Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG LÂY NHIỄM VIÊM GAN B VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 74 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHỊNG
*****

HỒNG VĂN DOANH

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG LÂY
NHIỄM VIÊM GAN B VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN
QUAN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
HẢI PHỊNG 2015

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUN NGÀNH: BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG

HẢI PHÒNG - 2015


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHỊNG

HỒNG VĂN DOANH

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG LÂY
NHIỄM VIÊM GAN B VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN
QUAN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
HẢI PHỊNG 2015

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUN NGÀNH: BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC



THs,Bs HỒNG THỊ GIANG

HẢI PHỊNG - 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân em.
Các số liệu, kết quả trong khóa luận này là hồn tồn trung thực, khách
quan và chưa từng được công bố trên bất cứ tài liệu nào.
Nếu có gì sai sót em xin chịu hồn toàn trách nhiệm.

Sinh viên

Hoàng Văn Doanh


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự
tri ân sâu sắc đối với Ban giám hiệu, thầy chủ nhiệm cùng các thầy cô khoa Y
tế công cộng trường Đại học Y Dược Hải Phòng đã quan tâm và chỉ bảo tận
tình trong quá trình thực hiện đề tài.
Đặc biệt với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn
chân thành tới Thạc sĩ Hoàng Thị Giang khoa Y tế cơng cộng đã hết lịng giúp
đỡ, dạy bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong q trình học tập và
hồn thành khóa luận tốt nghiệp.

Cuối cùng, em xin được cám ơn gia đình đã luôn ủng hộ, động viên và
tạo điều kiện tốt nhất để em hồn thành khóa luận này.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng trong quá trình thực hiện khóa
luận khơng thể tránh khỏi sai sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp của quý thầy cơ và bạn bè.
Sinh viên

Hồng Văn Doanh


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Anti-HBs

Antibodies against HbsAg
(Kháng thể chống lại HbsAg)

CBYT

Cán bộ y tế

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

HBeAg

Hepatitis B e antigen


HBIG

Hepatitis B immune globulin

HBsAg

Hepatitis B surface antigen

HBV

Hepatitis B virus
(Virus viêm gan B)

NVYT

Nhân viên Y tế

QHTD

Quan hệ tình dục

VGB

Viêm gan B

WHO

World Health Organization
(Tổ chức Y tế thế giới)



iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. I
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. II
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. III
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ V
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ VI
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỒNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm ........................................................................................ 3
1.2. Dịch tễ học virus VGB ............................................................................... 3
1.3. Phương thức truyền virus VGB ................................................................. 5
1.4. Hậu quả lâu dài của viêm gan virus B ....................................................... 7
1.5. Dự phòng bệnh viêm gan virus B .............................................................. 8
1.6. Tình hình nghiên cứu về kiến thức thái độ thực hành về viêm gan B trên
thế giới và Việt Nam ....................................................................................... 10
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................... 15
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 15
2.3. Đạo đức nghiên cứu ................................................................................. 19
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng kiến thức thái độ phòng lây nhiễm VGB ............................... 20
3.2. Một số yếu tố liên quan đến phòng lây nhiễm HBV của sinh viên ......... 31
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1. Thực trạng kiến thức thái độ phòng lây nhiễm HBV............................... 35
4.2. Một số yếu tố liên quan đến phòng lây nhiễm HBV của sinh viên ......... 44

KẾT LUẬN .................................................................................................... 49
1. Kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh viêm gan B của sinh viên ........ 49
2. Một số yếu tố liên quan đến phòng lây nhiễm HBV của sinh viên ............ 49
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ..................................... 20
Bảng 3.2: Kiến thức về đường lầy truyền của HBV ....................................... 22
Bảng 3.3: Kiến thức về biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HBV .................... 23
Bảng 3.4: Kiến thức về nguồn mang HBV ..................................................... 24
Bảng 3.5: Kiến thức về các quy trình kiểm sốt nhiễm khuẩn phịng lây nhiễm
HBV................................................................................................................. 24
Bảng 3.6: Kiến thức về tiêm vaccin phòng HBV ........................................... 25
Bảng 3.7: Thái độ phòng lây nhiễm HBV ...................................................... 26
Bảng 3.8: Hành vi sử dụng chung vật sắc nhọn và dụng cụ cá nhân .............. 28
Bảng 3.9: Thực hành xét nghiệm và tiêm phòng HBV................................... 29
Bảng 3.10: Lý do chưa tiêm vaccin phòng HBV ............................................ 29
Bảng 3.11: Thực hành phòng lây nhiễm HBV tại cơ sở thực tập ................... 30
Bảng 3.12: Liên quan giữa kiến thức phòng bệnh viêm gan B và các thông tin
chung của đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 31
Bảng 3.13: Liên quan giữa thái độ phòng bệnh viêm gan B và các thông tin
chung của đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 32
Bảng 3.14: Liên quan giữa kiến thức và thái độ phòng bệnh viêm gan B...... 33
Bảng 3.15: Liên quan giữa thực hành phòng bệnh viêm gan B và các thông tin
chung của đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 33

