính chất phức tạp.
d. Dự kiến sản phẩm của học sinh
Học sinh sẽ chọn được đáp án đúng trong các bài tập 1,2,3, 4.
Câu 1: Đáp án B
Câu 2: Đáp án: A – Khử; B- Oxi hóa; C- Khử; D – Khử
Câu 3: Đáp án A
5


BÀI HỌC MINH HỌA: CHỦ ĐỀ CACBON VÀ HỢP CHẤT

Câu 4: A: 2H2SO4 đ + C → 2SO2+CO2 + 2H2O
B: 4HNO3đ + C → 4NO2 + CO2 + H2O
C: CaO + 3C → CaC2 + CO
D: 2Fe2O3 + 3C → 4Fe + 3CO2
Câu 5: Đáp số: 2,4%
Câu 6: Đáp số: %Al2O3 = 56,04%
%CuO = 43,96%
e. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
Tương tự như ở hoạt động hình thành kiến thức, GV có thể kiểm tra, đánh giá hoạt động
của HS qua việc quan sát học sinh làm bài tập, ghi vở của HS và việc tổ chức cho HS báo cáo,
thảo luận.
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng
a. Mục tiêu hoạt động

Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng trong bài để giải quyết các vấn đề thực tiễn; đồng thời
chuẩn bị cho bài học tiếp theo “Hợp chất của cacbon”.
b. Phương thức tổ chức hoạt động
- GV chia lớp thành 6 nhóm, hướng dẫn các nhóm học sinh về nhà tìm hiểu thực tiễn hoặc qua tài
liệu tham khảo (sách, báo, internet…) để giải quyết các câu hỏi sau:
* Tìm hiểu quá trình khai thác và sử dụng than hiện nay ở nước ta? Việc khai thác và sử dụng
than ở nước ta hiện nay tác động đến nguồn tài nguyên, môi trường và đời sống xã hội như thế
nào?
* Khi sưởi ấm bằng than, củi hoặc đốt than, củi trong phòng kín hay hỏa hoạn (môi trường thiếu
oxi) có nguy cơ bị nhiễm độc khí, vậy khí độc đó là khí nào, sinh ra do phản ứng nào, cơ chế gây
độc của khí đó?
* Khi nấu cơm bị khê, em sẽ làm thế nào để cho hết mùi khét? Giải thích? Giải thích trong máy
lọc nước người ta sử dụng quả lọc than hoạt tính?
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm: Bài viết
- Kiểm tra, đánh giá: Học sinh báo cáo vào đầu giờ buổi học sau.

Tiết 2: HỢP CHẤT CACBON (Tiết 1)
I. Mục tiêu.
1: Kiến thức, kỹ năng, thái độ
a. Về kiến thức.
* HS biết được:
- Tính chất vật lí của CO và CO2.
- Tính chất vật lí, tính chất hóa học của muối cacbonat (nhiệt phân, tác dụng với axit).
- Cách nhận biết muối cacbonat bằng phương pháp hoá học.
* HS hiểu được: CO có tính khử ( tác dụng với oxit kim loại), CO 2 là một oxit axit, có tính oxi hóa yếu
( tác dụng với Mg, C ).

b. Về kĩ năng.
6



BÀI HỌC MINH HỌA: CHỦ ĐỀ CACBON VÀ HỢP CHẤT
- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của CO, CO2, muối cacbonat.
- Tính thành phần % muối cacbonat trong hỗn hợp ; Tính % khối lượng oxit trong hỗn hợp phản ứng
với CO; tính % thể tích CO và CO2 trong hỗn hợp khí.

c. Về thái độ.
+ Có thái độ tích cực, tự giác và hợp tác trong học tập.
+ Có ý thức bảo vệ môi trường.
2: Các năng lực được hình thành sau khi dạy học chủ đề
+ Năng lực tự học, năng lực hợp tác.
+ Năng lực thực hành hóa học.
+ Phát huy năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
+ Phát huy năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Các phiếu học tập, video, máy tính , máy chiếu, hình ảnh.
- Dụng cụ, hóa chất: Kẹp sắt, ống nghiệm, bình chứa oxi….
2. Học sinh.
- Ôn lại kiến thức cũ: .
- Chuẩn bị bài mới.
III. Thiết kế, tổ chức hoạt động học
1. Giới thiệu chung
- Tình huống xuất phát: Khai thác kiến thức đã học ở THCS và kiến thức thực tế về hợp chất
cacbon, đồng thời tạo hứng thú học tập cho học sinh.
- Hoạt động hình thành kiến thức: PPDH chủ yếu: PP sử dụng thí nghiệm ( thí nghiệm kiểm
chứng, TN nghiên cứu) và PP dạy học hợp tác theo nhóm. Thông qua thí nghiệm và hoạt động
nhóm, HS rút ra được các tính chất hóa học cơ bản của hợp chất cacbon.
- Hoạt động luyện tập: Gồm một số câu hỏi nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức trọng tâm trong bài.

