Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG NGƯỜI NHÀ BỆNH NHÂN rối LOẠN tâm THẦN và HÀNH VI DO sử DỤNG rượu tại BỆNH VIỆN tâm THẦN hải PHÒNG năm 2018 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (883.53 KB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

LÊ THỊ HUỆ

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG NGƯỜI NHÀ BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TÂM
THẦN VÀ HÀNH VI DO SỬ DỤNG RƯỢU TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN HẢI PHÒNG
NĂM 2018-2019

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
BÁC SĨ ĐA KHOA HỆ CHÍNH QUY
KHÓA 2013-2019

Hải Phòng - 5/2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG


LÊ THỊ HUỆ

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG NGƯỜI NHÀ BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TÂM
THẦN VÀ HÀNH VI DO SỬ DỤNG RƯỢU TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN HẢI PHÒNG
NĂM 2018-2019

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


BÁC SĨ ĐA KHOA HỆ CHÍNH QUY KHÓA 2013-2019

Chuyên ngành: Tâm thần
Người hướng dẫn: Ths. Lê Sao Mai

Hải Phòng - 5/2019
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là LÊ THỊ HUỆ, sinh viên lớp K35E, trường đại học Y dược Hải Phòng, tôi xin
cam đoan:
Khóa luận tốt nghiệp được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Ths. Lê Sao Mai, giảng viên
bộ môn Tâm thần, trường Đại học Y Dược Hải Phòng. Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong
đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào trước đây, phân
tích xử lý số liệu bằng phương pháp khoa học. Khóa luận có sử dụng một số nhận xét, đánh giá


cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan, tổ chức khác đã được nêu trong phần tài liệu tham
khảo.
Nếu phát hiện bất kì gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng, cũng
như kết quả luận văn của mình.
Ký tên

Lê Thị Huệ


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp này đã khép lại 6 năm học của tôi dưới mái trường Đại học Y Dược
Hải Phòng thân yêu, tôi sẽ tiếp tục bước đi theo con đường mình đã chọn, vì sự nghiệp chăm sức
khỏe cho người dân.Với tất cả niềm trân trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân
thành tới:
Ban giám hiệu, các thầy cô giáo, các cán bộ nhân viên Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

đã quan tâm, dạy dỗ tận tình cho tôi trong suốt quá trình học tập 6 năm qua.
Các thành viên Hội đồng bảo vệ khóa luận tốt nghiệp, Hội đồng khoa học nhà trường đã tạo
điều kiện cho tôi hoàn thành và bảo vệ khóa luận này.
Ths.Bs Lê Sao Mai- Giảng viên bộ môn Tâm thần, trường Đại học Y Dược Hải Phòng, cô
là người đã dành nhiều thời gian quý báu của mình để nhiệt tình giúp đỡ, tận tâm chỉ dạy và
hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài này.
Ban giám đốc, các bác sĩ khoa Điều trị nghiện chất, bệnh viện Tâm thần Hải Phòng đã tạo
điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu.
Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cha mẹ, gia đình thân yêu đã nuôi
dưỡng, luôn che chở, bên cạnh tôi, cho tôi có được ngày hôm nay.
Cảm ơn những người bạn thân thương đã sát cánh, giúp đỡ tôi trong suốt quãng đời sinh
viên.
Hải Phòng, tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Lê Thị Huệ
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
APA
CLCS
DCM
DSM

American Psychiatric Association ( Hiệp hội Tâm thần học
Hoa Kì)
Chất lượng cuộc sống
Dilated cardiomyopathy ( Bệnh cơ tim giãn)
Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (Cẩm
nang chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần)



ĐTNC
FAS
FSH
GABA
GH
ICD- 10
LH
NMDA
NR
WHO

Đối tượng nghiên cứu
Fetal Alcohol Syndrome ( Hội chứng rượu bào thai)
Follicle Stimulating Hormone ( Hormon kích thích noãn bào
tố)
axit gamma-aminobutyric
Growth hormone ( Hormon tăng trưởng)
International Classification of Diseases 10th Edition (Bảng
phân loại bệnh quốc tế, lần thứ 10)
Luteinsing Hormone ( Hormon kích hoàng thể tố)
N-Methyl-D-Aspartate
Nghiện rượu
World Health Organization ( Tổ chức Y tế thế giới)


MỤC LỤC


7


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghiện rượu là một rối loạn tâm thần mạn tính và là một bệnh phổ biến, chiếm 1-10% dân
số. Nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy số người nghiện rượu ở thành thị là 4% và ở nông thôn là
3% dân số [4]. Sử dụng rượu là nguyên nhân hàng thứ tư gây tử vong có thể phòng ngừa được ở
Hoa Kỳ (sau hút thuốc, huyết áp cao và béo phì). Theo báo cáo năm 2018 của WHO, năm 2016,
việc sử dụng rượu có hại đã gây ra khoảng 3 triệu ca tử vong, tương đương 5,3% tổng số ca tử
vong trên toàn thế giới, với hầu hết các trường hợp này xảy ra ở nam giới [14], [23]. Chi phí kinh
tế của việc tiêu thụ rượu quá mức trong năm 2010 được ước tính là 249 tỷ đô la, tương đương
2,05 đô la một đồ uống [25].
Nghiện rượu ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của bản thân bệnh nhân như gây ra các bệnh
nội khoa mạn tính, các chấn thương ngoại khoa do say rượu, rối loạn tâm thần và hành vi do
rượu, giảm khả năng tình dục và những biến đổi về nhân cách, giảm các chức năng xã hội, nghề
nghiệp…[3], [5]. Ngoài ra bệnh còn có ảnh hưởng lớn đến xã hội và đặc biệt là gia đình. Gia
đình là những người trực tiếp chăm sóc, tiếp xúc và sinh hoạt hàng ngày với bệnh nhân nên họ là
những người đầu tiên bị ảnh hưởng. Họ không chỉ bị ảnh hưởng về thể chất, tinh thần mà còn cả
về kinh tế. Rối loạn tâm thần và hành vi do rượu đóng một vai trò khá lớn đối với vấn đề xung
đột và bạo lực gia đình dẫn đến tình trạng hôn nhân đổ vỡ. Khoảng 60% bạo lực gia đình xuất
phát từ việc say rượu [12] . Những người nghiện rượu, đặc biệt là rối loạn tâm thần và hành vi do
rượu thường giảm khả năng lao động nên gánh nặng về kinh tế trong gia đình lại được dồn hết
cho người thân. Chi phí cho việc điều trị những bệnh nội khoa, ngoại khoa, bệnh tâm thần do hậu
quả của nghiện rượu cũng gây áp lực kinh tế cho gia đình.
Như vậy, có thể nói những bệnh nhân nghiện rượu có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng
cuộc sống của gia đình họ, tuy nhiên hiện nay có rất ít nghiên cứu đánh giá một cách cụ thể và
khoa học về vấn đề này. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá chất lượng cuộc
sống người nhà bệnh nhân rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu tại bệnh viện Tâm thần
Hải Phòng” với hai mục tiêu:
1.
2.

Đánh giá chất lượng cuộc sống người nhà bệnh nhân nghiện rượu.

