Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

THỰC TRẠNG và một số yếu tố LIÊN QUAN đến cân NẶNG sơ SINH tại PHƯỜNG NGHĨA xá –QUẬN lê CHÂN – THÀNH PHỐ hải PHÒNG năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.35 KB, 73 trang )

BỘ Y TẾ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

PHẠM THỊ NGỌC HÀ

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
CÂN NẶNG SƠ SINH TẠI PHƯỜNG NGHĨA XÁ – QUẬN
LÊ CHÂN – THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG NĂM 2018

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG

HẢI PHÒNG – 2019


BỘ Y TẾ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

PHẠM THỊ NGỌC HÀ
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
CÂN NẶNG SƠ SINH TẠI PHƯỜNG NGHĨA XÁ – QUẬN LÊ CHÂN –
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG NĂM 2018

CHUYÊN NGÀNH: BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG
MÃ SỐ:……………
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG


Người hướng dẫn: TS. Bs. Nguyễn Thị Thắm

HẢI PHÒNG - 2019


3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Phạm Thị Ngọc Hà, sinh viên lớp YHDP – K7 trường Đại học Y
Dược Hải Phòng.
Tôi xin cam đoan đã thực hiện làm khóa luận tốt nghiệp một cách khoa
học, chính xác và trung thực. Các kết quả thu được trong khóa luận là có thật
và chưa từng được công bố trên bất kỳ tài liệu khoa học nào.
Hải Phòng, ngày tháng năm 2019
Sinh viên làm khóa luận

Phạm Thị Ngọc Hà


4

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu; Phòng Đào tạo đại học;
Phòng Công tác sinh viên; các thầy cô trong các Bộ môn toàn trường đã tận
tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, rèn luyện và tu
dưỡng tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Y tế công cộng, Bộ môn
Dinh dưỡng và Vệ sinh an toàn thực phẩm đã giúp đỡ để tôi hoàn thành khóa
luận này.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới

TS. BS. Nguyễn Thị Thắm đã tận tâm giảng dạy, chỉ bảo, trực tiếp hướng
dẫn đồng thời luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân, Trạm y tế, các bà mẹ
sinh con trong năm 2018 tại phường Nghĩa Xá, Lê Chân, Hải Phòng đã giúp
đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thu thập thông tin, số liệu để thực
hiện khóa luận này.
Con xin cảm ơn gia đình đã luôn bên con, khuyến khích, động viên
con trong suốt quá trình học tập cũng như thời gian làm khóa luận.
Cuối cùng, xin được cảm ơn những người bạn đã luôn sẻ chia, giúp đỡ
tôi trong cuộc sống và học tập.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách tốt nhất.
Song khó tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự góp ý của quý
Thầy, Cô và các bạn để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Hải Phòng, ngày

tháng

năm 2019

Sinh viên
Phạm Thị Ngọc Hà


5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BMI

:


Body mass index
Chỉ số khối cơ thể

CNSS

:

Cân nặng sơ sinh

CI

:

Confidence Interval
Khoảng tin cậy

IDF

:

International Diabetes Federation
Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới

IOM

:

Institute of Medicine
Viện Y học Hoa Kỳ


OR

:

Odds ratio
Tỉ suất chênh

UNICEF :

United Nations Children's Fund
Quỹ Nhi đồng liên hiệp quốc

SSNC

:

Sơ sinh nhẹ cân

THCS

:

Trung Học cơ sở

THPT

:

Trung Học phổ thông


WHO

:

World Health Organization
Tổ chức Y tế thế giới


6

MỤC LỤC


7

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH


8

ĐẶT VẤN ĐỀ

Cân nặng sơ sinh là trọng lượng đầu tiên của thai nhi hay trẻ sơ sinh có
được ngay sau khi sinh [1]. Đây là một chỉ số quan trọng đánh giá sức khỏe
và tình trạng dinh dưỡng trong khi mang thai của người mẹ, đồng thời thể
hiện cơ hội sống sót cũng như sự phát triển về thể chất, tinh thần và vận động
của trẻ sau này [35].
Nhẹ cân sơ sinh theo định nghĩa của Tổ chức y tế Thế giới là trẻ được

sinh ra với cân nặng sơ sinh dưới 2500 gram. Nhẹ cân sơ sinh là một trong
những yếu tố chính ảnh hưởng đến sự sống còn chu sinh, bệnh suất và tử
vong ở trẻ sơ sinh cũng như nguy cơ bị khuyết tật và bệnh tật trong tương lai
ở trẻ nhỏ [17], [35]. Cân nặng sơ sinh thấp làm giảm miễn dịch, suy dinh
dưỡng, giảm khả năng nhận thức và chỉ số thông minh của trẻ đồng thời làm
tăng khả năng mắc các bệnh lý về tim mạch, đái tháo đường khi trưởng thành
[8], [21], [35], [38], [48]. Tại Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Y tế năm 2011,
tỉ lệ trẻ đẻ non/nhẹ cân chiếm 19% trong mô hình bệnh tật và 25% tử vong sơ
sinh; tỷ lệ tử vong sơ sinh chiếm 59% số tử vong trẻ dưới 5 tuổi và 70,4% tử
vong ở trẻ dưới 1 tuổi [37].
Theo Quỹ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF), năm 2013 có gần 22 triệu
trẻ sơ sinh nhẹ cân ra đời, chiếm 16% trẻ sơ sinh trên toàn cầu [51]. Phần lớn
trẻ sinh ra ở các nước đang phát triển, trong đó các nước ở Nam Á chiếm tỷ lệ
cao nhất với 28%, tiếp theo là các nước ở Tây và Trung Phi, cận Sahara với
14% [52] . Theo một số nghiên cứu ở Đông Nam Iran (2015), Nam Ấn Độ
(2016), tỷ lệ này lần lượt là 9,4%; 12,7% [46]. Các nghiên cứu này chỉ ra rằng
tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp liên quan đến điều kiện kinh tế, xã hội, môi
trường sống cũng như trình độ học vấn, độ tuổi, dinh dưỡng trong thời gian


