Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC và THÁI độ của SINH VIÊN điều DƯỠNG TRƯỜNG đại học y dược hải PHÒNG về CHĂM sóc sức KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.29 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHỊNG
-------- o0o -------

ĐỒN THỊ GIANG

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN
ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHỊNG
VỀ CHĂM SĨC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI NĂM 2019

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG
Khóa 2015– 2019

HẢI PHÒNG - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHỊNG
-------- o0o -------

ĐỒN THỊ GIANG

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN
ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHỊNG VỀ


CHĂM SĨC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI NĂM 2019
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG
Khóa 2015– 2019
Người hướng dẫn:
1. Ths. Lương Thị Thu Giang

2. Ths. Phạm Thị Tuyết

HẢI PHÒNG - 2019
LỜI CAM ĐOAN


Tơi xin cam đoan bản khố luận này là cơng trình nghiên cứu thực
sự của cá nhân tơi.Các kết quả nghiên cứu và phân tích là trung thực và chưa
từng được cơng bố dưới bất kì hình thức nào bởi bất cứ ai khác.
Tác giả khóa luận

Đồn Thị Giang


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới: Ban giám hiệu, Phòng đào
tạo trường Đại học Y dược Hải Phòng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi
trong q trình hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Với tất cả tấm lịng kính trọng tơi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy
cô trong bộ mơn Điều dưỡng trường Đại học Y dược Hải Phịng đã hướng
dẫn tôi học tập và thực hiện đề tài này.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắcThs. Lương Thị Thu Giang
và Ths. Phạm Thị Tuyết bộ mơn Điều dưỡng Đại học Y dược Hải Phịng là

những người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này, đã dành nhiều tâm
huyết và thời gian quý báu của mình bồi dưỡng kiến thức cho tơi, hướng dẫn,
chỉ bảo tơi trong suốt q nghiên cứu và hồn thành khóa luận.
Tơi xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên điều dưỡng trường đại học
Y Dược Hải Phòng đã tham gia và giúp đỡ tơi trong q trình thu thập số liệu
nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới những người thân
trong gia đình, bạn bè đã luôn ở bên cạnh động viên, giúp đỡ tơi trong q
trình học tập và nghiên cứu.
Hải Phịng 2019

Đoàn Thị Giang


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
CSSK

Chăm sóc sức khỏe

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

NCT

Người cao tuổi

q

Phương sai


r

Hệ số tương quan


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN.............................................................................3
1.1. Đại cương...................................................................................................3
1.2. Thực trạng người cao tuổi trên thế giới và Việt Nam.................................4
1.2.1. Người cao tuổi trên thế giới.....................................................................4
1.2.2. Người cao tuổi ở Việt Nam......................................................................5
1.3.Đặc điểm tâm, sinh lý ở người cao tuổi.......................................................6
1.3.1. Đặc điểm sinh lý ở người cao tuổi...........................................................6
1.3.2. Đặc điểm tâm lý ở người cao tuổi...........................................................9
1.4. Thực trạng kiến thức, thái độ và các yếu tố liên quan của sinh viên điều
dưỡng trong thực hành chăm sóc sức khỏe người cao t̉i.............................11
CHƯƠNG 2. ĐỚI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............14
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu...............................................14
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................14
2.2.2. Thời gian nghiên cứu.............................................................................14
2.3.3. Địa điểm nghiên cứu............................................................................14
2.2 Phương pháp nghiên cứu...........................................................................14
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu...............................................................................14
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu.............................................................................14
2.3. Công cụ thu thập số liệu...........................................................................15
2.4. Kỹ thuật thu thập số liệu...........................................................................17
2.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................18

2.6. Các sai số và cách khắc phục...................................................................19
2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.............................................................19
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................20


3.1.Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...............................................20
3.2. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
.........................................................................................................................25
3.3. Thái độ của đối tượng nghiên cứuvề chăm sóc sức khỏe người cao t̉i.27
3.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ của sinh viên điều
dưỡng về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi...................................................29
3.4.1 Liên quan giữa kiến thức và thái độ của sinh viên điều dưỡng về chăm
sóc sức khỏe người cao t̉i............................................................................29
3.4.2. Liên quan giữa kinh nghiệm chăm sóc với kiến thức và thái độ về chăm
sóc sức khỏe người cao t̉i............................................................................29
3.4.3. Liên quan giữa chương trình học điều dưỡng lão khoa với kiến thức và
thái độ về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi..................................................30
3.4.4. Mối liên quan giữa lựa chọn điều dưỡng lão khoa sau khi tốt nghiệp của
đối tượng nghiên cứu với kiến thức và thái dộ về chăm sóc sức khỏe người
cao t̉i............................................................................................................31
CHƯƠNG 4. BÀN ḶN..............................................................................32
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..............................................32
4.2. Đặc điểm kiến thức của đối tượng nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe
người cao tuổi..................................................................................................34
4.3. Đặc điểm thái độ của đối tượng nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe người
cao t̉i............................................................................................................35
4.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ của sinh viên điều
dưỡng về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi...................................................37
4.4.1 Liên quan giữa kiến thức và thái độ của sinh viên điều dưỡng về chăm
sóc sức khỏe người cao t̉i............................................................................37