Mối quan hệ giữa chất lượng cuộc sống của người nhà bệnh nhân với một số đặc điểm liên quan.


8

I. TỔNG

QUAN
1.1 Đại cương về rượu và sử dụng rượu đúng cách
1.1.1 Đại cương về rượu
Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men (có hoặc không
chưng cất) từ tinh bột của các loại ngũ cốc, dịch đường của cây và hoa quả hoặc được pha chế từ
cồn thực phẩm (Ethanol). Rượu là một chất gây nghiện làm ức chế hoạt động của não bộ và hệ
thống thần kinh trung ương, được sử dụng rất rộng rãi ở Việt Nam. Với đa số, uống một lượng
nhỏ rượu, không gây ra tác hại gì đáng kể, nhưng nếu uống nhiều rượu thường xuyên sẽ gây ra
các vấn đề về sức khoẻ cá nhân và quan hệ xã hội.
Một số loại rượu nổi tiếng trên thế giới
Rượu Whisky

Chưng cất từ những hạt lúa đại mạch, lúa mạch đen, bắp và các loại ngũ cốc có hạt nhỏ
khác. Các loại whisky thường gặp là: Bourbon, Rye, Grain và Malt. Rượu được chia theo thời
gian ủ như: Red label(5 tuổi); Black label (12 tuổi); Green Label ( 15 tuổi); Gold label ( 18 tuổi)
và loại thượng hạng Blue label ( 50 đến 60 tuổi). Nồng độ rượu khoảng 40%.


9

Rượu Brandy
Đây là các loại rượu mạnh chưng cất từ vang (nho)
hay từ trái cây đã lên men. Thường thì Brandy phải

qua hai lần chưng cất để đạt tỷ lệ cồn 70 – 80% rồi
mới ủ cho rượu dịu bớt trong các thùng gỗ sồi nhờ
quá trình oxy hóa, sau đó được pha thêm nước cất để
đạt được độ cồn khoảng 40%. Brandy có hai dòng
chính là Cognac và Armagnac. Các ký hiệu trên các
loại rượu dòng Brandy như V.O ( very old) ;V.S.O.P
(very superior old pale) ; XO (extra old), là chỉ tuổi
của rượu. Xếp theo trình tự, càng về sau tuổi càng lớn
hơn, và rượu có tuổi càng cao thì càng ngon.
Rượu Vodka

Là loại rượu mạnh không màu được làm từ bất cứ chất liệu nào, nhưng chưng cất tới hơn
95 độ cồn, sau đó giảm dần còn 40 – 50 độ mới đóng chai. Có thể không ủ nhưng cần xử lý kỹ,
nhằm loại bỏ tạp chất và màu sắc để trở thành trong suốt. Đây là loại rượu dễ bay hơi, có thể pha
chế với nhiều loại trái cây và các hỗn hợp đồ uống khác. Có hai loại Vodka chính là: Clear Vodka
(sản xuất theo kiểu thông thường không màu ) và Flavour Vodka (sử dụng hương vị, nguyên liệu
làm thơm rượu vodka).
Rượu vang


10

Rượu Vang là một loại thức uống có cồn được lên men từ nước nho hoặc các hoa quả khác.
Đây là kết quả của sự tương tác rất phức tạp giữa phát triển sinh hóa của hoa quả, các phản ứng
liên quan đến quá trình lên men, cùng với sự can thiệp của con người trong quá trình tổng thể. Có
các loại tiêu biểu như: Red wine; white wine; rose wine; champagne. Bên cạnh đó, thuật ngữ
"rượu vang” cũng có thể bao gồm các loại đồ uống hoặc tinh bột đã lên men có nồng độ cồn cao,
chẳng hạn như rượu lúa mạch, soju, hoặc sake.
Rượu Rhum
Được chưng cất từ nước cốt mía hay sản

phẩm của cây mía (xirô mía, mật mía).
Chưng đến hơn 95 độ cồn và thường
được đóng chai ở độ thấp hơn. Loại rượu
này giữ lại phần lớn mùi vị tự nhiên của
sản phẩm gốc (chính là cây mía). Có 3
loại Rhum chính: Rhum trắng(nhẹ mùi,
chưng cất bằng cột); Rhum vàng ( mùi
trung bình, chưng cất bằng nồi, ủ trong
thùng gỗ sồi hơn 1 năm); Rhum nâu
( đậm mùi, chưng cất bằng nồi)


11

Rượu Gin

Gin được chưng cất từ các loại hạt (bắp, lúa mạch, lúa mì, lúa mạch đen) trộn với hương
liệu thảo mộc như hạnh nhân, quế, hạt côca, gừng, vỏ chanh, cam. Độ cồn trong rượu Gin thường
là 34 – 47 độ, thuộc dòng lên men thuần túy. Có ba loại gin chính là: Clear Gin( trong suốt, không
màu, là loại phổ biến nhất); Golden Gin: (màu vàng nhạt do được ủ trong thùng gỗ,loại này rất ít
được sản xuất trên thế giới ); Flavoured Gin ( được sản xuất kếp hợp trái cây hay các loại thảo
mộc khác tạo ra Gin với mùi vị phong phú).
Rượu Việt Nam

Là các loại rượu làm từ nguyên liệu gạo lên men và được đem đi chưng cất để lấy rượu. Độ
rượu trung bình 40- 50 độ. Các loại rượu nổi tiếng: Mẫu Sơn (Lạng Sơn), rượu ngô men lá Na
Hang (Tuyên Quang), rượu làng Vân (Bắc Giang), rượu Kim Sơn (Ninh Bình), rượu Bàu Đá
(Bình Định), rượu cần Ê Đê Ban Mê (Đắk Lắk), rượu vang Đà Lạt (Lâm Đồng), rượu Gò Đen

-


(Long An).
1.1.2 Sử dụng rượu, đúng cách [9]
Mặc dù một số nghiên cứu đã chứng minh được tác dụng của rượu với nồng độ cồn thấp khi tiêu
thụ một lượng rượu có hàm lượng cồn dưới ngưỡng 20 gam mỗi ngày. Tuy nhiên một công trình
khoa học nghiên cứu toàn diện để tìm ra ngưỡng an toàn đối với rượu được đăng tải trên tạp chí


12

Lancet 2018 đã cho thấy ngưỡng an toàn khi sử dụng đồ uống là zero (không có ngưỡng an toàn
-