9

mang thai… của các bà mẹ. Tại Việt Nam, theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ trẻ
sơ sinh nhẹ cân tuy ít hơn thế giới nhưng vẫn còn ở mức cao và chưa có dấu
hiệu giảm, 5,1% năm 2011 và 5,7% năm 2014 [5], [34], [35].
Những con số trên thực sự là thách thức lớn với toàn cầu, đặc biệt là các
nước đang phát triển, trong đó có cả Việt Nam và thành phố Hải Phòng cũng
không ngoại lệ. Để giảm tỷ lệ sơ sinh nhẹ cân, giảm gánh nặng bệnh tật nói
chung đồng thời nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ
độ tuổi mang thai, việc tìm hiều về thực trạng và các yếu tố liên quan đến cân

nặng sơ sinh là hết sức cần thiết. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên
cứu: “Thực trạng và các yếu tố liên quan đến cân nặng sơ sinh tại phường
Nghĩa Xá, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng năm 2018” với 2 mục tiêu
sau:
1. Mô tả thực trạng cân nặng sơ sinh ở phường Nghĩa Xá, quận Lê Chân,
thành phố Hải Phòng năm 2018
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến cân nặng sơ sinh ở đối tượng
nghiên cứu.


10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Một số vấn đề chung về cân nặng sơ sinh (CNSS)
1.1.1. Một số định nghĩa
-

Thời kì sơ sinh là thời kì bắt đầu từ lúc mới sinh cho đến 4 tuần lễ đầu [1].
CNSS là trọng lượng đầu tiên của thai nhi hay trẻ sơ sinh có được ngay sau
khi sinh. Đối với trẻ đẻ sống, cân nặng tốt nhất nên được đo trong giờ đầu tiên

-

của cuộc đời [53].
Trẻ sơ sinh nhẹ cân (SSNC): theo định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới
(WHO) là trẻ có cân nặng sơ sinh dưới 2500 gram không kể tuổi thai [35].
1.1.2. Phân loại sơ sinh

-


Phân loại sơ sinh theo tuổi thai [1]:
+ Trẻ đẻ non là trẻ sinh ra và sống từ lúc tròn 28 tuần thai đến chưa tròn
37 tuần thai kể từ ngày đầu kì kinh cuối của mẹ
+ Trẻ đủ tháng là trẻ sinh ra và sống từ lúc tròn 37 tuần thai đến 41 tuần
6 ngày kể từ ngày đầu kì kinh cuối của mẹ
+ Trẻ già tháng là trẻ sinh ra và sống sau 42 tuần tuổi thai kể từ ngày đầu
kì kinh cuối của mẹ

-

Phân loại trọng lượng sơ sinh theo tuổi thai [1]:
+ Sơ sinh có cân nặng tương ứng với tuổi thai (AGA: appropriate for
gestation Age): có cân nặng từ đường bách phân vị 10 đến 90
+ Sơ sinh có cân nặng lớn hơn so với tuổi thai (SAG: Large for
Gestation Age): có cân nặng trên đường bách phân vị 90
+ Sơ sinh có cân nặng nhỏ hơn so với tuổi thai (SGA: Small for
Gestation Age): có cân nặng dưới đường bách phân vị 10.
1.1.3. Tiêu chuẩn của trẻ sơ sinh đủ tháng khỏe mạnh


11

- Tuổi thai từ 38 – 42 tuần hay từ 259 – 293 ngày
- Cân nặng lúc đẻ ≥ 2500gram. Trẻ sơ sinh đủ tháng ở nước ta hiện nay
có cân nặng trung bình là 3100 gram ± 350 gram đối với trẻ trai và 3060 ±
340 gram đối với trẻ gái.
1.1.4. Hậu quả của sơ sinh nhẹ cân
Trẻ nhẹ cân khi sinh thường kèm theo một loạt các rủi ro nghiêm trọng
về sức khỏe. Các bé bị suy dinh dưỡng ngay khi ở trong bụng mẹ sẽ đối mặt

với nguy cơ tử vong tăng cao trong những ngày đầu, tháng đầu hoặc năm đầu
đời. Những trẻ sống sót có thể bị suy giảm chức năng miễn dịch và tăng nguy
cơ nhiễm bệnh; chúng có thể vẫn bị suy dinh dưỡng, giảm sức mạnh cơ bắp
và có nguy cơ cao bị tiểu đường và các bệnh về tim trong cuộc đời sau này.
Trẻ sinh ra bị nhẹ cân có thể có chỉ số thông minh thấp và bị khuyết tật về
nhận thức, ảnh hưởng tới kết quả học tập ở trường và cơ hội việc làm khi
trưởng thành [35].
1.1.5. Tình hình sơ sinh nhẹ cân trên Thế giới và Việt Nam
1.1.5.1. Tình hình sơ sinh nhẹ cân trên Thế giới
Theo Quỹ Nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF), năm 2013, gần 22 triệu
trẻ sơ sinh tức khoảng 16% trẻ sơ sinh nhẹ cân trên toàn cầu [51]. Có sự khác
nhau đáng kể trong tỷ lệ SSNC giữa các khu vực và trong mỗi nước; Tuy
nhiên, phần lớn trẻ SSNC ở các nước có thu nhập trung bình và thấp. Theo
uớc tính năm 2013, tại khu vực Nam Á tỷ lệ SSNC là 28%, 13% ở châu Phi
cận Sahara. Theo một số nghiên cứu ở Đông Nam Iran (2015), Nam Ấn Độ
(2016), tỷ lệ này lần lượt là 9,4%; 12,7% [46]. Bên cạnh đó, Một số quốc gia
có thu nhập cao cũng đang phải đối mặt với một tỷ lệ đáng kể SSNC, ví dụ
như Tây Ban Nha 8%, Hoa Kỳ là 8%, Vương quốc Anh 7%, Bắc Ireland 5%
[52]. Trong cùng một quốc gia tỷ lệ SSNC cũng rất khác nhau theo từng vùng
kinh tế. Ở vùng chuẩn chăm sóc tương tự như ở các nước có thu nhập cao nên


