Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Nhận xét một số chỉ số nhân trắc vành tai trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (969.62 KB, 8 trang )

1

NHẬN XÉT MỘT SỐ CHỈ SỐ NHÂN TRẮC VÀNH TAI
Ở MỘT NHÓM TRẺ EM DÂN TỘC KINH TUỔI 6 – 15 (Cấp I & II)
Vũ Duy Dũng1, Lê Gia Vinh2, Nguyễn Roãn Tuất3
Tóm tắt
Mục tiêu:Nhận xét một số chỉ số về kích thước, góctrên vành tai của một nhóm trẻ
dân tộc kinh độ tuổi 6 - 15 tình nguyện nghiên cứu.
Phương pháp: 55 trẻ được chọn có bố hoặc mẹ bảo trợ (tổng số 110 tai). Đo kích thước
trên tai bao gồm; chiều dài, rộng, độ nhô, góc sau tai. Đo trên ảnh chụp tai đối
tượng theo tiêu chuẩn bằng phần mềm Auto Cad và phần mềm Image Mesurement
8.49 các chỉ số; trục tai, góc giữa trục tai với trục đứng, góc giữa trục tai với trục mũi, góc
cắt giữa đối luân với trục đứng…
Kết quả:tai hai bên khá cân đối nhau ở tất cả các chỉ số đo. Kích thước trên vành tai
tăng dần theo tuổi, khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa giữa tai phải so tai trái
cũng như giữa nam và nữ.
Kết luận:Chúng tôi thấy rằng kích thước tai ở nữ giới có xu hướng nhỏ hơn so với
nam giới, các chỉ số đo trên vành tai có xu hướng tăng dần theo nhóm tuổi. Đặc
biệt trẻ em Việt Nam có kích thước nhỏ hơn so với trẻ khác trên thế giới. Tuy
nhiên, để tăng độ tin cậy cho kết luận cần phải thu thập trên qui mô mẫu nghiên
cứu rộng lớn hơn.
Từ khóa : Hình thái học, tai, kích thước vành tai, đo đạc vành tai.

Morphometry of the ear in children age 5 – 16
(primary and secondary school)
Summary
Aims: Evaluate onthesize, angleofthehumanearaccordingtoage 6 to 15, and sex group in
Kinh ethenic of Viet Nam.
Methods: 55volunteers (total 110 ears) wererecruited. Measurements on the
earincluded;length, width, ear position
and shape, height,earwidthatthehelical


rootandtragus.Prominencewasmeasuredatthehelicalrootandtragus, conchomastoid angle…
and Measure on their ears standar pictures involve pinna axis, ears axias with nasal dorsum,
antihelix takenoffangle.
Results:Goodsymmetrywasshownforall measurements.Earsincreased insizethroughout
ages, no measure significal differents on both sides and gender.
Conclusions:Wefoundconsistenttrendsinearmorphologydependingonage andgender. Our
study showed that the general size of pinna on Vietnamese children alittle smaller
than other countries in the world, to reinforce the conclusion we need to
investigate further and wilder on samples size.
Key words: Morphometry
of
the ear, Anthropometry
of the ear, ear
measurement, pinna size.
1 NCS – Trường Đại Học Y Hà Nội
2 Học Viện Quân Y
3 Đại Học Y Hà Nội


2


3

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai là cơ quan đa diện gắn kết bên ngoài đầu, gồm có 3 phần: tai ngoài, tai giữa, tai
trong. Đảm bảo các chức năng nghe, cân bằng, trong đó tai ngoài liên quan đến thẩm mỹ
gồm vành tai, ống tai.
Vành tai là phần nhô toàn bộ ra ngoài có nhiều gờ, rãnh do các nếp nhăn của sụn, nên
khi có bất kỳ tổn thương nào đều có thể phá vỡ chức năng của tai.