đối với sức khỏe khi sử dụng rượu).
Như vậy, bảo vệ sức khỏe thì không nên uống rượu bia, tuy nhiên khi uống nên cân nhắc và uống
đúng cách để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe:
1. Liều lượng: bia, rượu vang, rượu mạnh là đồ uống có cồn ở các nồng độ khác nhau: Lượng cồn
tiêu thụ được tính toán dựa trên nồng độ cồn của đồ uống và thể tích đồ uống. Cụ thể theo công
thức tính sau:
Dung tích (ml) x nồng độ (%) x 0,79 (hệ số quy đổi).
Một đơn vị rượu là 10 g cồn tương đương ¾ lon bia 330 ml; 135 ml rượu vang; 30 ml rượu
whisky. Nếu uống cần hạn chế: đối với nam: ≤ 02 đơn vị cồn/ngày; nữ: ≤ 01 đơn vị cồn/ngày.
2. Uống từ từ, chậm rãi nhằm giảm kích ứng niêm mạc miêng và dạ dày đồng thời giúp gan có
thời gian để kịp oxy hóa rượu giảm nguy cơ say và ngộ độc rượu
3. Trước khi uống rượu nên uống nước lọc, nước quả hoặc nước súp/súp hoặc nước canh và đồ ăn
đặc biệt là rau xanh nhằm pha loãng nồng độ cồn của rượu, giảm kích ứng dạ dày. Nên ăn đồ ăn
có nhiều protein khi uống rượu để làm chậm quá trình hấp thu rượu vào máu.
4. Không nên uống rượu lúc đói: Uống rượu khi đói làm lượng cồn phối hợp với dịch vị tăng khả
năng kích ứng dạ dày dẫn đến viêm loét dạ dày và chảy máu dạ dày
5. Không nên uống rượu với đồ uống có ga (nước giải khát có ga, bia): lượng ga tăng khả năng

hấp thu rượu vào trong máu.
6. Không nên sử dụng rượu với aspirin: Aspirin là một loại thuốc giảm đau, chống viêm. Khi
uống rượu có thể gây đau đầu, nên một số “cao thủ rượu” đã uống aspirin trước khi uống rượu để
tăng “tửu lượng”. Đây là điều hết sức nguy hiểm vì aspirin có thể gây chảy máu dạ dày khi đói và
tăng hấp thu rượu vào trong máu dẫn đến nồng độ cồn trong máu tăng nhanh. Do đó những
người đang có chỉ định dùng aspirin (trong những trường đau đầu, đau răng, đau khớp, có nguy
cơ đột quị…) thì nên tránh uống rượu. Chưa có nghiên cứu về thời gian uống rượu thích hợp sau
khi dùng aspirin, tuy nhiên lời khuyên cho khoảng thời gian uống rượu, bia và dùng aspirin là 1
ngày: nếu sử dụng cả aspirin và uống rượu trong 1 ngày thì nên cách xa bằng cách uống aspirin
vào buổi sáng và uống rượu vào tối hoặc ngược lại.
7. Không nên uống rượu với caffeine. Rượu là một chất ức chế/trầm cảm làm chậm hoạt động của
não và làm suy yếu khả năng đi lại, giao tiếp và suy nghĩ. Caffeine là chất kích thích làm tăng


13

huyết áp, nhịp tim và trong một số trường hợp, gây nhịp tim đập nhanh và nhịp tim không đều.
Caffeine cũng dẫn đến nhức đầu, bồn chồn, kích động, các vấn đề về dạ dày và hơi thở bất
thường. Nếu sử dụng caffeine để “tỉnh táo” khi uống rượu là một sai lầm nguy hiểm. Uống đồng
thời rượu và caffeine không có sự trung hòa giữa chất ức chế và chất kích thích, ngược lại nó làm
tăng nguy cơ tử vong do mắc hội chứng sốc độc tố (Oxic Jock Syndrome).
Nghiện rượu
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nghiện rượu là nhu cầu thèm muốn, đòi hỏi thường xuyên đồ uống
1.2
-

có cồn, hình thành thói quen, gây rối loạn nhân cách, giảm khả năng lao động và ảnh hưởng đến
sức khỏe. Để trở thành người nghiện rượu, bệnh nhân thường xuyên uống tối thiểu 300ml rượu 40
độ cồn, uống hàng ngày trong khoảng 10 năm [1].
Đa số các tác giả đều cho rằng phải uống rượu trên 10 năm mới trở thành nghiện rượu, chỉ

một số ít bệnh nhân uống trên 5 năm đã trở thành nghiện rượu. Những bệnh nhân này phải uống
một lượng rượu rất lớn mỗi ngày (700-1000ml rượu 40 độ cồn). Nhìn chung, tỷ lệ người nghiện
rượu có thời gian uống rượu dưới 5 năm chỉ chiếm 10% số trường hợp. Tỷ lệ cao nhất là nhóm
uống rượu từ 10 đến 15 năm, chiếm 60%, còn nhóm bệnh nhân uống rượu 15-20 năm chiếm 30%
[1].
-

7 triệu chứng chính của nghiện rươu:
• Cảm giác thôi thúc phải uống rượu: người nghiện rượu khi đã bắt đầu uống rượu thì không


thể ngừng lại được. Nếu họ bỏ rượu, họ cảm thấy thèm mãnh liệt.
Thói quen uống rượu hàng ngày: người uống rượu uống hết ngày này sang ngày khác. Họ



uống rượu sau các khoảng thời gian nhất định để tránh hoặc làm nhẹ hội chứng cai rượu.
Uống rượu được ưu tiên hơn các hành vi khác: với người nghiện rượu, uống rượu là ưu tiên



hàng đầu, hơn cả sức khỏe, gia đình, xã hội, nghề nghiệp.
Có hiện tượng dung nạp rượu: với một nồng độ rượu trong máu bình thường, người nghiện
rượu không bị ảnh hưởng. Lượng rượu uống của bệnh nhân ngày càng tăng dần. Đến giai
đoạn cuối của nghiện rượu, sự dung nạp rượu tụt xuống, bệnh nhân mất năng lực chỉ sau



khi uống một lượng rượu nhỏ.
Lặp di, lặp lại hội chứng cai rượu: các triệu chứng của hội chứng cai rượu xuất hiện khi

nồng độ rượu trong máu tụt xuống. Vì vậy hội chứng cai rượu thường xuất hiện vào buổi



sáng sớm, sau một đêm không uống rượu.
Uống rượu vào buổi sáng: người nghiện rượu phải uống rượu vào buổi sáng sớm, ngay sau
khi thức giấc để chặn hội chứng cai rượu. Ở hầu hết các nền văn hóa, uống rượu buổi sáng
được coi là nghiện rượu.


14



Tái nghiện rượu: sau một thời gian cai rượu, người nghiện rượu dễ dàng tái nghiện chỉ sau

vài ngày uống rượu.
1.2.1 Các giai đoạn của nghiện rượu [1]
• Giai đoạn 1
- Giai đoạn này bệnh nhân chưa thực sự trở thành nghiện rượu do không có hội chứng cai khi ngừng
uống rượu. Bệnh nhân thích uống rượu và uống ngày càng nhiều. Nếu không uống rượu, bệnh
nhân thấy thèm và nhớ rượu. Khả năng dung nạp với rượu của bệnh nhân tăng lên nhanh chóng,
họ có thể uống 500 ml rượu 40 độ cồn mỗi ngày.
- Bệnh nhân mất phẩn xạ nôn khi uống rượu, thay đổi tính tình và dần trở thành độc ác, hay nổi cáu
vô cớ, hay quấy nhiễu và đa nghi. Bệnh nhân hay quên, mất ngủ, chú ý và trí nhớ kém, hay mệt
mỏi, khả năng lao động giảm sút. Giai đoạn này thường kéo dài 5-10 năm. Nếu bệnh nhân tiếp tục
uống rượu thì sẽ chuyển sang giai đoạn 2 của nghiện rượu.
• Giai đoạn 2
- Trong giai đoạn này, bệnh nhân đã thực sự trở thành nghiện rượu. Bệnh nhân luôn trong tình trạng
thèm rượu bắt buộc và không thể kiềm chế. Họ có thể uống rượu bất kỳ lúc nào. Cứ sau một