- Hoạt động vận dụng, tìm tòi: Được thiết kế cho các nhóm học sinh tìm hiểu tại nhà giúp HS
phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn và tạo sự kết
nối bài học tiếp theo.
2. Tổ chức các hoạt động học cho học sinh.
A. CACBONMONOOXIT.
Hoạt dộng 1: Tình huống xuất phát.
a. Mục đích hoạt động.
Huy động các kiến thức đã được học, kiến thức thực tế của HS về hợp chất cacbon và tạo
nhu cầu, động lực tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS.
b. Nội dung HĐ.
HS xem video (hoặc một số hình ảnh) về ngộ độc khí than (có khí CO), hiện tượng băng
tan, lũ lụt, và các hình ảnh về thạch nhũ trong hang động…, nêu những điều đã biết và những
điều muốn tìm hiểu thêm về hợp chất vừa được nêu trong video.
c. Phương thức tổ chức hoạt động.
GV cho HS hoạt động nhóm: Xem video ( hoặc hình ảnh) về ngộ độc khí than ( có khí CO),
hiện tượng băng tan, lũ lụt, và các hình ảnh về thạch nhũ trong hang động…,và trả lời câu hỏi.
1. Đoạn video ( hoặc tranh ảnh) nói đến những hợp chất gì?
7


BÀI HỌC MINH HỌA: CHỦ ĐỀ CACBON VÀ HỢP CHẤT

2. Hãy cho biết những điều em đã được học/ đã biết và những điều em muốn tìm hiểu về
hợp chất cacbon.
K
W
L
H
( điều đã biết)
( điều muốn biết)

(điều học được)
(học bằng cách nào)
d. Dự kiến sản phẩm của HS
- HS sẽ trả lời được hợp chất được nói đến trong đoạn video ( hoặc tranh ảnh) là những
hợp chất nào.
- HS có thể nói được một số điều đã biết về hợp chất của cacbon như: Khí than gây nên
ngộ độc do khí CO; CO2 gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính (sự nóng lên của trái đất),…
Dự kiến khó khăn vướng mắc của học sinh
Hs có thể không nói được những điều muốn tìm hiểu về CO, CO2. Tính chất của chúng.
e. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động.
- Thông qua quan sát, GV biết được mức độ HĐ tích cực của các nhóm và của các học sinh.
- Thông qua cột K và cột W trong bảng KWLH của các nhóm, GV biết được HS đã biết
những gì và muốn biết thêm gì về hợp chất cacbon.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
a. Mục tiêu hoạt động
- Nêu được: * HS biết được:
- Tính chất vật lí của CO và CO2.
- Tính chất vật lí, tính chất hóa học của muối cacbonat (nhiệt phân, tác dụng với axit).
- Cách nhận biết muối cacbonat bằng phương pháp hoá học.
* HS giải thích được: CO là oxit không tạo muối, CO có tính khử ( tác dụng với oxit kim loại).

b. Nội dung hoạt động
ND1: Tìm hiểu tính chất vật lí của Cacbon monooxit.
ND2: Tìm hiểu tính chất hóa học của Cacbon monooxit.
ND3: Tìm hiểu điều chế Cacbon monooxit.
c. Phương thức tổ chức hoạt động.
Nội dung 1: Tìm hiểu về tính chất vật lí của cacbonmonooxit.
* Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK rồi hoàn thành phiếu học tập.
* Phiếu học tập:
Câu 1: Nêu trạng thái, màu sắc, khả năng tan trong nước của cacbon monooxit.

……………………………………………………………………………………………………..
Câu 2: Khi hít phải khí CO thì có gây nên tác hại gì cho sức khỏe không?
……………………………………………………………………………………………………..

Nội dung 2: Tính chất hóa học của cacbon monooxit.
GV: Cho HS hoạt động nhóm (mỗi nhóm từ 4– 6 HS) nghiên cứu SGK, làm các thí nghiệm trong
SGK, mô tả hiện tượng thí nghiệm và hoàn thành câu hỏi trên phiếu học tập.
Phiếu học tập số 1
Cacbon monoxit có tác dụng với nước, axit và dung dịch kiềm không?
8


BÀI HỌC MINH HỌA: CHỦ ĐỀ CACBON VÀ HỢP CHẤT

.........................................................................................................................................................

Phiếu học tập số 2:
1. Tác dụng với oxi.
t
CO + O2 ��
� .......
- Cho biết màu ngọn lửa tạo ra?.........................
2. Tác dụng với oxit kim loại.
t
CO + Fe2O3 ��

o

o


t
CO + CuO ��

- CO thể hiện tính chất gì trong các phản ứng trên? Và CO tác dụng được với các oxit kim loại nào?
- Tính chất trên được ứng dụng trong ngành công nghiệp nào?............................
o