Bảng 3.16: Liên quan giữa kiến thức và thực hành phòng bệnh viêm gan B . 34
Bảng 3.17: Liên quan giữa thái độ và thực hành phòng bệnh viêm gan B ..... 34


vi

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ phân vùng dịch tễ viêm gan virus B trên Thế giới ............... 4
Biểu đồ 3.1: Kiến thức về nguyên nhân gây bệnh viêm gan B....................... 21
Biểu đồ 3.2: Kiến thức về hậu quả nhiễm HBV ............................................. 21
Biểu đồ 3.3: Phân loại kiến thức phòng lây nhiễm HBV................................ 25
Biểu đồ 3.4: Phân loại thái độ phòng lây nhiễm HBV.................................... 27
Biểu đồ 3.5: Phân loại về thực hành phòng lây nhiễm HBV .......................... 30


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm gan B (VGB) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở người do virus
viêm gan B (hepatitis B virus: HBV) gây ra, một bệnh để lại nhiều hậu quả
nghiêm trọng. Đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh VGB.
Theo thống kê của WHO một phần ba dân số thế giới đã từng bị nhiễm
HBV, khoảng 350 triệu người mang HBV mạn tính. Mỗi năm có khoảng 2 triệu
người mang HBV mạn chết do hậu quả suy gan cấp, xơ gan, ung thư gan[34].
Tại Việt Nam, rất nhiều nghiên cứu về tần suất mắc bệnh VGB cho thấy
Việt Nam ở vào vùng dịch lưu hành cao[7]. Theo số liệu điều tra của Bộ Y tế
năm 2012, có khoảng 12 - 16 triệu người nhiễm HBV, trong đó tỉ lệ người có
HBsAg trong cộng đồng từ 14 - 26%, tuỳ theo những nghiên cứu khác nhau và
ở các nhóm dân cư địa lý khác nhau, số người nhiễm HBV mạn tính khoảng 10
triệu người.

Nhân viên y tế là lực lượng thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều yếu tố
tác hại nghề nghiệp, đặc biệt là nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường máu từ
bệnh nhân, trong đó có VGB[17]. Theo báo cáo của WHO, hàng năm có khoảng
2 triệu NVYT phơi nhiễm với các yếu tố gây bệnh truyền nhiễm lây truyền qua
đường máu tại nơi làm việc, trong số đó 2/3 là phơi nhiễm với HBV. Từ những
phơi nhiễm này có thể dẫn đến 70.000 trường hợp mắc VGB hàng năm, 90%
trong số đó là ở các nước đang phát triển (WHO, 2002)[35].
Sinh viên ngành y là nhóm đối tượng có nguy cơ cao do thường xuyên
phải tiếp xúc với người bệnh và các dịch cơ thể của họ trong quá trình
học lâm sàng. Nếu kiến thức, thái độ và thực hành phòng lây nhiễm HBV của
sinh viên không đúng, không những ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân sinh viên
mà còn ảnh hưởng đến việc lây truyền HBV giữa các bệnh nhân với nhau và
có thể làm lây lan HBV trong cộng đồng thơng qua công việc và nghề nghiệp


2

Y tế. Mặt khác chính những NVYT tương lai này sẽ là nguồn cung cấp kiến
thức đúng đắn cho cộng đồng, giúp mọi người thấy được sự nguy hiểm cũng
như cách phịng tránh. Chính vì điều đó, chúng tơi tiến hành nghiên cứu: “Kiến
thức, thái độ, thực hành phòng lây nhiễm viêm gan B và một số yếu tố liên
quan của sinh viên Trường Đại học Y Dược Hải Phòng 2015” nhằm các mục
tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng lây nhiễm
virus viêm gan B của sinh viên Trường Đại học Y dược Hải Phòng.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành
phòng lây nhiễm virus viêm gan B của sinh viên Trường Đại học Y dược Hải
Phòng.



3

CHƯƠNG 1
TỒNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Virus viêm gan B
Virus viêm gan B thuộc họ Hepadnaviridae có nhân là ADN. Hạt virus
VGB hồn chỉnh có hình cầu nhỏ, đường kính 42nm, gồm 3 lớp bao ngồi dày
khoảng 7nm và lõi chứa bộ gen của virus [12].
1.1.2. Bệnh viêm gan do virus VGB:
Bệnh viên gan B là một bệnh truyền nhiễm nguy hiếm do virus Hepatitis
B gây nên. Sau khi xâm nhập vào tế bào gan, virus VGB nhân lên lan tràn trong
mô gan và lưu hành trong tuần hoàn. Thời kỳ ủ bệnh của VGB là 50 - 180 ngày.
Đa số người nhiễm virus VGB mãn không có triệu trứng trong nhiều năm, có
hoặc khơng có dấu hiệu bệnh gan về mặt sinh hố hoặc mơ học. Sau nhiễm
virus VGB bệnh nhân có thể bình phục hay diễn tiến đến tình trạng viêm gan
mãn tính [10].
1.2. Dịch tễ học virus VGB
1.2.1. Tình hình nhiễm virus VGB trên thế giới:
Theo ước tính của WHO năm 2013 có khoảng 2 tỉ người trên Thế giới
đang mang virus VGB và hàng năm khoảng 600.000 người tử vong do các bệnh
có liên quan đến virus VGB như viêm gan cấp, tối cấp, về lâu dài có thể biến
chứng thành xơ gan và ung thư gan [25]. Riêng trên toàn Thế giới có khoảng
50 triệu trẻ em bị nhiễm virus VGB, 7-15 triệu sẽ bị chết do hậu quả nhiễm
trùng này khi đến tuổi trưởng thành [12], [16].
Châu Á và châu Phi có tỷ lệ mang virus VGB cao nhất chiếm khoảng
20% dân số. Châu Âu tỷ lệ ít hơn chiếm khoảng 1 - 5% dân số.