Tai có giới hạn trên tương đương mức đường kẻ ngang từ đầu ngoài lông mày ra ngoài
song song mặt phẳng Frankfort(Tư thế nhìn thẳng, mặt phẳng nằm ngang đi qua khuyết
trên nắp bình tai và bờ dưới ổ mắt – hình 1), và tương đương đường kẻ ngang qua mức tiểu
trụ song song mặt phẳng Frankfort là giới hạn dưới của tai. Trong khi đó trục của vành tai
không chạy song song với sống mũi mà hơi đổ ra sau khoảng 15-20° từ vị trí vuông góc
với mặt phẳng Frankfort.
Chiều dài tai trưởng thành khoảng 5-6 cm, kích thước từ viền vành tai đến khóe mắt
ngoài xấp xỉ 6.5-7 cm cũng tương đươngvới khoảng cách từ đầu ngoài lông mày đến chân
gờ luân. Chiều rộng vành tai xấp xỉ 55% của chiều dài (cao).
Rìa vành tai nhô ra khoảng 2 cm từ sọ tạo một góc với sọ là 21-25°.
Bất thường góc giữa vành tai – xương chũm >40°, tương ứngkhoảng cáchgiữa gờ luân
và mặt ngoài xương chũm > 25 mm.
Mặt khác, vành tai có đặc tính xác định của khuôn mặt. Hình dạng, kích thước của tai
chịu ảnh hưởng của tuổi, giới tính cũng nhưchủng tộc. Hai tai có tính đối xứng đóng góp
vào thẩm mỹ trên khuôn mặt và phẫu thuật tạo hình. Tuy nhiên, trước khi can thiệp thay
đổi hình dạng, kích thước của tai, bác sĩ phẫu thuật tạo hình cần thu thập lưu giữ các dữ
liệu, thông số để xác định giới hạn về hình dạng, kích thước, hướng của tai.

Hình 1.

Mặt phẳng Frankfort

Mối liên quan nhân trắc vị trí không gian ba chiều, tỷ lệ của tai ngoài so với các mốc
giải phẫu hàm, mặt, sọ rất quan trọng trong kế hoạch tạo hình vành taiđã được ghi lại trong
y văn. Trên thế giới, có nhiều nghiên cứu về hình thái taiđược công bố về hình dạng, kích
thước, hướng của mỗi vành tai được coi như dấu hiệu định danh cá nhân.
Ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu hay báo cáo nào về chỉ số nhân trắc vành tai ở trẻ em
được công bố. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục tiêu:Nhận xét một số
chỉ số nhân trắc vành tai ở một nhóm trẻ em dân tộc kinh tuổi từ 6 – 15 (cấp I & II).
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Gồm 55 trẻ em tình nguyện viên (có bố mẹ bảo trợ) được chọntrong độ tuổi6 -15 tương
đương học sinh cấp I-II đến khám bệnh Tai Mũi Họng tại bệnh viện Nhi trung Ương.
Tiêu chuẩn lựa chọn: trẻ không có biến dạng, không bị dị tật tai, không bị phẫu thuật tai
trước đó, trong độ tuổi nghiên cứu, gia đình đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ gồm: dị tật bẩm sinh, khối u, chấn thương hoặc phẫu thuật vùng vành
tai trước đó.


4

Tuổi, giới tính của từng tình trẻ được ghi lại. Tất cả các phép đo được tác giả thực hiện
trực tiếp.
Dụng cụ:
− Sử dụng thước thẳng, thước kẹp, compa đo góc,…
− Phần mềm Auto Cad, phần mềm phần mềm Image Mesurement 8.49 để đo đạc
trên ảnh.
− Máy ảnh Cannon EOS 750D Lens kit (EF-S18-55mm IS STM), khẩu độ 5.6, tốc độ
1/60s, độ phân giải 1064x708.
Các bước tiến hành:

1. Đo trực tiếp trên đối tượng:
được thực hiện ở tư thế trẻ đứng, mắt nhìn thẳng, tư thếđầu ở mặt phẳng Frankfort. Gồm các
phép đo bao gồm:
1.1. Chiều dài vành tai (hình 2).

Hình 2: Cách đo chiều dài của vành tai.
a. Đo khi có dái tai, b. đo khi không có dái tai

Hình 3: A. cách đo chiều rộng tai. B. Vị trí đo
độ nhô vành tai.


1.2. Chiều rộng vành tai: từ nắp bình tai song song mặt phẳng Frankfort đến rìa vành
tai, đo bằng thước kẹp (hình 3.A).
1.3. Khoảng cách viền vành tai đến mặt chũm (đo độ nhô vành tai) tại ba vị trí
trên,giữa, dưới bằng thước kẹp, đo từ da đầu đến rìa vành tai (một đầu thước kẹp tỳ nhẹ lên
da đầu sau tai, đầu kia thước chạm nhẹ vành tai tránh làm xê dịch vị trí vành tai - hình 3.
B.C.D).
1.4. Đo chiều dầy của gờ luân bằng thước kẹp điện tử (hình 4).
Chiều dày này thay đổi tùy người, tùy vị trí trên vành tai. Đo từ cạnh ngoài đến viền
vành tai tại 3 vị trí trên, giữa, dưới.
1.5. Đo góc sau tai. (hình 5)
Góc loa tai – mặt chũm: được đo bằng compa đo góc(goniometer).