Nội dung 3: Tìm hiểu về điều chế cacbon monooxit.
* GV đặt câu hỏi: khí CO được điều chế như thế nào trong phòng thí nghiệm và trong
công nghiệp?.
* GV chiếu cho học sinh xem video điều chế CO trong PTN.
* GV yêu cầu học sinh viết các phương trình xảy ra khi điều chế CO trong PTN và trong
công nghiệp.
d. Dự kiến sản phẩm của học sinh
Ở ND1_ Học sinh có thể trả lời được các ý sau:
- Tính chất vật lí: CO là chất khí không màu, không mùi tan rất ít trong nước và là khí rất độc.
- Ngộc độc khi hít phải khí CO do khí CO rất độc.
Ở ND2_Dự kiến sản phẩm của HS
Phiếu học tập số 1:
CO không tác dụng với nước, axit và dung dịch kiềm (CO oxit trung tính).
Phiếu học tập số 2:
1. Tác dụng với oxi.
- CO cháy trong oxi cho ngọn lửa màu lam nhạt và tỏa niều nhiệt.
to

� 2CO2
2CO + O2 ��
2. Tác dụng với oxit kim loại.
to


� 2Fe + 3CO2
3CO + Fe2O3 ��
to

� Cu + CO2
CO + CuO ��
- CO thể hiện tính khử.
- CO khử được các oxit kim loại sau nhôm.
- Tính chất trên được ứng dụng trong ngành công nghiệp luyện kim.

ở ND3_ Dự kiến sản phẩm của học sinh:
- Nêu được cách điều chế CO trong PTN và trong CN.
- Nắm được khí than và khí lò gas gồm những khí nào?.

9


BÀI HỌC MINH HỌA: CHỦ ĐỀ CACBON VÀ HỢP CHẤT

* Dự kiến một số khó khăn vướng mắc của học sinh và giải pháp hỗ trợ
Ở ND1, Không hiểu được tác hại của khí CO.
Ở ND2, HS có thể gặp khó khăn về thao tác thí nghiệm, an toàn thí nghiệm do đó GV cần HD
thật kĩ HS về thao tác thí nghiệm và an toàn thí nghiệm: kĩ năng kẹp ống nghiệm, kĩ năng lấy hóa
chất lỏng, cách đun nóng….đồng thời khi các nhóm làm TN GV cần quan sát kĩ để kịp thời nhắc
nhở khi cần thiêt.
HS có thể không viết đúng phương trình phản ứng của CO với oxit kim loại và không biết CO
khử được những oxit nào, Khi đó GV có thể gợi ý để HS có thể viết được phương trình.
Ở ND3, HS có thể gặp khó khăn về thao tác thí nghiệm, an toàn thí nghiệm do đó GV cần HD
thật kĩ HS về thao tác thí nghiệm và an toàn thí nghiệm: kĩ năng kẹp ống nghiệm, kĩ năng lấy hóa
chất lỏng, cách đun nóng….đồng thời khi các nhóm làm TN GV cần quan sát kĩ để kịp thời nhắc

nhở khi cần thiêt.
B. CACBON ĐIOXIT.
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát. ( Đã xem đầu bài học).
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
a. Mục tiêu hoạt động
* Nêu được:
- Tính chất vật lí của CO2.
- Tính chất hóa học của CO2.
* HS giải thích được: CO2 gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

b. Nội dung hoạt động
ND1: Tìm hiểu tính chất vật lí của Cacbon đioxit.
ND2: Tìm hiểu tính chất hóa học của Cacbon đioxit.
ND3: Tìm hiểu điều chế Cacbon đioxit.
c. Phương thức tổ chức hoạt động.
Nội dung 1: Tìm hiểu về tính chất vật lí của cacbon đioxit.
* GV cho HS hoạt động nhóm: HS xem video (hoặc một số hình ảnh) về hiện tượng hiệu
ứng nhà kính, kết hợp nghiên cứu SGK trả lời phiếu học tập.
* Phiếu học tập:

Câu 1: Nêu trạng thái, màu sắc, khả năng tan trong nước của cacbon đioxit.
…………………………………………………………………………………………………
Câu 2: Khí CO2 gây nên hiện tượng gì và hiện tượng đó có tác hại gì cho cuộc sống và môi
trường? Từ đó em có thể làm gì để góp phần giảm thải khí gây hiệu ứng nhà kính?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 3: Nước đá khô là gì? ứng dụng làm gì?
………………………………………………………………………………………………………

Nội dung 2: Tính chất hóa học của cacbon đioxit.


10


BÀI HỌC MINH HỌA: CHỦ ĐỀ CACBON VÀ HỢP CHẤT

GV: Cho HS hoạt động nhóm (mỗi nhóm từ 4– 6 HS) nghiên cứu SGK, hoàn thành câu hỏi trên
phiếu học tập.
Phiếu học tập số 1
- Cacbon đioxit có cháy không ?
...............................................................................
- Có thể dùng CO2 để dập các đám cháy không?
................................................................................
- Có phải đám cháy nào cũng có thể dùng CO2 để dập không? VD?
..............................................................................................