4.4.2. Liên quan giữa kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi với kiến
thức..................................................................................................................38


4.4.3. Liên quan giữa kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe người cao t̉i với thái
độ.....................................................................................................................39
4.4.4. Liên quan chương trình học điều dưỡng lão khoa với kiến thức về chăm
sóc sức khỏe người cao t̉i............................................................................39
4.4.5. Liên quan chương trình học điều dưỡng lão khoa với thái độ về chăm
sóc sức khỏe người cao tuổi............................................................................40
4.4.6. Liên quan giữa lựa chọn điều dưỡng lão khoa sau khi tốt nghiệp với
kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao t̉i..............................................40
4.4.7. Liên quan giữa lựa chọn điều dưỡng lão khoa sau khi tốt nghiệp với
thái độ về chăm sóc sức khỏe người cao t̉i..................................................40
KẾT ḶN.....................................................................................................42
1. Đặc điểm kiến thức và thái độ của đối tượng nghiên cứu về chăm sóc sức
khỏe người cao t̉i.........................................................................................42
2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ của đối tượng nghiên cứu
về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi..............................................................43
KHUYẾN NGHI.............................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Phân loại kiến thức của đối tượng nghiên cứu ở các lĩnh vực.......16
Bảng 2.2: Phân loại câu hỏi về thái độ trong chăm sóc sức khỏe người cao
tuổi ..................................................................................................................17
Bảng 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo độ tuổi....................................20
Bảng 3.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo năm học..................................22

Bảng 3.3: Chương trình học điều dưỡng lão khoa của đối tượng nghiên cứu
.........................................................................................................................23
Bảng 3.4: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo sự lựa chọn nghề nghiệp.......23
Bảng 3.5: Kiến thức đối tượng nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe người cao
tuổi...................................................................................................................25
Bảng 3.6: Phân loại kiến thức của đối tượng nghiên cứu về chăm sóc sức
khỏe người cao t̉i.........................................................................................26
Bảng 3.7: Thái độ của đối tượng nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe người cao
t̉i...................................................................................................................27
Bảng 3.8: Phân loại thái độ của đối tượng nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe
người cao tuổi..................................................................................................28
Bảng 3.9: Liên quan giữa kiến thức và thái độ...............................................29
Bảng 3.10: Liên quan giữa kinh nghiệm với kiến thức..................................29
Bảng 3.11: Liên quan giữa kinh nghiệm với thái độ.......................................30
Bảng 3.12: Liên quan giữa chương trình học điều dưỡng lão khoa với kiến
thức..................................................................................................................30
Bảng 3.13: Liên quan giữa chương trình học điều dưỡng lão khoa với
thái độ.............................................................................................................30
Bảng 3.14: Liên quan giữa sự lựa chọn điều dưỡng lão khoa với kiến thức..31
Bảng 3.15: Liên quan giữa lựa chọn điều dưỡng lão khoa sau khi tốt nghiệp
với thái độ........................................................................................................31



DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính..................................21
Hình 3.2: Đặc điểm nơi cư trú của đối tượng nghiên cứu...............................21
Hình 3.3: Kinh nghiệm chăm sóc người cao t̉i của đối tượng nghiên cứu. .22
Hình 3.4: Các yếu tố liên quan quá trình học điều dưỡng lão khoa của đối
tượng nghiên cứu.............................................................................................24