2. Đo trên ảnh chụp vành tai đối tượng:
bằng phần mềm Image Mesurement 8.49 và Auto Cad:
2.1. Trục tai là góc giữa phép đo chiều dài tai so trục đứng (vuông góc với mặt phẳng
Frankfort).
2.2. Góc cắt đối bình với trục đứng.
2.3. Góc trục vành tai so với trục sống mũi.
Hình 4. Cách dầy gờ luân
Hình 5. Cách đo góc sau tai
Tất cả các phép đo chiều dài được ghi bằng milimét.
Đo góc bằng độ (mỗi phép đo được thực hiện 3 lần, lấy giá trị trung bình làm kết quả).


5

Lưu ý: Tiêu chuẩn chụp ảnh, đặt máy ảnh cách đối tượng 1,5m và chụp theo 5 tư thế (song
song mặt phẳng Frankfort) gồm: thẳng trực diện, nghiêng trái, nghiêng phải, chếch 45°
trái, chếch 45° phải. Các ảnh chụp đều được chụp kèm thước cân bằng Laser.

Phân tích kết quả
Tất cả các dữ liệu theo phân bố bình thường hoặc xấp xỉ bình thường.
Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS 23.0
Độ lệch chuẩn (SD) được đưa ra trong các bảng.
II. KẾT QUẢ
1.

Phân bố tuổi, giới tính

Gồm 55đối tượng thuộc nhóm nghiên cứu (110 tai), Trong đó, nam giới 37 trường hợp, nữ
giới 18 trường hợp. Đối tượng nghiên cứu trong độ tuổi cấp I (6 -10 tuổi) gồm 30 trường
hợp, và 25 trường hợp thuộc nhóm tuổi cấp II (11 – 15 tuổi).
Độ tuổi
Giới tính
Nam
Nữ
Tổng

Cấp 1 (6-10 tuổi)
n
%
22
40.0
8
15.5
30
54.5

Cấp 2 (11-15 tuổi)
n

%
15
27.3
10
18.2
25
45.5

Tổng
n
37
18
55

%
67.3
32.7
100

Bảng 1: Phân chia giới tính theo nhóm tuổi
2.

Tính cân xứng hai bên tai

Phần lớn các phép đo giữa tai trái, phải cho kết quả khá tương đồng nhau (Bảng 2) giữ bên
phai và trái ở các phép đo trên thực tế cũng như trên máy tính.Nhất là với các phép đo tuyến
tính độ nhô sau tai (trên, giữa, dưới).
Trung
bình


Các chỉ số đo

Độ nhô tai (mm)

Trên
Giữa
Dưới

Chiều dài vành tai
Chiều rộng vành tai
Chiều dày luân nhĩ
Góc sau tai (độ)
Trục mũi – tai (độ)
Trục tai – trục đứng (độ)
Góc cắt đối luân (độ)

Trên
Giữa
Dưới

18
21
22
58
27
7
5
5
98
12.2

19.5
53.6

Tai phải
Lớn
Nhỏ
nhất
nhất
28
28
29
69
32
9
10
6
125
28.8
32
73.4

13
16
15
45
20
5
3
3
85

1.8
6.1
25.3

Độ
lệch
chuẩn
3
3
3
4
2
1
1
1
9
6.4
5.8
8.5

Trung
bình
18
21
22
57
29
7
5
5

98
9.9
23.2
56.5

Tai trái
Lớn
Nhỏ
nhất
nhất
24
27
29
64
35
9
9
8
125
26.5
34.1
73.7

10
16
18
28
24
4
3

2
85
1.2
11.9
17.2

Độ
lệch
chuẩn
3
2
3
5
2
1
1
1
9
6.8
4.7
8.5

Bảng 2: Mối tương quan cân xứng giữa hai tai.
3.

Vị trí và hình dáng tai (Ear position and shape)
Trục trung bình của loa tai so với trục của sống mũi là 12° ở bên phải,10° ở bên trái
(khoảng 2 – 29° và 1 – 27° tương ứng). (Bảng 2)
Trục của loa tai so với trục đứng ở bên phải là 19,5°nhưng bên trái là 23,2°.