Phiếu học tập số 2:
1. Tác dụng với nước.
CO2 + H2O � .......
2. Tác dụng với dung dịch kiềm.
CO2 + NaOH � .......................... + ....................
CO2 + NaOH � ..........................
Xác định loại muối thu được khi cho CO2 tác dụng với dung dịch bazơ?
..........................................................................................................................................................
Nội dung 3: Tìm hiểu về điều chế cacbon đioxit.
* GV đặt câu hỏi: khí CO2 được điều chế như thế nào trong phòng thí nghiệm và trong
công nghiệp?.
* GV chiếu cho học sinh xem video điều chế CO2 trong PTN.
* GV yêu cầu học sinh viết các phương trình xảy ra khi điều chế CO 2 trong PTN.
d. Dự kiến sản phẩm của học sinh

Ở ND1_ Học sinh có thể trả lời được các ý sau:
- Tính chất vật lí:
+ Điều kiện thường CO2 là chất khí không màu, không mùi nặng hơn không khí.
+ CO2 ở trạng thái rắn gọi là nước đá khô ( nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa, tạo môi
trường lạnh không có hơi ẩm).
+ CO2 gây nên hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ trái đất nóng lên. Tác hại đến môi trường.
Ở ND2_Dự kiến sản phẩm của HS
Phiếu học tập số 1:
CO2 không cháy và không duy chì sự cháy của nhiều chất, nên dùng những bình khí CO 2 để dập
các đám cháy.
Phiếu học tập số 2:
1. Tác dụng với nước.
CO2 + H2O � H2CO3
2. Tác dụng với dung dịch bazơ.
CO2 + 2NaOH � Na2CO3 + H2O
CO2 + NaOH � NaHCO3
11


BÀI HỌC MINH HỌA: CHỦ ĐỀ CACBON VÀ HỢP CHẤT

Dựa vào tỉ lệ : T= nOH-/nCO2 mà ta thu được các loại muối khác nhau.
Ở ND3_ Dự kiến sản phẩm của học sinh:
- Nêu được cách điều chế CO2 trong PTN và trong CN.
- Viết được phương trình phản ứng xảy ra khi điều chế CO2 trong phòng thí nghiệm.
CaCO3 + 2HCl � CaCl2 + CO2 + H2O
* Dự kiến một số khó khăn vướng mắc của học sinh và giải pháp hỗ trợ
Ở ND1, Không hiểu được CO2 gây nên hiệu ứng nhà kính là gì?
Ở ND2, HS có thể gặp khó khăn về thao tác thí nghiệm, an toàn thí nghiệm do đó GV cần HD
thật kĩ HS về thao tác thí nghiệm và an toàn thí nghiệm: kĩ năng kẹp ống nghiệm, kĩ năng lấy hóa

chất lỏng, cách đun nóng….đồng thời khi các nhóm làm TN GV cần quan sát kĩ để kịp thời nhắc
nhở khi cần thiêt.
Hoạt Động 3: Luyện Tập
a. Mục tiêu hoạt động:
- Củng cố các kiến thức về tính chất vật lí, tính chất hóa học và ứng dụng của CO và CO 2.
- Rèn luyện kĩ năng viết phương trình phản ứng và kĩ năng tính toán hóa học liên quan tới tính
chất hóa học của CO và CO2.
b. Nội dung hoạt động:
HS hoàn thành các câu hỏi sau:
Câu 1: Thành phần chính của khí than ướt là
A. CO, CO2, H2, N2.
B. CH4, CO2, H2, N2.
C. CO, CO2, H2, NO2.
D. CO, CO2, NH3, N2.
Câu 2: Thành phần chính của khí than than khô là
A. CO, CO2, N2.
B. CH4, CO, CO2, N2.
C. CO, CO2, H2, NO2.
D. CO, CO2, NH3, N2.
Mục đích của 2 câu hỏi trên nhằm củng cố phương pháp điều chế CO trong công nghiệp.
Câu 3: Để phòng nhiễm độc CO, là khí không màu, không mùi, rất độc người ta dùng chất nào
sau đây
A. đồng (II) oxit và mangan oxit.
B. đồng (II) oxit và magie oxit.
C. đồng (II) oxit và than hoạt tính.
D. than hoạt tính.
Mục đích của câu hỏi trên nhằm củng cố tính chất vật lí của CO.
Câu 4: Dẫn luồng CO qua hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3 (nóng) sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được chất rắn là
A. Al2O3, Cu, MgO, Fe.

B. Al, Fe, Cu, Mg.
C. Al2O3, Cu, Mg, Fe.
D. Al2O3, Fe2O3, Cu, MgO.
Câu 5: Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào sai
t
A. 3CO + Fe2O3 ��
B. 3CO + Cl2 � COCl2.
� 3CO2 + 2Fe.
0

t
t
C. 3CO + Al2O3 ��
D. 2CO + O2 ��
� 3CO2 + 2Al.
� 2CO2.
Mục đích của 2 câu hỏi trên nhằm củng cố tính chất hóa học của CO.
0

0

12


BÀI HỌC MINH HỌA: CHỦ ĐỀ CACBON VÀ HỢP CHẤT

Câu 6: Cho các chất: O2 (1), NaOH (2), Mg (3), Na2CO3 (4), SiO2 (5), HCl (6), CaO (7), Al
(8), ZnO (9), H2O (10), NaHCO3 (11), KMnO4 (12), HNO3 (13), Na2O (14). Cacbon đioxit
phản ứng trực tiếp được với bao nhiêu chất
A. 5 .