4


WHO đã chia thành 3 vùng lưu hành dịch bao gồm:
- Vùng lưu hành dịch cao( >7%): Gồm những nước có tỷ lệ mang virus
VGB trên 7% dân số như Đài Loan 14,5%, Trung Quốc 9,5%, Khu vực Đông
Nam Á 11,9%, vùng Amazon 8%, Bắc Phi 10%. Ở những vùng này phương
thức lây truyền từ mẹ sang con qua nhau thai đóng vai trị quan trọng. Tại châu
Phi có tới 90% trẻ em dưới 10 tuổi bị nhiễm virus VGB và 20% trong số này
trở thành người mang HBsAg mạn tính [12].
- Vùng lưu hành dịch trung bình (2-7%): Gồm những nước có tỷ lệ mang
virus VGB từ 2 - 7% dân số như Indonesia 5,2%, Ấn Độ 5%, Bắc Mỹ Latinh 2
- 2,5% [12].
- Vùng lưu hành dịch thấp (<2%): Là những quốc gia có tỷ lệ mang virus
VGB dưới 2%: Nhật Bản 1,3%, Australia 0,1%, vùng Caribe 0,1 - 1,6%, khu
vực Nam Mỹ - Latinh 0,5 - 1,6%. Tại vùng này sự lây nhiễm chủ yếu xảy ra ở
người lớn liên quan đến tuổi hoạt động tình dục [12].

Hình 1.1: Bản đồ phân vùng dịch tễ viêm gan virus B trên Thế giới
(Nguồn: Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ)


5

1.2.2. Tình hình nhiễm virus VGB ở Việt Nam
Việt Nam cũng như các nước khu vực Đông Nam Á là quốc gia nằm
trong vùng có tỷ lệ nhiễm virus VGB cao trên thế giới, ước tính có khoảng 8,6
triệu người nhiễm HBV. Tỷ lệ nhiễm HBV mạn tính được ước tính khoảng
8,8% ở phụ nữ và 12,3% ở nam giới, tỷ lệ mang virus VGB trong cộng đồng
dân cư là 15 - 25% dân số tuỳ theo từng đối tượng [1]. Hàng năm có khoảng
20.000 người Việt Nam mắc viêm gan và tỷ lệ tử vong từ 0,7 - 0,8%. Kết quả
nghiên cứu của Đào Đình Đức và cộng sự cho thấy tỷ lệ mang HBsAg ở thành

phố Hồ Chí Minh là 10%, Hà Nội là 17% [12]. Tỷ lệ nhiễm virus VGB thay
đổi theo đối tượng có nguy cơ. Người nghiện chích ma tuý: 16%; phụ nữ mại
dâm 10,4%; thuỷ thủ tàu viễn dương 16,1%; phụ nữ mang thai 10%; học sinh
sinh viên 11,6%; công nhân 4,4% [5].
1.3. Phương thức truyền virus VGB
Có ba cách thức lây truyền chính: Qua đường máu, qua quan hệ tình dục
và lây truyền từ mẹ sang con [5].
Các nghiên cứu còn chỉ ra các yếu tố nguy cơ lây truyền virus VGB bao
gồm: Các can thiệp y tế như phẫu thuật, tiêm truyền, chữa răng, châm cứu; các
yếu tố sinh hoạt như dùng chung dao cạo râu, bàn chải đáng răng, dụng cụ làm
móng tay, móng chân; yếu tố lây truyền qua đường tình dục; mẹ lây truyền sang
con; yếu tố lây truyền trong gia đình [2].
1.3.1. Đường máu và các sản phẩm từ máu
Lây truyền chủ yếu bằng đường máu hoặc các sản phẩm từ máu, thời
gian ủ bệnh sau truyền máu từ 60 - 180 ngày, trung bình 180 ngày. Bên cạnh
viêm gan virus B cũng có thể lây truyền qua tiêm chích, xăm mình, tiếp xúc
nghề nghiệp, trong đó có các đối tượng nguy cơ là người nghiện ma tuý cũng
như các yếu tố nguy cơ liên quan đến từng đối tượng, người sơ cứu tai nạn gây


6

chảy máu và nhân viên y tế trực tiếp tiếp xúc với máu và dịch tiết của người
mang HBsAg (+) [5].
1.3.2. Đường tình dục
Do tiếp xúc với tinh dịch và chất tiết âm đạo. Virus VGB là loại virus có
vỏ nên nhạy cảm, dễ bị tiêu diệt khi tiếp xúc với mơi trường bên ngồi cho nên
nó dễ bị lây nhiễm hơn thông qua những tiếp xúc thân mật như quan hệ tình
dục. Người bị viêm gan cấp hay mang HBsAg mạn đều có thể truyền virus
VGB qua con đường này. Ở Mỹ và nhiều nước phát triển thì đây chính là con