khoảng thời gian nhất định, bệnh nhân lại phải uống rượu để giảm cơn thèm rượu. Quãng thời
gian này ngày càng ngắn lại.
- Nếu không được uống rượu, bệnh nhân sẽ có hội chứng cai rượu. Hội chứng cai rượu xuất hiện khi
nồng độ cồn trong máu giảm xuống. Vì thế hội chứng cai rượu hay xuất hiện vào buổi sáng, sau
một đêm không được uống rượu. Để ngăn hội chứng cai rượu, bệnh nhân phải uống rượu buổi
sáng, ngay sau khi ngủ dậy.
- Bệnh nhân thường có khí sắc giảm, buồn rầu, dễ bực tức, giận dữ, độc ác và đa nghi. Bệnh nhân
cũng có triệu chứng sợ hãi vô cớ, tự buộc tội mình, có thể cáo ảo thính, ảo thị giác, giấc ngủ
không sâu đầy mộng mị.
- Hội chứng cai rượu biểu hiên bởi các triệu chứng run tay, nôn, buồn nôn, mất ngủ, rối loạn thần
kinh thực vật, kích động, lo lắng vô cớ, hoang tưởng và ảo giác, cơn co giật kiểu động kinh.
- Khả năng dung nạp rượu tăng cao đến cực điểm và duy trì hàng năm, bệnh nhân uống từ 1500 đến
2000ml rượu 40 độ cồn mỗi ngày và triền miên trong trạng thái say rượu. Giai đoạn này thường
kéo dài 5-10 năm.
• Giai đoạn 3
- Triệu chứng thèm rượu của bệnh nhân có khuynh hướng giảm đi, bớt lè nhè và bớt quấy rối hơn
trước. Khả năng dung nạp rượu của bệnh nhân kém đi, họ chỉ uống được 150-200ml rượu mạnh
đã say và say lâu hơn trước.
- Hội chứng cai rượu ở giai đoạn này kéo dài hơn, các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật như
mạnh nhanh, huyết áp cao giao động, ra nhiều mồ hôi trầm trọng hơn giai đoạn trước.
- Giai đoạn này, bệnh nhân có các bệnh não thực tổn do nghiện rượu mạn tính gây ra, đó là bệnh
Korsakov, bệnh viêm não Wernicke và mất trí do rượu.


15


16

1.2.2


Tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện rượu
Tiêu chuẩn chẩn đoán của Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 [32]
Chẩn đoán nghiện rượu theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD 10 dựa vào hội chứng nghiện

(Dependence Syndrome ) và trạng thái cai (withdrawn state ) bao gồm 1 nhóm các hiện tượng sinh
lý, tập tính và nhận thức ở người sử dụng rượu.
Chỉ chẩn đoán xác định NR khi có từ 3 trở lên các triệu chứng sau
– Thèm rượu mãnh liệt.
– Không kiểm soát được việc uống rượu (lượng rượu, thời gian uống rượu).
– Khi từ bỏ rượu sẽ xuất hiện hội chứng cai rất khó chịu, buộc người bệnh phải uống rượu trở lại.
– Lượng rượu uống ngày một tăng.
– Xao nhãng công việc hay các sở thích, thói quen cũ.
– Tiếp tục uống rượu mặc dù biết rõ tác hại của rượu.

3
-

Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng cai rượu theo sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn
tâm thần lần thứ IV (DSM- IV) của hiệp hội tâm thần học Mỹ (APA): [3]
− Ngừng hoặc giảm lượng rượu sử dụng sau khi đã sử dụng nhiều trong một thời gian dài
− Vài giờ hoặc vài ngày sau khi ngừng hoặc giảm sử dụng rượu phải xuất hiện ít nhất hai

trong số triệu chứng sau:
• Tăng hoạt động tự động ( vã mồ hôi, mạch tang >100 lần/ phút)
• Run tay tăng lên
• Mất ngủ
• Buồn nôn và nôn
• Ảo thị giác, thính giác, ảo khứu hay hoang tưởng xuất hiện thoáng qua
• Kích thích tâm thần vận động

• Lo âu
• Cơn co giật toàn thể kiểu động kinh
− Các triệu chứng trên làm mất hoặc suy giảm các chức năng xã hội, nghề nghiệp hoặc các

lĩnh vực quan trọng khác
− Các triệu chứng trên không do các bệnh lý cơ thể và các rối loạn tâm thần khác gây ra.

Dịch tễ nghiện rượu
Nghiện rượu là một bệnh phổ biến, chiếm 1-10% dân số. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng tính
đến năm 2010, có 208 triệu người mắc chứng nghiện rượu trên toàn thế giới (4,1% dân số trên 15


17

tuổi) [18], [19]. Tại Hoa Kỳ, khoảng 17 triệu (7%) người trưởng thành và 0,7 triệu (2,8%) trong
-

số những người từ 12 đến 17 tuổi bị ảnh hưởng.[11]
Các nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy số người nghiện rượu ở thành thị là 4% và ở nông thôn là

-

3% dân số [1]
Tỷ lệ nữ/nam bị nghiện rượu giao động từ 1/8 đến 1/4. Trong thực tế lâm sàng, hầu hết các bệnh
nhân nghiện rượu là nam. Ở Việt Nam, nữ chỉ chiếm chừng 10% số người nghiện rượu, số bệnh

-

nhân nữ phải điều trị nghiện rượu trong bệnh viện là rất hiếm.
Tuổi nghiện rượu có xu hướng ngày càng trẻ hóa . Theo Nguyễn Kim Việt có 3,6% học sinh lớp

12 ở Hoa Kỳ uống rượu hàng ngày [6]. Ở Việt Nam, theo một số nghiên cứu tỷ lệ nghiện rượu ở
nam giới trên 16 tuổi chiếm khoảng trên 3% [7].

-

Nghề nghiệp là môi trường ảnh hưởng đến nghiện rượu. Có 3 loại nghề nghiệp liên quan đến
nghiện rượu là nông dân với môi trường nông thôn, tầng lớp công nhân lao động chân tay, nặng
nhọc và những người tiếp xúc với công chúng nhiều như bồi bàn, giới kinh doanh.

-

Ở Việt Nam, có đến 80% số người nghiện rượu làm những nghề lao động nặng nhọc như thợ xây,
thợ mộc, thợ rèn, nhưng có đến 32,5% số người này thất nghiệp tại thời điểm nghiên cứu.

-

Người có học vấn thấp có tỷ lệ nghiện rượu cao hơn người có học vấn cao. Ở Việt Nam, theo Trần
Viết Nghị (1996), có đến 80,6% số người nghiện rượu chưa tốt nghiệp phổ thông trung học [1]

-

Môi trường làm việc nặng nhọc, sự thiếu hiểu biết và sự phổ biến của quan niệm sai lầm trong
dân chúng cho rượu là thuốc bổ, giúp nhanh chóng phục hồi sức khỏe… đã tạo diều kiện thuận lợi
cho phát sinh, phát triển nghiện rượu [3], [4]

-

Tiền sử gia đình nghiện rượu làm tăng nguy cơ nghiện rượu lên gấp 3 đến 4 lần [26].