1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện tượng “già hóa dân số” đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới. Theo
dự báo đến năm 2030, khoảng 28% dân số Tây Âu và 21% dân số Hoa Kỳ sẽ từ
65 tuổi trở lên [11]. Việt Nam là một nước đang phát triển, số người cao t̉i
[NCT] có xu hướng tăng nhanh. Việt Nam sẽ chính thức trở thành quốc gia có
dân số già vào năm 2014.
Xu hướng già hóa dân số kéo theo đó là vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe cho một số lượng lớn NCT trong cộng đồng đang là một thách thức lớn với
xã hội và ngành y tế. Đòi hỏi một số lượng lớn nguồn nhân lực điều dưỡng viênlực lượng nịng cốt trong chăm sóc sức khỏe cho NCT. Một trong những yếu tố
quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự lựa chọn và chất lượng chăm sóc của điều
dưỡng để làm việc với những NCT là kiến thức và thái độ đối với người già [17].
Vì vậy, để có thể cung cấp được dịch vụ chăm sóc tốt, nâng cao chất lượng cuộc
sống cho NCT, điều quan trọng là các sinh viên điều dưỡng được chuẩn bị đầy
đủ về kiến thức cũng như có thái độ tốt về chăm sóc sức khỏe cho NCT. Trên thế
giới, nhiều nghiên cứu khảo sát kiến thức của sinh viên điều dưỡng và thái độ
sẵn sàng làm việc với NCT đã được tiến hành. Nhiều nghiên cứu kết luận rằng
phần lớn các sinh viên điều dưỡng thiếu kiến thức nhưng quan tâm đến làm việc
với những người lớn t̉i. Vì vậy nâng cao kiến thức, kĩ năng và thái độ cho sinh
viện điều dưỡng - những điều dưỡng viên tương lai là chìa khóa hướng tới nâng
cao dịch vụ CSSK người cao t̉i một cách tồn diện. Hiện nay, trên thế giới có
nhiều nghiên cứu về thái độ và kiến thức của sinh viên điều dưỡng đã được thực
hiện. Tuy nhiên, những nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam cịn hạn chế. Xuất
phát từ thực tế đó chúng tơi thực hiện đề tài: “Thực trạng kiến thức và thái độ



2

của sinh viên điều dưỡng trường Đại học Y Dược Hải Phịng về chăm sóc
sức khỏe cho người cao tuổi năm 2019” nhằm mục tiêu:
1. Mô tả kiến thức và thái độ của sinh viên điều dưỡng trường Đại học Y
Dược Hải Phịng về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan liên đến kiến thức và thái độ của nhóm đối
tượng trên.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Đại cương
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về NCT. Trước đây người ta thường dùng
thuật ngữ người già để chỉ những người có t̉i, hiện nay khái niệm người cao
tuổi ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Hai thuật ngữ này tuy không khác nhau
về mặt khoa học song về tâm lý, NCT là thuật ngữ mang tính tích cực và thể hiện
thái độ tơn trọng.
Theo quan điểm y học: Người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa gắn liền
với việc suy giảm các chức năng của cơ thể.
Về mặt pháp luật: Luật Người cao tuổi Việt Nam năm 2009 quy định:
Người cao tuổi là “Tất cả các công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên” [9].
Theo Liên hợp quốc (UN) khái niệm người cao tuổi là người từ 60 tuổi trở
lên [34].
Một số nước phát triển như Đức, Hoa Kỳ… lại quy định người cao tuổi là
những người từ 65 tuổi trở lên. Quy định ở mỗi nước có sự khác biệt là do sự
khác nhau về lứa t̉i, có các biểu hiện về già hóa của người dân ở các nước
khác nhau. Những nước có hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe tốt thì t̉i thọ và

sức khỏe của người dân cũng được nâng cao. Do đó, các biểu hiện của t̉i già
thường đến muộn hơn. Vì vậy, quan niệm NCT khác nhau mỗi quốc gia tùy
thuộc vào tình trạng phát triển kinh tế và t̉i thọ trung bình [36].
Người cao t̉i gồm 3 nhóm: tiểu lão (60 – 69 tuổi), trung lão (70 – 79 tuổi)
và đại lão ( trên 80 tuổi) [16].


4

1.2. Thực trạng người cao tuổi trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Người cao t̉i trên thế giới
“Già hóa dân số” hay còn gọi là giai đoạn “dân số đang già” là tình trạng
dân số trong đó tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 7% tổng dân số trở lên,
hoặc khi tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm từ 10% tổng dân số trở lên [6]. Năm
2017, ước tính trên thế giới có khoảng 962 triệu NCT, chiếm 13% dân số thế giới
cùng với tốc độ gia tăng trung bình 3% một năm. Theo dự đoán năm 2030 số
NCT là 1,4 tỷ và 2,1 tỷ vào năm 2050 và có thể tăng lên 3,1 tỷ năm 2100 [11].
Năm 2015, một phần tám người trên toàn thế giới có độ t̉i từ 60 trở lên. Đến
năm 2030, NCT được dự kiến chiếm một phần sáu người trên toàn cầu. Ở giữa
thế kỷ XXI, cứ năm người thì có một người từ 60 t̉i trở lên [12]. Có sự khác
biệt lớn tốc độ, mức độ già hóa của mỗi châu lục. Châu Phi có 5% dân số tuổi từ
60 trở lên, trong khi ở Châu Mỹ La Tinh và vùng biển Caribe là 12%, ở Châu Á
là 12%, Châu Đại dương là 17%, Bắc Mỹ là 22% và Châu Âu có mức độ gìa hóa
cao nhất chiếm 25% [12]. Tại mỗi quốc gia cũng có sự chênh lệch cơ cấu dân số.
Theo số liệu năm 2017, Đức có 20,6% dân số từ 65 t̉i, nước Nhật có 22,9% và
nước Pháp là 16,8% [2], [3], [4]. Trong khi đó, Ấn Độ chỉ có 5.5% dân số trên 65
t̉i [1]. Các nước phát triển có tỉ lệ người cao tuổi cao hơn các nước đang phát
triển.
Cùng với sự gia tăng nhanh chóng của nhóm người cao t̉i thì CSSK cho
NCT là vấn đề hàng đầu tại các quốc gia trên thế giới. CSSK NCT là phịng