B. 6.
C. 7.
D. 8.
Câu 7: Hấp thụ hoàn toàn a mol khí CO2 vào dung dịch chứa b mol Ca(OH)2 thì thu được
hỗn hợp 2 muối CaCO3 và Ca(HCO3)2. Quan hệ giữa a và b là
A. a>b.
B. aC. bD. a = b.
Câu 8: CO2 không cháy và không duy trì sự cháy nhiều chất nên được dùng để dập tắt các đám
cháy. Tuy nhiên, CO2 không dùng để dập tắt đám cháy nào dưới đây?
A. đám cháy do xăng, dầu.
B. đám cháy nhà cửa, quần áo.
C. đám cháy do magie hoặc nhôm.
D. đám cháy do khí ga.
Mục đích của 3 câu hỏi trên nhằm củng cố tính chất hóa học của CO2.
Câu 9: ’’Nước đá khô’’ không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh
và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là
A. CO rắn.
B. SO2 rắn.
C. H2O rắn.
D. CO2 rắn.
Mục đích của câu hỏi trên nhằm củng cố ứng dụng của CO2.
Câu 10: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái đất đang ấm dần lên, do các bức xạ có bước
sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Chất khí nào sau
đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính?
A. H2
B. N2
C. CO2
D. O2

Mục đích của câu hỏi trên nhằm nêu lên tác hại của khí CO2 đối với Trái Đất.
c. Phương thức tổ chức hoạt động:
Câu 1, 2, 3 GV cho HS hoạt động cá nhân, sau đó GV gọi đại diện trả lời. GV bổ sung về ứng
dụng của khí than ướt và khí than khô.
Câu 4, 5, 10, 11 GV cho HS hoạt động cá nhân sau đó hoạt động cặp đôi để thảo luận, chia sẻ kết
quả. GV mời đại diện một nhóm lên báo cáo kết quả, các nhóm khác đóng góp ý kiến. Giáo viên
chuẩn hóa kiến thức.
Câu 6, 7, 8, 9 GV cho HS làm việc nhóm để giải quyết.
d. Dự kiến sản phẩm của HS:
HS sẽ chọn được đáp án đúng các câu hỏi:
Câu 1: A; Câu 2: A; Câu 3: D.
Câu 4: A. Câu 5: C.
CO chỉ khử được oxit của các kim loại đứng sau nhôm.
Câu 6: Có thể HS chỉ trả lời được một phần. Khi đó GV bổ sung.
Câu 7: C.
Câu 8: C.
Câu 9: B.
Câu 10: D. Câu 11: C.
e. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động:
Tương tự như ở HĐ hình thành kiến thức, GV có thể kiểm tra, đánh giá hoạt động của HS thông
qua việc quan sát HS làm bài tập; việc ghi vở của HS và việc tổ chức cho HS báo cáo, thảo luận.
Hoạt Động 4: Vận dụng, tìm tòi mở rộng.
a. Mục tiêu hoạt động:

13


BÀI HỌC MINH HỌA: CHỦ ĐỀ CACBON VÀ HỢP CHẤT

Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng trong bài để giải quyết các vấn đề thực tiễn; đồng

thời chuẩn bị cho bài học tiếp theo.
b. Phương thức tổ chức hoạt động:
- GV yêu cầu các nhóm HS về nhà tìm hiểu qua thực tế, qua tài liệu tham khảo (Internet,…) để
giải quyết các câu hỏi sau:
+ Các nguồn sinh ra khí CO? CO có ảnh hưởng gì tới sức khỏe? Tại sao? Tình hình nhiễm
độc khi CO trên thế giới và ở Việt Nam?
+ Tại sao khi mở bình nước ngọt có ga lại có nhiều bọt khí thoát ra?
+ “ Hiệu ứng nhà kính” là gì?
+ “Nước đá khô” là gì và có công dụng như thế nào?
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm: Bài viết
- Kiểm tra, đánh giá: Học sinh báo cáo vào đầu giờ buổi học sau.