-


Đa số các tác giả đều cho rằng phải uống rượu trên 10 năm mới trở thành nghiện rượu, chỉ một số
ít bệnh nhân uống trên 5 năm đã trở thành nghiện rượu. Những bệnh nhân này phải uống một
lượng rượu rất lớn mỗi ngày (700-1000ml rượu 40 độ cồn). Nhìn chung, tỷ lệ người nghiện rượu
có thời gian uống rượu dưới 5 năm chỉ chiếm 10% số trường hợp. Tỷ lệ cao nhất là nhóm uống
rượu từ 10 đến 15 năm, chiếm 60%, còn nhóm bệnh nhân uống rượu 15-20 năm chiếm 30% [3],
[5].


18

1.3

1

Hậu quả của nghiện rượu
Hậu quả của nghiện rượu với bản thân bệnh nhân

 Tác hại về mặt thể chất
Sự hấp thu và bài tiết rượu:
Mức độ hấp thụ của rượu tùy thuộc vào loại rượu, lượng uống rượu nhiều
hay ít, lượng thức ăn đi kèm khi uống, thể trạng của người uống, tâm trạng khi uống...
trung bình sau uống 30 phút đạt nồng độ tối đa trong máu.
Rượu được hấp thu nhanh khoảng 20% số lượng rượu được vào cơ thể ngay qua dạ dày, số
còn lại được hấp thu qua ruột. Cơ thể thường có phản ứng tự bảo vệ khi nồng độ rượu đưa vào
quá cao, niêm mạc của dạ dày sẽ bị kích thích tiết ra chất nhầy làm giảm bớt sự hấp thu, cùng lúc
đó môn vị co thắt ngăn rượu không xuống ruột, làm cho người uống buồn nôn và nôn rượu ra
ngoài. Thức ăn chất đạm và chất béo làm chậm sự hấp thu của rượu, trái lại nước uống sẽ làm
tăng sự hấp thu của rượu. Rượu phân phối vào hầu hết các cơ quan, tổ chức cơ thể, qua được nhau
thai. Nhiễm độc rượu là khi nào nồng độ rượu trong máu trên 0,15% thể tích. Khoảng 10% số

lượng rượu đào thải ra ngoài bằng đường hô hấp, phần lớn được khử ở gan thành acetaldehyd và
đào thải qua nước tiểu.
- Tác hại trên gan: Rượu gây nhiều tác hại trên gan. Khi rượu đi vào cơ thể, chúng được
hấp thụ nhanh qua đường tiêu hóa, khi đói thì hấp thụ càng nhanh. Trên 90% rượu được oxy hóa
tại gan (phần còn lại thải trừ nguyên vẹn qua thận và phổi) để chuyển hóa thành acetaldehyde
(chất có độc tính) sau đó thành acetat (sản phẩm không độc). Với bệnh nhân lạm dụng bia rượu có
hiện tượng dư thừa lượng lớn acetaldehyde do không chuyển hóa kịp thành acetat, các phản ứng
oxy hóa gây giải phóng lượng lớn gốc tự do, gây tổn thương tế bào gan. Khoảng ¼ số bệnh nhân
nằm tại khoa tiêu hóa là xơ gan. Rượu là thủ phạm gây xơ gan đứng hàng thứ 2 chỉ sau vi rút
viêm gan B…Các bệnh lý gan do rượu thường gặp là: gan nhiễm mỡ do rượu, viêm gan do
rượu, xơ gan do rượu, ung thư gan. Tiêu thụ rượu có thể làm trầm trọng thêm tổn thương
gan do các yếu tố gây bệnh khác, bao gồm cả virus viêm gan. Khoảng 20% bệnh nhân bị
viêm gan do rượu có nhiễm virus viêm gan C đồng thời [28]. Lạm dụng rượu lâu dài đã
được xác định là gây độc tính acetaminophen mạnh thông qua việc gây ra CYP2E1 và làm
cạn kiệt glutathione. Bệnh nhân nghiện rượu có thể bị tổn thương gan nặng, thậm chí gây
tử vong sau khi uống liều điều trị chuẩn acetaminophen [36].


19

- Tác hại trên dạ dày: viêm loét dạ dày, hành tá tràng, viêm dạ dày cấp. Rượu có thể gây ra
sự khuếch tán ngược acid Clohydric qua niêm mạc thực quản và dạ dày gây bệnh lý trào ngược dạ
dày thực quản.
- Tác hại trên tim mạch và huyết áp: Khi vào máu, rượu được vận chuyển đi khắp cơ
thể, làm giãn mạch máu, đưa một lưu lượng máu lớn hơn lên bề mặt da (đỏ mặt), cảm giác ấm áp
tạm thời, cơ thể mất nhiệt, hạ huyết áp. Rối loạn chức năng ty thể có một vai trò quan trọng trong
sự phát triển và biến chứng của bệnh cơ tim do rượu. Sử dụng rượu lâu dài có liên quan đến sự
phá hủy DNA ti thể, làm tăng nguy cơ đột biến [21]. Rượu gây ra thiếu B1 làm cho người bệnh
cảm thấy mệt mỏi, phù, tím tái, giảm khả năng gắng sức… dần dần dẫn tới suy tim. Uống rượu
liên tục gây ra phản ứng viêm toàn thân, có thể dẫn đến viêm cơ tim do rượu, gây nguy cơ tử

vong cao [35]. Nghiện rượu là một nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh cơ tim giãn thứ phát
không do thiếu máu cục bộ cơ tim và chiếm tới 1/3 các bệnh nhân bị bệnh giãn cơ tim (DCM)
[22]. Rượu còn gây ra rối loạn nhịp nhĩ hay nhịp thất, nhất là nhịp nhanh kịch phát ở những người
bình thường. Uống rượu liên quan đến những biến chứng mạch máu não, nhất là trong vòng 24h
sau khi uống rượu.
- Bệnh nội tiết: Trong nhiều năm, rượu đã được biết là tác động tiêu cực đến chức năng
hormone [24]. Rượu có khả năng cản trở các tuyến liên quan đến sự tiết và điều hòa hormone,
như tuyến yên, có thể dẫn đến các biến chứng, mất khả năng duy trì trạng thái cân bằng nội tiết tố
của cơ thể. Tuyến yên, tổng hợp và tiết ra các hormone chữa lành và sửa chữa thiết yếu (hormone
tăng trưởng của con người-GH). Tuyến này đã được chứng minh suy giảm chức năng đáng kể do
tiếp xúc với rượu. Đái tháo đường là bệnh rất phổ biến ở những bệnh nhân nghiên rượu [34].
-Trên não bộ và thần kinh:
• Uống rượu nhiều năm làm rối loạn chức năng não, tổn thương não, suy giảm trí nhớ, teo não.
Sự hình thành bệnh lý thần kinh ngoại biên, đặc biệt là bệnh viêm đa dây thần kinh ngoại biên
là một nguy cơ đối với những người có tiền sử tiêu thụ mãn tính một lượng lớn rượu. Các
triệu chứng của bệnh thần kinh do rượu biểu hiện ban đầu ở các chi dưới xa. Các triệu chứng
cảm giác (ví dụ, tê, dị cảm, khó tiêu, mất ngủ và mất rung và cảm giác vị trí) thường biểu hiện
trước các triệu chứng vận động (ví dụ, yếu). Bệnh nhân cũng có thể có biểu hiện mất dáng đi
và khó đi lại hoặc có tiền sử bị ngã thường xuyên. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể xuất hiện với
cả triệu chứng vận động và cảm giác [27], [30].