chống sự lão hóa sớm, phịng và chữa trị các bệnh t̉i già bằng các biện pháp
khác nhau nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe (thể chất và tinh thần) để giảm
thiểu các bệnh mạn tính, tàn tật và tử vong khi về già. Nhu cầu CSSK khác nhau
ở các nhóm t̉i. Đối với NCT nhu cầu CSSK bao gồm: CSSK tâm thần, tâm lý,


5

phục hồi về thị lực thính lực, dinh dưỡng đầy đủ đảm bảo, an toàn, phục hồi chức
năng, giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Ở nhiều nước trên thế giới, chăm sóc NCT
chủ yếu do chính bản thân NCT hoặc những người chăm sóc khơng chính thức
gồm người thân, bạn bè. Ngay khi có các dịch vụ chăm sóc chính thức phù hợp
thì chăm sóc khơng chính thức đóng vai trị chủ đạo.
1.2.2. Người cao t̉i ở Việt Nam
Già hóa dân số khơng chỉ diễn ở các nước phát triển mà tại các nước đang
phát triển cũng diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Đó là một thách thức to lớn với
tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia. Việt Nam cũng
không nằm ngồi xu hướng đó. Theo số liệu của tởng cục điều tra dân số năm
2019, nước ta có trên 97 triệu số dân, đứng thứ 15 thế giới trong bảng xếp hạng
dân số các nước và vùng lãnh thổ [5]. Trong đó nhóm người cao t̉i xu hướng
ngày càng tăng. Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn "già hóa dân số" từ
năm 2011 và là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất trên thế
giới. Năm 2017, số người cao tuổi chiếm 11,9% trong tởng dân số, có nghĩa là cứ
9 người thì có 1 người từ 60 t̉i trở lên. Theo dự báo của Tởng cục thống kê,
đến năm 2038, nhóm đó dân số từ 60 tuổi trở lên khoảng hơn 21 triệu người,
chiếm 20% tổng dân số [12]. Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia có dân số gia
tăng nhanh nhất trên thế giới. Dân số già hóa là thách thức cho nền kinh tế nước
nhà và dịch vụ, chính sách chăm sóc y tế.
Tại Việt Nam, nhu cầu CSSK của người cao tuổi là rất lớn nhưng điều kiện
tự thân của NCT còn rất hạn chế, thu nhập của NCT rất thấp, 70% NCT khơng

có dự trữ vật chất, đặc biệt là NCT khu vực nông thôn và miền núi. Nhu cầu
chăm sóc sức khỏe ở NCT khơng chỉ là đơn thuần là những chăm sóc hằng ngày
như ni dưỡng, chăm sóc khi ốm đau, NCT cịn có nhu cầu rất cao đó là được