6

Góc cắt đối luân trung bình bên phải 53,6° và bên trái là 56,5°.
4.

Chiều dài (cao) của tai
Nhóm

Giới tính

Nam
Cấp 1
Nữ
Nam
Cấp 2
Nữ
Tổng, Trung bình

Bên
n
22
8
15
10
55

Dài
58
54

59
58
58

Phải
Rộng
28
28
28
25
27

Dài/Rộng
2.1
1.9
2.1
2.3
2.1

Dài
57
55
57
58
57

Trái
Rộng
29
29

29
27
29

Dài/Rộng
2.0
1.9
2.0
2.1
2.0

Bảng 3: Tương quan chiều dài, rộng trung bình (mm) của tai.
Chiều dài trung bình của vành tai phải 58mm (45-69mm), tai trái là 57mm (28-64mm),
tương quan giữa kích thước tai (chiều dài / chiều rộng) trung bình của tai bên phải là 2.1 lần
và bên trái là 2 lần(bảng 3).
Kích thước này ở hai nhóm tuổi khác nhau không có ý nghĩa thống kê.
5.

Chiều rộng của tai (Ear width)
Độ dầy/bên tai
Trên
Giữa
Bên phải
Dưới
Trên
Giữa
Bên trái
Dưới

Trung bình

6.7
4.7
4.6
6.6
4.5
4.1

Nhỏ nhất
4.5
2.7
2.8
4.0
2.6
2.2

Lớn nhất
9.1
9.5
6.3
8.5
9.4
6.0

Độ lệch chuẩn
1.0
1.2
0.7
0.9
1.1
0.6


Bảng 4: Chiều dầy gờ luân
Chiều rộng trung bình của tai phải 27mm (20 – 32mm), tai trái là 29mm (24 – 35 mm) thay
đổi theo độ tuổi và giới tính (bảng 3).
6.

Độ nhô của tai (Prominence)

Kết quả bảng 2 cho thấy đô nhô vành tai hai bên thu được tương tự nhau
7.

Góc sau tai

Kết quả thu được góc trung bình sau taicả hai bên tương tự nhau đạt 98° (dao động từ 85° 125°) xem bảng 2.
8.

Chiều dầy gờ luân

Từ bảng 2 cho thấy rằng chiều dầy gờ luân tại 3 vị trí của hai tai tương tự nhau, dao động từ
5 – 7 mm.
III.
BÀN LUẬN
Chúng tôi đã sử dụng nhiều phép đo của Farkas 1cho nghiên cứu này, nhưng điều
chỉnh một số để nâng cao tính chính xác và khả năng lặp lại mỗi phép đo tiến hành3
lầnđược xem là đủ để xác định bất kỳ sự khác biệt nào do tuổi, giới tính.
1.

Nhóm tuổi và giới tính



7

Theo bảng 1trong đó, tỷ lệ nam giới 37 trường hợp (67.3%), nữ giới 18 trường hợp
(32.7%). Đối tượng nghiên cứu trong độ tuổi cấp I (6 -10 tuổi) gồm 30 trường hợp
(54.5%), và 25 (45.45%) trường hợp thuộc nhóm tuổi cấp II (11 – 15 tuổi).
2.

Tính cân xứng

Bảng 2 cho thấy phần lớn các phép đo giữa tai trái, phải cho kết quả khá tương đồng
ở các phép đo trên thực tế cũng như trên máy tính. Nhất là với các phép đo tuyến tính độ
nhô sau tai (trên, giữa, dưới).
Farkas1 ghi nhận sự bất đối xứng giữa tai trái và phải trong nhóm nhi khoa. 5 Barut
ghi nhận tai trái lớn hơn đáng kể cho tất cả các thông số ở trẻ em.
3.