đường lây truyền quan trọng. Trung tâm kiếm sốt và phịng bệnh đã báo cáo
rằng lây truyền qua đường quan hệ tình dục là ngun nhân chính chiếm khoảng
50% trường hợp bị VGB cấp tính ở những đối tượng có yếu tố nguy cơ trong
tiền sử [5]. Nguy cơ lây nhiễm tăng cao theo số bạn tình, số lần quan hệ tình
dục, trình độ văn hố thấp, quan hệ với gái mại dâm và tiền sử bệnh lây truyền
qua đường tình dục khác. Lây nhiễm từ nam sang nữ nhiều hơn gấp 3 lần từ nữ
sang nam. Nguy cơ bị nhiễm virus VGB qua một lần tiếp xúc không được bảo
vệ khoảng 1-3%.
1.3.3. Từ mẹ sang con
Cho đến nay, người ta xác định virus gây viêm gan ở phụ nữ có thai là
virus VGA, virus VGB, virus VGD, virus VGE nhưng chỉ phát hiện thấy virus
VGB, virus VGD là có thể truyền từ mẹ sang con. Theo Krugman 40% người
mang HBsAg nhiễm trong thời kỳ chu sinh từ mẹ sang con, 20 - 40% nhiễm
trùng trong thời kỳ thơ ấu. Vậy có thể nói rằng lây truyền virus VGB từ mẹ
sang con là cơ chế lây truyền quan trọng, đặc biệt là những khu vực có tỷ lệ lưu
hành HBsAg cao [12], [6].


7

1.4. Hậu quả lâu dài của viêm gan virus B
1.4.1. Người mang kháng nguyên HBsAg (+)
Tình trạng người mang kháng nguyên HBsAg (+) là một hiện tượng đặc
biệt trong bệnh học về nhiễm khuẩn. Nhiễm virus VGB có thể gây bệnh cấp
tính tử vong trong vịng 6-10 ngày, có thể gây ung thư gan nguyên phát và cũng
có thể là người lành mang kháng nguyên HBsAg (+). Tỷ lệ HBsAg (+) ở nước
ta rất cao (16 - 25%), khi những người mang HBsAg (+) có thêm HBeAg (+)
thì có khả năng truyền bệnh rất lớn. Chẳng hạn phụ nữ mang thai mà có cả
HBsAg(+) và HBeAg (+) thì hầu hết con của họ bị nhiễm virus VGB (96,5%).
Lý do họ đều là những người có bệnh gan mạn tính hoạt động. Biểu hiện tổn

thương đa dạng: Người bệnh hoàn toàn bình thường khơng có biểu hiện lâm
sàng, tổn thương gan khơng đáng kể hoặc viêm gan mạn tính tồn tại, viêm gan
mạn tính hoạt động, xơ gan [12]. virus VGB mạn tính có thế tiến triến đến viêm
gan mạn, xơ gan và đặc biệt là ung thư gan nguyên phát [13].
1.4.2. Hội chứng sau viêm gan virus B
Hội chứng này chủ yếu bao gồm những dấu hiệu cơ năng mà chủ quan
người bệnh cảm thấy sau khi nhiễm virus VGB. Với các dấu hiệu như: Mệt
mỏi, đầy hơi, sợ mỡ, tức nặng vùng gan. Nhìn chung thăm khám lâm sàng cũng
như các xét nghiệm thăm dị chức năng gan khơng có biến đối gì [6].
1.4.3. Xơ gan sau viêm gan virus B
Dấu hiệu tổ chức học là một xơ gan không hoạt động hoặc kết hợp với
một viêm gan mạn, nguy cơ ung thư gan nguyên phát rất cao [12]. Trên Thế
giới khoảng 20 - 30% trường hợp viêm gan mạn tiến triến sau một thời gian có
thế trở thành xơ gan [16].


8

1.4.4. Ung thư gan nguyên phát
Virus VGB là căn nguyên quan trọng nhất gây ung thư gan nguyên phát.
Tỷ lệ người mang kháng nguyên bề mặt (HBsAg) của virus VGB có khả năng
mắc ung thư cao nhiều hơn 20 - 30 lần người không mang kháng nguyên
HBsAg. Hàng năm ước tính trên Thế giới có trên 250 ngàn người chết vì ung
thư gan [13]. Khoảng 20 - 30% trường hợp viêm gan mạn 30% trường hợp có
thể đưa đến ung thư gan tồn phát sau 10-20 năm [16]. Chính ung thư gan
nguyên phát chiếm 71,4% các trường hợp có liên quan đến viêm gan mạn và
xơ gan ở Việt Nam [13].
1.5. Dự phòng bệnh viêm gan virus B
1.5.1. Vaccin ngừa viêm gan virus B
Từ những năm 1980 vaccin phòng HBV đầu tiên có mặt trên thế giới. Có

hai loại thuốc chủng ngừa được dùng là tò huyết tương và loại tái tổ hợp. Hiện
nay loại tái tổ hợp được sử dụng rộng rãi. Lịch chích ngừa ba mũi cách nhau
các tháng 0, 1, 6 hoặc 4 mũi 0, 1, 2, 12 hoặc 0, 1, 2, 6. Tiêm bắp tại cơ delta,
không nên tiêm trong da hoặc dưới da. Nếu sau khi tiêm một liều mà bị gián
đoạn thì lập tức tiêm liều hai khi nào có thể, liều ba phải cách liều hai ít nhất
hai tháng, nếu liều ba bị chậm thì có thể tiêm bất cứ khi nào có thể [4], [5].
Hiệu lực bảo vệ của kháng thể chống lại HBV (anti-HBs) trên các đối
tượng chủng ngừa HBV có liên quan đến tuổi, giới, cân nặng. Ngoài ra, thời
gian tồn tại của anti-HBs sau khi tiêm chủng khác nhau, tùy thuộc đối tượng
tiêm, lứa tuổi, liều tiêm và mức độ tiếp xúc với HBV của người được tiêm
chủng. Ngưỡng đánh giá anti-HBs có hiệu quả sau chủng ngừa là lớn hơn 10
UI/L . Tỷ lệ đáp ứng sau chủng ngừa cũng thay đổi theo từng nghiên cứu của
các tác giả: Theo Nguyễn Hữu Chí từ 50% đến 70% [5].
Nhiều khảo sát cho thấy kháng thể có thể duy trì ở nồng độ đủ phòng
ngừa từ 9 đến 15 năm trên những người có tình trạng miễn dịch bình thường.