12

có tỷ lệ SSNC thấp hơn so với khu vực có điều kiện kinh tế xã hội thấp. Tại
Ấn Độ, nơi có thu nhập cao tỷ lệ trẻ SSNC là 10% và nơi có thu nhập thấp
nhất tỷ lệ này lên cao nhất đến 56% [54].
Điều đáng chú ý là mặc dù tỷ lệ SSNC cao nhưng vẫn chưa phản ánh
đầy đủ, chính xác số trẻ SSNC trong cộng đồng vì còn nhiều trường hợp sinh
con tại nhà hoặc trong hệ thống y tế tư nhân, không được báo cáo trong số

liệụ chính thức. Vẫn tồn tại một tỷ lệ trẻ sơ sinh không được cân lúc sinh, đặc
biệt ở các nước thu nhập thấp. Vì thế, việc xác định các quần thể nguy cơ cao
cũng như những rào cản trong tiếp cận các biện pháp y tế và dinh dưỡng là
một ưu tiên toàn cầu và cũng là nền tảng cho sự thành công của các chương
trình can thiệp [54].
1.1.5.2. Tình hình cân nặng sơ sinh ở Việt Nam
Tại Việt Nam, số liệu tỷ lệ trẻ SSNC được thu thập qua hệ thống báo
cáo thường quy và một số nghiên cứu, tỷ lệ này nhìn chung thay đổi tùy thuộc
vào thời gian và cơ quan thông tin.
Năm 2002, theo Viện Dinh dưỡng tỷ lệ trẻ SSNC chung cả nước là
11,08%. Theo WHO năm 2004 tỷ lệ trẻ SSNC tại Việt Nam là 9%. Năm 2005,
theo Bộ Y tế, tỷ lệ này là 5,1% [30].
Nghiên cứu của Hoàng Thu Nga và cộng sự năm 2009 tại 13 xã của
tỉnh Phú Thọ, tỷ lệ trẻ sơ sinh cân nặng dưới 2500g là 6,3% [24]. Nghiên cứu
của Phan Bích Nga (2010) tại Bệnh viện phụ sản Trung ương tỷ lệ trẻ có
CNSS thấp là 10,5% [25]. Theo nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến cân
nặng và chiều dài trẻ sơ sinh tại 4 xã miền núi tỉnh Bắc Giang năm 2012 của
Lê Thị Hợp, tỷ lệ trẻ SSNC khá cao (10,8%), có liên quan chặt chẽ giữa cân
nặng, chiều dài trẻ sơ sinh với cân nặng mẹ trước thai kỳ và giữa chiều dài sơ
sinh với mức tăng cân trong 9 tháng mang thai của bà mẹ [19].
Theo Tổng cục Thống kê năm 2014, toàn quốc có 94,3% trẻ được cân


13

khi sinh và có khoảng 5,7% trong số trẻ được cân này có cân nặng dưới
2500g. Sự chênh lệch rõ rệt giữa các vùng, tỷ lệ thấp nhất là 3,7% ở vùng
Đồng bằng sông Cửu Long và cao nhất là 7,2% ở vùng Tây Nguyên. Nhìn
chung, tỷ lệ SSNC không biến động nhiều theo độ tuổi của bà mẹ, tỷ lệ này có
xu hướng giảm khi mức sống tăng lên. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ SSNC của nhóm

bà mẹ không có bằng cấp hoặc có trình độ tiểu học cao hơn nhóm bà mẹ trình
độ trung học cơ sở (THCS) trở lên [35].
Hình 1.1. Tỷ lệ nhẹ cân sơ sinh theo vùng tại Việt Nam, 2014
Qua các báo cáo, tỷ lệ trẻ SSNC khác nhau theo vùng, địa phương và
khác nhau giữa các điều tra nghiên cứu. Trong thực tế, hệ thống báo cáo thu
thập thông tin thường qui vẫn còn nhiều trường hợp chưa thống kê hết được
nên chưa phản ánh chính xác tỷ lệ thực trong cộng đồng.
1.2. Dinh dưỡng thời kỳ bào thai
Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình tăng trưởng
và phát triển. Trong quá trình mang thai, một loạt những thay đổi sinh lý ở
người phụ nữ làm thay đổi nhu cầu dinh dưỡng, quá trình tiêu hóa, hấp thu và
chuyển hóa. Khi mang thai, sức khỏe và sự phát triển của bào thai luôn gắn
liền với sức khỏe của người mẹ. Dinh dưỡng cho mẹ trong giai đoạn này rất
quan trọng, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ tăng cao hơn bình thường. Người mẹ
cần cung cấp đủ năng lượng cũng như các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự
phát triển bào thai và có nguồn dự trữ cần thiết để nuôi con sau này. Chế độ
dinh dưỡng của mẹ trong giai đoạn mang thai có ảnh hưởng tới thai nhi cả về
kích thước và sức khỏe của thai nhi khi sinh. Một người mẹ có tình trạng dinh
dưỡng kém trước khi sinh, thường đẻ con không chỉ có cân nặng sơ sinh thấp