6

chăm sóc về tinh thần. Theo Nguyễn Đình Cử, về mặt tinh thần, có 13% NCT
gặp trắc trở, 60% thấy bình thường, chỉ có 20% cảm thấy thoải mái [7]. Vì vậy,
nhà nước, cộng đồng, gia đình khơng chỉ quan tâm hơn đời sống vật chất của
NCT mà cần có việc làm cụ thể đảm bảo đời sống tinh thần của NCT. Đồng thời
xây dựng mơ hình chăm sóc sức khỏe tồn diện, đảm bảo NCT được chăm sóc
tốt hơn.
1.3.Đặc điểm tâm, sinh lý ở người cao tuổi
1.3.1. Đặc điểm sinh lý ở người cao t̉i
Già hóa là một q trình tự nhiên, là một hiện tượng khơng tránh được. Tuy
nhiên q trình già hóa diễn ra khác nhau giữa các cá thể trong một quần thể,
giữa các cơ quan và hệ cơ quan trong một cá thể, không đồng tốc và khơng đồng
thì. Có những thay đởi rất dễ nhận như tóc bạc, da nhăn, lưng gù. Tuy nhiên, có
rất nhiều biến đởi âm thầm mà mắt trường khơng nhận thấy được.
Trước hết về hệ thần kinh thì mật độ các noron ở vỏ não bắt đầu giảm sớm
so với thời gian kết thúc tăng trưởng, cùng với khối lượng não giảm dần, lưu
lượng máu đến não giảm dần dẫn đến giảm trí nhớ và độ tập trung, hay quên việc
xảy ra, giảm tính linh hoạt dễ stress và đồng thời giảm khả năng nhạy cảm với
các giác quan và rối loạn giấc ngủ.Suy giảm trí nhớ ở NCT khác với sa sút trí
tuệ. Sa sút trí tuệ là một bệnh lý của hệ thần kinh [10].
Tiếp theo tại hệ tim mạch, ở NCT, kích thước tim ở NCT tăng do thành cơ
tim dày nhưng chức năng cơ tim giảm dần, hậu quả tuần hoàn từ tim đến các cơ
quan cũng giảm theo. Cùng đó, các van tim trở nên xơ cứng do calci hóa dẫn tới
các tiếng thởi sinh lý và bệnh lý. Ngay khi nghỉ ngơi, huyết áp động mạch tâm

thu tăng lên so với tuổi. Đồng thời lưu lượng tim cũng giảm nhẹ, các van tĩnh


7

mạch chi dưới kém hoạt động hơn dẫn đến ứ trệ tuần hoàn chi duới gây suy giãn
tĩnh mạch. Các động mạch trở nên xơ cứng và kém đàn hồi.
Hệ hơ hấp cũng khơng nằm ngồi q trình lão hóa. Lồng ngực thay đởi về
hình dạng và hạn chế vận động, các tế bào biểu mô trụ của phế quản dày lên,
biểu mô tiết loạn dưỡng làm chất nhày bị cơ đặc, số lượng lơng mao bề mặt
đường dẫn khí giảm. Những cấu trúc dạng lơng này giữ vai trị quan trọng trong
việc cảnh báo người già trước các dị vật đường thở như thức ăn. Tình trạng giảm
số lượng lơng mao thường trầm trọng hơn nếu bệnh nhân có hút thuốc hoặc tiếp
xúc với khói bụi của mơi trường [8]. Hơn nữa, nhiều người cao t̉i có giảm
phản xạ ho do thay đổi sinh lý hệ thần kinh. Đồng thời các trị số thơng khí giảm
đáng kể dẫn đến dung tích phởi giảm [10].
Riêng với hệ tiêu hóa, người già gặp khó khăn trong nhai và nuốt thức ăn.
Các vấn đề viêm lợi, bệnh quanh răng, rụng răng và tăng cảm giác răng trở nên
rất phổ biến. Ở NCT tình trạng giảm nhu động ruột thực quản, giảm tiết dịch vị
dạ dày, trọng lượng gan, mật độ chắc và nhu mô gan giảm, túi mật và ống dẫn
mật giảm tính đàn hồi dẫn đến giảm hấp thu chất dinh dưỡng, đầy hơi chướng
bụng. Giảm nhu động ruột của đại tràng cản trở thức ăn di chuyển phần còn lại
của hệ thống tiêu hóa. Tăng thời gian lưu thơng khối thức ăn trong ruột làm tăng
tái hấp thu nước nhiều hơn dẫn đến tỉ lệ táo bón tăng người cao tuổi [8].
Những thay đổi trong hệ tiết niệu gặp nhiều ở người cao tuổi. Thận, cơ quan
phụ trách nhiệm vụ cô đặc nước tiểu và loại trừ các sản phẩm chuyển hóa sẽ mất
đi một lượng lớn các đơn vị lọc (nephron) và cầu thận. Ở người cao tuổi, trương
lực và khối lượng bàng quang cũng giảm sút nghiêm trọng từ đó dẫn tới tỉ lệ cao
người già mắc chứng són tiểu, dễ bị ứ đọng nước tiểu làm tăng nguy cơ nhiễm