9

Tuy nhiên trên những người bị suy giảm miễn dịch có nồng độ kháng thể thấp
nên rất dễ bị nhiễm HBV.
Trong trường hợp bà mẹ dương tính với HBsAg và HBeAg, việc dùng
phác đồ kết hợp với Globulin miễn dịch HBV và bắt đầu đợt tiêm vaccin HBV
ngay khi bé sinh ra sẽ có hiệu quả phịng nhiễm HBV từ 85% đến 95% [4].
Vaccin tiêm phịng HBV rất an tồn cho mọi đối tượng kể cả trẻ sơ sinh
và trẻ em. Đến năm 2000 tại Hoa Kỳ đã có hơn 100 triệu người đã được tiêm
phịng HBV. Chương trình tiêm phòng HBV đã được thực hiện đại trà ở nhiều
nơi như Đài Loan, Alaska và ghi nhận khơng có mối liên quan giữa tiêm chủng
và các phản ứng nghiêm trọng xảy ra do tiêm phòng HBV. Phản ứng thường
gặp nhất do tiêm phịng là đau nơi chích và sốt nhẹ [4].

Sinh viên ngành Y tế khi đi thực tập thường xuyên tiếp xúc với máu và
các dịch tiết của người bệnh mà chưa được miễn dịch với HBV có nguy cơ cao
bị nhiễm HBV nên rất cần được tiêm vaccin phòng HBV. Biện pháp hiệu quả
nhất để phòng chống lây nhiễm HBV cho sinh viên ngành Y là chủng ngừa
[32]. Ở Mỹ, sau khi ứng dụng tiêm ngừa HBV cho NVYT, tỷ lệ mắc HBV của
NVYT giảm xuống rõ rệt [4]. Năm 1990 nước Mỹ đã ghi nhận 91% bệnh viện
đã chủng ngừa HBV cho nhân viên của mình. Cùng với việc chủng ngừa HBV
cho NVYT đang hành nghề, cần chú trọng đến những NVYT sắp vào nghề và
sinh viên ngành Y [28]. Vào những năm 1988-1989 tại Mỹ, 71% các trường
đại học Y, Nha, 81% các trường đào tạo xét nghiệm, 23% trường đào tạo điều
dưỡng đã áp dụng chương trình chủng ngừa cho sinh viên [5].
1.5.2. Tạo miễn dịch thụ động
Globulin miễn dịch VGB (HBIG) được bào chế từ huyết tương người có
nồng độ kháng thể Anti-HBs cao và có thể tạo miễn dịch tạm thời nên phải
dùng phối họp với vaccin. HBIG được chỉ định trong những trường hợp bị phơi
nhiễm như trẻ sơ sinh từ mẹ có HBsAg dương tính, người bị vật dụng vừa dùng


10

cho người bị nhiễm virus VGB đâm phải như kim tiêm, xăm mình, châm cứu.
HBIG phải dùng sớm sau phơi nhiễm ngay khi có thể và thường trong vịng 48
giờ và không quá 7 ngày. Thường dùng từ 2-3 liều và cách nhau 30 ngày [12].
1.5.3. Các biện pháp dự phòng khác
Biện pháp giáo dục cộng đồng: Giới thiệu về bệnh và di chứng của nhiễm
virus VGB, giáo dục về các biện pháp dự phòng, gồm các thực hành nhằm cắt
đứt đường lây truyền người sang người. Giáo dục cộng đồng phải được thực
hiện song song với các biện pháp kiếm sốt và phịng chống. Giáo dục NVYT
là tuyệt đối cần thiết, những người này sẽ truyền đạt tầm quan trọng kiểm sốt
nhiễm virus VGB cho cơng chúng. Nhân viên y tế phải biết về phát triến tự

nhiên, đặc điếm dịch tễ, đường lây truyền và dự phòng virus VGB [12].
Phát hiện và có biện pháp quản lý những người mang virus VGB mạn,
trong từng gia đình và trong cộng đồng để hạn chế lây nhiễm cho người thân
và những người xung quanh.
Thường xuyên có biện pháp khử trùng, làm mơi trường sạch sẽ trong gia
đình và trong mơi trường sinh sống, nơi có người mang virus VGB mạn.
Duy trì nghiêm ngặt và thường xuyên các biện pháp khử trùng dụng cụ
y tế, các chất thải gồm máu và các dịch thể từ bệnh nhân nhiễm virus VGB.
Quản lý chặt chẽ các dụng cụ sắc nhọn, có khả năng xuyên da, nhất là
khi chúng có nhiễm máu và dịch cơ thể bệnh nhân.
Các biện pháp tình dục an tồn để chống lây nhiễm qua đường tình dục [12].
1.6. Tình hình nghiên cứu về kiến thức thái độ thực hành về viêm gan B
trên thế giới và Việt Nam
1.6.1. Nghiên cứu trên thế giới:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang của Mesfm YM và Kibret KT, năm 2013, ở
Đại học Haramaya, Ethiopia về mơ tả kiến thức và thực hành phịng bệnh VGB


