Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Xây dựng chuẩn đầu ra về thái độ theo phương pháp tiếp cận CDIO của các học phần lý luận chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.76 KB, 12 trang )

XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA VỀ THÁI ĐỘ THEO PHƯƠNG PHÁP TIẾP
CẬN CDIO CỦA CÁC HỌC PHẦN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Khoa Lý luận chính trị
Đặt vấn đề
CDIO là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Conceive – Design – Implement –
Operate, nghĩa là: Hình thành ý tưởng, thiết kế ý tưởng, thực hiện và vận hành. Bản
chất và đặc điểm của cách tiếp cận theo quy trình CDIO là cách tiếp cận phát triển dựa
vào kết quả đầu ra và hướng vào giải quyết hai câu hỏi trung tâm: Sinh viên ra trường
cần phải đạt được tri thức, kĩ năng và thái độ gì? Cần phải làm như thế nào để sinh
viên ra trường có thể đạt được các tri thức, kĩ năng và thái độ đó? Như vậy, CDIO là
một giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội trên cơ sở xác định
chuẩn đầu ra để thiết kế nội dung chương trình và kế hoạch đào tạo. Từ đó đòi hỏi
giảng viên phải xây dựng chương trình giảng dạy đáp ứng hai câu hỏi lớn: Dạy cái gì?
Dạy như thế nào?
Theo các chuyên gia về CDIO, chương trình đào tạo (CTĐT) theo CDIO được
xây dựng một cách hợp lý, logic và khoa học để có thể chuyển hóa kiến thức thành các
kỹ năng vận dụng được trong thực tiễn. Sự khác biệt quan trọng khi xây dựng CTĐT
theo CDIO là việc lựa chọn CĐR dựa trên sự tham gia của các bên liên quan, đặc biệt
là các bên khách quan như sinh viên, cựu sinh viên, nhà tuyển dụng, các cơ quan quản
lý.
Vì thế, khi sử dụng CDIO chúng ta nên sử dụng cách tiếp cận CDIO chứ không
áp dụng rập khuôn mô hình CDIO để xây dựng, phát triển và tổ chức chương trình đào
tạo. Tiếp cận cần được hiểu là đưa ra được phương pháp tổng thể, tức là xuất phát từ
năng lực cốt lõi của ngành để từ đó xây dựng và tổ chức chương trình đào tạo và sử
dụng các hướng dẫn cụ thể của CDIO về qui trình xây dựng, tổ chức và đánh giá
chương trình đào tạo từ đó đưa ra được qui trình chuẩn mang tính chung có thể áp
dụng cho nhiều ngành khác nhau.
Việc dạy và học theo phương pháp tiếp cận CDIO đòi hỏi phải có những điều
kiện cơ bản: Cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, nhân viên, CTĐT, số lượng sinh viên
của lớp học… đáp ứng được những tiêu chuẩn cơ bản của CDIO, đồng thời phải có