8

khuẩn tiết niệu. Phì đại tuyến tiền liệt ở nam, giảm trương lực cơ đáy chậu nữ
ảnh hưởng đến cuộc sống của NCT.
Những biểu hiện lão hóa của NCT tại hệ cơ, xương, khớp dễ dàng phát hiện
ra. Có rất nhiều thay đổi trong hệ xương của người cao tuổi ảnh hưởng đến chức
năng sống của người cao tuổi. Giảm tổng khối lượng xương và cơ. Giảm khối
lượng xương do tình trạng mất calci xương làm xương trở nên giịn, yếu loãng
xương, tăng nguy cơ gẫy xương ở người cao tuổi. Khối lượng các đơn vị cơ cũng
giảm dần, giảm tính mềm dẻo. Sự giảm khối lượng cơ sẽ được hạn chế bởi tập
luyện. Các khớp thối hóa sụn và giảm dịch khớp. Hậu quả của việc thay đổi cấu
trúc hệ xương khớp ảnh hưởng lớn đến người cao tuổi, dễ đau mỏi cơ, giảm tính
chịu đựng với các hoạt động, lưng gù, cong xương, đau khớp và hạn chế động
tác của các khớp [10].
Người cao t̉i có biến đởi đáng kể vệ nội tiết. Các tuyến nội tiết bị thối
hóa theo thời gian, sớm nhất là tuyến ức và sau đó là các tuyến sinh dục, tuyến
giáp, tuyến yên và tuyến thượng thận. Những thay đổi nồng độ hormon ảnh
hưởng khả năng thích ứng của cơ thể, giảm khả năng tình dục.
Cùng với đó là 5 giác quan đều trải qua q tình lão hóa.Thị lực giảm sút,
khả năng phân biệt màu sắc giảm,khả năng co giãn dồng tử giảm, thủy tinh thể
trở nên vàng dẫn đến đục thủy tinh thể. Hậu quả giảm thị lực đặc biệt là nhìn
gần. Thính giác giảm, thối thóa các cấu trúc tai làm cho NCT giảm khả năng
nghe đặc biệt là các âm thanh tần số cao. Khứu giác, vị giác đều giảm, giảm khả
năng nhận biết mùi và vị giác đặc biệt vị ngọt và mặn ảnh hưởng đến bữa ăn của
người cao tuổi. Xúc giác, giảm sự nhạy cảm với các thụ cảm đặc biệt là nhiệt độ,
da trở nên mỏng hơn, kém đàn hồi.


9


Những biểu hiện bên ngồi da, lơng, tóc, móng cũng thay đởi. Trong suốt
q trình lão hóa, móng tay và móng chân trở nên dày và giịn vì vậy người già
sẽ rất khó khăn trong việc tự chăm sóc móng cho mình. Da của người già thường
mỏng và dễ tởn thương. Số lượng mô dưới da giảm khiến da khô và mất khả
năng đàn hồi dẫn tới xuất hiện nhiều nếp nhăn. Sự xuất hiện các nếp nhăn liên
quan chặt chẽ với mức thời gian tiếp xúc ánh nắng trong suốt cuộc đời mỗi người
đặc biệt là trong những năm đầu của giai đoạn lão hóa. Trên thực thế, những
vùng da ít tiếp xúc với ánh nắng (da mặt trong cánh tay) có thể khơng có nếp
nhăn và nhìn rất trẻ trung. Bên cạnh đó, khi con người già đi các tuyến mồ hôi
cũng giảm hoạt động dẫn tới mồ hơi được tiết ra ít hơn. Lớp cơ và mỡ dưới da
bắt đầu teo nhỏ. Những thay đổi này gây ảnh hưởng tới chất lượng sống của
người già: trước tiên là khơ da, một tình trạng làm người già khơng thoải mái và
có thể dẫn tới rách da dù lực tác động rất nhỏ và khó liền sau đó.Một thay đởi
bên ngồi thường gặp ở người già là tóc. Đây là một trong những bộ phân chịu
ảnh hưởng rõ rệt nhất của q trình lõa hóa. Tóc người già có thể bạc màu, mượt
và mỏng nhưng mức độ thay đổi của từng người thì rất khác nhau. Một vài người
có thể rụng tóc, rụng lơng khơng do di truyền mà do thay đởi hormon. Tóc của
phụ nữ thay đởi rõ rệt hơn cịn rụng lơng thì thường gặp ở cả 2 giới [8]. Những
biến đổi từ phân tử đến cơ quan và hệ cơ quan làm biến đổi và suy giảm chức
năng của các cơ quan trong cơ thể NCT. Vì vậy NCT họ thường mặc “bệnh tật
kép” với các bệnh mạn tính khác nhau: tăng huyết áp, đái tháo đường, đột quỵ,
bệnh phởi tắc nghẽn mạn tính, lỗng xương, sa sút trí tuệ, trầm cảm, mù lịa.
1.3.2. Đặc điểm tâm lý ở người cao t̉i
Cùng với q trình lão hóa, q trình thay đởi về sinh lý, tâm lý con người
trong giai đoạn cao t̉i cũng có rất nhiều thay đổi cùng với sự tương tác môi