Chiều dài tai (Ear length)

Dữ liệu của chúng tôi cho thấy chiều dài, chiều rộng tai càng ngày càng tăng theo
tuổi. Chiều dài trung bình của vành tai phải 58mm (45-69mm), tai trái là 57mm (2864mm), tương quan giữa kích thước tai (chiều dài / chiều rộng) trung bình của tai bên
phải là 2.1 lần và bên trái là 2 lần (bảng 3).
Nam
Kích thước chiều(mm)
Tác giả

Đối tượng

Dài tai
Farkas[5]
Bozkir[6]

Ferrario[7]
Tác giả

Rộng tai

Nữ
Kích thước
chiều(mm)

Dài tai

Rộng tai

American Caucasian
Turkish Caucasian
Italian Caucasian
Việt Nam (trẻ em)

Bảng 5: So sánh với một số nghiên cứu nhân trắc tai trên thế giới.
Farkas1 nói rằng chiều dài của tai đạt tối đa ở tuổi 15 ở nam giới, 13 tuổi ở nữ giới.
Barut2 cho biết chiều dài tai đạt tối đa ở bé gái khi tuổi 11 và 12 tuổi ở trẻ nam trong khi
chiều rộng tai đo mức bình tai đạt tối đa lúc 6 tuổi.
Những sai lệch này có thể do khác biệt trong kỹ thuật đo hoặc có thể biểu hiện sự khác
biệt thực sự giữa các nhóm tuổi khác nhau nên có sự phát triển kích thước tai cũng khác nhau,
hoặc số liệu trong nghiên cứu chưa đủ lớn khi đưa so sánh.
4.

Chiều rộng tai (Ear width)

Kalciolglu3 không thấy có sự khác biệt đáng kể về chiều rộng tai giữa nam, nữ. Ngược

lại, chúng tôi thấy rằng chiều rộng tai cho thấy một xu hướng đáng kể cho nam giới
nhưng không cho nữ giới. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tai tiếp tục phát triển rộng.
5.

Độ nhô (Prominence) và góc sau tai

Kết quả thu được góc trung bình sau tai cả hai bên tương tự nhau đạt 98° (85° - 125°)
xem bảng 2.
Farkas4 đã xác định vểnh là một góc xoăn tai – chũm > 40°, nhưng không có lý do để
lựa chọn sự cắt giảm này1.


8

Barut2 ghi nhận tỷ lệ 9,8% khi đo khoảng cách luân nhĩ – chũm cả trên tai, bình
tai.Tolleth nói rằng một tai bình thường có khoảng cách luân nhĩ – chũm là 1.5 - 2.0cm.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, góc xoăn tai - chũm và khoảng cách luân nhĩ - chũm,
tất cả đều theo phân phối bình thường liên tục. Vì vậy, không thể chỉ một mặt cắt ở đó để
nói rằng tai đó vểnh. Cũng không thể hiểu được các tác giả khác đã chọn những điểm cắt
cụ thể để xác định vị trí vểnh của tai (Bảng 4).
Chiều dầy gờ luân

6.

Chiều dầy gờ luân tại 3 vị trí khác nhau cho kết quả khác nhau, và khác nhau không
đáng kể giữa hại vị trí tương đương nhau của hai tai. Do không có số liệu của các tác giả
khác nên chúng tôi chưa so sánh được.
IV.
KẾT LUẬN
- Qua nghiên cứu này mặc dù cỡ mẫu chưa thực sự đủ lớn, nhưng bước đầu cho thấy

các kích thước trên vành tai ở nữ giới nhỏ hơn một chút so với nam giới,
- Các kích thước đo được trên vành tai tăng dần lên theo lứa tuổi.
- Mặt khác, các kích thước trên vành tai của trẻ em Việt Nam nhỏ hơn so với các
nước khác trên thế giới.
Tài liệu tham khảo
1. LG Farkas, (1978); Anthropometry of normal and anomalous ears. Clin Plast Surg 5:p.
401-12.
2. Barut C, (2006 Mar); Anthropometric measurements of the external ear in a group

of Turkish primary school students. Aesthetic Plast Surg, 30: p. 255 - 9.
3. Kalcioglu MT, Toplu Y, et al., (2003 Nov); Anthropometric growth study of
normal human auricle. Int. J Pediatr Otorhinolaryngol, 67: p. 1169 - 77.
4. LG Farkas, (1990 Apr ); Anthropometry of the normal and defective ear. Clin Plast
Surg., 17: p. 213 – 21.
5. Farkas LG, Hreczko TM. , (1992 Jul); Anthropometric growth study of the ear.
Cleft Palate Craniofac J, 29: p. 324 - 9.
6. Bozkir MG, Yavuz M, et al. , (2006 Jan); Morphometry of the external ear in our
adult population. Aesthetic Plast Surg 30: p. 81 - 5.
7. Ferrario VF, Ciusa V, et al., (1999 Oct); Morphometry of the normal human ear: a
cross-sectional study from adolescence to mid-adulthood. . J Craniofac Genet Dev
Biol 19: p. 226 - 33.



×