14

mà còn dễ mắc bệnh và tử vong hơn những đứa trẻ con của các bà mẹ có dinh
dưỡng tốt.
Từ khi bắt đầu mang thai, nếu người mẹ có chế độ dinh dưỡng tốt cung
cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho bào thai, tử cungm các mô của người
mẹ giúp cho sự phát triển và lớn lên của thai nhi. Chất dinh dưỡng cung cấp
cho thai nhi từ 3 nguồn: trực tiếp từ khẩu phần ăn của mẹ, từ kho dự trữ các
chất dinh dưỡng của mẹ ở gan, xương, khối mỡ và từ quá trình tổng hợp các

chất dinh dưỡng ở nhau thai. Nhau thai kiểm soát quá trình vận chuyển các
chất dinh dưỡng, hormone và các chất cần thiết khác cho bào thai. Vì vậy sự
phát triển của nhau thai ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của bào thai.
Những người mẹ thiếu dinh dưỡng trường diễn có bánh rau thường nhỏ hơn
bình thường và máu đi qua nhau thai giảm. Việc tổng hợp các chất cần thiết
cho bào thai và vận chuyển các chất dinh dưỡng và các sản phẩm chuyển hóa
ở bào thai ra bị giảm do đó ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai, dẫn đến
trẻ có cân nặng sơ sinh thấp [2] .
1.2.1. Nhu cầu tăng thêm năng lượng [2]
Đối với phụ nữ có thai, nhu cầu năng lượng hàng ngày cần tăng thêm
đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kì do nhu cầu thai nhi tăng cao vì cân nặng
người mẹ tăng, chuyển hóa cơ bản tăng và sự phát triển của thai và nước ối, tử
cung. Theo bảng nhu cầu khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng về năng lượng
hàng ngày cho phụ nữ như sau:
-

Phụ nữ độ tuổi sinh đẻ: 2200Kcal/ngày
Phụ nữ có thai 3 tháng giữa: tăng thêm 360Kcal
Phụ nữ có thai 3 tháng cuối: tăng thêm 475Kcal
Trong quá trình mang thai, khi được đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng, cơ

thể người mẹ sẽ có nặng lượng dự trữ để cho quá trình tạo sữa sau này. Thực
tế dự trữ chất béo ở bào thai rất ít, trong 3 tháng đầu bào thai chỉ có 0,5%
lipid vì lipid chỉ cần thiết cho xây dựng màng tế bào và hệ thống thần kinh.


15

Đến 20 tuần sau tỷ lệ chất béo tăng dần lên ở bào thai, đến cuối thai kì lượng
lipid tăng lên đến 16%. Chất béo ở bào thai được tổng hợp từ glucose và các

acid béo.
Bảng 1.1. Khuyến nghị về tăng cân ở phụ nữ có thai theo chỉ số BMI
BMI
Thấp < 19,8
Bình thường 19,8 – 26
Cao > 26

Tổng số cân nặng tăng lên (kg)
12,5 – 18
11,6 – 16
7 – 11,5

Tỷ lệ tăng cân của từng giai đoạn so với tổng số cân tăng trong quá trình
mang thai cũng rất quan trọng. Đối với phụ nữ có cân nặng bình thường cần
tăng thêm 0,4 kg/tuần trong thai kì thứ 2 và thứ 3. Người có cân nặng thấp
nên tăng lên 0,5 kg/tuần, còn với những người thừa cân chỉ nên tăng thêm 0,3
kg/tuần.
Như vậy, nhu cầu năng lượng cho cả quá trình mang thai ước tính vào
khoảng 80000 Kcal cao hơn nhu cầu bình thường, như vậy khi mang thai mỗi
ngày cần thêm khoảng 300 Kcal. Theo Tổ chức Y tế thế giời, trong 3 tháng
đầu mẹ cần bố sung năng lượng thêm khoảng 150 Kcal, 6 tháng sau cần bổ
sung 350 Kcal/ngày. Riêng với những trường hợp mẹ nghỉ ngơi, lao động thể
lực ít thì nhu cầu năng lượng có thể giảm.
Khyến nghị về nhu cầu năng lượng tăng thêm trong toàn bộ thai kì ở Việt
Nam năm 2003 là 350 Kcal/ngày, không tính đến thời kì nào.
Theo Bảng nhu cầu khuyến nghị cho người Đông Nam Á (SEA-RDAs) –
áp dụng khuyến nghị của FAO/WHO/UNU (2004): đối với phụ nữ có thai 3
tháng giữa cần bổ sung năng lượng thêm 360 Kcal/ngày và trong 3 tháng cuối
cần bổ sung thêm 474 Kcal/ngày.
1.2.2. Nhu cầu bổ sung chất đạm

Những khuyến nghị về nhu cầu Protein cho phụ nữ mang thai cần cân
nhắc các yếu tố sau:


16

-

Để xây dựng bào thai, nhau thai và các mô cơ thể, người mẹ cần 925g

-

protein (3,3g/ngày)
Nhu cầu protein tăng lên do nitơ giữ lại tăng lên trong suốt quá trình

-

mang thai
Nhu cầu protein tăng lên để đảm bảo cho sự phát triển thai nhi, nhau
thai, các mô của người mẹ.
Hiện nay, khi nhu cầu khuyến nghị protein cho phụ nữ cao hơn và giá trị

sinh học bữa ăn đã được cải thiện (NPU=70%), nhu cầu về năng lượng protid
ăn vào hàng ngày đối với phụ nữ có thai có thể áp dụng theo thai kỳ như sau:
-

Mang thai 3 tháng giữa: nhu cầu bình thường + 10 đến 15 g/ngày
Mang thai 3 tháng cuối: nhu cầu bình thường + 12 đến 18 g/ngày