10


trường và xã hội. Người cao t̉i có thể cảm thấy cô độc, hướng về quá khứ, hay
giận dỗi, chuyển từ trạng thái tích cực sang tiêu cực…Những vấn đề đó làm cho
tâm lý người cao t̉i có nhiều thay đổi. Năng lực cảm nhận thấp làm cho người
cao tuổi có cảm giác già nua, những thay đởi như thị giác và thính giác suy giảm,
phản ứng chậm chạp, trí lực và khả năng nhớ kém, dẫn đến những phản ứng về
tâm lý như phiền muộn, hoài nghi, mặc cảm, lo lắng, sợ sệt. Cùng với đó, NCT
cảm thấy bị vô dụng. Sự thay đổi về địa vị xã hội và môi trường xung quanh làm
cho tinh thần của người cao tuổi ở trong trạng thái hẫng hụt, dễ bị kích động. Do
khơng cịn trong mơi trường làm việc hoặc cương vị công tác như trước đây làm
cho người cao t̉i lúc đầu rất khó thích nghi, dẫn đến cảm giác cơ đơn, buồn
chán, cảm thấy mình như bị vơ dụng dẫn đến mặc cảm, tự ti. Những thay đổi về
điều kiện kinh tế, thu nhập cá nhân, bạn thân qua đời hoặc trong gia đình có mâu
thuẫn dễ làm cho người cao t̉i có phản ứng tâm lý khơng bình thường. Khơng
những vậy, NCT cố chấp. Họ quan niệm mình là người cao t̉i, thuộc thế hệ đi
trước, từng trải, có nhiều kinh nghiệm, tri thức uyên bác nên phải được tôn trọng.
Bên cạnh những tâm lý tiêu cực thì người cao t̉i có những trạng thái tâm lý
tích cực. Nhiều NCT vui vẻ, tích cực, họ thường có tính cách rộng rãi, vui vẻ, cởi
mở, yêu cuộc sống, tích cực duy trì các hoạt động vốn có từ trước, làm những
việc phù hợp với sức lực và trí lực của bản thân. Đặc biệt, nhiều NCT quan tâm
đến sức khỏe của bản thân. Nói tóm lại, tính cách NCT là kết hợp những đặc tính
tâm lý cơ bản biểu hiện qua thái độ và hành vi của con người đối với bản thân,
người và sự vật và với tồn bộ mơi trường sống xung quanh. Khi về già điều
kiện sinh hoạt và những thay đổi môi trường xã hội và/hoặc ốm đau làm cho tính
cách của người cao t̉i có những thay đởi. Với những người sau khi nghỉ hưu
nhưng cơ thể còn khỏe, điều kiện sinh hoạt, kinh tế, mơi trường... khơng có sự


11

thay đởi lớn vẫn cịn là những người có ích về mặt nào đó hoặc cơ bản vẫn thích

nghi được thì thường khơng có thay đởi nhiều về tính cách. Trái lại, ở những
người khi về già cơ thể suy yếu, mắc nhiều bệnh tật, điều kiện kinh tế và sinh
hoạt khó khăn, mâu thuẫn gia đình, thiếu sự quan tâm chăm sóc của gia đình và
người xung quanh dễ trở nên trầm cảm, sầu muộn, lo nghĩ, cảm thấy cơ quạnh,
thậm chí dễ nởi cáu. Vì vậy, CSSK NCT về mặt tinh thần là rất quan trọng, tinh
thần thoải mái lạc quan mới đẩy lui được bệnh tật [10], [15].
1.4. Thực trạng kiến thức, thái độ và các yếu tố liên quan của sinh viên điều
dưỡng trong thực hành chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ngày càng được quan tâm tại nhiều quốc
gia. Sức khỏe người cao tuổi tốt lên phần lớn nhờ sự phát triển y học và thái độ
làm việc của nhân viên y tế và sinh viên y khoa, sinh viên điều dưỡng. Đã có
nhiều nghiên cứu về thái độ, kiến thức của sinh viên y khoa về chăm sóc sức
khỏe NCT. Theo nghiên cứu của Melivin PW Chua và cộng sự năm 2008, kết
quả chỉ ra rằng sinh viên thái độ tích cực với NCT. Khơng có mối liên quan giữa
giới tính, tơn giáo, kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe với kiến thức và thái độ của
sinh viên y khoa về CSSK NCT [27]. Tuy nhiên một nghiên cứu khác của
Milutinović và cộng sự với sự tham gia của 130 sinh viên bao gồm: sinh viên đa
khoa, điều dưỡng và phục hồi chức năng của trường Đại học y Novi Sad bao
gồm hai nhóm sinh viên đã học về lão khoa và nhóm sinh viên chưa được đào
tạo về lão khoa. Kết quả sinh viên đã học về lão khoa có kiến thức trung bình và
cả hai nhóm có thái độ trung lập đối với NCT [17]. Trong một nghiên cứu khác,
sinh viên đúng 37% trong phiếu điều tra. Điểm số kiến thức khơng có sự khác
biệt đáng kể theo giới tính, dân tộc, kinh nghiệm chăm sóc người cao tuổi.