Tiết 3: HỢP CHẤT CACBON (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS nêu được: Tính axit yếu của axit cacbonic, Tính chất vật lí, tính chất hóa học của
muối cacbonat (nhiệt phân, tác dụng với axit).
Cách nhận biết muối cacbonat bằng phương pháp hoá học.
- HS giải thích được: tính axit yếu của axit cacbonic, tính lưỡng tính của muối
hidrocacbonat
2. Kĩ năng:
- Viết phương trình phản ứng minh họa tính chất hóa học của axit cacbonic và muối
cacbonat.
3. Thái độ:
- Say mê, hứng thú học tập bộ môn.
- Có ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.
4. Định hướng các năng lực cần hình thành và phát triển:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác.
- Năng lực thực hành hóa học.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Phiếu học tập, video, máy tính, máy chiếu.
- Video thí nghiệm minh họa tính chất hóa học của muối cacbonat.
2. Học sinh:
- Ôn lại kiến thức cũ
- Chuẩn bị bài mới theo SGK.
III. Thiết kế, tổ chức hoạt động học
Hoạt động 1: Tính huống xuất phát:
a. Mục đích hoạt động
Huy động các kiến thức đã được học, kiến thức thực tế của học sinh về axit cacbonic – muối
cacbonat và nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của học sinh.
14


BÀI HỌC MINH HỌA: CHỦ ĐỀ CACBON VÀ HỢP CHẤT

b. Nội dung hoạt độn
- Nêu những điều mình đã biết và những điều mình muốn biết về nguyên tố cacbon.
c. Phương thức tổ chức hoạt động

- GV đặt vấn đề: Em biết gì về axit cacbonic và muối cacbonat?
- GV tổ chức HS ghi ý kiến của mình vào mục: ‘‘Điều đã biết, điều muốn biết’’ trong phiếu
sau
SƠ ĐỒ KWL
Nội dung: axit cacbonic và muối cacbonat
Họ và tên HS:...................................................................................................
Lớp:...................................................................................................................

Điều đã biết (K)
Điều muốn biết (W)
Điều học được (L)
d. Dự kiến sản phẩm của học sinh
- HS biết một số thông tin về axit cacbonic và muối cacbonat: axit cacbonic là một axit yếu và
kém bền, tính chất của muối cacbonat
- Học sinh nêu một số vấn đề muốn tìm hiểu: axit cacbonic là axit yếu hai nấc, tính tan, phản ứng
với axit, với dung dịch kiềm, phản ứng nhiệt phân của muối cacbonat.
* Dự kiến một số khó khăn vướng mắc của học sinh và giải pháp hỗ trợ
Học sinh có thể không nêu được hết những điều muốn tìm hiểu về axit cacbonic và muối
cacbonat, khi đó GV hướng dẫn học sinh hoạt động để hình thành kiến thức
e. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
- Thông qua quan sát, giáo viên đánh giá mức độ hoạt động tích cực của các nhóm học sinh.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
a. Mục tiêu hoạt động
- HS nêu được: tính axit yếu của axit cacbonic, tính tan, tác dụng với axit, tác dụng với dung dịch
kiềm, phản ứng nhiệt phân của muối cacbonat, ứng dụng của muối cacbonat
- HS giải thích được: tính axit yếu của axit cacbonic, tính lưỡng tính của muối hidrocacbonat
b. Nội dung hoạt động
ND1: Tìm hiểu về axit cacbonic
ND2: Tìm hiểu về tính chất của muối cacbonat
ND3: Tìm hiểu về ứng dụng của muối cacbonat
c. Phương thức tổ chức hoạt động (sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm)
* GV thành lập nhóm:
- Chia lớp thành 3 nhóm tương ứng với 3 tổ trong lớp.
- Hướng dẫn HS kê bàn ghế thành hình vuông ngồi đối diện với nhau.
* GV phân công nhiệm vụ nhóm:
- Tất cả các nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ chung trên phiếu học tập số 1
- Phiếu học tập số 1
Câu 1: Nghiên cứu, trình bày tính chất của axit cacbonic.

Câu 2: Tính chất của muối cacbonat.
Câu 3: Nêu ứng dụng của muối cacbonat.
* Làm việc nhóm
- Các nhóm phân công trách nhiệm: Vì nội dung học tập có chứa nhiều vấn đề, nhiều
nhiệm vụ cùng giải quyết và số lượng HS trong nhóm đông nên các nhóm phải phân công trách
nhiệm rõ ràng: nhóm trưởng, thư kí, nhiệm vụ các thành viên còn lại
- Cá nhân làm việc độc lập 5 phút
15


BÀI HỌC MINH HỌA: CHỦ ĐỀ CACBON VÀ HỢP CHẤT

- Thảo luận nhóm: các cá nhân đưa ra ý kiến của mình dựa trên kĩ thuật khăn trải bàn, rồi
thảo luận, thống nhất tìm ra lời giải đáp cho các vấn đề nghiên cứu
* Làm việc toàn lớp
- GV gọi đại diện của từng nhóm lên trình bày kết quả trước lớp
d. Dự kiến sản phẩm của học sinh
ND 1. AXIT CACBONIC
- Axit cacbonic (H2CO3) rất kém bền, chỉ tồn tại trong dung dịch loãng, dễ bị phân hủy thành CO 2
và H2O
- Trong dung dịch axit cacbonic phân li hai nấc