1.2.3. Nhu cầu muối khoáng

-

Calci: cần thiết cho người phụ nữ mang thai để cung cấp cho thai nhi xây
dựng xương, người mẹ chuyển calcic cho trẻ từ khi bắt đầu mang thai đến khi
sinh khoảng 30g. Người có tình trạng dinh dưỡng tốt kho dự trữ có trên 1000g
calci dự trữ sẽ chuyển 9g từ bản thân người mẹ. nhu cầu calci ở những tháng
đầu mang thai cần tăng thêm 110 mg/ngày, từ thai kỳ thứ 2 sẽ tăng thêm 350
mg/ngày, số nhu cầu calci của phụ nữ mang thai 6 tháng cuối là 1000

-

mg/ngày.
Sắt: trẻ sơ sinh có hàm lượng hemoglobin trong máu cao từ 18 – 22 g/dl và
lượng sắt dự trữ của thai nhi được tăng lên từ cuối tháng thứ 3 đến tháng thứ
6. Để cung cấp đủ lượng sắt này người mẹ cần chuyển cho thai nhi từ 200 –
370 mg sắt trong suốt quá trình mang thai. Ngoài lượng sắt cho thai nhi người
mẹ cần từ 30 – 170 mg cho quá trình hình thành nhau thai và 450mg sắt cho
việc tăng khối lượng máu và 250mg sắt cho quá trình mất máu sau sinh. Nhu
cầu toàn bộ quá trình mang thai người mẹ cần 840mg sắt. Sắt chứa trong thức


17

ăn và lượng sắt dự trữ của mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu sắt gia tăng trong
suốt thời kỳ mang thai. Thiếu sắt là dạng thiếu dinh dưỡng thường gặp nhất ở
người mẹ mang thai. Tỷ lệ mắc bệnh thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai
dao động từ 5 – 15% ở Hoa Kỳ và lên đến 20 – 80% ở các nước đang phát
triển. Ở Việt Nam, kết quả điều tra toàn quốc năm 1995 cho thấy tỷ lệ thiếu
máu thiếu sắt ở bà mẹ mang thai là 53%. Vì lý do này, khuyến cáo phụ nữ nên
-


uống 1 viên sắt acid folic/ngày trong suốt thời kỳ mang thai.
Kẽm: nhu cầu kẽm ở phụ nữ có thai tăng lên để cung cấp cho toàn bộ quá
trình hình thành thai nhi, tạo mô của người mẹ là 100mg cho cả thời kỳ mang
thai. Nhu cầu kẽm cho phụ nữ bình thường là 12 mg/ngày, để đảm bảo nhu
cầu người phụ nữ mang thai cần được thêm 3,4 mg/ngày trong 3 tháng đầu,

-

4,2 mg/ngày trong 3 tháng giữa và 6 mg/ngày trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Iod: người mẹ trước và trong quá trình mang thai nếu thiếu Iod sẽ để lại hậu
quả nghiêm trọng cho sự phát triển thai nhi, có khi dẫn tới những dị tật bẩm
sinh với bệnh đần độn (Cretinism). Theo bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến
nghị cho người Việt Nam năm 2006 thì nhu cầu Iod cho phụ nữ có thai trong
cả thời kỳ mang thai là 200 mcg/ngày.
1.2.4. Nhu cầu vitamin

-

Vitamin A: nhu cầu của phụ nữ có thai cũng tương đương nhu cầu phụ nữ

-

không mang thai 600 mcg/ngày.
Vitamin D: nhu cầu cho phụ nữ có thai là 10μg/ngày (400IU/ngày), nhu cầu
gấp đôi phụ nữ không mang thai. Nhu cầu đó đảm bảo vitamin D đi qua nhau

-

thai và tham gia vào quá trình chuyển hóa xây dựng xương của thai nhi.

Vitamin K: nhiều nghiên cứu chỉ ra khi người mẹ thiếu vitamin K trong thời
kỳ mang thai dẫn đến nguy cơ xuất huyết não, màng não ở trẻ sau khi sinh
chính vị vậy việc đáp ứng nhu cầu vitamin K cũng rất quan trọng. Tuy nhiên
khó có khả năng khuyến cáo tiêm vitamin K cho bà mẹ trước khi sinh hoặc trẻ
sơ sinh.


18

-

Vitamin B1: nhu cầu phụ nữ mang thai được bổ sung 0,2 mg/ngày. Nhu cầu
vitamin B1 tăng lên tương ứng với việc tăng nhu cầu năng lượng ở phụ nữ có
thai. Một số trường hợp bổ sung thêm vitamin B1 giúp hạn chế nôn liên quan

-

đến thai nghén.
Vitamin B2: nhu cầu vitamin B2 tăng lên đáp ứng với quá trình tăng cân của
người mẹ mang thai và sư phát triển của thai nhi, lượng vitamin B2 tăng lên

-

0,2 mg/ngày.
Vitamin C: nhu cầu về vitamin C của phụ nữ có thai tăng lên do nhu cầu của
bào thai về vitamin C cao hơn, hàm lượng vitamin C trong huyết thanh của
bào thai cao gấp 2 – 4 lần huyết thanh của người mẹ. Nhu cầu vitamin C hiện

-


nay được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị là tăng thêm 10 mg/ngày
Folat: nhu cầu folat tăng lên ở suốt quá trình mang thai, do folat tham gia vào
quá trình ARN, AND, tham gia vào quá trình phân chia tế bào và quá trình tạo
hồng cầu. Chính vì vậy nhu cầu folat đối với phụ nữ mang thai là 400
mcg/ngày.
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng sơ sinh
1.3.1. Các đặc trưng về dân số học
Tuổi của mẹ lúc sinh: tuổi của bà mẹ có liên quan đến CNSS, các
nghiên cứu cho thấy các bà mẹ có nhóm tuổi dưới 20 (hay nhóm tuổi 15-19)
và các bà mẹ có tuổi trên 35 có nguy cơ sinh trẻ nhẹ cân cao hơn nhóm tuổi
khác [28].
Nghiên cứu của Henry và cộng sự ở Nigeria năm 2010-2012 cho thấy
tuổi của mẹ ảnh hưởng đáng kể đến SSNC, phụ nữ mang thai trong độ tuổi
14-18 có nguy cơ cao nhất [41]. Nghiên cứu Nguyễn Thị Kim Phương (2007),
Nguyễn Thị Kiều Nhi (2011) kết quả đã cho thấy các bà mẹ > 35 tuổi có con
cân nặng < 2500g chiếm tỷ lệ cao hơn các độ tuổi khác [28], [27].
Trình độ học vấn: trình độ học vấn của mẹ có liên quan đến sự phát
triển của thai nhi, nhất là ở cộng đồng nghèo. Những bà mẹ có trình độ học