một hệ thống quy trình xử lý chuẩn và thống nhất để đảm bảo sự thành công của
chương trình.
Sau khi hình thành vào những năm 2000, CDIO trở thành một tiêu chuẩn được
nhiều trường đại học trên thế giới áp dụng. Con số đó đến nay là khoảng 140 trường. Ở
Việt Nam hiện nay, có một số trường đã chính thức triển khai CDIO, như Đại học
Quốc gia TP. HCM, Đại học Duy Tân, Đại học Thủ Dầu Một và gần đây nhất là Đại
học FPT, Đại học Đà Lạt …
Nhận thấy nhiều ưu việt của phương pháp tiếp cận này, Trường Đại học Hàng
hải Việt Nam đã đưa vào áp dụng từ năm học 2017 – 2018 (từ sinh viên khóa 58).
Cùng với sự đổi mới của Nhà trường, Khoa Lý luận chính trị cũng tổ chức nghiên cứu
đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy theo cách tiếp cận CDIO. Tuy nhiên,
Khoa mới chỉ dừng lại ở mức độ xây dựng chuẩn đầu ra về kiến thức, tổ chức đổi mới
giảng dạy để đạt chuẩn đầu ra đó, Khoa không xây dựng chuẩn đầu ra về thái độ vì các
lý do sau:
Thứ nhất, xuất phát từ mục tiêu về mặt thái độ của các học phần Lý luận chính
trị đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định trong Quyết định số 52/2008/QĐBGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008. Những mục tiêu đó hoàn toàn mang tính định
tính, cho nên, việc xác định CĐR về thái độ là hết sức trừu tượng, rất khó định lượng.
Thứ hai, qua tìm hiểu các trường đại học đã áp dụng theo cách tiếp cận CDIO,
chúng tôi nhận thấy chưa có một trường nào xây dựng CĐR về thái độ đối với các học
phần Lý luận chính trị. Và thực tế, việc xây dựng CĐR về thái độ cũng là một điều
không khả thi.
Thứ ba, từ việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia đầu ngành về CDIO (Các
thầy, các chuyên gia trực tiếp bồi dưỡng kiến thức CDIO…), khi được hỏi về vấn đề
này cũng đều cho rằng: đối với các học phần Lý luận chính trị thì chỉ nên xây dựng
CĐR về kiến thức.
Thứ tư, trong tất cả các tài liệu tập huấn về CDIO mới chỉ đề cập đến CĐR về
thái độ nghề nghiệp, chứ chưa có CĐR về thái độ chính trị, đạo đức. Hơn thế nữa, tư
tưởng, chính trị, đạo đức… là những yếu tố thuộc về tinh thần, để hình thành và đánh



giá chính xác là cả một quá trình lâu dài, mà với thời lượng có hạn của học phần Lý
luận chính trị thì sẽ rất phiến diện và gượng ép.
Tuy nhiên, theo sự chỉ đạo của Nhà trường, Khoa Lý luận chính trị vẫn xây
dựng chuẩn đầu ra về thái độ của các học phần Lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh, như sau:
1, Đối với học phần NNLCBCCNMLN I, CĐR về thái độ là: Sinh viên có niềm
tin vào thế giới quan duy vật biện chứng
2, Đối với học phần NNLCBCCNMLN II, CĐR về thái độ là: Sinh viên có
niềm tin vào con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam
3, Đối với học phần TTHCM, CĐR về thái độ là: Tin tưởng vào tư tưởng, đạo
đức Hồ Chí Minh
4, Đối với học phần ĐLCMCĐCSVN, CĐR về thái độ là: Sinh viên tin tưởng
vào sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam
Để đánh giá thái độ của sinh viên, Khoa Lý luận chính trị cũng đã thống nhất
cách thức và tiêu chí đánh giá, thông qua hoạt động thảo luận, bao gồm: Thời lượng
tham gia của sinh viên, hoạt động tham gia của sinh viên và Lấy phiếu thăm dò đánh
giá thái độ của sinh viên.
* Xét thời lượng tham gia của sinh viên:
- Có tham gia
- Không tham gia
* Xét hoạt động tham gia của sinh viên:
- Sinh viên thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi tự luận:
Câu hỏi tự luận được hỏi dưới dạng trình bày nêu ý kiến của bản thân… về một
luận điểm, một tình huống trong thực tiễn đời sống hoặc một sự kiện chính trị để sinh
viên không chỉ bộc lộ kiến thức mà còn thể hiện quan điểm, cách xử lý và thái độ của
bản thân.