11

trên 322 sinh viên y khoa. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng đa số sinh viên
không được tiêm chủng đầy đủ chống lại bệnh VGB chiếm 95.3 %. Nghiên cứu
cũng chỉ ra mối liên quan giữa kiến thức thực hành [30].
Nghiên cứu mô tả cắt ngang của UI Haq N và cộng sự, năm 2012, tại Đại
học Baluchistan, Quetta , Pakistan về kiến thức, thái độ và thực hành phòng
bệnh viêm gan siêu vi B, trên một ngàn người dân khỏe mạnh, độ tuổi từ 18 trở
lên của thành phố Quetta, Pakistan. Kết quả chỉ ra rằng: Kiến thức, thái độ, thực
hành của người dân cịn kém; có mối liên giữa kiến thức và thái độ, kiến thức
và thực hành, thái độ và thực hành [33].
Nghiên cứu của Al-Tawil MM và cộng sự, năm 2013, tại bệnh viện nhi,

Đại học Ain Shams, Cairo, Ai Cập về tác động của chiến lược kiểm soát lây
nhiễm đến kiến thức, thái độ và thực hành, về lây dự phòng lây truyền VGB
trong quần thể dễ bị tốn thương. Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm đối
tượng gồm: 184 y tá và 210 trẻ em và thanh thiếu niên bị bệnh về máu. Kết quả
chỉ ra rằng kiến thức cơ bản về đường lây truyền, biến chứng và biện pháp
phòng ngừa bệnh VGB là thấp ở cả hai nhóm, chỉ có 38 % bệnh nhân và 40%
y tá được chủng ngừa bệnh VGB [33].
Nghiên cứu của Juon HS và Park BJ, năm 2013, về hiệu quả của việc
lồng ghép giáo dục ung thư gan trong việc nâng cao kiến thức virus VGB ở
người Mỹ gốc châu Á, nghiên cứu được tiến hành trên 877 người tham gia.
Nhóm can thiệp nhận được một chương trình giáo dục 30 phút, sáu tháng sau
khi giáo dục nhóm can thiệp đã hồn thành một cuộc khảo, tất cả những người
tham gia được theo dõi qua điện thoại. Kết quả chỉ ra rằng nhóm can thiệp cho
thấy điểm số kiến thức cao hơn đáng kế so với nhóm khơng can thiệp trong 6
tháng theo dõi; trong đó tuổi tác là một yếu tố quan trọng về hiệu quả can thiệp,
những người lớn hơn 60 tuổi có điểm số thấp nhất; nghiên cứu cũng chỉ ra rằng
việc lồng ghép chương trình giáo dục ung thư gan này làm tăng kiến thức về


12

bệnh VGB; cần có chiến lược khác nhau để giáo dục các nhóm tuổi, giáo dục
riêng biệt những người trẻ và những người lớn tuổi [27].
1.6.2. Nghiên cứu tại Việt Nam:
Một số nghiên cứu ở Việt Nam chỉ ra rằng, hầu hết các đối tượng nghiên
cứu có tỷ lệ kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh và các biện pháp phòng bệnh
còn thấp; tỷ lệ tiêm phòng bệnh VGB tự nguyện chưa cao.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang của Đoàn Phước Thuộc trên 836 đối tượng
về các yếu tố liên quan đến nhiễm virus VGB ở lứa tuổi 15- 18 tại Thành phố
Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắc lắc năm 2011. Kết quả cho thấy tỷ lệ HBsAg (+) là

5,4% và tỷ lệ nhiễm liên quan đến các yếu tố sau: Những đối tượng sống trong
gia đình có người nhiễm virus VGB có tỷ lệ HbsAg(+) là 9,5% cao hơn so với
những đối tượng trong gia đình khơng có người nhiễm (4,4%); quan hệ tình
dục khơng an tồn có tỷ lệ HBsAg(+) 57,1% cao hơn so với những người quan
hệ tình dục an tồn 15,4%; khơng sử dụng bơm kim tiêm một lần có tỷ lệ
HBsAg(+) 11,8% cao hơn so với những người dựng sử dụng bơm kim tiêm một
lần 4,8%; khơng tiêm phịng VGB có tỷ lệ HBsAg(+) 6,3% cao hơn so với
những người có tiêm phịng VGB 2,1%; những đối tượng có tiếp nhận thơng
tin về VGB thì có tỷ lệ HBsAg (+) 3% thấp hơn so với những người không tiếp
nhận thông tin (10,5%); thiếu kiến thức về đường lây nhiễm VGB tỷ lệ
HBsAg(+) 6,2% cao hơn so với những người có kiến thức đúng về VGB
(2,2%). Chưa tìm thấy mối liên hệ giữa tỷ lệ HBsAg (+) ở những người sử dụng
chung và không sử dụng chung đồ dùng cá nhân [19].
Nghiên cứu mô tả cắt ngang của Lý Văn Xuân và Phan Thị Quỳnh Trâm,
năm 2009, tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bĩnh Phước về kiến thức, thái độ, thực
hành phòng bệnh VGB, trên 373 bệnh nhân đến khám tại bệnh viện. Kết quả
cho thấy có 29,2% bệnh nhân có kiến thức đạt, 38,3% có thái độ đúng và 32,7%
có thực hành đúng; có mối liên quan về kiến thức phòng bệnh VGB giữa những