19

vấn thấp sẽ kèm theo những hiểu biết về sức khỏe sinh sản, bệnh tật nói
chung và vệ sinh thai nghén nói riêng bị hạn chế, ảnh hưởng đến sự phát
triển của thai nhi. Theo Lê Thị Phương Nhi (2009), Nguyễn Thị Kiều Nhi
(2011) bà mẹ kém hiểu biết có nguy cơ sinh con nhẹ cân cao [26], [27].
Nghề nghiệp: là một nguy cơ sinh trẻ non tháng và sinh trẻ SSNC
cao. Các nghiên cứu của tác giả như Lê Thị Phương Nhi (2009) cho thấy bà
mẹ có nghề nghiệp là nông, ngư nghiệp có tỷ lệ NCSS cao hơn các nhóm
nghề khác và Văn Quang Tân (2010-2012) cho thấy nghề nghiệp là yếu tố

có liên quan với CNSS và bà mẹ có nghề nghiệp là công nhân thì có nguy
cơ sinh trẻ nhẹ cân cao gấp 2,1 lần so với bà mẹ có nghề nghiệp khác [26],
[30].
Kinh tế gia đình: có một mối liên quan giữa thai kém phát triển và
tình trạng kinh tế - xã hội thấp của người mẹ. Trong những gia đình như
vậy, có một tỷ lệ cao các bà mẹ thiếu dinh dưỡng, thiếu máu và mắc bệnh
[40].
1.3.2. Các đặc tính về sinh học – di truyền
Chiều cao mẹ: mẹ có chiều cao dưới 145 cm có nguy cơ xương chậu
hẹp gây nên ngôi bất thường, đẻ khó, biến chứng khi đẻ, con nhẹ cân và tử
vong chu sinh cao [22]. Mẹ có chiều cao ≥150cm thì cân nặng trung bình
của con cao hơn nhóm mẹ có chiều cao <150cm [18], [27]. Nghiên cứu
của Văn Quang Tân tại Bình Dương (2010-2012) cho thấy bà mẹ có chiều
cao <145cm khi có thai có nguy cơ sinh trẻ nhẹ cân cao gấp 2,1 lần bà mẹ
có chiều cao ≥145cm [31].
Cân nặng mẹ: cân nặng trước thai kỳ là một chỉ số để đánh giá tình
trạng dinh dưỡng, tiền sử ăn uống của mẹ và cũng là một chỉ số tiên lượng
trẻ SSNC. Nghiên cứu của Phan Bích Nga (2010) tại Bệnh viện phụ sản
Trung ương cho thấy CNSS có liên quan đến cân nặng của mẹ trước thai kỳ


20

[25]. Tác giả Văn Quang Tân tại Bình Dương (2010-2012), mẹ có cân nặng
trước thai kỳ dưới 45kg có nguy cơ sinh trẻ nhẹ cân gấp 1,9 lần bà mẹ có
cân nặng ≥ 45kg [31].
Chỉ số khối cơ thể (BMI): tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ trước khi
mang thai được đánh giá qua chỉ số khối cơ thể (BMI) có liên quan chặt
chẽ đến CNSS. Nghiên cứu của Hoàng Thu Nga và cộng sự tại Phú Thọ
trong 3 năm 2003-2006 cho kết quả: phụ nữ có BMI dưới 18,5 sinh con có

tỷ lệ SSNC là 7,7% trong khi con số này ở phụ nữ BMI từ 18,5 trở lên là
5,1%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê [24]. Nghiên cứu của Văn Quang
Tân năm 2010-2012 tại Bình Dương cho thấy bà mẹ trước khi có thai bị
thiếu năng lượng trường diễn (BMI<18,5) nguy cơ sinh trẻ nhẹ cân cao gấp
4,47 lần so với các bà mẹ không bị thiếu năng lượng trường diễn [31].
Năm 2000, cơ quan khu vực Thái Bình Dương của WHO, Hội nghiên cứu
béo phì Quốc tế phối hợp với Viện nghiên cứu bệnh Đái tháo đường Quốc
tế (IDF) đã đưa ra chỉ tiêu phân loại béo phì ở người trưởng thành cho cộng
đồng các nước châu Á như sau [20]:
Bảng 1.2. Phân loại BMI cho cộng đồng châu Á
Phân loại
Nhẹ cân
Bình thường
Thừa cân

BMI
< 18,5
18,5 - 22,9
≥ 23

Tiền béo phì

23 - 24,9

Béo phì độ I

25 - 29,9

Béo phì độ II


≥ 30

Như vậy, theo bảng phân loại cho cộng đồng các nước châu Á thì chỉ
số người Việt Nam bình thường là từ 18,5 - 22,9.