Qua câu trả lời của sinh viên, giảng viên hiểu được sinh viên nhận thức đến

đâu, có phân biệt được đúng – sai, có thái độ đúng mực hay không? Từ đó, giảng viên
sẽ uốn nắn, định hướng, chuyển tải thông tin chính thống, kịp thời cho sinh viên có
được sự nhìn nhận, thái độ đúng đắn, khách quan về tư tưởng, đạo đức cách mạng của
Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách pháp luật của nhà
nước; đồng thời giúp sinh viên nhận diện, phân biệt rõ những thông tin sai trái, luận
điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, thành phần cơ hội chính trị, phần
tử bất mãn chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta.
- Lấy phiếu thăm dò, đánh giá thái độ của sinh viên:
Phiếu thăm dò là công cụ, kênh thông tin để phản ánh nhận thức, thái độ và xu
hướng hành động của đối tượng trả lời phiếu thăm dò. Phiếu thăm dò là một hệ thống
các câu hỏi mà mỗi sinh viên phải trả lời. Vì vậy, đối với giảng viên, việc biên soạn hệ
thống các câu hỏi phù hợp, tạo điều kiện để sinh viên bộc lộ được thái độ của bản thân
đối với chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước là
một vấn đề quan trọng hàng đầu trong phương pháp này. Các câu hỏi phải rõ ràng,
tránh những câu hỏi tế nhị - khó trả lời. Có hai loại câu hỏi là: câu hỏi đóng và câu hỏi
mở (dạng ngắn). Các câu hỏi đóng nên ra các phương án trả lời sẵn (ví dụ: tin tưởng
cao, tin tưởng, tin tưởng thấp hoặc đồng ý cao, đồng ý, đồng ý thấp v.v), người được
hỏi chỉ việc lựa chọn một trong các phương án đó. Đối với câu hỏi mở cho phép người
được hỏi có thể trả lời ngắn gọn, súc tích theo ý riêng của mình.
Khi hướng dẫn, giảng viên cần khuyến khích, tạo điều kiện để sinh viên được tự
do bộc lộ quan điểm, thái độ của bản thân đối với tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, chủ
trương, đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, các vấn đề
chính trị đã và đang đặt ra trong thực tiễn đời sống xã hội.
Giảng viên phải tạo không khí bình đẳng, thân thiện và dân chủ, khuyến khích
sinh viên trả lời đúng suy nghĩ của bản thân.
Trên cơ sở thống nhất cách đánh giá, các Bộ môn xây dựng thang đánh giá .
Cụ thể, Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh đã xây dựng thang điểm đánh giá thái
độ, tư tưởng, chính trị trong phần thảo luận của một chuyên đề như sau:



Bảng Hoạt động dạy - học và thang đánh giá
Hoạt động dạy

Thang đánh giá

Hoạt động học

X3=(X3.1+X3.2)/2
1. Chia nhóm (8-10 1. Thời gian và ý thức thảo X3.1 = X3.1.1 + X3.1.2
sv/nhóm)

luận

2. Giao các câu hỏi - Sinh viên tham dự

X3.1.1

phù hợp với chủ đề + Tham dự đầy đủ

=5

thảo luận cho các + Tham dự thiếu

=4

nhóm sinh viên:

=0

+ Không tham dự


Câu hỏi 1: Đạo đức và - Thái độ hợp tác làm việc X3.1.2
vai trò đạo đức cách nhóm
mạng theo tư tưởng + Hiệu quả cao

=5

HCM.

=2

+ Hiệu quả không cao

Câu hỏi 2: Các phẩm 2. Chất lượng nội dung thảo X3.2 = X3.2.1 + X3.2.2
chất đạo đức cách luận và thái độ tư tưởng, chính
mạng của Hồ Chí trị
Minh có ý nghĩa quan - Chất lượng nội dung thảo X3.2.1
trọng như thế nào đối luận
với xây dựng con + Tốt

=7

người mới hiện nay.

=5

+ Khá

Câu hỏi 3: Là sinh + Trung bình


=3

viên cần phải làm gì + Yếu

=1

để thực hiện có hiệu - Thái độ tư tưởng, chính trị

X3.2.2

quả cuộc vận động + Tin tưởng cao: Khi chất lượng

=3

học tập và làm theo tư nội dung thảo luận tốt
tưởng - đạo đức và + Tin tưởng: Khi chất lượng nội =2
phong cách Hồ Chí dung thảo luận khá
Minh.

+ Tin tưởng thấp: Khi chất lượng
nội dung thảo luận trung bình

=1

+ Không tin tưởng: Khi chất
lượng nội dung thảo luận yếu
=0


Đối với Bộ môn Đường lối Cách mạng của ĐCSVN, việc xây dựng thang điểm

đánh giá thái độ, tư tưởng, chính trị trong phần thảo luận của một chuyên đề thông qua
việc yêu cầu sinh viên trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm, cụ thể:
* Hoạt động dạy và học và thang đánh giá
Hoạt động dạy
1.