( chủ yếu là các ion H+ và HCO3- )
- Axit cacbonic tạo ra hai loại muối
+ Muối cacbonat: Na2CO3, CaCO3..
+Muối Hiđrocacbonat: NaHCO3, Ca(HCO3)2....
ND 2: MUỐI CACBONAT
1. Tính chât
a) Tính tan
- Muối của kim loại kiềm, amoni và đa số các muối hiđrocaconat dễ tan trong nước. Còn lại không

tan
b) Tác dụng với axit
- Sủi bọt khí của CO2.
� CO2 + H2O + NaCl
NaHCO3+HCl ��
� CO2 + H2O
HCO3- + H+ ��
� 2NaCl +CO2 +H2O
Na2CO3 + 2HCl ��
2+ ��
� CO2 + H2O
CO3 + H
c) Tác dụng với dd kiềm
� Na2CO3 + H2O
NaHCO3+ NaOH ��
- ��
� CO32- + H2O
HCO3 + OH
d) Phản ứng nhiệt phân
� CaO(r ) + C O2
CaCO3 (r) ��
� Na2CO3(r )+ CO2 + H2O
NaHCO3(r ) ��
Nhận xét:
- Muối cacbonat dễ bị nhiệt phân trừ muối cacbonat của kim loại kiềm
- Muối hiđrocacbonat bị nhiệt phân
ND 3. ỨNG DỤNG CỦA MUỐI CACBONAT
- Canxi cacbonat CaCO3: sản xuất vôi, chất độn
- Natri cacbonat Na2CO3 (sođa khan) : Dùng trong công nghiệp thuỷ tinh, đồ gốm, bột giặt..
- Natri hiđrocacbonat hay natri bicacbonat NaHCO3 : dùng làm bột nở trong công nghiệp thực

phẩm, thuốc giảm đau dạ dày trong y học
Dự kiến một số khó khăn vướng mắc của học sinh và giải pháp hỗ trợ:
- Ở ND1, HS có thể không giải thích tính axit yếu của axit cacbonic, không viết đúng
phương trình điện li
- Ở ND2, HS có thể không viết đúng một số phương trình của muối cacbonat tác dụng với
axit và dung dịch kiềm, phản ứng nhiệt phân muối cacbonat..
- Ở ND 3: HS có thể không nêu đủ ứng dụng của muối cacbonat
e. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
+ Thông qua quan sát, GV đánh giá mức độ hoạt động tích cực của các nhóm và của các HS.
16


BÀI HỌC MINH HỌA: CHỦ ĐỀ CACBON VÀ HỢP CHẤT

+ Thông qua báo cáo sản phẩm của nhóm, thảo luận, chia sẻ giữa các học sinh, giữa các
nhóm GV đánh giá được khả năng diễn đạt của học sinh, cách góp ý chia sẻ của học sinh với
nhau, qua đó giáo viên hướng dẫn, điều chỉnh khi cần thiết, đồng thời phát triển năng lực hợp tác,
năng lực giao tiếp cho học sinh. Thông qua thảo luận, báo cáo của học sinh và các nhóm, GV
cũng đánh giá được mức độ hiểu bài của học sinh, đồng thời GV giúp HS chuẩn hóa và khắc sâu
kiến thức.
+ GV cần hướng dẫn học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về tinh thần làm việc, khả
năng hợp tác, kết quả hoạt động của học sinh.
Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu hoạt động
- Củng cố kiến thức về tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng của axit cacbonic và muối
cacbonat.
- Rèn kĩ năng viết phương trình và kĩ năng tính toán hóa học liên quan đến tính chất hóa học của
muối cacbonat.
b. Nội dung hoạt động
Học sinh giải quyết các câu hỏi và bài tập sau:

Câu 1: Sođa là muối
A. NaHCO3.
B. Na2CO3.
C. NH4HCO3.
D. (NH4)2CO3.
Câu 2: Nhận định nào sau đây về muối cacbonat là đúng: Tất cả muối cacbonat đều
A. tan trong nước.
B. bị nhiệt phân tạo ra oxit kim loại và cacbon đioxit.
C. không tan trong nước.
D. bị nhiệt phân trừ muối cacbonat của kim loại
kiềm.
Câu 3: Phản ứng nào sau đây không xảy ra
t
t
� CaO  CO2
� MgO  CO2
A. CaCO3 ��
B. MgCO3 ��
0

0

0

0

t
t
� Na2CO3  CO2  H2O
� Na2O  CO2

C. 2NaHCO3 ��
D. Na2CO3 ��
Câu 4: Hiện tượng xảy ra khi trộn dd Na2CO3 với dd FeCl 3 là
A. Xuất hiện kết tủa màu đỏ nâu.
B. Có bọt khí thoát ra khỏi dung dịch
C. Xuất hiện kết tủa màu lục nhạt.
D. Xuất hiện kết tủa màu đỏ nâu và có bọt khí thoát ra khỏi dung dịch
Mục đích của 4 câu hỏi trên nhằm củng cố tính chất vật lý , tính chất hóa học và ứng dụng
của axit cacbonic và muối cacbonat.
Câu 5: Nung 26,8 gam hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 đến khối lượng không đổi thu được a gam
chất rắn và 6,72 lít khí CO2(đkc).Giá trị của a là
A. 16,3 gam
B. 13,6 gam
C. 1,36 gam
D. 1,63 gam
Câu 6: Cho 20 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hoá tri II và III vào dd HCl 0,5M
thu được dd A và 1,344 lít khí(đkc).Cô cạn dd A thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 10,33g
B. 20,66g
C. 25,32g
D. 30g
Câu 7: Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch chứa 0,05 mol HCl vào dung dịch chứa 0,06 mol Na 2CO3.
Thể tích khí CO2 thu được (đktc) thu được bằng:
A. 0 lít
B.0,56 lít
C.1,12 lít
D. 1,344 lít
Câu 8: (A-2007). Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na 2CO3 đồng
thời khuấy đều, thu được V lít khí (ở đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung
dịch X thấy có xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là:

A. V = 11,2(a - b).
B. V = 22,4(a - b).
C. V = 22,4(a + b).
D. V = 11,2(a + b).
Câu 9: Nhỏ từ từ 200ml dung dịch X (K2CO3 1M và NaHCO3 0,5M) vào 200ml dung dịch HCl
2M thì thể tích khí CO2 thu được (đktc) là:

17


BÀI HỌC MINH HỌA: CHỦ ĐỀ CACBON VÀ HỢP CHẤT

A. 4,48 lít
B. 5,376 lít
C. 8,96 lít
D. 4,48 lít
Câu 10: Nung 100 gam hỗn hợp X gồm Na 2CO3 và NaHCO3 cho đến khi khối lượng hỗn hợp
không đổi được 69 gam chất rắn. Thành phần % khối lượng Na2CO3 trong X là bao nhiêu?
A. 16%
B. 84%
C. 31%
D. 69%
Câu 11: Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị 2, thu được 6,8 gam chất
rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75 ml dd NaOH 1M, khối lượng muối khan
thu được sau phản ứng là
A. 6,3 gam
B. 6,5 gam
C. 5,8 gam
D. 4,2 gam
Mục đích của 7 bài tập trên nhằm rèn luyện kỹ năng viết PTHH và kỹ năng tính toán liên

quan đến tính chất hóa học của muối cacbonat.
c. Phương thức tổ chức hoạt động
- Bài tập 1,2,3, 4 GV cho HS hoạt động cá nhân.
- Bài 5,6,7,8,9,10,11 cho học sinh hoạt động cặp đôi, rồi cử đại diện trả lời.
GV mời đại diện của các cặp khác nhận xét, bổ sung. GV chuẩn hóa kiến thức giúp học sinh hình
thành kĩ năng giải các bài tập có tính chất phức tạp.
d. Dự kiến sản phẩm của học sinh
Học sinh sẽ chọn được đáp án đúng trong các bài tập 1,2,3, 4.
Bài 1: Đáp án B
Bài 2: Đáp án D
Bài 3: Đáp án D
Bài 4: Đáp án D
Bài tập này tương đối khó với học sinh. Giáo viên nên giải thích cho học sinh biết không có muối
cacbonat của kim loại hóa trị III, muối này sẽ bị thủy phân trong nước vì vậy có kết tủa đỏ nâu và
có khí bay lên.
Bài 5: Đáp án B
Bài 6: Đáp án B
Bài 7: Đáp án A
Bài 8: Đáp án B
Bài 9: Đáp án B
Bài 10: Đáp án A
Bài 11: Đáp án A
e. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
Tương tự như ở hoạt động hình thành kiến thức, GV có thể kiểm tra, đánh giá hoạt động
của HS qua việc quan sát học sinh làm bài tập, ghi vở của HS và việc tổ chức cho HS báo cáo,
thảo luận.
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng
a. Mục tiêu hoạt động
Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng trong bài để giải quyết các vấn đề thực tiễn; đồng thời
chuẩn bị cho bài học tiếp theo “Silic và hợp chất của silic”.

b. Phương thức tổ chức hoạt động
- GV chia lớp thành 6 nhóm, hướng dẫn các nhóm học sinh về nhà tìm hiểu thực tiễn hoặc qua tài
liệu tham khảo (sách, báo, internet…) để giải quyết các câu hỏi sau:
* Tìm hiểu quá trình khai thác và sử dụng đá vôi hiện nay ở nước ta?
* Tìm hiểu trong dạ dày của con người có chứa loại axit gì, mà người ta lại dùng natri hiđrocacbonat
( NaHCO3) làm thuốc giảm đau dạ dày do dư thừa axit. Viết phương trình phản ứng xảy ra khi dùng
thuốc.
18


BÀI HỌC MINH HỌA: CHỦ ĐỀ CACBON VÀ HỢP CHẤT

* Trong các ấm đun nước ở các vùng núi đá vôi, sau một thời gian đun ta thấy xuất hiện một lớp
cặn, tại sao lại có lớp cặn này? Giải thích? Giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong hang động đá
vôi.
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm: Bài viết
- Kiểm tra, đánh giá: Học sinh báo cáo vào đầu giờ buổi học sau.

19



×