20

• Rượu không phải là một chất kích thích mà là một chất làm suy giảm cả 2 quá trình hưng
phấn và ức chế của hệ thần kinh trung ương. Nhưng rượu làm mất ức chế mạnh hơn gây nên
quá trình hưng phấn giả và vì vậy người uống rượu cảm thấy hưng phấn, đỡ lo âu, sợ hãi, hoạt
động nhiều, nói nhiều, khả năng tự kiềm chế bản thân suy giảm nên lời nói thiếu tế nhị, cử chỉ
hoạt động thiếu chính xác. Khi nồng độ rượu trong máu là 0,3% thì vận động và tư duy, tri
giác đều bị rối loạn. Khi nồng độ rượu lên tới 0,4 – 0,5% thì cả 2 quá trình hưng phấn và ức

chế đều bị suy giảm, người uống rượu bị bất tỉnh, hôn mê và khi nồng độ rượu lên đến 0,6 –
0,7% thì người uống rượu có thể tử vong.
-Rối loạn tình dục: Lạm dụng rượu cũng được chứng minh là gây ra sự thay đổi hormone
liên quan đến tuổi dậy thì ở trẻ vị thành niên được chứng minh bằng việc giảm đáng kể nồng độ
testosterone, LH và FSH [15]. Nghiện rượu có thể dẫn đến suy giảm chức năng tình dục, giảm
cương dương, giảm chất lượng tinh trùng. Đối với nữ giới, nghiện rượu sẽ làm suy yếu vùng hạ
đồi - tuyến yên, buồng trứng dẫn đến trứng không rụng nữa, làm bất thường phát triển nội mạc tử
cung, rối loạn kinh nguyệt (ít kinh). Có sự sụt giảm nồng độ estrogen ở trẻ gái vị thành niên và sự
giảm này được duy trì trong thời gian dài sau khi uống một lượng rượu trung bình [16]. Làm ảnh
hưởng khả năng sinh sản của chị em do thay đổi mức độ estrogen và progesterone, gây nguy cơ
sinh non cao và là một nguyên nhân gây vô sinh [2].
Ngoài ra, Tác dụng phụ của thai nhi, trẻ sơ sinh và trẻ em xảy ra khi sử dụng rượu bia của
mẹ trong thai kỳ. Nghiện rượu của cha mẹ có thể ảnh hưởng đến thai nhi ngay cả trước khi đứa
trẻ được sinh ra. Ở phụ nữ mang thai, rượu được mang đến tất cả các cơ quan và mô của mẹ, kể
cả nhau thai, nơi nó dễ dàng đi qua màng ngăn cách hệ thống máu của mẹ và thai nhi. Khi một
phụ nữ mang thai uống đồ uống có cồn, nồng độ cồn trong máu của em bé chưa sinh của cô ấy
ngang bằng với chính mình. Một phụ nữ mang thai tiêu thụ rượu trong khi mang thai có thể sinh
em bé với Hội chứng rượu bào thai (FAS). Hội chứng rượu bào thai là một trong ba nguyên nhân
hàng đầu gây ra dị tật bẩm sinh. Theo Hội đồng Quốc gia về Nghiện rượu và Ma túy, khoảng
5000 em bé được sinh ra mỗi năm với thiệt hại nghiêm trọng do FAS gây ra; 35000 em bé khác
được sinh ra với các dạng FAS nhẹ hơn (Berger, tr.37). Chẩn đoán hội chứng rượu bào thai (FAS)
dựa trên các phát hiện ở 3 triệu chứng sau: (1) dị thường khuôn mặt đặc trưng: đầu nhỏ, mắt nhỏ,
sống mũi thấp ngắn, môi trên mỏng, (2) chậm phát triển (hạn chế tăng trưởng trong tử cung và
không phát triển kịp) và (3) Sự tham gia của CNS (suy giảm nhận thức, khuyết tật học tập hoặc
bất thường về hành vi). [20]


21

- Các chấn thương ngoại khoa do say rượu: trong quá trình say rượu bệnh nhân thường không kiểm

soát được cảm xúc và hành vi có thể dẫn đến đánh nhau, tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông.
- Nghiện rượu và HIV/ AIDS: Nghiện rượu và nghiện ma túy có liên quan mật thiết với nhau. Trong
nhiều trường hợp rượu là một thuốc cửa ngõ sau đó sẽ nghiện một loại khác. Người nghiện rượu
không kiểm soát được hành vi của mình, buông thả, liên quan tới hành vi tình dục bừa bãi, không
an toàn... là những nguy cơ dẫn tới nhiễm HIV.
 Tác hại đối với tâm thần
Cơ chế tác động của rượu:
Ethanol là một phân tử nhỏ dễ dàng phân phối đến não và đạt mức cao nhất trong máu
khoảng 30 phút sau khi uống đồ uống có cồn. Ethanol ảnh hưởng đến các protein có liên quan đến
nhiều chất dẫn truyền thần kinh và con đường. Chúng bao gồm con đường dopamine, con đường
serotonin, protein liên quan đến thụ thể GABA, thụ thể glutamate, thụ thể mGlu, thụ thể nicotinic,
thụ thể CB1 cannabinoid, kênh ion canxi điện áp và kênh kali kích hoạt canxi [17]
Giống như các rối loạn tâm thần khác, nguyên nhân chính xác của rối loạn tâm thần liên
quan đến rượu vẫn chưa rõ ràng, nhưng rất có thể nó có liên quan đến dopamine trong limbic và
có thể các hệ thống khác, chẳng hạn như hệ thống dẫn truyền thần kinh glutamatergic. Giả thuyết
dopamine thường được áp dụng cho rối loạn tâm thần liên quan đến hoạt động quá mức của hệ
thống dopaminergic. Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy hoạt động của dopaminergic tăng
lên khi tăng giải phóng dopamine khi uống rượu.
Mặt khác, việc cai rượu sẽ làm giảm việc bắn ra các tế bào thần kinh dopaminergic ở vùng
não thất và giảm sự giải phóng dopamine từ tế bào thần kinh. Ethanol làm gián đoạn nghiêm
trọng sự dẫn truyền thần kinh glutamatergic bằng cách ức chế phản ứng của thụ thể NMDA. Ức
chế kéo dài thụ thể NMDA bởi ethanol dẫn đến quá mẫn cảm. Trong giai đoạn thu hồi, loại bỏ
ethanol cấp tính gây ra sự gia tăng rõ rệt hoạt động của các tế bào thần kinh sau synap, chẳng hạn
như các chất trong hệ noradrenergic, và, trong trường hợp cực kỳ kích thích do glutamate gây ra
[17], [31].
Các rối loạn tâm thần trong nghiện rượu, lạm dụng rượu rất thường gặp do rượu là một chất
tác động tâm thần mạnh.
Các bệnh lý tâm thần liên quan đến nghiện rượu thường gặp là:
 Rối loạn tâm thần do ngộ độc rượu (say rượu):