12

Nhưng có một sự khác biệt theo giới, sinh viên y khoa nữ có thái dộ tích cực hơn
sinh viên y khoa nam [14].
Đối với nghiên cứu đối tượng là nhân viên y tế bao gồm cán bộ y tế, bác sĩ

nội trú, bác sĩ chuyên khoa, sinh viên tốt nghiệp trong nghiên cứu của Nai Lee
Lui và cộng sự năm 2009 tại bệnh viện đa khoa ở Sin - ga - po đã chỉ ra nhóm
bác sĩ nội trú có một thái độ tích cực nhất đến CSSK NCT. Tỷ lệ của thái độ tiêu
cực là 7,8%. Khơng có sự khác biệt thống kê về nghề nghiệp, tuổi tác, tình trạng
hơn nhân, trường y, quốc tịch, kinh nghiệm thực hành đến kiến thức về chăm
sóc NCT [24].
Điều dưỡng là thành viên chính, mắc xích quan trọng trong q trình CSSK
NCT. Vì vậy, thái độ và kiến thức của điều dưỡng đối với NCT là chủ đề được
quan tâm trong những năm gần đây. Nhiều nghiên cứu cho thấy sinh viên điều
dưỡng xu hướng có thái độ tích cực đối với người cao t̉i với việc chăm sóc
NCT như nghiên cứu của Hweidi và Alobeisat năm 2006, Samira Alsenany 2009,
Lambrinou và cộng sự năm 2009, Poreddi và cộng sự năm 2015… Tuy nhiên
một số nghiên cứu đã nhấn mạnh thái độ tiêu cực, có thể ảnh hưởng đến khả
năng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong CSSK NCT như các nghiên cứu
trước của Hirvoren và cộng sự năm 2004, Mattos và cộng sự năm 2015…Nghiên
cứu của Samira Alsenany, và cộng sự (2009) về thái độ, kiến thức và sự sẵn lòng
trên 506 sinh viên điều dưỡng của Ả – rập – xê – út hướng tới người cao tuổi.
Kết quả chỉ ra sinh viên thiếu kiến thức đối với người cao t̉i nhưng có thái độ
tích cực [29]. Một nghiên cứu khác của Lambrinou và cộng sự năm 2009 chỉ ra
sinh viên điều dưỡng ở Greek năm cuối có thái độ tích cực và kiến thức về thực
tế hướng tới CSSK người cao tuổi hơn so với sinh viên năm nhất [18]. Trong
nghiên cứu của Poreddi đối tượng là sinh viên điều dưỡng Ấn Độ phần lớn sinh


13

viên có kiến thức tốt và thái độ tích cực hướng tới NCT, chỉ có 5.3% sinh viên có
thái độ tiêu cực [35]. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ của sinh
viên điều dưỡng hướng tới CSSK NCT được Lookindand cộng sự năm 2002 chỉ
ra với kết quả điều dưỡng Mĩ gốc phi có thái độ tích cực và thạc sĩ điều dưỡng có

thái độ tích cực nhất hướng tới người cao t̉i. Trong đó, điều dưỡng nghỉ hưu và
điều dưỡng có trình độ học vấn thấp có thái độ tiêu cực nhất đối với NCT.
,Nghiên cứu của Mattos và cộng sự trên 132 sinh viên điều dưỡng và 129 hồ sơ
được phân tích. Kết quả của nghiên cứu cho thấy chỉ 2 sinh viên thể hiện sự quan
tâm theo đuổi điều dưỡng Lão khoa chiếm 1,6% [25]. Một vài nghiên cứu khác
điều tra tại một số quốc gia, tại Phần Lan, sinh viên điều dưỡng khơng lựa chọn
cơng việc chăm sóc người cao t̉i là một nghề đặc biệt (Hirvoren et at, 2004)
[29]. Tuy nhiên, hiện nay, những nghiên cứu về kiến thức và thái độ của sinh
viên điều dưỡng hướng để CSSK NCT tại Việt Nam cịn đang hạn chế. Vì những
lý do trên nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu về: “Thực trạng và kiến thức và
thái độ của sinh viên điều dưỡng Đại học Y dược Hải Phòng về CSSK NCT”.


×