Chia

nhóm

sv/nhóm)

Thang đánh giá

Hoạt động học

X3=(X3.1+X3.2)/2
(8-10 1. Thời gian và ý thức X3.1 = X3.1.1 + X3.1.2
thảo luận

2. Giao các câu hỏi phù hợp - Sinh viên tham dự

X3.1.1

với chủ đề thảo luận trên cho + Tham dự đầy đủ

=5

các nhóm sinh viên:


=4

+ Tham dự thiếu

Câu hỏi 1: Sự lãnh đạo của + Không tham dự

=0

ĐCSVN có ý nghĩa như thế - Thái độ hợp tác làm việc X3.1.2
nào đối với sự nghiệp giải nhóm
phóng dân tộc?

+ Hiệu quả cao

Câu hỏi 2: Theo bạn, việc + Hiệu quả không cao

=5
=2

phát động hai cuộc kháng 2. Chất lượng nội dung X3.2 = X3.2.1 + X3.2.2
chiến chống thực dân Pháp thảo luận và thái độ
và đế quốc Mỹ xâm lược là chính trị
bởi ý chí chủ quan của Đảng - Chất lượng nội dung X3.2.1
hay là nguyện vọng của nhân thảo luận
dân và yêu cầu khách quan + Tốt

=5

của lịch sử? Vì sao?


+ Khá

=3

+ Trung bình

=2

+ Yếu

=1

- Thái độ tư tưởng chính X3.2.2
trị(được đánh giá thông
qua bảng hỏi )
+ Tin tưởng cao:

4 ≤ X3.2.2 ≤ 5

+ Tin tưởng:

2 .5≤ X3.2.2 < 4


+ Tin tưởng thấp:

1< X3.2.2 < 2.5

+ Không tin tưởng


1


PHIẾU ĐIỀU TRA THÁI ĐỘ CHÍNH TRỊ SINH VIÊN
ĐỐI VỚI HỌC PHẦN ĐLCM CỦA ĐCSVN
THANG
STT

CÂU HỎI

ĐÁP ÁN

ĐÁNH GIÁ
X3.2.2

a. Đảng Cộng sản Việt Nam ra
đời đầu năm

1930 có tính tất

5 điểm

yếu, khách quan
1

Câu 1: Bạn ủng hộ luận

b. Đảng Cộng sản Việt Nam ra

điểm nào dưới đây?


đời đầu năm 1930 là sự lựa

3 điểm

chọn của lịch sử
c. Đảng Cộng sản Việt Nam ra
đời đầu năm 1930 là bởi sự áp

1 điểm

đặt của Quốc tế cộng sản
Câu 2: Có ý kiến cho
rằng, Cách mạng tháng

a. Không đồng ý

5 điểm

b. Băn khoăn

3 điểm

c. Đồng ý

1 điểm

Tám ở Việt Nam chỉ là
2


một cuộc cách mạng ăn
may. Hãy nêu quan
điểm của bản thân về
nhận định đó?

8

8


a. Đảng muốn nỗ lực vãn hồi
Câu

3

3:

Việc

Đảng

hòa bình, tránh khơi mào

không chủ trương đánh
thực dân Pháp và đế

những cuộc đối đầu đẫm máu
b. Do không được sự ủng hộ và

quốc Mỹ ngay sau khi


viện trợ của các nước XHCN

hai đế quốc này có hành
động xâm lược Việt

lúc đó
c. Đảng không đủ quyết tâm

Nam là vì?

lãnh đạo giành chiến thắng
trước các thế lực thực dân

5 điểm

3 điểm

1 điểm

hùng mạnh bậc nhất thế giới

4

Câu 4: Theo bạn, đối

a. Sự lãnh đạo của Đảng với

với cách mạng Việt


đường lối đúng đắn

Nam,

b. Sự chuẩn bị đầy đủ thực lực

nguyên

nhân

5 điểm

3 điểm

quyết định đến chiến

của cách mạng Việt Nam

thắng Điện Biên Phủ là:

c. Sự giúp đỡ của quốc tế

1điểm

Câu 5: Suy nghĩ của

a. Muộn nhưng vẫn kịp thời

5 điểm


b. Chưa kịp thời

3 điểm

c. Không kịp thời

1 điểm

bạn về thời điểm ra đời
5

của Nghị quyết Trung
ương Đảng lần thứ 15
(1/1959) là:

9

9


a. Đó là thắng lợi giải phóng
hoàn toàn Việt Nam, đem lại

5 điểm

độc lập cho Việt Nam, cả nước
Câu 6: Nói về Tổng
6

tiến công mùa Xuân


quá độ lên chủ nghĩa xã hội
b. Đó là thắng lợi của sự nghiệp

năm 1975, bạn cho

kháng chiến chống Mỹ cứu

rằng:

nước

3 điểm

c. Đó là kết quả của cuộc chiến
tranh kéo dài hơn hai thập niên

1 điểm

ở Việt Nam
a. Đa nguyên chính trị, đa đảng
đối lập không phải là mô hình
chính trị của chế độ xã hội chủ
Câu 7: Vì sao chế độ
chính trị ở nước ta
7

không tồn tại đa nguyên
chính trị, đa đảng đối
lập?


5 điểm

nghĩa, không bảo đảm được dân
chủ đích thực
b. Lịch sử cách mạng Việt Nam
thời kháng chiến chống thực
dân, đế quốc đã xuất hiện và
phủ định đa nguyên chính trị,

3 điểm

đa đảng đối lập như một tất yếu
tự nhiên
c. Sự quy định trong Điều lệ
của Đảng Cộng sản Việt Nam

10

10

1 điểm


Câu 8: Bạn có cho rằng
kinh tế thị trường có thể
8

được xây dựng trên nền
tảng của xã hội XHCN


a. Đồng ý cao

5 điểm

b. Đồng ý

3 điểm

c. Băn khoăn

1 điểm

không?
a. Đó là kết quả của sự nghiệp

9

Câu 9: Bạn cảm nhận

đổi mới tư duy lý luận, đổi mới

thắng lợi của công cuộc

toàn diện các chính sách kinh

đổi mới được Đảng

tế, chính trị, xã hội
b. Đó là kết quả của quá trình


khởi xướng từ năm
1986 thể hiện điều gì?

Câu 10: Bạn có nhất trí
với quan điểm: Nền

hội nhập quốc tế
c. Đó là kết quả tất yếu của lịch
sử
a. Nhất trí cao
b. Nhất trí

5 điểm

3 điểm
1 điểm
5 điểm
3 điểm

tảng tư tưởng và kim
chỉ nam được Đảng ta
xác
10

định

trong

sự


nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam

c. Nhất trí thấp

hiện nay là Chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và truyền
thống của dân tộc?

Kết luận và kiến nghị
11

11

1 điểm


Như vậy, việc xây dựng chương trình đào tạo theo cách tiếp cận CDIO đang là
vấn đề cần thiết và dần trở thành xu thế của các trường đại học, cao đẳng. Để việc xây
dựng thành công đòi hỏi mỗi học phần/môn học phải xây dựng được chuẩn đầu ra hợp
lý, gắn với đặc thù của môn học. Với đặc thù của môn Lý luận chính trị, theo chúng
tôi, điều quan trọng nhất khi tiếp cận CDIO là xây dựng được chuẩn đầu ra về kiến
thức, trên cơ sở tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và đánh giá.
Để đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy các học phần Lý luận chính trị
theo cách tiếp cận CDIO có hiệu quả, Khoa Lý luận chính trị kiến nghị Nhà trường
một số vấn đề sau:
- Không nên phân nhiệm CĐR về thái độ đối với các học phần Lý luận chính trị.
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện quy trình chuẩn mang tính thống nhất để có thể áp

dụng cho tất cả các ngành khác nhau trong Nhà trường.
- Định kỳ tổ chức hội thảo về CĐR của các khoa chuyên ngành và các khoa cơ sở cơ

bản, từ đó xác định CĐR của từng môn học để đạt được CĐR phù hợp.
- Tổ chức lại số lượng sinh viên của một lớp từ 40 - 50 sinh viên để đem lại hiệu quả
khi áp dụng phương pháp mới.
- Điều chỉnh lịch học tập các học phần Lý luận chính trị cho sinh viên từ năm thứ 2.
Khoa Lý luận chính trị trân trọng cảm ơn!

12

12



×