22

• Say rượu thông thường: say rượu thông thường có thể có những rối loạn tâm thần như

cảm xúc không ổn đinh, cáu giận, lo âu, rối loạn hành vi… kèm theo các triệu chứng của
ngộ độc rượu. Những rối loạn tâm thần này chỉ tồn tại thời gian ngắn khi còn tác dụng
dược lý của rượu, khi hết tác dụng dược lý của rượu các triệu chứng này tự hết [8]
• Say rượu bệnh lý là tình trạng rối loạn tâm thần cấp xuất hiện khi say rượu. Thường với

liều sử dụng rượu thấp, đối tượng xuất hiện tình trạng loạn thần cấp sau sử dụng rượu với
liều thấp. Đối tượng có thể có những hành vi nguy hiểm, mất kiểm soát ý thức về hành vi
của mình. Tình trạng loạn thần hết sau khi hết cơn say rượu [8]
 Loạn thần do rượu:


Sảng rượu (sảng run): Sảng rượu là tình trạng loạn thần cấp xuất hiện ở đối tượng nghiện
rượu mạn tính, là tình trạng cấp cứu về tâm thần và chuyển hóa [10], [13]. Biểu hiện
bằng run, hoảng hốt, lo âu, trầm cảm...Ý thức mê sảng hoặc lú lẫn, hoang tưởng, kích
động, mất ngủ…hoạt động thần kinh tự trị gia tăng. Tiến triển nặng dần, nhất là về chiều
tối.

• Ảo giác do rượu: Thường gặp ở người nghiện rượu lâu ngày, nổi bật là các loại ảo giác,

thường là những ảo giác thật. Ảo giác chủ yếu là ảo thị giác, ảo thanh, ảo xúc giác với nội
dung rùng rợn, ghê sợ. Ảo giác do rượu có thể khởi phát cấp tính hay từ từ và thường
nặng lên về chiều tối. Ảo giác thường là những ảo giác thật, có thể có nhiều ảo giác trên
một bệnh nhân, có thể có ảo thanh, ảo thị, ảo giác xúc giác, ảo khứu...
Ảo thanh phần lớn được phát triển trên nền tảng những rối loạn khác kèm theo, đôi khi ảo
thanh xuất hiện vào ngày cuối cùng của cơn uống rượu. Ảo thanh thường xuất hiện vào chiều tối

và lúc thiêm thiếp ngủ. Có thể là ảo thanh thô sơ hay ảo thanh lời nói. Giọng nói có thể nói
chuyện với bệnh nhân hay nói chuyện với nhau. Cường độ ảo thanh có thể là tiếng kêu hay tiếng
thì thầm, giọng nói biến đổi nhưng thường có những chủ đề liên quan với nhau, ảo thanh nặng lên
về chiều tối. Thoái triển đột ngột sau một giấc ngủ sâu hay giảm dần về cường độ và tần số, khi
ảo thanh hết hẳn thì bệnh nhân phê phán được trạng thái loạn thần đã qua.
Ảo thị cũng thường gặp sau ảo thanh, nội dung ảo thị thường phù hợp với nội dung ảo
thanh và hoang tưởng. Khi ảo giác có sảng thì bệnh nhân thấy những côn trùng, động vật với kích
thước thu nhỏ. Khi ảo giác kèm theo ý thức u ám bệnh nhân thấy những cảnh giống mộng nhưng


23

chủ đề thường không hoàn chỉnh và mất tính thứ tự. Ảo xúc ít gặp hơn ảo thanh và ảo thị, thường
xuất hiện cùng với ảo thị, bệnh nhân thấy những côn trùng bò trên da thịt, chuột gậm nhấm chân
tay mình gây cảm giác khó chịu. Đôi khi ảo xúc là cảm giác những vật lạ trong miệng và họng.
Ảo khứu và ảo vị chỉ gặp ở 9% bệnh nhân loạn thần do rượu với ảo giác chiếm ưu thế.


Hoang tưởng do rượu: là một hội chứng hay là một thể bệnh của loạn thần do rượu. Hoang
tưởng ghen tuông và hoang tưởng bị hại là những biểu hiện lâm sàng chủ yếu của hoang
tưởng do rượu. Paranoia do rượu được nhắc đến nhiều là hoang tưởng ghen tuông, được
phát triển dần trên một nhân cách đã thoái hoá do rượu. Thoạt đầu những ý tưởng ghen
tuông chỉ có trong khi say. Dần dần mới trở nên bền vững và xuất hiện cả những khi bệnh
nhân không uống rượu. Từ chỗ nghi ngờ đi đến khẳng định vợ mình không chung thuỷ.
Bệnh nhân rình mò, tra khảo, bắt vợ phải nhận lỗi. Bệnh nhân xác định người yêu của vợ
mình thường là người quen biết. Sự phức tạp của loạn thần có thể diễn ra theo 2 hướng:
+ Hoang tưởng ghen tuông là chủ đề duy nhất không thay đổi.
+ Ý tưởng hoang tưởng còn có nội dung khác liên quan đến sự thiệt hại vật chất (vợ lấy
tiền cho người yêu, đầu độc bệnh nhân để có tự do với người yêu).
Một số tác giả nhận thấy hoang tưởng ghen tuông thường xuất hiện sau loạn thần do rượu


cấp tính, ở tuổi trung niên. Một số thống kê nhận thấy hoang tưởng ghen tuông gặp ở 40% bệnh
nhân loạn thần do rượu với hoang tưởng và ảo giác chiếm ưu thế.
Paranoid do rượu được nhắc đến nhiều là hoang tưởng bị theo dõi, hoang tưởng bị hại và
các hoang tưởng cảm thụ có tính hình tượng cao. Hoang tưởng bị theo dõi chi phối mãnh liệt hành
vi, cảm xúc của bệnh nhân. Thường có ảo tưởng lời nói, ảo tưởng cảm xúc và ảo thanh với nội
dung đe doạ. Hành vi có tính xung động, nguy hiểm cho bản thân và xung quanh. Bệnh nhân bỏ
chạy, phòng thủ, có khi tự sát. Trong những trường hợp kéo dài thì hành vi ít nguy hiểm hơn, ít
thấy các hoang tưởng bị theo dõi, bị chi phối bằng vật lý như trong tâm thần phân liệt. Theo
Soayka H., 1990 hoang tưởng bị theo dõi chiếm 32% bệnh nhân ảo giác do rượu. Hoang tưởng bị
hại có thể cùng xuất hiện với hoang tưởng bị theo dõi hoặc hoang tưởng ghen tuông trong
paranoid cấp do rượu. Theo thống kê của một số tác giả hoang tưởng bị hại chiếm 71% bệnh nhân
loạn thần do rượu với hoang tưởng chiếm ưu thế. Hoang tưởng bị hại có tỉ lệ cao nhưng không
đặc hiệu cho loạn thần do rượu.