21

Tăng cân trong thai kỳ: mức tăng cân hợp lý trong thai kỳ là từ 10 15kg khi mang thai . Trung bình bà mẹ tăng 9-12kg trong thai kỳ, trong 3
tháng đầu tăng không quá 1,5kg. Trong 3 tháng giữa, trung bình mỗi tuần
tăng 0,5kg và tăng tổng cộng 6kg. Vào cuối thai kỳ, trong lượng cơ thể tăng
nhanh từ 4-5kg [3].
Từ năm 2009, Viện Y học Hoa Kỳ (IOM) công bố bảng hướng dẫn
tăng cân trong thai kỳ dựa vào chỉ số BMI trước mang thai, đã được WHO
công nhận và khuyến cáo sử dụng [22]
Bảng 1.3. Bảng khuyến cáo tăng cân trong thai kỳ của IOM
Phân loại

BMI trước mang thai

Cân nặng khuyến cáo

< 18,5

(kg)
12,7 - 18,2

18,5 - 24,9

11,4 - 15,9


Thừa cân

25 - 29,9

6,8 - 11,4

Béo phì

≥ 30

5 - 9,1

Nhẹ cân
Bình thường

Mức tăng cân là yếu tố liên quan đến CNSS [26], [30]. Các tác giả đều
thấy rằng tăng cân càng ít thì nguy cơ sinh trẻ nhẹ cân càng cao. Theo tác giả
Nguyễn Hoàng Long, nếu mẹ tăng cân dưới 10kg có tỷ lệ SSNC là 20,5%,
tăng cân từ 11-15kg thì nguy cơ này là 7,4%, tăng trên 15kg là 4,8%, sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê [23].
Khoảng cách sinh: khoảng cách giữa 2 lần sinh dưới 2 năm là nguy cơ
sinh trẻ nhẹ cân; theo các nghiên cứu của các tác giả như Lê Thị Phương Nhi
năm 2009, Nguyễn Đỗ Huy cho thấy khoảng cách sinh dưới 2 năm sẽ có nguy
cơ cao sinh trẻ nhẹ cân [18], [26].
Tiền sử sinh sản của mẹ: tiền sử sinh đẻ của mẹ trong các lần mang


22


thai trước có liên quan tới CNSS của trẻ. Nghiên cứu của Sclowitz năm 2013
tại Brazil: các bà mẹ có tiền sử sinh non làm tăng gấp 4 lần sinh con nhẹ cân
trong các lần sinh tiếp theo [39]. Bên cạnh đó, tiền sử sinh non, tiền sử sinh
con nhẹ cân và tiền sử lưu/nạo/sẩy thai của bà mẹ cũng ảnh hưởng đáng kể tới
CNSS của trẻ. Sự lặp lại sinh trẻ nhẹ cân cao hơn 3 lần trong số các bà mẹ có
tiền sử sinh non trước đó [39]. Nghiên cứu tại miền trung Kenya của
Onesmus, các bà mẹ đã sinh con nhẹ cân trong thai kỳ trước đó tăng khả năng
sinh trẻ nhẹ cân gấp 5 lần so với những người có tiền sử sinh con bình thường
[37]. Tiền sử lưu/nạo/sẩy thai của mẹ làm tăng nguy cơ sinh trẻ nhẹ cân trong
thai kỳ tiếp theo, nghiên cứu của Weijin Zhou ở Đan mạch năm 2000 cho kết
quả: tỷ lệ CNSS thấp trong những trẻ đẻ sống cao hơn ở những phụ nữ có
một, hai hoặc nhiều lần nạo phá thai trước đó, so với phụ nữ không có bất kỳ
nạo phá thai nào [55]. Và nghiên cứu của Raatikanen K năm 2006 tại Phần
Lan: tỷ lệ SSNC ở phụ nữ với hai hoặc nhiều ca nạo phá thai trước cao hơn
nhóm phụ nữ còn lại 1,54 lần (OR, 1,54; CI 95%, 1,02-2,32) [49].
Các bệnh lý từ mẹ: trong thời gian có thai, bà mẹ bị bệnh nhiễm trùng
có nguy cơ thai chết lưu, sẩy thai hay sinh non [22]. Tiền sản giật - sản giật,
đái tháo đường, cao huyết áp gây nhiều biến chứng cho thai, là biểu hiện của
một thai kỳ nguy cơ cao, có thể gây tử vong cho mẹ và thai nhi. Theo
Ludmilan, hen suyễn làm tăng nguy cơ trẻ suy dinh dưỡng bào thai, giảm cân
nặng trung bình lúc sinh và giảm cân nặng của thai so với tuổi thai [40], [45].
Bất thường rau thai: các bất thường tại rau thai có liên quan đến hệ
thống mạch máu, làm giảm tuần hoàn bánh rau. Dinh dưỡng của trẻ trong bào
thai hầu như phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng của mẹ (qua ăn uống), qua tuần
hoàn lưu thông đến tử cung và trao đổi với máu con thông qua hàng rào rau
thai. Rau thai, bên cạnh chức năng trao đổi chất như kể trên, còn là nhà máy
chuyển hoá một số chất, cũng như sản xuất một số chất có chức năng hỗ trợ