13

bệnh nhân có thu nhập khác nhau, bệnh nhân có kiến thức đúng thì thực hành
đúng gấp 3,7 lần so với bệnh nhân khơng có kiến thức đúng [26].
Nghiên cứu của Trịnh Văn Nghinh, năm 2009, về kiến thức, thái độ, thực
hành phòng bệnh VGB của người dân thị trấn Yên Viên, Gia Lâm Hà Nội,
nghiên cứu được tiến hành trên 300 người độ tuổi từ 18 đến 60. Kết quả đã chỉ
ra rằng: Chỉ có 22,9% đối tượng nghiên cứu đạt về kiến thức, 24,2% đạt về thực
hành, trong đó hiếu biết đúng về nguyên nhân gây bệnh 59,2%, lây qua đường
máu 61,4%, quan hệ tình dục khơng an tồn 51,3%, từ mẹ sang con 42,2%, cịn

các đường lây khác rất thấp. Hiểu biết về cách phòng bệnh VGB cịn thấp như
tiêm phịng chiếm 61,8%, quan hệ tình dục an toàn chiếm 44,1%, sử dụng bơm
kim tiêm riêng 24,2%, truyền máu an toàn 46,1%. Người dân chủ động đi tiêm
chủng còn thấp chiếm 33,0% [15].
Nghiên cứu phối hợp định lượng và định tính của Nguyễn Thị Thúy
Vinh, năm 2007, nghiên cứu mô tả kiến thức, thái độ và thực hành về phòng
bệnh VGB trên 384 đối tượng sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Nông
nghiệp Hà Nội và xác định một số yếu tố liên quan đến lây nhiễm virus VGB.
Kết quả nghiên cứu cho thấy 66,7% sinh viên có kiến thức đạt, về thái độ tích
cực (92,1%), tỷ lệ sinh viên thực hành đúng (60,2%), nhưng tỷ lệ tiêm phòng
và xét nghiệm viêm gan thấp chiếm 32,6% và 31,5%; kênh thơng tin có hiệu
quả đối với sinh viên là loa đài, sách báo, vô tuyến, nhân viên y tế; nghiên cứu
cho thấy có mối liên quan giữa truyền thông và kiến thức, số sinh viên được
truyền thông có kiến thức đạt cao gấp 7,7 lần sinh viên không được truyền
thông [24].
Nghiên cứu mô tả cắt ngang của Nguyễn Thị Vi về kiến thức, thái độ,
thực hành phòng bệnh viêm gan B của học sinh điều dưỡng đa khoa năm thứ
nhất thuộc trường Trung cấp Y dược Phạm Ngọc Thạch Hà Nội, năm 2013. Kết
quả nghiên cứu cho thấy: 30,3% đạt về kiến thức, 34,4 có thái độ đúng, 24,5 có


14

thực hành đúng. Kết quả của nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có mối liên quan có
ý nghĩa thống kê giữa tình trạng hơn nhân với kiến thức của đối tượng nghiên
cứu (p<0,05). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố đã từng đi hiến
máu với thái độ của đối tượng nghiên cứu (p <0,05). Có mối liên quan kiến
thức chung và thực hành chung phòng bệnh viêm gan B [22].
Nghiên cứu mô tả cắt ngang của Nguyễn Trần Tuấn Kiệt về thực trạng
kiến thức, thái độ, thực hành phòng lây nhiễm HBV và một số yếu tố liên quan

của học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai năm 2013 [14]. Kết
quả nghiên cứu cho thấy: 77,1% đạt về kiến thức, 81,6% có thái độ đúng, 65,4%
có thực hành đúng. Tỷ lệ xét nghiệm và tiêm phòng vaccin còn thấp, chiếm
32,5% và 34,l%. Kết quả của nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có mối liên quan có
ý nghĩa thống 13 kê giữa thu nhập với thực hành (p<0,05). Có mối liên quan có
ý nghĩa thống kê giữa tiền sử gia đình có người bị bệnh với thực hành (p <0,05).
Nghiên cứu mô tả cắt ngang của Trần Thị Bích Hải về kiến thức, thái độ,
thực hành và một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng bệnh viêm gan B
nghề nghiệp của điều dưỡng bệnh viện Ung Bướu Hà Nội năm 2013. Kết quả
nghiên cứu cho thấy: 56,9% điều dưỡng có kiến thức đạt về bệnh và phịng
bệnh, 57,6% điều dưỡng có thái độ đúng, 65,2% điều dưỡng thực hành đúng,
có mối liên quan giữa thực hành dự phòng phơi nhiễm với giới tính của đối
tượng nghiên cứu [11].
Hiện tại ở Quảng Bình có nghiên cứu của Đỗ Quốc Tiệp và Trần Minh
Hậu về tỷ lệ nhiễm virus VGB ở nhân viên Y tế tại 3 bệnh viện huyện của tỉnh
Quảng Bình, năm 2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ nhiễm virus VGB
là 13,9%, trong đó tỷ lệ mang HBsAg (+) là 8,7% và tỷ lệ có kháng thể antiHBs (+) trong số đối tượng chưa tiêm phòng vaccin VGB là 5,2% [21].