24

Ngoài ra ở bệnh nhân loạn thần do rượu còn thấy một số hoang tưởng khác như hoang
tưởng liên hệ, hoang tưởng tự cao, hoang tưởng nghi bệnh... nhưng với tỉ lệ thấp. Hoang tưởng và
ảo giác đôi khi cùng phối hợp với nhau trong một bệnh cảnh lâm sàng của loạn thần do rượu.
Theo thống kê của Soayle M., 1990 chỉ có 13% bệnh nhân loạn thần do rượu có ảo giác đơn
thuần.
• Bệnh loạn thần Korsakov: Đây là một trong các thể bệnh não thực tổn mạn tính do rượu.

Nguyên nhân là do nghiện rượu mạn tính dẫn đến thiếu Thiamine. Hội chứng mất nhớ và
viêm đa dây thần kinh là dấu hiệu chủ yếu của bệnh [4], [2], [5]
Ngoài ra bệnh nhân nghiện rượu thường biến đổi nhân cách, đạo đức suy đồi.
1.3.2 Ảnh hưởng của nghiện rượu đối với gia đình.
- Nghiện rượu còn được gọi là bệnh gia đình. Người nghiện rượu có thể có con nhỏ, thiếu

niên hoặc trưởng thành; họ có vợ hoặc chồng; họ có anh chị em; họ có cha mẹ hoặc người thân
khác. Một người nghiện rượu hoàn toàn có thể phá vỡ cuộc sống gia đình và gây ra những tác
động có hại có thể kéo dài suốt đời. Theo U. S. Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh và SAMHSA, (Cơ
quan Quản lý Dịch vụ Sức khỏe Tâm thần & Lạm dụng Chất gây nghiện), Cơ quan Thông tin về
Rượu và Ma túy Quốc gia, bảy mươi sáu triệu người Mỹ đã bị nghiện rượu trong gia đình. Nghiện
rượu chịu trách nhiệm cho nhiều vấn đề gia đình hơn bất kỳ nguyên nhân nào khác. Theo
Silverstein (1990), cứ bốn gia đình thì có một người gặp vấn đề với rượu.
- Các nghiên cứu về bạo lực gia đình thường xuyên được xác định do tiêu thụ rượu. Ước
tính khác nhau giữa các nước. Ở Hoa Kỳ, và ở Anh và Wales, nạn nhân tin rằng các đối tác của họ
đã uống rượu trước tấn công trong 55% và 32% trường hợp xảy ra cãi vã căng thẳng. Ở Nam Phi,
65% phụ nữ bị bạo hành báo cáo rằng đối tác của họ luôn luôn hoặc đôi khi sử dụng rượu trước
khi hành hung. Các nước khác có tỉ lệ bạo lực gia đình cao bao gồm Ấn Độ, Uganda, Việt Nam,
và Zimbabwe. Hơn nữa, một nghiên cứu lớn ở Chile, Ai Cập, Ấn Độ và Philippines được xác
định thường xuyên tiêu thụ rượu của chồng là một yếu tố rủi ro cho người thân suốt đời đối với
cả bốn nghiên cứu các nước [33].
- Ảnh hướng tới kinh tế gia đình, giảm khả năng lao động trong khi phải tăng chi phí cho
rượu, và liên quan đến dùng rượu. Người bệnh cũng giảm sút khả năng lao động kiếm tiến nên
gánh nặng kinh tế dồn lên vai người thân của họ, thường là vợ, mẹ hoặc con cái.
- Nguy cơ phá vỡ cấu trúc gia đình, rối nhiễu mối quan hệ giữa các thành viên trong gia
đình, sứt mẻ tình cảm, mất hạnh phúc gia đình. Trẻ em sinh ra trong những gia đình có người


25

nghiện rượu bị ảnh hưởng nặng nề. Bạo lực gia đình và lạm dụng trẻ em có thể xảy ra. Một nghiên
cứu ở Mĩ cho thấy 60-70% trong số những người tấn công bạn tình đã lạm dụng rượu.
- Người bệnh ngày càng trở nên ích kỷ, mất đi những thích thú cũ, lãnh đạm hoàn toàn với
người thân, đòi hỏi có tính chất vị kỷ thô bạo, đặc biệt trong quan hệ với người thân. Giảm sút tình
cảm đạo đức, không quan tâm đến gia đình, tiêu xài tất cả tiền lương vào rượu suốt ngày chăm lo
đến việc làm thế nào để có rượu uống. Người bệnh không cảm thấy xấu hổ vì đã phải ăn bám gia

đình, vợ con, hơn nữa người bệnh cũng chẳng ân hận khi lấy cắp tiền của người thân để uống
rượu, thậm chí còn bán cả những vật dùng cần thiết của mình cũng như của vợ con.Cuộc sống tạm
bợ, bê tha, hoàn toàn không nghĩ gì đến ngày mai. Người bệnh hay nói dối, cuộc sống buông thả,
dễ mắc nợ, cắm quán, hứa hão, bịa ra đủ mọi thứ để vòi tiền. Nợ nần thường không trả, để cho
người thân phải trả. Những cá tính tinh tế bị mất đi, do giảm khả năng nắm bắt thực tại và ứng xử
các tình huống xảy ra,thiếu lịch sự và hành động quá khích.
- Khả năng phê phán giảm rõ rệt đặc biệt đối với địa vị của mình và quan hệ của gia đình
mình. Phủ nhận là mình đã dùng rượu quá mức. Đôi khi người bệnh hứa bỏ rượu một cách dễ
dàng, cam đoan rằng điều đó đối với họ chẳng khó khăn gì, song thực tế không đủ ý chí để từ chối
những lời hẹn hò của các bạn rượu, chiều đến người nghiện đứng ngồi không yên, bồn chồn đi tới,
đi lui chờ mong tín hiệu của bạn rượu để được đến điểm hẹn uống rượu. Người bệnh chẳng những
không từ chối mà còn vui sướng nhận những lời mời rượu của bạn rượu. Những biến đổi như trên
ngày càng làm suy giảm các tập tính tốt.
- Trong nghiện rượu mạn tính, thời kỳ đầu người bệnh chỉ dùng rượu từng lúc, về sau
thường cảm thấy cồn cào vào buổi sáng và cả buổi chiều. Lúc đầu chỉ uống vào những ngày nghỉ,
ngày lễ khoảng 1 – 2 lần trong tuần hoặc gặp thì uống.Khi say người bệnh còn giữ được những nét
khoan khoái, khoái cảm, vui vẻ, sau đóxuất hiện tình trạng say liên miên. Trong cơn say cảm xúc
giận dữ, dễ bị kích thích, người bệnh khi uống rượu vào trở nên dễ bực dọc, hay gây sự, vin cớ cãi
cọ, tục tằn, thường tấn công, đập phá, đồ đạc, đánh đập người thân (có người trong tình trạng này
đã cầm dao chém vợ, đánh con gây thương tích nặng nề). Đe dọa tính mạng của người thân khiến
cho cả gia đình luôn trong tình trạng hoảng loạn.
- Giai đoạn muộn của nghiện rượu khả năng dung nạp rượu bắt đầu giảm xuống. Trong vài
ngày liền đang uống hàng ly rượu lớn, người bệnh sau đó buộc phải giảm liều hoặc phải ngừng
uống rượu hẳn vì các rối loạn toàn thân nặng (tức ngực, tim đập nhanh, khó chịu, nôn, ỉa chảy...).


×