23


dinh dưỡng cho thai nhi. Bởi vậy khi cấu trúc, chức năng rau thai bất thường
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nuôi dưỡng thai [50]. Nhiều nghiên cứu
chứng minh tỷ lệ NCSS cao ở thai phụ vỡ ối sớm (38%), nhau tiền đạo (17%)
và rau bong non (15,5%) [43].
Bất thường di truyền bào thai hay nhiễm trùng bào thai: đồng hóa
gene và cơ chế bề mặt cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong thời
kỳ đầu phôi thai và thậm chí là từ trước khi có thai và trong quá trình thụ thai.
Các dị dạng bẩm sinh đi kèm với bất thường nhiễm sắc thể làm cho tình trạng
chậm phát triển nặng thêm.
Tuổi thai: tuổi thai khi sinh có mối quan hệ chặt chẽ với CNSS, theo
WHO, SSNC là kết quả của sinh non hoặc suy dinh dưỡng bào thai. Nghiên
cứu của các tác giả: Văn Quang Tân (năm 2010-2012) tại Bình Dương, Henry
và cộng sự (2010-2012) ở Nigeria, Siza JE (2008) tại Tanzania cho thấy trẻ
sinh thiếu tháng có nguy cơ cân nặng <2500g cao hơn trẻ sinh đủ tháng [31],
[41], [43].
Giới tính thai nhi: đối với trẻ cùng tuổi thai, trẻ sơ sinh nam có xu
hướng nặng hơn trẻ nữ. Nghiên cứu của các tác giả: Henry và cộng sự (20102012) ở Nigeria, Sclowitz năm 2013 ở Brazil, Văn Quang Tân năm 2012 đều
cho kết quả trẻ nam có cân nặng sơ sinh cao hơn trẻ nữ [31], [41].
1.2.3. Yếu tố y tế - xã hội
Số lần khám thai: khám thai, số lần khám thai có liên quan đến cân
nặng của trẻ sơ sinh. Theo Lê Thị Phương Nhi (2009), Nguyễn Thị Kiều Nhi
(2011) bà mẹ khám thai không đầy đủ có nguy cơ sinh con nhẹ cân cao [26],
[27].
Bổ sung sắt, acid folic: theo khuyến cáo của viện Y học Hoa Kỳ, tất cả
phụ nữ mang thai cần bổ sung 30 mg sắt hằng ngày trong 3 tháng giữa và 3
tháng cuối của thời kỳ thai nghén. Những phụ nữ phát hiện thiếu máu thiếu


24


sắt, cần bổ sung 60 tới 120 mg sắt hàng ngày [11].
Một số nghiên cứu đưa ra những kết luận có sự liên quan giữa thiếu
máu ở người mẹ trong thời kỳ thai sản và những vấn đề về sức khỏe của trẻ
sau này: bà mẹ thiếu máu trong thai kỳ dễ bị chảy máu ở thời kỳ hậu sản, tăng
nguy cơ đẻ con thấp cân, tăng tỷ lệ mắc bệnh, tử vong của mẹ và con. Nghiên
cứu của Henry và cộng sự (2010-2012) ở Nigeria cho thấy thiếu máu mẹ là
một yếu tố nguy cơ sinh trẻ SSNC cao gấp 2,8 lần bà mẹ không thiếu máu
[41].
Bên cạnh đó, những phụ nữ chuẩn bị có thai nên tiêu thụ ít nhất 0,4mg
acid folic mỗi ngày, từ bữa ăn thường hoặc bữa bổ sung. Những bà mẹ có tiền
sử thai nghén bị dị tật ống thần kinh, cần bổ sung 4 mg acid folic trong 1
tháng trước khi có thai và tiếp tục trong 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai
[11]. Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo, uống viên sắt/folic ngày 1 viên trong suốt
thời gian có thai đến hết 6 tuần sau đẻ, tối thiểu uống trước đẻ 90 ngày [4].
Chế độ ăn của mẹ: theo WHO, các yếu tố về dinh dưỡng là chỉ số về
chất lượng chăm sóc trước sinh. Dinh dưỡng trong thai kỳ đảm bảo sự tăng
cân phù hợp của bà mẹ và nguồn năng lượng cho sự phát triển của thai nhi.
Nguồn năng lượng cần thiết tăng trung bình là 300 kcal/ngày nhưng sẽ thay
đổi tùy thuộc vào mỗi quý và năng lượng trung bình toàn bộ là từ 2200 đến
2900 kcal/ngày. Kém dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai làm thai có thể bị
sẩy, chết lưu, dị tật, đẻ non hoặc nhẹ cân đặc biệt là chế độ dinh dưỡng kém
trong 3 tháng cuối của thai kỳ [40], [42].
Tâm lý của bà mẹ trong thai kỳ: trong khi mang thai người phụ nữ có
nhiều tâm tư lo lắng, những sang chấn về tinh thần hoặc cơ học đều ảnh
hưởng bất lợi đến thai nhi [34]. Theo nghiên cứu của Lê Thị Phương Nhi, các
bà mẹ có biến động tâm lý trong thai kỳ sinh trẻ nhẹ cân cao gấp 6,68 lần so
với các bà mẹ không có biến động tâm lý gì trong thời gian mang thai [26].



25

Như vậy, một cách khái quát, cân nặng trẻ sơ sinh thấp là hậu quả của
nhiều yếu tố từ sức khỏe, dinh dưỡng của bà mẹ trước, trong quá trình có thai
và tác động của các yếu tố môi trường xã hội.
1.4. Một số đặc điểm về địa bàn nghiên cứu
Thành phố Hải Phòng có diện tích tự nhiên là 1.507,57 km2, tính đến
tháng 1/1/2019, dân số Hải Phòng là 2.039.111 người, trong đó dân cư thành
thị chiếm 46,1% và dân cư nông thôn chiếm 53,9%, là thành phố đông dân
thứ 3 ở Việt Nam, sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh [6].
Phường Nghĩa Xá là phường thuộc quận Lê Chân, thành phố Hải
Phòng. Phía đông giáp với phường Dư Hàng Kênh, phía tây giáp với phường
Niệm Nghĩa, phía nam giáp với phường Vĩnh Niệm, phía bắc giáp với phường
Trần Nguyên Hãn. Phường Nghĩa Xá là cửa ngõ giao thông quan trọng của
thành phố và quận Lê Chân, có Bến xe khách Niệm Nghĩa, tuyến đường sông
Lạch Tray, Quốc lộ 5 chạy qua địa bàn, có cầu Niệm nối với quận Kiến An đi
ra Quốc lộ 10 và các huyện ngoại thành như Tiên Lãng Vĩnh Bảo, An Lão,
Kiến Thụy.
Diện tích tự nhiên toàn phường là 54,9 ha, dân số 14.300 người với
3.939 hộ dân được chia thành 29 tổ dân phố. Nhân dân trong phường chủ yếu
là lao động thủ công, buôn bán nhỏ, công nhân viên chức [6].


×