15

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Sinh viên theo học bác sĩ đa khoa hệ chính quy tại trường Đại học Y dược Hải
Phịng.
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Được tiến hành từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2015 tại trường Đại học Y dược
Hải Phòng.

2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mơ tả cắt ngang
2.2.2. Cỡ mẫu
Tính theo cơng thức tính cỡ mẫu ước lượng tỷ lệ p
2
𝑛 = 𝑍1−𝛼⁄2

𝑝(1−𝑝)
∆2

Trong đó:
n: Cỡ mẫu cần điều tra.
Z= 1,96 là giá trị Z thu được với α là 0,05
p = 0,77 (p: Tỷ lệ sinh viên có kiến thức đạt theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn
Trần Tuấn Kiệt trên học sinh, sinh viên trường cao đẳng Y tế Đồng Nai)
∆=0,05 (sai số chấp nhận)
Theo cơng thức tính cỡ mẫu n= 272. Vậy cỡ mẫu tối thiểu là 272.
Thực tế đã lấy 358 đối tượng.


16

2.2.3. Phương pháp chọn mẫu
Mẫu nghiên cứu được chọn qua 2 bước:
- Bước 1: Chọn phân tầng tỷ lệ theo khối sinh viên Y1, Y3 và Y5
- Bước 2: Chọn ngẫu nhiên cụm
Cụ thể chọn mẫu: Bốc thăm ngẫu nhiên chọn ra 3 lớp Y1; 3 lớp Y3; 3 lớp Y5
Sau đó tiến hành phát phiếu phỏng vấn trên tồn bộ sinh viên của các lớp đó.
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu

Sử dụng bộ câu hỏi tự điền. Bộ câu hỏi được thiết kế dựa trên mục tiêu
nghiên cứu theo tài liệu hướng dẫn của Bộ Y tế về kiến thức, thái độ, thực hành
phòng chống lây nhiễm HBV, đồng thời tham khảo bộ câu hỏi của các nghiên
cứu về phòng chống lây nhiễm HBV trước đây. Bộ câu hỏi được thiết kế gồm
5 phần bao gồm:
- Thông tin chung về sinh viên và một số yếu tố liên quan
- Kiến thức của sinh viên về phòng lây nhiễm HBV
- Thái độ của sinh viên về phòng lây nhiễm HBV
- Thực hành của sinh viên về phòng lây nhiễm HBV
Bộ câu hỏi đã được điều tra thử trên 20 sinh viên trước khi tiến hành điều
tra trên quần thể nghiên cứu, sau đó đã được điều chỉnh cho phù hợp.
2.2.5. Các biến số được sử dụng trong nghiên cứu
- Nhóm biến về thơng tin chung của đối tượng nghiên cứu gồm có các biến về
khối học, giới tính, nơi ở của đối tượng nghiên cứu, Các đối tượng nghiên cứu
đã từng đi hiến máu hay chưa, quan hệ tình dục, tình trạng hơn nhân, có người
nhà bị viêm gan B hay khơng.
- Nhóm biến về kiến thức của đối tượng nghiên cứu bao gồm các biến về kiến
thức về nguyên nhân gây bệnh, hậu quả, về đường lây truyền của bệnh, về


17

nguồn mang bệnh, các biện pháp phòng bệnh, các quy trình kiểm sốt bệnh, về
tiêm vaccin phịng bệnh.
- Nhóm biến về thái độ được đánh giá bao gồm các thái độ khi biết người thân
bị nhiễm VGB, về việc người bị bệnh VGB có khả năng cống hiến cơng việc,
bệnh có thể phịng tránh, khơng nên tiếp xúc với người bệnh, việc xử trí ban
đầu, sự quan tâm tới người bệnh và có sẵn sàng làm tình nguyện viên về bệnh
hay khơng.
- Nhóm biến về thực hành phịng bệnh gồm các biến dùng chung các dụng cụ

cá nhân, thực hành xét nghiệm và tiêm phòng HBV, về các yêu cầu vô khuẩn
khi được thực hiện thủ thuật.
2.2.6. Tiêu chuẩn đánh giá
2.2.6.1. Đánh giá về kiến thức phòng lây nhiễm HBV
Kiến thức của sinh viên về phòng chống HBV gồm 13 câu hỏi (C1-C13).
Việc đánh giá kiến thức bằng cách cho điếm và điếm được tính theo từng lựa chọn
cho mỗi câu, mỗi lựa chọn đúng được 1 điểm, sai được 0 điểm.
Tổng điểm kiến thức tối đa của sinh viên là 39 điểm, số điểm càng cao
thì kiến thức phịng chống lây nhiễm HBV của sinh viên càng cao.
Kiến thức của sinh viên có tổng điểm ≥19 điểm (50% tổng số điểm tối đa) sẽ
được coi là đạt về kiến thức. Sinh viên có tổng điểm kiến thức <19 điểm được
coi là không đạt về kiến thức.
2.2.6.2. Đánh giá về thái độ phòng chống lây nhiễm HBV
Sử dụng thang đo thái độ Likert 5 mức độ và tham khảo thang đo thái độ
của một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành phòng lây nhiễm HBV
trước đây [15], [24]. Nghiên cứu này có 8 quan điếm được sử dụng để đo lường
thái độ của ĐTNC về phòng lây nhiễm HBV (từ D1-D8), trong đó có 4 quan
điểm tiêu cực (D1-D4) và 4 quan điểm tích cực (D5-D8). Việc xây dựng thang


×